Đặc điểm nhân khẩu học của người dân tập luyện thể dục thể thao thường xuyên tại khu vực miền núi Trung Bộ
Đặc điểm nhân khẩu học của người
dân tập luyện thể dục thể thao thường
xuyên tại khu vực miền núi miền Trung
Khảo sát chi tiết về đặc điểm người dân tập
luyện TDTT thường xuyên tại khu vực miền núi
Trung bộ được trình bày tại bảng 3.
Qua bảng 3 cho thấy:
Về giới tính: Nếu như đối tượng khảo sát
tương đối đồng đều về giới tính thì thực trạng
phân bổ giới tính của người dân tập luyện TDTT
thường xuyên tại khu vực miền núi Trung bộ lại
có tỷ lệ nam tới gần 63.45%. Như vậy, có thể
khẳng định, ở khu vực này, nam giới tập luyện
TDTT thường xuyên hơn và nhiều hơn so với
nữ giới.
Về tình trạng hôn nhân: Nếu như đặc điểm
khảo sát có hơn 75% đối tượng có gia đình thì đối
tượng tập luyện TDTT thường xuyên có 71.49%
tổng tỷ lệ có gia đình. Như vậy, ở khu vực miền
núi Trung bộ, tỷ lệ người có gia đình và độc thân
tập luyện TDTT gần tương đương nhau.
Về lứa tuổi: Tỷ lệ người dân tập TDTT
thường xuyên ở khu vực này cao nhất là lứa tuổi
55-64 tuổi, sau đó tới 6-24 tuổi và 25-34 tuổi. Ít
nhất là tỷ lệ người trên 65 tuổi (chiếm 10.34%
số người tập thường xuyên), tỷ lệ này tương
đương nếu so sánh với đặc điểm đối tượng khảo
sát với 13.21% số người trên 65 tuổi.
Về nghề nghiệp: Đối tượng tập luyện TDTT
nhiều nhất là người hưu trí, mất sức lao động,
sau đó tới công nhân viên chức nhà nước, tiếp
đến là người kinh doanh. Đây là nhóm có tỷ lệ
ít trong số đối tượng khảo sát. Nếu như tỷ lệ
khảo sát đông nhất là nông nghiệp với 31.69%
tổng đối tượng khảo sát thì tỷ lệ tập luyện TDTT
thường xuyên thuộc ngành nghề nông nghiệp
chỉ chiếm 8.97%. Như vậy có thể thấy nhóm đối
tượng nghề nông nghiệp này có tỷ lệ tham gia
tập luyện TDTT thường xuyên thấp nhất.
Về thu nhập bình quân/ tháng: Xu hướng
chung là những người có thu nhập cao hơn tập
luyện TDTT thường xuyên hơn. Có tới 31.03%
số người tham gia tập luyện TDTT thường
xuyên có thu nhập từ 5-10 triệu đồng/ tháng
(phần lớn rơi vào đối tượng công nhân viên
chức nhà nước, kinh doanh ). Những người có
thu nhập bình quân dưới 2 triệu đồng có tỷ lệ
tham gia tập luyện TDTT thường xuyên thấp.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 340 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm nhân khẩu học của người dân tập luyện thể dục thể thao thường xuyên tại khu vực miền núi Trung Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
21
- Sè 2/2020
ÑAËC ÑIEÅM NHAÂN KHAÅU HOÏC CUÛA NGÖÔØI DAÂN
TAÄP LUYEÄN THEÅ DUÏC THEÅ THAO THÖÔØNG XUYEÂN
TAÏI KHU VÖÏC MIEÀN NUÙI TRUNG BOÄ
Tóm tắt:
Tiến hành khảo sát thực trạng đặc điểm nhân khẩu học của người dân tập luyện TDTT thường
xuyên tại khu vực miền núi Trung bộ (đại diện là Nghệ An, Quảng Ngãi và Đắk Lắk) trên các mặt:
Đặc điểm thông tin cá nhân, đặc điểm thói quen tập luyện TDTT làm cơ sở đề xuất giải pháp và
xây dựng mô hình phát triển TDTT quần chúng ở khu vực miền núi Trung bộ Việt Nam.
