Đặc điểm một số đa hình của gen IL-1b và IL-10 và mối liên quan với nhiễm Helicobacter Pylori trên người Việt Nam

Kết quả allele IL-1B-511 C liên quan đến tăng nhạy cảm với nhiễm H. pylori của nghiên cứu này tương tự với kết quả nghiên cứu trên đối tượng người Nhật của tác giả Hamajima et al. năm 2001(6). Trong nghiên cứu của tác giả này, những người mang kiểu gen IL-1B-31 T/T cho thấy dễ nhiễm H. pylori 2,46 lần nhiều hơn so với người mang kiểu gen C/C. Được biết rằng kiểu gen IL-1B-511 C/C gần như kết hợp hoàn toàn với kiểu gen IL-1B-31 T/T(4), từ đây có thể suy luận rằng nghiên cứu của tác giả người Nhật này cũng cho ra kết quả tương tự như nghiên cứu này là kiểu gen IL-1B-511 C/C gây tăng nhạy cảm với nhiễm H. pylori. Các đa hình của gen IL-1B-511 và IL-1B-1473 cho thấy có liên quan đến mức độ khác nhau của cytokine IL-1B ở niêm mạc dạ dày. Trong nghiên cứu của tác giả Xuan et al. kiểu gen IL-1B-511 C/C cho thấy có mức độ IL-1B cao hơn ở niêm mạc dạ dày ở đối tượng H. pylori (+) so với đối tượng H. pylori (-)(21). Trong một bài báo khác của tác giả Lee et al. cho thấy ở allele IL-1B-1473 G có sự giảm gắn kết vào các nuclear extract, điều này cho thấy giảm ảnh hưởng của vùng điều khiển (promoter) lên EMSA (Electrophoretic mobility shift assay). Nói cách khác, điều này đưa đến tăng lượng bài tiết của IL-1B vì rằng vùng điều khiển có tác dụng ức chế ngược trong biểu hiện của gen IL-1B(11). IL-1B được xem là một chất ức chế acid cực mạnh, nhiều hơn gấp 100 lần chất ức chế bơm proton (proton pump inhibitor: PPI) và mạnh hơn 6000 lần các chất đối vận của thụ thể histamin 2 (histamine-2 receptor antagonists)(4). Vì vậy việc các SNP liên quan đến việc thay đổi lượng IL-1B cũng được xem là liên quan đến việc thay đổi lượng acid trong dạ dày. Mối tương quan của các SNP này với việc tăng nhạy cảm với nhiễm H. pylori có thể một phần do ảnh hưởng của acid dạ dày lên mức độ nhạy cảm với nhiễm H. pylori.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 167 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm một số đa hình của gen IL-1b và IL-10 và mối liên quan với nhiễm Helicobacter Pylori trên người Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 566 ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ ĐA HÌNH CỦA GEN IL-1B VÀ IL-10 VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI NHIỄM HELICOBACTER PYLORI TRÊN NGƯỜI VIỆT NAM Hà Mai Dung*, Hoàng Thị Thu Hà**, Phạm Thị Minh Hồng*** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori xảy ra khoảng 50% dân số thế giới. Gần đây yếu tố di truyền được xác định là một yếu tố tham gia vào quá trình bệnh sinh của các bệnh nhiễm trùng. Trong nghiên cứu này chúng tôi nghiên cứu một số đa hình của gen IL-1B và IL-10 và mối liên quan giữa các đa hình này với nhiễm H. pylori trên người Việt. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mẫu gồm 153 người Việt dân tộc Kinh tuổi 19 đến 28 bao gồm 41% nam và 59% nữ. DNA được ly trích từ máu toàn phần. Các đa hình của gen IL-1B và IL-10 được xác định bằng kỹ thuật Sequenom MassARRAY iPLEX Gold Platform. Tình trạng nhiễm H. pylori được xác định bằng in house ELISA test kit. GraphPad InStat 3 được dùng để tính giá trị p và OR. Kết quả: 1) Tỉ lệ nhiễm H. pylori của mẫu là 43.8% 2) Đối tượng mang allele IL-1B-511 C và allele IL-1B- 1473 G cho thấy nhiễm H. pylori cao 2,2 đến 2,6 