KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 9 bệnh nhân được chẩn
đoán HKTMNS tại Bệnh Viện Chợ Rẫy năm
2010 chúng tôi thấy có một số đặc điểm sau:
- Bệnh phân bố rải rác ở các lứa tuổi nhưng
vẫn tập trung nhiều ở người trưởng thành với
nữ chiếm ưu thế chiếm tỉ lệ 55,6%. Theo nghiên
cứu của các tác giả nước ngoài tỉ lệ bệnh ở nữ
cao hơn nam. Theo chúng tôi có lẽ do số lượng
mẫu trong nghiên cứu còn ít nên sự khác nhau
về tỉ lệ bệnh về giới với các nghiên cứu nước
ngoài không có ý nghĩa.
- Triệu chứng thường gặp ở bệnh thường
là nhức đầu chiếm tỉ lệ gần 80%, tiếp theo là
yếu 2 chi, liệt nửa người. Điều này tương
đồng với vị trí huyết khối thường gặp ở
xoang tĩnh mạch dọc trên, tĩnh mạch vỏ não,
xoang ngang. Các triệu chứng này phối hợp
trên cùng một bệnh nhân.
- 70% bệnh nhân có mang yếu tố tăng đông
bao gồm cả tăng đông di truyền (n=4) và tăng
đông thứ phát (n=2) và 30% trường hợp không
xác định được nguyên nhân.
- Yếu tố tăng đông nguyên phát thường gặp:
giảm PS (75%) và giảm PC (25%).
- Yếu tố tăng đông thứ phát thường gặp chủ
yếu liên quan đến uống thuốc ngừa thai (40%)
có thai (20%) và nhiễm khuẩn (20%).
- Có 1 trường hợp bệnh nhân vừa có yếu tố
tăng đông nguyên phát và thứ phát (33,3%).
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 220 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố nguy cơ tăng đông trên bệnh nhân huyết khối tĩnh mạch nội sọ tại bệnh viện chợ Rẫy năm 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 249
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ TĂNG ĐÔNG
TRÊN BỆNH NHÂN HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH NỘI SỌ
TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY NĂM 2010
Trần Thanh Tùng*, Trần Quí Phương Linh*, Lâm Mỹ Hạnh*, Phó Phước Sương*,
Nguyễn Thị Trúc Mai*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Huyết khối tĩnh mạch nội sọ (HKTMNS) là một bệnh hiếm gặp chiếm tỉ lệ khoảng <1/100.000
dân /năm(5). Các triệu chứng lâm sàng đa dạng và thường không điển hình, có nhiều nguyên nhân góp phần gây
HKTMNS. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm tìm hiểu một số đặc điểm lâm sàng của HKTMNS
và một số yếu tố nguy cơ tăng đông.
Mục tiêu: Nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng và yếu tố tăng đông trên bệnh nhân được chẩn đoán huyết khối
tĩnh mạch nội sọ (HKTMNS) tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 01/2010 đến tháng 12/2010.
Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân được chẩn đoán xác định HKTMNS tại BV Chợ Rẫy trong năm 2010.
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu cắt ngang miêu tả.
Kết quả: Năm 2010, chúng tôi có 09 trường hợp được chẩn đoán HKTMNS với tuổi trung bình 45,6 tuổi,
nữ chiếm tỉ lệ 55,6%. Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh là đau đầu (78%), bệnh thường khởi phát cấp tính
hoặc bán cấp, không trường hợp nào khởi phát mạn tính. Vị trí xuất huyết thường gặp là xoang tĩnh mạch dọc
trên 88,9%. Mặt khác, có 66,7% trường hợp có kèm yếu tố tăng đông trong đó có 01 bệnh nhân vừa có yếu tố
tăng đông di truyền kết hợp yếu tố tăng đông thứ phát chiếm tỉ lệ 33,3%. Tuy nhiên, có 33% trường hợp không
tìm thấy yếu tố nguy cơ nào.
Bàn luận - kết luận: Bệnh HKTMNS hiếm gặp, bệnh thường diễn tiến cấp tính, triệu chứng khởi phát hay
gặp là nhức đầu, vị trí huyết khối đa số là xoang tĩnh mạch dọc trên. 67% bệnh nhân có yếu tố nguy cơ tăng
đông.
Từ khóa: huyết khối tĩnh mạch nội sọ, yếu tố nguy cơ di truyền, yếu tố nguy cơ mắc phải.
