Liên quan giữa tuổi và các yếu tố lâm sàng
- Trong nghiên cứu chúng tôi, tỷ lệ nam/nữ đều lớn hơn 1 trong các nhóm tuổi, kết quả
phù hợp với các tác giả khác(5,7). Có thể giải thích cho tình trạng trên là do đối với nhóm trẻ
lớn trên 2 tuổi trẻ trai thường hiếu động hơn bé gái nên dễ bị tai nạn hơn.
- Chấn thương đầu nhẹ chiếm đa số 507 ca (93.5%). Không có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê về độ nặng chấn thương giữa các nhóm tuổi với p= 0,078.
- Dấu hiệu định vị gặp nhiều nhất ở trẻ dưới 1 tuổi 9 ca (36%), sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê với p= 0,004. Điều này là do não trẻ nhỏ dễ bị tổn thương hơn.
- Dấu hiệu lõm sọ gặp nhiều nhất ở trẻ dưới 1 tuổi 12 ca (32,4%) sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê với p= 0,003. Hộp sọ trẻ dưới 1 tuổi còn mềm nên dễ có tình trạng lõm sọ
hơn so với trẻ lớn.
- Nứt sàn sọ gặp nhiều nhất ở trẻ trẻ từ 3-4 tuổi 4 ca (36,4%) và 5-9 tuổi 4 ca (36,4%), tuy
nhiên không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p= 0,830.
- Máu tụ dưới da đầu không ở vùng trán gặp nhiều trong nhóm trẻ 3-4 tuổi và 5-6 tuổi,
sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p= 0,000.
- Mất ý thức kéo dài trên 5 phút và nôn ói nhiều trên 5 đợt thường gặp ở trẻ trên 5 tuổi,
sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p< 0,05. Cơ chế chấn thương ở trẻ lớn thường do tai
nạn giao thông là một chấn thương nặng nên dễ gây mất ý thức kéo dài và nôn ói nhiều.
- Trong nghiên cứu chúng tôi, dấu hiệu kích động gặp nhiều nhất ở trẻ dưới 2 tuổi,
sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p= 0,000. Trẻ nhỏ thường dễ bị kích động sau
một kích thích mạnh nhất là sau một tai nạn như chấn thương đầu.241
- Đa số trường hợp tử vong và di chứng nặng xảy ra trong nhóm dưới 1 tuổi. Điều này
có thể được giải thích do não trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển nên cùng một mức độ
tổn thương nhưng bị ảnh hưởng nặng nề hơn. Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê với p=0,084.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 242 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm lâm sàng chấn thương đầu trẻ em theo lứa tuổi tại bệnh viện Nhi đồng 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
234
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CHẤN THƯƠNG ĐẦU TRẺ EM
THEO LỨA TUỔI TẠI BV NHI ĐỒNG 2
Nguyễn Huy Luân
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ các đặc điểm lâm sàng chấn thương đầu trẻ em theo lứa tuổi được điều trị tại BV
Nhi Đồng 2.
Phương pháp: Tiền cứu, mô tả có phân tích.
Kết quả: 542 ca chấn thương đầu. Tỷ lệ nam/nữ = 1,42/1 Lứa tuổi thường gặp nhất là 5-9 tuổi 163 ca
(30,1%). Đa số các trường hợp chấn thương ở tuyến tỉnh chuyển lên chiếm tỷ lệ 39,9%. Có 133 ca (32,5%)
không được xử trí trước khi nhập viện. Đa số bệnh nhân đến bệnh viện trong 6 giờ đầu sau chấn thương chiếm tỷ
lệ 73,2%. Nguyên nhân gây tai nạn thường gặp nhất là té ngã (52,8%) và tai nạn giao thông (42,3%). Xe máy là
phương tiện gây tai nạn giao thông thường gặp nhất 174 ca (75,9%). Ngoài ra tỷ lệ đội nón bảo hiểm rất thấp
6,7%. Trong nhóm té ngã lứa tuổi thường gặp nhất là dưới 2 tuổi, trong nhóm TNGT lứa tuổi thường gặp nhất
là trên 3 tuổi (p<0,05). Trẻ dưới 1 tuổi thì thường gặp các dấu định vị, lõm sọ, kích động (p< 0,05). Trẻ trên 5
tuổi thì thường gặp các dấu hiệu như tụ máu dưới da đầu ngoài vùng trán, mất ý thức kéo dài trên 5 phút, ói
nhiều đợt (p<0,05)
Kết luận: Ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, nguyên nhân chủ yếu là do té ngã; trẻ trên 3 tuổi, nguyên nhân do TNGT
lại chiếm ưu thế. Xe máy là phương tiện gây tai nạn thường gặp nhất. Có sự khác biệt giữa các yếu tố lâm sàng
và các cơ chế chấn thương trong các nhóm tuổi.
