Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt (ở Hà nội có hơn 700 khách sạn - chủ yếu là khác sạn vừa và nhỏ) đã có tác động đến hoạt động kinh doanh của công ty, do đó để có chỗ đứng như ngày hôm nay khác sạn đã không ngừng tìm mọi giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm thu hút khách hàng.
Tuy nhiên, theo nhiều yếu tố khách quan và chủ quan tác động nên bên cạnh các thành tựu đã đạt được công ty vẫn còn gặp nhiều khó khăn như nguồn vốn còn hạn chế, cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu thốn, chưa xây dựng được tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ đối với từng dịch vụ, chất lượng đội ngũ lao động chưa cao. trong khi các khách sạn liên doanh mọc lên ngày càng nhiều với nguồn vốn dồi dào, cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại, tiện nghi cùng đội ngũ phục vụ có trình độ chuyên môn, năng động.
Từ thực tế trên qua thời gian thực tập và nghiên cứu tình hình hoạt động tài chính của công ty em xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến: -Tăng cường các biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành đơn vị sản phẩm, tăng lượng sản phẩm tiêu thụ.
-Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động đối với các nhà quản lý và đội ngũ nhân viên, thực hiện tuyển chọn theo cơ chế thị trường, khách sạn cần tiến hành định kỳ đào tạo và đào tạo lại đội ngũ nhân viên. Đào tạo được xem như là trụ cột trong việc xây dựng đội ngũ lao động để thực hiện cải tiến chất lượng dịch vụ nâng cao hiệu quả tài chính. Hàng năm dành một quỹ thời gian và kinh phí thích hợp để mở lớp học nhằm trang bị lại các kiến thức cơ bản và cung cấp kiến thức mới cho toàn bộ nhân viên. Công ty cần có biện pháp giám sát, khen thưởng tương xứng với sự tận tình của nhân viên khi làm việc với khách và đề ra những kỷ luật khi họ vi phạm.
25 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1401 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đặc điểm tài chính công ty khách sạn du lịch Kim Liên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Phần 1 Lý luận chung về kế toán chi phí, giá thành doanh thu, kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịc và phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp
I/ Đặc điểm cơ bản ngành du lịch ảnh hưởng tới công tác kế toán, chi phí, giá thành doanh thu, kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịc và phân tích hoạt động tài chính
II / Phân loại ngành du lịch
III / Đặc tính kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ du lịch
1/ Nội dung chi phí hoạt động du lịch
2/ Đối tượng tập hợp chi phí dịch vụ du lịch
IV/ Tầm quan trọng của việc phân tích tài chính doanh nghiệp
V/ Khái quát chung về bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
1/Bảng cân đối kế toán
2/Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
VI/ Tổ chức công tác phân tích tài chính doanh nghiệp
Phần II: Đặc điểm tài chính công ty khách sạn du lịch kim liên
I/ Đặc điểm công ty
1/Quá trình hình thành phát triển
2/Cơ cấu tổ chức công ty
II / Đặc điểm tài chính công ty khách sạn du lịch kim liên
1/ Công tác quản lý tài chính của công ty
2/ Kế hoạch và kiểm tra tài chính ở công ty
3/Tình hình tài chính công ty
a)TSCĐ
b)TSLĐ
c)Các quỹ công ty
Phần IV phân tích tài chính doanh nghiệp
I/ Phân tích kết cấu tài sản
II/Chỉ tiêu tổng quát khối lượng sản phẩm tiêu thụ
1/Phân tích biến động giá thành đơn vị sản phẩm
2/Doanh thu và lợi nhuận doanh thu
a)Doanh thu
b)Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
III/ Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn doanh nghiệp
Phần IV Một số giải pháp nhằm nâng cao doanh thu của công ty.
Phần I: Lý luận chung về Kế toán chi phí, giá thành, doanh thu, kết quả kinh doanh dịch vụ du lịch và phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp
I / Đặc điểm cơ bản của ngành du lịch ảnh hưởng đến công tác kế toán chi phí, giá thành, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh
Nội dung: Du lịch là một ngành kinh doanh luôn cung cấp những lao vụ, dịch vụ phục vụ cho nhu cầu thăm quan, giải trí, nghỉ ngơi sinh hoạt và thoả mãn nhu cầu đời sống văn hoá và tinh thần của người dân.
Đặc điểm:
Thứ nhất: Ngành du lịch là ngành kinh doanh tổng hợp bao gồm các hoạt động khác nhau như hướng dẫn du lịch, vận tải du lịch, linh doanh ăn uống, kinh doanh khách sạn, kinh doanh hàng hoá, vật tư, đồ lưu niệm, kinh doanh xây lắp và các hoạt động khác.
Thứ hai: Sản phẩm của hoạt động du lịch không có hình thái vật chất, không có quá trình nhập xuất kho, chất lượng sản phẩm nhiều khi không ổn định.
Thứ ba: Quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm du lịch được tiến hành đồng thời, ngay cùng một địa điểm.
Thứ tư: Hoạt động kinh doanh du lịch mang tính thời vụ phụ thuộc nhiều vào các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội.
Thứ năm: Đối tượng của ngành du lịch luôn luôn di động và rất phức tạp, số lượng khách du lịch và số ngày khách lưu lại luôn biến động. Trong cùng một đợt nghỉ, nhu cầu của từng nhóm khách về ăn ở, tham quan cũng rất khác nhau. Tổ chức hoạt động du lịch khá phân tán và không ổn định.
II / Phân loại ngành du lịch:
Ngành du lịch là ngành kinh doanh mang tính tổng hợp cao, bao gồm các dịch vụ hết sức phong phú. Tuy nhiên các dịch vụ này có thể phân loại như sau:
Hoạt động mang tính dịch vụ thuần thuý: Bao gồm các hoạt động như hướng dẫn du lịch, vận tải hàng hoá, du khách, kinh doanh khách sạn, nhà hàng, kinh doanh lữ hành kinh doanh các hoạt động vui chơi giải trí...
Hoạt động mang tính kinh doanh hàng hoá: kinh doanh hàng lưu niệm, vật phẩm phục vụ khách du lịch.
Hoạt động mang tính sản xuất: Thuộc loại này bao gồm hoạt động xây lắp, hoạt động sản xuất hàng lưu niệm...