ABSTRACT
CLINICAL FEATURES AND RISK FACTORS THROMBOPHILIA OF INTRACRANIAL VENOUS
THROMBOSIS
Tran Thanh Tung, Tran Qui Phuong Linh, Lam My Hanh, Pho Phuoc Suong, Nguyen Thi Truc Mai
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011:249 - 253
Background:Cerebral venous thrombosis (CVT) is uncommon, with an overal incident of <1/100,000
annually.The clinical presentation of CVT is highly variable and nonspecific.So we do studies to evaluate clinical
features and risk factors regarding thrombophilia of CVT.
Objectives: Evaluate clinical features and risk factors regarding thrombophilia of intracranial venous
thrombosis.
Subjects: Patients were Intracranical venous thrombosis in Chợ Rẫy Hospital from Jannuary, 2010 to
December, 2010.
Methods: retrospective study.
*Bệnh viện Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: BS.CKII. Trần Thanh Tùng ĐT: 0918683267 Email: tungbvcr04@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 250
Results: Of the 9 patients confirmed with cerebral venous thrombosis (CVT), there were 4 males and 5
females with a mean age of 45.6 years. The most clinical presentation was headache (78%). The onset was acute,
subacute, non-chronic. The most common venous sinuses were superior sagittal sinus occupied 88.9%. On the
other hand, thrombotic risk factors were found in 6 patients accounting to 66.7% of all cases, while one patient
had not only primary promthrombotic, but also secondary prombotic condition. However, the percentage of
unknown risk factors thrombophilia was 33%.
Conclusion:Cerebral venous thrombosis is an uncommon, the onset is acute, headache is the most frequent
symptom.The most common venous sinuses are superior sagittal sinus. On the other hand 66.7% of all cases have
risk factors thrombophilia.
Key words: cerebral venuous thrombosis, primary risk factors thrombophilia, secondary risk factors
thrombophilia.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Huyết khối tĩnh mạch nội sọ (HKTMNS) là
một bệnh hiếm gặp chiếm tỉ lệ khoảng
<1/100.000 dân /năm(5). Các triệu chứng lâm sàng
của bệnh rất đa dạng và thường không điển
hình, nó phụ thuộc vào vị trí huyết khối (xoang,
tĩnh mạch) và có triệu chứng tăng áp lực nội sọ
kèm theo hay không. Xét nghiệm chẩn đoán
bệnh chủ yếu dựa vào chụp cộng hưởng từ
(MRI), chụp cắt lớp điện toán (CT) và chụp
mạch máu não.
Nguyên nhân HKTMNS không phải do xơ
vữa động mạch mà do rối loạn trong quá trình
đông máu: tăng đông nguyên phát (di truyền)
hay thứ phát (uống thuốc ngừa thai, thai kì hay
hậu sản, nhiễm khuẩn, bệnh lý ác tính, hay chấn
thương đầu..). Vì thế HKTMNS không những
được phát hiện ở khoa nội thần kinh mà còn gặp
ở nhiều chuyên khoa khác: nhiệt đới, huyết học,
sản khoa, ung thư... Cho nên chúng tôi làm
nghiên cứu này nhằm tìm hiểu một số đặc điểm
lâm sàng của HKTMNS để khảo sát tính đa
dạng của bệnh, đồng thời tìm ra một số yếu tố
nguy cơ của bệnh đặc biệt nguy cơ tăng đông.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Khảo sát đặc điểm lâm sàng và yếu tố nguy
cơ tăng đông ở bệnh nhân HKTMNS tại Bệnh
viện Chợ Rẫy từ 1/2010 đến 12/2010.
Mục tiêu cụ thể
1. Khảo sát đặc điểm về tuổi, giới, kiểu khởi
phát bệnh, bệnh cảnh lâm sàng.
2. Khảo sát các yếu tố nguy cơ tăng đông:
nguyên phát hay thứ phát.
Các yếu tố tăng đông nguyên phát
(di truyền):
Protein C (PC).
Protein S (PS).
Antithrombin III (ATIII).
APCR.
Yếu tố VIII.
Các yếu tố tăng đông mắc phải:
Có thai.
Hậu sản và sau hư thai.
Uống thuốc ngừa thai.
Điều trị thay thế bằng Hormon.
Bệnh ung thư.
Nhiễm khuẩn nặng, nhiễm khuẩn huyết.
Tăng độ nhớt của máu (suy tim, đa hồng cầu).
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Đại cương
Huyết khối tĩnh mạch não là bệnh lý ít gặp
với triệu chứng lâm sàng đa dạng nên nhiều
trường hợp trước đây không được phát hiện.
