Trong các dấu hiệu siêu âm thì dấu dày
mạc nối chiếm tỉ lệ cao nhất (75%), kế đó là
dịch ổ bụng (67%), liệt ruột (25%), ổ áp xe
(20%). Tỉ lệ khảo sát được ruột thừa cũng khá
cao (65%). Trong những ca thấy được ruột
thừa thì ruột thừa vị trí bình thường vẫn là
nhiều nhất (57%). Tỉ lệ khảo sát thấy sỏi ruột
thừa là 50%. Dịch ổ bụng, dạng dịch không
thuần nhất chiếm tỉ lệ 77,8% và phần lớn ở hố
chậu (P). Theo chúng tôi, ngày nay với những
tiến bộ máy siêu âm, việc khảo sát và nhìn
thấy ruột thừa bình thường hay bất thường ở
trẻ em không khó, do thành bụng mỏng và mô
mỡ ít, tuy nhiên phần lớn do trẻ đến trể hoặc
do chủ quan, nghĩ nhiều đến rối loạn tiêu hoá
mà không siêu âm. Hơn nữa, siêu âm trong
giai đoạn ruột thừa có biến chứng như viêm
phúc mạc, cần cảnh giác hình ảnh liệt ruột và
dịch ổ bụng không thuần nhất, khi đó với sự
định hướng dấu dày mạc nối vùng hố chậu
hoặc sỏi ruột thừa sẽ cho phép các bác sĩ siêu
âm hướng đến chẩn đoán viêm ruột thừa có
biến chứng
5 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 625 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm lâm sàng và siêu âm viêm ruột thừa ở trẻ dưới 3 tuổi phẫu thuật tại bệnh viện Nhi Đồng 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
Chuyên Đề Ngoại Nhi 88
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ SIÊU ÂM VIÊM RUỘT THỪA
Ở TRẺ DƯỚI 3 TUỔI PHẪU THUẬT TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
Nguyễn Hữu Chí*, Võ Hà Nhật Thúy*, Đào Trung Hiếu*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng và siêu âm viêm ruột thừa ở trẻ dưới 3 tuổi tại bệnh viện Nhi Đồng 1.
Đối tượng phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Các bệnh nhi dưới 3 tuổi có chẩn đoán sau mổ
viêm ruột thừa và có siêu âm tại bệnh viện Nhi Đồng 1.
Kết quả: Từ 5/2009 đến 5/2011, có 40 bệnh nhi được chọn vào lô nghiên cứu, tuổi trung bình 27 tháng (7
ngày tuổi-36 tháng), tỉ lệ nam/nữ là 2/1. Thời gian khởi bệnh trung bình là 3 ngày (1-7 ngày). viêm ruột thừa
mủ 17,5%, VFM khu trú 27,5%, VFM toàn thể 37,5%, abces ruột thừa 15%, viêm ruột thừa cấp 2,5%. Đặc
điểm lâm sàng: Đau bụng 85%, ói 57,5%, tiêu chảy 30%, sốt 80%. Bụng chướng 32,5%, đề kháng bụng 67,5%.
Tăng bạch cầu > 15.000/mm3 57,5%. Đặc điểm siêu âm: dấu hiệu dày mạc nối 75%, dịch ổ bụng 67,5%, dịch ổ
bụng không thuần nhất 78% và ở hố chậu (P) 52%. Nhìn thấy ruột thừa 65%.Vị trí ruột thừa bình thường
57,7%, sau manh tràng 30,8%, tiểu khung 11,5%. Ổ áp xe 20%, dấu liệt ruột 25%. Sỏi ruột thừa 50%. Siêu âm
chẩn đoán đúng bệnh lý ruột thừa 97,5% trong đó ngay lần đầu 67,5%, lần 2 27,5%.
Kết luận: Viêm ruột thừa ở trẻ dưới 3 tuổi thường được chẩn đoán ở giai đoạn vỡ. Bệnh cảnh lâm sàng dễ
bỏ sót. Đặc điểm hình ảnh siêu âm có thể giúp thiết lập chẩn đoán sớm bệnh lý ruột thừa.
Từ khóa: Viêm ruột thừa, trẻ em, siêu âm.
