Xét nghiệm độc chất chì
Đây là xét nghiệm quan trọng nhất để chẩn đoán
xác định cũng như phân loại mức độ ngộ độc chì.
Nồng độ chì máu dao động rất nhiều thấp nhất là
17,9 µg/dl, và lên đến cao nhất là 120µg/dl. Mức
độ chì máu thường gặp nhất là trung bình (50,0%),
tuy nhiên ở ngưỡng nồng độ này các triệu chứng
có thể biểu hiện đầy đủ như co giật biếng ăn, thiếu
máu.
Trên hệ huyết học, nồng độ chì máu thấp nhất
gây thiếu máu là 23,6µg/dl, cũng tương tự với tác
giả Schwart nồng độ chì máu ≥ 25µg/dl có thể ảnh
hưởng lên huyết học gây thiếu máu [5][6]. Nồng độ
chì niệu ở mức độ trung bình (0,01-0,46 g/l), có thể
là nguyên nhân làm nặng thêm tình trạng ngộ độc
chì do chì đào thải ít và tích lũy nhiều trong cơ thể
gây độc kéo dài. Nồng độ chì máu và chì niệu không
có mối tương quan với nhau. Điều này có thể lý giải
là do chức năng đào thải chì của thận ở trẻ em chưa
hoàn chỉnh, đặc biệt ở trẻ < 12 tháng, vì vậy không
dựa vào nồng độ chì niệu để tiên lượng bệnh trong
ngộ độc chì ở trẻ em.
Bất thường trên điện não đồ
Trong số 66 bệnh nhân được chỉ định làm điện
não đồ thì có 20 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 30,3% xuất
hiện hình ảnh sóng động kinh trên bản ghi, phần lớn
là các sóng biên độ cao có thể hoặc không lan tỏa
hai bên bán cầu. Đây là tỷ lệ khá cao và cũng là một
trong những nguyên nhân gây chẩn đoán nhầm với
bệnh động kinh ở bệnh nhân ngộ độc chì khi bệnh
nhân có biểu hiện co giật toàn thân cơn ngắn không
kèm theo sốt và có sóng bất thường trển bản ghi
điện não đồ. Sóng động kinh gặp chủ yếu ở các mức
chì máu nặng và trung bình. Điều này cũng phù hợp
với cơ chế tác động của ngộ độc khi chì máu vượt
trên 50 µg/dl là ngưỡng có thể gây co giật ở trẻ em.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 20 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhi ngộ độc chì điều trị tại trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
85
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 2 - tháng 4/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHI
NGỘ ĐỘC CHÌ ĐIỀU TRỊ TẠI TRUNG TÂM CHỐNG ĐỘC
BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Bế Hồng Thu1, Ngô Đức Ngọc2,3
(1) Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai
(2) Bộ môn Hồi sức cấp cứu, Trường Đại học Y Hà Nội
(3) Khoa cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Ngộ độc chì là một cấp cứu thường gặp trên thế giới. Trẻ em bị ngộ độc chì có thể bị tổn
thương nặng nề như co giật, hôn mê, viêm não, suy thận. Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm
sàng của bệnh nhi ngộ độc chì điều trị tại Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương
pháp: Nghiên cứu hồi cứu mô tả phân tích trên 108 bệnh nhi tại Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai từ
tháng 3/2012 đến 9/2013. Kết quả: Các triệu chứng đầu tiên sau tiếp xúc nguồn nhiễm chì: co giật (23,1%),
nôn (21,3%), tiêu chảy (3,6%). Mức độ các triệu chứng liên quan với nồng độ chì máu (p<0,05). nồng độ chì
máu trung bình là 56,1 µg/dl; chì niệu trung bình 0,08 g/l, cao nhất 0,46 g/l. Thiếu máu mức độ nhẹ và vừa
chiếm chủ yếu (46,3%), có liên quan với nồng độ chì máu. Có 20 bệnh nhân (30,3%) xuất hiện sóng động kinh
trên bản ghi. Kết luận: Ở bệnh nhi có các triệu chứng chỉ điểm như co giật, nôn, rối loạn ý thức...cần phải nghĩ
tới ngộ độc chì và cho chỉ định làm xét nghiệm chì máu, chì niệu. Mức độ triệu chứng tương quan với nồng
độ chì máu. Không nên sử dụng nồng độ chì niệu để tiên lượng mức độ nặng của bệnh.
