Xếp loại số lượng TCD4 theo đường kính
phản ứng lao tố (Bảng 9, Bảng 10) cho thấy phản
ứng lao tố ở nhóm HTLV(+) phản ảnh được mức
độ trầm trọng của tình trạng miễn dịch; mức độ
suy giảm càng nặng phản ứng lao tố càng có
khuynh hướng âm tính và trở nên mất dị ứng
nhiều hơn (Fisher’s exact p = 0,007), tương tự tỉ lệ
tử vong càng tăng khi mức độ suy giảm miễn
dịch nặng nề và bị mất dị ứng với phản ứng lao
tố (IDR=00mm) p = 0,038. So sánh ở nhóm
HTLV(-) các đặc điểm này không có ý nghĩa
thống kê (p=0,440 và p=0,329). Tương tự khi
khảo sát mối tương quan giữa số lượng siêu vi –
HIV-1 và đường kính phản ứng lao tố (Bảng 11,
Bảng 12) cũng cho thấy khuynh hướng tập trung
của nồng độ virút cao ở nhóm mất dị ứng
(IDR=00mm) nhưng khuynh hướng tần suất này
không có ý nghĩa thống kê p = 0,489 khi so sánh
giữa nồng độ siêu vi và đường kính phản ứng
lao tố và mặc dù tử vong cũng có khuynh hướng
tập trung ở các nhóm mất dị ứng và nồng độ
siêu vi-HIV trong huyết tương cao, tuy nhiên sự
khác biệt được ghi nhận không có ý nghĩa thống
kê (p=0,489 và p=0,479) ở nhóm HTLV(+) và
giống như ở nhóm HTLV(-).
Nghiên cứu này còn nhiều hạn chế do kích
thước cỡ mẫu không đủ lớn để đánh giá được sự
phối hợp của HTLV với sự gia tăng mức độ
nặng của bệnh lao và nghiên cứu chỉ trên đối
tượng nghiện chích ma túy (IDU) mắc
lao/HIV(+) chưa nghiên cứu trên đối tượng bệnh
lao đơn thuần hoặc ở đối tượng lao/HIV(+)
không phải là IDU và thời gian theo dõi còn
ngắn (8 tháng).
11 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 218 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của đối tượng nghiện chích ma túy mắc lao/HIV(+) bị nhiễm HTLV(+), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Nhân dân Gia Định 2009 381
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA ĐỐI TƯỢNG
NGHIỆN CHÍCH MA TÚY MẮC LAO/HIV(+) BỊ NHIỄM HTLV(+)
Lê Văn Nhi
TÓM TẮT
Mở đầu: Bệnh lý nhiễm trùng HTLV có thể tác động lên dịch tễ lao và HIV. Đồng nhiễm Lao – HTLV-1 có
thể có tỷ lệ tử vong rất cao. Chương trình chống lao cần cải thiện chẩn đoán-điều trị sớm bệnh lao và HTLV để
giảm nguy cơ tử vong hoặc hóa trị liệu dự phòng ở đối tượng nhiễm HTLV-1 để đề phòng bệnh lao tiến triển
tương tự đưa ra các khuyến cáo đối với vấn đề đồng nhiễm HIV(+).
Mục tiêu nghiên cứu: Bước đầu khảo sát các đặc điểm lâm sàng – cận lâm sàng của đối tượng nghiện chích
ma túy mắc lao / HIV(+) bị nhiễm HTLV(+) tại TP.HCM.
Đối tượng và phương pháp nghiện: nghiên cứu cắt ngang với 68 đối tượng nghiện chích ma túy (IDU) là
lao mới/HIV(+) tại TP.HCM.
Kết quả: Tỷ lệ nhiễm HTLV(+) ở đối tượng nghiện chích ma túy là 75% (51/68), 84,31% (43/51) đối tượng
nhiễm HTLV(+) có độ tuổi từ 25-45t, tỉ lệ nam nữ là 16:1; 84,3% (43/51) là thể lao phổi, triệu chứng ho nhiều và
ho kéo dài (51/51 – 100%) là triệu chứng thường gặp ở nhóm HTLV(+) so với HTLV(-) p=0,013. Hình ảnh
Xquang ở đối tượng IDU mắc lao/HIV (+) bị nhiễm HTLV (+) thường gặp dạng tổn thương không điển hình
(p=0,021), nhưng dạng thâm nhiễm mô kẽ hoặc kê 2 phổi lại ít gặp hơn so với nhóm HTLV(-) p=0,000. Số lượng
CD4/CD8 và số lượng RNA trong huyết thanh của HIV(-) giữa 2 nhóm HTLV(+) và HTLV(-) khác nhau không
có ý nghĩa thống kê (p>0,05); Ở đối tượng IDU, mắc lao/HIV(+) mức độ miễn dịch suy giảm càng nặng, phản
ứng lao tố càng có khuynh hướng âm tính và mất dị ứng (IDR=00mm) p=0,007 và tử vong càng tăng khi suy
giảm miễn dịch nặng và bị mất dị ứng với phản ứng lao tố (p=0,038).
Kết luận: Các triệu chứng lâm sàng tại thời điểm chẩn đoán không khác nhau giữa 2 nhóm HTLV(+) và
HTLV(-), ngoại trừ triệu chứng ho nhiều và ho kéo dài thường gặp ở nhóm HTLV(+), số lượng CD4/CD8, RNA
của HIV-1 giữa 2 nhóm ở nhóm HTLV(+) và HTLV(-) không khác nhau. Các tổn thương trên Xquang thường
gặp ở nhóm HTLV(+) là dạng không điển hình nhưng ít gặp dạng thâm nhiễm mô kẽ hoặc kê 2 phổi. Ở bệnh nhân
IDU mắc lao/HIV(+) nhiễm HTLV(+) khi mức độ suy giảm miễn dịch nặng CD4<200/mm3 phản ứng lao tố
thường âm tính và mất dị ứng IDR=00mm và tử vong tăng cao.
Từ khóa: HIV, IDR, Nghiện ma túy, HTLV: Human T-lymphotropic Virus; RNA, Lymphô bào TCD4,
lymphô bào TCD8.
ABSTRACT
CLINICAL AND PARACLINICAL MANIFESTATIONS AMONG INTRAVENOUS DRUG USERS (IDU)
TUBERCULOSIS ASSOCIATED HIV/AIDS PATIENTS CO-INFECTED WITH HTLV(+)
Le Van Nhi * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 6 - 2009: 381 - 390
Settings: HTLV infection may have an impact on the epidemiology of TB and HIV. TB co-infected with
HTLV may have a high mortality. The National TB control program should improve the early detection and
treatment of TB associated with HTLV in order to decrease the mortality and should introduce the TB
chemoprophylaxis among them to prevent the progression to TB. The same activities should be implemented for
TB/HIV(+).
* Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM
Địa chỉ liên lạc: TS Lê Văn Nhi ĐT: 0913916589 Email:
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Nhân dân Gia Định 2009 382
Objectives: To assess preliminary the clinical and paraclinical manifestations among intravenous drug
users (IDU) tuberculosis associated HIV/AIDS patients co-infected with HILV(+) in HCMC.
Methods: Cross sectional study with 68 IDU with new tuberculosis associated HIV(+) in HCMC.
