Thời gian từ khi xuất hiện triệu chứng đến
khi khám bệnh phụ thuộc vào triệu chứng khởi
đầu, ý thức và mức độ quan tâm đến sức khỏe
của chính người bệnh, tình trạng kinh tế và xã
hội của bệnh nhân. Các trường hợp xuất huyết
âm đạo lượng nhiều, bệnh nhân thường đến
khám bệnh sớm, ngược lại nếu chỉ ra dịch âm
đạo hoặc ra máu lượng ít trong thời gian ngắn
bệnh nhân có thể bỏ qua, khi tình trạng này lặp
đi lặp lại và lượng máu tăng lên mới đi khám
thì bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Ngô Thị Tính (2011) ghi nhận thời gian từ
khi xuất hiện triệu chứng đến khi nhập viện là
3,7 tháng, có 1 bệnh nhân có thời gian mắc
bệnh lâu nhất là 48 tháng [5]. Nghiên cứu của
Trần Đặng Ngọc Linh (2013), thời gian từ lúc
có triệu chứng tới khi chẩn đoán trung bình 3
tháng [6]. Nghiên cứu của chúng tôi (2016) thời
gian từ khi xuất hiện triệu chứng đến khi nhập
viện trung bình 2,28 tháng. Kết quả này cho
thấy ý thức của người bệnh đã được nâng lên
một bước, bệnh nhân đến khám bệnh sớm khi
có triệu chứng phụ khoa bất thường đã được cải
thiện dần
11 trang |
Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 743 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hình ảnh cộng hưởng từ 1.5T của ung thư cổ tử cung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 32, Số 2 (2016) 82-92
82
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hình ảnh cộng hưởng từ
1.5T của ung thư cổ tử cung
Doãn Văn Ngọc1,*, Bùi Văn Lệnh2, Bùi Diệu3
1Khoa Y dược, ĐHQGHN, nhà Y1, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
2Trường Đại học Y Hà Nội, số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
3Bệnh viện K Trung ương cơ sở 3, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt
Nghiên cứu mô tả tiến cứu 152 trường hợp ung thư cổ tử cung (UTCTC) có kết quả giải phẫu bệnh (GPB),
được khám lâm sàng (LS), cận lâm sàng và chụp CHT 1.5Tesla với các chuỗi xung: T1W, T2W, Diffusion
(b800) trước tiêm và T1 xóa mỡ sau tiêm thuốc đối quang từ.
Kết quả: Tuổi thấp nhất 25, cao nhất 81, trung bình 51,11 ± 10,12. UTBM vảy 82,2%, UTBM tuyến 11,2%.
77,0% ra máu âm đạo tự nhiên, 57,2% ra khí hư, 55,9% đẻ từ 3 con trở lên, 63,2% có nạo sảy thai. 97,3%
UTCTC tăng tín hiệu trên xung T2W, 90,1% đồng tín hiệu trên xung T1W, 90,1% giảm khuếch tán (tăng tín
hiệu) trên xung khuếch tán DW (b800), ngấm mạnh thuốc đối quang từ sau tiêm. Đánh giá xâm lấn âm đạo, mô
cạnh tử cung và dây chằng rộng, thành bên chậu hông và/hoặc niệu quản, bàng quang, trực tràng, di căn hạch và
phân loại giai đoạn UTCTC giữa khám LS và CHT khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Kết luận: Triệu chứng lâm sàng của UTCTC không đặc hiệu, chẩn đoán xác định dựa vào mô bệnh học.
Hình ảnh UTCTC trên CHT 1.5T có thể quan sát rõ nét trên các chuỗi xung T2W, DW trước tiêm và T1 xóa mỡ
sau tiêm thuốc đối quang từ, CHT giúp phân loại giai đoạn UTCTC chính xác.
Nhận ngày 26 tháng 9 năm 2016, Chỉnh sửa ngày 07 tháng 10 năm 2016, Chấp nhận đăng ngày 05 tháng 12 năm 2016
Từ khóa: Ung thư CTC, CHT cổ tử cung.
1. Đặt vấn đề*
Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là khối u ác
tính phụ khoa đứng hàng thứ hai ở phụ nữ sau
ung thư vú. Hàng năm trên thế giới có khoảng
300.000 người chết vì UTCTC. Trong các ung
thư ở phụ nữ, tại Trung Quốc UTCTC chiếm
35,3%, tỷ lệ này ở Pháp 46,7%, ở Mỹ 34,3%.
Tại Việt Nam, theo một thống kê năm
2001-2004 cho thấy: trong các ung thư ở nữ
giới UTCTC đứng hàng thứ tư ở Hà nội và
_______
* Tác giả liên hệ. ĐT.: 84-979935108
Email: doanvanngoc2010@gmail.com
đứng hàng thứ hai ở thành phố Hồ Chí
Minh [1].
Tiên lượng của bệnh nhân bị UTCTC phụ
thuộc vào giai đoạn (GĐ) bệnh, tỷ lệ sống sót
sau 5 năm ở GĐ I trên 90%, GĐ II từ 60% đến
80%, GĐ III khoảng 50% và GĐ IV dưới 30%
[2], do vậy việc chẩn đoán phát hiện sớm và
điều trị (ĐT) kịp thời có vai trò đặc biệt quan
trọng trong cải thiện tiên lượng bệnh.