Một nghiên cứu tại Anh và xứ Wales có khoảng
22 trường hợp/56,000 dân(2). Tại Bồ Đào Nha mỗi
năm có khoảng 91 trường hợp HKTMNS mới,
chiếm tỉ lệ khoảng 0,22/100,000 dân/mỗi năm(4).
Bệnh phổ biến ở nữ hơn nam với tỉ lệ nữ:
nam (3:1). Thai kì, hậu sản và uống thuốc ngừa
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 251
thai làm gia tăng tần suất mắc bệnh ở phụ nữ.
Sự mất cân bằng này chỉ xảy ra ở phụ nữ trưởng
thành, không có sự khác biệt về giới tính ở bệnh
nhân trẻ em và người lớn tuổi(7). Tuổi mắc bệnh
thường trẻ hơn tuổi bệnh nhân bị đột quỵ. Tuổi
trung bình khoảng 39 tuổi, chỉ khoảng 8% bệnh
nhân lớn hơn 65 tuổi(4).
Triệu chứng lâm sàng(1)
Triệu chứng lâm sàng của huyết khối tĩnh
mạch não đa dạng, thường diễn biến từ từ
nhưng cũng có khi xảy ra đột ngột. Triệu
chứng lâm sàng có thể xếp thành ba nhóm hội
chứng lớn:
* Hội chứng tăng áp lực nội sọ đơn thuần
(nhức đầu có hoặc không có nôn ói, phù gai và
bất thường thị giác).
* Hội chứng khu trú: dấu thần kinh định vị,
co giật, hoặc cả hai.
* Bệnh não: biểu hiện triệu chứng đa ổ, biến
đổi trạng thái tâm thần, lú lẫn hoặc hôn mê.
Cận lâm sàng
Xét nghiệm chẩn đoán
* Chụp cắt lớp vi tính (CT): hình ảnh nhồi
máu não không phù hợp phân bố mạch máu.
Giúp loại trừ u não, áp xe não. Tuy nhiên độ đặc
hiệu không cao. Khoảng 10-20% bệnh nhân
HKTMNS có CT não bình thường.
* Chụp cộng hưởng từ sọ não (MRI): xét
nghiệm chẩn đoán xác định:
- MRI có thể thấy hình ảnh nhồi máu não
không tương xứng với khu vực cấp máu của
động mạch não, đồng thời cho thấy sự vắng
dòng chảy trong các tĩnh mạch.
- Chụp tĩnh mạch cộng hưởng từ cho phép
thấy được các xoang tĩnh mạch màng cứng và
tĩnh mạch não để xác định huyết khối tĩnh
mạch não.
* Chụp mạch máu não thường qui: Cho
phép thấy rõ hệ thống tĩnh mạch cũng như hình
ảnh huyết khối tĩnh mạch não. Tuy nhiên là xét
nghiệm xâm lấn nên ít sử dụng.
Xét nghiệm để tiên lượng và điều trị
- Dịch não tủy.
- Xét nghiệm bộ tăng đông.
- Marker ung thư, tự miễn.
- Siêu âm tim, mạch máu.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân được chẩn đoán HKTMNS tại
Bệnh viện Chợ Rẫy từ 1/2010 đến 12/2010.
Phương pháp nghiên cứu
Hồi cứu cắt ngang mô tả.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Bệnh nhân được chẩn đoán HKTMNS dựa
vào lâm sàng và cận lâm sàng. Cận lâm sàng
phải có một chụp cộng hưởng từ hoặc chụp
mạch máu não.
Tiêu chuẩn loại trừ
Những trường hợp chỉ được chẩn đoán
trên lâm sàng hay cận lâm sàng và dựa vào
chụp cắt lớp điện toán cũng được loại trừ
trong nghiên cứu do tính đặc hiệu của việc
chẩn đoán không cao.
Định nghĩa biến số:
Các yếu tố di truyền:(9)
* Protein C (PC):
- Bình thường = 70 - 130%.
- Thiếu khi nồng độ PC trong huyết tương < 70%.
* Protein S (PS):
- Bình thường = 65 - 130%.
- Thiếu khi nồng độ PS trong huyết tương < 65%.
* Antithrombin III (ATIII):
- Bình thường = 80 - 120%.
- Thiếu khi nồng độ ATIII trong huyết
tương < 80%.