ABSTRACT
CLINICAL AND SONOGRAPHIC CHARACTERISTICS OF APPENDICITIS IN CHILDREN UNDER 3
YEARS OLD OPERATED IN CHILDREN’S HOSPITAL 1
Nguyen Huu Chi, Vo Ha Nhat Thuy, Đao Trung Hieu
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 3 - 2011: 88 - 92
Objectives: The purpose of this study is to present the clinical and sonographic features of appendicitis in
children under 3 years old operated in Children’s Hospital 1.
Methods: Cross-sectional descriptive study. All cases of appendicitis under 3 years old operated in our
hospital and having preoperative ultrasound.
Results: From May 2009 to May 2011, 40 cases were included in the study. Mean age was 27 months (7
days - 36 months). Male: female was 2/1. Mean illness duration was 3 days (1-7 days). Phlegmoneous
appendicitis, local peritonitis, general peritonitis, appendiceal abscess and acute appendicitis were 17.5%, 27.5%,
37.5%, 15% and 2.5% respectively. Clinical features: Abdominal pain, vomiting, diarrhea, fever, abdominal
distension and tenderness were 85%, 57.5%, 30%, 80%, 32.5% and 67.5% respectively. Leucocytosis
>15.000/mm3 was 57.5%. Sonographic findings: echogenic omentum, free fluid, heterogenous fluid and loculated
right iliac fossa fluid were 75%, 67.5%, 78% and 52% respectively. The appendix was seen in 65%. Appendiceal
positions were normal, retrocecal and small pelvic in 57.7%, 30.8% and 11.5% respectively. Loculated collection
of pus, ileus and appendicolith were seen in 20%, 25% and 50% respectively. Abdominal ultrasound diagnosed
appendicitis exactly in 97.5%, of these, 67.5% was in the first time and 27.5% was in the second time.
* Bệnh viện Nhi Đồng 1
Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Hữu Chí, ĐT: 01286558536, Email: dr_huuchi@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Nhi 89
Conclusions: Appendicitis in children under 3 years old is often diagnosed at perforated stage. Clinical
tableau often leeds to missed diagnosis. Sonographic findings can be helpful to establish early diagnosis
appendicitis.
Key words: Appendicitis, children, ultrasound.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm ruột thừa (VRT) là một bệnh lý ngoại
khoa cấp cứu rất thường gặp trong nhi khoa,
bệnh cảnh lâm sàng rất đa dạng và thậm chí đôi
khi mơ hồ, đặc biệt ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Trong
khi đó việc chẩn đoán sớm đóng vai trò quan
trọng trong dự hậu và rút ngắn thời gian nằm
viện. Theo nhiều tài liệu, phần lớn VRT ở trẻ
dưới 3 tuổi được chẩn đoán trễ do trẻ không xác
định được điểm đau, bệnh cảnh lâm sàng mơ hồ
và thường được điều trị trước. Tuy nhiên, vấn
đề đặt ra đối với nhà lâm sàng và bác sĩ chẩn
đoán hình ảnh là đừng để trễ hơn, cần nghĩ đến
và chẩn đoán sớm nhất ngay khi trẻ được nhập
viện. Nhiều công trình nghiên cứu và tài liệu nói
về vai trò chẩn đoán hình ảnh trong viêm ruột
thừa. Nhưng kết quả siêu âm còn phụ thuộc
nhiều vào trình độ tay nghề, kinh nghiệm, máy
móc, thời điểm được chẩn đoán...
Do đó chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm
đánh giá những đặc điểm lâm sàng và siêu âm
có thể gợi ý chẩn đoán.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Khảo sát đặc điểm lâm sàng và siêu âm
trong bệnh cảnh viêm ruột thừa ở trẻ dưới 3
tuổi tại bệnh viện Nhi Đồng 1.
Mục tiêu chuyên biệt
Xác định tỉ lệ các dấu hiệu lâm sàng
thường thấy trong chẩn đoán viêm ruột thừa ở
trẻ dưới 3 tuổi.
Xác định tỉ lệ các dấu hiệu siêu âm thường
thấy trong chẩn đoán viêm ruột thừa ở trẻ
dưới 3 tuổi.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang.