Results: Prevalence of HILV(+) among IDU: 75% (51/68); 84.31% (43/51) HTLV infected patients belongs
to the age group 25 – 45; sex ratio is 16:1 (male:female); pulmonary TB accounts for 84.3% (43/51). Cough and
prolonged cough are the most frequent symptoms of HTLV (+), account for 100%, p = 0.013. Non typical lesions
in chest xray are frequently observed (p=0.021). Howevery, interstitial and miliary patterns are less frequently
seen in HTLV(+) group than HTLV(-) group, p=0.000. The CD4/CD8 and RNA counts in HIV(-) between
HTLV(+) and HTLV(-) patients has no statistically difference (p>0.05). In TB/HIV(+)/IDU, the more
immunosuppression the more negative or anergy tuberculin skin test (TST=00mm, p=0.007). The mortality rate
increase in severe immunosuppression and in anergy of tuberculin skin test patients (p=0.038).
Conclusion: The clinical manifestations, not including cough and prolonged cough, of HTLV(+) and
HTLV(-) patients at the diagnosis time is not different. Cough and prolonged cough are frequently seen in HTLV
(+) patients. The number of CD4/CD8, RNA of HIV-1 is the same in both HTLV(+) and HTLV(-) groups. Non
typical lesions in chest xray are frequently observed, except interstitial and miliary patterns. In
TB/HIV/HTLV/IDU, the more immunosuppression the more negative or anergy tuberculin skin test. The
mortality rate increase in severe immunosuppression and in anergy of tuberculin skin test patients
Keywords: HIV: Human Immunodeficiency Virus; IDR: Intradermal Reaction; IDU: Intravenous Drug
Users; HTLV: Human T-lymphotropic Virus; RNA: Ribonucleic Acid; TCD4: Enumeration TCD4 lymphocytes;
TCD8: Enumeration TCD8 lymphocytes.
MỞ ĐẦU
Giả thuyết về sự phối hợp giữa HTLV-1 và
lao dựa trên nhiều quan sát: thứ nhất, HTLV-1
làm nhiễm lympho bào CD4 là tế bào then chốt
trong đáp ứng miễn dịch với bệnh lao; thứ nhì,
HTLV-1 bị nhiễm ở những người bị giảm đáp
ứng tăng mẫn cảm chậm với trích tinh đạm của
M.tuberculosis, thứ ba, tiền sử về bệnh lao thường
thấy ở những người có HTLV(+) hơn là những
người HTLV-1(-), thứ tư, các nghiên cứu cắt
ngang và bệnh chứng đã cho thấy tần suất
HTLV-1(+) cao ở những bệnh nhân lao. Tuy
nhiên các nghiên cứu khác lại không thể chứng
minh được bất kỳ sự phối hợp nào giữa HTLV,
và lao(9,10,12,22,23,27-29,32,33).
Nhiều nghiên cứu đã chỉ cho thấy rằng nữ
thường bị nhiễm HTLV-1 hơn là nam, do chủ
yếu quan sát được trong vài bệnh lý phối hợp
với HTLV-1 như bệnh bạch cầu, dạng tế bào T /
u limphô-bào. Đặc biệt HTLV-1 lại thường thấy
ở những đối tượng sinh ở miền nam Andes, nơi
mà thổ dân da đỏ Quechua chiếm đa số. Trong
một báo cáo trước đây cũng cho thấy HTLV-1
phối hợp với bệnh lý viêm tủy sống / liệt nhẹ chi
dưới thể co cứng. Ở Peru, điều này đã gợi ý rằng
những bệnh nhân thường đến từ những vùng
địa dư này. Ngược lại, trong một nghiên cứu
trên diện rộng ở những phụ nữ mang thai tại
Lima-Peru, lại không tìm thấy một sự phối hợp
nào giữa nhiễm HTLV và nơi sinh (1, 32), từ đó
các số liệu không đầy đủ của những nghiên cứu
giám sát tại địa phương đã trở nên có giá trị để
xác định việc nghi ngờ rằng miền Nam-Andes
đại diện cho khu vực có dịch tễ học HTLV-1 cao.
Kết quả phết nhuộm đàm dương tính cao,
thường thấy ở bệnh nhân HTLV(+) hơn là ở
những bệnh nhân lao mà HTLV(-), trong khi đó
khoảng thời gian bị ho tới lúc chẩn đoán là
không khác biệt giữa 2 nhóm.
Mặc dù không có các chứng cứ thực nghiệm
hỗ trợ, có thể giải thích rằng bằng cách này hay
cách khác HTLV-1 đã can thiệp vào khả năng
kiểm soát vi khuẩn của ký chủ(22,28,32).
Tuy vậy ở những bệnh nhân nhiễm HTLV(+)
được báo cáo là thường có khuynh hướng bị khó
thở, chảy mồ hôi đêm và sụt cân nhiều hơn.
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Nhân dân Gia Định 2009 383
Nhưng những đối tương quan này lại không có
ý nghĩa và không có khác biệt về lâm sàng lúc
chẩn đoán. Và cũng ghi nhận rằng những người
bị nhiễm HTLV-1 thường có thân nhân đã chết
vì bệnh lao. Một số thân nhân bệnh nhân đó
cũng có thể đã bị nhiễm. HTLV-1 vì HTLV-1
được biết là hay khu trú trong phạm vi các gia
đình. Theo một nghiên cứu đoàn hệ của Brazil
cũng như nghiên cứu tại Lima-Peru cho thấy 20-
30% người quan hệ thân thuộc của người bị
nhiễm HTLV-1 cũng đã bị nhiễm HTLV-1(1,32).
Có ít nghiên cứu về HTLV tại Việt Nam,
thực hiện nghiên cứu cắt ngang này bước đầu
khảo sát các đặc điểm lâm sàng – cận lâm sàng
của đối tượng nghiện chích ma túy mắc
lao/HIV(+) bị nhiễm HTLV(+) tại TP.HCM.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cắt ngang với cỡ mẫu N=60 (bù
cho mất mẫu ±13%). Tổng mẫu, thu được 68, đối
tượng là những người nghiện chích ma túy
(IDU: Intravenous Drug Users) mắc lao/HIV(+)
tại TP.HCM (tất cả đối tượng nghiện chích ma
túy HIV(+) bị mắc lao này là những bệnh nhân
mới, bệnh nhân chưa bao giờ điều trị hoặc đã
dùng thuốc lao những dưới 1 tháng). Thực hiện
nghiên cứu sau luận án tiến sĩ (2003) từ năm
2004-2005 (19).
- Các mẫu bệnh phẩm máu (đảm bảo
nguyên tắc an toàn sinh học trong khu lấy máu)
từ những đối tượng nghiện chích ma túy mắc
lao/HIV(+). Các mẫu không ghi họ tên, chỉ đánh
mã số vào nhãn dán trên ống nghiệm, tiến hành
thử nghiệm theo thể thức vào dữ liệu giấu tên và
đồng thuận hợp tác phù hợp.
- Thực hiện chẩn đoán:
* Chẩn đoán huyết thanh HIV(+) bằng thử
nghiệm Elisa với 2 sinh phẩm Genelavia/mix và
Serodia và Western Blot (WB).