Từ khóa: Ngộ độc chì, trẻ em, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng.
Abstract
CLINICAL AND LABORATORY CHARACTERISTICS IN LEAD POISONING
CHILDREN IN POISON CONTROL CENTER BACH MAI HOSPITAL
Be Hong Thu1, Ngo Duc Ngoc2,3
(1) The Poison Control Center in Bach Mai Hospital
(2) Hanoi Medical Hospital
(3) Bach Mai Hospital, Hanoi
Background: Lead poisoning is a common emergency in the worldwide. When exposure in the body, lead
will affect most organs and systems such as neurologic, hematologic, renal, gastrointestinal, bone, immune.
In particular, children with lead poisoning can be severe as convulsions, coma, meningitis, kidney failure.
Objective: To evaluate the clinical, laboratory of children with lead poisoning treated at the Poison Control
Center in Bach Mai Hospital. Methodology: Retrospective descriptive study with 108 patients at the Poison
Control Center in Bach Mai Hospital from 3/2012 to 9/2013. Results: The first symptoms after lead exposure:
seizure (26.9%), vomiting (5.6%), diarrhea (4.6%). The intensity of symptoms correlated with lead serum
level (p <0.05). The mean serum lead level were 56.1 µg/dl; mean urine lead level were 0.08 g/l, maximum
concentration was 0.46 g/l. A half of cases have mild and morderate anemia, it had correlation with serum
lead level. There were 20 patients (33%) had epilesy wave form in encephalo-electro-graphies. Conclusion: It
is necessary to assess sign and symtoms of neurologic (seizures, li packages, irritability, cranial nerve paralysis,
decreased motor spirit), gastrointestine (vomiting, diarrhea, abdominal pain), hematologic (anemia mild to
moderate) for the early diagnosis of lead poisoning, avoid heavy complications in children.
Keywords: Lead poisoning, children, clinical and paraclinical lead poisoning.
-----
- Địa chỉ liên hệ: Bế Hồng Thu, Email: ngoducngoc@gmail.com
- Ngày nhận bài: 3/1/2017; Ngày đồng ý đăng: 12s/4/2017; Ngày xuất bản: 20/4/2017
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngộ độc chì là bệnh xảy ra ở nhiều nơi trên thế
giới, cả những nước phát triển và đang phát triển,
nguyên nhân chính là do ô nhiễm môi trường như
đất, không khí, nước... Khi vào cơ thể chì sẽ ảnh
hưởng đến hầu hết các cơ quan như thần kinh, máu,
86
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 2 - tháng 4/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
thận, tiêu hóa, xương, miễn dịch. Trẻ em bị ngộ độc
chì có thể bị tổn thương nặng nề như co giật, hôn mê,
viêm não, suy thận. Khoảng 25 đến 30% trẻ sẽ bị di
chứng vĩnh viễn gây chậm phát triển trí tuệ, rối loạn
chức năng tâm thần [1]. Việc theo dõi và phát hiện
đúng triệu chứng lâm sàng đồng thời làm xét nghiệm
độc chất chì cho các đối tượng có yếu tố nguy cơ thì
có thể hạn chế được tình trạng chẩn đoán nhầm và
muộn, từ đó đưa ra hướng điều trị, theo dõi bệnh
nhân kịp thời. Hiện nay, các nghiên cứu về ngộ độc chì
ở Việt Nam đặc biệt là trên bệnh nhi còn rất ít. Trước
tình hình đó, chúng tôi thực hiện đề tài: “Đặc điểm
lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhi ngộ độc chì điều
trị tại Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai”.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn lựa chọn
- Tuổi (năm) < 16
- Được chẩn đoán xác định là ngộ độc chì theo tiêu
chuẩn sau [2] :
+ Có tiếp xúc với các nguồn có chì, hoặc có triệu
chứng gợi ý
+ Xét nghiệm chì máu ≥ 10 μg/dl
Tiêu chuẩn loại trừ: Các trẻ bị các bệnh khác
như: viêm não, viêm màng não, bại não do nguyên
nhân khác, viêm gan virut
2.2. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu phân
tích mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trên 108
bệnh nhi được chẩn đoán xác định ngộ độc chì tại
Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai từ tháng
3/2012 đến 9/2013.