* APCR:
- Bình thường tỷ lệ APCR-V = 2,1 - 3,3.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 252
- Thiếu khi tỷ lệ APCR-V < 2,1.
* Yếu tố VIII:
- Bình thường = 60 - 150%.
- Tăng khi > 150%.
KẾT QUẢ
Qua nghiên cứu 09 trường hợp (n=9).
Bảng 1: Phân bố theo tuổi, giới
Đặc điểm Kết quả
Tuổi
Nam: nữ
45,7 ± 20
4:5
Nhận xét: Tuổi trung bình mắc bệnh là 45,7
tuổi và nữ nhiều hơn nam.
Bảng 2: Triệu chứng khởi bệnh
Lâm sàng Nghiên cứu
của chúng
tôi (n= 9) %
Tác giả
trong
nước(8)
(n=25) %
Tác giả
nước
ngoài(6)
(n=7) %
Nhức đầu 77,8% 88% 77,3%
Yếu liệt chi dưới 77,8% 64% -
Yếu liệt chi trên 66,7% - -
Co giật cục bộ 55,6% 32% 54,5%
Rối loạn ý thức 11,1% 41,7% 50%
Bất thường thần
kinh sọ
22% 48% 54,5%
Nôn ói 33% - -
Nhận xét và bàn luận: Nhức đầu là triệu
chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân HKTMNS
chiếm tỉ lệ 78% tương tự nghiên cứu của Vũ
Anh Nhị và cộng sự (91,7%) và Kajtani và cộng
sự (77,3%). Tiếp theo là liệt 2 chi dưới, liệt 2 chi
trên, co giật, rối loạn ý thức.
Bảng 3: Kiểu khởi phát bệnh
Khởi phát NC của nhóm
n=9 (%)
Tác giả trong
nước
n=12 (%)
Tác giả nước
ngoài
n=38 (%)
Cấp
Bán cấp
55,6
44,4
47,4
41,7
27
50
Nhận xét và bàn luận:
Cách khởi bệnh thường là cấp < 48h
(55,56%), bán cấp là 4-30 ngày (44,4%), không
có trường hợp nào khởi phát mạn tính (> 30
ngày). Theo Bousser và cộng sự thì 27% khởi
phát trước 48 giờ, 50% từ 48 giờ - 30 ngày và
23% trên 30 ngày(1).
Bảng 4: Vị trí tổn thương
Vị trí Số bệnh nhân (%)
Xoang tĩnh mạch dọc trên
Tĩnh mạch võ nảo
Xoang ngang bên trái
Xoang ngang bên phải
Xoang Sigma
8 (88,9)
7 (77,8)
3 (33,3)
3 (33,3)
2 (22,2)
Nhận xét và bàn luận: Vị trí huyết khối là
xoang dọc trên là phổ biến nhất với tỉ lệ 88,9%
tương xứng với triệu chứng đau đầu chiếm ưu
thế tương đương với nghiên cứu của Vennu và
cộng sự xoang tĩnh mạch dọc trên chiếm ưu thế
59%, xoang ngang 58%(10).
Bảng 5: Tỷ lệ các yếu tố tăng đông
Yếu tố tăng đông
(YTTĐ)
NC của nhóm
n=9 (%)
Tác giả nước
ngoài(6)
n=22 (%)
Có YTTĐ
Không YTTĐ
6 (70)
3 (30)
16 (72,7)
6 (27,3)
Nguyên phát (n=4)
Giảm PS
Giảm PC
Giảm APCR
Thiếu ATIII
Tăng FVIII
3 (75)
1 (25)
0
0
0
Thứ phát (n=5)
Uống thuốc ngừa thai
Có thai
Nhiễm khuẩn
Hậu sản
Ung thư
Tăng độ nhớt máu
2 (40)
1 (20)
1 (20)
0
0
0
Nhận xét và bàn luận: Trong nghiên cứu
của chúng tôi có 3 bệnh nhân không tìm thấy
yếu tố nguy cơ nào chiếm tỉ lệ 33,3% tương tự
nghiên cứu của Kajtazi và cộng sự(6). Trong
nhóm bệnh nhân có yếu tố nguy cơ nguyên
phát chủ yếu là giảm PS(75%) và PC(25%),
nhóm nguy cơ thứ phát chủ yếu liên quan đến
bệnh nhân uống thuốc ngừa thai (40%) và có
thai (20%).
