Tốc độ tăng trưởng của cá ngựa thay
đổi tùy theo mỗi đợt nuôi, phụ thuộc vào
chất lượng cá bố mẹ, các yếu tố môi
trường, dinh dưỡng., tuy nhiên, sự khác
biệt so với cá ngựa là không quá lớn.
Trong điều kiện nuôi nhân tạo, một số loài
cá ngựa ở Việt Nam sinh trưởng khá nhanh
nếu so với các loài cá kinh tế khác như cá
mú (Epinephelus spp.), cá chẽm (Lates
calcarifer).
a. Tăng trưởng của cá ngựa vằn ex situ:
Cá ngựa vằn mới đẻ có chiều cao
dao động từ 7 - 9 mm, sau tháng nuôi đầu
tiên cá đạt kích thước 42 - 45 mm. Cá
giống 1 tháng tuổi, sau 3 tháng 13 ngày
nuôi đạt kích thước 90 - 92mm, khối lượng
2 - 2,5 gam (hình 5 và 6).
Như vậy, cá nuôi 4 tháng 13 ngày đạt
chiều cao 90 - 92 mm, so với cá
tự nhiên 6 tháng tuổi (lý thuyết) đạt
105,24 mm. Như vậy, không có sự khác
biệt lớn về chiều cao của cá nuôi và cá tự
nhiên. Kết quả này cho thấy điều kiện nuôi
(môi trường sống, thức ăn, chế độ chăm
sóc quản lý) là phù hợp với yêu cầu của cá
ngựa vằn ở ngoài tự nhiên.
b. Tương quan chiều cao và trọng lượng
của cá nuôi:
Tương tự như cá tự nhiên, có sự khác
biệt giữa chiều cao và trọng lượng theo
giới tính của cá nuôi. Hệ số mũ b của cá
đực lớn hơn 3, cá cái nhỏ hơn 3, cùng một95
kích thước thì cá đực nặng hơn cá cái (hình
7), do cá đực mang trứng và phôi trong túi
ấp. Điều này ngược với các loài cá kinh tế
khác, cá cái thường nặng hơn cá đực.
Đồng thuận với nhận xét này là ý kiến của
Meeuwig và cs. (2003).
9 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 664 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm sinh trưởng của cá ngựa vằn (hippocampus comes cantor, 1850) in situ và ex situ ở vùng biển Khánh Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
89
Tuyển Tập Nghiên Cứu Biển, 2012, XVIII: 89 - 97
ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG CỦA CÁ NGỰA VẰN (Hippocampus comes Cantor,
1850) IN SITU VÀ EX SITU Ở VÙNG BIỂN KHÁNH HÒA
Trương Sĩ Kỳ, Hoàng Đức Lư, Hồ Thị Hoa
Viện Hải dương học
Tóm tắt Mẫu nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng được thu thập từ tháng 04 năm 2008
đến tháng 11 năm 2008 ở vùng biển Khánh Hòa bằng lưới giã cào và lặn,
tổng số mẫu phân tích là 583 mẫu. Kích thước cá khai thác dao
động từ 65 mm - 160 mm, tập trung chủ yếu vào nhóm kích thước
110 mm - 140 mm. Tương quan chiều cao khối lượng cá có dạng hàm mũ
W = 0,00000224 H3,102. Đây là loài cá không đồng sinh trưởng, có hệ số
b > 3. Tính phương trình sinh trưởng von Bertalanffy theo tần số kích thước
cá khai thác cho kết quả H∞ = 165,9 mm, k = 0,78.
Cá ngựa vằn mới đẻ có chiều cao dao động từ 7 - 9 mm, trong tháng nuôi
đầu tiên cá đạt kích thước 42 - 45 mm. Cá giống 1 tháng tuổi, sau 3 tháng 13
ngày nuôi đạt kích thước 90 - 92 mm, so với cá tự nhiên 6 tháng tuổi (lý
thuyết) đạt 105,24 mm. Như vậy, không có sự khác biệt lớn về chiều cao
của cá nuôi và cá tự nhiên
GROWTH RATE OF TIGER TAIL SEAHORSE (Hippocampus comes Cantor, 1850)
IN SITU AND EX SITU IN THE COASTAL WATERS
OF KHANH HOA PROVINCE
Truong Si Ky, Hoang Duc Lu, Ho Thi Hoa
Institute of Oceanography
Abstract 583 samples were collected from April 2008 to November 2008 in the
coastal waters of Khanh Hoa province by diving and trawlers.
