Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có và không có lao phổi cũ

KẾT LUẬN Qua nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân BPTNMT có và không có lao phổi cũ chúng tôi có những kết luận sau: Đặc điểm dân số học, lâm sàng, cận lâm sàng BN bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có và không có lao phổi cũ BN BPTNMT có lao phổi cũ có tỷ lệ nam: nữ là 10: 1. Trên 90% là nam; > 70% có độ tuổi mắc bệnh > 60, không có sự khác biệt so với nhóm BPTNMT không có lao phổi cũ (p > 0,05) Triệu chứng cơ năng, tình trạng hút thuốc lá, nghề nghiệp, chỉ số khối cơ thể khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) ở các nhóm BN BPTNMT có và không có lao cũ. Trên 70% (55/ 78) BN BPTNMT có lao phổi cũ và 46% (47/102) bệnh nhân BPTNMT nhập viện với các giai đoạn III và IV theo GOLD. Khác biệt có ý nghĩa thống kê ở hai nhóm (p = 0,007) X quang phổi Các tổn thương gặp trên X quang là xơ, xẹp phổi, dày dính màng phổi và giãn phế quản. > 70% BN BPTNMT có và không có lao phổi cũ có tổn thương xơ phổi. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở hai nhóm (p < 0,001) 41,1% tổn thương mức độ III trên X quang phổi theo Lucia ở nhóm có lao cũ và 3,9% ở nhóm không có lao cũ. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). So sánh CNHH ở BN BPTNMT có và không có lao phổi cũ Hầu hết các giá trị trung bình chỉ số thông khí ở nhóm BPTNMT có lao phổi cũ giảm nhiều hơn nhóm BPTNMT đơn thuần. Trong giai đoạn II, III: chỉ số VC, FVC ở nhóm BPTNMT + lao cũ thấp hơn nhóm BPTNMT đơn thuần có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Giai đoạn I, IV không có sự khác biệt giữa hai nhóm (p > 0,05). Rối loạn thông khí hỗn hợp ở nhóm BPTNMT lao cũ gặp nhiều hơn nhóm BPTNMT đơn thuần có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 139 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có và không có lao phổi cũ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 100 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH CÓ VÀ KHÔNG CÓ LAO PHỔI CŨ Nguyễn Thị Mỹ Đang*, Nguyễn Thị Nhạn** TÓM TẮT Mục tiêu: đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của BN bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) có và không có lao phổi cũ. Phương pháp: nghiên cứu cắt ngang phân tích. Kết quả: có 180 bệnh nhân (BN) được đưa vào nghiên cứu từ 7/ 2010 đến 4/2011 tại bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Đại học Y Dược. Kết quả cho thấy rằng đặc điểm dân số học, triệu chứng cơ năng, tình trạng hút thuốc lá, nghề nghiệp và chỉ số khối cơ thể khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) ở các nhóm BN BPTNMT có và không có lao phổi cũ. Trên 70% (55/ 78) BN BPTNMT có lao phổi cũ và 46% (47/ 102) bệnh nhân BPTNMT không có lao phổi cũ nhập viện với các giai đoạn III và IV (theo phân loại của GOLD). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở hai nhóm (p = 0,007). Về X quang phổi, có > 70% BN BPTNMT có và không có lao phổi cũ có tổn thương xơ phổi. Giá trị trung bình chỉ số VC, FVC ở nhóm BPTNMT có lao phổi cũ giảm nhiều hơn nhóm BPTNMT đơn thuần. Kết luận: BN BPTNMT có lao phổi cũ có biểu hiện mức độ nặng (III và IV) và suy giảm chức năng hô hấp nhiều hơn hơn ở BN BPTNMT đơn thuần. Từ khóa: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT), COPD, lao phổi cũ ABSTRACT CLINICAL AND PARACLINICAL CHARACTERISTICS OF COPD PATIENTS WITH AND WITHOUT PREVIOUS LUNG TUBERCULOSIS. Nguyen Thi My Dang, Nguyen Thi Nhan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 100 - 107 Objective: to evaluate clinical and paraclinical characteristics of COPD patients