lần so với đối tượng mang allele IL-1B-511 T và allele IL-1B- 1473 C. Đối với gen IL-1B-1473, người mang kiểu gen C/C cho thấy nhiễm H.pylori cao gấp 4 lần so với người mang kiểu gen G/G. Kết luận: Có mối liên quan giữa một số đa hình của gen IL-1B-511 và IL-1B-1473 với nhiễm H. pylori trên người Việt. Từ khóa: IL-1B, IL-10, đa hình gen, nhiễm H. pylori, người Việt Nam. ABSTRACT SPECIFIC POLYMORPHISMS OF IL-1B AND IL-10 AND HELICOBACTER PYLORI INFECTION IN VIETNAMESE SUBJECTS Ha Mai Dung, Hoang Thi Thu Ha, Pham Thi Minh Hong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 566 - 571 Background: Helicobacter pylori infects 50% of the worlds’ population. Recently, the role of host genetic factors is emerging as a factor in infectious diseases. In this study, specific SNPs of IL-1B and IL-10 were examined to determine if there is any association between these SNPs and H. pylori infection in Vietnamese subjects. Subjects and methods: 153 healthy Kinh Vietnameses, age between 19 to 28 including 41% males and 59% females were included in this study. DNA was isolated from whole blood. Genotyping of SNPs in IL-1B-511 C>T, IL-1B-1473 C > G, IL-10-1082 G > A, IL-10-592 C > A were determined by the Sequenom MassARRAY iPLEX Gold Platform technique. H. pylori infection status was evaluated by an in house H. pylori IgG ELISA kit. The p and OR values were calculated by using two sides Fisher Exact test and GraphPad InStat 3. Results: 1) The H. pylori infection prevalence of the sample was 43.8% 2) Subjects carrying the C allele of IL-1B-511 and the G allele of IL-1B-1473 were found to be 2.2 and 2.6 times, respectively, more likely to be infected with H. pylori than subjects who carried the T allele of IL-1B-511 and the C allele of IL-1B-1473 (OR=2.2 *Trường Đại Học Quốc tế - Đại Học Quốc Gia TPHCM **Viện Vệ Sinh Dịch Tễ Trung Ương ***Trường Đại Học Y Dược TPHCM Tác giả liên lạc: TS BS Hà Mai Dung. ĐT: 0903303542 Email: maidung.ha@sickkids.ca Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 567 (1.1-4.7), P=0.046 and OR=2.6 (1.1-6.1), p=0.03 respectively). Compared to the C/C genotype carriers of IL-1B- 1473, the G/G genotype carriers were shown to be 4 times more likely to get a H. pylori infection (OR=4.0 (1.6- 10.3), P=0.004). Conclusion: An association between IL-1B-511 and IL-1B-1473 SNPs and H. pylori infection in Vietnamese is firstly reported. Key words: IL-1B, IL-10, Genetic polymorphism, H. pylori infection, Vietnamese ĐẶT VẤN ĐỀ Năm 1982, Helicobacter pylori lần đầu tiên được phân lập và nghiên cứu từ niêm mạc dạ dày người bởi Barry Marshall và Robin Warren. Kết quả từ các cuộc nghiên cứu này cho thấy có mối liên hệ bệnh nguyên giữa H. pylori và các bệnh dạ dày(15). Các nghiên cứu được thực hiện liên tục 23 năm sau đó đã góp phần chứng minh các kết quả đầu tiên của Marshall và Warren, và giúp họ nhận được giải Nobel về y học vào năm 2005. Ngày nay H. pylori được xem là nguyên nhân của viêm, loét và ung thư dạ dày(10). Interleukin-1 beta (IL-1B) là một cytokine tiền viêm điển hình và được kích hoạt bởi các chất tiết từ các vi sinh vật hoặc các yếu tố khác như tăng áp lực thẩm thấu, các tổn thương do nhiệt hoặc CRP (C Reactive Protein). Các nội độc tố lipopolysaccharide của vi khuẩn có thể kích hoạt cơ thể sản xuất ra một lượng lớn IL- 1B và IL-1B khi đươc sản xuất lại kích