Nguy cơ teo niêm mạc trên nội soi mức độ
vừa / nặng ở các dạng viêm dạ dày theo
phân loại Sydney cải tiến
Đánh giá viêm dạ dày trên nội soi theo hệ
thống Sydney cải tiến khá quen thuộc với các bác
sĩ nội soi. Xác định vị trí BTNM trên nội soi và
đánh giá mức độ TNMNSkhông khó nhưng đòi
hỏi dạ dày cần phải sạch bọt, và máy nội soi cần
phải có cần Up hoạt động tốt để quan sát kỹ phía
bờ cong nhỏ. Điều này đặc biệt quan trọng vì
BTNM trong 98,3% trường hợp bệnh nhân Việt
Nam là từ C1 đến O1 (tức là còn nằm trên phía
bờ cong nhỏ). Trên thực tế, việc sử dụng
simethicone để làm sạch bọt tạo điều kiện để
khảo sát kỹ tổn thương ở dạ dày chưa được sử
dụng phổ biến ở các bệnh viện trong nước; thêm
vào đó các máy nội soi dạ dày thường được sử
dụng với cường độ làm việc cao đưa đến việc
đánh giá BTNM có thể gặp nhiều khó khăn. Việc
đánh giá tì số chênh TNMNS ở các dạng viêm dạ
dày trên nội soi theo hệ thống Sydney có thể góp
phần gợi ý và nâng cao thái độ cảnh giác với
TNMNS mức độ trung bình và nặng. Bảng 6 cho
thấy trong các dạng viêm dạ dày nội soi theo hệ
thống Sydney cải tiến, chỉ có dạng viêm trợt liên
quan với TNMNS mức độ trung bình và nặng;
các dạng viêm dạ dày còn lại thường gặp phối
hợp với NTMNS mức độ nhẹ.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 265 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm teo niêm mạc dạ dày trên nội soi theo phân loại Kimura, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 23
ĐẶC ĐIỂM TEO NIÊM MẠC DẠ DÀY TRÊN NỘI SOI
THEO PHÂN LOẠI KIMURA
Quách Trọng Đức*
TÓM TẮT
Cơ sở và mục tiêu: Teo niêm mạc dạ dày trên nội soi (TNMNS) mức độ trung bình đến nặng theo phân
loại của Kimura (TNMNS) đã được chứng minh là một yếu tố nguy cơ ung thư dạ dày. Nghiên cứu này nhằm
mô tả đặc điểm TNMNS ở bệnh nhân Việt Nam và mối liên quan giữa TNMNS với tuổi, H. pylori và dạng viêm
dạ dày trên nội soi theo hệ thống Sydney cải tiến.
Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu cắt ngang trên 1109 bệnh nhân liên tiếp. Loại trừ những trường
hợp viêm thực quản trào ngược, loét dạ dày – tá tràng và ung thư dạ dày. Đánh giá trên mỗi bệnh nhân mức độ
TNMNS theo phân loại Kimura và dạng viêm dạ dày theo hệ thống Sydney cải tiến.
Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu 43 ± 13. Mức độ TNMNS gồm: nhẹ 934 (84,2%), trung
bình 156 (14,1%) và nặng 19 (1,7%). Có mối liên quan giữa mức độ nặng của TNMNS với tuổi và nhiễm H.
pylori (p < 0,0001). Tỉ số chênh TNMNS mức độ trung bình và nặng ở các dạng viêm dạ dày lần lượt là: phù nề
xuất tiết (0,93), sung huyết (0,47), trợt phẳng (2,9), trợt nổi (0,3), xuất huyết (0,3), phì đại nếp niêm mạc (0,8) và
teo niêm mạc (0,9).
Kết luận: TNMNS mức độ trung bình-nặng chiếm 15,8%, có liên quan thuận với tuổi, nhiễm H. pylori và
thường phối hợp với dạng viêm dạ dày trợt phẳng.
ABSTRACT
THE CHARACTERISTICS OF ENDOSCOPIC ATROPHIC BORDER
ACCORDING TO THE KIMURA CLASSIFICATION
Quach Trong Duc * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 - Supplement of No 1 - 2009: 24 - 29
Background and aim: The moderate and severe grades of endoscopic gastric atrophy (EGA) according to
the Kimura classification have been proved to be risk factors of developing gastric cancer. This study aims to
analyze the characteristics of EGA in Vietnamese patients and its relationship with age, H. pylori status and
endoscopic gastritis forms (EGFs) according to the revised Sydney system.
Methods: A cross-sectional study was conducted in 1109 consecutive patients at the department of
endoscopy, University Medical Center at HCMC. Patients with peptic ulcer disease, reflux esophagitis and
gastric cancer were excluded. Assessing the grade of EAG according to Kimura classification and endoscopic
gastritis forms (EGF) according to the revised Sydney system were performed on each patient.
Results: The mean age was 43 ± 13. EAG was graded as mild, moderate and severe in 934 patients (84.2%),
156 (14.1%) and 19 (1.7%) respectively. The severity of EAG was significantly related to advanced age and H.
pylori infection (p < 0.0001). Odd ratios for moderate and severe EAG in EGFs were as followed: edematous
(0.93), erythematous (0.47), flat erosive (2.9), raised erosive (0.3), hemorrhagic (0.3), hyperplastic (0,8) and
atrophic (0.9).
Conclusion: The rate of moderate and severe EGA was 15.8%. Its existence relates to advanced age, H.
pylori infection and flat erosive gastritis.
* Bộ Môn Nội –ĐHYD TP.HCM
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 24
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chẩn đoán viêm dạ dày mạn teo (VDDMT)
chính xác nhất là dựa vào kết quả mô bệnh học.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cố gắng tìm các
đặc điểm nội soi có tương quan với VDDMT
trên mô bệnh học. Hệ thống đánh giá teo niêm
mạc dạ dày trên nội soi theo Kimura ra đời từ
năm 1969(5). Tuy nhiên giá trị lâm sàng của hệ
thống này chỉ mới được khẳng định một cách rõ
rệt nhất trong vòng một thập niên qua với
những kết quả nghiên cứu cho thấy có tương
quan chặt giữa biểu hiện teo niêm mạc trên nội
soi (TNMNS) đánh giá theo phân loại Kimura và
VDDMT được đánh giá theo hệ thống Sydney
cải tiến(5); cũng như trong đánh giá nguy cơ ung
thư dạ dày sau 5 – 10 năm. (8, 14, 16)
Hiện tại ở Việt Nam, hệ thống Sydney được
sử dụng phổ biến nhất để đánh giá viêm dạ dày.
Tuy vậy chưa có nghiên cứu về đặc điểm teo
niêm mạc theo phân loại Kimura. Nghiên cứu
này được tiến hành nhằm: (1) Mô tả đặc điểm
TNMNS theo phân loại của Kimura ở bệnh nhân
Việt Nam có biểu hiện dyspepsia (2) nghiên cứu
mối liên quan giữa độ nặng TNMNS theo phân
loại Kimura với tuổi và tình trạng nhiễm
Helicobacter pylori (3) Đánh giá tỉ số chênh các
mức độ TNMNS với các dạng viêm dạ dày trên
nội soi theo hệ thống Sydney cải tiến.
ĐỐI TƯỢNG -PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Tiêu chuẩn nhận bệnh
Nghiên cứu được tiến hành trên các bệnh
nhân của Khoa khám bệnh, bệnh viện Đại Học Y
Dược TP HCM từ tháng 03/2008 đến tháng
09/2008 và có chỉ định nội soi tiêu hóa trên.
Tiêu chuẩn loại trừ
Phối hợp bệnh tiêu hóa trên khác (loét dạ
dày – tá tràng, viêm thực quản trào ngược, ung
thư dạ dày)
Đã cắt dạ dày
Còn nhiều thức ăn hoặc bọt không thể đánh
giá chính xác được đặc điểm teo niêm mạc trên
nội soi.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang.
Trước khi tiến hành nội soi 5 phút, bệnh
nhân được uống simethicone 60mg pha với 20ml
nước để làm sạch bọt khí trong dạ dày. Tiến
hành nội soi với máy video Olympus GIF-160.
Trên nội soi đánh giá các đặc điểm tổn thương
viêm dạ dày theo hệ thống Sydney cải tiến(2) và
ghi nhận dạng tổn thương nổi bật nhất trên mỗi
bệnh nhân. Đánh giá độ TNMNS theo phân loại
Kimura(5). Tất cả các cuộc soi trong nghiên cứu
đều được thực hiện và ghi nhận kết quả bởi
cùng một bác sĩ nội soi đã được huấn luyện đọc
tổn thương teo niêm mạc theo phân loại Kimura
tại Trung Tâm Y Khoa Quốc Tế Nhật Bản
(IMCJ), Tokyo trong 3 tháng.