Ở GĐ sớm UTCTC thường có triệu chứng
lâm sàng nghèo nàn, không đặc hiệu và chỉ có
triệu chứng rõ rệt hơn khi ở GĐ xâm lấn. Tuy
vậy UTCTC có thể sàng lọc phát hiện sớm dựa
vào khám kiểm tra định kỳ, soi cổ tử cung và
D.V. Ngọc và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 32, Số 2 (2016) 82-92 83
xét nghiệm tế bào (test Pap). Kết quả mô bệnh
học có vai trò quyết định trong chẩn đoán xác
định UTCTC. Để lập kế hoạch điều trị cần phân
loại GĐ bệnh chính xác, hệ thống phân loại GĐ
UTCTC của Liên đoàn Sản phụ khoa quốc tế
(FIGO) được sử dụng rộng rãi cho việc lập kế
hoạch ĐT. Nếu chỉ dựa vào thăm khám lâm
sàng, phân loại GĐ bệnh theo FIGO có tỷ lệ sai
sót rất cao: trên 25% ở GĐ I, II từ 50%-65% ở
GĐ IIA đến IIIB và 67% ở GĐ IVA [3]. Nhờ
có chụp CLVT và CHT việc phân loại, đánh giá
giai đoạn UTCTC trở nên chính xác hơn. FIGO
trong lần sửa đổi gần đây nhất vào năm 2009 đã
đề nghị sử dụng chẩn đoán hình ảnh trong đó có
CLVT và CHT trong đánh giá phân loại giai
đoạn UTCTC [4]. Do tương phản mô mềm kém
nên CLVT hạn chế trong việc đánh giá khối u
nhất là khi nó còn khu trú trong CTC, trong khi
CHT có độ phân giải tương phản mô mềm rất
tốt, có nhiều chuỗi xung, có thể quan sát ở cả 3
hướng nên có thể xác định rõ khối u nguyên
phát từ giai đoạn sớm, đồng thời đánh giá rất tốt
mức độ xâm lấn của khối u
Đề tài được thực hiện với mục tiêu mô tả
một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và
hình ảnh CHT 1.5Tesla của UTCTC.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả tiến cứu 152 bệnh nhân
(BN) UTCTC có đầy đủ kết quả giải phẫu bệnh
(GPB), được khám lâm sàng (LS), làm các xét
nghiệm cận lâm sàng và được chụp CHT 1.5
Tesla trước điều trị tại bệnh viện K từ 01.2015
đến 8.2016. Loại trừ các trường hợp không đủ
tiêu chuẩn lựa chọn.
2.1. Quy trình chụp CHT bệnh nhân UT CTC
- BN nhịn ăn 4-6 giờ, đi tiểu trước khi
chụp CHT
- BN nằm ngửa, hai tay giơ lên đầu
- Thụt 20ml gel siêu âm vào âm đạo
- Sử dụng coil âm đạo trực tràng
Các chuỗi xung và hướng cắt
+ Trước tiêm thuốc đối quang từ
- Chuỗi xung T2 xóa mỡ và không xóa mỡ
cắt đứng dọc, chếch ngang so với trục cơ thể
qua vùng tiểu khung sao cho đạt được hướng
ngang theo trục CTC, độ dày lát cắt 3mm,
khoảng cách giữa các lát cắt từ 0-0,3mm.
- Chuỗi xung T1 cắt chếch đứng ngang so
với trục cơ thể qua vùng tiểu khung sao cho
đạt được hướng đứng ngang theo trục CTC,
độ dày lát cắt 3mm, khoảng cách giữa các lát
cắt từ 0 - 0,3mm.
- Chuỗi xung Diffusion với giá trị B800
s/mm2 hoặc B1000 s/mm2 hướng chếch ngang
so với trục cơ thể qua vùng tiểu khung sao cho
đạt được hướng ngang so với trục CTC. Bề dày
lớp cắt 4mm, bước nhảy bằng 0-0,4mm.
+ Sau tiêm thuốc đối quang từ
- Tiến hành tiêm thuốc đối quang từ với
liều 0,1mmol gadolinium/kg cân nặng, tốc
độ 2ml/giây. Sử dụng chuỗi xung T1 xóa mỡ
cắt 3 hướng như chuỗi xung T2 và T1 trước
tiêm thuốc.
2.2. Các biến số nghiên cứu
- Phân bố BN theo tuổi.
- Lý do vào viện.
- Thời gian xuất hiện triệu chứng đến khi
vào viện.
- Tiền sử sản khoa.
- Phân bố BN theo giải phẫu bệnh.
- Xét nghiệm nồng độ SCC-Ag huyết thanh.
- Kích thước u.
- Các đặc điểm tín hiệu của u trên các chuỗi
xung CHT (tăng, đồng, giảm tín hiệu...), tính
chất ngấm thuốc đối quang từ (ngấm mạnh,
ngấm ít, không ngấm, đồng nhất, không đồng
nhất...).
- Xâm lấn và di căn của UTCTC trên CHT
và khám LS
2.3. Xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm SPSS 20
D.V. Ngọc và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 32, Số 2 (2016) 82-92
84
3. Kết quả nghiên cứu
17.1%
25.7%
40.8%
16.4%
0%
5%
10%
15%
20%
25%
30%
35%
40%
45%
40-50 >50-60 >60
Biểu đồ 1. Phân bố bệnh nhân
ung thư cổ tử cung theo tuổi.
Nhận xét: Tuổi thấp nhất 25, cao nhất 81,
trung bình 51,11 ± 10,12 (p < 0,01), độ tuổi trên
50 đến 60 chiếm tỷ lệ cao nhất 40,8%.
Bảng 1. Lý do vào viện
Ra máu
tự nhiên
Ra máu
sau
QHTD
Ra khí
hư
Khám
sàng
lọc
Số
lượng
117 47 87 24
Tỷ lệ
%
77,0% 30,9% 57,2% 15,8%
Ghi chú: Có thể có hơn một dấu hiệu
trên cùng một bệnh nhân
Nhận xét: Ra máu âm đạo tự nhiên chiếm tỉ
lệ cao nhất (77,0%), ra khí hư âm đạo chiếm tỉ
lệ 57,2%, khám sàng lọc phát hiện ra chiếm tỉ lệ
thấp nhất (15,8%).
82,9%
5,3%
11,8%
</=3 tháng
>3-6 tháng
>6 tháng
Biểu đồ 2. Phân bố bệnh nhân theo thời gian
từ khi xuất hiện triệu chứng đến khi vào viện.
Nhận xét: Thời gian từ khi xuất hiện triệu
chứng đến khi vào viện trung bình 2,28 tháng,
dưới 3 tháng chiếm tỉ lệ cao nhất (82,9%), có 1
bệnh nhân 12 tháng và 1 bệnh nhân 24 tháng
sau khi xuất hiện triệu chứng mới vào viện.