Height of caught seahorse ranges between 65 - 160 mm, concentrated mainly
at sizes of 110 - 140 mm. The correlation between mass and height was
shown by exponential function W = 0.00000224 H 3,102 reflecting negative
allometric growth. The von Bertalanffy growth parameters were estimated at
H∞ = 165.9 mm, k = 0.78. Seahorse from the wild reaches 105.24 mm in
height at 6 month age.
The height of new born seahorse was 7 - 9 mm. After 4 month 13 days of
growth culture (ex situ), seahorse reached 90 - 92 mm, so there is no big
differences in growth rates of tiger tail seahorse in situ and ex situ.
90
I. MỞ ĐẦU
Cá ngựa vằn phân bố ở miền Trung
Việt Nam, chủ yếu ở những vùng có rạn
san hô ở Khánh Hòa và Phú Yên. Đây là
loài cá ngựa mới phát hiện từ năm 1998
(Trương Sĩ Kỳ, 1998, Lourie và cs., 1999),
nên chưa có nghiên cứu nào được thực hiện
cho đối tượng này. Đây cũng là loài cá có
giá trị kinh tế cao, đồng thời nguồn lợi của
chúng có nguy cơ bị giảm sút (Perante và
cs., 1998).
Cho đến nay, theo các tài liệu mà
chúng tôi có được thì trên thế giới, chưa có
ai nuôi được loài cá ngựa vằn (Foster và
Vincent, 2004). Nghiên cứu về đặc điểm
sinh học và phân loại loài cá này chưa
nhiều. Năm 1996, Perante và cs. (1998)
nghiên cứu đặc điểm sinh học của chúng ở
đảo Jadayan (Philippines), kết quả cho thấy
L∞ đạt 203 mm và hệ số tăng trưởng
k = 1,7/năm. Đây là loài cá đẻ quanh năm,
nhưng sản lượng khai thác cá con cao từ
tháng 03 đến tháng 04. Cá trưởng thành bị
khai thác nhiều ở rạn san hô, và hiện nay
nghề cá đáy ven bờ đang là mối đe dọa cho
nguồn lợi này (Morgan và Vincent, 2007).
Các thông số sinh học của cá ngựa vằn ở
Philippines được trình bày ở bảng 1.
Mục tiêu của bài viết này là cung cấp
các số liệu sinh trưởng in situ và ex situ
làm cơ sở cho việc đánh giá nguồn lợi cá
ngựa vằn. Số liệu về sinh trưởng ex situ sẽ
phục vụ cho việc nuôi trồng loài cá quí
hiếm này.
Bảng 1. Các thông số sinh học của cá ngựa vằn ở Philippines (Perante và cs., 1998, 2002;
Meeuwig và cs., 2003)
Table 1. The biological parameters of tiger tail seahorse in Philippines (Perante et al., 1998, 2002;
Meeuwig et al., 2003)
Phân bố Trung Philippines, Singapore, Việt Nam và Malaysia
Kích thước và khối lượng khai thác
cực đại
SL 205 mm, W 21g
Tương quan chiều cao và chiều dài
chuẩn
SL(mm) =1,16*H +1,2
Khác biệt giới tính Cá đực có túi ấp và số mũ (b) trong phương trình W = a SLb lớn hơn cá cái
Sinh cảnh Rạn san hô, san hô mềm, bọt biển, cỏ biển, Sargassum
Độ sâu 0 - > 20 m
Kích thước thành thục lần đầu SL 102 mm
Mùa sinh sản Tháng 9 đến tháng 12
Khả năng ấp của cá đực (phôi) 223 - 758: trung bình 498
Thời gian ấp 14 - 21 ngày
L∞ (von Bertalanffy) 260 mm
Mức chết tự nhiên (M) 0,8 - 1,6 năm-1
Tuổi thọ 2,7 - 3,6 năm
II. PHƯƠNG PHÁP
Mẫu nghiên cứu đặc điểm sinh
trưởng được thu thập từ tháng 04 đến tháng
11 năm 2008 ở vùng biển Khánh Hòa,
bằng lưới giã cào và lặn, tổng số mẫu phân
tích là 583 mẫu. Phân tích sinh học theo
phương pháp của Lourie và cs. (1999).