Đối tượng nghiên cứu
Các bệnh nhi dưới 3 tuổi có chẩn đoán sau
mổ VRT và có siêu âm tại bệnh viện Nhi Đồng 1
từ 5/2009 đến 5/2011.
Cỡ mẫu : Lấy trọn.
KẾT QUẢ
Từ 5/2009 đến 5/2011, có 40 bệnh nhi được
chọn vào lô nghiên cứu, tuổi trung bình 27 tháng
(7 ngày tuổi - 36 tháng), tỉ lệ nam/nữ là 2/1. Thời
gian khởi bệnh trung bình là 3 ngày(1-7 ngày),
trong đó nhập viện ngày đầu chiếm 25%, ngày
thứ 2, 20% ngày thứ 2, 22,5%, ngày thứ 4, 17,5%
và ngày thứ 7, 15%. Chẩn đoán lúc nhập viện có
liên quan ruột thừa 28 ca, chiếm 70%, có 22,5%
được chẩn đoán bệnh lý nội khoa.
Tình trạng ruột thừa sau mổ ghi nhận 7 ca
VRT mủ (17,5%), 11 ca VFM khu trú (27,5%), 15
ca VFM toàn thể (37,5%), 6 ca abces ruột thừa
(15%), 1 ca VRT cấp (2,5%).
Bảng 1. Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng Số ca (%)
Đau bụng 34 85
Ói 23 57,5
Tiêu chảy 12 30
Quấy- bỏ bú 6 15
Sốt
Nhẹ < 38,5oC
Cao ≥ 38,5oC
32 80
22 68,7
10 31,2
Bụng chướng 13 32,5
Đê kháng 27 67,5
Gồng 2,5
*Nhận xét: Trong các triệu chứng lâm sàng
về triệu chứng cơ năng thì đau bụng chiếm tỉ lệ
cao nhất (85%), kế đó là ói (57,5%), tiêu chảy
(30%), quấy- bỏ bú (15%). Về triệu chứng thực
thể sốt chiếm tỉ lệ cao (80%) chủ yếu là sốt nhẹ
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
Chuyên Đề Ngoại Nhi 90
(68,7%), về khám lâm sàng thì bụng đề kháng
chiếm tỉ lệ cao 67,5%. Có 1 trường hợp gồng là
do nhiễm khuẩn sơ sinh.
Bảng 2.Đặc điểm siêu âm
Hình ảnh siêu âm Số ca (%)
Ruột thừa: nhìn thấy
-Vị trí bình thường
-Sau manh tràng
-Tiểu khung
-Sỏi ruột thừa
26 65
15 57,7
8 30,8
3 11,5
13 32,5
Dày mạc nối 30 75
Dịch ổ bụng (+)
-dịch: thuần nhất
không thuần nhất
có fibrin
không rõ
27 67,5
3 11,1
21 77,8
1 3,7
2 7,4
Hình ảnh siêu âm Số ca (%)
-vị trí: hố chậu (P)
rãnh đại tràng
douglas
nhiều chỗ
14 51,9
3 11,4
1 3,7
9 33,3
Liệt ruột 10 25
Ổ áp xe 8 20
*Nhận xét: Siêu âm xác định bệnh lý ruột
thừa ngay lần đầu, chiếm 65,7%, lần siêu âm thứ
hai, chiếm 27,5% và trên ba lần chiếm 5%.
Kết quả chẩn đoán siêu âm so với tình trạng
ruột thừa sau mổ (bảng 3), chẩn đoán đúng
bệnh lý ruột thừa 39/40 (97,5%).
Hình 1.Viêm phúc mạc khu trú do VRT. Ruột thừa to,
có phản ứng dày mạc nối hố chậu phải và dịch ổ bụng
khu trú không thuần nhất.
Hình 2. Dấu dày mạc nối hố chậu phải
Bảng 3. So sánh kết quả siêu âm với kết quả sau phẫu
thuật.
Kết quả Mổ Siêu âm
Viêm ruột thừa cấp 1 0
Viêm ruột thừa mủ 7 9
Viêm phúc mạc khu trú 11 11
Viêm phúc mạc toàn thể 15 11
Áp xe ruột thừa 6 8
Chẩn đoán khác 1
Công thức bạch cầu (bảng 4), tăng bạch cầu
> 15.000/mm3 chiếm tỉ lệ cao (57,5%).