* Các kỹ thuật để chẩn đoán lao ở bệnh nhân
HIV/AIDS được thực hiện trong nghiên cứu:
- Xét nghiệm soi kính hiển vi đàm sau khi
nhuộm Ziehl-Neelsen (ZN) tìm trực khẩn kháng
cồn toan AFB/đàm. Cấy đàm bằng phương pháp
Loewenstein Jensen định danh BK và thực hiện
kháng sinh đồ.
Ứng dụng sinh học phân tử (PCR:
polymerase chain reaction) trong chẩn đoán xác
định vi khuẩn lao.
Giải phẫu bệnh lý (mô bệnh) để chẩn đoán
xác định các trường hợp lao ngoài phổi.
Xquang phổi thẳng – nghiêng.
Chọc dò dịch não tủy, dịch màng phổi, dịch
màng tim để làm xét nghiệm sinh hóa, tế bào và
vi khuẩn.
* Đo phản ứng nội bì với lao tố (tuberculin)
PPD-RT-23 (5TU), được đánh giá là dương tính
khi ≥ 5mm (theo khuyến cáo của CDC).
* Đếm số lượng tuyệt đối TCD4/mm3 bằng kỹ
thuật dòng chảy với hệ thống đếm miễn dịch
huỳnh quang tự động ở tất cả bệnh nhân.
* Chẩn đoán huyết thanh phát hiện kháng
thể HTLV (Human T-cell lymphotropic virus)
với sinh phẩm Vironositka HTLV-1 của hãng
dược phẩm Organon Teknika – Pháp, thực hiện
tại Viện Pasteur.
* Định lượng RNA của HIV-1/huyết tương
(log copies/ml)
Xếp loại theo số lượng TCD4/mm3 : Số lượng
RNA / huyết tương của HIV-1 được đo trong 2cc
(ml) huyết tương ở mỗi bệnh nhân HIV(+) mẫu
được mã hóa, chuyển về Trung Tâm Y tế Dự
Phòng TP.HCM và tiến hành định lượng RNA
của HIV-1 tại Bordeaux-Pháp. 2ml huyết tương
này được đựng trong ống chứa EDTA giữ ở
nhiệt độ -80oC và được đo với kỹ thuật b.DNA
(branched DNA). Sử dụng kỹ thuật Quantiplex
HIV-1 RNA 2.0 assay của tập đoàn Chiron San
Francisco, CA. Đơn vị nồng độ RNA/huyết
tượng của HIV-1 được tính bằng log copies/ml.
Kỹ thuật Quantiplex HIV-RNA (Chiron) ứng
dụng sự khuyếch đại phân tử lai tạo đánh dấu.
Tính toán thống kê
Sử dụng phần mềm thống kê Stata/SE phiên
bản 10.0 để xử lý số liệu và tính toán thống kê
với mức ý nghĩa p<0,05.
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Nhân dân Gia Định 2009 384
KẾT QUẢ
Qua nghiên cứu 68 đối tượng nghiện chích
ma túy mắc lao/HIV(+) chúng tôi ghi nhận 51
trường hợp HTLV(+) – 75% (51/68) và 17 trường
hợp HTLV(-)-33,3% (17/51).
Bảng 1: Độ tuổi và giới tính
HTLV(+) (n = 51) HTLV(-) (n = 17) Giới tính
Độ tuổi Nam Nữ Nam Nữ
< 25 0 0 0 0
25 – 35 7 2 2 2
36 – 45 33 1 11 1
46 – 55 8 1
> 55
TC 48 3 14 3
Nhận xét: Tỷ lệ nam : nữ là 16 : 1 ở nhóm
HTLV(+), ở nhóm HTLV(+) 84,31% (43/51) có độ
tuổi từ 25 – 45t; và HTLV(-)100% (17/17) có độ
tuổi từ 25 – 45t. Độ tuổi của 2 nhóm HTLV(+) và
HTLV(-) khác nhau không có ý nghĩa thống kê p
= 0,585.
Bảng 2: Phân loại bệnh lao
HTLV
Phân loại bệnh lao
HTLV(+)
(n = 51)
HTLV(-)
(n = 17)
Phổi 43 13
Ngoài phổi 1* 1**
Phối hợp 7 3
Ghi chú *1 LMP **1 lao hạch (Fisher’s exact p =
0,566)
Nhận xét: Các thể lao giữa 2 nhóm
HTLV(+) và HTLV(-) khác nhau không có ý
nghĩa thống kê.
Bảng 3: So sánh triệu chứng lâm sàng: HTLV(+) và
HTLV(-)
HTKV
TCLS
HTLV(+)
(n = 51)
HTLV(-)
(n = 17)
p
1. Sụt cân 51 (100%) 17 (100%)
2. Sốt 51 (100%) 17 (100%)
3. Ho 51 15 0,013
4. Tiêu chảy 49 15 0,234
5. Nấm 42 16 0,236
6. Các bệnh lây nhiễm qua
ñường tình dục
1 0 0,561
Vài nơi 43 12 0,213 7. Hạch
Toàn thân 1 0 0,561
8. Zona (Sẹo Zona) 2 2 0,234
9. Loét da 29 10 0,887
10. Sẩn ngứa 25 8 0,889
HTKV
TCLS
HTLV(+)
(n = 51)
HTLV(-)
(n = 17)
p
11. Gan lách to 9 3 1,000
Nhận xét: Tử vong ở nhóm HTLV(+) là 27,5%
(14/51), tử vong ở nhóm HTLV(-) là 29,4% (5/17),
Các triệu chứng lâm sàng giữa 2 nhóm HTLV(+)
và HTLV(-) khác nhau. Không có ý nghĩa thống
kê, ngoại trừ triệu chứng ho gặp nhiều ở bệnh
nhân HTLV(+) (p = 0,013).
Bảng 4: So sánh số lượng siêu vi HIV-1 giữa 2 nhóm
HTLV(+) và HTLV(-)
HTLV
Số lượng RNA của HIV-1 HTLV(+) HTLV(-) p
< 2 3
2 – 4 34 12
≥ 5 14 5
Tổng cộng 51 17
Pearson χ2
= 0,3509
p = 0,839
X ± SD 4,397 ±
0,929
4,289 ±
0,827
0,6715
Nhận xét: Số lượng RNA của HN-1 trong
huyết tương (logcopies/ml) giữa 2 nhóm
HTLV(+) và HTLV khác nhau không có ý
nghĩa thống kê (p = 0,839).
Và trung bình và độ lệch chuẩn của số lượng
TCD4/mm3 giữa 2 nhóm khác nhau không có ý
nghĩa thống kê (p = 0,6715).
Bảng 5: So sánh hình ảnh Xquang phổi giữa 2 nhóm
HTLV(+) và HTLV(-)
Xquang phổi HTLV(+),
n = 51
HTLV(-)
n = 17 p
Thùy trên 7 0 0,107 Thâm
nhiễm
không
hang
Thùy giữa, dưới 3 1 1,000
Thùy trên 11 4 0,866 Thâm
nhiễm có
hạng Thùy giữa, dưới 13 1 0,083
1 bên 1 0 0,561 Tràn dịch
màng phổi 2 bên 0 0
Thâm nhiễm mô kẽ 2 phổi
hoặc kê 2 phổi 8 10 0,000
Thâm nhiễm phổi có hạch rốn,
hạch trung thất hoặc/và tràn
dịch màng phổi
8 1 0,302
Pearson χ2 = 14,9587 p = 0,021
Nhận xét: Hình ảnh thâm nhiễm mô kẽ 2
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Nhân dân Gia Định 2009 385
phổi hoặc kê 2 phổi ít gặp ở nhóm HTLV(+)
(p=0,000).
