Tỉ lệ đực cái theo các tháng được
trình bày ở hình 7. Kết quả này cho thấy có
sự biến đổi tỉ lệ đực cái theo thời gian,
nhưng không lớn. Tỉ lệ đực cái của chủng
quần cá ngựa vằn trong suốt thời gian
nghiên cứu là 47,01:52,99, không phù hợp
với tỉ lệ lý thuyết 1:1 (χ < 0,01). Tỉ lệ cá
đực thấp trong chủng quần tự nhiên, có lẽ
do tác động của mức chết do khai thác để
phục vụ cho sinh sản nhân tạo hoặc do cá
đực mang trứng, khả năng di chuyển chậm,
làm cho mức chết tự nhiên của chúng cao
hơn so với cá cái.
CÁM ƠN
Nhân đây, các tác giả xin cám ơn
Ban Chủ nhiệm đề tài cấp nhà nước “Công
nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm
các lọai cá cảnh có giá trị xuất khẩu” mã
số KC 06.05/06 -10 đã tạo điều kiện để
chúng tôi thực hiện công trình này
9 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 713 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm sinh học sinh sản của cá ngựa vằn (hippocampus comes, cantor, 1850) ở vùng biển Khánh Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
90
Tuyển Tập Nghiên Cứu Biển, 2010, XVII: 90-98
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CỦA CÁ NGỰA VẰN
(Hippocampus comes, Cantor, 1850) Ở VÙNG BIỂN KHÁNH HÒA
1Trương Sĩ Kỳ, 1Hoàng Đức Lư, 1Hồ Thị Hoa, 2Nguyễn Thị Nga
1Viện Hải dương học
2Đại học Nha Trang
Tóm tắt Nghiên cứu đặc điểm sinh sản cá ngựa vằn sống ở vùng biển Khánh Hòa
được tiến hành từ tháng 4 đến tháng 11 năm 2008. Kết quả nghiên cứu chỉ ra
rằng cá ngựa vằn đẻ quanh năm, mà đẻ rộ từ tháng 4 đến tháng 7. Sức sinh
sản của cá đực dao động từ 206 - 626 con và có tương quan đến chiều cao
và khối lượng của cá đực theo hàm mũ F = 39,37e 0,0162x, r2 = 0,293.
Phân tích tiêu bản buồng trứng cá cái cũng cho thấy đây là loài có mùa đẻ
kéo dài và sức sinh sản thực tế của chúng cũng xấp xỉ như khả năng ấp của
cá đực, chúng dao động 101 - 725 trứng. Tỉ lệ đực cái 47,01: 52,99, sai khác
có ý nghĩa so với tỉ lệ lý thuyết.
REPRODUCTION OF TIGER TAIL SEAHORSE (Hippocampus comes, Cantor,
1850), INHABITING IN KHANH HOA SEAWATERS
1Truong Si Ky, 1Hoang Duc Lu, 1Ho Thi Hoa, 2Nguyen Thi Nga
1Institute of Oceanography
2Nha Trang University
Abstract Investigation on reproductive biology of tiger tail seahorse (Hippocampus
comes), inhabiting in Khanh Hoa seawaters was carried out from April to
November 2008. Results show that this species spawns all of the year, the
peak season of spawning occurs from April to July. Batch fecundity of male
ranges from 206 to 626 eggs/embryos and non regression indicates that the
size of H. comes correlates with the brood size of male with equation F =
39.37e0.0162x, r2 = 0.293.
Analysis of cross - section of ovary also shows that this species has
protracted reproductive season and their practical fecundity is more or less,
that is the same as the male’s fecundity. They range from 101 to 725 eggs.
Male and female ratio is 47.01: 52.99 and has significant difference with
theoretical ratio.
I. MỞ ĐẦU
Cá ngựa vằn hay còn gọi là cá ngựa
đuôi hổ (Tiger tail seahorse) phân bố chủ
yếu ở vùng biển nhiệt đới (Philippines,
Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Việt
Nam) (Lourie và cs., 1999) thường gặp ở
độ sâu 5 -10m), ít khi gặp ở độ sâu 20m
(Morgan và Lourie, 2006). Ở Việt Nam,
chúng chỉ mới phát hiện ở vùng biển
Khánh Hòa và Phú Yên, những nơi có rạn
san hô phân bố. Phương tiện khai thác chủ
yếu là lặn bắt hoặc đánh lưới giã cào. Cá
thường được bán ở dạng sống, khô và tươi
với mục đích ngâm rượu hoặc làm thuốc để
chữa một số bệnh như vô sinh, hen
91
suyển(Đỗ Tất Lợi, 1977). Đây là loài cá
quí hiếm có giá trị kinh tế cao và
nằm trong danh mục CITES (Convention
on International Trade of Endangerous
Species), phụ lục II.