Bảng 2. Tiền sử sản khoa
Số lần đẻ Nạo sảy thai
≤ 2 lần ≥ 3 lần Có Không
Số
lượng
67 85 96 56
Tỉ lệ% 44,1% 55,9% 63,2% 36,8%
Tổng/tỉ
lệ %
152/100% 152/100%
Nhận xét: Số lần đẻ trung bình 2,8 ± 0,11.
BN UTCTC đẻ 2 lần chiếm 31,6%, đẻ 3 - 4 lần
chiếm 48%, đẻ 2 lần trở xuống chiếm 44,1%, đẻ
3 lần trở lên chiếm 55,9%.
11.2%
6.6%
82.2%
BM tuyến
BM vẩy
Khác
Biểu đồ 3. Phân bố bệnh nhân
theo kết quả giải phẫu bệnh.
Nhận xét: Ung thư biểu mô (UTBM) vảy
chiếm tỉ lệ cao nhất (82,2%), UTBM tuyến
chiếm 11,2%, các loại khác bao gồm UTBM
tuyến vảy, tế bào sáng, tế bào nhỏ, tế bào thần
kinh nội tiết... chiếm 6,6% (Bảng 3).
Nhận xét: Nồng độ SCC-Ag huyết thanh >
2ng/ml của nhóm UTBM vảy chiếm tỉ lệ
64,5%, của nhóm UTBM không vảy chiếm tỉ lệ
5,3% (Bảng 4).
Nhận xét: Kích thước nhỏ nhất của
UTCTC trên CHT là 5mm, lớn nhất 97mm,
trung bình 41,4 ± 16,8mm (p < 0,01). Khối u
có kích thước trên 40mm chiếm tỷ lệ cao nhất
(58,6%) (Bảng 5).
D.V. Ngọc và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 32, Số 2 (2016) 82-92 85
Nhận xét: UTCTC có đặc điểm: đồng tín
hiệu trên T1W (90,1%), tăng tín hiệu trên T2W
(97,3%), giảm khuếch tán (tăng tín hiệu) trên
Diffusion (90,1%) (Bảng 6).
Nhận xét: 71,7% UTCTC ngấm mạnh thuốc
đối quang từ trong đó ngấm mạnh đồng nhất
chiếm 37,5% và ngấm mạnh không đồng nhất
chiếm 34,2% (Bảng 7).
Bảng 3. Nồng độ SCC-Ag huyết thanh trước điều trị
Nồng độ SCC
GPB
≤ 2ng/ml > 2ng/ml-10ng/ml ≥10ng/ml Tổng/tỉ lệ %
UTBM vảy 27/17,8% 52/34,2% 46/30,3% 125/82,2%
UTBM không vảy 19/12,5% 5/3,3% 3/2,0% 27/17,8%
Tổng/tỉ lệ % 46/30,3% 57/37,5% 49/32,2% 152/100%
Bảng 4. So sánh kích thước u dựa theo đánh giá của nội soi CTC và khám LS với cộng hưởng từ
CHT
LS
≤ 7 mm >7 mm - ≤ 40 mm > 40 mm Tổng/tỉ lệ %
≤ 40 mm 9/5,9% 53/34,9% 53/34,9% 115/75,7%
> 40 mm 0 1/0,7% 36/23,7% 37/24,3%
Tổng/tỉ lệ % 9/5,9% 54/35,5% 89/58,6% 152/100%
Bảng 5. Đặc điểm tín hiệu UTCTC trên CHT 1.5Tesla
T1W T2W DW (b800)
Chuỗi xung
Đồng Giảm Tăng Đồng Giảm Tăng Đồng Giảm Tăng
Số lượng
Tỉ lệ %
137
90,1%
13
8,6%
2
1,3%
1
0,7%
3
2,0%
148
97,3%
15
9,9%
0
0%
137
90,1%
Tổng/TL% 152/100% 152/100% 152/100%
Bảng 6. Tính chất ngấm thuốc đối quang từ của UTCTC so với mô CTC lành
Ngấm mạnh Ngấm yếu
Tính chất ngấm thuốc
Đồng nhất Ko đồng nhất Đồng nhất Ko đồng nhất
Số lượng/Tỉ lệ % 57/37,5% 52/34,2% 16/10,5% 27/17,8%
109/71,7% 43/28,3%
Tổng/Tỉ lệ %
152/100%
K
1 2
D.V. Ngọc và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 32, Số 2 (2016) 82-92
86
Hình ảnh UTCTC giai đoạn IIA: Tăng tín hiệu trên T2WI (H.1), đồng tín hiệu trên T1WI (H.2), giảm khuếch tán
(tăng tín hiệu) trên DWI (b800) (H.3), ngấm thuốc đối quang từ mạnh đồng nhất trên T1WI xóa mỡ (H.4).
BN Vũ Thị Ng. 43t. Số BA: 15101244, Số GPB: 3675.
Bảng 7. Tương quan đánh giá xâm lấn âm đạo của khám LS và CHT
CHT
LS
Không xâm lấn Đến 2/3 trên Đến 1/3 dưới Tổng/Tỉ lệ %
Không xâm lấn 26/17,1% 17/11,2% 0 43/28,3%
Đến 2/3 trên 6/3,9% 90/59,2% 6/3,9% 102/67,1%
Đến 1/3 dưới 0 2/1,3% 5/3,3% 7/4,6%
Tổng/Tỉ lệ % 32/21,1% 109/71,7% 11/7,2% 152/100%
j
Nhận xét: Tỷ lệ UCTC xâm lấn đến 2/3 trên
âm đạo cao nhất (71,7%). Đánh giá xâm lấn âm
đạo trên CHT và lâm sàng tương tự nhau ở 121
trường hợp chiếm 79,6% (p = 0.000).
