-Cần đàu tư các chương tình phần mềm, hệ thống mới để các công ty quản lý vừa kiềm soát tài chính, thủ tục XNK của các Doanh nghiệp qua hệ thống mạng điện tử, năm bắt vận dụng các công cụ quản lý hiện đại cải cách các lề lối làm việc mang tinh giấy tờ, hành chính rườm rà kém khoa học, tạo điều kiện thuần lợi cho Doanh nghiệp trong tanh khoản giấy tờ hải quan, giả quyết thuế giá trị gia tăng, nhận lại nguồn vốn nhanh chóng để tái tạo sản xuất. Sự cải cách này đồng thời giúp cho nhà nước bớt được các chi phí vận hành bộ máy cồng kềnh, thể hiện được tính công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước
-Chính phủ cần có những biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp như cung cấp thong tin về thị trường nước ngoài, tổ chức các triển lãm ở nước ngoài để quảng bá hình ảnh thương hiệu gỗ Việt, tổ chức các đợt doanh nghiệp đi kèm các nhà lãnh đạo đi ngoại giao ở nước ngoài góp phần mở rộng thị trường, tao nên quan hệ làm ăn mới cho các doanh nghiệp.
-Nâng cao vai trò của Hiệp hội Gỗ Việt Nam, xác định rõ quyền hạn và chức năng của tổ chức này là cơ quan ngôn luận, đại diện chính thức của các Doanh nghiệp của đất nước kết hợp với các cơ quan chức năng của Chính phủ vạch ra những chiến lược phát triển kịp thời và đúng đắn đi kịp vơi tốc độ phát triển của toàn cầu, của đất nước, là chỗ dựa vững chắc cho Doanh nghiệp giải quyết những khó khăn vướng mắc gặp phải trong quá trình sản xuất kinh doanh.
75 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 996 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đặc điểm thị trường đồ gỗ Hoa Kỳ và thực trạng xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c với quản lý chất lượng, quản lý môi trường thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với cộng đồng, đối với xã hội. Bảo vệ môi trường là bảo vệ sức khoẻ cho con người, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên - làm cho đất nước phát triển bền vững. Vì vậy muốn xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000, lãnh đạo doanh nghiệp phải thực sự tự nguyện và thể hiện bằng sự cam kết của mình. Đối với một quốc gia thì sự cam kết đó thể hiện trong chính sách của Chính phủ về bảo vệ môi trường.
Tóm lại các yêu cầu và quy định trên đều có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ sang thị trường Hoa Kỳ. Nếu không đáp ứng được các yêu cầu trên, trước mắt, hàng Việt Nam sẽ rất khó cạnh tranh và giành được chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng Hoa Kỳ, sản phẩm dù có đẹp và tinh tế đến đâu cũng khó lòng bán được với giá cao, đem lại lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp. Hơn nữa, về lâu dài khi môi trường cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơen thì việc không đáp ứng được các tiêu chuẩn này sẽ đặt các doanh nghiệp và sản phẩm ra ngoài cuộc cạnh tranh trên thị trường đầy tiềm năng này.
2.1.8. Những điểm cần lưu ý đối với các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ:
Để đẩy mạnh việc xuất khẩu đồ gỗ vào Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải lưu ý đến tám điểm quan trọng.
Thứ nhất, sau khi ký Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, mặt hàng gỗ của Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ được hưởng mức thuế khá ưu đãi là 0 - 3%. Nhưng do năng lực sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam quá nhỏ, lại manh mún, trong khi các doanh nghiệp Hoa Kỳ thường nhập khẩu với khối lượng lớn dẫn đến nhiều hợp đồng không thể thực hiện được.
Thứ hai, doanh nghiệp Hoa Kỳ luôn chú trọng khâu thiết kế sản phẩm, trong khi đây là điểm yếu của nhiều doanh nghiệp đồ gỗ Việt Nam.
Thứ ba, đồ gỗ cũng giống như đồ mỹ nghệ là đều sản xuất thủ công, chính vì thế sản phẩm thường mang đậm nét dân tộc, nhưng người Mỹ lại rất kỵ điều này. Người Mỹ thích đồ cổ, nhưng lại là đồ giả cổ của châu Âu , trong khi thế mạnh của doanh nghiệp Việt Nam là sản xuất đồ giả cổ châu Á (chỉ thích hợp ở thị trường châu Âu).
Thứ tư, muốn xuất khẩu vào Hoa Kỳ đừng quá tham mà chỉ cần chọn một doanh nghiệp hoặc một nhánh của một tập đoàn phân phối lớn để ký hợp đồng.
Thứ năm, người Mỹ "sính" dùng hàng ngoại, nhưng họ lại muốn dùng sản phẩm sử dụng nguyên liệu nội địa.
Thứ sáu, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm ngay từ đầu. Xuất khẩu vào thị trường Mỹ phải đa dạng hóa sản phẩm, không nên chỉ sản xuất đồ thuần gỗ, mà cần mở rộng dải sản phẩm sang sử dụng các chất liệu kim loại, da... đồng thời cần tăng hàng chất lượng cao (hi-end). Đối với doanh nghiệp mới đầu tư dây chuyền sản xuất đồ gỗ thì nên đầu tư ngay vào dây chuyền sản xuất hi-end, tuy số lượng hàng sản xuất nhỏ, nhưng giá trị rất cao.
Thứ bảy, doanh nghiệp cần nâng cao trình độ về ngoại ngữ, trình độ quản lý, khả năng ngoại thương, bởi người Mỹ chỉ thích giao dịch trực tiếp khi bàn chuyện làm ăn.
Thứ tám, là cần nâng cao vai trò của Hiệp hội, vì trong việc xúc tiến thương mại, Hiệp hội là đầu mối chủ đạo trong việc duy trì các mối quan hệ làm ăn, tham dự hội chợ, đầu mối tiếp nhận thông tin...
Mỗi doanh nghiệp nên xây dựng cho mình một website và "siêng" tham dự hội chợ triển lãm tại Mỹ. Không cần thiết phải tham gia nhiều hội chợ, triển lãm mà chỉ cần tham dự hội chợ lớn nhất về đồ gỗ hằng năm của Mỹ là High Point là đủ, vì tại hội chợ, doanh nghiệp sẽ nắm bắt ngay thị hiếu tiêu dùng của khách hàng Mỹ, nhu cầu của họ cần gì và các đối thủ cạnh tranh làm ăn ra sao, cần phải điều chỉnh điều gì trong chiến lược sản xuất-kinh doanh.
