Bàn luận
4.1. Phân loại suy hô hấp cấp theo khí máu
Nghiên cứu này có 55,2% bệnh nhân suy hô
hấp cấp type 2; 25% suy hô hấp cấp type 1 còn
lại suy hô hấp type 3. Kết quả này không tương
đồng với hai tác giả Jatinder Singh và Sunil
Karande [3, 6]. Lý giải điều này là do số lượng
bệnh nhân của các nghiên cứu không tương
xứng và số bệnh nhân suy hô hấp theo nhóm
căn nguyên là khác nhau.
4.2. Triệu chứng lâm sàng suy hô hấp cấp theo
khí máu
Suy hô hấp cấp type1 là suy hô hấp giảm
oxy máu, cơ chế quan trọng nhất là bất tương
xứng thông khí tưới máu và shunt trong phổi.
Tổn thương nhu mô phổi là đặc điểm giải phẫu
bệnh của bệnh nhân suy hô hấp type 1. Do đó,
biểu hiện lâm sàng chủ yếu là tình trạng giảm
oxy máu và triệu chứng tổn thương phổi. Suy
hô hấp cấp type 2 là suy hô hấp do giảm thông
khí dẫn đến tăng khí carbonic trong máu, trong
đó vai trò quan trọng của đường dẫn khí, bơm
hô hấp – cơ hô hấp, thành ngực, trung tâm hô
hấp. Các triệu chứng lâm sàng của type này là
sự kết hợp của triệu chứng bệnh lý nguyên nhân
và tình trạng tăng PaCO2 trong máu. Suy hô
hấp cấp type 3 hay hỗn hợp nghĩa là giảm oxy
máu và giảm thông khí. Nhóm này có biểu
hiện lâm sàng nặng và phối hợp triệu chứng
của hai type trên.
4.3. Nguyên nhân suy hô hấp cấp theo khí máu
Kết quả nghiên cứu cho thấy viêmphế quản
phổi là nguyên nhân phổ biến nhất gây suy hô
hấp cấp. Kết quả này tương tự với kết quả của
tác giả Jatinder Singh và Sunil Karande [3, 6].
Bệnh nhân viêm phế quản phổi suy hô hấp type
2 chiếm 61,1%. Kết quả này không tương đồng
với tác giả Sunil Karande với 9% viêm phế
quản phổi thuộc type 2 [6]. Lý giải điều này là
do số lượng bệnh nhân viêm phế quản phổi của
chúng tôi còn ít (36 bệnh nhân)
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 94 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm lâm sàng, nguyên nhân, phân loại suy hô hấp cấp ở trẻ em theo khí máu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 34, Số 2 (2018) 105-109
105
Đặc điểm lâm sàng, nguyên nhân, phân loại suy hô hấp
cấp ở trẻ em theo khí máu
Phạm Thị Quế*, Phạm Văn Thắng
Trường Đại học Y Hà Nội, Số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Nhận ngày 28 tháng 11 năm 2018
Chỉnh sửa ngày 30 tháng 11 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 25 tháng 12 năm 2018
Tóm tắt: Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, nguyên nhân, phân loại suy hô hấp cấp ở trẻ em
theo khí máu tại khoa Điều trị tích cực Bệnh viện Nhi Trung ương.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiến cứu 96 bệnh nhân được chẩn đoán suy hô hấp
cấp tại khoa Điều trị tích cực Bệnh viện Nhi Trung ương trong thời gian từ 10/2016 đến 10/2017.
Kết quả: Suy hô hấp cấp type 2 chiếm tỷ lệ 55,2%, tiếp đến type 1 chiếm 25% và type 3 là 19,8%.
100% bệnh nhân suy hô hấp type 1 có thở nhanh, tím, SpO2 dưới 90% và tổn thương nhu mô phổi
trên X-quang. Suy hô hấp type 2 có thể gặp thở chậm, không tím và SpO2 trên 90%; hay gặp thở
khò khè; tổn thương ứ khí và xẹp phổi chiếm 37,2%. Viêm phế quản phổi là nguyên nhân suy hô
hấp cấp hay gặp nhất, trong đó 61,1% suy hô hấp type 2.