hoạt sản xuất interleukin-8 (IL-8) và một số cytokine khác dẫn đến hình thành phản ứng viêm. Ngoài ra IL-1B còn là một chất ức chế acid cực mạnh tại niêm mạc dạ dày. Đối ngược với IL- 1B là IL-10, IL-10 là một cytokine chống viêm, làm giãm tác dụng tiền viêm của IL-1B. Vì vậy IL-10 cũng gián tiếp ảnh hưởng đến việc tiết acid của niêm mạc dạ dày(4). Gần đây các đa hình gen, đặc biệt là các điểm đa hình đơn nucleotide (Single Nucleotide Polymorphism hay SNP) như IL-1B-511, IL-1B- 1473, IL-10-1082 và IL-10-592 được ghi nhận có liên quan đến một số bệnh lý bao gồm cả ung thư dạ dày(4,11). Các SNP này cũng cho thấy có liên quan đến sự tăng nhạy cảm với nhiễm khuẩn H. pylori(18). Trong nghiên cứu này, chúng tôi khảo sát tần suất nhiễm H. pylori của mẫu, các đặc điểm của các SNP IL-1B-511, IL-1B-1473, IL-10-1082 và IL-10-592 trên người Việt Nam và mối liên quan giữa các SNP này với nhiễm H. pylori. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Một trăm năm mươi ba sinh viên khoẻ mạnh thuộc dân tộc Kinh đang theo học tại trường Đại Học Quốc Tế - Đại Học Quốc Gia TPHCM được thông báo về đề tài nghiên cứu, tự nguyện ký giấy tham gia nghiên cứu, điền thông tin cá nhân và cho máu. Đối tượng nghiên cứu tuổi từ 19 đến 28 (tuổi trung bình 20) bao gồm 63 nam (41%) và 90 nữ (59%). Bệnh phẩm Mỗi đối tượng tham gia nghiên cứu cho 3ml máu toàn phần với chống đông bằng EDTA dành cho ly trích DNA và 2ml máu đông dành cho ly trích huyết thanh để đánh giá tình trạng nhiễm H. pylori. Các mẫu máu toàn phần và huyết thanh sau khi ly trích được bảo quản ở - 200C cho đến lúc thử nghiệm. Ly trích DNA và xác định các SNP DNA được ly trích từ máu toàn phần với bộ kít Qiagen Blood minikit và thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Các SNP IL-1B-511 C > T (rs 16944), IL-1B-1473 C > G (rs 1143623), IL- 10-1082 G > A (rs 1800896), IL-10-592 C > A (rs 1800872) được xác định bằng kỹ thuật Sequenom MassARRAY iPLEX Gold Platform và được thực hiện tại Australia. Đánh giá tình trạng nhiễm H. pylori Tình trạng nhiễm H. pylori được xác định bằng in house ELISA test kít do Viện Vệ sinh Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 568 Dịch Tễ Trung ương Hà Nội phối hợp với viện Karolinska của Thụy Điển chế tạo và bộ kít này đã được chuẩn hóa trên người Việt để có được độ nhạy cảm (94,1%) và độ chuyên biệt (97,8%) tốt nhất(9). Phân tích dữ liệu Hardy-Weinberg equilibrium (HWE) của mẫu được xác định bằng χ2-test. Để xác định sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tần suất của các allele của các SNP giữa hai nhóm H. pylori (+) và H. pylori (-), chúng tôi dùng two sides Fisher Exact test, OR (Odd Ratio) với khoảng tin cậy 95% được tính toán bằng cách sử dùng phần mềm GraphPad InStat3. KẾT QUẢ Hardy-Weinberg equilibrium HWE SNP IL-1B-511 không đạt được cân bằng HWE với giá trị p=0,04 (số lượng đồng hợp tử nhiều hơn bình thường). Các SNP còn lại bao gồm IL-1B- 1473, IL-10-1082 và IL-10-596 đạt được cân bằng HWE với giá trị p lần lượt là 0,09, 0,05 và 0,77. Tỉ lệ nhiễm H. pylori của mẫu Tỉ lệ này là 43,8%, không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nam và nữ. So sánh tần suất các allele của các SNP được khảo sát giữa người Việt Nam với các dân tộc Đông Á và Phương Tây Nghiên cứu này cho thấy tần suất các allele của các SNP được khảo sát ở người Việt Nam tương tự với nhóm dân