Bảng 8. Tương quan đánh giá xâm lấn mô cạnh tử
cung và dây chằng rộng của khám LS và CHT
CHT
LS
Không
xâm lấn
Có xâm
lấn
Tổng/Tỉ
lệ%
Không
xâm lấn
55/36,2% 14/9,2% 69/45,4%
Có xâm
lấn
6/3,9% 77/50,7% 83/54,6%
Tổng/Tỷ
lệ %
61/40,1% 91/59,9% 152/100%
Nhận xét: Đánh giá xâm lấn parametre của
LS và cộng hưởng từ giống nhau ở 132 trường
hợp chiếm 86,9% (p = 0,000).
Bảng 9. Tương quan đánh giá xâm lấn
thành bên chậu hông và/hoặc niệu quản
của khám LS và CHT
CHT
LS
Không
xâm lấn
Có xâm
lấn
Tổng/Tỉ
lệ%
Không
xâm
lấn
100/65,8% 2/1,3% 102/67,1%
Có
xâm
lấn
29/19,1% 21/13,8% 50/32,9%
Tổng/
Tỷ lệ
%
129/84,9% 23/15,1% 152/100%
Nhận xét: 121 trường hợp LS và CHT đánh
giá xâm lấn thành bên chậu hông và/hoặc niệu
quản như nhau, chiếm 79,6% (p = 0.000).
3 4
D.V. Ngọc và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 32, Số 2 (2016) 82-92 87
Bảng 10. Tương quan đánh giá xâm lấn bàng
quang của LS và CHT
CH
LS
Không
xâm lấn
Có xâm
lấn
Tổng/Tỉ
lệ%
Không xâm
lấn
145 7 152/100%
Có xâm lấn 0 0 0
Tổng/Tỉ lệ % 145/95,4% 7/4,6% 152/100%
Nhận xét: CHT phát hiện có 7 trường hợp
xâm lấn bàng quang, khám LS không phát hiện
được trường hợp nào.
Bảng 11. Tương quan đánh giá xâm lấn
trực tràng của LS và CHT
CHT
LS
Không xâm
lấn
Có xâm
lấn
Tổng/Tỉ
lệ%
Không
xâm lấn
150 2 152/100%
Có xâm
lấn
0 0 0
Tổng/Tỉ
lệ %
152/98,7% 2/1,3% 152/100%
Nhận xét: CHT phát hiện có 2 trường hợp
xâm lấn trực tràng.
Bảng 12. Tương quan đánh giá di căn
hạch chậu của LS và CHT
CHT
LS
Không
xâm lấn
Có xâm
lấn
Tổng/Tỉ
lệ%
Không
xâm lấn
63 87 150/98,7%
Có xâm
lấn
0 2 2/1,3%
Tổng/Tỷ
lệ %
63/41,4% 89/58,6% 152/100%
Nhận xét: CHT phát hiện có 89 trường
hợp xâm lấn hạch chậu, bẹn trong khi lâm
sàng chỉ phát hiện được 2 trường hợp (hạch
bẹn) (Bảng 12).
Nhận xét: Phân loại GĐ UTCTC của LS và
CHT tương đồng nhau ở 72 trường hợp, chiếm
47,4% (p = 0.000). Trong khám LS giai đoạn
IIIB chiếm tỷ lệ cao nhất (32,9%), trên CHT
giai đoạn IIB chiếm tỷ lệ cao nhất (41,4%)
(Bảng 13).
Bảng 13. Đối chiếu phân loại giai đoạn UTCTC theo FIGO trước điều trị của LS với CHT
CHT
LS
IA IB IIA IIB IIIA IIIB IVA IVB Tổng /Tỉ lệ %
IB 9 15 11 6 41/27,0%
IIA 1 19 8 28/18,4%
IIB 1 2 27 1 2 33/21,7%
IIIA 0 0
IIIB 2 22 5 11 8 2 50/32,9%
Tổng/% 9/5,9 17/11,2 34/22,4 63/41,4 6/3,9 13/8,6 8/5,3 2/1,3 152/100%
f
4. Bàn luận
4.1. Đặc điểm lâm sàng
Tuổi: Ngô Thị Tính (2011) nghiên cứu 210
BN UTCTC ở GĐ IB-IIB ghi nhận nhóm tuổi
≥ 40 chiếm 84,8%, tuổi hay gặp nhất là lứa tuổi
trung niên, trung bình 48-52 tuổi [5]. Nghiên
cứu 296 BN UTCTC GĐ IIB-IIIB, Trần Đặng
Ngọc Linh (2013) ghi nhận độ tuổi trung bình
58,4 tuổi [6]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi:
tuổi thấp nhất 25, cao nhất 81, trung bình 51,11
± 10,12 (p < 0,01), độ tuổi trên 50 đến 60 chiếm
tỷ lệ cao nhất 40,8% (bảng 1) khá tương đồng
với kết quả của Ngô Thị Tính và Trần Đặng
Ngọc Linh. Độ tuổi có liên quan đến tiên lượng
D.V. Ngọc và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 32, Số 2 (2016) 82-92
88
ĐT bệnh ung thư nói chung, trong nghiên cứu
này chúng tôi đã thử đánh giá mối liên quan
giữa tuổi và đáp ứng điều trị - một yếu tố quan
trọng liên quan đến tiên lượng ĐT, tuy nhiên sự
khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05)
có thể do số đối tượng nghiên cứu còn thấp.
Lý do vào viện: Ra máu âm đạo là triệu
chứng lâm sàng đầu tiên khiến bệnh nhân đến
khám bệnh, có 77% ra máu tự nhiên, 30,9% ra
máu sau quan hệ tình dục, kết quả này khá
tương đồng với nghiên cứu của các tác giả
trong nước [5, 6].
Triệu chứng tiếp theo là ra khí hư chiếm
57,2% có thể ít hoặc nhiều, thường có lẫn ít
máu, kết quả này cao hơn nghiên cứu của Ngô
Thị Tính (8,1%) [5] có thể do khác nhau về đối
tượng nghiên cứu (chúng tôi ở tất cả các giai
đoạn, Ngô Thị Tính ở giai đoạn IB-IIB). Có
15,8% trường hợp được khám phát hiện ra mà
không có triệu chứng ra máu âm đạo hoặc ra
khí hư.