Từ Khóa: Đặc điểm nhân khẩu học TDTT quần chúng, tập luyện TDTT thường xuyên, khu vực
miền núi miền Trung.
Demographic characteristics of people exercising regularly
in the mountainous areas of Central Vietnam
Summary:
The topic has conducted a survey on the current demographic characteristics of people
practicing physical training and sports regularly in the mountainous areas of Central Vietnam
(represented by Nghe An, Quang Ngai and Dak Lak) in the following aspects: Personal information
characteristics, training habit characteristics ... and used results as a basis for proposing solutions
and building models of mass physical training and sports development in the mountainous areas
of Central Vietnam.
Keywords: Demographic characteristics, mass physical training and sports, regular physical
training and sports, mountainous areas of Central Vietnam.
*PGS.TS, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
**TS, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
***ThS, Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh
Đỗ Hữu Trường*; Mai Thị Bích Ngọc**
***Trần Trung Khánh
ÑAËT VAÁN ÑEÀ
Miền Trung Việt Nam, còn gọi là Trung Bộ,
nằm ở phần giữa của lãnh thổ Việt Nam và là
một trong ba vùng chính (gồm Bắc Bộ, Trung
Bộ và Nam Bộ) của Việt Nam. Miền Trung gồm
19 tỉnh thuộc 3 khu vực: Bắc Trung Bộ, Duyên
hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên với địa hình
có độ cao thấp dần từ khu vực miền núi xuống
đồi gò trung du, xuôi xuống các đồng bằng phía
trong dải cồn cát ven biển rồi ra đến các đảo ven
bờ. Diện tích đất khu vực miền núi Trung bộ
tương đối nhiều. Đây là vùng còn nhiều khó
khăn về phát triển kinh tế so với các vùng khác
trong cả nước, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu
số sinh sống, đặc điểm dân tộc và văn hóa cũng
như đặc điểm địa lý và khí hậu khác hẳn so với
vùng đồng bằng.
Do đặc điểm lối sống, sinh hoạt và tập quán
văn hóa khác so với các vùng khác trên cả nước
nên việc phát triển TDTT quần chúng ở miền
Trung nói chung và khu vực miền núi Trung bộ
nói riêng cũng như đặc điểm người dân tập
luyện TDTT thường xuyên cũng sẽ có nhiều đặc
điểm khác so với các vùng đồng bằng, miền
biển Chính vì vậy, để có căn cứ đề xuất giải
pháp và xây dựng mô hình phát triển TDTT
quần chúng khu vực miền núi Việt Nam, chúng
tôi tiến hành khảo sát: Đặc điểm nhân khẩu học
người dân tập luyện TDTT thường xuyên tại
khu vực miền núi miền Trung.
PHÖÔNG PHAÙP NGHIEÂN CÖÙU
Quá trình nghiên cứu sử dụng các phương
pháp: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài
liệu, phương pháp quan sát sư phạm, phương
pháp điều tra xã hội học và phương pháp toán
học thống kê.
Khảo sát được tiến thành tại khu vực miền núi
thuộc 3 tỉnh: Nghệ An, Quảng Ngãi, Đắk Lắk.
22
BµI B¸O KHOA HäC
Số lượng mẫu khảo sát: 1764 người (948
nam và 816 nữ), trong đó có 585 người thuộc
khu vực miền núi tỉnh Nghệ An, 591 người
thuộc khu vực miền núi tỉnh Quảng Ngãi và 588
người khu vực miền núi tỉnh Đắc Lắk.