Đánh giá mức độ TNMNS theo phân loại
Kimura
Dựa trên vị trí của bờ teo niêm mạc
(atrophic border). Đây là ranh giới giữa phần
dạ dày không teo và phần dạ dày có teo niêm
mạc. Trên nội soi có thể nhận ra bờ teo niêm
mạc (BTNM) nhờ sự khác biệt về màu sắc và
độ cao của niêm mạc giữa hai vùng: niêm mạc
vùng teo nhạt màu và thấy được mạng mao
mạch nằm phía bên dưới; niêm mạc vùng
không teo có màu đỏ đồng nhất và trơn láng
(hình 1). Hệ thống Kimura gồm hai dạng chính
là dạng đóng (close type) và dạng mở (Open
type). Khi bờ teo niêm mạc (BTNM) còn nằm
trên bờ cong nhỏ thì gọi là dạng C, khi BTNM
không còn nằm trên bờ cong nhỏ mà đã lan
rộng ra thành trước và thành sau thì gọi là
dạng O. Dạng C và dạng O được phân chia chi
tiết hơn thành các dạng như sau (hình 2,3):
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 25
Hình 1: Bờ teo niêm mạc dạ dày trên nội soi ở một
bệnh nhân nam 40 tuổi
Hình 2 Vị trí bờ teo niêm mạc trong phân loại
Kimura(5)
C1: BTNM đi ngang góc bờ cong nhỏ. Dấu
hiệu teo niêm mạc chỉ có ở vùng hang vị.
C2: Bắt đầu từ phía bờ cong lớn của hang vị,
BTNMNS tiến đến phía mặt trước dạ dày và
băng ngang qua phía bờ cong nhỏ tạo ra hình
khép kín gần như đối xứng. Các dấu hiệu teo
niêm mạc xuất hiện theo hình parabôn phía trên
góc bờ cong nhỏ nhưng chưa vượt quá ½ dưới
của thân vị.
C3: BTNM nằm trên bờ cong nhỏ tương tự
như ở C2 nhưng đã vượt quá ½ dưới của thân
vị.
O1: BTNM nằm giữa bờ cong nhỏ và thành
trước dạ dày, song song với trục dọc của dạ dày
trên bờ cong nhỏ.
O2: BTNM nằm ở giữa thành trước dạ dày.
O3: BTNM nằm giữa thành trước và bờ cong
lớn
Hình 3: Hệ thống phân loại teo niêm mạc trên nội soi
theo Kimura(5)
Đánh giá mức độ teo niêm mạc dạ dày
theo phân loại Kimura tương tự như trong các
nghiên cứu đoàn hệ đã ứng dụng phân loại
Kimura để đánh giá nguy cơ ung thư dạ
dày(8,14,16) bao gồm: mức độ nhẹ (C1,C2), trung
bình (C3,O1), và nặng (O2, O3).
Đánh giá nhiễm Helicobacter pylori dựa trên
thử nghiệm urease sản xuất tại chỗ đã được
chứng minh có giá trị chẩn đoán tương tự
PyloriTek® và xét nghiệm hơi thở(14) C PY test
(10, 11, 12). Bệnh nhân được xem là nhiễm H. pylori
nếu kết quả của thử nghiệm dương tính trong
vòng 3 giờ.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 26
Quản lý dữ liệu và phân tích thống kê
bằng phần mềm SPSS (phiên bản 15.0, SPSS
Inc, Chicago, Ill). Sử dụng phép đếm tần suất,
tính trung bình, tỉ số chênh, phép kiểm T để so
sánh trung bình cho 2 mẫu độc lập. Phép kiểm
được xem là có ý nghĩa thống kê khi p ≤ 0,05.
KẾT QUẢ
Có 1109 bệnh nhân (408 nam và 701 nữ)
phù hợp với tiêu chuẩn nghiên cứu. Tỉ lệ nam:
nữ là 1: 1,7. Tuổi trung bình là 43 ± 13 (nhỏ
nhất 13, lớn nhất 79). Tỉ lệ nhiễm H. pylori là
31,3%. Đặc điểm nội soi dạ dày đánh giá theo
hệ thống Sydney cải tiến được trình bày theo
bảng 1. Đặc điểm bờ teo niêm mạc được trình
bày theo bảng 2.
Bảng 1: Đặc điểm nội soi theo hệ thống Sydney cải
tiến
n %
Phù nề, xuất tiết 227 20,5
Sung huyết 199 17,9
Trợt phẳng 329 29,7
Trợt nổi 52 4,7
Xuất huyết 50 4,5
Teo niêm mạc 16 1,4
Phì đại nếp niêm mạc 8 0,7
Bình thường 228 20,6
Tổng cộng 1109 100
Nhận xét: Dạng viêm dạ dày theo phân loại
Sydney thường gặp nhất là phù nề xuất tiết,
sung huyết và trợt phẳng.