Bảng 6: So sánh đường kính phản ứng lao tố giữa 2
nhóm HTLV(+) và HTLV(-)
IDR HTLV(+), n = 51 HTLV(-), n = 17
0mm 20 8
< 5mm 4
5 – 10mm 24 8
> 10mm 3 1
Pearson χ2 = 1,5238 p = 0,677
Nhận xét: IDR = 00mm ở nhóm: HTLV(-) là:
8/17 – 47,1%, ở HTLV(+) là: 20/51 – 39,22%,
(p=0,569).
Đường kính IDR ở nhóm HTLV(+) là
4,16mm ± 4,31 và ở nhóm HTLV(-) là 4,47mm ±
4,98 (p=0,8057).
Bảng 7: Số lượng CD4 & CD8 của 2 nhóm HTLV(+)
và HTLV(-)
CD4 HTLV(+), n = 51 HTLV(-), n = 17
< 200/mm3 26 7
200 – 499/mm3 20 8
> 500/mm3 5 2
Pearson χ2 = 0,4906 p = 0,782
Nhận xét: Số lượng trung bình của CD4 ở
nhóm là HTLV(+) là 231,75 ± 167,85; ở nhóm
HTLV(-) là 263,47 ± 214,24 (p = 0,5318) và số
lượng CD8 ở nhóm HTLV(+): 936,37 ± 442,92 (n =
51) và ở nhóm HLTV (-): 895,76 ± 489,81 (n = 17)
(p = 0,7508).
Bảng 8: Số lượng CD4 và số lượng siêu vi HIV-1 ở
nhóm HTLV(+); n = 51
< 200/mm3
n = 26
200 – 499
n = 20
> 500/mm3
n = 5 Tổng cộng
CD4
RNA
Tử
vong
Tử
vong
Tử
vong
Tử
vong
< 2 1 0 0 0 2 1 3 1
2 - < 3 0 0 0 0 0 0 0 0
3 - < 4 3 1 5 0 2 0 10 1
4 - < 5 11 3 11 2 2 1 24 6
≥ 5 11 6 3 0 0 0 14 6
Tổng
cộng
26 10 20 3 5 1 51 14
Pearson χ2 = 16,3809 p= 0,012 (Số lượng CD4 –
và số lượng siêu vi). Pearson χ2 = 10,7333 p =
0,097 (Tử vong sớm).
Nhận xét: Nhóm HTLV(+) có 1 TDMP C (-),
IDR = 00mm; CD4 = 191/mm3, CD8 = 681/mm3 và
số lượng RNA = 4,93 log copies /ml.
Bảng 9: Số lượng CD4 và số lượng siêu vi HIV-1 ở
nhóm HTLV(-); n = 17
< 200/mm3
n = 7
200 – 499
n = 8
> 500/mm3
n = 2
Toång
coäng
CD4
RNA
Tử
vong
Tử
vong
Tử
vong
Tử
vong
< 2 0 0 0 0 0 0 0 0
2 - < 3 0 0 1 0 0 0 1 0
3 - < 4 2 0 3 0 0 0 5 0
4 - < 5 2 2 3 0 2 1 7 3
≥ 5 3 1 1 1 0 0 4 2
Tổng
cộng
7 3 8 1 2 1 17 5
Pearson χ2 = 5,8654 p= 0,438 (Số lượng CD4 –
và số lượng siêu vi). Pearson χ2 = 2,2222 p = 0,329
(Tử vong sớm).
Nhận xét: Nhóm HTLV(-) có 1 trường hợp
lao hạch, cấy âm tính, DIR=00mm, số lượng CD4
= 57/mm3, CD8 = 270/mm3 và số lượng RNA =
5,69 logcopies/ml.
Bảng 10: Đường kính phản ứng lao tố và số lượng
CD4/mm3 ở nhóm HTLV(+), n = 51
0mm 10mm
Toång
coäng HTLV(+)
TV TV TV TV TV
< 200/mm3 15 9 2 0 7 1 2 0 26 10
200 –
499/mm3 5 1 1 0 14 1 0 0 20 2
> 500mm3 0 0 1 1 3 1 1 0 5 2
Tổng cộng 20 10 4 1 24 3 3 0 51 14
Pearson χ2 = 14,0740 p= 0,029 (Số lượng CD4 –
và IDR) Fisher’s exact p = 0,007. Pearson χ2 =
10,1733 p = 0,038 (Tử vong sớm) Fisher’s exact
p = 0,041.
Nhận xét: Tỷ lệ IDR < 5mm là 47,05% (24/51),
tử vong sớm < 6 tháng trong lúc điều trị lao ở
nhóm IDR = 00mm là 50% (10/20), ở nhóm IDR <
5mm là 25% (1/4). Tỷ lệ tử vong chung ở nhóm
HTLV(+) là 27,5% (14/51).
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Nhân dân Gia Định 2009 386
Bảng 11: Đường kính phản ứng lao tố và số lượng
CD4/mm3 ở nhóm HTLV(-), n = 17
0mm < 5mm 5 –
10mm
> 10mm Tồng
cộng
HTLV(-)
TV TV TV TV TV
< 200/mm3 5 2 0 0 2 1 0 0 7 3
200 –
499/mm3
2 1 0 0 5 1 0 8 1
> 500mm3 1 0 0 0 1 1 0 0 2 1
Tổng cộng 8 3 0 0 8 2 1 0 17 5
Pearson χ2 = 3,7567 p= 0,440 (Số lượng CD4 –
và IDR). Pearson χ2 = 2,2222 p = 0,329 (Tử vong
sớm).
Nhận xét: Tỷ lệ IDR < 5mm là 47,05%, tử
vong sớm < 6 tháng ở nhóm IDR = 00mm là
37,5% (3/8), ở nhóm IDR < 5mm là 0%, tỷ lệ tử
vong chung ở nhóm HTLV (-) là 5/17 (24,41%).
Bảng 12: Đường kính phản ứng lao tố và số lượng
siêu vi HIV-1 ở nhóm HTLV(+), n = 51
IDR
RNA
0mm
n = 20
< 5mm
n = 4
5 – 10mm
n = 24
> 10mm
n = 3 Tổng cộng
TV TV TV TV TV
< 2 0 0 0 0 3 1 0 0 3 1
2 - <
3
0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
3 - <
4
3 1 0 0 6 0 1 0 10 1
4 - <
5
9 4 3 1 10 1 2 0 24 6
≥ 5 8 5 1 0 5 1 0 0 14 6
Tổng
cộng
20 10 4 1 24 3 3 0 51 14
Pearson χ2 = 8,4575 p= 0,489 (Số lượng siêu vi
và IDR) Pearson χ2 = 5,5222 p = 0,479 (Tử vong
sớm).