Ra máu và khí hư âm đạo là triệu chứng
không đặc hiệu cho UTCTC, nếu không được
khám sàng lọc phát hiện UTCTC thì dễ bỏ qua
hoặc điều trị theo một bệnh khác, khi tình
huống này xảy ra thì triệu chứng ra máu và khí
hư âm đạo sẽ nặng dần lên cùng với sự phát
triển và lan rộng của UTCTC.
Xét nghiệm tế bào học (Pap test) phát hiện
sớm UTCTC là phương pháp đơn giản, dễ làm,
giá thành rẻ có thể làm nhiều lần trên một bệnh
nhân, không gây đau đớn, dụng cụ không phức
tạp, ít gây phiền toái cho người bệnh. Do vậy
Tổ chức Y tế thế giới đã thống nhất áp dụng
rộng rãi phương pháp này trong các chương
trình sàng lọc phát hiện sớm UTCTC trên toàn
cầu. Do vậy nếu xuất hiện ra máu âm đạo bất
thường hoặc khí hư lẫn máu bệnh nhân nên làm
xét nghiệm tế bào học để phát hiện sớm
UTCTC, khuyến cáo này giành cho các bác sĩ
chuyên ngành sản phụ khoa và người bệnh là
nữ giới.
Thời gian từ khi xuất hiện triệu chứng đến
khi vào viện: Kết quả nghiên cứu cho thấy thời
gian từ khi xuất hiện triệu chứng đến khi khám
bệnh từ 3 tháng trở xuống chiếm tỉ lệ cao nhất
82,9%, có 01 trường hợp 12 tháng và 1 trường
hợp 24 tháng, cả 2 trường hợp này đều ở nông
thôn, vùng sâu vùng xa, khi được khám phát
hiện UTCTC thì đã ở giai đoạn muộn.
Thời gian từ khi xuất hiện triệu chứng đến
khi khám bệnh phụ thuộc vào triệu chứng khởi
đầu, ý thức và mức độ quan tâm đến sức khỏe
của chính người bệnh, tình trạng kinh tế và xã
hội của bệnh nhân. Các trường hợp xuất huyết
âm đạo lượng nhiều, bệnh nhân thường đến
khám bệnh sớm, ngược lại nếu chỉ ra dịch âm
đạo hoặc ra máu lượng ít trong thời gian ngắn
bệnh nhân có thể bỏ qua, khi tình trạng này lặp
đi lặp lại và lượng máu tăng lên mới đi khám
thì bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Ngô Thị Tính (2011) ghi nhận thời gian từ
khi xuất hiện triệu chứng đến khi nhập viện là
3,7 tháng, có 1 bệnh nhân có thời gian mắc
bệnh lâu nhất là 48 tháng [5]. Nghiên cứu của
Trần Đặng Ngọc Linh (2013), thời gian từ lúc
có triệu chứng tới khi chẩn đoán trung bình 3
tháng [6]. Nghiên cứu của chúng tôi (2016) thời
gian từ khi xuất hiện triệu chứng đến khi nhập
viện trung bình 2,28 tháng. Kết quả này cho
thấy ý thức của người bệnh đã được nâng lên
một bước, bệnh nhân đến khám bệnh sớm khi
có triệu chứng phụ khoa bất thường đã được cải
thiện dần.
Tiền sử sản khoa: Nghiên cứu của Trần
Đặng Ngọc Linh [6], số lần đẻ trung bình là 5,
nhiều nhất 14, đa số từ 4-6 lần đẻ (44,9%).
Theo Ngô Thị Tính tỉ lệ sinh 2 lần trở xuống
chiếm 54,3% [5]. Kết quả nghiên cứu của
chúng tôi cho thấy: số lần đẻ trung bình 2,8 ±
0,11, có 4 trường hợp không đẻ lần nào, 1
trường hợp 8 lần và 1 trường hợp 9 lần đẻ. BN
UTCTC đẻ 2 lần chiếm 31,6%, đẻ 3 - 4 lần
chiếm 48%, đẻ 2 lần trở xuống chiếm 44,1%, đẻ
3 lần trở lên chiếm 55,9%, có sự khác biệt so
với nghiên cứu của Trần Đặng Ngọc Linh và
Ngô Thị Tính. Nguyên nhân có thể do khác
nhau về yếu tố địa lý, đặc biệt do ý thức tuân
thủ chính sách sinh đẻ có kế hoạch, mỗi gia
đình chỉ có từ 1 đến 2 con được bắt đầu áp dụng
từ những năm 80 của thế kỉ trước. Trong nghiên
cứu của chúng tôi, hầu hết bệnh nhân có nhiều
con đều đã cao tuổi (trên 70), có thể do chưa
D.V. Ngọc và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 32, Số 2 (2016) 82-92 89
chịu tác động của chính sách kế hoạch hóa gia
đình nên còn đẻ nhiều.
Nạo sảy thai chiếm tỉ lệ 63,2%, có 3 trường
hợp nạo 6 lần. Kết quả này khá tương đồng với
nghiên cứu của Ngô Thị Tính: 64,8% có nạo
hút thai [5]. Điều đó cho thấy nạo hút thai cũng
có thể là yếu tố liên quan đến UTCTC.
4.2. Đặc điểm cận lâm sàng
Kết quả giải phẫu bệnh: Trong 152 trường
hợp UTCTC được nghiên cứu, UTBM vảy có
125 trường hợp chiếm tỷ lệ cao nhất (82,2%),
UTBM tuyến có 17 trường hợp (11,2%), 10
trường hợp còn lại (chiếm 6,6%) bao gồm các
loại UTBM tuyến vảy, tế bào sáng, thần kinh
nội tiết, tế bào nhỏ...
Theo Ngô Thị Tính (2011) UTBM TB vảy
chiếm 81,9%, tuyến 14,4% [5]. Theo Trần
Đặng Ngọc Linh (2013) UTBM TB vảy 87,8%,
tuyến 11,5% [6]. Kết quả nghiên cứu của chúng
tôi tương tự kết quả của Ngô Thị Tính, một chút
khác biệt so với nghiên cứu của Trần Đặng
Ngọc Linh có thể do khác nhau địa điểm vùng
miền nghiên cứu.