Bảng 2: Các dạng teo niêm mạc trên nội soi theo phân
loại Kimura
n %
C1 604 54,5
C2 330 29,8
C3 85 7,7
O1 71 6,4
O2 17 1,5
O3 2 ,2
Tổng cộng 1109 100
Nhận xét: số lượng bệnh nhân giảm dần ở
các mức độ TNMNS nặng hơn.
Bảng 3: Mức độ teo niêm mạc trên nội soi theo phân
loại Kimura
n % % cộng dồn
Nhẹ 934 84,2 84,2
Trung bình 156 14,1 98,3
Nặng 19 1,7 100
Tổng cộng 1109 100
Nhận xét: Đa số trường hợp teo niêm mạc
nội soi ở mức độ nhẹ (84,2%)
Bảng 4: Liên quan giữa tuổi và mức độ teo niêm mạc
trên nội soi theo phân loại Kimura.
N Tuổi trung bình P
Nhẹ 934 41,6 ± 12,5
Trung bình 156 48,4 ± 12
Nặng 19 63 ± 12,7
< 0,0001
Nhận xét: Mức độ nặng của TNMNS tăng
dần theo tuổi.
Bảng 5: Liên quan giữa nhiễm Helicobacter pylori
mức độ teo niêm mạc trên nội soi
H. Pylori
- +
Tổng
cộng P
Nhẹ 675 259 934
Trung bình & nặng 87 88 175 < 0,0001
Tổng cộng 762 347 1109
Nhận xét: Nhiễm H. pylori làm tăng mức độ
nặng teo niêm mạc trên nội soi
Bảng 6: Nguy cơ teo niêm mạc trên nội soi mức độ
trung bình & nặng của các dạng viêm dạ dày theo hệ
thống Sydney cải tiến.
Tỉ số
chênh
Khoảng tin cậy 95%
của tỉ số chênh
Phù nề, xuất tiết 0,93 0,6 – 1,4
Sung huyết 0,47 0,29 – 0,77
Trợt phẳng 2,9 2 - 4
Trợt nổi 0,3 0,1 – 1
Xuất huyết 0,3 0,1 – 1,1
Phì đại nếp niêm mạc 0,8 0,82 – 0,85
Teo niêm mạc 0,9 0,86 – 0,95
Nhận xét: Dạng viêm trợt phẳng thường
phối hợp với tình trạng TNMNSmức độ trung
bình & nặng.
BÀN LUẬN
Về đặc điểm teo niêm mạc trên nội soi theo
phân loại của Kimura
Phần lớn các trường hợp bệnh nhân Việt
Nam đến khám và có chỉ định nội soi có
TNMNS ở mức độ nhẹ (bảng 2 và 3). Liu Y(6)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 27
nghiên cứu trên bệnh nhân Nhật nhận thấy mức
độ thống nhất khi đánh giá mức độ TNMNS
theo phân loại Kimura và đánh giá viêm dạ dày
mạn teo trên mô bệnh học theo Sydney cải tiến
khá tốt (weight kappa = 0,51). Mức độ thống
nhất khi đọc kết quả này cũng tương đương với
khi hai nhà giải phẫu bệnh so sánh kết quả đọc
theo hệ thống Sydney cải tiến (weight kappa =
0,49). Cần tiến hành thêm các nghiên cứu có
kiểm chứng bằng mô bệnh học trên bệnh nhân
Việt Nam để khẳng định thêm giá trị ứng dụng
của phân loại này Kimura. Tuy tỉ lệ TNMNS
mức độ trung bình và nặng trong nhóm nghiên
cứu chỉ chiếm 15,8%, các nghiên cứu trên thế
giới (chủ yếu là trên người Nhật) cho thấy đây là
nhóm nguy cơ cao ung thư dạ dày. Uemura(16)
theo dõi 1526 bệnh nhân Nhật trong 8 năm và
đánh giá mức độ teo niêm mạc ban đầu dựa theo
phân loại Kimura. Kết quả cho thấy ở nhóm teo
nhẹ (C1,C2) thì nguy cơ tương đối là 1, trong khi
ở nhóm teo trung bình là 1,7 và ở nhóm teo nặng
là 4,9. Cũng trong cùng năm 2001, Hosokawa(8)
công bố kết quả theo dõi trên 3672 bệnh nhân
được nội soi kiểm tra trở lại sau 1-2 năm sau khi
nội soi lần đầu không phát hiện ung thư. Kết
quả cho thấy có đến 17,2% trường hợp ung thư
dạ dày mới được chẩn đoán, trong đó tỉ số chênh
khi bị TNMNS mức độ nặng là 3,255. Mới đây
nhất là nghiên cứu của Take(14) công bố vào năm
2007. Nghiên cứu này cho thấy ngay cả khi đã
tiệt trừ thành công H. pylori, nguy cơ bị ung thư
dạ dày vẫn cao gấp 3,3 lần nếu ở thời điểm tiệt