Đo chiều cao của cá, sử dụng phần
mềm FiSat để tính chiều cao vô cùng (H∞)
và hệ số k trong phương trình sinh trưởng
của von Bertalanffy, từ đó suy ra tuổi lý
thuyết của cá theo công thức:
Ht = H∞ (1 – exp {- k(t –to)}
Ht: Chiều cao của cá
k: Hệ số dị hóa protein
t: Thời gian
to: Tuổi lý thuyết khi chiều dài cá bằng 0
91
Tính phương trình tương quan chiều
cao và khối lượng theo hàm W = a H b.
Nghiên cứu sự tăng trưởng của cá
nuôi được thực hiện trong hệ thống bể kính
60 lít, lặp lại 3 lần với mật độ nuôi 1con/2
lít. 10 ngày đo cá một lần với số lượng là
10 con cho mỗi bể. Phương pháp nuôi theo
qui trình của Truong S. K. (2010).
III. KẾT QUẢ
1. Kích thước cá khai thác:
Kích thước cá khai thác dao động từ
65 mm - 160 mm, tập trung chủ yếu vào
nhóm kích thước 110 mm - 140 mm. Do
đặc thù về cách thức khai thác bằng nghề
lặn, hầu hết cá đánh bắt đều có kích thước
lớn, không thấy có cá nhỏ dưới 60 mm
(hình 1). Không có sự chênh lệch đáng kể
về chiều cao cá khai thác theo thời gian.
Hầu hết cá bị khai thác đều đang tham gia
sinh sản (Trương Sĩ Kỳ và cs., 2010), điều
này ảnh hưởng đến khả năng bổ sung và
phục hồi nguồn lợi của cá ngựa ở tự nhiên.
2.Tương quan chiều cao và trọng lượng:
Tương quan chiều cao trọng lượng cá
có dạng hàm W = 0,00000224 H 3,102 (hình
2). Đây là loài cá không đồng sinh trưởng,
có hệ số b > 3. Tuy nhiên, phân tích mối
tương quan này theo giới tính thì cá đực có
hệ số b > 3 và cá cái thì ngược lại b < 3,
(hình 3).
3. Các tham số của phương trình sinh
trưởng von Bertalanffy:
Tính phương trình sinh trưởng von
Bertalanffy theo tần số kích thước cá khai
thác (hình 4) cho kết quả H∞ = 165,9 mm,
k = 0,78. Theo Peranter và cs. (1998),
Meeuwig và cs. (2003) chiều dài vô
cùng (L∞) của cá ngựa vằn là 203 mm -
205 mm và hệ số tăng trưởng k = 1,7/năm.
Sự khác biệt này là do các tác giả này tính
chiều dài chuẩn (SL), thường dài hơn chiều
cao. Tuy nhiên, thực tế cho thấy kích thước
cực đại của cá ngựa vằn ở Việt Nam nhỏ
hơn so với cùng loài ở Philippines. Phân
tích sự khác biệt này không được trình bày
ở đây vì chưa đủ cơ sở số liệu của loài cá
này ở Philippines. Có khả năng, sự khai
thác quá mức cá ngựa vằn ở Việt Nam là
một trong những nguyên nhân dẫn đến kích
thước cực đại của cá ở nước ta nhỏ hơn
kích thước cá cực đại ở Philippines.
4. Tuổi lý thuyết của cá ngựa:
Dựa vào phương trình sinh trưởng ở
trên, có thể tính được tuổi của cá ngựa như
sau: cá 1+ có chiều cao đạt 144 mm, cá
2+ có chiều cao là 163 mm (bảng 2). Chiều
cao cá 2 năm tuổi đạt gần kích thước cực
đại. Có thể thấy đây là loài cá có vòng đời
ngắn, thành thục sớm, đặc trưng cho cá
biển nhiệt đới. Nếu so sánh kết quả này với
tăng trưởng của cá nuôi thì không có sự
khác biệt nhiều (Mục III.5).