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU VAØ BAØN LUAÄN
1. Đặc điểm đối tượng khảo sát
1.1. Đặc điểm nhân khẩu học đối tượng
khảo sát
Tiến hành khảo sát 1764 người dân khu vực
miền núi tỉnh Nghệ An, Quảng Ngãi và Đắk
Lắk, trong đó có 585 người thuộc khu vực miền
núi tỉnh Nghệ An, 591 người thuộc khu vực
miền núi tỉnh Quảng Ngãi và 588 người khu vực
miền núi tỉnh Đắc Lắk. Đặc điểm nhân khẩu đối
tượng khảo sát được trình bày tại bảng 1.
Qua bảng 1 cho thấy: Đặc điểm số lượng đối
tượng khảo sát giữa các nhóm được phân phối
Bảng 1. Đặc điểm nhân khẩu học đối tượng khảo sát (n=1764)
Đặc điểm Phân loại
Nghệ An
(n=585)
Quảng Ngãi
(n=591)
Đắk Lắk
(n=588)
Tổng
(n=1764) Thứ
tự
mi % mi % mi % mi %
Giới tính
Nam 327 55.90 303 51.27 318 54.08 948 53.74 1
Nữ 258 44.10 288 48.73 270 45.92 816 46.26 2
Tình
trạng hôn
nhân
Độc thân 146 24.96 134 22.67 155 26.36 435 24.66 2
Có gia đình 439 75.04 457 77.33 433 73.64 1329 75.34 1
Lứa tuổi
6-24 tuổi 154 26.32 155 26.23 159 27.04 468 26.53 1
25-34 tuổi 111 18.97 125 21.15 119 20.24 355 20.12 3
35-54 tuổi 119 20.34 120 20.30 125 21.26 364 20.63 2
55-64 tuổi 121 20.68 106 17.94 117 19.90 344 19.50 4
Từ 65 tuổi trở lên 80 13.68 85 14.38 68 11.56 233 13.21 5
Nghề
nghiệp
Học sinh, sinh viên 107 18.29 113 19.12 98 16.67 318 18.03 3
Nông nghiệp 178 30.43 185 31.30 196 33.33 559 31.69 1
Công nhân viên chức nhà nước 84 14.36 78 13.20 54 9.18 216 12.24 4
Kinh doanh 59 10.09 60 10.15 59 10.03 178 10.09 5
Lao động tự do 113 19.32 112 18.95 138 23.47 363 20.58 2
Hưu trí, mất sức lao động 44 7.52 42 7.11 44 7.48 130 7.37 6
Thu nhập
bình
quân/
tháng
Phụ thuộc (không có thu nhập) 76 12.99 83 14.04 84 14.29 243 13.78 4
Dưới 1 triệu đồng/tháng 18 3.08 35 5.92 28 4.76 81 4.59 6
Từ 1-2 triệu đồng/tháng 53 9.06 65 11.00 62 10.54 180 10.20 5
Từ 2-3 triệu đồng/tháng 94 16.07 100 16.92 107 18.20 301 17.06 2
Từ 3-5 triệu đồng/tháng 222 37.95 225 38.07 228 38.78 675 38.27 1
Từ 5-10 triệu đồng/tháng 99 16.92 71 12.01 75 12.76 245 13.89 3
Trên 10 triệu đồng/tháng 23 3.93 12 2.03 5 0.85 40 2.27 7
23
- Sè 2/2020
là tương đối đồng đều và đảm bảo tính chất
mẫu. Cụ thể:
Về giới tính: Đối tượng khảo sát phân bổ
tương đối cân đối về giới tính (gần 46.31% là nữ)
Về tình trạng hôn nhân: 24.69% số người độc
thân (bao gồm chưa lập gia đình, ly hôn, góa).
Con số này tương đương với đặc điểm lứa tuổi
với tổng số 26.65% số người 6-24 tuổi và 13.22%
số người trên tuổi 65. Đây là các nhóm tuổi trong
tình trạng độc thân chiếm tỷ lệ cao.