Bảng 13: Đường kính phản ứng lao tố và số lượng
siêu vi HIV-1 ở nhóm HTLV(-) n = 17
0mm
n = 8
< 5mm
n = 0
5 –
10mm
n = 8
> 10mm
n = 1 Tổng cộng
IDR
RNA
TV TV TV TV TV
< 2 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
2 - < 3 0 0 0 0 1 0 0 0 1 0
3 - < 4 1 0 0 0 3 0 1 0 5 0
4 - < 5 3 1 0 0 4 2 0 0 7 3
≥ 5 4 2 0 0 0 0 0 0 4 2
Tổng
cộng
8 3 0 0 8 2 1 0 17 5
Pearson χ2 = 8,8643 p= 0,181 (Số lượng siêu
vi và IDR). Pearson χ2 = 5,2222 p = 0,136 (Tử
vong sớm).
BÀN LUẬN
Giới tính và độ tuổi
Theo các y văn, lưu hành độ nhiễm HIV trên
bệnh nhân lao ở nam giới là 73%. Và tỷ lệ nhiễm
HIV trên bệnh nhân lao thì xảy ra ở cả nam lẫn
nữ. Nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy tỷ lệ
lao/HIV(+) ở đối tượng nghiện chích ma túy trên
90% (62/68) là nam và 9% (6/68) là nữ. Tương tự
ở nhóm HTLV(+), tỷ lệ gặp ở nam là 94,1%
(48/51) và 5,9% (3/51) là nữ (p < 0,05) (Bảng 1).
Tỷ lệ lao/HIV(+) trong các y văn tập trung
chủ yếu ở độ tuổi lao động và độ tuổi sinh đẻ.
Sự trùng lắp về địa dư của sự gia tăng bệnh
lao (số lượng bệnh nhân lao tăng cao nhất ở
vùng có tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất), sự gia tăng
số lượng bệnh lao trùng hợp với dịch HIV-
AIDS và độ tuổi từ 25 đến 45 là nhóm có tỷ lệ
nhiễm HIV cũng như mắc lao cao nhất. Bệnh
lao và dịch HIV tác động rất lớn đến lực lượng
lao động sản xuất của một xã hội đặc biệt
khuynh hướng trẻ hóa độ tuổi mắc nhiễm lao
và HIV(+) ở đối tượng nghiện chích ma túy
cũng được ghi nhận trong thời gian gần đây
(14-20). Tỷ lệ nhiễm HTLV(+) là 84,31% (43/51)
có độ tuổi từ 25-45 (Bảng 1) và không khác với
nhóm HTLV(-) (p = 0,585).
Phân loại bệnh lao
Dịch HIV đã làm gia tăng một cách đáng
sợ số lượng bệnh nhân lao và tại một số quốc
gia đã ghi nhận có sự gia tăng gấp đôi trong
hơn 10 năm qua. Đa số các bệnh nhân
lao/HIV(+) có phản ứng lao tố âm tính, hình
ảnh X quang với tổn thương không điển hình
cũng như có tần suất lao ngoài phổi cao (19).
Tỷ lệ HIV(+) ở nhóm lao ngoài phổi là từ 44-
77% cao hơn so với nhóm lao phổi (có tỷ lệ
HIV(+) là từ 17-49%) và ở nhóm lao ngoài phổi
là 72%. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhiễm
HTLV(+) ở lao phổi là 84,3% (43/51), lao ngoài
phổi chỉ có 2% (1/51) (Bảng 2). Và tỷ lệ này
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Nhân dân Gia Định 2009 387
khác nhau không có ý nghĩa thống kê so với
nhóm lao/HIV(+) mà HTLV âm tính (p=0,566).
Triệu chứng lâm sàng
Ở nhóm bệnh nhân lao/HIV(+) ngoài triệu
chứng sốt cao kéo dài còn có các triệu chứng như
suy kiệt cơ thể nặng (mất > 20-30% trọng lượng
cơ thể ban đầu). Tiêu chảy kéo dài, nấm miệng
họng hoặc nấm da hoặc nấm toàn thân (7, 8, 14 –
20, 31).
Nghiên cứu ghi nhận ở nhóm HTLV (+),
ngoài các triệu chứng lâm sàng thường gặp
của bệnh cảnh lao như sụt cân, sốt, ho đàm, ho
ra máu, đau tức ngực giống lao/HIV(+) (Bảng
3), còn có những triệu chứng lâm sàng liên
quan bệnh lý HIV/AIDS rất đặc trưng tương tự
lao / HIV (+), như tiêu chảy, nấm miệng họng
và nấm vùng hậu môn – sinh dục, hạch, loét
da vùng mắt trước cẳng chân, và sẩn ngứa
toàn thân. Tuy nhiên các triệu chứng này cũng
ghi nhận ở nhóm lao/HIV(+) mà HTLV(-), (p >
0,05) chỉ có triệu chứng ho gặp ở nhóm
HTLV(+) nhiều hơn p=0,013.
Hình ảnh Xquang
Nhiều nghiên cứu cho thấy hình ảnh
Xquang của lao phổi có liên quan đến giai đoạn
của bệnh HIV. Trong giai đoạn sớm của bệnh
nhiễm HIV, đáp ứng miễn dịch tế bào còn tốt,
tổn thương lao phổi thường khu trú ở đỉnh và
tạo hang và cũng như HIV(-) không tìm thấy vi
khuẩn lao ở đàm trong trường hợp ít vi khuẩn.
Nhưng ở giai đoạn HIV tiến triển nặng, bệnh
nhân có thể có hình ảnh Xquang bình thường,
thâm nhiễm mô kẽ hoặc kê, hoặc hạch trung
thất, hoặc hạch rốn phổi với tình trạng suy giảm
miễn dịch trầm trọng lại có thể dễ tìm thấy vi
khuẩn khi xét nghiệm đàm hoặc cấy dương với
các tổn thương không điển hình vừa nêu do số
lượng vi khuẩn nhiều ở giai đoạn tiến triển nặng
của bệnh(7, 8, 13-20, 31). Trong các nghiên cứu của
chúng tôi cũng ghi nhận đối với những trường
hợp lao hạch hoặc lao xương tạo lỗ dò ra da,
phết mủ hạch hoặc mủ lao xương cũng dễ tìm
thấy AFB(+) trong các bệnh phẩm mủ, ngay cả
dịch não tủy của lao màng não PCR(+) và cấy
dương tính cũng khá cao.
Trong nghiên cứu chúng tôi cũng ghi nhận
được các trường hợp lao phổi AFB(+) kết hợp
viêm màng não do nấm C, neoformans và
Toxoplasmose não và mủ màng phổi do
Staphylococcus aureus hoặc do P.aeruginosa.
Đáng chú ý là mủ màng phổi do P.aeruginosa
lại thường kết hợp với S.ß hemolytique hay với
S.aureus hay với Enterobacter gergoviae. Hơn
nữa mủ màng phổi thường gặp trên bệnh
nhân có nghiện chích ma túy hay nghiện hút
thuốc phiện lâu ngày. Trong các nghiên cứu
của chúng tôi 8 trường hợp mủ màng phổi và
1 trường hợp abcès đều gặp ở bệnh nhân thuộc
đối tượng IDU(19).