2.3. Các biến số và cách thức nghiên cứu
Lâm sàng
Các triệu chứng thần kinh, tiêu hóa, tiết niệu, cơ
xương khớp, ..thang điểm DENVER II [1]
Các triệu chứng lâm sàng được đánh giá khi
bệnh nhân mới vào Trung tâm Chống độc, Bệnh viện
Bạch Mai
Cận lâm sàng
- Định lượng độc chất: nồng độ chì máu, chì niệu,
làm khi bệnh nhân
- Chia bệnh nhân thành 3 nhóm theo mức nồng
độ chì máu: Nặng (>70 µg/dl), trung bình( 45-70 µg/
dl), nhẹ (<45 µg/dl)
- Làm các xét nghiệm huyết học, sinh hóa máu,
nước tiểu.
Điện não đồ làm khi bệnh nhân có xuất hiện triệu
chứng co giật.
2.4. Xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng các test thống kê phù hợp
bằng phần mềm SPSS. Mức ý nghĩa α=0,05, β= 0,2.
3. KẾT QUẢ
Qua xử lý số liệu theo dõi trên 108 bệnh nhi điều trị tại Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai từ
3/2012 đến 9/2013. Chúng tôi thu được kết quả như sau
Bảng 3.1. Tỉ lệ ngộ độc chì theo các mức nồng độ
Mức ngộ độc theo chì máu n Tỉ lệ (%)
Nặng (>70 µg/dl) 21 19,44
Trung bình (45-70 µg/dl) 54 50
Nhẹ (<45 µg/dl) 33 30,56
Tổng 108 100
Nhận xét: Tỉ lệ nhóm ngộ độc chì mức độ trung bình chiếm tỉ lệ cao nhất.
Bảng 3.2. Đặc điểm chung
Mức chì máu
Đặc điểm
Nặng Trung bình Nhẹ
P
n Tỉ lệ (%) n Tỉ lệ (%) n Tỉ lệ (%)
Giới
Nam 13 61,9 27 50 21 63,64
>0,05
Nữ 8 38,1 27 50 12 36,36
Địa phương
Thành thị 2 9,52 8 14,81 6 18,18
>0,05
Nông thôn 19 90,48 46 85,19 27 81,82
Nghề nghiệp bố mẹ
Công nhân 5 23,81 17 31,48 12 36,36
>0,05
Làm ruộng 16 76,19 37 68,52 21 63,64
Tổng 21 100 54 100 33 100
87
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 2 - tháng 4/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
Nhận xét: Không có sự khác biệt giữa các nhóm ngộ độc chì khác nhau khi so sánh trên các đặc điểm: giới,
địa phương, nghề nghiệp bố mẹ,
Bảng 3.3. Dấu hiệu thần kinh theo mức ngộ độc
Mức chì máu
Dấu hiệu thần kinh
Nặng Trung bình Nhẹ Tổng
Co giật 10 12 3 25 (23,1%)
Li bì 1 1 0 2
Liệt thần kinh sọ 1 0 0 1
Kích thích 0 1 1 2
Không triệu chứng 9 40 29 78
Tổng 21 54 33 108
p <0,05
Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các biểu hiện thần kinh giữa các nhóm ngộ độc chì mức
độ khác nhau.
Bảng 3.4. Đánh giá theo thang điểm Denver về mức độ phát triển tâm lý-vận động ở bệnh nhi
Số lĩnh vực
giảm
Mức chì máu
n (%) p
Nhẹ Trung bình Nặng
0 18 29 11 58 (56,3)
> 0,05
1 3 11 3 17 (16,5)
2 9 9 4 22 (21,4)
3 1 3 2 6 (5,8)
Tổng 31 52 20 103 (100)
Nhận xét: Phần lớn bệnh nhân không giảm hoặc chỉ giảm 1 lĩnh vực theo thang điểm Denver.