2.2. Thực trạng xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ:
Qua các số liệu thống kê cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của ta sang thị trường Hoa Kỳ ngày một tăng và chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong tỷ trọng xuất khẩu tính theo khu vực, vì Hoa Kỳ có nhu cầu rất lớn đối với những mặt hàng mà Việt Nam có khả năng xuất khẩu. Kim ngạch nhập khẩu hàng năm của nước này và năm nào cũng tăng, nhất là các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh trong xuất khẩu.Tính riêng năm 2007 thì chúng ta mới chỉ chiếm khoảng giá trị hàng hóa nhập khẩu của Hoa Kỳ, điều đó cho thấy tiềm năng xuất khẩu vào thị trường này là rất lớn cho các nhà xuất khẩu Việt Nam trong thời gian tới.
2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ của nước ta sang thị trường Hoa Kỳ:
Đối với đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam, Mỹ là thị trường lớn, tốc độ tăng trưởng nhanh, đặc biệt từ sau thời điểm Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực (ngày 10/12/2001).
Trong năm 2007, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ tiếp tục tăng trưởng so với năm 2006 là 36%, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này vào thị trường Hoa Kỳ lên hơn 1,23 tỷ USD, nó đã góp phần làm cho gỗ và sản phẩm gỗ trở thành mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 3 vào thị trường Hoa Kỳ. Thị trường này hiện nay chiếm gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam. (Theo thống kê của Bộ Thương mại)
Hình 2.7:
Trong năm 2008, Chính phủ xác định đây tiếp tục là một trong những mặt hàng chiến lược cần được thúc đẩy xuất khẩu vào thi trường Hoa Kỳ - một thị trường tiềm năng đối với xuất khẩu của Việt Nam nói chung và đối với sản phẩm gỗ nói riêng.
2.2.2. Về cơ cấu mặt hàng đồ gỗ nội thất nhập khẩu vào Hoa Kỳ từ Việt Nam:
Cơ cấu này không có biến động lớn qua các năm. Mặt hàng đồ gỗ nội thất gia đình vẫn luôn là ưu thế của Việt Nam. Trong năm 2006, tỷ lệ này chiếm đến 93,1% đã khẳng định đây là mặt hàng có khả năng cạnh tranh lớn nhất của đồ gỗ Việt Nam. Tiếp theo của nhóm hàng thuần gỗ này là đồ gỗ nội thất văn phòng, tuy nhiên mặt hàng này chỉ chiếm tỷ trọng khiêm tốn và theo thống kê của Bộ Thương mại Hoa Kỳ thì mặt hàng này chỉ chiếm vị trí thứ 12 trongcác nước xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Chính vì vậy trong thời gian tới Việt Nam cần quan tâm hơn nữa đến mặt hàng này để ngày càng năng cao khả năng cạnh tranh của nó. Còn những mặt hàng khác như ghế có một phần là gỗ và các đồ nội thất một phần bằng gỗ cũng đã đạt được những tỷ lệ nhất định lần lượt là 0,9% và 5,2% ( Hình 2.8- Tỷ trọng các sản phẩm đồ gỗ nội thất nhập khẩu của Hoa Kỳ từ Việt Nam từ năm 2006) .Đây cũng là mặt hàng có nhiều điều kiện phát triển trong tương lai, vì theo khảo sát của Hiệp hội gỗ cứng Hoa Kỳ thì mặt hàng đồ nội thất có lẫn gỗ và các nguyên liuệu khác như sắt, inox, nhựađang được người tiêu dùng rất thích sử dụng, vì nó vừa tiện dụng lại bền hơn các sản phẩm thuần gỗ hiện có, đồng thời vẫn đáp ứng được kiểu dáng mẫu mã phong phú và đẹp.
Bảng 2.8: Kim ngạch nhập khẩu đồ gỗ nội thất của Hoa Kỳ từ Việt Nam
( đơn vị: Nghìn USD, %)
Sản phẩm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
KN
Tăng
KN
Tăng
KN
Tăng
KN
Tăng
KN
Tăng
KN
Tăng
ĐG NT gia đình
9563
49,2
56783
493,8
133504
135,1
289474
116,8
550859
90,3
701460
27,3
ĐG NT văn phòng
412
35,9
1102
167,4
3665
232,7
3173
-13,4
4875
53,7
5883
20,6
Ghế một phần bằng gỗ
140
6,8
1013
621,8
2675
163,9
5482
104,9
8906
62,5
7066
- 20,6
Đồ NT một phần bằng gỗ
315
845,9
2499
693,4
6007
140,3
8730
45,3
17976
105,9
39248
118,3
Tổng
10431
342,9
61397
488,6
145850
137,6
306859
110,4
582616
89,9
753657
29,3
Gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam ngày càng tăng trưởng với những con số ấn tượng qua từng năm trở lại đây, tuy nhiên trong đó không phải mặt hàng nào cũng tăng trưởng mạnh như nhau. Có những mặt hàng trước đây là thế mạnh của Việt Nam nhưng giờ đây chúng ta đang mất dần thị phần, trong khi đó có những mặt hàng lại đang dần hình thành được vị thế rất lớn để cạnh tranh tại thị trường đồ gỗ lớn nhất toàn cầu này.
Điều đó thể hiện rõ nhất ở Ghế có một phần bằng gỗ, năm 2002 với tốc độ tăng trưởng 621,8%, đến năm 2005 thì tốc độ tăng chỉ đạt 62,5%, còn trong năm 2006 thì tốc độ không những tăng mà còn giảm với mức -20,7% so với năm 2005. Trong khi đó các sản phẩm gỗ khác vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng của mình. Tính chung cho đồ gỗ nội thất thì thấy rằng tốc độ tăng trưởng qua các năm có xu hướng giảm xuống. Năm 2001, 2002 với tốc độ tăng ấn tượng 324,9% và 488,6% giảm xuống chỉ còn 89,9% vào năm 2005 và đến năm 2006 tốc độ tăng trưởng chỉ còn là 29,4% so với năm 2005. ( Bảng 2.8)
Còn chỉ tính riêng trong tháng 11/2007, chủng loại gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu sang thị trường Mỹ lớn nhất là nội thất phòng ngủ đạt 44,1 triệu USD (chiếm 53,11% tỷ trọng) và nội thất phòng khách đạt 20,76 triệu USD (chiếm 25%) và ghế đạt 9,43 triệu USD (chiếm 11,4%).