trừ bệnh nhân đã có TNMNS ở mức độ trung
bình hoặc nặng. Trên 1342 bệnh nhân được theo
dõi trong 4 năm, có 13 trường hợp ung thư dạ
dày mới được phát hiện và tất cả các trường hợp
này đều xảy ra trên nền teo niêm mạc nội soi
mức độ trung bình / nặng; không có trường hợp
teo niêm mạc nội soi nhẹ nào phát triển thành
ung thư. Tuy hiện tại ở Việt Nam nội soi dạ dày
phát triển nhanh và mạnh mẽ đến trung tâm y tế
quận huyện với ưu điểm là giá thành rẻ hơn
nhiều so với các nước, vẫn còn đến 90% ung thư
dạ dày phát hiện ở giai đoạn trễ (15), đặc biệt là
đến 1/3 số trường hợp phát hiện trễ này đã được
nội soi dạ dày trước đó nhưng không được nhận
ra thuộc nhóm nguy cơ cao để khuyến cáo theo
dõi(4). Nghiên cứu của Hosokawa cho thấy ngay
ở lần nội soi đầu tiên đã có thể phát hiện được
nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao và TNMNS ở
mức độ trung bình đến nặng rất đáng quan tâm
vì là một yếu tố góp phần xác định nhóm nguy
cơ cao.
Mối tương quan giữa teo niêm mạc trên
nội soi theo phân loại Kimura với tuổi và
tình trạng nhiễm Helicobacter pylori
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
mức độ của TNMNS nặng hơn ở nhóm bệnh
nhân lớn tuổi hoặc nhiễm H. pylori (bảng 4 và 5).
Sakaki (13) và cộng sự theo dõi diễn tiến TNMNS
trên 22 bệnh nhân trong 13 năm. Kết quả cho
thấy mức độ TNMNS và vị trí của BTNM vẫn
không thay đổi ở những bệnh nhân không
nhiễm H. pylori nhưng tiến triển nặng dần ở
nhóm có nhiễm H. pylori nhưng không có liên
quan với tuổi. Nghiên cứu trong nước trước đây
cũng ghi nhận tỉ lệ nhiễm H. pylori tăng dần ở
các nhóm tuổi lớn hơn (3). Chúng tôi cho rằng bản
chất của mối liên quan này là do nhiễm H. pylori.
Đây là một điểm mới khá lý thú vì các nghiên
cứu trong nước trước đây cũng đã chứng minh
rất rõ mối liên quan giữa teo niêm mạc trên mô
bệnh học với H. pylori (7, 15).
Nguy cơ teo niêm mạc trên nội soi mức độ
vừa / nặng ở các dạng viêm dạ dày theo
phân loại Sydney cải tiến
Đánh giá viêm dạ dày trên nội soi theo hệ
thống Sydney cải tiến khá quen thuộc với các bác
sĩ nội soi. Xác định vị trí BTNM trên nội soi và
đánh giá mức độ TNMNSkhông khó nhưng đòi
hỏi dạ dày cần phải sạch bọt, và máy nội soi cần
phải có cần Up hoạt động tốt để quan sát kỹ phía
bờ cong nhỏ. Điều này đặc biệt quan trọng vì
BTNM trong 98,3% trường hợp bệnh nhân Việt
Nam là từ C1 đến O1 (tức là còn nằm trên phía
bờ cong nhỏ). Trên thực tế, việc sử dụng
simethicone để làm sạch bọt tạo điều kiện để
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 28
khảo sát kỹ tổn thương ở dạ dày chưa được sử
dụng phổ biến ở các bệnh viện trong nước; thêm
vào đó các máy nội soi dạ dày thường được sử
dụng với cường độ làm việc cao đưa đến việc
đánh giá BTNM có thể gặp nhiều khó khăn. Việc
đánh giá tì số chênh TNMNS ở các dạng viêm dạ
dày trên nội soi theo hệ thống Sydney có thể góp
phần gợi ý và nâng cao thái độ cảnh giác với
TNMNS mức độ trung bình và nặng. Bảng 6 cho
thấy trong các dạng viêm dạ dày nội soi theo hệ
thống Sydney cải tiến, chỉ có dạng viêm trợt liên
quan với TNMNS mức độ trung bình và nặng;
các dạng viêm dạ dày còn lại thường gặp phối
hợp với NTMNS mức độ nhẹ.