Bảng 3.5. Các triệu chứng lâm sàng biểu hiện trên hệ tiêu hóa
Triệu chứng
Mức chì máu
n (%)
Nặng Trung bình Nhẹ
Nôn 13 9 1 23 (21,3)
Tiêu chảy 2 2 1 1 (3,6)
Biếng ăn 0 `1 0 4 (0,9)
Táo bón 1 0 0 1 (0,9)
Đau bụng chì 0 1 0 1 (0,9)
Ỉa máu 0 1 0 1 (0,9)
Không triệu chứng 8 39 29 76 (71,5)
Tổng 24 53 31 108 (100)
P < 0,05
Nhận xét: Triệu chứng tiêu hóa khác nhau ở nồng độ chì máu và có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
88
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 2 - tháng 4/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
Bảng 3.6. Mức độ thiếu máu và thiếu sắt theo mức nồng độ chì máu
Triệu chứng
Mức chì máu
Tổng (%)
Nặng Trung bình Nhẹ
Thiếu máu
Nhẹ
Vừa
Nặng
6
8
1
15
7
0
11
2
0
32 (29,6)
17 (15,7)
1 (0,01)
p<0,05
Thiếu máu thiếu sắt
Có
Không
8
13
18
36
11
22
37 (34,2)
71 (65,8)
p>0,05
Truyền máu 12 (12,5)
Nhận xét: Nhóm trung bình có nhiều bệnh nhân bị thiếu máu thiếu sắt nhất.
Bảng 3.7. Các giá trị công thức máu
Mức chì máu Hồng cầu (G/L) Hemoglobin (g/dL) Hematocrit (L/L)
Nặng (n=21) 4,34±0,59 102,9±17,52 0,32±0,04
Trung bình (n=54) 4,79±0,62 111,19±14,19 0,34±0,04
Nhẹ (n=33) 4,78±0,46 113,85±10,63 0,35±0,03
Nhận xét: Giá trị hồng cầu, hemoglobin và hematocrit ở nhóm ngộ độc chì nhẹ và trung bình cao hơn so
với nhóm nặng.
Bảng 3.8. Các chỉ số sinh hóa liên quan tới gan thận
Mức chì máu
Ure
(mmol/L)
Creatinin
(µmol/L)
SGOT (U/L) SGPT (U/L)
Nặng (n=21) 5,21±2,37 87,30±19,15 190,28±435,73 131,67±251,49
Trung bình
(n=54)
4,85±2,14 86,49±25,62 44,54±40,44 27,59±51,44
Nhẹ (n=33) 4,67±3,01 79,18±20,13 33,82±8,36 43,81±122,67
Nhận xét: nồng độ ure, creatinine, SGOT và SGPT ở nhóm ngộ độc chì máu nặng cao hơn hẳn nhóm ngộ
độc mức độ trung bình và nhẹ.
Bảng 3.9. Nồng độ chì máu vào viện và chì niệu
Nồng độ
Mức chì máu
Chì máu vào viện Chì niệu
Nặng (n=21) 87,99±13,43 0,08±0,09
Trung bình (n=54) 56,02±8,26 0,08±0,08
Nhẹ (n=33) 36,07±6,8 0,07±0,07
Nhận xét: Nồng độ chì máu trung bình càng cao thì mức độ ngộ độc càng nặng, tuy nhiên không có sự
song hành với nồng độ chì niệu.
89
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 2 - tháng 4/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
Bảng 3.10. Mối tương quan giữa nồng độ chì máu và chì niệu
Chỉ số n Trung bình (Nhỏ nhất-Lớn nhất) r
Nồng độ chì máu (µg/dl) 108 56,1 (17,9-120,0)
0,08
Nồng độ chì niệu (g/l) 108 0,08 (0,01-0,46)
Nhận xét: Nồng độ chì máu cao nhất là 120µg/dl, chì niệu cao nhất là 0,46g/l. Nồng độ chì máu và chì niệu
không có mối tương quan với nhau, r=0,08.
Bảng 3.11. Hình ảnh sóng động kinh trên điện não đồ
Mức chì máu
Sóng động kinh
Nặng Trung bình Nhẹ Tổng
Có 9 (60%) 10 (26,3%) 1 (7,7%) 20 (69,7%)
Không 6 (40%) 28 (73,6%) 12 (92,3%) 46 (30,3%)
Tổng 15 (100%) 38 (100%) 13 (100%) 66 (100%)
p <0,05
Nhận xét: Có sóng động kinh thường gặp ở những bệnh nhân có mức nồng độ chì máu trung bình và nặng.