Kết luận: Dựa vào đặc điểm lâm sàng của các type suy hô hấp cấp làm cơ sở đánh giá tình trạng
nặng và can thiệp điều trị đúng, kịp thời.
Từ khóa: Phân loại suy hô hấp cấp, khí máu động mạch.
1. Đặt vấn đề
Suy hô hấp cấp là hội chứng gây ra bởi tình
trạng cơ thể không cung cấp đủ khí oxy (O2) và
đào thải khí carbonic (CO2) phù hợp với nhu
cầu chuyển hóa của cơ thể, nguyên nhân tại hệ
hô hấp, tim mạch, thần kinh – cơ [1]. Suy hô
hấp cấp là nguyên nhân phổ biến nhập viện
cũng như gây tử vong ở trẻ em, đặc biệt là trẻ
em dưới 1 tuổi [2]. Triệu chứng lâm sàng của
suy hô hấp cấp gồm khó thở và tím, chẩn đoán
xác định bằng khí máu động mạch. Dựa vào kết
_______
Tác giả liên hệ. ĐT.: 84-868797585.
Email: myfavorite91@yahoo.com
https://doi.org/10.25073/2588-1132/vnumps.4136
quả khí máu, suy hô hấp cấp được chia thành 3
type: suy hô hấp type1 (PaO2 ˂ 60mmHg), suy
hô hấp type 2 (PaCO2 ˃ 50mmHg) và type 3
(PaO2 ˂ 60mmHg và PaCO2 ˃ 50mmHg) [3].
Đặc điểm lâm sàng, nguyên nhân của từng type
suy hô hấp cấp là khác nhau. Vì vậy, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu với mục tiêu: Mô tả đặc
điểm lâm sàng, nguyên nhân và phân loại suy
hô hấp cấp ở trẻ em theo khí máu tại khoa Điều
trị tích cực Bệnh viện Nhi Trung ương.
P.T. Quế, P.V. Thắng / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 34, Số 2 (2018) 105-109
106
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
96 bệnh nhân suy hô hấp cấp từ 1 tháng –
15 tuổi vào điều trị tại khoa Điều trị tích cực
Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 10/2016
đến tháng 10/2017, tiêu chuẩn chẩn đoán suy hô
hấp cấp [4].
+ Khó thở: thở nhanh hoặc chậm, co kéo cơ
hô hấp, rối loạn nhịp thở.
+ Da tái hoặc tím ở môi, lưỡi, SpO2 ˂ 90%
+ Kết quả khí máu: PaO2 ˂ 60mmHg hoặc
PaCO2 ˃ 50mmHg với FiO2 = 21%
Loại trừ bệnh nhân vào viện với tình trạng
ngừng tuần hoàn hoặc chết não.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Mô tả loạt ca bệnh, chọn mẫu thuận tiện
3. Kết quả nghiên cứu
Trong thời gian 1 năm có 96 bệnh nhân suy
hô hấp cấp có đặc điểm chung sau: tuổi từ1 –
12 tháng chiếm 77,1%; tỷ lệ nam/nữ là 1,29/1.
3.1. Phân loại các type suy hô hấp cấp theo
khí máu
Có 53 bệnh nhân suy hô hấp type 2 chiếm
55,2% bệnh nhân, 24 bệnh nhân (25%) suy hô
hấp type 1 và suy hô hấp type 3 chiếm 19,8%.