Trong 40 ca có 8 ca được xét nghiệm CRP,
chiếm tỉ lệ 20%. Trong đó CRP đều tăng, thấp
nhất là 21,2mg/l và cao nhất là 263mg/l.
Những ca thử CRP đều có chẩn đoán lúc nhập
viện là nguyên nhân khác ngoài ruột thừa.
Bảng 4. Công thức bạch cầu
Số lượng bạch cầu Số ca (%)
5.000 - 10.000/mm3 7 17,5
10.000-15.000/mm3 10 25
> 15.000/mm3 23 57,5
BÀN LUẬN
Viêm ruột thừa một bệnh lý ngoại khoa khá
thường gặp, chiếm 25% trẻ nhập viện vì đau
bụng, trên 40% phẫu thuật vùng bụng. Bệnh cần
được chẩn đoán và can thiệp ngoại khoa sớm, để
tránh các biến chứng viêm phúc mạc, nhiễm
khuẩn huyết, tắc ruột, vô sinh, Chẩn đoán
VRT chủ yếu dựa trên lâm sàng, nhưng bệnh
cảnh VRT thay đổi theo tuổi, cơ địa như béo phì,
bệnh lý huyết học làm cho cho chẩn đoán khó
khăn hơn, chiếm 30% chẩn đoán lâm sàng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Nhi 91
không chắc chắn. Ở trẻ lớn và trẻ vị thành niên,
bệnh cảnh lâm sàng giống người lớn, nhưng ở
trẻ nhỏ, bệnh cảnh không đặc hiệu, chẩn đoán
VRT bỏ sót 28-57% ở trẻ dưới 12 tuổi và gần
100% ở trẻ dưới 2 tuổi. Theo David E(2), chẩn
đoán VRT vỡ, đặc biệt ở trẻ 1-4 tuổi chiếm 70%,
trong khi ở trẻ vị thành niên, chỉ chiếm 10-
20%.Trong nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận 80%
ruột thừa đã vỡ, 65% viêm phúc mạc, 15% abces
ruột thừa, 20% ruột thừa chưa vỡ, so với nghiên
cứu của Allo.J là 100% có biến chứng ruột thừa
vỡ(1).
Đặc điểm lâm sàng
VRT thay đổi theo tuổi, ở trẻ sơ sinh chướng
bụng, ói, li bì, hạ thân nhiệt, hạ đường huyết, sờ
thấy mass hoặc viêm mô tế bào vùng bụng(2).
Trong lô nghiên cứu, có một trường hợp sơ sinh,
nhiễm khuẩn huyết, chướng bụng và co gồng,
được gợi ý qua siêu âm với hình ảnh viêm phúc
mạc nghĩ do thủng ruột hồi tràng ở trẻ viêm ruột
hoại tử. Ở trẻ dưới hai tuổi, bệnh cảnh ói, đau
bụng, sốt, đề kháng hố chậu phải <50% các
trường hợp, trong lô nghiên cứu, chúng tôi, ghi
nhận 85% đau bụng, 57,5% ói, 30% tiêu chảy,
32,5% bụng chướng, làm chẩn đoán nhầm với
những bệnh lý nội khoa. Theo Allo.J(1) các triệu
chứng trên cũng được ghi nhận theo thứ tự với
tỉ lệ 78%, 100%, 40,7%, 66,7% và 14/27 ca (51,8%)
được chẩn đoán và điều trị ban đầu như một
bệnh nội khoa (viêm đường hô hấp trên, viêm
tai giữa, nhiễm khuẩn tiểu) so với chẩn đoán
bệnh lý nội khoa trong nghiên cứu của chúng tôi
là 22,5%, có thể do chúng tôi thực hiện siêu âm
và gợi ý chẩn đoán sớm hơn. Chúng tôi ghi
nhận có 67,5% có đề kháng phúc mạc, trong khi
theo Allo J là 100%, có lẽ do chẩn đoán giai đoạn
trể với thời gian trung bình từ lúc bệnh đến khi
được chẩn đoán 3 ngày.