with and without previous lung tuberculosis (TB). Method: analytical cross sectional study. Results: There were 180 patients had visited at Cho Ray hospital and University Medical Center from 7/2010 to 4/2011. It showed that demographic characteristics, functional symptoms, smoking status, occupation and body mass index were not statistically significant differences (p > 0,05) between in COPD patients with previous lung TB and in COPD patients without previous lung TB. Over 70% (55/ 78) of COPD patients with previous lung TB and 46% (47/ 102) of COPD patients without previous lung TB hospitalized with stage III and IV of COPD, according to GOLD. This difference was statistically significant (p = 0,007). On the other hand, over 70% of COPD patients with and without previous lung TB have pulmonary fibrosis lesions on chest X-rays. Mean values of VC, FVC in COPD patients with previous lung TB were higher than in COPD patients without previous lung TB. Conclusion: the COPD patients with previous lung TB had showed stage III and IV of COPD and impaired * Khoa Siêu âm - Thăm dò chức năng - BV Chợ Rẫy Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Thị Mỹ Đang, ĐT: 0918881260 Email: mydang76@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 101 lung function more than in COPD patients without previous lung TB. Keywords: Chronic Obstructive Pulmonary Disease (COPD), previous lung TB. ĐẶT VẤN ĐỀ: Lao phổi và BPTNMT là vấn đề sức khỏe trầm trọng của toàn cầu, là hai nguyên nhân dẫn đầu về tỷ lệ mắc và tử vong trên thế giới(22) và cũng là hai bệnh lý phổi thường gặp ở Việt Nam. Trong lâm sàng, sự hiện diện hai loại bệnh này trên cùng một BN vẫn thường gặp(7). BPTNMT và lao phổi có các yếu tố nguy cơ chung như tình trạng kinh tế xã hội thấp và chức năng bảo vệ của cơ thể bị suy giảm. Có sự tác động qua lại giữa bệnh lao và BPTNMT, bệnh lao làm gia tăng tần suất của BPTNMT và ngược lại BPTNMT là yếu tố nguy cơ của bệnh lao tiến triển. Ngoài ra, BPTNMT có lao phổi cũ làm cho biểu hiện của BPTNMT nặng nề, suy giảm chức năng hô hấp, gây khó khăn trong điều trị và quản lý BPTNMT, tăng gánh nặng về mặt kinh tế, xã hội bao gồm giảm chất lượng cuộc sống, tàn phế, chi phí cho bệnh tật(11,14,10,23,17,25). Vì chưa có nhiều nghiên cứu làm rõ các vấn đề trên, chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này. Các mục tiêu nghiên cứu Mô tả đặc điểm dân số học, lâm sàng và cận lâm sàng của BN bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có và không có lao phổi cũ. So sánh chức năng hô hấp ở BN BPTNMT có và không có lao phổi cũ. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu Gồm 2 nhóm đối tượng: có và không có chẩn đoán lao phổi trước đây. Tất cả đều là những BN BPTNMT, đang điều trị nội trú hoặc ngoại trú ổn định tại Bệnh viện Chợ Rẫy hoặc Bệnh viện Đại học Y Dược, trong khoảng thời gian từ tháng 7/2010 tới tháng 4/2011. *Tất cả đối tượng đều được chẩn đoán BPTNMT theo tiêu chí của GOLD (2009): Có triệu chứng ho và/ hoặc khạc đàm kéo dài, hoặc khó thở kéo dài dai dẳng. Và/ hoặc có tiền sử hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với bụi, khói hơi, hóa chất. Kết quả hô hấp ký: FEV1/FVC <70% sau nghiệm pháp giãn phế quản. *Tiêu chuẩn chẩn đoán lao phổi cũ: Tiền sử có điều trị lao phổi đúng phác đồ và/hoặc có phiếu điều trị lao trước đây. Những trường hợp có X-quang bất thường và xét nghiệm AFB đàm âm tính. *Phân loại X quang theo nghiên cứu Lucia (2006)(22) về di chứng lao: tác giả chia làm 6 vùng và đánh giá bằng 3 mức độ: Tổn thương chỉ 1 vùng, không có hang tồn lưu. Tổn thương 2 hoặc 3 vùng hoặc chỉ một vùng