Từ khóa: chấn thương đầu, trẻ em.
ABSTRACT
THE CHARACTERISTICS OF CLINICAL SIGNS IN CHILDREN’S HEAD INJURIES BY AGES AT THE
CHILDREN HOSPITAL N02
Nguyễn Huy Luân * Y hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 – No. 4 – 2010: 234 - 241
Objectives: to determine the rate of clinical signs in children’s head injuries by ages treated in Children
Hospital N02.
Material and Method: Prospective, descriptive and analytic study.
Results: 542 cases with head injury were involved to our study. Male/female ratio was 1.42/1. Children from
5-9 years old were common group (30,1%). Most cases came from provincial areas (39,9%). There are 133 cases
(32,5%) without having primary care before admission. 73.2% cases are hospitalized within 6 hours after the
accident. The common cause of children’s head injuries are fall (52,8%) and traffic accidents (43,2%). The
common type of traffic accidents is by motorbike (75,9%). The rate of using helmet is very low (6,7%). The
common age for fall group is under 2 years old, for traffic accidents group is 3 years old and older (p<0,05). The
common clinical signs of under-one-year-old cases are focal neurologic findings, depressed skull fractures,
irritability (p<0.05). The common clinical signs of over-five-year-old cases are scalp hematoma at the other sites of
frontal, loss of consciousness over 5 minutes, persistent vomiting (p<0,05).
Conclusion: The main cause of head injuries in children less than 02 years old is fall, while motor vehicle
* Bộ môn Nhi ĐHYD TP.HCM
Địa chỉ liên hệ: ThS.BS.Nguyễn Huy Luân ĐT: 0908193339 Email:huyluannguyen@yahoo.com
235
crashes are priority for children older than 3 years old. Motorbike is the most common cause of traffic accidents.
There are statistical significant difference between clinical signs and mechanism of head injury according to age
groups.
Key words: head injury, children.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chấn thương đầu là nguyên nhân hàng
đầu trong các loại chấn thương ở trẻ em. chiếm
75% các loại chấn thương cần nhập viện ở trẻ
em và chiếm gần 80% tử vong do chấn thương.
Tại Mỹ, nguyên nhân chấn thương thường gặp
ở trẻ em là chấn thương đầu. Từ năm 1995 đến
năm 2001 có 435.000 ca có tổn thương não
nhập khoa cấp cứu và 37.000 ca phải nhập viện
hàng năm(7).
Từ tháng 1/2002 đến tháng 12/2004, có 288
bệnh nhi bị TNGT vào điều trị nội trú tại Bệnh
viện Nhi Trung Ương(4). Tại thành phố Hồ Chí
Minh, theo thống kê của khoa cấp cứu BV Chợ
Rẫy năm 2004, có 2555 trẻ chấn thương đầu
trong đó có 29 trẻ tử vong (1,14%), và năm 2005
có 2448 trường hợp với tỷ lệ tử vong là 1,3%(1).
Tại khoa cấp cứu BV Nhi Đồng 2 từ năm 2003-
2005 có 313 trường hợp nhập khoa cấp cứu trong
đó có 17 tử vong (5,43%)(5). Trong đánh giá chấn
thương đầu trẻ em người ta thường phân theo
nhóm tuổi do trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi
có một số đặc điểm khác với trẻ lớn như: đánh
giá trẻ khó hơn, trẻ có thể có tổn thương nội sọ
mà không có triệu chứng, có thể bị nứt sọ do một
lực chấn thương nhẹ, chấn thương đầu không
do tai nạn thường gặp hơn(7).
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm
khảo sát đặc điểm lâm sàng chấn thương đầu
trẻ em theo lứa tuổi được điều trị tại BV Nhi
Đồng 2.
Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định tỷ lệ yếu tố dịch tễ về địa chỉ, lứa
tuổi, giới trên các bệnh nhi bị chấn thương đầu.
- Xác định mối liên quan nơi chuyển đến với
địa chỉ, xử trí tuyến trước, thời gian đến bệnh
viện sau tai nạn.
- Xác định tỷ lệ cơ chế chấn thuơng đầu theo
lứa tuổi.
- Xác định mối liên quan giữa các yếu tố
lâm sàng với lứa tuổi.
PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỐI TƯỢNG
Thiết kế nghiên cứu
Tiền cứu, mô tả có phân tích.
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả bệnh nhân bị chấn thương đầu nhập
BV Nhi Đồng 2 từ tháng 9/2007 đến tháng
12/2009.
Cỡ mẫu
Cỡ mẫu được tính theo công thức ước lượng
tỷ lệ một dân số
Với Z = 1,96 (α = 0,05), p = 0,5, d= 0,08, ∆ =
0,04
N = 600 ca
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Bệnh nhân được chẩn đoán chấn thương
đầu và điều trị BV Nhi Đồng 2 từ tháng 9/2007
đến tháng 12/2009.