Ở nước ta, cá ngựa được chú ý từ
những năm 80 của thế kỷ trước. Về phân
loại có các công trình của Nguyễn Khắc
Hường (1977), Trương Sĩ Kỳ (1998).
Nghiên cứu về đặc điểm sinh học, qui trình
công nghệ sản xuất giống và nuôi thương
phẩm có các công trình của Trương Sĩ Kỳ
và Đoàn Thị Kim Loan (1994), Trương Sĩ
Kỳ (2000), Trương Sĩ Kỳ và cs., (2006),
Đỗ Hữu Hoàng và cs. (1998), Nguyen Van
Long và Do Huu Hoang (1998). Tuy nhiên,
tất cả các nghiên cứu này đều tập trung vào
loài cá ngựa đen (Hippocampus kuda), loài
cá ngựa vằn chưa được chú ý vào các thời
điểm trước đây.
Trên thế giới, tài liệu về đặc điểm
sinh sản của cá ngựa nói chung và cá ngựa
vằn nói riêng còn rất hạn chế. Nghiên cứu
về lĩnh vực này có các công trình của
Vincent (1995), Poortenaar và cs. (2004),
Curtis (2007), Van Look Katrien và cs.
(2007). Các tác giả này đều thống nhất
rằng cá ngựa ở hầu hết vùng biển nhiệt đới
đẻ nhiều đợt trong năm, sức sinh sản của cá
đực rất thấp và cá thụ tinh trong. Cho đến
nay chưa thấy có công trình nào công bố về
đặc điểm sinh sản của cá ngựa vằn. Kết
quả trong bài báo này có thể làm cơ sở sinh
học cho sinh sản nhân tạo, nhằm xuất khẩu
và tái tạo nguồn lợi loài cá quí hiếm này.
II. MẪU VẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP
Mẫu nghiên cứu đặc điểm sinh sản
được thu thập từ tháng 4 đến tháng 11 năm
2008 ở vùng biển Khánh Hòa, tổng số mẫu
phân tích là 583 mẫu. Phân tích sinh học
theo phương pháp của Lourie và cs.
(1999). Đo chiều cao (H: mm) và cân khối
lượng cá (W: g). Xác định kích thước
thành thục lần đầu tiên ở 50% cá thể đực
mang trứng hoặc phôi có chiều cao nhỏ
nhất. Hiệu chỉnh theo phương pháp của
King (2001) và tính kích thước thành thục
lần đầu theo công thức:
P = 1/(1 + exp {- r (L – Lm) })
1 = P + P exp {- r (L – Lm) }
( 1 – P)/ P = exp {- r (L – Lm) }
Ln {(1 – P)/P} = r Lm – rL
r = - (b)
Lm = a/r
Trong đó P là tỉ lệ cá đực mang trứng
đã hiệu chỉnh
Lm: chiều cao cá thành thục lần đầu
(mm)
Tính sức sinh sản thực tế bằng cách
đếm số lượng trứng chín muồi của buồng
trứng giai đoạn V.
Mẫu buồng trứng được cố định bằng
formol 10%. Làm tiêu bản buồng trứng với
lát cắt có độ dày từ 4 - 6µ. Nhuộm tiêu bản
bằng Eosin và Hematoxylin. Xác định giai
đoạn phát triển noãn bào theo Poortenaar
và cs. (2004). Tính tỉ lệ đực cái theo thời
gian, dùng χ test (Hayslett, 1995) để xác
định tỉ lệ này có khác biệt với tỉ lệ lý thuyết
là 1:1 hay không.
χ2 = ∑(Oi – Ei)2/ Ei
Oi: tỉ lệ thực tế
Ei: tỉ lệ lý thuyết
Xác định kiểu đẻ và mùa đẻ rộ của cá
bằng cách phân tích tiêu bản buồng trứng
và tỉ lệ cá đực mang trứng hoặc phôi theo
thời gian.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Sự phát triển của buồng trứng:
Sự phát triển của buồng trứng gồm 3
giai đoạn (Poortenaar và cs., 2004).