So sánh giữa nhóm HTLV(+) và HTLV(-) cho
thấy, hình ảnh Xquang khác nhau có ý nghĩa
thống kê giữa 2 nhóm (p=0,021), đặc biệt là hình
ảnh thâm nhiễm mô kẽ hoặc kê 2 phổi ít gặp ở
nhóm HTLV(+) p = 0,000 (bảng 4).
Phản ứng lao tố
Sự lan rộng đại dịch HIV trên toàn thế giới
đã làm gia tăng khủng khiếp gánh nặng của
bệnh lao. Bằng cách làm suy giảm dần hệ thống
miễn dịch tế bào của ký chủ, HIV làm biến đổi
sinh bệnh học của bệnh lao đưa đến sự chuyển
biến nhanh từ nhiễm lao sang bệnh lao. Nguy cơ
phát triển thành bệnh lao ở những người đồng
nhiễm lao và HIV là khoảng 5% đến 15% mỗi
năm. Ngoài ra những người đồng nhiễm HIV dễ
bị lây nhiễm khi có phơi nhiễm với
M.tuberculosis và dễ bị tái phát lao do tái hoạt nội
sinh hoặc bội nhiễm ngoại lai.
Trắc nghiệm Mantoux (phản ứng lao tố) mặc
dù đã được thực hiện từ đầu thế kỷ qua và đến
nay vẫn còn đang áp dụng. Điều đáng ngạc
nhiên là trắc nghiệm đó vẫn còn nhiều bàn cải
trái ngược nhau. Những bàn cải này liên quan
đến lý giải xác suất của một kết quả dương tính
có thật sự là có nhiễm lao thật hay không chứ
không phải là dương tính giả trong một quần thể
tùy thuộc vào lưu hành độ lao trong cộng đồng
đó. Như thế ở các quốc gia có bệnh suất lao thấp,
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Nhân dân Gia Định 2009 388
giá trị tiên đoán dương của trắc nghiệm
Mantoux cũng thấp và các kết quả dương tính
của trắc nghiệm có thể có liên quan đến việc
chủng ngừa BCG hoặc nhiễm vi khuẩn lao
không điển hình hơn là liên quan đến nhiễm lao
thật sự. Ngoài ra khi lý giải một kết quả trắc
nghiệm Mantoux riêng rẽ đã là khó thì việc lý
giải trên còn khó hơn khi bệnh nhân đó đã có
làm trắc nghiệm Mantoux lúc trước, đó là sự gia
tăng đường kính của một nốt cứng do làm đi
làm lại trắc nghiệm và do sự kích thích miễn
dịch tế bào trong tình hình không bị nhiễm lao
mới. (hiệu ứng Booster)(2,3, 5,11,21,30).
Một nghiên cứu ở miền Nam Ấn Độ xem xét
lợi ích của trắc nghiệm lao tố trong chẩn đoán
nhiễm lao tiềm ẩn và lao tiến triển ở những
người nhiễm HIV cho thấy có sự giảm rõ rệt của
phản ứng lao tố ngay cả khi CD4 > 500/mm3. Một
nghiên cứu tại Thái cũng cho kết quả tương tự
có sự giảm rõ rệt của phản ứng lao tố ngay khi
CD4 > 400/mm3. Các kết quả này gợi ý khi sàng
lọc bằng trắc nghiệm lao tố ở những người
nhiễm HIV sẽ bị bỏ sót một số lớn bệnh nhân
nhiễm lao. Cobelens và cộng sự cũng gợi ý là
không lợi ích khi dùng 5mm là ngưỡng dương
tính ở những người nhiễm HIV nếu so với
ngưỡng 10mm là ngưỡng dương tính ở những
người không nhiễm HIV.
Có thể nói rằng, trắc nghiệm lao tố là một
dụng cụ đo lường yếu để tiên lượng nhiễm lao
và bệnh lao ở bệnh nhân HIV tại các nước có
tình hình lao cao. Các hướng dẫn hiện hành
khuyến cáo bắt đầu điều trị kháng siêu vi (ART)
chỉ ở những người HIV không triệu chứng mà
CD4<200/mm3. Tuy nhiên qua các nghiên cứu
cho thấy, phần lớn người HIV(+) thì sống ở vùng
có bệnh lao lưu hành, bị lao tiến triển, ngay cả
khi CD4>200/mm3 và vấn đề không tính đến số
lượng CD4 khi bắt đầu điều trị kháng siêu vi –
ART là một cách tiếp cận thêm trong phòng
chống bệnh lao ở những người HIV (+).
Khảo sát phản ứng lao tố (IDR – trắc nghiệm
Mantoux) qua 2 nhóm HTLV(+) và HTLV(-) ở
đối tượng nghiện chích ma túy mắc lao/HIV(+)
cho thấy đường kính trung bình của IDR ở
nhóm HTLV(+) là 4,16mm ± 4,31 và ở nhóm
HTLV(-) là 4,47mm + 4,98 (p=0,8057) và giữa 2
nhóm, tỷ lệ IDR(-) 47,06% (24/51)/HTLV(+) và
47,1% (8/17)/HTLV(-) khác nhau không có ý
nghĩa thống kê p>0,05 (bảng 5).
Định lượng RNA HIV-1/huyết tương
Khi hệ thống miễn dịch tế bào bị suy giảm
do nhiễm HIV, tạo điều kiện cho vi khuẩn lao
tiềm ẩn trong cơ thể tái hoạt động, sinh sản và
gây bệnh hoặc làm cho cơ thể suy yếu mất sức
đề kháng dễ bội nhiễm M.tuberculosis từ môi
trường bên ngoài và khi bệnh lao phát triển trên
cơ thể bệnh nhân, HIV(+) sẽ tác động ngược lại
trên sự đáp ứng miễn dịch làm cho HIV phát
triển, nhân lên một cách nhanh chóng, thúc đẩy
nhanh quá trình tiến triển của nhiễm HIV và
AIDS và từ đó đưa tỷ lệ tử vong của bệnh nhân
HIV tăng lên(4,6,14-20,24,25).
Kết quả từ Bảng 6, Bảng 7 và Bảng 8 về định
lượng RNA của HIV-1/huyết tương (tính bằng
log copies/ml) và xếp loại theo số lượng
TCD4/mm3 và so sánh giữa 2 nhóm HTLV(+) và
HTLV(-) chúng tôi ghi nhận sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê giữa các nhóm TCD4/mm3 và
lượng RNA của HIV-1. Nồng độ siêu vi
cao/huyết tương gặp nhiều ở mức độ suy giảm
miễn dịch trầm trọng (p=0,012), ở nhóm
HTLV(+) (Bảng 7). Nhưng tử vong sớm lại khác
nhau không có ý nghĩa thống kê ở cả 2 nhóm
(p>0,05) (Bảng 7 và 8). Khi so sánh số lượng
TCD4 của nhóm HTLV(+) và HTLV(-) và xếp loại
theo số lượng RNA của HIV-1 thì sự khác biệt
không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) ở nhóm
HTLV(-) (Bảng 8).