nhưng có hang tồn lưu Tổn thương > 3 vùng có hoặc không có hang tồn lưu *Đánh giá rối loạn chức năng thông khí phổi (TKP): dựa vào các tiêu chuẩn sau: (8) TKP bình thường: VC hoặc FVC ≥ 80%, FEV1 ≥ 80%, Tiffeneau ≥ 70%, Gaensler ≥ 70%. RLTK hạn chế: VC hoặc FVC < 80%, FEV1 ≥ 80%, Tiffeneau ≥ 70%, Gaensler ≥ 70%. RLTK tắc nghẽn: VC hoặc FVC ≥ 80%, FEV1< 80%, Tiffeneau < 70%, Gaensler < 70%. RLTK hỗn hợp: VC hoặc FVC < 80%, FEV1< 80%, Tiffeneau <70%, Gaensler < 70%. Phương pháp tiến hành nghiên cứu Tất cả các BN BPTNMT có và không có lao phổi trước đây khi đến khám được: Khai thác bệnh sử, khai thác tiền sử: tiền sử điều trị lao, tiền căn hút thuốc lá, thời gian xuất Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 102 hiện triệu chứng đầu tiên và thời gian chẩn đoán BPTNMT Khám lâm sàng: đo dấu hiệu sinh tồn, khám phổi (phát hiện các ran bệnh lý ở phổi, rì rào phế nang giảm) và khám các cơ quan khác một cách toàn diện. Tiến hành các xét nghiệm lâm sàng như: X- quang phổi thẳng, AFB đàm khi X quang có bất thường. Tất cả BN nghiên cứu được làm nghiệm pháp hồi phục phế quản với salbutamol. Chức năng hô hấp được đo trước và 15 phút sau khi hít 400 µg salbutamol trực tiếp qua bình xịt định liều. Trị số tham khảo dựa theo tiêu chuẩn của người Châu Á, đo tại phòng Thăm dò chức năng hô hấp Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM. Tất cả đối tượng được giải thích và đồng ý ký bản đồng thuận trước khi tham gia nghiên cứu. Xử lý thống kê Chúng tôi dùng phần mềm SPSS 18.0 để nhập, quản lý và phân tích số liệu. Các đặc điểm về dịch tễ học, lâm sàng và cận lâm sàng được phân tích bằng các test thống kê thích hợp, kiểm định bằng 2 với giá trị P < 0,05 được đánh giá là có ý nghĩa thống kê. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Từ tháng 7/2010 đến 4/2011, tổng cộng có tất cả 180 BN được tuyển chọn và đồng ý tham gia nghiên cứu, gồm: (1) nhóm bệnh: 78 BN BPTNMT có lao phổi cũ và (2) nhóm chứng: 102 BN BPTNMT không có lao phổi cũ. Đặc điểm dân số học, lâm sàng và cận lâm sàng của BN trong nghiên cứu. Bảng 1: Đặc điểm dân số học của BN trong nghiên cứu Đặc điểm Phân bố Nhóm bệnh Nhóm chứng p Giới tính Nam 71(91%) 91(89,2%) > 0,05 Nam: Nữ 10:1 8:1 Tuổi 40 – 49 2 (2,6 %) 2 (2,0%) > 0,05 50 – 59 16 (20,5 %) 26 (25,5%) 60 – 69 29 (37,2 %) 26 (25,5%) >= 70 31 (39,7%) 48 (47,1%) Đặc điểm Phân bố Nhóm bệnh Nhóm chứng p Tuổi trung bình 67,12 ± 9,64 67,88 ± 10,00 Hút thuốc lá Đang hút 22 (28,2%) 30 (29,4 %) > 0,05 Đã ngưng hút 47 (60,2%) 65 (63,7 %) Không hút 9 (11,6%) 7 (6,9 %) Số gói-năm trung bình 37,3 ± 19,09 38,94 ± 20,00 Nghề nghiệp Nghề xây dựng 0 (0%) 4 (3,9%) > 0,05 Nghề may dệt bụi vải 2 (2,6%) 1 (1%) Nghề xay lúa 1 (1,3%) 3 (2,9%) Phun thuốc trừ sâu 0 (0%) 2 (2%) Tiếp xúc khói củi 6 (7,7%) 5 (4,9%) Khói than đá 0 (0%) 1 (1%) Nhận xét: nam gặp nhiều hơn nữ, đa số có hút thuốc lá, và tiếp xúc với bụi, khói, hóa chất. Bảng 2: Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của BN trong nhóm nghiên cứu Đặc điểm Phân bố Nhóm bệnh Nhóm chứng p BMI (kg/m 2 ) BMI (kg/m2) 19,22 (3,03%) 19,77 (3,57%) 0,52 Triệu chứng lâm sàng Ho 50 (64,1%) 82 (80,4%) > 0,05 Khạc đàm 46 (59,0%) 80 (78,4%) Khó thở 61 (78,2%) 74 (72,5%) Khò khè 29 (37,2%) 41 (40,2%) Mức độ khó thở 0 10 (12,8%) 16 (15,7%) > 0,05 1 25 (32,1%) 17 (16,7%) 2 25 (32,1%) 32 (31,4%) 3 17 (21,8%) 33 (32,4%) 4 1 (1,3%) 4 (3,9%) Giai đoạn BPTNMT I 5(6,4%) 9 (8,8%) > 0,05 II 18 (23%) 46 (45,1%) < 0,05 III 41 (52,6%) 39 (38,2%) <0,001 IV 14 (17,9%) 8 (7,8%) >0,05 Tổn thương di chứng lao trên X quang phổi 0 6 (7,7%) 87 (85,3%) < 0,001 I 24 (30,8%) 4 (3,9%) II 16 (20,5%) 