KẾT LUẬN
Đa số trường hợp teo niêm mạc nội soi theo
phân loại Kimura ở bệnh nhân Việt Nam ở mức
độ nhẹ. Các trường hợp TNMNS ở mức độ
trung bình & nặng chiếm 15,8%, có liên quan
thuận với tuổi và nhiễm H. pylori, và thường đi
kèm viêm dạ dày trợt phẳng theo phân loại
Sydney cải tiến.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chen XY et al (1999), “Interobserver variation in the
histopathological scoring of Helicobacter pylori related
gastritis”, J Clin Pathol, 52:612-615.
2. Dixon MF, Genta RM, Yardley JH, Correa P (1996),
“Classification and grading of gastritis: the update Sydney
system”, Am J Surg Pathol, 20 (10): pp. 1161.
3. Đỗ Dương Quân (2004), “Nghiên cứu mô bệnh học dị sản
ruột ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính”, Luận văn thạc sĩ y
học, Đại học Y Hà Nội, 37-58.
4. Đỗ Đình Công (2003), “Nguyên nhân chẩn đoán muộn trong
ung thư biểu mô tuyến dạ dày”, Y học TP Hồ Chí Minh 7(1):
6-9.
5. Kimura K, Takemoto T (1969), “An endoscopic recognition of
the atrophic border and its significance in chronic gastritis”,
Endoscopy 3, pp. 87-97.
6. Liu Y (2005), “Agreement between endoscopic and
histological gastric atrophy scores”, J Gastroenterol 40, pp.
123–127.
7. Mai Thị Minh Huệ (2000), “Nghiên cứu tình trạng dị sản ruột,
dị sản dạ dày, và loạn sản ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn
tính”. Luận văn tốt nghiệp CKII, Đại học Y Hà Nội, 36-56.
8. Hosokawa K et al (2001), “Detection of gastric cancer by
repeat endoscopy within a short time after negative
examination”, Endoscopy 33(4): 301-305.
9. Phạm Quang Cu (2000), “Helicobacter pylori and Precancerous
Gastric Lesions”, Digestive Endoscopy 12 (3), pp. 221-224.
10. Quach Trong Duc (2006), “Evaluation of a local rapid urease
test for Helicobacter pylori diagnosis in comparison with
PyloriTek”, J. Gastroenterol Hepatol 21: A390 (Abstract).
11. Quách Trọng Đức, Trần Kiều Miên (2007), “So sánh giá trị
chẩn đoán tình trạng H. pylori sau điều trị tiệt trừ của xét
nghiệm hơi thở 14C và urease nhanh sản xuất tại chỗ”, Tạp
chí Khoa Học Tiêu Hóa Việt Nam 2(8): 462.
12. Quach DT (2006), “Optimal Gastric Biopsy Site for
Helicobacter pylori diagnosis by using Rapid Urease Test”,
Helicobacter 11 (Suppl. 2): 38 (Abstract)
13. Sakaki N et al (1997), “Relationship between progression of
gastric mucosal atrophy andHelicobacter pylori infection:
Retrospective long-term endoscopic follow-up study”, J
Gastroenterol 32: 19-23.
14. Take S (2007), “Baseline gastric mucosal atrophy is a risk
factor associated with the development of gastric cancer after
Helicobacter pylori eradication therapy in patients with peptic
ulcer diseases”, J Gastroenterol 42 Suppl. XVII,
15. Tạ Long và cộng sự (2006), “Nghiên cứu mối liên quan giữa
ung thư dạ dày và nhiễm khuẩn Helicobacter pylori”, Tạp chí
Khoa học Tiêu Hóa Việt Nam, 1(1): 10-20. pp. 21–27.
16. Uemura N et al (2001), “Helicobacter pylori infection and the
development of gatsric cancer”, New Engl J Med 345, pp. 784
– 789.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 29
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 30
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_teo_niem_mac_da_day_tren_noi_soi_theo_phan_loai_kim.pdf