Xét nghiệm SCC-Ag huyết thanh: SCC-Ag
huyết thanh là chất chỉ điểm cho UTBM vảy,
không chỉ đặc hiệu cho UTCTC mà còn đặc
hiệu cho UTBM vảy ở các cơ quan khác trong
cơ thể. Bình thường, giá trị SCC-Ag ≤ 2ng/ml,
nếu SCC-Ag > 2ng/ml có ý nghĩa chẩn đoán
dương tính với UTBM vảy. Bảng 3 cho thấy
nồng độ SCC-Ag huyết thanh trên 2ng/ml ở
nhóm UTBM vảy (64,5%) cao hơn hẳn nhóm
UTBM không vảy (5,3%). Sự khác biệt giữa
nồng độ SCC-Ag của UTBM vảy và không vảy
có ý nghĩa thống kê (p<0,01).
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có
khá nhiều công trình nghiên cứu về giá trị của
nồng độ SCC-Ag trong UTCTC, các tác giả đều
cùng chung một nhận định rằng SCC-Ag huyết
thanh có giá trị trong việc theo dõi trong và sau
quá trình điều trị UTBM vảy cổ tử cung [7, 8].
Duk JM và cs [9] nghiên cứu 653 bệnh nhân
UTBM vảy cổ tử cung đã ghi nhận SCC-Ag có
mối tương quan chặt chẽ với giai đoạn và tiên
lượng bệnh (p<0,05).
4.3. Đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ 1.5Tesla
của UTCTC
Kích thước u: Kích thước nhỏ nhất của
UTCTC trên CHT là 5mm, lớn nhất 97mm,
trung bình 41,4 ± 16,8mm (p < 0,01). Khối u có
kích thước trên 40mm chiếm tỷ lệ cao nhất
(58,6%). Theo phân loại FIGO, UTCTC có kích
thước từ 7mm trở xuống thuộc giai đoạn IA,
40mm là giới hạn để phân loại UTCTC giai
đoạn IB1 và IB2 hoặc IIA1 và IIA2 (UTCTC
giai đoạn IB hoặc IIA có kích thước ≤ 40mm
thuộc giai đoạn IB1 hoặc IIA1, kích thước >
40mm thuộc giai đoạn IB2 hoặc IIA2). Khi so
sánh kích thước u theo phân nhóm kích thước
giữa CHT với LS và soi CTC chúng tôi thấy hai
phương pháp đánh giá khác nhau ở 63 trường
hợp chiếm 41,4%. Khác biệt giữa 2 phương
pháp đánh giá có ý nghĩa thống kê (p<0,01).
Đặc điểm tín hiệu UTCTC trên CHT
1.5Tesla: Claudia (2007) nhận thấy 95%
UTCTC tăng tín hiệu trên T2WI [10]. Viviane
(2000) nhận xét rằng UTCTC có tín hiệu trung
gian trên T2WI [11]. Lê Tuấn Linh (2009) cho
rằng trên CHT 1.5 Tesla UTCTC tăng tín hiệu
trên T2WI, đồng tín hiệu trên T1WI [12]. Ngô
Thị Tính (2011) cho rằng trên CHT 0.35 Tesla
UTCTC tăng tín hiệu trên T2WI, giảm tín hiệu
trên T1WI [5]. Kết quả nghiên cứu của chúng
tôi tương tự như các nghiên cứu và nhận xét của
các tác giả trong và ngoài nước.
Như vậy, để xác định UTCTC, chuỗi xung
T2W có giá trị cao nhất (97,3% tăng tín hiệu so
với mô CTC lân cận, dễ nhận biết trên ảnh
CHT), sau đó đến chuỗi xung Diffusion (90,1%
giảm khuếch tán - tăng tín hiệu so với nhu mô
CTC lân cận). 90,1% u cổ tử cung đồng tín hiệu
trên ảnh T1W khó nhận biết ranh giới u với mô
lành nên chuỗi xung này ít giá trị trong chẩn
đoán UTCTC.
Tính chất ngấm thuốc đối quang từ của
UTCTC: Lê Tuấn Linh (2009) cho rằng
UTCTC bắt thuốc sau tiêm Gadolinium nhưng
kém hơn cơ thành CTC [12]. Susan (2012) cho
rằng UTCTC bắt thuốc cường độ khác nhau
trên T1FS [13].
D.V. Ngọc và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 32, Số 2 (2016) 82-92
90
Hình ảnh T1 xóa mỡ của 152 khối u CTC
sau tiêm thuốc đối quang từ chúng tôi ghi nhận:
- Ngấm thuốc mạnh so với mô CTC lành
chiếm tỷ lệ cao nhất (71,7%), trong đó ngấm
đồng nhất chiếm 37,5% và ngấm không đồng
nhất chiếm 34,2%.
- Ngấm thuốc yếu chiếm 28,3% trong đó
10,5% ngấm đồng nhất và 17,8% không
đồng nhất.
Tương tự như kết quả nghiên cứu của các
tác giả trong và ngoài nước chúng tôi nhận thấy
cường độ bắt thuốc của UTCTC khác nhau
trong đó ngấm thuốc mạnh chiếm tỉ lệ cao nhất.
Đánh giá xâm lấn âm đạo có vai trò quan
trọng trong phân biệt UTCTC ở giai đoạn IB và
IIA. So sánh đánh giá xâm lấn âm đạo giữa
CHT với khám LS và nội soi CTC chúng tôi
thấy có 121 trường hợp đánh giá tương đồng
nhau (chiếm 79,6%), 17 trường hợp khám LS
đánh giá không xâm lấn âm đạo nhưng trên
CHT thấy có xâm lấn đến túi bịt âm đạo, 6
trường hợp LS đánh giá có xâm lấn túi bịt âm
đạo nhưng CHT không thấy xâm lấn. Sự khác
biệt giữa 2 phương pháp thăm khám có ý nghĩa
thống kê (p < 0,01).