3.2. Triệu chứng lâm sàng của suy hô hấp cấp
theo khí máu
Bảng 3.1. Triệu chứng lâm sàng của các type suy hô hấp cấp
Triệu chứng lâm sàng
Type 1
(n=24)
Type2 (n=53) Type3 (n=19)
n % n % n %
Nhịp
thở*
Nhanh 19 100 36 87,8 12 75
Chậm 0 0 5 12,2 4 25
RLLN*
Có 15 78,9 32 78 15 93,8
Không 4 21,1 9 22 1 6,2
Tím
Có 24 100 26 49,1 19 100
Không 0 0 27 50,9 0 0
SpO2
˂ 90% 24 100 25 47,5 19 100
≥ 90% 0 0 28 52,8 0 0
Tiếng
thở bất thường
Không 19 100 18 43,9 9 56,2
Thở rít 0 0 3 7,3 1 6,2
Thở rên 0 0 1 2,4 1 6,2
Thở khò khè 0 0 19 46,3 5 31,6
Thông
Khí
Bình thường 19 79,2 18 34 8 42,1
Giảm 5 20,8 35 66 11 57,9
Rantại
phổi
Không ran 8 33,3 12 22,6 4 21,1
Ran ẩm 14 58,3 10 18,9 11 57,9
Ran rít 0 0 18 34 1 5,3
Ran ẩm, ran rít 2 8,3 13 24,5 3 15,8
*: Một số bệnh nhân không đánh giá được triệu chứng thở nhanh và RLLN
P.T. Quế, P.V. Thắng / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 34, Số 2 (2018) 105-109 107
Nhận xét:
Bệnh nhân suy hô hấp cấp type 1 đều thở
nhanh, tím và SpO2 giảm dưới 90%, rút lõm
lồng ngực chiếm 78,9%, ran ẩm hay gặp nhất.
Nhóm suy hô hấp cấp type 2 có thể gặp thở
chậm, không có tím, SpO2 trên 90%; tiếng thở
bất thường hay gặp thở khò khè.
Suy hô hấp cấp type 3 đều có tím và SpO2
giảm dưới 90%; 93,8% bệnh nhân rút lõm lồng
ngựcvà 25% thở chậm; 78,9% có ran ẩm.
Bảng 3.2. Triệu chứng cận lâm sàng của các type suy hô hấp cấp
Đặc điểm
Type 1 (n=24) Type 2 (n=53) Type 3 (n=19)
n % n % n %
Bạch cầu
Bình thường 9 37,5 28 52,8 7 36,8
Giảm 3 12,5 3 5,7 3 15,8
Tăng 12 50 22 41,5 9 47,4
CRP
Bình thường 9 37,5 36 67,9 13 68,4
Tăng 15 62,5 17 32,1 6 31,6
Xquang ngực
Tổn thương nhu mô 19 100 27 62,8 14 87,5
Xẹp phổi 0 0 9 18,6 0 0
Ứ khí 0 0 9 18,6 2 12,5
Nhận xét:
Bệnh nhân suy hô hấp cấp type 1 có CRP
tăng trên 10mg/l và thay đổi số lượng bạch cầu,
các bệnh nhân có tổn thương phổi đều là tổn
thương nhu mô.
Suy hô hấp cấp type 2: ứ khí và xẹp phổi
chiếm 37,2%.
Bệnh nhân suy hô hấp cấp type 3 có 63,2%
có thay đổi bạch cầu, Xquang phổi hay gặp là
tổn thương nhu mô.
3.3. Nguyên nhân suy hô hấp cấp theo khí máu
Bảng 3.3. Phân bố bệnh chính của các type suy hô hấp
Bệnh n Type 1 (%) Type 2 (%) Type 3 (%)
Bệnh lý
hô hấp
Viêm phế quản phổi 36 16,7 61,1 22,2
Viêm tiểu phế quản 19 0 100 0
Dị dạng đường thở 3 0 66,7 33,3
Phù phổi cấp 4 100 0 0
ARDS 14 53,8 0 46,2
Bệnh phổi kẽ 2 0 50 50
Khó thở thanh quản 2 0 100 0
Bệnh lý tim
mạch
Viêm cơ tim 1 100 0 0
Tim bẩm sinh 1 0 0 100
Bệnh lý thần
kinh
Viêm não 3 0 100 0
Nhược cơ 4 0 100 0
Guilaine Bare 2 0 100 0
Khác Shock nhiễm khuẩn 5 100 0 0
P.T. Quế, P.V. Thắng / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 34, Số 2 (2018) 105-109
108
Nhận xét:
Viêm phế quản phổi là nguyên nhân suy hô
hấp cấp hay gặp nhất (37,5%). Và suy hô hấp
cấp type 2 chiếm 61,1%, sau đó là type 3 và
type1.Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển
nhanh (ARDS) thuộc type 1 hoặc type 3.Viêm
phổi nặng, phù phổi cấp thuộc type 1.