III / Đặc tính kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ du lịch
Nội dung chi phí hoạt động du lịch
Mỗi hoạt động du lịch có đặc điểm khác nên nội dung các khoản chi phí
cũng khác nhau:
Hoạt động hướng dẫn du lịch: chủ yếu phục vụ cho nhu cầu khách thăm quan các di tích lịch sử, công trình văn hoá, phong cảnh thiên nhiên...
chi phí hoạt động này bao gồm:
Chi phí trực tiếp
Chi phí nhân viên hướng dẫn du lịch
Chi phí quản lý
Chi phí hoạt động vận chuyển du lịch: gồm hoạt động vận chuyển đường bộ, đường sắt, đường thuỷ... nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại tham quan của khách du lịch. Chi phí hoạt động này bao gồm:
Chi phí nhiên liệu
Chi phí vật liệu
Chi phí nhân viên lái
Chi phí khấu hao phương tiện vận chuyển
Các chi phí khác
Chi phí hoạt động kinh doanh buồng ngủ: là hoạt động thuộc ngành khác sạn quản lý nhằm đáp ứng nhu cầu khách lưu trú, nghỉ ngơi trong quá trình tham quan du lịch. Chi phí hoạt động này gồm:
Chi phí vật liệu
Chi phí nhân viên phục vụ
Chi phí khấu hao tài sản cố định
Chi phí công cụ, dụng cụ
Chi phí quản lý
Chi phí khác
Chi phí hoạt động ăn uống: trong ngành khác sạn du lịch
Chi phí vật liệu trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí khác
Chi phí quản lý, phục vụ
2. Đối tượng tập hợp chi phí dịch vụ du lịch
Dịch vụ du lịch bao gồm các hoạt động kinh doanh rất đa dạng nên đối tượng tập hợp chi phí cũng không giống nhau. Thông thường trong ngành du lịch có thể tập hợp chi phí theo từng đối tượng kinh doanh (hoạt động hướng dẫn du lịch, vận chuyển du lịch, hoạt động ăn uống, hoạt động kinh doanh buồng ngủ...)
Từ những đặc điểm trên của ngành du lịch ta xem xét phần tài chính của công ty ở phần tiếp theo
IV: Tầm quan trọng của việc phân tích tài chính doanh nghiệp
Mục đích cao nhất của phân tích tài chính doanh nghiệp là giúp cho những người ra quyết định lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu và đánh giá chính xác thực trạng tài chính và tiềm năng của doanh nghiệp
Đối với một doanh nghiệp mối quan tâm hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ. Bên cạnh đó còn nhiều mục tiêu khác như công ăn việc làm, nâng cao chất lượng sản phẩm với chi phí thấp, đóng góp phúc lợi xã hội và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên một doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện được mục tiêu này nếu đáp ứng được hai thử thách là làm ăn có lãi và thanh toán được nợ. Như vậy hơn ai hết các nhà quản trị doanh nghiệp cần có đủ thông tin nhằm đánh giá tình hình tài chính đã qua và, thực hiện cân bằng khả năng thanh toán, sinh lời, rủi ro và dự đoán tình hình tài chính nhằm đề ra quyết định đúng đắn.
Bên cạch các chủ doanh nghiệp (chủ sở hữu) còn có nhiều nhóm người khác quan tâm đến thông tin tài chính của doanh nghiệp. Đó là cơ quan tài chính, thuế, thống kê, ngân hàng, người cung cấp, chủ quản, người lao động.... bởi vì nó liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm, đến khách hàng hiện tại và tương lai của họ.
V Khái quát chung về bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
1. Bảng cân đối kế toán: Là báo cáo tài chính tổng hợp có đặc điểm
Phản ánh một cách tổng quát toàn bộ tài sản của doanh nghiệp theo một hệ thống các chỉ tiêu được quy định thống nhất.
Phản ánh tình hình tài sản theo 2 cách phân loại: Kết cấu tài sản và nguồn hình thành tài sản.
Phản ánh tài sản dưới hình thái giá trị (dùng thước đo tiền tệ)
Phản ánh tình hình tài sản được quy định tại một thời điểm (cuối tháng, cuối quý, cuối năm)
Bảng cân đối kế toán là nguồn thông tin tài chính hết sức quan trọng trong công tác quản lý của bản thân doanh nghiệp cũng như cho nhiều đối tượng khác ở bên ngoài trong đó có các cơ quan chức năng của nhà nước. Do vậy, BCĐKT phải được lập theo đúng mẫu quy định phản ánh trung thực tình hình tài sản của doanh nghiệp, và phải nộp cho đối tượng liên quan đúng thời hạn.
2/ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
Là bảo cáo phản ánh tổng hợp về doanh thu, chi phí và kết quả lỗ lãi của các hoạt động khác nhau trong doanh nghiệp trong kỳ kế toán (tháng, quý, năm). Ngoài ra báo cáo này còn phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước cũng như tình hình thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, được hoàn và được miễn giảm
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng là báo cáo tài chính quan trọng cho nhiều đối tượng khác nhau nhằm phục vụ cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm 3 phần:
Phần I: Báo cáo lỗ lãi
Phần II:Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước.
Phần III: Thuế GTGT được khấu trừ, được hoàn lại, được miễn giảm
VI. Tổ chức công tác phân tích tài chính doanh nghiệp
Tổ chức công tác phân tích tài chính doanh nghiệp là việc thiết lập trình tự các bước công việc cần tiến hành trong quá trình phân tích tài chính, nó gồm các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Lập kế hoạch phân tích, công việc của giai đoạn này là xác định mục tiêu, xây dựng chương trình phân tích.
Giai đoạn 2: Tiến hành phân tích gồm các công việc sau:
Sưu tầm số liệu
Tính toán các chỉ tiêu phân tích
Xác định nguyên nhân, tính toán cụ thể mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích.
Xác định và dự đoán những nhân tố kinh tế, xã hội tác động đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Tổng hợp kết quả, rút ra nhận xét kết luận về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Giai đoạn 3: Kết thúc phân tích. Đây là giai đoạn cuối cùng của việc phân tích, bao gồm các công việc cụ thể sau:
Viết báo cáo phân tích
Hoàn chỉnh hồ sơ phân tích.
Có thể khái quát trình tự phân tích tài chính qua sơ đồ sau:
Lập kế hoạch phân tích
Tiến hành phân tích
Hoàn thành phân tích
Sưu tầm tài liệu, xử lý số liệu
Tính toán, xác định dự đoán
Tổng hợp kết quả, nhận xét
Lập báo cáo phân tích
Hoàn thành hồ sơ phân tích
Xây dựng chương trình phân tích
Xác định mục tiêu phân tích
Phần II: Đặc điểm tài chính Công ty Khách sạn Du lịch Kim liên
I /Đặc điểm chung của công ty:
1. Quátrình hình thành và phát triển:
Được sự đồng ý cuả Chính Phủ, Khách sạn Bạch Mai (nay là Công ty Khách sạn Du lịch Kim Liên) đă được thành lập theo quyết định số 49/QĐ.CCG ngày 12/5/1961 thuộc Cục chuyên gia quản lý. Nhiệm vụ chính của khách sạn là phục vụ chuyên gia Liên Xô và các nước Đông Âu sang công tác tại Việt Nam.
Đến cuối năm 1990 đầu năm 1991, do sự tan rã của khối Liên Xô - Đông Âu số chuyên gia đang ở khách sạn rút hết về nước làm cho việc kinh doanh ở khách sạn gặp nhiều khó khăn.
Ngày 19/7/1993 Tổng cục Du lịch ra quyết định số 276/QĐ về việc đổi tên khách sạn chuyên gia Kim Liên thành khách sạn Bông Sen Vàng – Hà Nội với chức năng kinh doanh khách sạn và phục vụ khách du lịch trong nước và nước ngoài.