Về lứa tuổi khảo sát: Độ tuổi của các nhóm
đối tượng khảo sát có số lượng tương đối đồng
đều, trừ lứa tuổi trên 65 với 13.22% (những
người cao tuổi), các nhóm tuổi còn lại đảm bảo
cân đối và dao động từ 19.52-26.56%. Đông
nhất là lứa tuổi từ 6-24 với 26.56% mẫu khảo
sát. Đây là nhóm tuổi có khoảng dao động tuổi
lớn nhất và là nhóm đối
tượng có cùng tính chất
– học sinh, sinh viên.
Về đặc điểm nghề
nghiệp: Tương tự như
độ tuổi, đặc điểm nghề
nghiệp của đối tượng
khảo sát phản ánh tương
đối sát thực trạng phân
bổ nghề nghiệp ở khu
vực khảo sát với nghề
nông nghiệp chiếm đa
số (31.73% tổng đối
tượng khảo sát); tiếp đó
là lao động tự do (chiếm
20.60%) và học sinh,
sinh viên (chiếm
18.05%, ít hơn rất nhiều
so với lứa tuổi học sinh,
sinh viên với gần
26.56% tổng số mẫu khảo sát). Các nhóm khác
chiếm tỷ lệ tương đối cân đối.
Về đặc điểm thu nhập bình quân/ tháng:
Nhóm chiếm đa số là thu nhập từ 3-5 triệu đồng/
tháng (chiếm 38.31% tổng số lượng khảo sát),
đứng thứ hai là thu nhập 2-3 triệu đồng/tháng
(chiếm 17.08% tổng số lượng khảo sát), tỷ lệ
người có thu nhập bình quân 5-10 triệu đồng/
tháng chiếm 13.90% và trên 10 triệu đồng/
tháng chiếm 2.27%. Như vậy, so với thu nhập
bình quân đầu người tại Việt Nam năm 2018 là
2.587USD/năm, tương đương 4.834 triệu
đồng/tháng [2] thì thu nhập của người dân khu
vực miền núi miền trung thuộc nhóm đối tượng
khảo sát thuộc mức thấp.
1.2. Đặc điểm tập luyện thể dục thể thao
của đối tượng khảo sát
Bảng 2. Kết quả khảo sát tỷ lệ người dân tập luyện TDTT thường xuyên
của miền núi Trung bộ (n=1764)
Mức độ tập luyện
Nghệ An
(n=585)
Quảng Ngãi
(n=591)
Đắk Lắk
(n=588)
Tổng
(n=1764)
mi % mi % mi % mi %
Tập luyện thường xuyên 147 25.13 144 24.37 144 24.49 435 24.66
Thỉnh thoảng 196 33.50 237 40.10 231 39.29 664 37.64
Không tập 242 41.37 210 35.53 213 36.22 665 37.70
Nhiều môn thể thao dân tộc đang dần được khôi phục và phát
triển tại khu vực miền núi trên cả nước
24
BµI B¸O KHOA HäC
Bảng 3. Đặc điểm nhân khẩu học người dân tập luyện TDTT thường xuyên
khu vực miền núi Trung bộ (n=435)
Đặc điểm Phân loại
Nghệ An
(n=147)
Quảng Ngãi
(n=144)
Đắk Lắk
(n=144)
Tổng
(n=435) Thứ
tự
mi % mi % mi % mi %
Giới tính
Nam 92 62.59 89 61.81 95 65.97 276 63.45 1
Nữ 55 37.41 55 38.19 49 34.03 159 36.55 2
Tình trạng
hôn nhân
Độc thân 41 27.89 46 31.94 37 25.69 124 28.51 2
Có gia đình 106 72.11 98 68.06 107 74.31 311 71.49 1
Lứa tuổi
6-24 tuổi 32 21.7 33 22.9 37 25.6 102 23.45 2