Đánh giá xâm lấn dây chằng rộng trên
CHT có tính chất quyết định để xác định
UTCTC ở giai đoạn IIB. Khám LS đánh giá
xâm lấn parametre bằng cảm nhận mô cạnh tử
cung dày hay mỏng, rắn hay mềm nên có thể
không chính xác. Trên CHT xâm lấn dây chằng
rộng được đánh giá bằng hình ảnh thâm nhiễm
của u tới mô cạnh tử cung, quan sát tốt nhất trên
ảnh T2W cắt ngang theo trục CTC. Chúng tôi
thấy có 77 trường hợp cả LS và CHT cùng đánh
giá có xâm lấn dây chằng rộng (chiếm 50,7%),
14 trường hợp lâm sàng đánh giá không xâm
lấn nhưng CHT xác định có xâm lấn, 5 trường
hợp LS đánh giá có xâm lấn nhưng CHT xác
định không xâm lấn. Khác biệt trong đánh giá
xâm lấn dây chằng rộng của 2 phương pháp có
ý nghĩa thống kê (p <0,01).
Đánh giá xâm lấn thành bên chậu hông
và/hoặc niệu quản: có vai trò quyết định phân
loại UTCTC ở giai đoạn IIIB. Trên CHT xâm
lấn thành bên chậu hông được đánh giá bằng sự
lan rộng của mô u vào tổ chức phần mềm thành
bên chậu hông, hình ảnh quan sát tốt nhất trên
T2WI cắt ngang và/hoặc đứng ngang. Xâm lấn
niệu quản được đánh giá trực tiếp bằng hình
ảnh xâm lấn của mô u vào niệu quản đoạn nằm
trong dây chằng rộng, hình ảnh gián tiếp là giãn
niệu quản phía trên vị trí u xâm lấn. Khám lâm
sàng xác định có xâm lấn thành bên chậu hông
hay không dựa vào việc xác định tử cung có cố
định so với thành bên chậu hông hay không.
Chúng tôi ghi nhận LS và CHT cùng đánh giá
có xâm lấn thành bên chậu hông và/hoặc niệu
quản ở 21 trường hợp (13,8%). Có 29 trường
hợp (19,1%) LS đánh giá xâm lấn đến thành
bên tiểu khung nhưng CHT chỉ thấy xâm lấn
đến mô cạnh tử cung (parametre), 2 trường hợp
LS xác định không xâm lấn nhưng CHT xác
định có xâm lấn thành bên tiểu khung. Khác
biệt giữa LS và CHT có ý nghĩa thống kê
(p = 0.000 <0,01).
Đánh giá xâm lấn bàng quang, trực tràng:
có vai trò quyết định trong phân loại UTCTC có
ở giai đoạn IVA. CHT xác định được 7 trường
hợp xâm lấn bàng quang, và 2 trường hợp xâm
lấn trực tràng. Đây là hạn chế của khám LS,
chính vì vậy LS không xác định được trường
hợp nào ở giai đoạn IVA. CHT là phương pháp
thăm khám không xâm lấn, hiện nay được
FIGO khuyến cáo sử dụng để đánh giá xâm
lấn bàng quang, trực tràng trong UTCTC.
Trên CHT hình ảnh xâm lấn bàng quang có
thể quan sát dễ dàng trên chuỗi xung T2 hoặc
T1FS sau tiêm thuốc đối quang từ ở các lát
cắt Axial và Sagittal.
Đánh giá di căn hạch: CHT ghi nhận có 89
trường hợp di căn hạch chậu và bẹn (chiếm
58,6%). Khám lâm sàng rất hạn chế trong đánh
giá di căn hạch vùng chậu, chỉ có 2 trường hợp
hạch to vùng bẹn được LS phát hiện. Trên xung
Diffusion, hạch di căn thường giảm khuếch tán
(tăng tín hiệu). Theo nghiên cứu của các tác giả
trong và ngoài nước, hạch có đường kính trên
10mm được coi là hạch bệnh lý. Trong nghiên
cứu này, CHT còn xác định được 2 trường hợp
di căn xương.
Như vậy CHT có ưu thế hơn khám LS trong
đánh giá xâm lấn các cơ quan ngoài CTC, do
D.V. Ngọc và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 32, Số 2 (2016) 82-92 91
vậy chính xác hơn trong phân loại giai đoạn
UTCTC.
Phân loại giai đoạn UTCTC theo FIGO
trước điều trị
Theo bảng 13, khám LS đánh giá GĐ IIIB
chiếm tỷ lệ cao nhất (32,9%), tiếp theo là GĐ
IB (27,0%). Trong khi đó CHT đánh giá GĐ
IIB là cao nhất (41,4%), tiếp đó là IIA (22,4%).
So sánh phân loại GĐ UTCTC dựa trên khám
LS và CHT, có 80 trường hợp đánh giá khác
nhau (52,6%), trong đó có 42 trường hợp
(27,6%) CHT đánh giá GĐ thấp hơn so với LS,
38 trường hợp (25,0%) CHT đánh giá GĐ cao
hơn so với LS.
Nếu lấy CHT làm tiêu chuẩn, khám LS
phân loại sai nhiều hơn ở GĐ IB và IIIB. Ở GĐ
IB LS đánh giá không chính xác kích thước u ở
9 trường hợp (GĐ IA), đánh giá xâm lấn không
chính xác ở 11 trường hợp IIA và 6 trường hợp
IIB. Ở GĐ IIIB khám LS đánh giá xâm lấn
thành bên chậu hông không chính xác, có 29/50
trường hợp CHT không thấy xâm lấn thành bên
chậu hông, 10/50 trường hợp LS không đánh
giá được xâm lấn bàng quang và trực tràng.
Ngô Thị Tính cũng nhận thấy có sự chuyển
GĐ trong đánh giá giữa LS và CHT [5]. Có thể
do hình ảnh CHT có tính khách quan, đánh giá
được không gian 3 chiều của khối u, mức độ
xâm lấn, di căn hạch, trong khi LS đánh giá
mang tính chủ quan của tay người khám, soi
CTC chỉ quan sát thấy “phần nổi của tảng băng
chìm” nên đánh giá thiếu chính xác.