Ngày 25/11/1994 Tổng cục Du lịch ra quyết định số 309/QĐ cho phép thành lập doanh nghiệp nhà nước vẫn lấy tên là khách sạn Bông Sen Vàng – Hà Nội.
Tháng 6/1996, Công ty lấy tên mới là Công ty Khách sạn Du lich Kim Liên. Công ty là doanh nghiệp nhà nước có uy tín trong ngành, thực hiện chế độ hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính, được sử dụng con dấu riêng, mở tài khoản tại Ngân hàng Công thương chi nhánh Ba Đình.
Địa chỉ hiện nay của Công ty Khách sạn Du lich Kim Liên:
Số 7 Phố Đào Duy Anh – Khu A –Kim Liên
Quận Đống Đa – Hà Nội.
Điện thoại:84-4-8522522, 8524930.
Fax:84-4-8524919.
2. Cơ cấu, tổ chức:
a)Cơ cấu tổ chức của công ty:
Giám đốc
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Giám đốc KL I
Giám đốc KL II
Các tổ đội
Các phòng ban
Nhìn vào sơ đồ ta thấy: Công ty áp dụng mô hình quản lý trực tuyến kết hợp cùng quản lý chức năng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.Một giám đốc phụ trách toàn bộ hoạt động của công ty, 2 phó giám đốc phụ trách một số bộ phận.
b) Tổ chức công tác kế toán của công ty:
Đặc điểm bộ máy kế toán:
Hình thức kế toán áp dụng là nhật ký chung
Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 1/1 kết thúc ngày 31/12 hàng năm
Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên
Phương pháp kế toán TSCĐ: Khấu hao tuyến tính
Phương pháp tính thuế GTGT là phương pháp khấu trừ.
Tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán trưởng
Kế toán viên
Kế toán viên
KKế toán tập hợp chi phí
KKế toán tiền lương
KKế toán hàng hóa, TSCĐ
Kế toán bán hàng và xác định kết quả
KKế toán vốn bằng tiền và công nợ
II / Đặc điểm tài chính của Công ty Khác sạn Du lịch Kim liên:
Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình hình thành, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp. Trong quá trình đó đã phát sinh các luồng tiền tệ gắn với hoạt động đầu tư và các hoạt động kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp, các luồng tiền đó bao gồm: các luồng tiền đi vào và đi ra khỏi doanh nghiệp tạo thành các luồng tài chính của doanh nghiệp.
Để đảm bảo có đủ tài sản cho hoạt động kinh doanh doanh nghiệp cần tập trung các biện pháp tài chính cần thiết cho hoạt động huy động, hình thành vốn. Nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành từ 2 nguồn:
Thứ nhất: Nguồn vốn tự có: là nguồn vốn của bản thân chủ sở hữu gồm vốn góp ban đầu và vốn tự bổ xung trong quá trình kinh doanh
Thứ hai: Vốn đi vay: được hình thành từ 2 nguồn: nguồn vốn vay và nợ hợp pháp như đi vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, nợ nhà cung cấp, nợ công nhân viên chức... và nguồn vay bất hợp pháp như nợ quá hạn, vay quá hạn, chiếm dụng bất hợp pháp của người mua, của người bán và của công nhân viên.
Từ đó có thể phân nguồn vốn thành 2 loại:
- Nguồn tài trợ thường xuyên: là nguồn vốn mà doanh nghiệp được sử dụng thường xuyên, lâu dài vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay nợ dài hạn.
- Nguồn tài trợ tạm thời: là nguồn vốn mà doanh nghiệp tạm thời sử dụng vào hoạt động kinh doanh trong khoảng thời gian ngắn. Nó bao gồm vay ngắn hạn, nợ ngắn hạn, các khoản vay nợ quá hạn, các khoản chiếm dụng bất hợp pháp của người bán, người mua, của công nhân viên...
I/ Công tác quản lý tài chính của Công ty khác sạn du lịch Kim liên:
Người phụ trách tài chính của công ty là giám đốc và có cả một hệ thống gồm kế toán trưởng, kế toán tổng hợp, kế toán viên chịu trách nhiệm nhằm cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định một cách chính xác và kịp thời, lập kế hoạch cho hoạt động của công ty để nâng cao hoạt động của hoạt động. Từ đó, nhằm đạt được mục tiêu tài chính đó là sự tồn tại và phát triển của công ty, tránh được sự căng thẳng về tài chính.
Công tác quản lý tài chính của công ty hướng vào những khía cạnh chủ yếu như tầm vóc quy mô phát triển, nắm vững tài sản, thành phần, kết cấu nguồn vốn tài trợ đối với công ty. Sự vận động các tài sản trong công ty hình thành nên các nghiệp vụ kinh tế tài chính rất phong phú đa dạng. Công ty luôn tính cần bao nhiêu tiền mặt và dự trữ bao nhiêu là đủ. Công tác quản lý TSCD được hết sức chú trọng, với một tỷ trọng lớn trên tổng tài sản, công việc đầu tiên là khai thác triệt để tài sản cố định hiện có và trích lập khấu hao sao cho phù hợp nhằm thu hồi lại vốn đầu tư trong một thời gian nhất định để tái sản xuất TSCĐ khi nó bị hỏng, phải thanhlý, loại bỏ.
Về lợi nhuận và phân phối lợi nhuận với chính sách đổi mới của nhà nước thì việc áp dụng chính sách hạch toán lãi của công ty là không ngừng cải tiến và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trên thị trường.
II /Kế hoạch và kiểm tra tài chính ở công ty khác sạn du lịch Kim liên:
Tình hình kiểm tra tài chính:
Công ty thường xuyên tiến hành kiểm tra bất kỳ để nắm rõ mọi hoạt động kinh doanh mà cụ thể là thông qua tình hình thu chi tiền tệ hàng ngày, tình hình tài chính và thực hiện các chỉ tiêu tài chình. Các cấp trên liên quan như cục quản lý vốn, cục thuế, ngân hàng định kỳ kiểm tra một năm hai lần và có hoạt động kiểm tra bất kỳ.
Công tác kế hoạch hoá tài chính:
Đây là một bộ phận quan trọng của kế hoạch sản xuất, kỹ thuật - tài chính. Kế hoạch hoá tài chính là việc tổ chức nguồn vốn, tổ chức sử dụng vốn, phân phối và sử dụng các nguồn tài chính đã hình thành trong công ty sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Nó là hoạt động để hình thành nên những dự định tổ chức các vốn trên cơ sở dự đoán quy mô số lượng vốn cần thiết, lựa chọn nguồn vốn cũng như quy mô thích hợp của mỗi nguồn vốn và tổ chức sử dụng
Kế hoạch hoá tài chính của công ty là một quá trình bao gồm nhiều khâu: Phân tích tình hình tài chính kỳ báo cáo, dự đoán nhu cầu tài chính kỳ kế hoạch và điều hành kế hoạch...
Thực tế Công ty Khách sạn du lịch Kim liên đã sử dụng phương pháp thống kê để phân tích hoạt động tài chính: hàng năm vào đầu quý I lập báo cáo tài chính chi tiết tình hình hoạt động của năm trước so với kế hoạch đặt ra. Đồng thời làm báo cáo tự đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của công ty sau đó lập kế hoạch hoạt động năm nay.