7 (6,9%) III 32 (41,0%) 4 (3,9%) Các dạng tổn thương trên X-quang phổi Xơ phổi 69 (81,18%) 16 (18,82%) < 0,05 Xẹp phổi 13 (100,0%) 0 (0%) Dày dính màng phổi 8 (100,0%) 0 (0%) Giãn phế quản 3 (100,0%) 0 (0%) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 103 Nhận xét: các BN nhóm BPTNMT đều có biểu hiện triệu chứng và mức độ không có khác biệt giữa hai nhóm. Nhóm BPTNMT có lao phổi cũ có biểu hiện mức độ nặng II và III, và có các tổn thương di chứng trên X quang phổi chiếm nhiều hơn nhóm chứng và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) So sánh chức năng hô hấp ở BN BPTNMT có và không có lao phổi cũ Bảng 3: Giá trị trung bình của các chỉ số thông khí phổi sau nghiệm pháp giãn phế quản ở 2 nhóm BN (% so với trị số dự đoán) Chỉ số TKP (% dự đoán) Nhóm bệnh Nhóm chứng p VC 68,35 ± 13,48 85,31 ± 13,70 P=0,000 FVC 67,78 ± 17,19 84,22 ± 15,10 P=0,000 FEV1 45,58 ± 17,65 53,50 ± 18,76 P=0,04 FEV1/ FVC 47,54 ± 10,61 43,95 ± 11,36 P=0,032 FEV1 /VC 46,18 ± 9,84 42,98 ± 11,30 P=0,156 PEF 42,47 ± 14,74 51,03 ± 20,08 P=0,002 FEF 25 – 75% 20,78 ± 12,95 21,24 ± 12,05 P=0,809 Nhận xét: nhóm bệnh có chỉ số VC, FVC, FEV1, PEF giảm rất nhiều so với nhóm chứng và sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Bảng 4: Phân loại RLTK phổi ở hai nhóm BPTNMT có và không có lao cũ Rối loạn thông khí Nhóm bệnh Nhóm chứng p RLTK tắc nghẽn 14 (17,9%) 67 (65,7%) < 0,001 RLTK hỗn hợp 64 (82,1%) 35 (34,3%) Cộng 78 (100,0%) 102 (100,0%) Nhận xét: nhóm bệnh có biểu hiện rối loạn thông khí hỗn hợp nhiều hơn nhóm chứng. BÀN LUẬN Đặc điểm dân số học, lâm sàng và cận lâm sàng của BN BPTNMT có và không có lao phổi cũ Về tuổi và giới tính Trong nhóm BPTNMT có lao cũ tỉ lệ nam: nữ là 10:1, và trong nhóm BPTNMT đơn thuần tỉ lệ này là 8:1. Như vậy tỉ lệ nam trong nhóm nghiên cứu rất cao. Đặc điểm này phù hợp với tỉ lệ mắc bệnh ở nam cao hơn nữ(8). Tuy nhiên không có sự khác biệt về giới ở cả hai nhóm. Hơn 70% bệnh nhân trong hai nhóm nghiên cứu có lứa tuổi từ 60 trở lên (p = 0,65). Theo Trương Nhuận Xương(24), bệnh nhân BPTNMT có hoặc không có lao phổi cũ đến khám chủ yếu là nam, tuổi trên 60, có hút thuốc lá và không khác biệt về tuổi và giới ở hai nhóm. Về triệu chứng lâm sàng Trong 4 triệu chứng, triệu chứng khó thở chiếm tỉ lệ cao nhất (75,0%), kế tiếp là triệu chứng ho dai dẳng (73%) và khạc đàm chiếm (70%), thấp nhất là triệu chứng thở khò khè chiếm (38,9%). Đặc điểm này cũng phù hợp với nghiên cứu của Cao Thị Mỹ Thúy (2003)(4) triệu chứng khó thở chiếm tỉ lệ cao nhất (81,4%) nhưng triệu chứng thở khò khè trong nghiên cứu này cũng chiếm tỉ lệ rất cao sau triệu chứng khó thở (72,5%) có sự khác biệt so với nghiên cứu của chúng tôi (38,9%). Sở dĩ như vậy là do trong nghiên cứu của Cao Thị Mỹ Thúy(4) bao gồm các bệnh nhân có tiền sử hen phế quản kéo dài nên triệu chứng khò khè cao hơn. Trong nghiên cứu của chúng tôi, nếu xét riêng cho từng nhóm bệnh nhân không có sự khác biệt về đặc điểm các triệu chứng Theo y văn, triệu chứng khó thở thường là lý do để bệnh nhân đi đến cơ sở y tế tức là khi khó thở ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày. Tuy nhiên triệu chứng khó thở xuất hiện ở bệnh nhân BPTNMT ở mức độ trung bình và nặng(8). Phân độ khó thở theo hội đồng nghiên cứu Y khoa (MRC) có liên quan tốt với các đo lường khác về sức khỏe và được sử dụng trong hướng dẫn của GOLD. Trong nghiên cứu này trên 50% bệnh nhân ở hai nhóm có khó thở từ độ 2 trở lên. Ở nhóm bệnh nhân BPTNMT lao phổi cũ khó thở thường gặp là độ 1 và 2 cùng chiếm (32,1%) và nhóm bệnh nhân BPTNMT đơn thuần khó thở thường gặp là độ 3 chiếm (32,4%). Như vậy độ khó thở theo MRC có sự khác biệt giữa hai nhóm nhưng không có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 104 Về hút thuốc lá Tỉ lệ hút thuốc lá là 91%, gồm 158 nam (96,34%) và 6 nữ (3,65%) hút thuốc lá. Tỷ lệ nam hút thuốc lá nhiều hơn nữ, phù hợp với tình hình hút lá chung ở Việt Nam. Ở nhóm bệnh nhân BPTNMT + lao phổi cũ, tỉ lệ bệnh nhân hút thuốc lá là 88,4%. Số gói năm trung bình ở nhóm này là 37,3 ± 19,09 gói – năm. Trong nhóm bệnh nhân BPTNMT đơn thuần, tỷ lệ bệnh nhân hút thuốc lá là 93,1%, số gói năm trung bình là 38,94 ± 20,00 gói – năm. Sự khác biệt về thói quen hút thuốc lá và số lượng thuốc hút ở hai nhóm không có ý nghĩa thống kê. Y văn cũng ghi nhận 80 -90% bệnh nhân BPTNMT là những người hút thuốc lá(8,26) và hầu hết các bệnh nhân BPTNMT có tiền sử hút thuốc lá ít nhất 20 gói năm(8) và số gói năm càng lớn nguy cơ phát triển BPTNMT càng cao. Hút thuốc lá cũng liên quan đến tần suất mắc lao phổi, hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ của lao phổi và làm tăng nguy cơ bệnh lao lên gấp 1,5 – 2 lần(22,10). Tốc độ giảm FEV1 ở bệnh nhân hút thuốc lá nhanh hơn bệnh nhân không hút thuốc lá(16,20). Ở bệnh nhân BPTNMT có lao phổi trước tốc độ giảm FEV1 nhanh hơn bệnh nhân BPTNMT không lao phổi trước(9). Về nghề nghiệp Ở nhóm bệnh nhân BPTNMT + lao phổi cũ có 9 bệnh nhân (11,5%), nhóm bệnh nhân BPTNMT đơn thuần có 16 bệnh nhân (15,7%) làm các nghề có tiếp xúc với bụi, khói hơi hóa chất. Trong các nhóm nghề có tiếp xúc với bụi, khói hơi, hóa chất thì nhóm nghề tiếp xúc thường xuyên với khói củi gặp nhiều nhất (44%), thời gian tiếp xúc trung bình với các nghề kể trên là 32,16 ± 16,42 năm. Sự phân bố giữa các nhóm nghề cũng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm. Theo WHO ước tính rằng, khoảng 400.000 người chết mỗi năm xảy ra từ phơi nhiễm với các chất sinh khói(11). Phơi nhiễm với bụi, khói hơi, hóa chất cũng làm gia tăng yếu tố nguy cơ của bệnh lao(8,11) và những người làm việc trong môi trường tiếp xúc với bụi, khói hơi, hóa chất bị lao phổi trước thì sự mất chức năng phổi vượt quá mức như gây mất 40,3ml / năm ở FEV1 và 42,7ml/ năm ở FVC(23). Về phân loại giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 180 bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi ở giai đoạn II trở lên. Riêng giai đoạn III và IV chiếm 56,6 % tương tự như Mai Xuân Khẩn(19) là 61,2 %. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với nhận xét của GOLD (2009): bệnh nhân BPTNMT đi khám bệnh và nhập viện điều trị thường ở giai đoạn trung bình và nặng. Ở nhóm BPTNMT + lao phổi cũ gặp nhiều nhất là giai đoạn III (52,6%) và hơn 70% số bệnh nhân ở giai đoạn III và IV tương ứng với mức độ nặng và rất nặng. Ở nhóm bệnh nhân BPTNMT đơn thuần khoảng 46% BN vào viện giai đoạn III, IV gặp nhiều nhất là giai đoạn II (45,1%) tương ứng với mức độ trung bình. Sự khác biệt ở từng giai đoạn ở hai nhóm có ý nghĩa thống kê với p =0,007. Về BMI Đối với bệnh nhân BPTNMT chỉ số khối cơ thể rất quan trọng vì đó là một trong những chỉ số tiên lượng tử vong, chỉ số khối giảm thấp khi căn bệnh tiến triển đến các giai đoạn nặng của bệnh(5,8,13). Bên cạnh đó, chỉ số khối có mối tương quan giữa bệnh nhân BPTNMT và lao phổi như ở bệnh nhân BPTNMT, chỉ số khối thấp làm tăng nguy cơ của bệnh lao hoạt động(10). Theo Celli, chỉ số khối cơ thể là một trong 4 yếu tố của chỉ số BODE có giá trị tiên lượng khả năng tử vong do nguyên nhân hô hấp của BPTNMT(5). Trong nghiên cứu của chúng tôi ở nhóm bệnh nhân BPTNMT có lao phổi cũ BMI trung bình là 19,22 thấp hơn nhóm bệnh nhân BPTNMT một chút. Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này cũng phù hợp theo nghiên cứu của Trương Nhuận Xương(24). Về tổn thương trên X quang phổi Tổn thương phổi hay gặp là tổn thương xơ phổi. Điều này cũng phù hợp với di chứng của Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 105 bệnh lao phổi(1,15). Các tổn thương như xẹp, giãn phế quản, dầy dính màng phổi chiếm tỉ lệ ít và chỉ có ở nhóm bệnh nhân BPTNMT + lao phổi cũ. Theo nghiên cứu của Banu Rekha(1) những bệnh nhân lao phổi sau điều trị, tỉ lệ bất thường trên X quang phổi chiếm tỉ lệ rất cao (86%) chủ yếu là tổn thương xơ phổi và mức độ tổn thương thường gặp là  3 vùng. Trong nghiên cứu của chúng tôi ở nhóm bệnh nhân BPTNMT + lao phổi cũ tổn thương trên X quang phổi thường gặp nhất là từ 3 vùng trở lên, còn ở nhóm bệnh nhân BPTNMT đơn thuần có một tỉ lệ nhỏ X quang phổi bất thường và tổn thương thường gặp < 3 vùng. So sánh chức năng hô hấp ở BN BPTNMT có và không có di chứng lao phổi Ở nhóm bệnh nhân BPTNMT/ lao phổi cũ, có sự sụt giảm đáng kể các chỉ số FEV1 (45,58 ± 17,65 %) tương ứng với mức độ nặng. Phần trăm FVC và VC giảm < 80 % so với dự đoán, chỉ số FVC thấp hơn VC. Phần trăm FEF 25 -75 % và PEF so với giá trị dự đoán cũng giảm thấp. Theo ghi nhận của nhiều tài liệu hai chỉ số này giảm trong BPTNMT. Tuy nhiên, nó không được dùng để đánh giá mức độ tắc nghẽn luồng khí trong BPTNMT vì tương quan kém với FEV1(8). Ở nhóm bệnh nhân BPTNMT đơn thuần tương tự như vậy, phần trăm FEV1 so với giá trị dự đoán trung bình là 53,50 ± 18,76%. Riêng chỉ số VC, FVC vẫn còn bình thường. Điều này được giải thích là do ở bệnh nhân BPTNMT đơn thuần vào viện gặp nhiều nhất là ở giai đoạn II tương ứng với mức độ trung bình và ở giai đoạn này chưa có sự sụt giảm VC, FVC(8). Theo Beers (1999) khi đánh giá mức độ biến đổi chức năng hô hấp trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính từ mức độ nhẹ đến mức độ rất nặng thì ở mức độ trung bình VC > 80%(2). Tuy nhiên so sánh từng giá trị trung bình trong hai nhóm BPTNMT + lao phổi cũ và BPTNMT đơn thuần, chúng tôi nhận thấy rằng ở nhóm bệnh nhân BPTNMT + lao phổi cũ % giá trị VC, FVC, FEV1 giảm nhiều hơn nhóm BPTNMT đơn thuần. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Sỡ dĩ như vậy là do ở nhóm bệnh nhân BPTNMT + lao phổi cũ ngoài BPTNMT bệnh nhân còn có tổn thương phổi trên X quang do di chứng của lao phổi như xơ xẹp làm hạn chế hô hấp, tắc nghẽn đường dẫn khí mạn tính. Điều này cũng phù hợp theo nghiên cứu của Lee J. H, Chang J.H (2003). Nếu so sánh với nghiên cứu của Trương Nhuận Xương (2010) có sự không phù hợp. Giải thích điều này có thể do tiêu chuẩn chọn bệnh của tác giả đa số là bệnh nặng, có ít nhất hai đợt kịch phát trong năm mới đưa vào nghiên cứu và trong BPTNMT ở giai đoạn nặng và nhất là rất nặng VC, FVC giảm rõ(8,20). Khi so sánh từng giai đoạn BPTNMT ở hai nhóm thì chỉ số VC, FVC ở nhóm bệnh nhân BPTNMT + lao phổi cũ qua các giai đoạn thấp hơn nhóm BPTNMT đơn thuần, đặc biệt ở giai đoạn II, III giảm có ý nghĩa thống kê. Còn ở giai đoạn I, IV có sự khác biệt nhưng không có ý nghĩa thống kê. Điều này cũng phù hợp theo GOLD (2009). Các chỉ số FEV1, PEF, FEF 25-75 ở hai nhóm có sự khác biệt nhưng không có ý nghĩa thống kê. Ở nhóm bệnh nhân BPTNMT + lao phổi cũ, RLTK hỗn hợp chiếm đa số (82,1%), bắt đầu biểu hiện ở giai đoạn II và tăng lên nhiều ở giai đoạn III và IV (95,1% - 92,9 %). RLTK tắc nghẽn chỉ có 17,9%. Theo nghiên cứu của Lucia (2006) những bệnh nhân có di chứng lao phổi, rối loạn thông khí hỗn hợp chiếm đa số(22). Ở nhóm bệnh nhân BPTNMT đơn thuần, RLTK hỗn hợp bắt đầu tăng ở giai đoạn III và tăng rất nhiều ở giai đoạn IV. Sự khác biệt về rối loạn thông khí phổi ở hai nhóm bệnh nhân có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Kết quả của chúng tôi cũng tương tự như kết quả của Mai Xuân Khẩn (2005)(19).Tỷ lệ rối loạn thông khí hỗn hợp là 76,1 % gặp nhiều nhất ở giai đoạn III, IV. Theo chúng tôi, sỡ dĩ RLTK hỗn hợp gặp đa số vì các bệnh nhân BPTNMT có và không có lao phổi cũ của chúng tôi có 56,67% ở giai đoạn nặng và rất nặng. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 106 KẾT LUẬN Qua nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân BPTNMT có và không có lao phổi cũ chúng tôi có những kết luận sau: Đặc điểm dân số học, lâm sàng, cận lâm sàng BN bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có và không có lao phổi cũ BN BPTNMT có lao phổi cũ có tỷ lệ nam: nữ là 10: 1. Trên 90% là nam; > 70% có độ tuổi mắc bệnh > 60, không có sự khác biệt so với nhóm BPTNMT không có lao phổi cũ (p > 0,05) Triệu chứng cơ năng, tình trạng hút thuốc lá, nghề nghiệp, chỉ số khối cơ thể khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) ở các nhóm BN BPTNMT có và không có lao cũ. Trên 70% (55/ 78) BN BPTNMT có lao phổi cũ và 46% (47/102) bệnh nhân BPTNMT nhập viện với các giai đoạn III và IV theo GOLD. Khác biệt có ý nghĩa thống kê ở hai nhóm (p = 0,007) X quang phổi Các tổn thương gặp trên X quang là xơ, xẹp phổi, dày dính màng phổi và giãn phế quản. > 70% BN BPTNMT có và không có lao phổi cũ có tổn thương xơ phổi. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở hai nhóm (p < 0,001) 41,1% tổn thương mức độ III trên X quang phổi theo Lucia ở nhóm có lao cũ và 3,9% ở nhóm không có lao cũ. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). So sánh CNHH ở BN BPTNMT có và không có lao phổi cũ Hầu hết các giá trị trung bình chỉ số thông khí ở nhóm BPTNMT có lao phổi cũ giảm nhiều hơn nhóm BPTNMT đơn thuần. Trong giai đoạn II, III: chỉ số VC, FVC ở nhóm BPTNMT + lao cũ thấp hơn nhóm BPTNMT đơn thuần có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Giai đoạn I, IV không có sự khác biệt giữa hai nhóm (p > 0,05). Rối loạn thông khí hỗn hợp ở nhóm BPTNMT lao cũ gặp nhiều hơn nhóm BPTNMT đơn thuần có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Banu RVV, Rajeswari R, Kuppu RKV et al (2009) “Assessment of long term Status of Sputum positive pulmonary TB patients successfully treated with short course chemotherapy”, Indian J Tuberc; 56: 132-140 2. Beers MH, Berkow R (1999), “Chronic obstructive pulmonary disease”, The Merck manual of diagnosis and therapy, Meck research laboratories, 17th edition, volume 1, Merck and Co. INC, Whitehouse station. N.J. USA, pp. 521-532. 3. Biswajit C, Calverley PMA, and Davies PDO (2007), “Tuberculosis and its incidence, special nature, and relationship with chronic obstructive pulmonary disease”, International Journal of BPTNMT, 2(3), 263-272. 4. Cao Thị Mỹ Thúy (2003), “Chẩn đóan, điều trị và theo dõi BN bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ngoại trú theo chiến lược tòan cầu đối với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (GOLD-2001)”, Luận văn thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. 5. Celli BR, Cote CG, Marin JM (2004) “ The Body- Mass Index, Airflow Obstruction, Dyspnea, and Exercise Capacity Index in Chronic Obstructive Pulmonary Disease”, The New England Jounal of Medicine. 6. Gajalakhmi V et al (2003), “Smoking and mortality, from tuberculosis and other diseases in India: Retrospective study of 43000 adult male deaths and 35000 controls”, The lancet London, Vol. 362, Iss. 9383, pg. 507 7. Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease (2001),”Global Strategy for the dianosis,management and Prevention of Chronic Obstructive pulmonary disease”, NHLBI/WHO workshop report, http:// www.goldBPTNMT.com 8. Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease (2009), “Global Strategy for the dianosis, management and Prevention of Chronic Obstructive pulmonary disease”, NHLBI/WHO workshop report updated, 9. Hnizdo E., Singh T., Churchyard GJ (2000), “Chronic pulmonary function impairment caused by initial and recurrent pulmonary tuberculosis following treatment. Thorax 55:32-38. 10. Inghammar M, Ekbom A et al (2010), “ BPTNMT and the Risk of Tuberculosis – A Population – Based Cohort Study”, Plos one/ www. Plosone.org 11. Jick SS., Lieberman ES., Rahman MU., and Choi HK.(2006), “Glucocorticoid Use, Other Associated Factors, and the Risk of Tuberculosis”, Original Article, pp 19-26. 12. Jordan TS, Elspeth M. Spencer and Peter Davies (2010) “ Tuberculosis, bronchiectasis and chronic airflow obstruction”, Respiratory 15, 623-628 13. Lainscak M., Von Haehling S., Doehner W (2011), “ Body mass index and prognosis in patients hospitalized with acute exacerbation of chronic obstructive pulmonary disease”, J. Cachex Sarcopenia Muscle, 2(2): 81-86 14. Lam KB, Jiang CQ, Jordan RE (2010), ”Prior TB, Smoking, and airflow obstruction”, Chest Vol. 137.No. 3.593 – 600 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 107 15. Lee JH, Chang J.H (2003), “ Lung function in patients with chronic airflow obstruction due to tuberculous destroyed lung”, Respiratory Medicine, 1237-1242 16. Lee PN, Fry JS (2010), “ Systematic review of the evidence relating FEV1 decline to giving up smoking”, BMC Medicine, 8: 84 17. Lee SW, Kim YS, Kim DS (2011), “The Risk of Obstructive Lung Disease by Previous Pulmonary Tuberculosis in a Country with Intermerdiate Burden of Tuberculosis”, J Korean Med, 26, 268-273. 18. Lindstrom M, Jonsson E, Larsson K (2001), “Underdiagnosis of chronic obstructive pulmonary disease in Northern Sweden”, Int J Tuberc lung dis 6(1): 76-84 19. Mai Xuân Khẩn (2005), “Một số đặc điểm lâm sàng, chức năng hô hấp, nội soi và tế bào dịch rửa phế quản của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”, Luận án Tiến sĩ Y học, Học viện quân Y, Hà Nội. 20. McNee W (2004), “chronic obstructive Pulmonary disease: Epidemiology, Physiology, and Clinical Evaluation”, second edition, Clinical Respiratory Medicine, chapter 34, pages 415- 435 21. Nguyễn Ngọc Phương Thư (2004), “Khảo sát sự tương quan giữa mức độ khó thở và FEV1 với chất lượng cuộc sống ở BN bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”, Luận văn thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. 22. Ramos LMM, Sulmonett N, Ferreira CS (2006), “Functional profile of patients with tuberculosis sequelae in a university hospital”, J Bras Pneumol, 32(1): 43-7 23. Ross J, Ehrlich RI, Hnizdo E (2010), “ Excess lung function decline in gold miners following pulmonary tuberculosis”, Thorax 65: 1010 – 1015 24. Trương Nhuận Xương (2010), “ So sánh hiệu quả điều trị BPTNMT giai đoạn ổn định ở hai nhóm bệnh nhân BPTNMT đơn thuần và BPTNMT kèm di chứng phổi sau lao”, Luận văn thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. 25. Van Zyl Smit RN, Pai M et al (2010), “ Global lung health:The colliding epidemics of tuberculosis, tobacco, smoking, HIV and BPTNMT, Eur Respir J 35: 27-33 26. World Health Organization. Tobacco or Health. A global status report 2002.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdac_diem_lam_sang_va_can_lam_sang_cua_benh_phoi_tac_nghen_ma.pdf
Tài liệu liên quan