Tiêu chuẩn loại trừ:
Gia đình không đồng ý tham gia nghiên cứu.
Các bước tiến hành
Thu thập dữ liệu: Bệnh án mẫu (bệnh nhân
bị chấn thương đầu nhập BV Nhi Đồng 2 từ
tháng 9/2007 đến tháng 12/2009). Số liệu được
nhập bằng phần mềm EPI-INFO 6.04B.
Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 11.05.
Phân tích đơn biến: đối với biến số định
tính: tìm tần số và tỉ lệ %, đối với biến định
lượng: tìm trung bình và độ lệch chuẩn. Dùng
phép kiểm chi bình phương, Fisher’exact test để
so sánh tỉ lệ giữa các nhóm. Sự khác biệt có ý
nghĩa khi P < 0,05.
2)
α/2(Z2
∆
P)P(1 −
=n
236
KẾT QUẢ
Đặc điểm chung của bệnh nhân:
Tổng số có 542 trường hợp tham gia vào
nghiên cứu.
Tuổi: Nhỏ nhất mới sanh, lớn nhất 15 tuổi.
Trung bình tuổi của trẻ là 58,2 ± 1,9 tháng. Lứa
tuổi thường gặp nhất là 5-9 tuổi 163 ca (30%) và
3-4 tuổi 145 ca (26,8%).
Địa chỉ: tỉnh 216 ca (39,9%), nội thành 170 ca
(31,4%), ngoại thành 156 ca (28,8%).
Giới tính: nam 318 ca (58,7%), nữ 224 ca
(41,3%). Tỷ lệ nam/nữ = 1,42/1.
Tử vong: 7 ca (1.3%), di chứng nặng 1 ca
(0.2%), di chứng nhẹ 6 ca (1.1%).
Phẫu thuật 69 ca (12,7%).
Chấn thương đầu nặng 15 ca (2.9%), trung
bình 20 ca (3,8%), nhẹ 507 ca (93.5%).
Liên quan nơi chuyển đến với địa chỉ, xử trí
tuyến trước, thời gian đến bệnh viện
Bảng 1: Liên quan nơi chuyển đến với địa chỉ, xử trí tuyến trước, thời gian đến bệnh viện sau tai nạn
Nơi chuyển ñến
Tự ñến BV-PK tư TTYT BV khác BV tỉnh
Tổng cộng P
Địa chỉ
Tỉnh 43(19,9%) 8(3,7%) 1(0,5%) 14(6,5%) 150(69,4%) 216
Nội thành 130(76,5%) 9(5,3%) 10(5,9%) 17(10%) 4(2,4%) 170
Ngoại thành 85(54,5%) 7(4,5%) 30(19,2%) 31(19,8%) 3(2%) 156
258 24 41 62 157 542
0,000
Xử trí truyến trước
Có 15*(5,4%) 23(8,3%) 28(10,1%) 56(20,3%) 154(55,8%) 276
Không 111(83,5%) 1(0,8%) 13(9,8%) 6(4,5%) 2(1,4%) 133
125 24 41 62 156 409
0,000
Thời gian ñến bệnh viện sau tai nạn
< 6 giờ 193(48,6%) 20(5%) 37(9,3%) 46(11,6%) 101(25,4%) 397
6 – 24 giờ 36(37,1%) 4(4,1%) 3(3,1%) 11(11,3%) 43(44,3%) 97
24 – 72 giờ 19(55,9%) 0(0%) 1(2,9%) 5(14,7%) 9(26,5%) 34
4 – 7 ngày 5(62,5%) 0(0%) 0(0%) 0(0%) 3(37,5%) 8
> 7 ngày 5(83,3%) 0(0%) 0(0%) 0(0%) 1(12,7%) 6
258 24 41 62 157 542
0,076
* Bệnh nhân sau tai nạn có vào một cơ sở y tế
khám và được cho về, sau đó có triệu chứng bất
thường nên tự đến bệnh viện Nhi đồng 2. Tỷ lệ
tự đến chiếm đa số ở nội thành và ngoại thành.
Trong nhóm từ cơ sở y tế chuyển đến, tỷ lệ
không xử trí cao nhất ở nhóm trung tâm y tế
13/41 ca (31,7%). Đa số bệnh nhân đến bệnh viện
trong 6 giờ sau tai nạn, nhóm đến muộn sau 7
ngày thường là tự đến.
Thời điểm đến bệnh viện trong ngày: từ 7-14
giờ là 165 ca (30,4%), 15-22 giờ là 273 ca (50,4%),
từ 23 giờ đến 6 giờ hôm sau là 104 ca (19,2%).