92
11/2008
0
10
20
30
65-
70
71-
75
76-
80
81-
85
86-
90
91 -
95
96 -
100
101-
105
106-
110
111-
115
116-
120
121-
125
126-
130
131-
135
136-
140
141-
145
146-
150
151-
155
156-
160
%
Nhóm kích thước (mm)
Hình 1. Tần số kích thước cá khai thác theo thời gian
Fig. 1. Temporal frequency of exploited fish size
4/2008
0
10
20
30 %
5/2008
0
10
20
30 %
7/2008
0
10
20
30 %
8/2008
0
10
20
30 %
9/2008
0
10
20
30 %
10/2008
0
10
20
30 %
93
W = 0.00000224H3.10209387
R2 = 0.91747745
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
20
50 70 90 110 130 150 170
Chiều cao (mm)
W (g)
Hình 2. Tương quan chiều cao và trọng lượng của cá ngựa vằn
Fig. 2. Correlation of height and weight of tiger tail seahorse
yd = 0.0000013x3.2228238
yc = 0.0000055x2.9012702
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
20
60 80 100 120 140 160 180
Cái
Đực
W (g)
H (mm)
Hình 3. Tương quan chiều cao trọng lượng của cá đực (yd) và cá cái (yc)
Fig. 3. Correlation of height and weight of male fish (yd) and female fish (yc)
94
Hình 4. Đồ thị sinh trưởng von Bertalanffy theo tần số chiều cao cá khai thác
Fig. 4. The growth graph von Bertalanffy according to the lenght frequency of exploited fish
Bảng 2. Tuổi lý thuyết cá ngựa vằn
Table 2. Theoretic age of tiger tail seahorse
Tuổi H (mm)
0,5 105,24
1,0 143,76
1,5 157,86
2,0 163,02
5. Tăng trưởng của cá ngựa nuôi:
Tốc độ tăng trưởng của cá ngựa thay
đổi tùy theo mỗi đợt nuôi, phụ thuộc vào
chất lượng cá bố mẹ, các yếu tố môi
trường, dinh dưỡng..., tuy nhiên, sự khác
biệt so với cá ngựa là không quá lớn.
Trong điều kiện nuôi nhân tạo, một số loài
cá ngựa ở Việt Nam sinh trưởng khá nhanh
nếu so với các loài cá kinh tế khác như cá
mú (Epinephelus spp.), cá chẽm (Lates
calcarifer).
a. Tăng trưởng của cá ngựa vằn ex situ:
Cá ngựa vằn mới đẻ có chiều cao
dao động từ 7 - 9 mm, sau tháng nuôi đầu
tiên cá đạt kích thước 42 - 45 mm. Cá
giống 1 tháng tuổi, sau 3 tháng 13 ngày
nuôi đạt kích thước 90 - 92mm, khối lượng
2 - 2,5 gam (hình 5 và 6).
Như vậy, cá nuôi 4 tháng 13 ngày đạt
chiều cao 90 - 92 mm, so với cá
tự nhiên 6 tháng tuổi (lý thuyết) đạt
105,24 mm. Như vậy, không có sự khác
biệt lớn về chiều cao của cá nuôi và cá tự
nhiên. Kết quả này cho thấy điều kiện nuôi
(môi trường sống, thức ăn, chế độ chăm
sóc quản lý) là phù hợp với yêu cầu của cá
ngựa vằn ở ngoài tự nhiên.
b. Tương quan chiều cao và trọng lượng
của cá nuôi:
Tương tự như cá tự nhiên, có sự khác
biệt giữa chiều cao và trọng lượng theo
giới tính của cá nuôi. Hệ số mũ b của cá
đực lớn hơn 3, cá cái nhỏ hơn 3, cùng một
95
kích thước thì cá đực nặng hơn cá cái (hình
7), do cá đực mang trứng và phôi trong túi
ấp. Điều này ngược với các loài cá kinh tế
khác, cá cái thường nặng hơn cá đực.
Đồng thuận với nhận xét này là ý kiến của
Meeuwig và cs. (2003).
30
40
50
60
70
80
90
100
110
19/4/2007 4/5/2007 19/5/2007 3/6/2007 18/6/2007 3/7/2007 18/7/2007 2/8/2007
Bể 1 Bể 2 Bể 3 Thời gian
C
hi
ều
c
ao
(m
m
)
Hình 5. Tăng trưởng về chiều cao của cá trong điều kiện nuôi thí nghiệm
Fig. 5. The fish height in the condition of experimental culture
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
19/4/2007 4/5/2007 19/5/2007 3/6/2007 18/6/2007 3/7/2007 18/7/2007 2/8/2007
Bể 1 Bể 2 Bể 3
Tr
ọn
g
lư
ợ
ng
(g
)
Thời gian
Hình 6. Tăng trưởng về trọng lượng của cá trong điều kiện nuôi thí nghiệm
Fig. 6. The fish weight in the condition of experimental culture
96
y2 = 9E-06x2.7703
R2 = 0.8565
y1 = 2E-06x3.1576
R2 = 0.9245
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
3.5
4
4.5
5
60 70 80 90 100 110 120
Đực Cái y1: Đực y2: Cái Kích thước (mm)
Khối lượng (g)
Hình 7. Tương quan chiều dài và khối lượng của cá nuôi
Fig. 7. Correlation between the length and mass of fish
IV. KẾT LUẬN
Kích thước cá ngựa vằn khai thác tự
nhiên dao động từ 65 mm - 160 mm, tập
trung chủ yếu vào nhóm kích thước
110 mm - 140 mm. Hầu hết cá bị khai thác
đều đang tham gia sinh sản, điều này ảnh
hưởng đến khả năng bổ sung và phục hồi
nguồn lợi của cá ngựa ở tự nhiên.