Hình 2. 9: Cơ cấu các chủng loại hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu vào thị trường Mỹ trong tháng 11/2007 (Tỷ trọng tính theo kim ngạch)
2.2.3. Về thị phần của sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ:
Trong giai đoạn trước năm 2001 khi chưa ký Hiệp định thương mại Việt –Mỹ thì sản phẩm gỗ Việt Nam chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của Hoa kỳ. Nhưng cho đến năm 2003 thì Việt Nam đã đứng vào danh sách 15 nước xuất khẩu lớn nhất vào Hoa Kỳ. Nếu như năm 2002, Việt Nam xuất khẩu đồ gỗ sang Mỹ chỉ đạt 44,7 triệu USD thì đến năm 2007, con số này đã lên đến 1,1 tỷ USD, tức là tăng gấp 27 lần sau 6 năm. Tuy rằng trong vài năm gần đây, tốc độ tăng trưởng của thị trường này có chậm lại, nhưng vẫn đạt tốc độ tăng cao hơn các thị trường quan trọng khác như Nhật và EU. Trong số các sản phẩm đồ gỗ mà Hoa Kỳ nhập khẩu thì riêng mặt hàng đồ gỗ nội thất gia đình hàng năm đều chiếm trên 83% trong kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này từ các nước. Do vậy, khi phân tích thị phần xuất khẩu đồ gỗ nội thất vào thị trường này, có thể đánh giá trên cơ sở xem xét thị phần đỗ gỗ nội thất gia đình. Theo số liệu của Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ, Việt Nam xếp thứ 5 trong các quốc gia xuất khẩu đồ gỗ vào Mỹ, sau các nước Trung quốc, Canada, Mehico và Italia. Riêng 5 quốc gia đứng đầu về xuất khẩu đồ gỗ sang Mỹ đã chiến đến 80% tổng kim ngạch nhập khẩu đồ gỗ của quốc gia này.
Xuất khẩu của Việt Nam chiếm vị trí nhỏ so với nhu cầu nhập khẩu vô cùng lớn của thị trường Mỹ. Có thể lấy dẫn chứng là nhu cầu nhập khẩu của Hoa Kỳ đối với đồ gỗ là 25 tỷ USD nhưng nhập khẩu hàng Việt Nam chỉ đạt 1,1 tỷ USD.
Năm 2007, tỷ trọng mặt hàng đồ gỗ nội thất gia đình của Việt Nam chiếm % trong tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của Hoa Kỳ. Tuy còn là một con số rất nhỏ so với % của Trung Quốc, % của Canada, nhưng chúng ta đã cố gắng rất nhiều để đạt được kết quả này. Nhìn lại quá trình phát triển của của sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam, từ năm 2001 thị phần của Việt Nam mới chỉ chiếm 0,2% tăng lên 0,8% vào năm 2002 và đến nay với thị phần 0,92% chứng tỏ sản phẩm đồ gỗ nội thất của Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường này. Trong tương lai gần, chúng ta có thể sẽ dần trở thành một đối thủ mạnh đối với các nước xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ nội thất vào thị trường Hoa Kỳ. Qua đó, chứng tỏ đồ nội thất gia đình Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển tại đây, vì tính đến nay mặt hàng này mới chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong kim ngạch nhập khẩu của họ. (Hình 2.10 – Thị phần nhập khẩu đồ gỗ nội thất gia đình của Hoa Kỳ năm 2006)
Từ những gì đã phân tích, có thể thấy tiềm năng cho xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ là rất lớn: Theo các phương tiện truyền thông , vào năm 2010, giá trị xuất khẩu các sản phẩm gỗ của Việt Nam sẽ đạt 5,5 triệu USD và Việt Nam được mong đợi sẽ thay thế Trung Quốc, trở thành nhà xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất sang Hoa Kỳ. Song điều đó cũng không phải dễ dàng đạt được mà cần phải có được nỗ lực từ nhiều phía, trước hết cần phải nhận thức rõ được những khó khăn thách thức đặt ra cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu để từ đó có được định hướng đúng đắn và những bước đi thích hợp.
Chương 3: Định hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ:
3.1. Những thách thức đặt ra đối với xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ:
3.1.1. Vấn đề định hướng trong phát triển:
Việt Nam chưa có tiếng nói chung về sự phát triển của thị trường, hầu như việc phát triển thị trường là tự phát từ hướng các doanh nghiệp, doanh nghiệp tự lực, tự cường trong việc tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm thị trường và tự dò tìm các phương hướng phát triển kinh tế, đầu tư sản xuất mà không có bất kỳ sự tập trung chỉ đạo, hướng dẫn những đường lối sáng suốt và kịp thời từ phía Chính Phủ, từ Hiệp hội ngành gỗ. Chúng ta đang đứng trước những khó khăn thử thách và phải quyết định những vấn đề cấp bách là hoạch định một chiến lược phát triển phù hợp với xu thế chung đảm bảo được lợi ích của ngành xuất khẩu gỗ trong khung cảnh toàn cầu hóa.
Phần lớn các doanh nghiệp sản xuất gỗ chưa có được các chiến lược, chính sách thích ứng để thâm nhập vào thị trường thế giới. Mức độ phổ cập thông tin liên quan tới các doanh nghiệp và cán bộ còn thiếu và không đồng bộ. Còn những nội dung được phổ biến lại mang tính khái quát, chưa gắn với doanh nghiệp và những mục tiêu chính sách của doanh nghiệp. Đội ngũ lãnh đạo còn nhiều người chưa hiểu sâu về ảnh hưởng của việc gia nhập WTO, những cơ hội và thách thức mà WTO mang lại, trong khi đây lại là vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu sản phẩm gỗ, nên việc định hướng chiến lược cho các doanh nghiệp còn lúng túng, chưa chủ động để tận dụng những cơ hội mới.
3.1.2. Vấn đề nguyên liệu và nguồn nhân lực: căn bệnh "trầm kha" về thiếu nguyên liệu và nhân lực trình độ cao.
Trước hết tồn tại lớn nhất được nhiều người thừa nhận là nguồn nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu sản phẩm của Việt Nam thiếu trầm trọng. Đây cũng được nhận định là khâu yếu nhất của công nghiệp gỗ Việt Nam. Chính phủ, Bộ Thương mại và tất cả các bộ, ngành, các DN đều đã thấy rõ bên cạnh việc nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài thì chủ động nguồn nguyên liệu trong nước là biện pháp tối ưu mang tính chất lâu dài.