tộc Đông Á (Bảng 2, 3). Tần suất các kiểu gen (genotypes) của SNP IL- 1B-1473 ở người Việt với CC = 22,2%, CG = 42,5%, GG = 35,3% tương tự với nghiên cứu của tác giả người Hàn Quốc Kyung-A Lee với CC = 21,0%, CG = 48,3%, GG = 30,7% (11). Bảng 1 Tần suất kiểu gen và tần suất allele của đa hình gen IL-1B và IL-10 trên người Việt Loại đa hình Tần suất kiểu gen Tần suất allele T/T n(%) T/C n(%) C/C n(%) Allele T n(%) IL-1B-511 43(28.1) 64(41.8) 46(30.1) 150(49.0) C/C n(%) C/G n(%) G/G n(%) Allele G n(%) IL-1B-1473 34(22.2) 65(42.5) 54(35.3) 173(56.5) G/G n(%) G/A n(%) A/A n(%) Allele A n(%) IL-10-1082 2(1.3) 15(9.8) 136(88.9) 287(93.8) C/C n(%) C/A n(%) A/A n(%) Allele A n(%) IL-10-596 14(9.2) 62(40.5) 77(50.3) 216(70.6) Bảng 2: Tần suất của allele IL-1B-511 T trên người bình thường của Việt Nam và nhóm dân tộc Đông Á và Phương Tây Quốc gia Dân tộc (địa phương) Số lượng Tần suất (%) Tài liệu tham khảo Việt Nam Kinh 153 49 Kết quả của nghiên cứu này Đông Á Trung Quốc Miền bắc Trung Quốc 166 49 Zhang et al. 2005(24) Nhật Người Nhật 103 49 Sakuma et al. 2005(16) Hàn Quốc Người Hàn Quốc 386 50 Lee et al. 2008(12) Đài Loan Người Trung Quốc 230 47 Wu et al. 2003(20) Phương Tây Đức Người Đức 235 33 Hamacher et al. 2009(7) Hà Lan Người Hà Lan 153 34 Zur Hausen 2003(25) Ba Lan Người Ba Lan (Thành phố Warsaw) 429 30 El-Omar et al. 2000(4) Bồ Đào Nha Người Bồ Đào Nha ở miền bắc 306 34 Machado et al. 2003(14) Anh Người Âu da trắng 287 41 Hartland et al. 2004(8) Mỹ Người da trắng 289 35 Zabaleta et al. 2008(22) Bảng 3: Tần suất allele IL-10-1082 A và allele IL-10-592 A trên người bình thường của Việt Nam và nhóm dân tộc Đông Á và Phương Tây Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 569 Quốc gia Dân tộc (địa phương) Số lượng Tần suất allele IL10- 1082 A (%) Tần suất alleleIL10-592 A (%) Tài liệu tham khảo Việt Nam Kinh 153 93.8 70.6 Kết quả của nghiên cứu này Đông Á Trung Quốc Người Trung Quốc 300 94 Lu et al. 2005 (13) Nhật Người Nhật 160 67 Tegoshi et al. 2002 (19) Đài Loan Người Hán 230 97 73 Wu et al. 2003 (20) Phương Tây Ái Nhỉ Lan Người Ái Nhỉ Lan ở miền Bắc 389 45 22 Balding et al. 2003 (1) Ba Lan Người da trắng 300 57 25 Bialecka et al. 2008 (2) Tây Ban Nha Người Tây Ban Nha da trắng 183 62 26 Suarez et al. 2003 (17) Anh Người Âu da trắng 100 47 22 Bown et al. 2003 (3) Mỹ Người da trắng 277 51 23 Zabaleta et al. 2008 (22) Mối liên quan giữa các SNP được khảo sát và nhiễm H. pylori Để xác định ảnh hưởng của các SNP này lên sự nhạy cảm của con người với nhiễm khuẩn H. pylori, tần suất của các allele cua các SNP nay được so sánh giữa hai nhóm người bình thường có nhiễm H. pylori và không nhiễm H. pylori. Kết quả cho thấy có mối liên hệ giữa mang một số allele chuyên biệt và nhiễm khuẩn H. pylori. Cụ thể, những người mang allele IL-1B-511 C và allele IL-1B-1473 G cho thấy nhiễm H. pylori cao 2,2 và 2,6 lần tương ứng so với người mang allele IL-1B-511 T và allele IL-1B-1473 C (OR=2,2 (1,1- 4,7), P=0,046 và OR=2,6 (1,1-6,1), p=0,03). Đối với điểm gen IL- 1B-1473, những người mang kiểu gen G/G cho thấy nhiễm H. pylori gấp 4 lần nhiều hơn so với người mang kiểu gen C/C (OR=4,0 (1,6-10,3), P=0,004). Khi đánh giá sự khác biệt giữa đối tượng H. pylori (+) và H. pylori (-) về IL-1B haplotypes (IL-1B-511 và IL-1B-1473), kết quả cho thấy những người mang CG haplotype nhiễm H. pylori cao 3,4 