Bệnh cảnh HTLV(+) làm nặng thêm tình
trạng lao/HIV(+) vốn đã trầm trọng. Chúng tôi
ghi nhận phần lớn bệnh nhân ở giai đoạn suy
giảm miễn dịch nặng TCD4<500/mm3. (Bảng
6,7,8) và có nồng độ siêu vi rất cao trong huyết
tương. Tình trạng suy giảm miễn dịch càng nặng
nề hơn ở nhóm HTLV(+) khi có cùng nồng độ
siêu vi với bệnh nhân lao/HIV(+) mà HTLV(-),
khi so sánh (p < 0,05). Ghi nhận tử vong ở bệnh
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Nhân dân Gia Định 2009 389
nhân lao/HIV(+) mà HTLV(+) có TCD4<50/mm3
(26 trường hợp lao/HIV(+) – HTLV(+)
TCD4<200/mm3 , thì có 9 trường hợp tử
vong/trường hợp lao/HIV(+) HTLV(+) có
TCD4 4 (Bảng 7) và
các trường hợp tử vong rất sớm trong vòng 2-4
tuần từ sau chẩn đoán lao và HTLV dương tính
(p=0,097). Chúng tôi cũng ghi nhận ở nhóm
HTLV(-), số lượng siêu vi HIV cũng như tử vong
thường gặp ở giai đoạn miễn dịch trầm trọng
CD4 < 200/mm3. Tuy nhiên mức ý nghĩa thống kê
không có so với nhóm HTLV(+) p > 0,05. Như
vậy Lao và HTLV có thể xem như là các đồng
yếu tố thúc đẩy nhanh quá trình tiến triển của
nhiễm HIV/AIDS đến tử vong.
Các y văn cho thấy ở các đối tượng đồng
nhiễm HTLV và HIV thường có số lượng TCD4
cao và không ảnh hưởng đến số lượng RNA
trong huyết tương của HIV-1 (32). Nhưng trong
nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận số lượng
TCD4 giữa 2 nhóm HTLV(+) và HTLV(-) thường
thấp và khác nhau không có ý nghĩa thống kê
(Bảng 6) p > 0,05. So sánh trung bình số lượng
TCD4 – TCD8 giữa 2 nhóm HTLV(+) – HTLV(-)
khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p = 0,5318
và p = 0,7508), nồng độ siêu vi trong huyết tương
rất cao gặp nhiều ở mức độ suy giảm miễn dịch
trầm trọng ở cả 2 nhóm.
Xếp loại số lượng TCD4 theo đường kính
phản ứng lao tố (Bảng 9, Bảng 10) cho thấy phản
ứng lao tố ở nhóm HTLV(+) phản ảnh được mức
độ trầm trọng của tình trạng miễn dịch; mức độ
suy giảm càng nặng phản ứng lao tố càng có
khuynh hướng âm tính và trở nên mất dị ứng
nhiều hơn (Fisher’s exact p = 0,007), tương tự tỉ lệ
tử vong càng tăng khi mức độ suy giảm miễn
dịch nặng nề và bị mất dị ứng với phản ứng lao
tố (IDR=00mm) p = 0,038. So sánh ở nhóm
HTLV(-) các đặc điểm này không có ý nghĩa
thống kê (p=0,440 và p=0,329). Tương tự khi
khảo sát mối tương quan giữa số lượng siêu vi –
HIV-1 và đường kính phản ứng lao tố (Bảng 11,
Bảng 12) cũng cho thấy khuynh hướng tập trung
của nồng độ virút cao ở nhóm mất dị ứng
(IDR=00mm) nhưng khuynh hướng tần suất này
không có ý nghĩa thống kê p = 0,489 khi so sánh
giữa nồng độ siêu vi và đường kính phản ứng
lao tố và mặc dù tử vong cũng có khuynh hướng
tập trung ở các nhóm mất dị ứng và nồng độ
siêu vi-HIV trong huyết tương cao, tuy nhiên sự
khác biệt được ghi nhận không có ý nghĩa thống
kê (p=0,489 và p=0,479) ở nhóm HTLV(+) và
giống như ở nhóm HTLV(-).
Nghiên cứu này còn nhiều hạn chế do kích
thước cỡ mẫu không đủ lớn để đánh giá được sự
phối hợp của HTLV với sự gia tăng mức độ
nặng của bệnh lao và nghiên cứu chỉ trên đối
tượng nghiện chích ma túy (IDU) mắc
lao/HIV(+) chưa nghiên cứu trên đối tượng bệnh
lao đơn thuần hoặc ở đối tượng lao/HIV(+)
không phải là IDU và thời gian theo dõi còn
ngắn (8 tháng).
KẾT LUẬN
Tỷ lệ đồng nhiễm HTLV rất cao ở đối tượng
nghiện chích ma túy (trên 75%), các triệu chứng
lâm sàng tại thời điểm chẩn đoán không khác
biệt giữa 2 nhóm lao/HIV(+) nhiễm HTLV(+) và
không nhiễm HTLV ngoại trừ triệu chứng ho
nhiều và ho kéo dài thường gặp ở nhóm
HTLV(+) hơn nhóm HTLV(-). Không khác biệt
về số lượng CD4/CD8, RNA/huyết tương và tử
vong giữa 2 nhóm HTLV(+) và HTLV(-). Các
hình ảnh Xquang phổi không điển hình thường
gặp ở nhóm HTLV(+) hơn nhóm HTLV(-)
p=0,021 nhưng hình ảnh thâm nhiễm mô kẽ hoặc
kê 2 phổi lại ít gặp hơn ở nhóm HTLV(+)
(p=0,000). Đối với bệnh nhân lao/HIV(+) nhiễm
HTLV(+) có mức độ suy giảm miễn dịch càng
nặng, phản ứng lao tố càng có khuynh hướng
âm tính và trở nên mất dị ứng nhiều hơn
(p=0,007), tương tự tỉ lệ tử vong tăng khi suy
giảm miễn dịch nặng và bị mất dị ứng với phản
ứng lao tố IDR=00mm (p=0,038).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alarcon J. O, Friedman H.B, Montano S.M, Zunt J.R, Holmes
K.K., Quinnan G.V.Jr. (2006). High endemic of human T-cell
lymphotropic virus type I among pregnant women in Peru. J.
Acquir Immune Defic. Syndr; 52: 604-609.
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Nhân dân Gia Định 2009 390
2. Barnes P.F., Abrams J.S., Sieling P.A., Rea T.H., Modlin R.L.
(1993), “Patterns of cytokine production by Mycobacterium –
reactive human T cell clones”, Infection and Immunity 61, pp.
197-203.
3. Beck J.S. (1998), “The tuberculosis skin test”, Journal of
pathology 155, pp.1-2.
4. Cantwell M.F., Binkin N.N. (1996), “Tuberculosis in Sub-
Sahara, Africa: A regional assessment of the impact of the
human immunodeficiency virus and National Tuberculosis
Control Program quality”, Tuberculosis and Lung Disease 77,
pp. 220-225.
5. Centers for Disease Control (1993), “Revised classification
system for HIV infection and expanded surveillance case
definition for AIDS among adolescents and adults”,
Morbidity and Mortality weekly report, p.41, No R17, pp. 1-9.
6. Cobelens F.G, Egwag S.M, van Ginkel T, et al (2006).
Tuberculin skin testing in patients with HIV infection: limited
benefit of reduced cut off values. Clin Infect Dis, No.43,
pp.634-639.