Tương quan chiều cao khối lượng cá
có dạng W = 0,00000224 H3,102. Đây là
loài cá không đồng sinh trưởng, có hệ số
b > 3. Tuy nhiên, phân tích mối tương quan
này theo giới tính thì cá đực có hệ số b > 3
và cá cái thì ngược lại b < 3.
Tính phương trình sinh trưởng von
Bertalanffy theo tần số kích thước cá khai
thác cho kết quả H∞ = 165,9 mm,
k = 0,78. Cá 1 năm tuổi đạt chiều cao
144mm, cá 2+ có chiều cao là 163 mm và
đạt gần kích thước cực đại.
Cá nuôi khoảng 4 tháng 13 ngày tuổi
đạt chiều cao 90 - 92 mm, so với cá
tự nhiên 6 tháng tuổi (lý thuyết) đạt
105 mm. Như vậy, không có sự khác biệt
lớn về chiều cao của cá nuôi và cá tự
nhiên.
LỜI CÁM ƠN
Nhân đây, xin cám ơn ban chủ nhiệm
chương trình đề tài nhà nước Cá cảnh KC
06.05/06-10 đã tạo điều kiện để chúng tôi
thực hiện các nội dung nghiên cứu này.
Chúng tôi cám ơn KS. Hứa Thái Tuyến đã
xử lý số liệu và tính toán phương trình sinh
trưởng cho bài báo này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Foster S. J. & A. C. J. Vincent, 2004. Life
history and ecology of seahorses. The
Fisheries Society of the British Isles,
Journal of Fish Biology, 65: 1 - 61.
Lourie S. A., J. C. Pritchard, S. P. Casey,
T. S. Ky, H. J. Hall, A. C. J. Vincent,
1999. The taxonomy of Vietnam’s
exploited seahorses (family Syngna-
thidae). Biological Journal of the
Linnean Society, 66: 231 - 256.
Meeuwig J., M. A. Samoilys, J. Erediano,
H. Hall, 2003. Fishers' perceptions on
the seahorse fishery in Central
Philippines: Interactive approaches and
an evaluation of results. In: Putting
97
Fishers' Knowledge to Work. Haggan,
N., Brignall, C. and Wood, L. (eds).
FCRR, 11(1): 188 - 204.
Morgan S. K. and A. C. Vincent, 2007.
The ontogeny of habitat associations in
the tropical tiger tail seahorse
Hippocampus comes Cantor 1850.
Journal of Fish Biology, 71: 701 - 724.
Perante N. C., A. C. J. Vincent, M. G.
Pajaro, 1998. Demographics of the
seahorse Hippocampus comes in the
Central Philippines. In Proceedings of
the 3rd International Conference on the
Marine Biology of the South China Sea,
pp. 439 - 448. Hong Kong, China: Hong
Kong University Press.
Perante N. C., M. G. Pajaro, J. J. Meeuwig,
A. C. J. Vincent, 2002. Biology of a
seahorse species Hippocampus comes in
the Central Philippines. Journal of Fish
Biology, 60: 821 - 837.
Trương Sĩ Kỳ, 1998. Thành phần loài cá
ngựa ở biển Việt Nam. Tuyển tập
nghiên cứu biển. Tập VIII: 154 - 165.
Trương Sĩ Kỳ, Hoàng Đức Lư, Hồ Thị Hoa
và Nguyễn Thị Nga, 2010. Đặc điểm
sinh học sinh sản cá ngựa vằn
(Hippocampus comes, Cantor 1850) ở
vùng biển Khánh Hòa. Tuyển tập
Nghiên cứu Biển. Tập XVII: 90 - 98.
Truong S. K., 2010. Cultured aquatic species
information programme Hippocampus
comes (Cantor, 1850). www.fao.org.
Người nhận xét:
- TS. Nguyễn Văn Long
- TS. Huỳnh Minh Sang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10_truong_si_ky_trang_89_97_4942_2070867.pdf