lần so với người mang TC haplotype (OR=3,4 (1,8-6,4), P=0,0002) (Bảng 4). Bảng 4: So sánh tần suất kiểu gen và tần suất allele của đa hình gen IL-1B và IL-10 giữa hai nhóm đối tượng H. pylori (-) và H. pylori (+) Gen/Kiểu gen H, pylori (-) n=86 n(%) H, pylori (+) n=67 n(%) OR(95%CI) P value (Two-sided Fisher’s Exact test) IL-1B-511 T/T 30(34,9) 13(19,4) 1 C/T 35(40,7) 29(43,3) 1,9(0,9-4,3) 0,2 C/C 21(24,4) 25(37,3) 1,9(0,8-4,6) 0,2 Người mang C 56(65,1) 54(80,6) 2,2(1,1-4,7) 0,046 Allele T 95(55,2) 55(41,0) 1 Allele C 77(44,8) 79(59,0) 1,8(1,1-2,8) 0,02 IL-1B-1473 C/C 25(29,1) 9(13,4) 1 C/G 39(45,3) 26(38,8) 1,9(0,8-4,6) 0,2 G/G 22(25,6) 32(47,8) 4,0(1,6-10,3) 0,004 Người mang G 61(70,9) 58(86,6) 2,6(1,1-6,1) 0,03 Allele C 89(51,7) 44(32,8) 1 Allele G 83(48,3) 90(67,2) 2,2(1,4-3,5) 0,001 IL-1B-511/ IL-1B- 1473 Haplotype TC 54 21 1 CC 35 24 1,8(0,9-3,6) 0,1 TG 41 34 2,1(1,1-4,2) 0,04 CG 42 55 3,4(1,8-6,4) 0,0002 IL-10-1082 G/G 2(2,3) 0(0,0) A/G 9(10,5) 6(9,0) 1 A/A 75(87,2) 61(91,0) 1,2(0,4-3,6) 0,8 IL-10-592 C/C 9(10,5) 5(7,5) 1 A/C 34(39,5) 28(41,8) 1,5(0,5-4,9) 0,6 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 570 Gen/Kiểu gen H, pylori (-) n=86 n(%) H, pylori (+) n=67 n(%) OR(95%CI) P value (Two-sided Fisher’s Exact test) A/A 43(50,0) 34(50,7) 1,4(0,4-4,6) 0,8 BÀN LUẬN Do đặc điểm mẫu là sinh viên của trường đại học là nhóm người trẻ có học vấn, nên tỉ lệ nhiễm H. pylori 43,8% của nghiên cứu này không phản ánh tỉ lệ nhiễm H. pylori của dân Việt Nam. Để có một con số đại diện cho cộng đồng Việt Nam, cần có một nghiên cứu lớn và toàn diện hơn. Tương tự như gen IL-1RN trong một bài báo khác chúng tôi đã đăng(5), khảo sát tần suất các kiểu gen của các điểm gen IL-1B-511, IL-10-1082 và IL-10-592 ở những người chứng bình thường của các nghiên cứu được đăng báo trên thế giới cho thấy có một sự khác biệt rõ rệt giữa hai nhóm dân tộc Phương Tây và Đông Á. Từ sự khác biệt rõ rệt về tần suất của các SNP được khảo sát giữa hai nhóm dân tộc Phương Tây và Đông Á ở trên (nhiều hơn 40% trong trường hợp của IL-10-1082 và IL-10-592), chúng ta dễ dàng rút ra nhận xét rằng sự khác biệt về mặt di truyền của các SNP này nếu có giữa hai nhóm bệnh và chứng có thể nhỏ hơn sự khác biệt giữa các nhóm dân khác nhau. Điều này dẫn đến việc đòi hỏi việc chọn lọc đối tượng nghiên cứu giữa hai nhóm bệnh và chứng phải là cùng nhóm dân tộc, trong các nghiên cứu về ảnh hưởng của yếu tố di truyền lên bệnh lý. Tất cả 4 SNP được khảo sát trong nghiên cứu này cho thấy kiểu mẫu gen ở người Việt rất giống nhóm người Đông Á, đặc biệt là các SNP IL-1B-511, IL-10-1082, IL-10-592 (Bảng 2, 3). Riêng IL-1B-1473, tần suất của kiểu gen G/G và allele G của nghiên cứu này rất giống với kết quả nghiên cứu trên đối tượng người Hàn Quốc của tác giả Keung A Lee (35,3% và 56,5% vs. 30,7% và 55%)(11). Kết quả này phản ánh mối liên hệ gần gũi giữa dân tộc Việt Nam và các dân tộc Đông Á đặc biệt là Trung Quốc. Từ sự giống nhau về mặt di truyền, có thể suy đoán một số đặc điểm về bệnh sinh học cũng có thể giống nhau. Kết quả allele IL-1B-511 C liên quan đến tăng nhạy cảm với nhiễm H. pylori của nghiên cứu này tương tự với kết quả nghiên cứu trên đối tượng người Nhật của tác giả Hamajima et al. năm 2001(6). Trong nghiên cứu của tác giả này, những người mang kiểu gen IL-1B-31 T/T cho thấy dễ nhiễm H. pylori 2,46 lần nhiều hơn so