Giai đoạn tiền noãn hoàng (Pre-
vitellogenic)
Buồng trứng chứa nhiều noãn nguyên
bào (oogonia) và noãn bào ở giai đoạn đầu
của sự phát triển. Đặc trưng của noãn bào ở
giai đoạn này là kích thước của chúng nhỏ,
là nhân lớn. Tế bào chất bắt màu xanh.
(Hình 1).
Giai đoạn noãn hoàng (Vitellogenic)
Là giai đoạn tăng sinh, noãn bào bắt
đầu tích lũy noãn hoàng, có màu hồng hoặc
đỏ. Kích thước tăng lên rất đáng kể. Đối
với cá nhiệt đới nói chung, cá ngựa nói
riêng, buồng trứng ở giai đoạn này có sự
hiện diện của noãn nguyên bào lẫn noãn
92
bào ở những pha khác nhau (Hình 2), điều
này chứng tỏ cá ngựa vằn cũng là loài cá
đẻ đợt. Kết luận này cũng trùng với nhận
định của nhiều tác giả trước đây nghiên
cứu về các kiểu đẻ của cá ngựa (Trương Sĩ
Kỳ và Đoàn Thị Kim Loan, 1994; Vincent,
1995; Poortenaar và cs., 2004).
Giai đoạn thành thục sinh dục
(Mature)
Cá mang buồng trứng giai đoạn này
là cá chuẩn bị tham gia sinh sản, noãn bào
chín sinh dục, có hình trái lê, chứa nhiều
noãn hoàng (Hình 3). Số noãn bào này, sau
khi trương nước sẽ được chuyển cho vào
túi ấp của cá đực và ở đó diễn ra sự thụ
tinh.
Hình 1. Noãn bào giai đoạn tiền noãn hoàng
Fig. 1. Oocyte in previtellogenic period
Hình 2. Noãn bào giai đoạn noãn hoàng
Fig. 2. Oocyte in vitellogenic period
P
V
P
93
Ảnh 3. Noãn bào giai đoạn chín muồi sinh dục
Picture 3. Oocyte in mature period
2. Sức sinh sản thực tế của cá cái:
Kết quả đếm trứng chín (ripe) của 11
cá cái cho thấy số lượng của chúng dao
động từ 101 đến 729 trứng, trung bình
313,54 trứng ± 165,15 (Bảng 1, Hình 4).
Số lượng này với số lượng phôi có trong
túi ấp của cá đực xấp xỉ như nhau, cho nên
có thể nhận xét là cá cái chuyển tất cả
những trứng chín trong mỗi lần giao phối.
Noãn bào các pha kế tiếp sẽ chín muồi sinh
dục cho những lần giao phối sau. Điều này
làm giảm sự thoái hóa noãn bào và sự tái
hấp thụ chất dinh dưỡng của những trứng
không được đẻ ra, như những loài cá kinh
tế khác thụ tinh ngoài.
Bảng 1. Sức sinh sản thực tế của cá cái (H. comes)
Table 1. Fecundity of female H. comes
TT H (mm) W (g) Sức sinh sản thực tế (trứng)
1 128 10,1 318
2 140 9,8 725
3 115 5,1 309
4 118 7,8 321
5 125 8,7 351
6 128 8,5 315
7 129 6,5 295
8 120 4,2 185
9 110 4,4 132
10 142 7 397
11 102 2,5 101
TB 313,54 ± 165,15
M
94
Hình 4. Tương quan giữa số lượng trứng chín và chiều cao của cá cái
Fig. 4. Relationship between number of ripe egg and the height of the female H. comes
3. Khả năng ấp của cá đực:
Khả năng ấp của cá đực dao động từ
195 - 626 trứng/phôi (Bảng 2), trung bình
359,87±165,15. Thông thường thì khả năng
sinh sản của cá tăng khi kích thước tăng
theo hàm F = a Lb. Nhưng đối với cá ngựa
thì sự tương quan này không rõ ràng, đặc
biệt là đối với cá mới trưởng thành. Một số
cá có kích thước lớn, nhưng khả năng ấp
trứng lại thấp và ngược lại. Có thể lý giải
điều này như sau, khả năng ấp của cá đực
không chỉ phụ thuộc vào sức chứa của túi
ấp cá đực mà còn phụ thuộc vào số lượng
trứng chín của cá cái. Nếu cá đực có sức
chứa của túi ấp lớn, nhưng giao phối với cá
cái có kích thước bé thì khả năng ấp của cá
đực không hẳn lúc nào cũng nhiều và
ngược lại, cá cái có khả năng chuyển trứng
nhiều, nhưng gặp cá đực có túi ấp nhỏ thì
sức sinh sản thực tế của cá đực cũng không
cao. Tuy nhiên, xét một cách tổng quát thì
cá càng lớn sức sinh sản càng cao và điều
này thể hiện rõ ở cá có kích thước lớn. Đối
với cá ngựa, phương trình tương quan có
dạng F = 39,37e0,0162x, r2 = 0,293 (Hình 5).