4. BÀN LUẬN
Hệ thần kinh
Biểu hiện trên hệ thần kinh gặp là co giật, li bì,
dễ kích thích, liệt dây thần kinh sọ, trong đó co giật
chiếm tỷ lệ cao nhất (23,1%), tiếp theo là dễ kích
thích 3,8%, li bì 1,9% và liệt dây thần kinh sọ 1,9%;
triệu chứng thần kinh gặp chủ yếu ở nhóm có nồng
độ máu nặng và trung bình. Theo cơ chế bệnh học,
nồng độ chì máu có ảnh hưởng trực tiếp tới khử cực
màng tế bào thần kinh và nếu trên 50 µg/dl có thể
biểu hiện co giật cấp. Biểu hiện co giật trong ngộ
độc chì là co giật toàn thân cơn ngắn, diễn biến
trong thời gian ngắn trung bình 1,7 ngày, nhưng
cũng có thể kéo dài đến 7 ngày nếu không được
phát hiện và điều trị kịp thời. Có 16,5% bệnh nhân
giảm 1 lĩnh vực và 5,8% giảm 3 lĩnh vực theo thang
điểm Denver. Cũng theo nhiều nghiên cứu khác, chì
ảnh hưởng đến hệ thần kinh ngay cả khi nồng độ chì
máu rất thấp < 10µg/dl, chì làm giảm khả năng tập
trung, giảm chỉ số IQ: giảm 5,5 điểm IQ cho mỗi mức
tăng 10µg/dl của chì máu [3][4].
Hệ tiêu hóa
Các triệu chứng tiêu hóa có sự khác biệt giữa
mức độ chì máu cao, so với mức trung bình và thấp
với ý nghĩa thống kê p < 0,05, biểu hiện rõ ở nhóm
cao và trung bình nhưng hầu như không có triệu
chứng ở nhóm nồng độ chì máu mức nhẹ, điều đó
thể hiện tổn thương nặng nề lên cơ quan tiêu hóa
ở mức độ chì máu cao. Cũng theo tác giả Ngô Tiến
Đông biểu hiện trên hệ tiêu hóa chiếm tỷ lệ cao nhất
là nôn (73%), biếng ăn 53%, còn đau bụng chì và táo
bón là tương ứng 20% và 6% [3].
Hệ huyết học
Biểu hiện lâm sàng trên hệ huyết học là tình trạng
thiếu máu thiếu ở nhiều mức độ: không thiếu máu,
nhẹ, vừa và nặng. Đây là triệu chứng cận lâm sàng
thường gặp nhất chiếm tới 50 trường hợp (46,3%),
chủ yếu là thiếu máu mức độ nhẹ và vừa (49/108
bệnh nhân). Có 12 trường hợp phải truyền máu
chiếm 12,5%, và gặp nhiều ở nhóm bệnh nhân có
nồng độ chì máu cao (8/21). Thiếu máu thiếu sắt có
37 trường hợp (34,2%), còn không có là 71 trường
hợp (65,8%). Mức độ thiếu máu có liên quan với
nồng độ chì máu (nặng, vừa, nhẹ) có ý nghĩa thống
kê với p < 0,05, nhưng không có ý nghĩa thống kê
với tình trạng thiếu máu thiếu sắt (p>0,05). Nguyên
nhân là do chì ảnh hưởng lên hệ huyết học qua 2 cơ
chế chính: làm giảm thời gian tồn tại của hồng cầu
do làm thay đổi tính chất màng hồng cầu, và ức chế
hầu hết các giai đoạn trong quá trình sinh tổng hợp
hồng cầu.
Chức năng gan thận
Từ kết quả ở bảng 3,8, các chỉ số ure, creatinin,
SGOT và SGPT ở nhóm ngộ độc chì nặng cao hơn
hẳn so với hai nhóm ngộ độc trung bình và nhẹ. Đặc
biệt hai giá trị SGOT (190,28±435,73 U/L) và SGPT
(131,67±251,49 U/L) ở nhóm ngộ độc nặng cao hơn
giá trị bình thường lần lượt 5,1 và 1,8 lần, thể hiện
một tổn thương cấp tính của tế bào gan. Kết quả
này cao hơn so với Ngô Tiến Đông (trung bình SGOT:
137 U/L, SGPT: 95 U/L) [3]. Chúng tôi không ghi nhận
trường hợp nào có tình trạng tăng ure hay creatinin,
tương tự với nghiên cứu của Ngô Tiến Đông [3].
Xét nghiệm độc chất chì
Đây là xét nghiệm quan trọng nhất để chẩn đoán
xác định cũng như phân loại mức độ ngộ độc chì.