với người mang kiểu gen C/C. Được biết rằng kiểu gen IL-1B-511 C/C gần như kết hợp hoàn toàn với kiểu gen IL-1B-31 T/T(4), từ đây có thể suy luận rằng nghiên cứu của tác giả người Nhật này cũng cho ra kết quả tương tự như nghiên cứu này là kiểu gen IL-1B-511 C/C gây tăng nhạy cảm với nhiễm H. pylori. Các đa hình của gen IL-1B-511 và IL-1B-1473 cho thấy có liên quan đến mức độ khác nhau của cytokine IL-1B ở niêm mạc dạ dày. Trong nghiên cứu của tác giả Xuan et al. kiểu gen IL-1B-511 C/C cho thấy có mức độ IL-1B cao hơn ở niêm mạc dạ dày ở đối tượng H. pylori (+) so với đối tượng H. pylori (-)(21). Trong một bài báo khác của tác giả Lee et al. cho thấy ở allele IL-1B-1473 G có sự giảm gắn kết vào các nuclear extract, điều này cho thấy giảm ảnh hưởng của vùng điều khiển (promoter) lên EMSA (Electrophoretic mobility shift assay). Nói cách khác, điều này đưa đến tăng lượng bài tiết của IL-1B vì rằng vùng điều khiển có tác dụng ức chế ngược trong biểu hiện của gen IL-1B(11). IL-1B được xem là một chất ức chế acid cực mạnh, nhiều hơn gấp 100 lần chất ức chế bơm proton (proton pump inhibitor: PPI) và mạnh hơn 6000 lần các chất đối vận của thụ thể histamin 2 (histamine-2 receptor antagonists)(4). Vì vậy việc các SNP liên quan đến việc thay đổi lượng IL-1B cũng được xem là liên quan đến việc thay đổi lượng acid trong dạ dày. Mối tương quan của các SNP này với việc tăng nhạy cảm với nhiễm H. pylori có thể một phần do ảnh hưởng của acid dạ dày lên mức độ nhạy cảm với nhiễm H. pylori. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 571 Đây là nghiên cứu đầu tiên báo cáo có mối liên quan giữa các alleles IL-1B-511 C và IL-1B- 1473 G và sự tăng nhạy cảm với nhiễm H. pylori trên đối tượng người Việt. Để hiểu rõ hơn về mối liên quan này, cần phải thực hiện nhiều nghiên cứu lớn và toàn diện hơn. Cám ơn: Nghiên cứu này được thực hiện với kinh phí từ quỹ nghiên cứu khoa học của Đại Học Quốc Gia TPHCM, mã số B2009 – 28 – 05. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Balding J, Kane D, Livingstone W, et al. (2003). Cytokine gene polymorphisms: association with psoriatic arthritis susceptibility and severity. Arthritis & Rheumatism, 48(5):1408-13. 2. Bialecka M, Klodowska-Duda G, Kurzawski M, et al. (2008). Interleukin-10 (IL10) and tumor necrosis factor a (TNF) gene polymorphisms in Parkinson’s disease patients. Parkinsonism and Related Disorders, 14:636-40. 3. Bown MJ, Burton PR, Horsburgh T, et al. (2003). The role of cytokine gene polymorphisms in the pathogenesis of abdominal aortic aneurysms: a case-control study. Journal of Vascular Surgery, 37(5):999-1005. 4. El-Omar EM, Carrington M, Chow WH et al. (2000). Interleukin-1 polymorphisms associated with increased risk of gastric cancer. Nature, 404:398-402. 5. Ha MD, Tong TH (2010). IL-1RN polymorphisms in Vietnameses. The journal of Ho Chi Minh City Medicine ,Volume 14, supplement 4:57-62. 6. Hamajima N, Matsuo K, Saito T, et al. (2001). Interleukin 1 polymorphisms, lifestyle factors, and Helicobacter pylori infection. Japanese Journal of Cancer Research, 92(4):383-9. 7. Hamacher R, Diersch S, Scheibel M, et al. (2009). Interleukin 1 beta gene promoter SNPs are associated with risk of pancreatic cancer. Cytokine, 46:182-6 8. Hartland S, Newton JL, Griffin SM, et al. (2004). A functional polymorphism in the interleukin-1 receptor-1 gene is associated with increased risk of Helicobacter pylori infection but not with gastric cancer. Digestive Diseases & Sciences, 49(9):1545-50. 