Cơ chế chấn thương:
Bảng 2: Liên quan giữa nhóm tuổi và cơ chế chấn thương
Lứa tuổi (N=542)
Cơ chế chấn thương < 1 tuổi
n=64
1 – 2 tuổi
n=88
3 – 4 tuổi
n=145
5 – 9 tuổi
n=163
10 – 15 tuổi
n=82
Tổng số p
Té ngã 27(15,3%) 45(25,6%) 54(30,7%) 40(22,7%) 10(5,7%) 176
Té xuống mặt phẳng cứng 22(20%) 16(14,5%) 26(23,6%) 32(29,1%) 14(12,7%) 110
TNGT 10(4,4%) 21(9,2%) 60(26,2%) 84(36,7%) 54(23,6%) 229
Lực mạnh ñánh vào ñầu 3(15%) 4(20%) 4(20%) 6(30%) 3(15%) 20
Nghi bị ngược ñãi 1(20%) 1(20%) 1(20%) 1(20%) 1(20%) 5
Không rõ 1(50%) 1(50%) 0(0%) 0(0%) 0(0%) 2
0,000
237
Hai cơ chế chấn thương thường gặp nhất là té ngã 286/542 (52,8%) và tai nạn giao thông
229/542 (42,3%). Nguyên nhân thường gặp nhất trong nhóm tuổi dưới 1 tuổi là té ngã 44/64
(83%), 1-2 tuổi 61/883(69,3%). Trẻ lớn hơn nguyên nhân thường gặp nhất là tai nạn giao
thông 3-4 tuổi 60/145(41,4%), 5-9 tuổi 84/163 (51,5%), 10-15 tuổi 54/82 (65,9%). Tỷ lệ chấn
thương đầu nghi do ngược đãi đồng đều trong các nhóm tuổi.
Đội nón bảo hiểm: 6 ca trong 90 trường hợp cần đội nón chiếm tỷ lệ 6,7%.
Bảng 3: Liên quan giữa nhóm tuổi và phương tiện gây tai nạn
Lứa tuổi N=229 Phương tiện gây tai
nạn
< 1 tuổi 1 – 2 tuổi 3 – 4 tuổi 5 – 9 tuổi 10 – 15 tuổi
p
Xe ñạp 0(0%) 0(0%) 1(16,7%) 3(50%) 2(33,3%)
Xe ñạp tự té 0(0%) 1(16,7%) 1(16,7%) 2(33,3%) 2(33,3%)
Xe máy 6(3,4%) 18(10,3%) 48(27,6%) 61(35,1%) 41(23,6%)
Xe máy tự té 2(16,7%) 1(8,3%) 4(33,3%) 3(25%) 2(16,7%)
Xe du lịch 0(0%) 0(0%) 1(12,5%) 6(75%) 1(12,5%)
Xe tải 2(13,3%) 1(6,7%) 3(20%) 5(33,3%) 4(26,7%)
Xe khác 0(0%) 0(0%) 2(25%) 5(50%) 2(25%)
Tổng cộng 10(4,4%) 21(9,2%) 60(26,2%) 84(36,7%) 54(23,6%)
0,000
Phương tiện gây tai nạn thường gặp nhất là xe máy trong mọi nhóm tuổi 174 ca (75,9%),
đặc biệt ở nhóm 5-9 tuổi với tỷ lệ 35,3%.