Theo số liệu từ Hiệp hội Gỗ và lâm sản, với năng lực chế biến hiện nay, doanh nghiệp cả nước cần từ 3-3,5 triệu m3 gỗ qui tròn/năm, trong khi nguồn nguyên liệu trong nước mới đáp ứng được khoảng 20%, còn lại phải nhập khẩu. Hàng năm, các doanh nghiệp ngành này phải nhập khẩu trên 80% nguyên liệu gỗ, chiếm tới 37% giá thành sản phẩm( theo Bộ Công thương). Theo tính toán của Bộ Công Thương, trong 3 năm trở lại đây, cứ xuất khẩu được 2 USD đồ gỗ thì doanh nghiệp trong nước phải bỏ ra 1 USD để nhập khẩu nguyên liệu. Năm 2006, để xuất khẩu đạt 1,93 tỷ USD phải nhập trên 1 tỷ USD nguyên liệu gỗ. Chính do sự phụ thuộc này, nên khi giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, hiệu quả kinh doanh của các DN đã bị ảnh hưởng. Mạng lưới chế biến gỗ chưa có sự thống nhất để sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn nguyên liệu gỗ vốn đã khan hiếm. giá nguyên liệu ngày càng tăng từ 10% - 30% đã khiến cho chi phí sản xuất bị đẩy lên.
Còn nguyên liệu trong nước? Các chuyên gia cho là việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu trong nước cũng được chưa có tiến bộ đáng kể. Do công tác quy hoạch còn bất cập, các dự án đầu tư rừng nguyên liệu chưa được quan tâm đúng mức, sản lượng gỗ khai thác phục vụ chế biến xuất khẩu gặp nhiều khó khăn. Ngay từ năm 2004, Chỉ thị 19/2004 CT-TTg của Chính phủ đã giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN & PTNT) phụ trách chương trình trồng rừng. Tuy nhiên theo báo cáo thì hầu như tất cả các chương trình trồng rừng đến nay đều chưa nhìn thấy! Mục tiêu tăng độ che phủ đồi trọc tuy đạt được, nhưng chỉ tiêu về kinh tế thì không đạt. Bây giờ và sau này sản lượng gỗ từ các chương trình trồng rừng dành cho xuất khẩu đều chưa có. Hơn nữa, gỗ rừng trồng hiện nay chưa có nhiều loại gỗ lớn, chủng loại chỉ tập trung vào một số cây ngắn ngày, nên không đáp ứng được yêu cầu chất lượng với sản phẩm xuất khẩu Theo Cục Chế biến Nông lâm sản, Bộ NN-PTNT, thừa nhận cả nước hiện chỉ có 720.000ha rừng trồng kinh tế có thể tham gia cung cấp nguyên liệu gỗ cho chế biến nhưng các giống cây rừng trồng đa phần có chất lượng gỗ thấp, chỉ phục vụ được cho nhu cầu làm nguyên liệu ván nhân tạo, gỗ dăm hay nguyên liệu giấy là chính. Theo Luật thì các địa phương không có quyền giao đất trồng rừng mà phải có quy hoạch của Chính phủ. Vì thế, cần phải có sự tháo gỡ ngay “nút thắt” này, nếu không bài toán đưa ra nhưng không ai dám giải. Bên cạnh đó, trong nước cũng chưa xây dựng được các khu rừng cấp chứng chỉ, trong khi nhiều thị trường nhập khẩu đã đặt ra yêu cầu gỗ có chứng chỉ, nên tình trạng phải nhập khẩu gỗ để đáp ứng yêu cầu là không tránh khỏi. Mặc dù Hiệp hội mỹ nghệ và chế biến gỗ đã có chủ trương phấn đấu đến năm 2010 sẽ đưa nguồn gỗ nguyên liệu trong nước đáp ứng 20% nhu cầu nguyên liệu gỗ cho các doanh nghiệp chế biến, nhưng tỷ lệ trên cũng khó thành hiện thực vì mỗi năm có hàng trăm doanh nghiệp chế biến gỗ mới được thành lập.
Một khó khăn khác là lâu nay các nước Đông Nam Á là thị trường cung cấp gỗ nguyên liệu cho Việt Nam, tiêu biểu với hai nước cung cấp gỗ lớn nhất là Malaysia, Indonesia. Song đây lại là những nước thường xuyên thay đổi về chính sách xuất khẩu gỗ, lúc cho xuất khẩu, lúc lại cấm không cho xuất khẩu gỗ, yếu tố này hết sức khó khăn, bị động cho các doanh nghiệp, gây sự bị động trầm trọng trong sự phát triển ngành chế biến gỗ. Như Malaysia từ giữa năm 2005 quyết định ngừng xuất khẩu gỗ xẻ khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam lao đao về nguyên liệu đầu vào. Một quốc gia xuất khẩu lượng nguyên liệu gỗ khá lớn cho Việt Nam là Campuchia cũng đã và đang hạn chế dần XK gỗ tròn. (Do giữa năm 2006 xảy ra một loạt thiên tai như cháy rừng, động đất, sóng thần, lũ lụt nên chính phủ các nước cấm xuất khẩu gỗ nguyên liệu). Không ít DN phải mua gỗ NK qua nhiều khâu trung gian đã làm tăng giá thành sản phẩm. Những yếu tố này khiến cho đồ gỗ Việt Nam trở nên khó cạnh tranh hơn so với sản phẩm đồ gỗ của một số nước mà họ sẵn có nguồn nguyên liệu như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia...Sự bất ổn về nguồn nhập khẩu nguyên liệu gỗ, phục vụ cho sản xuất cũng ảnh hưởng đến cách chính sách của các nước xuất khẩu của chúng ta.