Bệnh nhân viêm tiểu phế quản, khó thở
thanh quản, viêm não, nhược cơ, hội chứng
Guillain-Barre có suy hô hấp đều thuộc type 2.
4. Bàn luận
4.1. Phân loại suy hô hấp cấp theo khí máu
Nghiên cứu này có 55,2% bệnh nhân suy hô
hấp cấp type 2; 25% suy hô hấp cấp type 1 còn
lại suy hô hấp type 3. Kết quả này không tương
đồng với hai tác giả Jatinder Singh và Sunil
Karande [3, 6]. Lý giải điều này là do số lượng
bệnh nhân của các nghiên cứu không tương
xứng và số bệnh nhân suy hô hấp theo nhóm
căn nguyên là khác nhau.
4.2. Triệu chứng lâm sàng suy hô hấp cấp theo
khí máu
Suy hô hấp cấp type1 là suy hô hấp giảm
oxy máu, cơ chế quan trọng nhất là bất tương
xứng thông khí tưới máu và shunt trong phổi.
Tổn thương nhu mô phổi là đặc điểm giải phẫu
bệnh của bệnh nhân suy hô hấp type 1. Do đó,
biểu hiện lâm sàng chủ yếu là tình trạng giảm
oxy máu và triệu chứng tổn thương phổi. Suy
hô hấp cấp type 2 là suy hô hấp do giảm thông
khí dẫn đến tăng khí carbonic trong máu, trong
đó vai trò quan trọng của đường dẫn khí, bơm
hô hấp – cơ hô hấp, thành ngực, trung tâm hô
hấp. Các triệu chứng lâm sàng của type này là
sự kết hợp của triệu chứng bệnh lý nguyên nhân
và tình trạng tăng PaCO2 trong máu. Suy hô
hấp cấp type 3 hay hỗn hợp nghĩa là giảm oxy
máu và giảm thông khí. Nhóm này có biểu
hiện lâm sàng nặng và phối hợp triệu chứng
của hai type trên.
4.3. Nguyên nhân suy hô hấp cấp theo khí máu
Kết quả nghiên cứu cho thấy viêmphế quản
phổi là nguyên nhân phổ biến nhất gây suy hô
hấp cấp. Kết quả này tương tự với kết quả của
tác giả Jatinder Singh và Sunil Karande [3, 6].
Bệnh nhân viêm phế quản phổi suy hô hấp type
2 chiếm 61,1%. Kết quả này không tương đồng
với tác giả Sunil Karande với 9% viêm phế
quản phổi thuộc type 2 [6]. Lý giải điều này là
do số lượng bệnh nhân viêm phế quản phổi của
chúng tôi còn ít (36 bệnh nhân).
5. Kết luận
5.1. Phân loại suy hô hấp cấp theo khí máu
96 bệnh nhân, type 2 chiếm tỷ lệ cao nhất,
sau đó là type 1 và type 3.
5.2. Đặc điểm lâm sàng suy hô hấp cấp theo
khí máu
Suy hô hấp type 1: Tất cả bệnh nhân đều có
thở nhanh, tím và SpO2 giảm dưới 90%, phần
lớn có rút lõm lồng ngực, ran ẩm tại phổi, CRP
tăng trên 10mg/l và thay đổi số lượng bạch cầu;
các bệnh nhân có tổn thương phổi đều là tổn
thương nhu mô.