Đặc điểm lâm sàng:
Bảng 4: Liên quan giữa tuổi và các yếu tố lâm sàng
Lứa tuổi (N=542)
< 1 tuổi
n=64
1 – 2 tuổi
n=88
3 – 4 tuổi
n=145
5 – 9 tuổi
n=163
10 – 15 tuổi
n=82
p
Giới tính Nam 37(11,6%) 53(16,7%) 83(26,1%) 96(30,3%) 49(15,4%) 0,992
3-8 4(26,7%) 2(13,3%) 3(20%) 5(33,3%) 1(6,7%)
9-12 1(5%) 3(15%) 4(20%) 4(20%) 8(40%)
Glasgow
13-15 59(11,6%) 83(16,4%) 138(27,2%) 154(30,4%) 73(14,4%)
0,078
Dấu ñịnh vị (+) 9(36%) 4(16%) 4(16%) 5(20%) 3(12%) 0,004
Dấu yếu liệt (+) 3(37,5%) 1(12,5%) 2(25%) 1(12,5%) 1(12,5%) 0,241
Bất thường ñồng tử (+) 3(23,1%) 2(15,4%) 2(15,4%) 4(30,8%) 2(15,4%) 0,720
Lõm sọ (+) 12(32,4%) 5(13,5%) 4(10,8%) 12(32,4%) 4(10,8%) 0,003
Nứt sàn sọ (+) 0(0%) 2(18,2%) 4(36,4%) 4(36,4%) 1(9,1%) 0,830
Máu tụ dưới da ñầu
Không 27(12,3%) 41(18,7%) 50(22,8%) 72(32,9%) 29(13,2%) 0,000
Vùng trán 5(7,2%) 11(15,9%) 24(34,8%) 25(36,2%) 4(5,8%)
Không ở vùng trán < 5cm 22(11,1%) 29(14,6%) 56(28,1%) 58(29,1%) 34(17,1%)
Không ở vùng trán ≥ 5cm 8(19,5%) 5(12,2%) 11(26,8%) 8(19,5%) 9(22%)
Nhiều vị trí 2(14,3%) 2(14,3%) 4(28,6%) 0(0%) 6(42,9%)
Không 59(12,9%) 83(18,1%) 129(28,1%) 136(29,6%) 52(11,3%)
Dưới 1 phút 0(0%) 0(0%) 2(66,7%) 1(33,3%) 0(0%)
1-5 phút 1(4,0%) 2(8,0%) 4(16,0%) 9(36,0%) 9(36,0%)
>5 phút 4(8,5%) 3(6,4%) 9(19,1%) 16(34,0%) 15(31,9%)
Mất ý
thức
Không rõ thời gian 0(0%) 0(0%) 1(12,5%) 1(12,5%) 6(75,0%)
0,000
238
Lứa tuổi (N=542)
< 1 tuổi
n=64
1 – 2 tuổi
n=88
3 – 4 tuổi
n=145
5 – 9 tuổi
n=163
10 – 15 tuổi
n=82
p
Không 35(18,3%) 41(21,5%) 46(24,1%) 49(25,7%) 20(10,5%)
1-2 lần 13(9%) 24(16,6%) 40(27,6%) 43(29,7%) 25(17,2%)
3-4 lần 11(8,9%) 14(11,4%) 36(29,3%) 39(21,7%) 23(18,7%)
Số
ñợt ói
≥ 5 lần 5(6,0%) 9(10,8%) 23(27,7%) 32(38,6%) 14(16,9%)
0,010
Có 11(47,8%) 10(43,5%) 1(4,3%) 1(4,3%) 0(0%)
Không 50(9,7%) 77(15,0%) 144(28,0%) 161(31,3%) 82(16,0%)
Kích
ñộng
Không ñánh giá ñược 3(60%) 1(20%) 0(0%) 1(20%) 0(0%)
0,000
Sống 58(11,0%) 86(16,3%) 143(27,1%) 161(30,5%) 80(15,2%)
Tử vong 3(42,9%) 1(14,3%) 1(14,3%) 1(14,3%) 1(14,3%)
Di chứng nhẹ 0(0%) 0(0%) 1(100%) 0(0%) 0(0%)
Kết
quả
ra
viện
Di chứng nặng 3(50%) 1(16,7%) 0(0%) 1(16,7%) 1(16,7%)
0,084
Tỷ lệ nam/nữ đều lớn hơn 1 trong các nhóm tuổi.Đa số là chấn thương đầu nhẹ, lứa tuổi
thường gặp trong trường hợp này là 5-9 tuổi 154 ca (30,4%). Có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa lứa tuổi với các dấu hiệu lâm sàng như dấu định vị, lõm sọ, máu tụ dưới da
đầu, mất ý thức, số đợt ói, kích động với p< 0,05. Đa số trường hợp tử vong và di chứng
nặng xảy ra trong nhóm dưới 1 tuổi.
BÀN LUẬN
Đặc điểm dịch tễ học
Giới tính
Tỷ lệ nam/nữ = 1,42/1. Trong hầu hết các nghiên cứu về chấn thương đầu ở trẻ em người
ta đều thấy đa phần chấn thương thường gặp ở nam nhiều hơn nữ. Tỷ lệ nam/nữ trong
nghiên cứu ở Mỹ là 2/1(10), tại Anh là 1,85/1(7), tại Đài Loan là 1,7/1(9), tại Bệnh viện Nhi Trung
Ương là 1,2/1(4), còn ở BV Nhi Đồng 2 là 1,5/1(5). Điều này có thể giải thích là do bé trai hiếu
động và nghịch ngợm hơn bé gái nên dễ xảy ra các tai nạn hơn.