Nhận xét nêu trên trùng với kết quả
nghiên cứu của Curtis (2007), khi nghiên
cứu tương quan giữa khả năng ấp của cá
đực với kích thước và khối lượng của loài
Hippocampus guttulatus, tác giả này cho
rằng có sự tương quan phi tuyến tính (F =
18,7 e0,16x và r2 = 0,29) giữa kích thước cá
đực và khả năng ấp của chúng. Dzyuba và
cs. (2006) cho rằng cá bố mẹ càng có kích
thước lớn thì khả năng đẻ con của cá đực
lại càng cao và tỉ lệ sống cao hơn so với cá
bố mẹ có kích thước nhỏ. Theo các tác giả
này thì loài cá ngựa đen kích thước lớn đẻ
trung bình 508 con so với 263 đối với cá
bố mẹ có kích thước nhỏ và tỉ lệ sống của
cá con tương ứng là 90% và 50% sau 7
tuần nuôi thí nghiệm. Vincent và Giles
(2003) lại cho rằng kích thước của con cái
xác định số lượng con đẻ ra từ con đực.
Trong điều kiện nuôi nhốt, cá thành thục
lần đầu của thế hệ F1 có sức sinh sản nhỏ
hơn cá đẻ những lần sau và thấp hơn so với
cá bố mẹ có nguồn gốc tự nhiên. Ở trong
bài viết này chúng tôi không có điều kiện
tính toán khả năng đẻ của cá đực trong một
năm vì thiếu thông số tổng thời gian đẻ của
cá ngựa vằn trong năm. Theo Curtis (2007)
có thể sử dụng 3 mô hình để tính sức sinh
sản thực tế của cá đực trong một năm:
(1) mô hình đẻ liên tục (Continuous
reproduction, CR); (2) mô hình đẻ gián
đoạn (Intermittent reproduction, IR); (3)
mô hình đẻ gián đoạn theo mùa
(Intermittent and seasonal reproduction,
ISR)Ông cho rằng mô hình thứ 3 là hợp
lý đối với cá ngựa và dùng nó để tính khả
năng đẻ của loài H. guttulatus. Kết quả cho
thấy loài này đẻ được 232 cá con cho mỗi
lần sinh sản và mỗi năm đẻ được 903 con.
Có thể sử dụng mô hình này cho những
nghiên cứu sắp tới đối với cá ngựa vằn.
y = 2.373e0.0386x
R2 = 0.7386
0
100
200
300
400
500
600
700
800
100 110 120 130 140 150
Chiều cao
Số
lư
ợn
g
trứ
ng
c
hi
n
ở
cá
c
ái
95
Bảng 2. Khả năng ấp trứng/phôi của cá đực (H. comes)
Table 2. Number of egg/embryo in the pouch of the male H. comes
TT H (mm) W (g) Khả năng ấp (trứng/phôi)
1 133 11,7 350
2 120 10 301
3 155 17 626
4 142 13,1 195
5 134 9,2 206
6 140 11,4 283
7 130 11,1 336
8 146 9,6 414
9 125 9,2 469
10 115 7,8 211
11 117 7,1 365
12 132 8,7 304
13 134 8,9 271
14 145 11,4 457
15 133 11,7 350
16 145 12,3 620
Trung bình 359,87 ± 130,88
Hình 5. Tương quan giữa số lượng trứng/ phôi và chiều cao của cá đực
Fig. 5. Relationship between number of egg/embryo and the height of the male H .comes
4. Kích thước thành thục lần đầu tiên:
Kích thước thành thục lần đầu tiên
được xác định là 50% cá thể tham gia sinh
sản ở nhóm kích thước nhỏ nhất và được
hiệu chỉnh theo phương pháp của King
(2001) (Bảng 3). Ở đây chúng tôi tính theo
hai phương pháp: cá tham gia đẻ lần đầu
không phụ thuộc vào phần trăm của chúng
và cách thứ hai theo phương pháp cũ như
đã trình bày ở trên. Kết quả phân tích cá
đực mang trứng từ tháng 4 đến tháng 11
năm 2008 cho thấy cá thể đực mang phôi ở
nhóm kích thước nhỏ nhất là 96 - 100mm.