9. Hoang TTH, Bengtsson C, Phung DC, et al. (2005). Seroprevalence of Helicobacter pylori infection in urban and rural Vietnam. Clinical & Diagnostic Laboratory Immunology, 12(1):81-5. 10. IARC (1994). Schistosomes, Liver Flukes and Helicobacter pylori: Lyon, IARCPress. 11. Lee KA, Ki CS, Kim HJ, et al. (2004). Novel interleukin 1beta polymorphism increased the risk of gastric cancer in a Korean population. Journal of Gastroenterology, 39(5):429-33. 12. Lee JM, Kang YR, Park SH, et al. (2008). Polymorphisms in interleukin-1B and its receptor antagonist genes and the risk of chronic obstructive pulmonary disease in a Korean population: a caseecontrol study. Respiratory Medicine, 102:1311-20. 13. Lu W, Pan K, Zhang L, et al. (2005). Genetic polymorphisms of interleukin (IL)-1B, IL-1RN, IL-8, IL-10 and tumor necrosis factor α and risk of gastric cancer in a Chinese population. Carcinogenesis, 26(3):631-6. 14. Machado JC, Figueiredo C, Canedo P, et al. (2003). A proinflammatory genetic profile increases the risk for chronic atrophic gastritis and gastric carcinoma. Gastroenterology, 125(2):364-71. 15. Marshall BJ, Warren JR. (1984). Unidentified curved bacilli in the stomach of patients with gastritis and peptic ulceration. Lancet, 16;1(8390):1311-5. 16. Sakuma K, Uozaki H, Chong JM, et al. (2005). Cancer risk to the gastric corpus in Japanese, its correlation with interleukin- 1beta gene polymorphism (+3953*T) and Epstein-Barr virus infection. International Journal of Cancer, 20;115(1):93-7. 17. Suarez A, Castro P, Alonso R, et al. (2003). Interindividual variations in constitutive interleukin-10 messenger RNA and protein levels and their association with genetic polymorphisms. Transplantation, 15;75(5):711-7. 18. Sugimoto M, Furuta T, Yamaoka Y. (2009). Influence of inflammatory cytokine polymorphisms on eradication rates of Helicobacter pylori. Journal of Gastroenterology and Hepatology, 24:1725–32. 19. Tegoshi H, Hasegawa G, Obayashi H, et al. (2002). Polymorphisms of interferon-gamma gene CA-repeat and interleukin-10 promoter region (-592A/C) in Japanese type I diabetes. Human Immunology, 63(2):121-8. 20. Wu MS, Wu CY, Chen CJ, et al. (2003). Interleukin-10 genotypes associate with the risk of gastric carcinoma in Taiwanese Chinese. International Journal of Cancer, 04(5):617- 23. 21. Xuan J, Deguchi R, Watanabe S, et al. (2005). Relationship between IL-1beta gene polymorphism and gastric mucosal IL- 1beta levels in patients with Helicobacter pylori infection. Journal of Gastroenterology and Hepatology, 40(8):796-801. 22. Zabaleta J, Schneider BG, Ryckman K, et al. (2008). Ethnic differences in cytokine gene polymorphisms: potential implications for cancer development. Cancer Immunology, Immunotherapy, 57:107-14. 23. Zappala F, Grove J, Watt FE, et al. (1998). No evidence for involvement of the interleukin-10 -592 promoter polymorphism in genetic susceptibility to primary biliary cirrhosis. Journal of Hepatology, 28(5):820-3. 24. Zhang WH, Wang XL, Zhou J, et al. (2005). Association of interleukin-1B (IL-1B) gene polymorphisms with risk of gastric cancer in Chinese population. Cytokine, 30(6):378-81. 