Tuổi
Trẻ bị chấn thương có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trong nghiên cứu chúng tôi trường hợp
nhỏ nhất là một trẻ vừa mới sanh, lớn nhất 15 tuổi. Lứa tuổi thường gặp nhất là 5-9 tuổi 5-9
tuổi 163 ca (30%) và 3-4 tuổi 145 ca (26,8%).. Theo nghiên cứu tại Mỹ lứa tuổi thường gặp là
dưới 5 tuổi (55%) và dưới 2 tuổi (28%)(7), tại Anh nhóm tuổi thường gặp nhất là 5-11 tuổi
(28,9%) và 2-5 tuổi (28,5%)(2), tại Đài Loan nhóm tuổi thường gặp nhất là 10-14 tuổi (36%)
và 0-4 tuổi (35,5%)(9). Việt Nam, tại Bệnh viện Nhi Trung Ương nhóm tuổi thường gặp
nhất là 1-4 tuổi (40%) và 5-9 tuổi (40%)(4), còn ở BV Nhi Đồng 2 trong nghiên cứu của BS.
Huyền nhóm tuổi thường gặp nhất là trên 2 tuổi (85,3%)(5), nghiên cứu của BS Trương Văn
Việt tại BV Chợ Rẫy cho thấy nhóm tuổi thường gặp nhất là từ 0-5 tuổi (40%), 5-10 tuổi
(33,1%)(8). Tỷ lệ trẻ > 2 tuổi bị chấn thương đầu nhiều hơn vì trẻ từ 2-6 tuổi hay chạy nhảy
chơi đùa nên dễ bị chấn thương, còn trẻ trên 6 tuổi dễ bị tai nạn giao thông khi di chuyển
trên đường.
239
Nơi cư ngụ
Đa số các trường hợp chấn thương ở tuyến tỉnh chuyển lên 216 ca (39,9%). Điều này phù
hợp thực tế vì BV Nhi Đồng 2 là nơi tiếp nhận các trường hợp chấn thương đầu ở trẻ em và
có khả năng phẫu thuật sọ não. Vùng nội thành có tỷ lệ chấn thương nhiều hơn vùng ngoại
thành.
Nơi chuyển đến
Khi so sánh giữa nơi chuyển đến với địa chỉ, xử trí tuyến trước, thời gian đến bệnh viện
sau tai nạn chúng tôi có một số nhận xét sau:
- Bệnh nhân ở tỉnh thường do bệnh viện tỉnh chuyển đến 150 ca (69,4%) (76,4%) trong
khi bệnh nhân ở nội thành hay ngoại thành thì lại tự đến bệnh viện theo thứ tự lần lượt là
130 ca (76,5%) và 85 ca (54,5%). Điều này là do bệnh nhân ở nội thành và ngoại thành gần
với bệnh viện nên có khuynh hướng là tự đưa thẳng đến bệnh viện còn ở tỉnh thì do bệnh
nặng nên đưa vào bệnh viện tỉnh sau đó được chuyển lên vì không có khả năng phẫu thuật.
- Có 133/409 ca (32,5%) không có xử trí trước khi nhập viện. Trong nhóm từ cơ sở y tế
chuyển đến, tỷ lệ không xử trí cao nhất ở nhóm trung tâm y tế 13/41 ca (31,7%).. Điều này có
thể do các cơ sở tuyến trước không có khả năng phẫu thuật nên muốn chuyển lên tuyến trên
càng sớm càng tốt. Tuy nhiên việc không xử trí trước khi chuyển có thể không đảm bảo an
tòan cho bệnh nhân trong thời gian chuyển viện.
- Đa số bệnh nhân đến bệnh viện trong 6 giờ đầu sau chấn thương 397 ca (73,2%), điều
này cho thấy người dân cũng đã ý thức được mức độ cần xử trí cấp cứu các trường hợp bị
chấn thương đầu. Những trường hợp đến bệnh viện trể hơn thường trong nhóm tự đến, 19
ca (55,9%) đến từ 24-72 giờ, 5 ca (62,5%) từ 4-7 ngày và 5 ca (82,3%) sau 7 ngày.
- Thời điểm đến bệnh viện trong ngày nhiều nhất là 15-22 giờ chiếm tỷ lệ (50,4%), theo
nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi Trung Ương thời điểm vào viện thường gặp nhất là 14-18 giờ
(30,1%)(4), đây là thời điểm có mật độ giao thông cao nhất trong ngày riêng đối với các bệnh
viện tuyến tỉnh thường hay chuyển bệnh nhân lên tuyến trên vào thời điểm này.
Cơ chế chấn thương
- Trong nghiên cứu chúng tôi, té ngã (52,8%) và tai nạn giao thông (42,3%) là 2 cơ chế
chấn thương thường gặp nhất. Phương tiện gây tai nạn giao thông thường gặp nhất là
xe máy trong mọi nhóm tuổi, đặc biệt ở nhóm 5-9 tuổi với tỷ lệ 35,3%. Nguyên nhân
thường gặp nhất trong nhóm tuổi dưới 2 tuổi là té ngã, trẻ trên 3 tuổi nguyên nhân
thường gặp nhất là tai nạn giao thông. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p=0,000).