Theo phương pháp thứ 2 thì kích thước này
là 114,25mm. Kết quả của phương pháp
thứ nhất phù hợp với thực tế sản xuất hơn.
Trong điều kiện nuôi nhốt, hầu hết cá F1
tham gia đẻ ở nhóm tuổi 90 - 100mm.
y = 39.379e
0.0162x
R 2 = 0.2936
0
100
200
300
400
500
600
700
100 120 140 160
Chiều cao (mm)
K
hả
n
ăn
g
ấ
p
củ
a
cá
đ
ực
(tr
ứn
g
ph
ôi
)
96
Bảng 3. Tỉ lệ phần trăm cá ngựa đực mang trứng theo chiều cao
Table 3. Percentage of male with the egg in their pouch by height
H (mm) Đực Cá đực mang
trứng (n)
Tổng
(n)
Đực % Cá đực mang
trứng %
Cá đực mang trứng
đã hiệu chỉnh (%)
91 - 95 5 0 5 100 0
96 - 100 7 1 8 87,50 12,50 0,135
101-105 10 2 12 83,33 16,66 0,180
106-110 5 5 10 50 50 0,541
111-115 13 10 23 56,52 43,47 0,471
116-120 24 11 35 68,57 31,42 0,340
121-125 19 19 38 50,00 50,00 0,541
126-130 13 22 35 37,14 62,80 0,680
131-135 16 26 42 38,09 61,90 0,670
136-140 9 15 24 37,50 62,50 0,677
141-145 3 11 14 21,42 78,57 0,851
146-150 1 12 13 7,69 92,30 1
151-155 0 4 4 0 100
156-160 0 3 3 0 100
5. Mùa vụ sinh sản:
Đối với các loài cá kinh tế, thụ tinh
ngoài thì mùa vụ sinh sản được xác định
bởi sự thành thục sinh dục của cá cái,
nhưng với cá ngựa thì chính xác nhất là xác
định tỉ lệ mang trứng/phôi ở cá đực. Kết
quả ở hình 6 cho thấy tất cả các tháng thu
mẫu đều có cá đực mang trứng/phôi, nhưng
từ tháng 4, tỉ lệ cá đực mang trứng bắt đầu
tăng và đạt cực đại vào tháng 5, sau đó
giảm dần đến tháng 8 và tỉ lệ này lại tăng
lên vào tháng 10, 11. Như vậy, có thể kết
luận rằng mùa đẻ rộ của cá ngựa vằn kéo
dài từ tháng 4 đến tháng 7.
Hình 6. Tỉ lệ cá đực mang trứng/phôi theo thời gian
Fig. 6. Ratio of the male with the egg/ embryo in their pouch
6. Tỉ lệ đực cái:
Tỉ lệ đực cái theo các tháng được
trình bày ở hình 7. Kết quả này cho thấy có
sự biến đổi tỉ lệ đực cái theo thời gian,
nhưng không lớn. Tỉ lệ đực cái của chủng
quần cá ngựa vằn trong suốt thời gian
nghiên cứu là 47,01:52,99, không phù hợp
với tỉ lệ lý thuyết 1:1 (χ < 0,01). Tỉ lệ cá
đực thấp trong chủng quần tự nhiên, có lẽ
do tác động của mức chết do khai thác để
phục vụ cho sinh sản nhân tạo hoặc do cá
đực mang trứng, khả năng di chuyển chậm,
làm cho mức chết tự nhiên của chúng cao
hơn so với cá cái.