Nồng độ chì máu dao động rất nhiều thấp nhất là
17,9 µg/dl, và lên đến cao nhất là 120µg/dl. Mức
90
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 2 - tháng 4/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
độ chì máu thường gặp nhất là trung bình (50,0%),
tuy nhiên ở ngưỡng nồng độ này các triệu chứng
có thể biểu hiện đầy đủ như co giật biếng ăn, thiếu
máu...
Trên hệ huyết học, nồng độ chì máu thấp nhất
gây thiếu máu là 23,6µg/dl, cũng tương tự với tác
giả Schwart nồng độ chì máu ≥ 25µg/dl có thể ảnh
hưởng lên huyết học gây thiếu máu [5][6]. Nồng độ
chì niệu ở mức độ trung bình (0,01-0,46 g/l), có thể
là nguyên nhân làm nặng thêm tình trạng ngộ độc
chì do chì đào thải ít và tích lũy nhiều trong cơ thể
gây độc kéo dài. Nồng độ chì máu và chì niệu không
có mối tương quan với nhau. Điều này có thể lý giải
là do chức năng đào thải chì của thận ở trẻ em chưa
hoàn chỉnh, đặc biệt ở trẻ < 12 tháng, vì vậy không
dựa vào nồng độ chì niệu để tiên lượng bệnh trong
ngộ độc chì ở trẻ em.
Bất thường trên điện não đồ
Trong số 66 bệnh nhân được chỉ định làm điện
não đồ thì có 20 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 30,3% xuất
hiện hình ảnh sóng động kinh trên bản ghi, phần lớn
là các sóng biên độ cao có thể hoặc không lan tỏa
hai bên bán cầu. Đây là tỷ lệ khá cao và cũng là một
trong những nguyên nhân gây chẩn đoán nhầm với
bệnh động kinh ở bệnh nhân ngộ độc chì khi bệnh
nhân có biểu hiện co giật toàn thân cơn ngắn không
kèm theo sốt và có sóng bất thường trển bản ghi
điện não đồ. Sóng động kinh gặp chủ yếu ở các mức
chì máu nặng và trung bình. Điều này cũng phù hợp
với cơ chế tác động của ngộ độc khi chì máu vượt
trên 50 µg/dl là ngưỡng có thể gây co giật ở trẻ em.
5. KẾT LUẬN
Các biểu hiện lâm sàng nổi bật là co giật (23,1%),
nôn (21,3%), tiêu chảy (3,6%), các triệu chứng liên
quan với nồng độ chì máu (p <0,05). Cận lâm sàng
nổi bật với các biểu hiện thiếu máu vừa và nhẹ, nồng
độ chì máu liên quan tình trạng thiếu máu (p<0,05).
Có 30,3% bệnh nhân có sóng động kinh. Các triệu
chứng này là những gợi ý quan trọng phải nghĩ tới
bệnh lý ngộ độc chì ở trẻ em, kể cả khi chưa có kết
quả định lượng chì máu, chì niệu. Nồng độ chì máu,
niệu liên quan chặt tới độ nặng các triệu chứng và
là cơ sở quan trọng để điều trị gắp chì. Tuy nhiên
cần nhớ nồng độ chì máu và chì niệu không có mối
tương quan với nhau và không nên dựa vào nồng
độ chì niệu để tiên lượng bệnh trong ngộ độc chì ở
trẻ em.
-----
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bệnh viện Nhi Trung ương (2004). Hướng dẫn thực
hành Denver II, Hà Nội
2. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ngộ độc chì của
Bộ y tế (2012)
3. Ngô Tiến Đông, Phạm Thị Vân Anh, Phạm Văn
Thắng (2012). Ngộ độc chì ở trẻ em liên quan đến sử dụng
thuốc nam: một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm
sàng và nhận xét kết quả điều trị. Tạp chí y học Việt Nam,
số 5: tr 15-1.
4. Lanphear BP, Dietric K, Auinger P et al (2005).
Low - level environmental lead exposure and children’s
intellectual function: An international pooled analysis.
Environ Health Perspect 2005; 113 (5): pp 849- 859.
5. Schawartz J, Otto D (1987). Blood lead, hearing
thresholds, and neurobehavioral development in children
and youth. In Archives of environmental health; 42 (21):
pp 153 - 160.
6. Shukla R, Bornschein R.L, Dietrich K, et al (1989).
Fetal and infant lead exposure: effects on growth in
stature. Pediatric; 84 (1): pp 604 - 612.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_lam_sang_va_can_lam_sang_cua_benh_nhi_ngo_doc_chi_d.pdf