III / Tình hình tài chính của công ty khác sạn du lịch Kim liên:
Nguồn vốn của công ty năm 2001 bao gồm tài sản cố định và tài sản lưu động với tổng số 13.451.793.543 trong đó:
TSCĐ là 9.509.391.000đ chiếm 70.69%
TSLĐ là 3.942.402.543đ chiếm 29.31%
1)Về TSCĐ:
TSCĐ tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp như nhà, kho vật kiến trúc, máy móc thiết bị phương tiện vận tải.Theo quy định của nhà nước TSCĐ phải đảm bảo hai yêu cầu: giá trị đơn vị đạt tiêu chuẩn nhất định và thời gian sử dụng trên 1 năm. Đặc điểm TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất vẫn giữ được hình thái vật chất ban đầu cho đến khi bị hư hỏng. Trong quá trình tham gia sản xuất, TSCĐ bị hao mòn dần và chuyển dịch từng phần vào giá trị sản phẩm.
Về cơ cấu nguồn hình thành TSCĐ của công ty: Nhà nước chiếm 28,47%, Vay chiếm 35,70%, Tự có chiếm 35,83%. Do đặc thù là doanh nghiệp kinh doanh khách sạn nên tài sản cố định ngoài một tổ máy phát điện 650 KVA (1.052.989.586 VND)-từ nguồn vốn vay và một trạm bơm công suất 30m3 / giờ thì trong cơ cấu tài sản cố định máy điều hoà không khí công suất 36.000 BTU chiếm tỷ trọng lớn nhất sau đó đến hệ thống tổng đài điện thoại, hệ thống máy tính nối mạng cục bộ trong công ty, Tivi trong các phòng và các TSCĐ nhỏ khác. Với đặc thù về tài sản cố định là các tài sản cố định đóng góp vào quá trình tạo ra thu nhập của doanh nghiệp là tương đương nhau qua các thời kỳ nên công ty đã thực hiện phương pháp tính khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng
Mức trích khấu hao Nguyên giá của Tài sản cố định
trung bình hàng năm = ____________________________
của tài sản cố định Thời gian sử dụng
Số tiền Khấu hao tài sản cố định trong năm qua của doanh nghiệp là 387.970.000đ
Bảng phân bố các bộ phận sử dụng tài sản cố định của công ty theo nguyên giá:
Bộ phận sử dụng
Nguyên giá
Ngân sách
Vay
Tự có
Giặt là
828.148.325
534.492.180
0
293.656.145
Đội tu sửa
2.321.625.811
448.761.005
1.052.989.565
819.875.241
Bể bơi
2.360.212.534
0
1.494.976.330
865.236.204
Kiốt
371.254.650
0
0
371.254.650
Lễ tân
196.907.994
65741749
0
131.166.200
Mát sa
483.376.000
40.180.000
0
443.196.000
Nhà ăn 1
7.479.806.528
10.854.334
7.201.011.194
207.941.000
Nhà ăn 2
1.591446.197
17.450.000
585.702.826
988.293.371
Nhà ăn 3
747.284.172
0
54.056.136
693.228.036
Nhà ăn 4
3.267.017.101
516.069.319
0
2.750.947.782
Nhà ăn 9
1.188.906.305
276.264.000
30.847.614
881.794.691
57 Trần phú
372.463.749
213.985.559
0
158.478.190
Nhà số 1
1.234.362.821
1.146.642.821
0
87.720.000
Nhà số 2
1732.303.319
1.446.911.036
38.680.854
246.711.429
Nhà số 3
2.847.882.704
1.158.538.299
0
1.689.344.405
Nhà số 4
11.503.422.297
3.397.409.081
5.847.438.169
2.276.575.047
Nhà số 5
1.932.386.530
1.362.761.036
69.625.491
500.000.000
Nhà số 6
1.800.102.345
1.406.011.036
7.736.167
386.355.142
Nhà số 9
4.844.572.184
1.004.093.048
2.574.000.000
1.266.479.136
Phân bổ chung
2.004.842.122
1.048.766.003
0
956.076.119
Phòng hành chính
413.792.812
23.000.000
0
390.792.812
Phòng kế hoạch
37.131.242
0
0
37.131.242
Phòng kế toán
56.194.571
0
0
56.194.571
Phòng thị trường
147.862.079
24.527.794
0
123.334.285
Y tế
6.604.761
0
0
6.604.761
Quản đốc KL
28.600.000
0
0
28.600.000
Quầy bar N4
615.176.437
0
0
615.176.437
Tạp vụ + Tổ xe
808.556.400
156.866.400
0
651.690.000
T. đài điện thoại
1.402.385.410
279.544.944
767.406.700
355.433.766
TT thương mại
83.211.428
83.211.428
TT CN thông tin
2.649.567.542
1.153.246.010
0
1.496.321.532
TSCĐ trong kho
105.192.750
69.118.250
10.725.000
25.349.500
Tổng cộng
55.462.599.120
15.792.533.949
19.795.196.049
19.874.869.122
2)Về TSLĐ:
TSLĐ là bộ phận quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó bao gồm: tiền, kim quý, đá quý, nguyên vật liệu, công cụ lao động nhỏ, các khoản chi phí sản xuất kinh doanh, công nợ phải thu và các khoản phải thu khác...
TSLĐ có đặc điểm: Thể hiện nhiều hình thái vật chất, chủng loại, kích thước đo khác nhau, rải rác ở nhiều nơi,. luôn biến động và chuyển hoá hình thái hiện vật một các tuần hoàn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Số lần chu chuyển vốn lưu động trong kỳ được tính bằng công thức:
L: Số lần lưu chuyển vốn lưu động
D: Doanh thu trong kỳ
V: Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Đối với Công ty Khách sạn Du lịch Kim liên: Tiền chiếm: 41,59%, các khoản phải thu 7%, hàng tồn kho 10,34% và TSLĐ khác chiếm 41,07% (chi phí chờ kết chuyển chiếm tỷ trọng lớn 98%).
3)Các quỹ của công ty:
- Quỹ đầu tư phát triển: Được doanh nghiệp trích 50% trong lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp nhằm mở rộng và phát triển kinh doanh, mua mới TSCĐ, đầu tư ra bên ngoài - góp vốn liên doanh với đơn vị khác... Do nhu cầu đầu tư phát triển của công ty nên hàng năm quỹ này đều được dùng hết. Năm 2001 doanh nghiệp trích 435.182.300đ từ lợi nhuận
- Quỹ dự phòng tài chính: được doanh nghiệp trích 10% lợi nhuận sau thuế nhằm dự phòng những rủi ro trong kinh doanh mà doanh nghiệp gặp phải khi những tổn thất này chưa được tính trong giá thành hay cơ quan bảo hiểm đền bù.... Trong năm qua doanh nghiệp trích 87.036.600đ vào quỹ này, tổng quỹ của doanh nghiệp là 268.232.506đ
- Quỹ trợ cấp mất việc làm: Được trích 5% lợi nhuận sau thuế nhằm trợ cho nhân viên công ty nghỉ không lương, đào tạo lại, nâng cao tay nghề của người lao động... với việc trích 5% từ lợi nhuận trong những năm qua quỹ của doanh nghiệp là 134.189.942đ
-Quỹ phúc lợi-khen thưởng: trong năm qua doanh nghiệp đã trích tới 35% lợi nhuận sau thuế cho quỹ này nhằm sửa sang lại các công trình phúc lợi của công ty, tham gia hoạt động từ thiện, tăng thưởng trong các dịp (Quốc khánh, Tết, các ngày kỷ niệm trong năm) trong năm 2001 công ty đã chi 788.295.469đ cho quỹ phúc lợi cho toàn công ty vì vậy đến cuối năm quỹ này còn 271.134.592đ.