Cùng với nguyên liệu chế biến, nguồn nhân lực cũng là nhân tố quan trọng trong phát triển chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam. Do quy mô sản xuất tăng đột biến, ngành chế biến gỗ xuất khẩu thu hút 170 nghìn lao động, chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo. Cho đến nay, tại vùng kinh tế trọng điểm phía nam - nơi tập trung nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ nhất nước cũng chưa có một trường đào tạo công nhân chế biến gỗ nào. cả nước lại chỉ có 5 trường dạy nghề có liên quan tới gỗ, trong đó có tới 4 trường là đào tạo công nhân trồng rừng, khai thác gỗ từ rừng, chỉ duy nhất 1 trường ở tỉnh Hà Nam dạy nghề chế biến gỗ nhưng lại chế biến gỗ mỹ nghệ, chạm khắc. Điều này cho thấy công nhân chế biến gỗ xuất khẩu hiện nay gần như chỉ được đào tạo ngay chính trong nhà máy của mình chứ không có trường đào tạo ban đầu. Nhiều doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp lớn vẫn năng chạy theo gia công, chưa chú ý đến việc đào tạo công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, thiếu các nhà thiết kế các sản phẩm gỗ mang bản sắc Việt Nam nhưng có tính công nghiệp cao. Mặc dù trình độ tay nghề công nhân được đánh giá là khá tốt, cần cù sáng tạo và tài hoa nhưng vẫn chưa đồng đều, năng suất lao động chưa cao, trong khi những đơn đặt hàng từ phía Hoa Kỳ vừa lớn lại vừa đòi hỏi cao về mặt thời gian. Như vậy có thể thấy, ngành đang thiếu hụt nghiêm trọng công nhân kỹ thuật, cán bộ quản lý, tiếp thị, thị trường. Hơn nữa, do giá nhân công rẻ, chưa thỏa đáng, nên chưa phát huy được tối đa tiềm năng con người trong quá trình sản xuất.
3.1.3. Vấn đề thương hiệu cho xuất khẩu của các sản phẩm gỗ Việt Nam:
Mặc dù đồ gỗ Việt Nam đã được xuất khẩu đến khoảng 120 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, nhưng hầu hết phải thông qua các doanh nghiệp nước ngoài. Các nhà nhập khẩu nước ngoài sẵn sàng tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam quảng bá thương hiệu, nhưng cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam thiếu sự “bắt tay nhau” nên hầu như không thực hiện được hoạt động này. Chính vì thế, trong số hơn 1.200 doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ, chưa chọn được nhãn hàng đại diện để quảng bá thương hiệu đồ gỗ Việt Nam. Như vậy, các doanh nghiệp trong nước phải chịu thiệt thòi, trong khi doanh nghiệp nước ngoài được hưởng lợi lớn. Vẫn biết xây dựng một thương hiệu và nuôi nó sống là một quá trình không đơn giản cần cả sức người và tốn nhiều chi phí, nhưng xét về lâu dài nó sẽ mang lại nhiều cơ hội hơn cho việc nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường Hoa Kỳ. Thực tế trên thị trường cho thấy: người ta chấp nhận mua mặt hàng có thương hiệu đắt hơn khoảng từ 2- 5% so với mặt hàng “trôi nổi” trên thị trường. Không có thương hiệu tốt, chúng ta sẽ mất cơ hội xuất khẩu trong khi 90% doanh nghiệp trong nước đang tập trung vào hướng này để thu ngoại tệ. Đồng thời khi nhu cầu của thị trường nội địa ngày càng đi lên, không có sản phẩm chất lượng cao, chúng ta sẽ chật vật ngay trên sân nhà, chứ chưa nói tới thị trường thế giới. Như thế để cho thấy, doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng hết tiềm năng sẵn có để đối đầu với những doanh nghiệp nước ngoài.
Cũng có nhiều ý kiến từ phía các doanh nghiệp gỗ - mỹ nghệ cho rằng: “Vì đặc thù của mặt hàng này là gia công cho đối tác nước ngoài nên vấn đề xây dựng thương hiệu cũng không cần thiết lắm”. Phần lớn các doanh nghiệp hiện nay mang suy nghĩ xây dựng thương hiệu chỉ là việc tạo ra một tên gọi, một biểu tượng, một hình ảnh nào cho sản phẩm của mình. Trong khi ta nghĩ thương hiệu chỉ là cái tên và biểu tượng để nhận biết sản phẩm mà không biết rằng thị trường Hoa Kỳ luôn coi trọng yếu tố thương hiệu của một sản phẩm ,đó không chỉ là dấu hiệu nhận biết mà đó là sự khẳng định của một sản phẩm, một doanh nghiệp, một quốc gia đối với người tiêu dùng và quan tọng hơn đó là vấn đề thuộc về sở hữh trí tuệ- điều mà không thể làm ngơ ở thị trường Hoa Kỳ. Giá trị vô hình của thương hiệu mang lại cho sản phẩm, doanh nghiệp, đất nước doanh nghiệp chưa nhìn thấy. Hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam còn trẻ, tiềm lực chưa mạnh, chưa có khả năng để xây dựng thương hiệu mạnh cũng như tiến hành hoạt động marketing mang tính quy môTrong bối cảnh nền kinh tế đang sôi động như hiện nay, trên thị trường Hoa Kỳ, các sản phẩm của chúng ta lại vẫn chưa được biết đến với một thương hiệu có uy tín, vì trước nay các sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là làm gia công cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ, tức là nhận theo đơn đặt hàng của phía đối tác Hoa Kỳ, các sản phẩm khác không phải là làm gia công thì thường vẫn qua trung gian là doanh nghiệp Hoa Kỳ để đưa sản phẩm vào thị trường. Vì vậy việc chủ động trong hoạt động kinh doanh còn yếu, chưa hoạch định được những chiến lược lâu dài.
3.1.4. Vấn đề liên kết giữa các nhà sản xuất và kênh phân phối: Vấn đề về chất lượng, số lượng sản phẩm và giá hàng xuất khẩu:
Tính liên kết giữa các doanh nghiệp trong việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu chưa cao. Phần lớn các DN chế biến sản phẩm gỗ XK là cơ sở sản xuất nhỏ, vốn đầu tư ít, công nghệ chế biến còn lạc hậu, manh mún, thiếu đầu tư cho sản xuất từ mẫu mã đến chất lượng. Ngoài ra, các DN ngành gỗ cũng chưa biết liên kết lại khi chưa đủ mạnh, hoặc đã mạnh thì mạnh hơn để có thể đủ sức cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài Kinh nghiệm từ các nước có thế mạnh về xuất khẩu đồ gỗ cho thấy, chỉ khi các doanh nghiệp trong cùng ngành có sự liên kết để sản xuất thì mới tạo nên sức mạnh, tăng khả năng xuất khẩu. Bằng không, doanh nghiệp nào đứng ngoài sẽ bị đào thải.