Tăng bạch cầu > 15.000/mm3 chiếm tỉ lệ
57,5%, phù hợp với tỉ lệ viêm ruột thừa có biến
chứng. Theo David(2), tăng bạch cầu trong chẩn
đoán VRT có độ nhạy là 78%, độ đặc hiệu là
80%, tuy nhiên tăng bạch cầu không đặc hiệu, vì
có thể gặp trong viêm dạ dày ruột, viêm họng
do liên cầu, viêm phổi, viêm nhiễm vùng chậu
Đặc điểm siêu âm
Trong nghiên cứu của chúng tôi siêu âm lần
đầu chẩn đoán ra viêm ruột thừa tỉ lệ khá cao
67,5% so với 27,5% lần hai và 5% lần ba. Điều
này có lẽ cũng liên quan đến chẩn đoán lâm
sàng ban đầu nghĩ đến ruột thừa tỉ lệ cũng khá
cao (70%). Trong kết quả chẩn đoán siêu âm thì
viêm phúc mạc chiếm ưu thế (55%) trong đó
viêm phúc mạc khu trú 27,5%, viêm phúc mạc
toàn thể 27,5%. Viêm ruột thừa mủ 22,5%, áp xe
ruột thừa 20%. Không có viêm ruột thừa cấp và
đám quánh ruột thừa.
Trong các dấu hiệu siêu âm thì dấu dày
mạc nối chiếm tỉ lệ cao nhất (75%), kế đó là
dịch ổ bụng (67%), liệt ruột (25%), ổ áp xe
(20%). Tỉ lệ khảo sát được ruột thừa cũng khá
cao (65%). Trong những ca thấy được ruột
thừa thì ruột thừa vị trí bình thường vẫn là
nhiều nhất (57%). Tỉ lệ khảo sát thấy sỏi ruột
thừa là 50%. Dịch ổ bụng, dạng dịch không
thuần nhất chiếm tỉ lệ 77,8% và phần lớn ở hố
chậu (P). Theo chúng tôi, ngày nay với những
tiến bộ máy siêu âm, việc khảo sát và nhìn
thấy ruột thừa bình thường hay bất thường ở
trẻ em không khó, do thành bụng mỏng và mô
mỡ ít, tuy nhiên phần lớn do trẻ đến trể hoặc
do chủ quan, nghĩ nhiều đến rối loạn tiêu hoá
mà không siêu âm. Hơn nữa, siêu âm trong
giai đoạn ruột thừa có biến chứng như viêm
phúc mạc, cần cảnh giác hình ảnh liệt ruột và
dịch ổ bụng không thuần nhất, khi đó với sự
định hướng dấu dày mạc nối vùng hố chậu
hoặc sỏi ruột thừa sẽ cho phép các bác sĩ siêu
âm hướng đến chẩn đoán viêm ruột thừa có
biến chứng.
KẾT LUẬN
Viêm ruột thừa ở trẻ dưới 3 tuổi đa số là
viêm phúc mạc, mặc dù bệnh phát hiện sớm
trong vòng những ngày đầu. Đa số bệnh nhi có
triệu chứng đau bụng, ói, sốt, tiêu chảy, bụng
chướng và đề kháng. Bạch cầu máu tăng. Siêu
âm có hình ảnh dày mạc nối, dịch ổ bụng chủ
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
Chuyên Đề Ngoại Nhi 92
yếu hố chậu (P). Tỉ lệ thấy được ruột thừa và sỏi
ruột thừa khá cao. Siêu âm có những dấu hiệu
có giá trị gợi ý chẩn đoán sớm viêm ruột thừa có
biến chứng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alloo J, Gerstle T, et al (2004). Appendicitis in children less
than 3 years of age: a 28-year review. Pediatr Surg Int.
19(12):777-9.
2. David E Wesson (2002) Evaluation and diagnosis of
appendicitis in children, UptoDate: 200
3. Rose De Bruyn (2005), Appendicitis. Pediatric ultrasound-
How, why and when, Elsevier: 194-197.
4. Stephanie R.W (2005). Acute Appendicitis. Diagnostic
ultrasound, Elsevier: 294-297.
5. Susan DJ, Caroline H (2005). Appendicitis. Diagnostic
ultrasound, Elsevier;20: 1960-1966.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_lam_sang_va_sieu_am_viem_ruot_thua_o_tre_duoi_3_tuo.pdf