- Về việc làm: trong vòng 3 năm gần đây công ty luôn cố gắng bảo đảm việc làm cho toàn bộ số lao động, chưa có tình trạng phải chờ nghỉ việc hoặc hưởng 70% lương
Về thời gian làm việc nghỉ ngơi: đặc thù kinh doanh phục vụ khách sạn phải làm việc 24/24 giờ nhưng công ty vẫn đảm bảo thời gian làm việc, nghỉ ngơi theo đúng quy định của luật lao động
Về vấn đề tiền lương là một trong những công cụ được nhà nước phân phối, sắp xếp và ổn định mức lương lao động 1 cách hợp lý. Tiền lương là đòn bẩy mạnh mẽ nhất đối với người lao động nếu được sử dụng một cách hợp lý, tiền lương trung bình của công ty là: 1.680.000 /người/tháng
Về phúc lợi: Công ty luôn công ty luôn cố gắng bảo đảm một số phúc lợi như: chi tiền ăn ca ở mức 8.500 đồng/bữa, tặng quà nhân dịp ngày lễ, tết, quốc khánh, trung thu,tổ chức cho công nhân viên nghỉ mát trong năm...
Về chăm sóc sức khỏe: Công ty có phòng y tế với trang thiết bị hiện đại, bác sĩ, y tá nhiệt tình, hàng năm có tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho toàn bộ công nhân viên chức
Tổ chức công đoàn dưới sự lãnh đạo của chi bộ đảng đã thực sự trở thành người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động. Dưới sự giáo dục của công ty, tổ chức công đoàn đến nay người lao động đã khảng định được khả năng làm việc, ý thức tổ chức...
Công ty huy động vốn nhằm mục đích kinh doanh do đó mà việc sử dụng vốn dựa trên nguyên tắc và mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Chính vì vậy công ty rất quan tâm đến hiệu quả của việc sử dụng vốn.
Phần III: Phân tích tài chính doanh nghiệp.
I / Phân tích kết cấu tài sản:
Bảng phân tích kết cấu tài sản cho thấy từng tỷ trọng từng loại tài sản và sự biến động của chúng qua các năm.
Bảng kết cấu tài sản năm 2001
Chỉ tiêu
Đầu năm
Cuối năm
Chênh lệch
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
A. TSLĐ&ĐTNH
5.370.015.296
19.8
4.832.461.008
17.9
-537.554.288
I.Tiền
2.233.602.026
8.23
2.241.127.741
8.13
7.525.715
II.Phải thu
375.943.884
1.38
272.106.370
0.98
-103.837.514
III.Hàng tồn kho
555.677.802
2.05
686.056.411
2.49
130.378.609
IV.TSLĐ khác
2.204.791.584
8.13
1.733.170.486
6.29
-471.621.098
B.TSCĐ&ĐTĐH
21.751.807.623
80.2
22.621.557.622
82.1
869.749.999
I.TSCĐHH
22.209.821.802
81.9
22.851.539.457
82.9
641.717.655
- Nguyên giá
48.597.679.239
179
53.813.645.455
195
5.215.966.216
- Hao mòn
-26.387.857.437
-97.2
-30.962.105.998
-112
-4.574.248.561
Tổng cộng tài sản
27.121.822.919
100
27.554.018.630
100
432.195.711
Theo bảng kết cấu tài sản:
TSLĐ công ty giảm chứng tỏ công ty đã tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên hàng tồn kho tăng mạnh (130.378.609đ) gây tình trạng ứ đọng công cụ nhỏ. Trong tổng tài sản thì tỷ trọng TSLĐ không thay đổi nhiều lắm nhưng tiền mặt lại chiếm tỷ trọng khá cao điều này chứng tỏ công ty chưa tổ chức tốt công tác xác định lưu chuyển tiền tệ để xác định mức tiền mặt dự trữ cần thiết nhưng vừa đủ không bị lãng phí vốn.
TSCĐ của công ty tăng, điều này chứng tỏ công ty đã đầu tư mới. Nâng tỷ trọng TSCĐ lên 82,1% trong tổng tài sản. Với việc đầu tư vào TSCĐ như vậy hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trước mắt có thể giảm vì tài sản cố định có thời gian sử dụng dài và luân chuyển chậm nhưng về lâu dài đây sẽ là một thuận lợi lớn để tạo ra năng lực mới, giúp công ty có điều kiện cạnh tranh mạnh và thu hút được nhiều khách. Kết cấu TSCĐ như vậy là chưa hợp lý đối với một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ.
II. Chỉ tiêu tổng quát khối lượng sản phẩm tiêu thụ từng loại dịch vụ:
Kinh doanh dịch vụ lưu trú và ăn uống là hoạt động kinh doanh chính của khách sạn các dịch vụ còn lại nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách sạn lưu trú,ăn uống (trừ dịch vụ cho thuê văn phòng và TT CNTT).
Ta có thể xác định lượng sản phẩm tiêu thụ từng dịch vụ như sau:
Đối với dịch vụ buồng ngủ: có tổng lượng sản phẩm tiêu thụ là số ngày buồng có khách sử dụng trong năm.
Đối với dịch vụ ăn uống, massage, vui chơi giải trí là sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng tại chỗ, tức thời của khách sạn (cả khách ngoài khách sạn).Cùng một loại dịch vụ mỗi khách có nhu cầu khác nhau, vì vậy tổng lượng sản phẩm tiêu thụ sẽ trùng với lượt khách tiêu dùng sản phẩm đó.
Đối với dịch vụ cho thuê văn phòng: có tổng lượng sản phẩm tiêu thụ là đã cho thuê. Đây là hoạt động kinh doanh nhằm tận dụng diện tích chưa dùng đến của khách sạn. Do chi phí dịch vụ này thấp nên nó đem lại lợi nhuận lớn cho khách sạn
Đối với dịch vụ bổ xung khác: dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lữ hành, dịch vụ điện thoại, dịch vụ giặt là, và CNTT. Các dịch vụ này chi phí và lợi nhuận được phân bổ cho ngày khách.