7. Dalcolmo M.P., Cardoso R.L., Callado A.C.C., Perera A.D.,
Grinzstein B., Conde H. Jr, Schecter M., Kristie A.L. (1995),
“Validation of AIDS clinical case definitions among HIV
seropositive patients with tuberculosis: preliminary results”,
Tub and lung dis suppl 2, pp.450-PA12
8. Daley C.L. (1995), “The typically” atypical “radiographic
presentation of TB in advanced HIV disease”, Tub and lung
dis, vol 76, 475-476.
9. Fine PEM. (1994), “Immunities in and to tuberculosis:
implications for pathogenesis and vaccination”, Tuberculosis:
Back to the future, 3, pp. 53-78.
10. Fleury H.J.A (1999). Virologie humaine. 3è édition pp.149-151.
11. Harrington W. Jr. (1997) Co-infection of tuberculosis and
HIV/HTLV retroviruses: frequency and prognosis among
patients admitted in a Brazilian hospital, Braz J Infect Dis
No.1; pp:31-35
12. Huebner R.E., Villarino M.E., Snider D.E. (1992),
“Tuberculosis skin testing and the HIV epidemic”, Journal of
the American Medical Association, pp.267, 409-410.
13. Kaplan J E, Camara T, Hanne A, Green D, Khabbaz R, Le-
Guenno B, (1994). Low prevalence of human T-lymphotropic
virus type I among patients with tuberculosis in Senegal. J
Acquir Immune Defic Syndr; 7: 418-420.
14. Keiper M.D., Beumont M., Elshami A., Langlotz C.P., Miller
W.T. (1995), “CD4 T lymphocyte count and the radiographic
presentation of pulmonary tuberculosis”, Chest (107), pp.74-
80.
15. Lê Văn Nhi (2003). Nghiên cứu dịch tễ và các hình thái lâm
sàng lao/HIV(+) tại TP.HCM. Luận án tiến sĩ y học 2003.
16. Lê Văn Nhi (2009). “Bệnh lao trẻ em ngày nay”. Nhà xuất bản
y học số đăng ký KHXB: 25-2009/CXB/377-168/YH. Quyết
định xuất bản số: 108/QĐ-YH cấp ngày: 22/4/2009. In xong và
nộp lưu chiểu ngày 28/5/2009.
17. Lê Văn Nhi, L Thị Quy (2002), “Prgnostic value of tuberculin
testing in tuberculosis associated HIV patients in Ho Chi
Minh City – Viet Nam”, Abstract book: 33nd IUATLD World
Conference on Lung Health, 6-10 Oct 02, Montréal, Québec –
Canada, The Int J Tuber and Lung Dis. PD-042, pp.S173-174.
18. Lê Văn Nhi, Lộc Thị Quý (1996), “Khảo sát tự nhiễm HIV ở
bệnh nhân lao – bệnh phổi nhập viện Trung Tâm Phạm Ngọc
Thạch”, Nội san lao và bệnh phổi – Tổng hội Y Dược học Việt
Nam – Hà Nội, Tập 22, tr.68-78.
19. Lê Văn Nhi, Lộc Thị Quý (1996), “Theo dõi tỉ lệ HIV(+) ở bệnh
nhân lao nhập viện tại Trung Tâm Phạm Ngọc Thạch và thu
dung điều trị tại 12 quận huyện thành phố Hồ Chí Minh từ
năm 1993 đến 1995”, Nội san lao và bệnh phổi, Tổng hội Y
Dược học Việt Nam – Hà Nội, Tập 22, tr.79-88.
20. Lê Văn Nhi, Lộc Thị Quý, Nguyễn Việt Cồ (2001), “Một số
nhận xét ban đầu về mối liên quan giữa các đặc điểm lâm
sàng, hình ảnh Xquang phổi và số lượng CD4 ở bệnh nhân
lao/HIV(+)”, Y học TP. Hồ Chí Minh, Trường đại học Y Dược
TP.Hồ Chí Minh, Tập 5, số 1, tr.42-48.
21. Lê Văn Nhi, Phạm Duy Linh, Nguyễn Thị Ngọc Lan (1995),
“Kết quả bước đầu nghiên cứu đặc điểm về gien và kháng
nguyên của HIV-1 ở thành phố Hồ Chí Minh”, Nội san lao và
bệnh phổi – Tổng hội Y Dược học Việt Nam – Hà Nội, Tập 18,
tr.79-87.
22. Lộc Thị Quý, Lê Văn Nhi, Nguyễn Việt Cồ (2001), “Nhận
định ban đầu về đáp ứng điều trị lao ở bệnh nhân lao/HIV(+)
tại thực địa”, Y học TP.Hồ Chí Minh, Trường đại học Y Dược
TP. Hồ Chí Minh, tập 5 (2), tr. 110-118.
23. Manns A, Hisada M, La Grenade L. (1999). Human T-
lymphotropic virus type I infection. Lancet; 353: 1951-1958.
24. Marinho J, Galvao Castro B, Rodrigues L C, Barreto M L.
(2005). Increased risk of tuberculosis with human T-
lymphotropic virus-1 infection: a case-control study. J Acquir
Immune Defic Syndr; 40: 625-628.
25. Nakata K., Room W.N., Honda Y. and al. (1997),
“Mycobacterium tuberculosis enhances HIV-1 replication in
the Lung”, Am J Repir Crit Care Med, 155, pp.996-1003.
26. Pilheu J.A., De Salvo M.C., Gonzaler J. D. Rey (1995),
“Decreased T-CD4/CD8 lymphocytes in severe cases of
tuberculosis”, Tub lung dis (76) suppl 2, No.130, pp. 153-PA12.
27. Proietti F A, Carneiro-Proietti A B, Catalan-Soares B C,
Murphy E L. (2005) Global epidemiology of HTLV-I infection
and associated diseases. Oncogene; 24: 6058-6068.
28. Seaton R.A (1997). Tuberculosis and human T-cell
lymphotropic virus type 1 infection. Clin Infect Dis No.24;
p.1026.
29. Suarez PG (2007), Association between HTLV-1 infection and
pulmonary tuberculosis: another challenge for National
Tuberculosis Program? Int J Tuberc Lung Dis 11 (10): 1048 p.
30. Swaminathan S., Subbaraman R., Venkatesan P.,
Subramanyam S., Kumar S.R, Mayer K.H, Narayanan P.R
(2008). Tuberculin skin test results in HIV-infected patients in
India: implications for latent tuberculosis treatment. Int J
Tuberc Lung Dis. No.12(2) pp.168-173.
31. Theuer C.P., Hopewell P.C., Elias D. et al (1990) “Human
immunodeficiency virus infection in tuberculosis patients”, J
Infect Dis (162), pp. 8-12.
32. Verdonck K., González E., Henostroza G., Nabeta P., Llanos
F., Cornejo H., Vanham G., Seas C., Gotuzzo E., (2007). HTLV-
1 infection is frequent among out-patients with pulmonary
tuberculosis in northern Lima, Peru. Int J Tuberc Lung Dis
11(10): 1066-1072.
33. Zunt J R, La Rose A M, Peinado J, et al. (2006) Risk factors for
HTLV-II infection in Peruvian men who have sex with men.
Am J Trop Med Hyg; 74: 922-925.
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Nhân dân Gia Định 2009 391
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_lam_sang_va_can_lam_sang_cua_doi_tuong_nghien_chich.pdf