25-34 tuổi 28 18.9 33 22.8 34 23.8 95 21.84 3
35-54 tuổi 21 14.1 17 11.9 21 14.5 59 13.56 4
55-64 tuổi 44 29.8 46 31.9 45 31.2 135 31.03 1
Từ 65 tuổi trở lên 23 15.5 15 10.5 7 4.9 45 10.34 5
Nghề nghiệp
Học sinh, sinh viên 21 14.29 20 13.89 23 15.97 64 14.71 3
Nông nghiệp 13 8.84 14 9.72 12 8.33 39 8.97 6
Công nhân viên chức
nhà nước 33 22.45 29 20.14 30 20.83 92 21.15 2
Kinh doanh 17 11.56 18 12.5 16 11.11 51 11.72 4
Lao động tự do 16 10.88 12 8.33 15 10.42 43 9.89 5
Hưu trí, mất sức
lao động 47 31.97 51 35.42 48 33.33 146 33.56 1
Thu nhập
bình quân/
tháng
Phụ thuộc (không có
thu nhập) 12 8.16 13 9.03 12 8.33 37 8.51 5
Dưới 1 triệu đồng/tháng 6 4.08 7 4.86 5 3.47 18 4.14 7
Từ 1-2 triệu đồng/tháng 16 10.88 17 11.81 15 10.42 48 11.03 4
Từ 2-3 triệu đồng/tháng 29 19.73 28 19.44 29 20.14 86 19.77 3
Từ 3-5 triệu đồng/tháng 29 19.73 29 20.14 33 22.92 91 20.92 2
Từ 5-10 triệu đồng/tháng 43 29.25 47 32.64 45 31.25 135 31.03 1
Trên 10 triệu đồng/tháng 12 8.16 3 2.08 5 3.47 20 4.6 6
25
- Sè 2/2020
Đánh giá mức độ tập luyện TDTT theo tiêu chí:
Tập luyện TDTT thường xuyên: Tập từ 3
buổi/ tuần trở lên, mỗi buổi từ 30 phút, thời gian
liên tục trong 6 tháng.
Thỉnh thoảng (Tập luyện TDTT không
thường xuyên): Mỗi tuần trung bình tập ít nhất
1 buổi, mỗi buổi ít nhất 20 phút.
Không tập: Tập luyện ít hơn mức thỉnh thoảng.
Kết quả khảo sát tỷ lệ người dân tập luyện
TDTT thường xuyên được trình bày tại bảng 2.
Qua bảng 2 cho thấy: Tỷ lệ người dân tập
luyện TDTT thường xuyên khu vực miền núi
miền Trung đạt được trung bình là 24.66%,
trong đó tại tỉnh Nghệ An đạt được là 25.13%,
tỉnh Quảng Ngãi đạt được 24.37% và của tỉnh
Đắk Lắk là 24.49%. Tuy nhiên, nếu so sánh
chung với tỷ lệ người dân tập luyện TDTT
thường xuyên năm 2018 tại Việt Nam theo báo
cáo của Vụ thể thao quần chúng, Tổng cục
TDTT là 32.53% (tăng 1.15% so với năm 2017)
[1] thì tỷ lệ này còn quá khiêm tốn.
2. Đặc điểm nhân khẩu học của người
dân tập luyện thể dục thể thao thường
xuyên tại khu vực miền núi miền Trung
Khảo sát chi tiết về đặc điểm người dân tập
luyện TDTT thường xuyên tại khu vực miền núi
Trung bộ được trình bày tại bảng 3.
Qua bảng 3 cho thấy:
Về giới tính: Nếu như đối tượng khảo sát
tương đối đồng đều về giới tính thì thực trạng
phân bổ giới tính của người dân tập luyện TDTT
thường xuyên tại khu vực miền núi Trung bộ lại
có tỷ lệ nam tới gần 63.45%. Như vậy, có thể
khẳng định, ở khu vực này, nam giới tập luyện
TDTT thường xuyên hơn và nhiều hơn so với
nữ giới.