Doanh nghiệp VN thường có nhược điểm rất nguy hiểm là hay hạ giá thành để giành khách hàng lẫn nhau Đối với lĩnh vực gỗ - mỹ nghệ càng đối kỵ xảy ra việc tương tự này, bởi một cá nhân rất khó cạnh tranh trên thương trường đầy khắt nghiệt như hiện nay. Đa số doanh nghiệp chúng ta là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên có những đơn đặt hàng một doanh nghiệp không kham nổi mà phải cần sự hỗ trợ từ những doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực mới đảm bảo tiến độ giao hàng. Điều này kéo theo vấn đề lớn của các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ là không đáp ứng được những đơn đặt hàng lớn,họ đã phải từ chối nhiều đơn đặt hàng, vì không đủ khả năng đáp ứng được số lượng, nhưng cũng không liên kết với các doanh nghiệp khác để cùng chia sẻ đơn hàng. Các doanh nghiệp không tin tưởng các doanh nghiệp khác, nếu liên kết doanh nghiệp kia không làm đúng mẫu mã và chất lượng như mình thì sẽ mất khách. Thậm chí, có doanh nghiệp sợ cả việc liên kết với chính những doanh nhân là anh em ruột họ. Đó là một yếu kém của doanh nghiệp. Có doanh nghiệp nhận hợp đồng lớn và tự mình xoay xở cho đến khi nhận ra không thể kham nổi mới bổ nhào đi tìm đơn vị liên kết, khi ấy thì quá muộn.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam với vốn đầu tư ít không thể đầu tư cho một hệ thống phân phối riêng và gặp khó khăn trong tiếp cận các nhà phân phối lớn, chưa có sự liên kết chuỗi để tạo nên một hệ thống, nhằm tạo một kênh phân phối bền vững, bởi ở thị trường Hoa Kỳ các doanh nghiệp có doanh thu hàng năm thấp hơn 100 triệu USD rất khó tiếp cận các tập đoàn lớn.
Chính việc thiếu liên kết cũng ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh với các nước khác của sản phẩm đồ gỗ, nhất là với Trung Quốc về giá cả và kiểu dáng. Ở trong nước, các doanh nghiệp chế biến gỗ đang phải đối mặt với chi phí sản xuất tăng. Trong khi đó, giá đồ gỗ xuất khẩu trên thị trường thế giới tăng rất ít, chưa kể nhiều mặt hàng phải giảm giá do cạnh tranh trong xuất khẩu với các quốc gia có nền công nghiệp gỗ phát triển như Trung Quốc, Italia. Từ khi Mỹ đánh thuế chống bán phá giá cao, một số doanh nghiệp sản xuất chế biến đồ gỗ Trung Quốc bắt đầu đầu tư mạnh sang sản xuất tại Việt Nam để tránh hàng rào thuế nhập khẩu cao của Mỹ. Điều này vô tình đã đẩy các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ Việt Nam thêm những đối thủ ngay tại sân nhà, nhưng điều đáng lo ngại hơn cả là các doanh nghiệp Trung Quốc đã biết tận dụng nhân công Việt Nam, biết khai thác bàn tay tài hoa của người thợ. Đặc biệt, họ có những công nghệ sản xuất hiện đại hơn các doanh nghiệp Việt Nam rất nhiều.
Có nhiều ý kiến cho rằng, tuy sản phẩm gỗ của Việt Nam đã chinh phục được không ít thị trường lớn trên thế giới nhưng chất lượng, mẫu mã hàng hóa vẫn chưa đạt được tiêu chuẩn “chất lượng cao”. Thứ nhất là do từ trước đến nay đa phần các doanh nghiệp đều làm theo đơn đặt hàng mà chưa có nhiều mẫu mã sản phẩm của riêng công ty để chào bán với khách hàng, theo thống kê của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam thì có đến 90% mẫu hàng sản xuất để xuất khẩu vào thị trường này là do các bên đối tác Hoa Kỳ cung cấp. Thứ hai là do yêu cầu của phía đối tác thường đặt ra rất cao về chất lượng sản phẩm, nhất là về nguồn gốc, độ an toàn và thân thiện với môi trường của sản phẩm, đòi hỏi các sản phẩm được làm từ gỗ có chứng chỉ của một tổ chức như Hội đồng các nhà quản lý rừng (FSC), trong khi ở Việt Nam thì chưa hề có hệ thống chứng chỉ thích hợp, còn về phía các doanh nghiệp lại không chủ động về mặt nguyên liệu cũng như chưa có sự đánh giá chuyên nghiệp.
VFTN là tổ chức thuộc Qũy bảo vệ động vật hoang dã (WWF). VFTN có mặt ở Việt Nam năm 2005 nhằm khuyến khích các doanh nghiệp trong ngành chế biến gỗ Việt Nam tham gia với mong muốn hình thành môi trường bền vững và qui trình khai thác, sử dụng gỗ có nguồn gốc và có chứng chỉ. Bốn công ty đầu tiên bao gồm ba công ty trong nước và một công ty nước ngoài đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức này.
Theo Hội đồng quản trị rừng quốc tế, hiện nay đã có trên 3.000 đơn vị, tổ chức có chứng chỉ FSC bao gồm công ty chế biến, chủ rừng, doanh nghiệp thương mại... Trong số này 84 doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam có chứng chỉ FSC trong tổng số hơn 1.200 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Cũng theo hội đồng này, khảo sát trên 250 công ty có chứng chỉ trên thế giới cho thấy nhờ có FSC mà doanh thu của các công ty gia tăng đáng kể và tính chung cả thị trường gỗ thế giới tăng thêm 5 tỷ USD trong năm qua. Dĩ nhiên, nước ta trong cơ chế thị trường và kinh tế toàn cầu rất cần xuất khẩu nếu không sớm hiểu biết và vận dụng LCA, ISO 14000 sẽ gây bất lợi cho chính chúng ta.
Tuy nhiên, trên 80%-85% nguyên liệu gỗ cho các nhà máy chế biến ở Việt Nam do các công ty nước ngoài cung cấp, do đó có được nguồn cung cấp gỗ ổn định là điều doanh nghiệp trong nước quan tâm hơn cả. Có hay không có chứng chỉ FSC chưa thực sự thu hút sự quan tâm của hầu hết các doanh nghiệp trong ngành chế biến này.
Hơn nữa, Việt Nam mới chỉ đang xây dựng chứng chỉ FSC đến cuối năm 2008 đầu năm 2009 mới có cấp chứng chỉ của Việt Nam. Trong thời gian chờ đợi, để các sản phẩm gỗ Việt Nam đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế, Việt Nam đã phải thuê các tổ chức của Ma-lai-xi-a cấp chứng chỉ cho các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu Việt Nam. Đây cũng là điều bất cập làm cho các doanh nghiệp cũng như chính phủ không thể chủ động trong đánh gía chất lượng sản phẩm.