Khối lượng tiêu thụ sản phẩm của từng loại hoạt động kinh doanh trong khách sạn Kim Liên biểu hiện ở bảng số liệu:
Lượng tiêu thụ của từng loại sản phẩm dịch vụ (2001-2002)
i: Lượng tăng giảm %
Dq: Lượng tăng (giảm) tuyệt đối của sản phẩm
2001(q0)
2002(q1)
i(%)
Dq
1.Dịch vụ buồng ngủ (ngày buồng)
61.866
71.428
15.4
9.562
2.Dịch vụ ăn uống (suất)
446.150
525.610
17.8
79.460
3.Dịch vụ massage(suất)
15.332
18.218
18.8
2.886
4.Dịch vụ vui chơi giải trí (lần)
16.042
17.444
8.7
1.402
5.Dịch vụ cho thuê văn phòng (m2)
1.130
1.597
41.3
467
6.Dịch vụ khác
20.144
38.249
89.9
18.105
Các dịch vụ kinh doanh trong khách sạn Kim Liên độc lập tương đối với nhau. Mỗi dịch vụ kinh doanh nhiều sản phẩm với giá khác nhau. Vì vậy đơn giá sản phẩm từng dịch vụ chính là giá bình quân của toàn bộ lượng sản phẩm đã tiêu thụ của dịch vụ đó.
Phân tích biến động giá thành năm 2002 so với 2001:
Phân tích biến động giá thành đơn vị sản phẩm:
Z1: Giá thành sản phẩm năm 2002
Z2: Giá thành sản phẩm năm 2001
i: Lượng tăng giảm %
Dz: Lượng tăng (giảm) tuyệt đối của giá thành
Ta có bảng sau:
Biến động giá thành đơn vị từng loại sản phẩm dịch vụ:
ĐVđ
KD buồng ngủ
KD ăn uống
KD massage
KD vui chơi
KD cho thuê văn phòng
KD bổ sung khác
Z1
255.329
36.002
60.306
32.136
168.785
79.999
Z0
273.372
34.695
73.120
35.312
111.416
82.002
i(%)
-6.600
3.766
-17.254
-8.993
51.491
-2.442
Dz
-18.043
1.307
-12.814
-3.175
57.369
-2.002
Kết quả tính toán trên cho ta thấy biến động giá thành đơn vị sản phẩm từng dịch vụ năm 2002 so với năm 2001 của khách sạn Kim liên như sau:
-Dịch vụ buồng ngủ có giá thành đơn vị sản phẩm năm 2002 so với năm 2001 giảm 6,6% tương đương với 18.043đ.
-Dịch vụ ăn uống có giá thành đơn vị sản phẩm năm 2002 so với năm 2001 tăng 3.766% tương đương với 1.307đ.
-Dịch vụ massage có giá thành đơn vị sản phẩm năm 2002 so với năm 2001 giảm 17.254% tương đương với 12.814đ.
-Dịch vụ vui chơi, giải trí có giá thành đơn vị sản phẩm năm 2002 so với năm 2001 giảm 8.993% tương đương 3.175đ.
-Dịch vụ bổ xung khác có giá thành đơn vị sản phẩm năm 2002 so với năm 2001 giảm 2.442% tương đương với 2.002đ.
-Dịch vụ cho thuê văn phòng có giá thành đơn vị sản phẩm năm 2002 so với năm 2001 tăng 51.491% tương đương với 57.369đ.
Nhìn chung, giá thành đơn vị sản phẩm từng dịch vụ đều có xu hướng biến động theo chiều hướng tốt hơn: giá thành đơn vị sản phẩm đều hạ (trừ ăn uống, cho thuê văn phòng). Điều này chứng tỏ trong năm khách sạn đã thực hiện tốt việc phấn đấu hạ giá thành đơn vị sản phẩm
Giá thànhh sản phẩm dịch vụ kinh doanh massage, vui chơi giải trí, buồng ngủ và kinh doanh bổ xung khác giảm xuống do: đều có sản lượng tiêu thụ tăng nhưng giá thành đơn vị giảm mạnh nên làm cho giá thành dịch vụ giảm. Như vậy hai dịch vụ đã thực hiện tốt hoạt động tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm và tăng lượng sản phẩm tiêu thụ, mở rộng quy mô kinh doanh theo đúng kế hoạch của khách sạn nhằm tăng lãi ở hai loại dịch vụ này.
Giá thành sản phẩm ăn uống và kinh doanh văn phòng tăng do giá thành đơn vị sản phẩm tăng cụ thể:
+ Đối với dịch vụ ăn uống có giá thành đơn vị sản phẩm tăng do khách sạn đã đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến phương thức và phong cách phục vụ. Mặt khác sản lượng tiêu thụ sản phẩm này trong năm 2002 tăng hơn so với năm 2001 điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh ăn uống của khách sạn ngày càng hiệu quả.
+ Đối với dịch vụ cho thuê văn phòng có giá thành đơn vị sản phẩm tăng là do chi phí sửa chữa, nâng cấp văn phòng mua sắm trang thiết bị trong năm 2002 tăng so với năm 2001. Mặt khác, do sự cạnh tranh trên thị trường, do nhu cầu khách hàng ngày càng cao nên khách sạn đã bỏ ra một khoản chi phí lớn để đầu tư cho hoạt động này nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của khách hàng đồng thời thu hút được nhiều khách hơn.
2 / Doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp
Doanh thu:
Doanh thu doanh nghiệp gồm doanh thu từ hoạt động kinh doanh và doanh thu từ hoạt động khác.
- Doanh thu từ hoạt động kinh doanh toàn bộ tiền bán sản phẩm, dịch vụ sau khi trừ đi khoản giảm trừ hàng bán, hàng bán bị trả lại đã được khách hàng chấp nhận thanh toán (không phân biệt đã thu hay chưa thu tiền)
-Thu nhập từ các hoạt động khác: gồm các khoản thu từ hoạt động đầu tư tài chính và các hoạt động bất thường.
Kết quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị tính: VND
Chỉ tiêu
Mã số
Kỳ này
2002
Kỳ trước
2001
Tăng giảm (%)
1
2
3
4
5
Tổng doanh thu
Trong đó:Doanh thu hàng xuất khẩu
Các khoản giảm trừ(03=05+06+07)
+ Giảm giá hàng bán
+ Hàng bán bị trả lại
+ Thuế TTBĐ, thuế XK phải nộp
1.Doanh thu thuần(10=01-03)
2.Giá vốn hàng bán
3.Lợi nhuận gộp (20=10-11)
4.Chi phí bán hàng
5.Chi phí quản lý doanh nghiệp
6.LN từ hoạt động KD[30=20-(21+22)]
7.Thu nhập hoạt động tài chính
8.Chi phí hoạt động tài chính
9.LNthuầntừhoạt động TC (40=31-32)
10.Các khoản thu nhập bất thường
11.Chi phí bất thường
12.Lợi nhuận bất thường (50=41-42)
13.Tổng LN trước thuế(60=30+40+50)
14.Thuế thu nhập DN phải nộp
Lợi nhuận sau thuế(80=60-70)
01
02
03
05
06
07
10
11
20
21
22
30
31
32
40
41
42
50
60
70
80
65.648.364.777
0
65.648.364.777
57.770.561.004
7.877.803.773
2.009.126.204
5.868.677.569
75.562.346
351.261.452
(275.699.106)
46.551.445
0
46.551.445
5.639.529.908
1.804.649.570
3.834.880.338
47.821.627.302
0
47.821.627.302
42.486.052.360
5.335.574.942
2.214.080.821
3.121.494.121
15.440.083
330.032.683
(314.592.600)
74.364.140
0
74.364.140
2.881.265.661
922.005.012
1.959.260.650
27,15
27,15
26,46
32,27
-10,20
46,81
Bảng phân tích mức độ sử dụng chi phí:
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí
- Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần
88.84
88.00
- Tỷ suất chi phí QLDN trên doanh thu thuần
4.63
3.06
Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh
- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu thuần
6.03
8.59
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần
4.09
5.84
So sánh mức độ sử dụng chi phí ta thấy năm 2002, tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu giảm, đây là một dấu hiệu tốt vì nếu tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu giảm thì lợi nhuận càng tăng.