Bệnh nhân suy hô hấp type 2 có thể gặp thở
chậm, không tím và SpO2 trên 90%, hay gặp
thở khò khè. Tổn thương ứ khí và xẹp phổi
chiếm 37,2%.
Bệnh nhân suy hô hấp type 3: có đặc điểm
lâm sàng của hai type trên.
5.3. Nguyên nhân suy hô hấp cấp theo khí máu
Viêm phế quản phổi là nguyên nhân phổ
biến gây suy hô hấp cấp và suy hô hấp type
2chiếm tỷ lệ cao nhất. Hội chứng suy hô hấp
cấp tiến triển nhanh (ARDS) thuộc type 1 hoặc
type 3. Viêm phổi nặng, phù phổi cấp thuộc
type1. Viêm tiểu phế quản, khó thở thanh quản,
viêm não, nhược cơ, hội chứng Guillain-Barre
có suy hô hấp đều thuộc type 2.
P.T. Quế, P.V. Thắng / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 34, Số 2 (2018) 105-109 109
Tài liệu tham khảo
[1] Hammer J. (2013). Acute respiratory failure in
children. Paediatr Respir Rev, 14(2), 64-69.
[2] Khilnani G.C, Bammigatti C. (2001). Acute
Respiratory failure - Algorithmic Approach -
Diagnosis and Management. Indian J Pediatr.
[3] Singh J, Bhardwar V, Sobtia P, et al. (2014).
Clinical Profile and Outcome of Acute
Respiratory Failure in Children: A Prospective
Study in a Tertiary Care Hospital.Int J Clin
Pediatr, 3(2), 46-54.
[4] Trần Quỵ, Trần Thị Hồng Vân (2009). Suy hô hấp
cấp tính ở trẻ em. Bài giảng Nhi Khoa tập 1, Nhà
xuất bản Y học, Hà Nội, 416-421.
[5] Nguyễn Quang Hưng (2011), Phân loại nguyên
nhân và nhận xét kết quả điều trị ban đầu suy hô
hấp cấp ở trẻ em tại khoa cấp cứu bệnh viện Nhi
Trung ương, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
[6] Karande S, Murkey R, Ahuja S, et al. (2003).
Clinical profile and outcome of acute respiratory
failure. Indian J Pediatr, 70(11), 865-869.
Clinical Features, Causes and Classification of Pediatric Acute
Respiratory Failure through Arterial Blood Gas
Pham Thi Que, Pham Van Thang
Hanoi Medical University, 1 Ton That Tung, Dong Da, Hanoi, Vietnam
Abstract: The study describes clinical features, causes and classification of acute respiratory
failure in a group of children treated in the Intensive Care Unit of Vietnam National Children's
Hospital through arterial blood gas. A prospective descriptive study was conducted on 96 patients with
acute respiratory failure in the named hospital from October 2016 to October 2017. The study results
show that Type 2 acute respiratory failure accounted for 55.2%, followed by Type 1 with 25% and
Type 3, 19.8%. All the patients with Type 1 respiratory failure had tachypnea, cyanosis, SpO2 ≤ 90%
and bilateral parenchymal lung injury. The patients with Type 2 acute respiratory failure had
symptoms like bradypnea, acynosis, SpO2 ≥ 90%; highly frequent wheezing; and emphysema and
atelectasis accounted for 37.2%. The results also show that bronchopneumonia was the most common
cause of acute respiratory failure, in which, 61.1% was Type 2 acute respiratory failure. The paper
concludes that the indentified clinical features of acute respiratory failure can be used to assess severe
conditions and recommend appropriate treatment interventions.
Keywords: Classification of acute respiratory failure, arterial blood gas.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_lam_sang_nguyen_nhan_phan_loai_suy_ho_hap_cap_o_tre.pdf