0
20
40
60
80
100
4/2008 5/2008 6/2008 7/2008 8/2008 9/2008 10/2008 11/2008
Đực mang trứng/phôi Đực
10 10 25 40 11
3 15 12
9 1 8 24 48 13 24 15
%
97
Hình 7. Tỉ lệ đực cái của cá ngựa theo thời gian
Fig. 7. Sex ratio of H. comes
CÁM ƠN
Nhân đây, các tác giả xin cám ơn
Ban Chủ nhiệm đề tài cấp nhà nước “Công
nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm
các lọai cá cảnh có giá trị xuất khẩu” mã
số KC 06.05/06 -10 đã tạo điều kiện để
chúng tôi thực hiện công trình này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Curtis, M. R. J. 2007. Validation of a
method for estimating realized annual
fecundity in a multiple spawner, the
long – snouted seahorse (Hippocampus
guttulatus), using under water visual
census. Fish Bull., 105: 327 – 336.
Do Huu Hoang, Truong Si Ky, Ho Thi
Hoa, 1998. Feeding behaviour and food
of seahorse in Vietnam. The Marine
Biology of the South China Sea. The
third international conference on the
marine biology of the South China Sea.
307 – 321.
Đỗ Tất Lợi, 1977. Những cây thuốc và vị
thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa
học Kỹ thuật. Hà Nội.
Dzyuba, B., K.Y.W. Van Look, A. Cliffer,
H. J. Koldeway and W.V. Halt, 2006.
Effect of parental age and assosiated
size on fecundity, growth and survival
in yellow seahorse Hippocampus kuda.
The journal of experimental biology,
209: 3.055 – 3.061.
Hayslett, H. T. 1995. Statistics. Made
simple books. 246 p.
King, M. 2001. Fisheries biology, assess-
ement and management. Fishing news
books. 341p.
Lourie, S. A., J. C. Pritchard, S. P. Casey,
T. S. Ky, H. J. Hall, A. C. J. Vincent,
1999. The taxonomy of Vietnam’s
exploited seahorses (family Syngna-
thidae). Biological journal of the
Linnean Society, 66: 231–256.
Nguyễn Khắc Hường, 1977. Cá biển miền
Bắc Việt Nam. Viện Nghiên cứu biển
Nha Trang.
Nguyen Van Long, Do Huu Hoang, 1998.
Biological parameters of two exploited
seahorse species in a Vietnamese
fishery. Feeding behaviour and food of
seahorse in Viet Nam. The marine
biology of the South China Sea. The
third international conference on the
marine biology of the South China Sea.
449 – 464.
Poortenaar, C. W., C. M. C. Woods, P. J.
James, F. M. Giambartolomei and P.M.
Lokman, 2004. Reproductive biology
of female big bellied seahorse. Journal
of fish biology, 64:717 – 725.
0
20
40
60
80
100
4/2008 5/2008 6/2008 7/2008 8/2008 9/2008 10/2008 11/2008
Đực cái
19 11 33 64 59 16 39 27
22 13 36 69 64 25 34 33
%
98
Trương Sĩ Kỳ, 1998. Thành phần loài cá
ngựa ở biển Việt Nam. Tuyển tập
nghiên cứu biển, VIII: 154 – 165.
Trương Sĩ Kỳ, 2000. Kỹ thuật nuôi cá ngựa
ở biển Việt Nam. Nhà xuất bản Nông
nghiệp. 58 trang.
Trương Sĩ Kỳ và Đoàn Thị Kim Loan
1994. Đặc điểm sinh sản của cá ngựa
đen (Hippocampus kuda) sống ở vùng
cửa sông Cửa Bé. Tuyển tập nghiên
cứu biển, V: 111-120.
Trương Sĩ Kỳ, Hoàng Đức Lư, Ngô Đăng
Nghĩa, Đặng Thúy Bình, Bùi Văn
Khánh, 2006. Cải tiến qui trình sản
xuất giống cá ngựa đen (Hippocampus
kuda) ở vùng biển Khánh Hòa. Tuyển
tập nghiên cứu biển, XV: 248 – 253.
Van Look Katrien J. W., B. Dzyuba, A.
Cliffe, H. J. Koldewey, W. V. Holt,
2007. Dimorphic sperm and unlikely
rout to fertilisation in the yellow
seahorse. The Journal of experimental
biology, 210: 432 – 437.
Vincent, A. C. J. 1995. The international
trade in seahorse. Cambridge, UK:
Traffic International. 163p.
Vincent A. C. J. and G. Giles, 2003.
Correlates of reproductive success in
a wild population of Hippocampus
whitei. Journal of fish biology, 63: 344
– 255.
Người nhận xét:
- PGS.TS. Nguyễn Ngọc Lâm
- TS. Hà Lê Thị Lộc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10_truongsiky_trang_90_98_3863_2070869.pdf