Chúng tôi nhận thấy ở trẻ càng nhỏ thì nguyên nhân chủ yếu là do té ngã, càng lớn thì
nguyên nhân do TNGT lại chiếm ưu thế. Đối với trẻ nhỏ tỷ lệ đầu/toàn bộ cơ thể lớn hơn
trẻ lớn và thiếu niên nên khi bị té ngã trong sinh họat hàng ngày thường đập đầu xuống
trước và bị chấn thương vùng đầu, trẻ dưới 2 tuổi khả năng chạy nhảy hay leo cầu thang
chưa vững nên cũng dễ bị té ngã. Đối với trẻ lớn lại thường bị chấn thương đầu do tai
nạn giao thông khi di chuyển trên đường cùng với bố mẹ hay khi đi một mình. Trẻ tham
gia giao thông cùng với bố mẹ nhưng thường không có dây đeo bảo vệ trẻ nên khi bị tai
nạn trẻ văng ra khỏi xe và bị chấn thương.
Theo nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi Trung Ương phương tiện gây tai nạn thường gặp
nhất là xe máy (79,4%), tuy nhiên hình thức gây tai nạn thường gặp nhất là xe máy đụng
240
người đi bộ (68,4%)(4). Theo nghiên cứu của BS Trương Văn Việt tại BV Chợ Rẫy cho thấy
phương tiện gây tai nạn thường gặp nhất là xe máy (79%), phương tiện của nạn nhân cũng
là xe máy chiếm đa số (81%)(8). Ngoài ra tỷ lệ đội nón bảo hiểm rất thấp 6,7%. Điều này có
thể giải thích do phương tiện đi lại chủ yếu hiện nay là xe máy và ý thức chấp hành luật
giao thông của người dân còn hạn chế nên dễ xảy ra tai nạn giao thông và chấn thương đầu
do không sử dụng nón bảo hiểm. Ngoài ra các phụ huynh chưa được hướng dẫn về cách
phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ nên tỷ lệ chấn thương do té ngã và tai nạn giao
thông cao.
Tại Anh nguyên nhân thường gặp nhất là tai nạn khi đi bộ (36%). Tỷ lệ tử vong cao nhất
do tai nạn xe máy 23%, đi bộ 12%, xe đạp 8%, và té ngã 3%(6). Tại Mỹ trong nhóm chấn
thương đầu nhẹ nguyên nhân thường gặp nhất là té ngã 73%(7). Ở Đài Loan nguyên nhân
chính gây chấn thương là tai nạn giao thông chiếm tỷ lệ 47,3% và té ngã 40,3%. Trong số
nguyên nhân do tai nạn giao thông, chiếm tỷ lệ cao nhất là chấn thương do xe máy, kế đến
là chấn thương do đi bộ và đi xe đạp(9).
Năm 2006, trong một nghiên cứu về vai trò của đội nón bảo hộ khi đi xe đạp tại
California. Người ta nhận thấy sau khi có qui định về đội nón bảo hộ có sự thay đổi trong tỷ
lệ sử dụng tăng lên từ 13,2% lên 31,7%. Tỷ lệ sử dụng nón tăng trung bình mỗi năm là 43%
trên người lớn và 84% ở trẻ em. Chỉ có 16,1% những nạn nhân bị chấn thương đầu nặng sử
dụng nón bảo hộ so với 28,2% trên những nạn nhân không bị chấn thương đầu nặng với OR
0.43 (95% CI 0.28–0.66). Người ta cũng thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa việc
sử dụng nón trước và sau qui định với nguy cơ tổn thương đầu nặng với p=0,194(3).
Liên quan giữa tuổi và các yếu tố lâm sàng
- Trong nghiên cứu chúng tôi, tỷ lệ nam/nữ đều lớn hơn 1 trong các nhóm tuổi, kết quả
phù hợp với các tác giả khác(5,7). Có thể giải thích cho tình trạng trên là do đối với nhóm trẻ
lớn trên 2 tuổi trẻ trai thường hiếu động hơn bé gái nên dễ bị tai nạn hơn.
- Chấn thương đầu nhẹ chiếm đa số 507 ca (93.5%). Không có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê về độ nặng chấn thương giữa các nhóm tuổi với p= 0,078.
- Dấu hiệu định vị gặp nhiều nhất ở trẻ dưới 1 tuổi 9 ca (36%), sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê với p= 0,004. Điều này là do não trẻ nhỏ dễ bị tổn thương hơn.
- Dấu hiệu lõm sọ gặp nhiều nhất ở trẻ dưới 1 tuổi 12 ca (32,4%) sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê với p= 0,003. Hộp sọ trẻ dưới 1 tuổi còn mềm nên dễ có tình trạng lõm sọ
hơn so với trẻ lớn.