25. Zur Hausen A, Crusius JBA, Murillo LS, et al. (2003). IL-1B promoter polymorphism and Epstein-Barr virus in Dutch patients with gastric carcinoma. International Journal of Cancer, 107(5):866-7. Ngày nhận bài báo: 17/03/2014 Ngày phản biện đánh giá bài báo: 27/03/2014 Ngày bài báo được đăng: 30/05/2014 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 572 NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT ĐO PHÂN SUẤT DỰ TRỮ LƯU LƯỢNG MẠCH VÀNH ĐỂ ĐÁNH GIÁ VÀ HƯỚNG DẪN CAN THIỆP CÁC TỔN THƯƠNG PHỨC TẠP TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY Võ Thành Nhân*, Huỳnh Trung Cang** TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá tính an toàn, hiệu quả trong hướng dẫn can thiệp của kỹ thuật đo FFR ở bệnh nhân có tổn thương phức tạp về chỉ định điều trị (định nghĩa là mọi sang thương hẹp 40-70% trên chụp mạch vành cản quang). Phương pháp nghiên cứu: mô tả, tiến cứu, theo dõi dọc. Các bệnh nhân có tổn thương hẹp 40-70% trên chụp mạch cản quang, đồng ý tham gia nghiên cứu, được tiến hành thu thập các thông tin dân số học, lâm sàng, cận lâm sàng bao gồm FFR. Chỗ hẹp được cho là có ý nghĩa chức năng và bệnh nhân được can thiệp khi tỉ số FFR ≤ 0,80. Tất cả các bệnh nhân được theo dõi trung bình 12 tháng. Kết quả: 140 bệnh nhân tham gia nghiên cứu với tổng số 197 tổn thương động mạch vành được đo FFR. Tỉ lệ thành công thủ thuật là 100%, tử vong 0%, tới liều 150 µg adenosine có 1 trường hợp ngưng xoang hơn 3 giây và 3 trường hợp block AV II thoáng qua không cần xử trí đặc hiệu. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nhồi máu cơ tim, tái thông mạch đích và biến cố tim mạch nặng giữa 2 nhóm FFR ≤ 0,80 được can thiệp so với nhóm FFR >0,80 được điều trị nội khoa bảo tồn (p=0,79) và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ sống còn giữa hai nhóm trên (p=0,10). Kết luận: Đo FFR là kỹ thuật an toàn, hiệu quả nên có ở các phòng thông tim để giúp đánh giá chức năng các tổn thương hẹp từ 40-70%. Từ khóa: phân suất dự trữ lưu lượng mạch vành, FFR, can thiệp mạch vành ABSTRACT FRACTIONAL FLOW RESERVE FOR ASSESSMENT AND GUIDING PERCUTANEOUS CORONARY INTERVENTION IN PATIENTS WITH COMPLEX CORONARY ARTERY LESIONS AT CHO RAY HOSPITAL Vo Thanh Nhan, Huynh Trung Cang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 572 - 582 Objectives: To access the effectiveness and safety of FFR (fractional flow reserve) technique in patients with complex coronary lesions regarding to indications of treatment (defined as stenotic lesions of 40 – 70%) on angiography. Methods: Longitudinal descriptive prospective study. Patients with 40-70% coronary artery stenosis on angiography were eligible for study enrollment. Clinical data and FFR were collected and analyzed prior to the intervention. Stenosis with FFR ≤ 0.80 was defined as lesion affecting cardiac function and requiring an intervention. Results: Of 140 patients, 197 coronary artery lesions had FFR measured. Success and mortality rates were respectively 100% and 0%. At the dose of 150µg adenosine, there was 1 case with sinus pause lasting more than 3 * Khoa Tim mạch Can thiệp, BV Chợ Rẫy, TPHCM ** Khoa Tim mạch, BV Đa khoa Kiên Giang Tác giả liên lạc: PGS. TS. BS. Võ Thành Nhân, ĐT: 0903338192, Email:drnhanvo@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdac_diem_mot_so_da_hinh_cua_gen_il_1b_va_il_10_va_moi_lien_q.pdf
Tài liệu liên quan