3.1.5. Sự hỗ trợ cho các doanh nghiệp còn hạn chế:
- Công tác xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường còn thấp, kém hiệu quả, hệ thống phân phối còn chưa đồng bộ.
Có thể thấy vai trò của của các hiệp hội, tổ chức hỗ trợ cho các doanh nghiệp là rất mờ nhạt. Lẽ ra, nó phải là cầu nối tăng cường liên kết và điều tiết để làm tăng sức mạnh của ngành đồ gỗ Việt Nam, có vai trò cung cấp thông tin rất lớn trong việc thâm nhập thị trường, tìm hiểu đối tác, các kênh phân phốiSong những hoạt động của các tổ chức này lại chưa có ảnh hưởng tích cực đến các doanh nghiệp.
- Các hỗ trợ trong việc sản xuất cũng chưa đầy đủ: trên thương trường quốc tế, hay thậm chí ngay tại Việt Nam cũng chưa có các cảng gỗ, chợ gỗ, các nhà máy chuyên xẻ gỗ, cung cấp cho các nhà máy chế biến, chưa có trung tâm nguyên phụ liệu cung ứng các sản phẩm gỗ để các nhà sản xuất yên tâm làm ăn. Các chính sách hỗ trợ về tài chính đối với ngành chế biến xuất khẩu sản phẩm gỗ chưa thật sự hiệu quả. Cụ thể là các chính sách ưu đãi tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO; chính sách hỗ trợ cước vận tải nội địa và quốc tế chưa có văn bản pháp quy rõ ràng và hệ thống.
- Thủ tục hành chính trong xuất nhập khẩu: Ở một số địa phương thủ tục hải quan còn chậm và kéo dài từ khai báo, kiểm hóa đến chứng nhận thực xuất, hoàn thuế giá trị gia tăng, vừa làm tăng chi phí, thậm chí làm đổ vỡ kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp, thâm hụt vốn kinh doanh. Thủ tục đóng dấu búa vào gỗ nhập khẩu cũng gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu.
3.1.6. Các chính sách bảo hộ về thương hiệu, mẫu mã sản phẩm Việt Nam:
Doanh nghiệp khi vào thị trường Hoa Kỳ cần phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và phải am hiểu Luật Sáng chế Mỹ. Các doanh nghiệp phải chú ý tới thủ tục tranh tục trước toà khi bị xâm phạm nhãn hiệu đã được đăng ký tại nước sở tại. Đối với thị trường Hoa Kỳ, nơi đã nổi tiếng với rất nhiều vụ kiện, việc bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài là một vấn đề cần được doanh nghiệp đặc biệt chú ý. Thực tế là các doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm đến việc đăng kí bảo hộ nhãn hiệu của mình, điều này cũng là dễ hiểu khi họ còn chưa có chính sách xây dựng thương hiệu riêng. Điều này cũng thể hiện bất cập chung của ngành đồ gỗ là chưa có chiến lược lâu dài, và nếu bị kiện vi phạm thương hiệu, quyền sáng chế cũng như nếu bị ăn cắp mẫu mã, kiểu dáng thì doanh nghiệp Việt Nam sẽ luôn là phía yếu thế hơn.
3.1.7. Nguy cơ chống bán phá giá tiềm ẩn:
Hiện có ba mã hàng trong diện có nguy cơ cao, có thể nằm trong tầm ngắm của kiện chống bán phá giá. Theo Vụ Chính sách thị trường châu Mỹ (Bộ Công Thương), đó là đồ gỗ nội thất dùng trong phòng ngủ (không kể ghế) chiếm 14,66% thị phần loại sản phẩm này tại Mỹ (mã hàng 940350), các loại ghế khung gỗ không bọc chiếm 5,54% thị phần (mã hàng 940169) và vài loại khác chiếm 3,71% (mã hàng 940360); trong đó, đồ gỗ nội thất phòng ngủ, các loại ghế khung gỗ không bọc có nguy cơ cao nhất.
Có bốn lí do rất rõ ràng cho thấy nguy cơ này đối với sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam, đó là:
Thứ nhất, kim ngạch về đồ gỗ của chúng ta đang ở tốc độ phát triển cao nhất so với các ngành khác trong cả nước.
Thứ hai, xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào Hoa Kỳ luôn có tốc độ tăng trưởng “nóng” nên phía Hoa Kỳ có thể dựa vào để thêm những lý do áp mức thuế chống bán phá giá với mặt hàng này.
Thứ ba, các nhà sản xuất đồ gỗ từ Hoa Kỳ, châu Âu, Trung Quốc vẫn tiếp tục xu hướng chuyển dịch về Việt Nam nhằm nâng cao sức cạnh tranh do Việt Nam có nhiều lợi thế như giá nhân công thấp, chính trị ổn định và thuế xuất nhập khẩu đồ gỗ của ta vào Hoa Kỳ còn thấp. Điều này đã làm kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam tiếp tục tăng cao.
Thứ tư, hiện tại đồ gỗ của chúng ta xuất khẩu vào Hoa Kỳ chỉ đứng sau Trung Quốc, trong khi từ 1/5/2004, Chính phủ Hoa Kỳ đã chính thức đánh thuế chống bán phá giá rất cao đối với sản phẩm đồ gỗ nội thất phòng ngủ của Trung Quốc.
Với những lý do trên, chúng ta không thể không tính đến khả năng có thể bị kiện chống bán phá giá. Do vậy, việc tìm các giải pháp tháo gỡ và chuẩn bị tốt để đối phó là không thừa nếu như chúng ta muốn tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này vào Hoa Kỳ .
3.2. Định hướng xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Hoa Kỳ:
Định hướng phát triển thị trường đồ gỗ của Việt Nam trong những năm tới là ngoài việc duy trì và phát triển các thị trường truyền thống (cả thị trường trung chuyển và thị trường người tiêu dùng trực tiếp) để thông qua đó uy tín và chất lượng của sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam tiếp cận nhanh hơn tới người tiêu dùng, ngành gỗ Việt Nam sẽ tập trung phát triển mạnh một số thị trường mục tiêu, có nền kinh tế phát triển ổn định, sức mua ổn định và nhu cầu liên tục tăng, các thể chế về kinh doanh, thương mại hoàn thiện, hệ thống phân phối rộng khắp và năng động, bao gồm: EU, Mỹ, Nhật Bản và Cộng hòa liên bang Nga.