Cộng toàn bộ chi phí thì ta thấy mức độ sử dụng chi phí năm 2002 là 91.06% (thấp hơn năm 2001 là 93.47%) do vậy công ty đã tiết kiệm được vốn.
b)Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh:
Là số lợi nhuận doanh nghiệp thu được từ hoạt động kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp
LN hđ Kd = DTT - Trị giá vốn hàng bán - chi phí BH - chi phí QLDN
LN hđ Kd năm 2002 của công ty
65.648.364.777 - 57.770.561.004 - 2.009.126.204 = 5.868.677.569 đ tăng 46,81% so với năm trước do biến động giá thành và cơ cấu sản phẩm tiêu thụ. Giá thành đơn vị của hầu hết các dịch vụ (trừ dịch vụ ăn uống và cho thuê văn phòng) đều giảm trong khi khối lượng sản phẩm các dịch vụ tăng – Thể hiện công ty đã thực hiện tốt kế hoạch hạ giá bán, giảm giá thành và mở rộng quy mô kinh doanh.
*Tỷ suất lợi nhuận doanh thu: Phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần trong kỳ của doanh nghiệp. Nó thể hiện khi thực hiện 1 đồng doanh thu thuần trong kỳ, doanh nghiệp có thể thu bao nhiêu lợi nhuận ròng
Như vậy năm 2001 cứ 1 đồng doanh thu thuần trong kỳ doanh nghiệp thu 0.041đ lợi nhuận ròng. Năm 2002 cứ 1 đồng doanh thu thuần trong kỳ doanh nghiệp thu 0.058đ lợi nhuận ròng, Năm 2002 tỷ suất lợi nhuận doanh thu tăng 29,31% so với năm 2001.
III. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của doanh nghiệp
Từ bảng cân đối kế toán năm 2001- ở phần phụ lục ta có bảng kê sử dụng vốn và diễn biến nguồn vốn như sau: (do năm 2002 doanh nghiệp chưa quyết toán năm)
Số đầu năm
Số cuối năm
Sử dụng vốn
D/biến N/Vốn
A-Tài sản
I.TSLĐ
1.Tiền
2.233.602.026
2.241.127.741
7.525.715
2.Hàng tồn kho
555.677.802
686.056.411
130.378.609
3.Phải thu
375.943.884
272.106.370
103.837.514
4.ĐT CKNH
5.TSLĐ khác
2.204.791.584
1.733.170.486
471.621.098
II.TSCĐ
1.TSCĐ
a.Nguyên giá
48.597.679.239
53.813.645.455
5.215.966.216
b.giá trị H/mòn
(26.387.857.437)
(30.962.105.998)
4.574.248.561
2.ĐTư TC dài hạn
500.000.000
500.000.000
3.chi phí XDCB dd
(458.014.179)
(729.981.835)
(271.967.656)
Cộng Tài sản
27.121.822.919
27.554.018.630
B.Nguồn vốn
I.Nợ phải trả
12.077.622.036
11.831.615.286
246.006.750
II.N/vốn chủ shữu
1.Nguồn vốn Kd
13.451.793.543
13.886.975.843
435.182.300
2.Các quỹ dn
722.042.741
762.141.162
40.098.871
3.Lãi chưa pp
870.364.599
1.073.285.889
202.921.290
Cộng nguồn vốn
27.121.822.919
27.554.018.630
Tổng cộng:
5.827.909.634
5.827.909.634
Bảng phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn như sau:
Sử dụng vốn
Số tiền
Tỷ lệ%
Diễn biến nguồn vốn
Số tiền
Tỷ lệ%
1.Tăng TSCĐ
5.215.966.216
84,5
1.Tăng n/vốn Kd
435.182.300
4,4
2.Tăng hàng t/ kho
130.378.609
2,2
2.Tăng KHTSCĐ
4.574.248.561
77,6
3.Tăng tiền mặt
7.525.715
0,13
3.Tăng các quỹ Dn
40.098.871
0,7
4.TăngĐTTCDH
500.000.000
8,5
4.Tăng lãi chưa pp
202.921.290
3,4
5.Tăng CP XDCB
271.967.656
4,6
5.Giảm nợ phải trả
246.006.750
4,2
6.Giảm khoản p/thu
103.837.514
1,7
7.Giảm TSLĐ khác
471.621.098
8,0
Cộng
5.827.909.634
100
Cộng
5.827.909.634
100
Từ bảng trên ta thấy:
Quy mô sử dụng vốn của doanh nghiệp tăng 5.827.909.634đ so với đầu năm trong đó chủ yếu là đầu tư vào TSCĐ 5.215.966.216 chiếm 84,57%, tăng hàng tồn kho chiếm 2,2%, tăng tiền mặt 7.525.715 chiếm 0,13%, tăng ĐT tài chính dài hạn 500.000.000 chiếm 8,5%, tăng chi phí XDCB 271.967.656 chiếm 4,6%.Khi doanh nghiệp tăng quy mô kinh doanh thì điều trên là hợp lý
Về nguồn vốn: chủ yếu được huy động từ nguồn vốn bên trong: tăng nguồn vốn kinh doanh 435.182.300đ chiếm 4,4%. Việc trích khấu hao TSCĐ (77,6%) để bù đắp nhu cầu vốn chủ yếu để đầu tư vào TSCĐ là điều hợp lý.
IV / Phân tích lưu chuyển vốn:
1/ Lưu chuyển vốn cố định:
Phân tích biến động lượng khấu hao cơ bản TSCĐ hàng năm do ảnh hưởng của 2 nhân tố: Nguyên giá TSCĐ bình quân và số năm sử dụng TSCĐ bình quân.
Mức khấu hao cơ bản TSCĐ ở công ty Khách sạn du lịch Kim liên năm 2002 là 4.937.641.500 tăng 3,19% so với năm 2001 là do ảnh hưởng của 2 nhân tố
+ Do nguyên giá TSCĐ bình quân năm 2002 là 53.403.574.168đ so với năm 2001 tăng 4,29%
+ Do số năm sử dụng TSCĐ bình quân năm 2002 là 10.82 năm tăng 1.068% so với năm 2001 làm mức KH giảm.