Như vậy có thể nói rằng CHT có ưu thế hơn
hẳn trong chẩn đoán giai đoạn UTCTC do khắc
phục được những hạn chế của khám lâm sàng,
soi cổ tử cung.
5. Kết luận
Các triệu chứng lâm sàng của UTCTC
không đặc hiệu, chẩn đoán xác định dựa vào xét
nghiệm mô bệnh học, phân loại giai đoạn dựa
vào CHT.
Hình ảnh UTCTC có thể quan sát rõ nét
trên các chuỗi xung T2W, DW trước tiêm và T1
xóa mỡ sau tiêm thuốc đối quang từ, do vậy có
thể xác định chính xác kích thước, mức độ xâm
lấn và di căn để đánh giá chính xác giai đoạn
của UTCTC trên cộng hưởng từ 1.5Tesla.
CHT nên được áp dụng thường quy đối với
bệnh nhân UTCTC để đánh giá chính xác giai
đoạn UTCTC trước điều trị, trên cơ sở đó lập kế
hoạch điều trị tốt hơn.
Tài liệu tham khảo
[1] Nguyễn Bá Đức, “Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ
học bệnh ung thư tại một số vùng địa lý Việt
Nam”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước
mã CK 10.06 (2005) 50.
[2] Cecelia H Boardman, Cervical
Cancer,emedicine.medscape.com/article/253513
-overview, (2016).
[3] Lagasse LD, Creasman WT, Shingleton HM, et
al., “Results and complications of operative
staging in cervical cancer: experience of the
Gynecologic Oncology Group”, Gynecol Oncol.,
9(1) (1980) 90.
[4] Cecelia H Boardman, “Cervical Cancer staging”,
emedicine.medscape.com/article/2006486-
overview, 2013.
[5] Ngô Thị Tính, Nghiên cứu mức xâm lấn của ung
thư cổ tử cung giai đoạn IB - IIB qua lâm sàng,
cộng hưởng từ và kết quả điều trị tại bệnh viện K
từ 2007-2009, Luận án tiến sĩ Y học, Trường Đại
học Y Hà Nội, (2011), 53.
[6] Trần Đặng Ngọc Linh, Hiệu quả xạ trị trong ung
thư cổ tử cung giai đoạn IIB-IIIB, Luận án tiến
sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ
Chí Minh, (2013), 56.
[7] Văn Quang Anh, Giá trị của SCC-Ag huyết
thanh, xạ hình xương trong theo dõi kết quả điều
trị ung thư cổ tử cung. Luận văn Thạc sỹ y học,
Học viện Quân y, (2009), 45.
[8] Akihiro M, Tatsushi N, Mayumi K et al.,
Suppression of SCC antigen promotes cancer
cell invasion and migration through the decrease
E-cadherin expression. Department of Medicine,
1-1-1 Minamikogushi, Ube , Japan, 2006, 755.
[9] Duk JM, Groenier KH, de Bruijn HWA, et al.,
“Pretreatment serum squamous cell carcinoma
antigen: a newly identified prognostic factor in
early- stage cervical carcinoma”, J Clin Oncol,
14 (1996) 111.
[10] Claudia C C, Sylvia M F, Karen V P, et al.,
“Magnetic resonance imaging in the staging of
cervical cancer”, Radiol Bras, Vol. 40, No. 3
(2007) 1678.
D.V. Ngọc và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 32, Số 2 (2016) 82-92
92
[11] Viviane N, Louis C, France B, and Odile P.,
“MR Imaging of Cervical Carcinoma: A
Practical Staging Approach”, RadioGraphics,
Vol 20, Iss 6 (2000) 1523.
[12] Lê Tuấn Linh, Nguyễn Duy Huề., “Vai trò của
cộng hưởng từ 1.5 Tesla trong bệnh lý ung thư
cổ tử cung”, Tạp chí Y học Việt Nam, 361
(2009) 64.
[13] Susan J F, Ahmed M A, Masako Y K, et al.,
“The Revised FIGO Staging System for Uterine
Malignancies: Implications for MR Imaging”,
RadioGraphics, Volume 32, issue 6 (2012) 1805.
Clinical, Paraclinical and the 1.5 Tesla MR Image
Characteristics of the Cervical Cancer
Doan Van Ngoc1, Bui Van Lenh2, Bui Dieu3
1VNU School of Medicine and Pharmacy, Y1, 144 Xuan Thuy Str., Cau Giay Dist., Hanoi, Vietnam
2Hanoi Medical University, 1 Ton That Tung Str., Dong Da Dist., Hanoi, Vietnam
3National Cancer Hospital base 3, Tan Trieu Comm, Thanh Tri Dist, Hanoi, Vietnam
Abstract: A prospective study of 152 cervical cancer patients, who have full pathology results,
was had 1.5T MRI with T1W, T2W, Diffusion (b800) before injection gadolinium and T1FS after
injection gadolinium.
Results: The min and max ages are 25 and 81, the average age is 51.11 ± 10.12. Squamous-cell
carcinoma 82.2%, Adenocarcinoma 11.2%. Metrorrhea77,0%, vaginal discharge 57,2%, births 3 times
or more 55.9%, abortion 63,2%. 97.3% mass shows a slightly hyperintense in T2-weighted MR
image, 90.1% shows a isointense in T1W, 90.1% shows a hyperintense in Diffusion, T1FS-weighted
MR image shows strong enhancement of the tumor. The rating invasive vaginal, parametre, sides
pelvis and/or ureter, bladder, rectum, lymph node metastasis and staging of cervical cancer between
clinical examination and MRI difference statistically significant.
Conclusion: Clinical symptoms of cervical cancer is nonspecific, the diagnosis determined by
pathologies. 1.5T MR images of cervical cancer can be observed clearly on T2-weighted and
Diffusion sequences before injection and on T1FS after injection Gadolinium, 1.5T MRI help to
staging more exactly.
Keywords: Cervical cancer, MRI of cervical.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3586_1_6442_1_10_20170103_4821.pdf