Bảng 6: Phối hợp các yếu tố nguy cơ tăng đông
Tăng đông nguyên phát
Tăng đông thứ
phát
Không
(%)
Có
(%)
P
Không 0 3 (100) 0,2
Có 2 (66,7) 1 (33,3)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 253
Nhận xét: Trong 6 bệnh nhân có đi kèm yếu
tố tăng đông, trong đó có 1 bệnh nhân vừa có
yếu tố tăng đông nguyên phát vừa đi kèm yếu
tố tăng đông thứ phát chiếm tỉ lệ 33,3%. Qua
bảng thống kê trên ta thấy có thể nhiều yếu tố
nguy cơ cùng hiện diện trên một bệnh nhân.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 9 bệnh nhân được chẩn
đoán HKTMNS tại Bệnh Viện Chợ Rẫy năm
2010 chúng tôi thấy có một số đặc điểm sau:
- Bệnh phân bố rải rác ở các lứa tuổi nhưng
vẫn tập trung nhiều ở người trưởng thành với
nữ chiếm ưu thế chiếm tỉ lệ 55,6%. Theo nghiên
cứu của các tác giả nước ngoài tỉ lệ bệnh ở nữ
cao hơn nam. Theo chúng tôi có lẽ do số lượng
mẫu trong nghiên cứu còn ít nên sự khác nhau
về tỉ lệ bệnh về giới với các nghiên cứu nước
ngoài không có ý nghĩa.
- Triệu chứng thường gặp ở bệnh thường
là nhức đầu chiếm tỉ lệ gần 80%, tiếp theo là
yếu 2 chi, liệt nửa người. Điều này tương
đồng với vị trí huyết khối thường gặp ở
xoang tĩnh mạch dọc trên, tĩnh mạch vỏ não,
xoang ngang. Các triệu chứng này phối hợp
trên cùng một bệnh nhân.
- 70% bệnh nhân có mang yếu tố tăng đông
bao gồm cả tăng đông di truyền (n=4) và tăng
đông thứ phát (n=2) và 30% trường hợp không
xác định được nguyên nhân.
- Yếu tố tăng đông nguyên phát thường gặp:
giảm PS (75%) và giảm PC (25%).
- Yếu tố tăng đông thứ phát thường gặp chủ
yếu liên quan đến uống thuốc ngừa thai (40%)
có thai (20%) và nhiễm khuẩn (20%).
- Có 1 trường hợp bệnh nhân vừa có yếu tố
tăng đông nguyên phát và thứ phát (33,3%).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bousser MG, Barnett HJM. (1998). Cerebral Venous Thrombosis.
In: Barnett HJM, Mohr JB, Stein BM, Yatsu FM (eds). Stroke:
Phathophysiology, Diagnosis and Management. 3rd ed,
Churchill Livingstone; 623-648.
2. Bousser MG. Cerebral venous thrombosis: diagnosis and
management, J Neurol (2000) 247: 252–258.
3. Ferro JM, Corrreia M,Pontes C,et al. (2001) Cerebral vein and
dural sinus thrombosis in Portugua: 1980 -1998. Cerebrovasc
Dis:11:177
4. Ferro JM, Canhão P, Stam J, et al. Prognosis of cerebral vein and
dural sinus thrombosis: results of the International Study on
Cerebral Vein and Dural Sinus Thrombosis (ISCVT). Stroke
2004; 35:664.
5. Ferro JM. Uptodate(2011): etiology, clinical features and
diagnosis of cerebral venous thrombosis.
6. Kajtazi NI, Zimmerman VA, Cerebral venous thrombosis in
Saudi Arabia. Clinical variables, response to treatment, and
outcome. Neurosciences (Riyadh). 2009 Oct;14(4):349-354.
7. Kalbag RM, Woolf AL. Cerebral Venous Thrombosis, Oxford
University Press, London 1967
8. Lê Văn Thính, Trịnh Tiến Lực, Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận
lâm sàng và điều trị ở bệnh nhân HKTMNS tại bệnh viện Bạch
Mai 2008 đến 2010.
www.thankinh.org/SHhoi/10Dec/5%20Gs%20Thinh%20HKT
MNS.pdf
9. Seligsohn U, Griffin JH (2005). Hereditary Thrombophilia.
Williams Hematology 2005, seventh edition, 1981-2007.
10. Vembu P Cerebral venous thrombosis in Kuwait. Clinical
presentation, risk factors, and management:2000-2010.
Neurosciences (Riyadh). 2011 Apr;16(2):129-36.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_lam_sang_va_cac_yeu_to_nguy_co_tang_dong_tren_benh.pdf