Về tình trạng hôn nhân: Nếu như đặc điểm
khảo sát có hơn 75% đối tượng có gia đình thì đối
tượng tập luyện TDTT thường xuyên có 71.49%
tổng tỷ lệ có gia đình. Như vậy, ở khu vực miền
núi Trung bộ, tỷ lệ người có gia đình và độc thân
tập luyện TDTT gần tương đương nhau.
Về lứa tuổi: Tỷ lệ người dân tập TDTT
thường xuyên ở khu vực này cao nhất là lứa tuổi
55-64 tuổi, sau đó tới 6-24 tuổi và 25-34 tuổi. Ít
nhất là tỷ lệ người trên 65 tuổi (chiếm 10.34%
số người tập thường xuyên), tỷ lệ này tương
đương nếu so sánh với đặc điểm đối tượng khảo
sát với 13.21% số người trên 65 tuổi.
Về nghề nghiệp: Đối tượng tập luyện TDTT
nhiều nhất là người hưu trí, mất sức lao động,
sau đó tới công nhân viên chức nhà nước, tiếp
đến là người kinh doanh. Đây là nhóm có tỷ lệ
ít trong số đối tượng khảo sát. Nếu như tỷ lệ
khảo sát đông nhất là nông nghiệp với 31.69%
tổng đối tượng khảo sát thì tỷ lệ tập luyện TDTT
thường xuyên thuộc ngành nghề nông nghiệp
chỉ chiếm 8.97%. Như vậy có thể thấy nhóm đối
tượng nghề nông nghiệp này có tỷ lệ tham gia
tập luyện TDTT thường xuyên thấp nhất.
Về thu nhập bình quân/ tháng: Xu hướng
chung là những người có thu nhập cao hơn tập
luyện TDTT thường xuyên hơn. Có tới 31.03%
số người tham gia tập luyện TDTT thường
xuyên có thu nhập từ 5-10 triệu đồng/ tháng
(phần lớn rơi vào đối tượng công nhân viên
chức nhà nước, kinh doanh). Những người có
thu nhập bình quân dưới 2 triệu đồng có tỷ lệ
tham gia tập luyện TDTT thường xuyên thấp.
KEÁT LUAÄN
1. Số lượng giữa các nhóm trong mẫu đối
tượng khảo sát mức độ người dân tập luyện
TDTT là tương đối đồng đều và đảm bảo tính
chất mẫu.
2. Tỷ lệ người dân tập luyện TDTT thường
xuyên khu vực miền núi Trung bộ thấp hơn
nhiều so với tỷ lệ người dân tập luyện TDTT
thường xuyên của Việt Nam theo thống kê của
Vụ Thể thao quần chúng.
3. Người dân tập luyện TDTT thường xuyên
ở khu vực miền núi Trung bộ có tỷ lệ nam cao
hơn nữ; nhiều nhất là lứa tuổi 55-64 tuổi, sau đó
tới 6-24 tuổi và 25-34 tuổi; Đối tượng tập luyện
TDTT nhiều nhất là người hưu trí, mất sức, sau
đó tới công nhân viên chức nhà nước, tiếp đến
là người kinh doanh; Xu hướng chung là những
người có thu nhập cao hơn tập luyện TDTT
thường xuyên hơn.
TAØI LIEÄU THAM KHAÛ0
1.
24574/Default.aspx?returnUrl=
2.
dau-nguoi-nam-2018-dat-2587-usd-201812271
5235412.htm.
(Bài nộp ngày 13/3/2020, Phản biện ngày 24/3/2020, duyệt in ngày 24/4/2020
Chịu trách nhiệm chính: Mai Thị Bích Ngọc; Email: maingoctdtt@gmail.com)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_nhan_khau_hoc_cua_nguoi_dan_tap_luyen_the_duc_the_t.pdf