- Nứt sàn sọ gặp nhiều nhất ở trẻ trẻ từ 3-4 tuổi 4 ca (36,4%) và 5-9 tuổi 4 ca (36,4%), tuy
nhiên không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p= 0,830.
- Máu tụ dưới da đầu không ở vùng trán gặp nhiều trong nhóm trẻ 3-4 tuổi và 5-6 tuổi,
sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p= 0,000.
- Mất ý thức kéo dài trên 5 phút và nôn ói nhiều trên 5 đợt thường gặp ở trẻ trên 5 tuổi,
sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p< 0,05. Cơ chế chấn thương ở trẻ lớn thường do tai
nạn giao thông là một chấn thương nặng nên dễ gây mất ý thức kéo dài và nôn ói nhiều.
- Trong nghiên cứu chúng tôi, dấu hiệu kích động gặp nhiều nhất ở trẻ dưới 2 tuổi,
sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p= 0,000. Trẻ nhỏ thường dễ bị kích động sau
một kích thích mạnh nhất là sau một tai nạn như chấn thương đầu.
241
- Đa số trường hợp tử vong và di chứng nặng xảy ra trong nhóm dưới 1 tuổi. Điều này
có thể được giải thích do não trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển nên cùng một mức độ
tổn thương nhưng bị ảnh hưởng nặng nề hơn. Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê với p=0,084.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 542 trường hợp chấn thương đầu ở trẻ em chúng tôi nhận thấy:
- Tỷ lệ nam/nữ lớn hơn một trong mọi nhóm tuổi, lứa tuổi thường gặp nhất là 5-9 tuổi.
- Nhập viện đa số từ tuyến tỉnh và trong 6 giờ đầu sau tai nạn, tuy nhiên 32,5% trường
hợp không được xử trí trước khi nhập viện.
- Té ngã và tai nạn giao thông là 2 nguyên nhân hay gặp nhất. Xe máy là phương tiện
gây tai nạn thường gặp nhất. Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi thì nguyên nhân chủ yếu là do té ngã, trẻ
lớn hơn 3 tuổi thì nguyên nhân do tai nạn giao thông lại chiếm ưu thế.
- Trẻ dưới 1 tuổi thì thường gặp các dấu định vị, lõm sọ, kích động (p< 0,05). Trẻ trên 5
tuổi thì thường gặp các dấu hiệu như tụ máu dưới da đầu ngoài vùng trán, mất ý thức kéo
dài, ói nhiều đợt (p<0,05).
Đa số trường hợp tử vong và di chứng nặng xảy ra trong nhóm dưới 1 tuổi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bệnh viện Chợ Rẫy (2009). Báo cáo số liệu tai nạn giao thông vào cấp cứu từ 01/06/08 – 30/06/09.
2. Dunning, J, Daly JP, Lomas JP, et al (2006). Derivation of the children's head injury algorithm for the prediction of
important clinical events decision rule for head injury in children. Arch Dis Child; pp 91-885.
3. Ji.M, Gilchick R.A (2006). Trends in helmet use and head injuries in San Diego County: The effect of bicycle helmet
legislation. Accident Analysis and Prevention 38;pp 128-134.
4. Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Ngọc Ánh (2005). Đặc điểm dịch tễ và thương tích do tai nạn giao thông trên trẻ em điều trị
nội trú tại bệnh viện Nhi Trung Ương 2002-2004. Kỷ yếu hội nghị khoa học quốc gia về phòng chống tai nạn thương tích lần thứ
nhất, tr 232-243.
5. Phan Thanh Huyền và CS (2006). Đánh giá xử trí ban đầu trong chấn thương sọ não theo phân nhóm Masters tại khoa cấp
cứu Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 2003-2005. Tạp chí Y Học Việt Nam, tập 332, tr 497-508.
6. Rosenthal BW, Bergman, I.(1989). Intracranial injury after moderate head trauma in children. J Pediatr; pp 115-346.
7. Schutzman S (2007). Minor head injury in infants and children. UpToDate.
8. Trương Văn Việt (2002). Các yếu tố nguy cơ gây chấn thương sọ não do tại nạn giao thông tại Thành phố Hồ Chí Minh. Y
học Thành phố Hồ Chí Minh. Số 1 CĐ Ngoại thần kinh, tập 6, tr. 14-20.
9. Tsai1 W.C, Chiu W.T (2004). Pediatric traumatic brain injuries in Taiwan: an 8-year study. Journal of Clinical Neuroscience
11(2), pp 126–129.
10. Weiner H.L, Weinberg J.S (2000). Head ịnury in the pediatric age group. In: Cooper P.R, Golfinos J.G. (eds). Head ịnjury. 4th
edition, Mc Graw-Hill Companies, USA; pp 419-455.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_lam_sang_chan_thuong_dau_tre_em_theo_lua_tuoi_tai_b.pdf