Như vậy mức khấu hao cơ bản TSCĐ ở Khách sạn Kim liên tăng chủ yếu là do nguyên giá TSCĐ bình quân tăng. Điều này chứng tỏ trong năm 2002 Khách sạn đã đầu tư thêm vào m ua sắm, hiện đại hoá TSCĐ, tăng chất lượng phục vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng do đó làm cho mức khấu hao tăng, tốc độ chu chuyển vốn cố định giảm (biểu hiện ở số năm sử dụng TSCĐ tăng) so với năm 2001. Với tình hình thực tiễn này trong những năm tới công ty phải có những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, tăng tốc độ chu chuyển vốn cố định hơn nữa.
2 Lưu chuyển vốn lưu động:
Phân tích biến động số lần chu chuyển VLĐ do ảnh hưởng của 2 nhân tố: doanh thu và lượng vốn lưu động bình quân:
Số lần chu chuyển vốn lưu động của khách sạn Kim liên:
Như vậy số lần chu chuyển vốn lưu động của Khách sạn năm 2002 tăng 28,36 % do ảnh hưởng của 2 nhân tố:
+Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của công ty năm 2002 so với năm 2001 tăng 27,15% tương ứng với 17.826.737.475đ làm số lần chu chuyển VLĐ tăng.
+Vốn lưu động bình quân giảm.
Như vậy số lần chu chuyển VLĐ của Khách sạn năm 2002 tăng do doanh thu tăng và VLĐ bình quân giảm. Trong đó doanh thu là nhân tố chủ yếu làm tăng số lần chu chuyển VLĐ.
Nói tóm lại, tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty như sau: Vốn lưu động bỏ vào kinh doanh năm nay giảm so với năm trước dẫn đến số đồng vốn cần thiết để tạo ra doanh thu giảm xuống, số lần chu chuyển VLĐ trong kỳ tăng lên hay vốn lưu động được quay vòng nhiều hơn làm cho doanh thu tăng. Điều này chứng tỏ năm 2002 Khách sạn đã tiết kiệm được vốn, tăng hiệu quả sử dụng vốn do đó thu được nhiều lợi nhuận hơn.
Phần IV Một số giải pháp nhằm nâng cao doanh thu của Công ty Khác sạn du lịch Kim liên:
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt (ở Hà nội có hơn 700 khách sạn - chủ yếu là khác sạn vừa và nhỏ) đã có tác động đến hoạt động kinh doanh của công ty, do đó để có chỗ đứng như ngày hôm nay khác sạn đã không ngừng tìm mọi giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm thu hút khách hàng.
Tuy nhiên, theo nhiều yếu tố khách quan và chủ quan tác động nên bên cạnh các thành tựu đã đạt được công ty vẫn còn gặp nhiều khó khăn như nguồn vốn còn hạn chế, cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu thốn, chưa xây dựng được tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ đối với từng dịch vụ, chất lượng đội ngũ lao động chưa cao.... trong khi các khách sạn liên doanh mọc lên ngày càng nhiều với nguồn vốn dồi dào, cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại, tiện nghi cùng đội ngũ phục vụ có trình độ chuyên môn, năng động.
Từ thực tế trên qua thời gian thực tập và nghiên cứu tình hình hoạt động tài chính của công ty em xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến: -Tăng cường các biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành đơn vị sản phẩm, tăng lượng sản phẩm tiêu thụ.
-Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động đối với các nhà quản lý và đội ngũ nhân viên, thực hiện tuyển chọn theo cơ chế thị trường, khách sạn cần tiến hành định kỳ đào tạo và đào tạo lại đội ngũ nhân viên. Đào tạo được xem như là trụ cột trong việc xây dựng đội ngũ lao động để thực hiện cải tiến chất lượng dịch vụ nâng cao hiệu quả tài chính. Hàng năm dành một quỹ thời gian và kinh phí thích hợp để mở lớp học nhằm trang bị lại các kiến thức cơ bản và cung cấp kiến thức mới cho toàn bộ nhân viên. Công ty cần có biện pháp giám sát, khen thưởng tương xứng với sự tận tình của nhân viên khi làm việc với khách và đề ra những kỷ luật khi họ vi phạm.
- Xây dựng và nâng cao các tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ nâng cao tay nghề của đội ngũ nhân viên để đáp ứng nhu cầu phục vụ khách sạn 3 sao.
- Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại nhằm phục vụ và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
-Cần khai thác các nguồn khách quốc tế ổn đình của các lữ hành.
- Mạnh dạn vay vốn đầu tư, tăng vốn kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
- Đa dạng hoá dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách hàng.
- Đưa những chiến lược thị trường, chiến lược về quản cáo, khuyến mại, tiếp thị nhằm thu hút khách hàng để tạo thị trường ổn định cho công ty, thu hút nhiều khách nước ngoài và nội địa hơn nữa
- Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh nhằm tìm ra nhược điểm từ đó rút ra bài học kinh nghiệm khi áp dụng vào công ty.
- Mặt khác để hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn công ty cần áp dụng các biện pháp thống kê và phân tích hoạt động tài chính để nắm bắt được tình hình và nguyên nhân biến động các chỉ tiêu tài chính. Chủ động đưa ra các phương hướng, biện pháp và kế hoạch cụ thể cho hoạt động tài chính. Muốn vậy, trước tiên cần tiến hành thu thập số liệu thường xuyên, chính xác đáp ứng đòi hỏi của công tác phân tích hoạt động kinh doanh nhằm đưa công ty ngày càng phát triển.
Kết luận
Thời gian thực tập là thời gian tốt để em vận dụng những kiến thức đã được học tại trường và thực tiễn doanh nghiệp. Việc kết hợp lý luận và thực tiễn giúp cho em hiểu sâu sắc hơn về nghiệp vụ, chuyên môn của mình từ đó vững tin vào bản thân.
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp, được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo GS-TSKH Phan văn Tiệm cùng toàn thể cô, chú trong phòng kế toán Công ty Khách sạn du lịch Kim liên em đã hoàn thành chương trình thực tập và viết báo cáo của mình. Trong báo cáo em đã cố gắng trình bầy trình bầy những kiến thức của mình đã tích luỹ được trong quá trình học tập và thực tập của mình. Từ đó mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hoạt động tài chính của công ty. Nhưng do kiến thức chuyên môn còn hạn chế nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô, các cô, chú trong phòng kế toán công ty để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy GS-TSKH Phan văn Tiệm và các cô chú trong phòng kế toán đã tận tìn
Tài liệu tham khảo
Giáo trình Tài chính Doanh nghiệp - ĐH Quản lý và Kinh doanh
Giáo trình Tài chính Doanh nghiệp – Nhà xuất bản giáo dục
Phân tích hoạt động tài chính
Tài chính doanh nghiệp thực hành- Nhà xuất bản Nông nghiệp
Du lịch và kinh doanh du lịch – Trần Nhạn
Các tạp chí du lịch năm 2001-2002h hướng dẫn, giúp đỡ em
Tài liệu tại Ccông ty Khách sạn Du lịch Kim liên.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC296.doc