Theo chiến lược phát triển ngành gỗ đang được xây dựng, trong giai đoạn 2005-2010 đồ gỗ nội thất và ngoại thất chiếm tỷ trọng cao trong các mặt hàng gỗ xuất khẩu và đến giai đoạn 2010-2020 ván nhân tạo sẽ là mặt hàng xuất khẩu chủ lực. sản lượng xuất khẩu sang thị trường Mỹ dự kiến tăng khoảng 1,3 tỷ USD chủ yếu là đồ nội thất (năm 2007 là 1,1 tỷ USD)
Khách hàng chủ đạo đối với các sản phẩm gỗ Việt Nam được xác định là các nhà nhập khẩu và các nhà phân phối. Thực tế năng lực tài chính tiếp thị, nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu, nên nếu trực tiếp thiết lập các kênh phân phối, mạng lưới tiêu thụ và nghiên cứu nhu cầu phát triển của thị trường sẽ thực sự rất khó khăn đối với mỗi doanh nghiệp. Việc sử dụng những kênh phân phối hiện có và khả năng phát triển thị trường của các nhà phân phối và nhập khẩu tại các thị trường lớn là giải pháp hữu hiệu nhất để tăng sản lượng thâm nhập thị trường đồng thời tiết kiệm chi phí cho công tác tiếp thị.
Khắc phục ngay “căn bệnh” thiếu nguyên liệu. Như đã phân tích ở trên, vì đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến sức cạnh tranh của sản phẩm gỗ nội thẩt của Việt Nam trong những năm qua nên trong thời gian tới chúng ta cần nhanh chóng khắc phục tình trạng này. Các doanh nghiệp ngoài việc tiếp tục duy trì mối quan hệ với các đầu mối cung ứng gỗ thường xuyên cho Việt Nam thì còn phải mở rộng ra các thị trường tiềm năng như Canada để chủ động hơn trong nguyên liệu đầu vào và để có mức giá ổn định cho cả năm. Bên cạnh đó, việc phát triển các chợ nguyên liệu ở ba vùng miền trên địa bàn cả nước cũng cần phải nhanh chóng được triển khai nhằm giúp các doanh nghiệp có nơi mua, bán, trao đổi thông tin về giá cả và thị hiếu tiêu dùng trên thế giới.
Song song với các hoạt động đó, Việt Nam cần phát triển mạnh công nghiệp chế biến gỗ theo ba hướng. Thứ nhất là cơ cấu lại ngành chế biến gỗ, tập trung phát triển những mặt hàng trọng điểm. Theo nhận định của hiệp hội, trong tương lai nhu cầu ván nhân tạo là rất lớn. Sản xuất mặt hàng này giúp chúng ta tận dụng được nguồn nguyên liệu rừng trồng, khuyến khích người dân trồng rừng. Muốn thế phải quy hoạch lại cả hệ thống trồng rừng và chế biến gỗ trên toàn quốc; thứ hai là phải xây dựng chiến lược mặt hàng trong 5 năm trở lên, ví như 2006-2010 đồ gỗ nội thất và đồ gỗ ngoại thất chiếm tỉ trọng lớn trong các mặt hàng xuất khẩu chủ đạo nhưng giai đoạn 2010-2020 thì ván nhân tạo lại là mặt hàng xuất khẩu chủ đạo; thứ ba là phải xã hội hóa đầu tư vào ngành chế biến gỗ.
Đa dạng hóa thị trường cũng là một định hướng phát triển trong thời gian tới. Ngoài 120 thị trường sẵn có, các doanh nghiệp cầm phải khai thác tốt hơn nữa các thị trường như Mỹ, Nhật, Đứcđồng thời phải mở rộng ra những thị trường tiềm năng như Canada, Nga và các nước Đông Âu. Canada không chỉ có thế mạnh về cung cấp nguyên liệu mà năng lực tiêu thụ đồ gỗ nội thất hàng năm là rất lớn. Nếu các doanh nghiệp biết liên kết để làm ( các đối tác từ Canada vừa cung cấp nguyên liệu, vừa là đầu mối phân phối thành phẩm) thì việc sản xuất gỗ trong nước sẽ rất có lợi. Tương tự, Nga cũng là một trong những thị trường có nguồn nguyên liệu rất dồi dào. Nam Phi cũng là thị trường gỗ nguyên liệu rất tiềm năng mà ta có thể khai thác rất tốt Các doanh nghiệp cũng cần chú trọng liên kết để có đầu vào ổn định, từ đó xuất khẩu ngược lại thành phẩm vào thị trường này. Việc mở rộng, đa dạng hóa thị trường còn tránh được nhiều vấn đề, bất trắc có thể xảy ra nhưng không làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của ngành.
Trong thời gian tới cần phải xây dựng được mối liên kết chuỗi giữa các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu. Theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân chính khiến khá nhiều lô hàng đồ gỗ nội thất của ta bị trả lại từ nhiều nước trong những năm qua là do khâu tìm hiểu thị hiếu, đàm phán của các doanh nghiệp chưa chuyên nghiệp.
Song song với việc mở rộng thị trường , tự bản thân các doanh nghiệp cũng phải không ngừng nâng cao năng lực sản xuất hàng xuất khẩu, đầu tư máy móc thiết bị, hiên đại hóa sản xuất vì có khá nhiều đơn đặt hàng đến với các doanh nghiệp nhưng rất đáng tiếc ngay cả các “đại gia” cũng phải từ chối do không đáp ứng được số lượng các đơn hàng.
Cũng có không ít các doanh nghiệp lận đận, thậm chí đứng bên bờ vực phá sản vì các lô hàng liên tục mắc lỗi. Để cùng nhau phát triển, các doanh nghiệp trong ngành chế biến gỗ đang hướng đến sự liên kết sản xuất theo chuỗi, tức là mỗi doanh nghiệp sẽ làm một khâu để hoàn chỉnh sản phẩm. Kinh nghiệm từ các nước có thế mạnh trong xuất khẩu đồ gỗ cho thấy chỉ khi các doanh nghiệp trong cùng một ngành có sự liên kết để sản xuất thì mới tập trung sức mạnh, tăng khả năng xuất khẩu.
Phát triển ngành chế biến gỗ theo hướng công nghiệp hóa và bảo vệ môi trường, không ngừng tăng mức sử dụng nguyên liệu gỗ trong nước (gỗ rừng trồng, ván nhân tạo), gắn sản xuất với thị trường, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh cao, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất chế biến gỗ, nhất là hàng gỗ xuất khẩu.
3.3. Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ:
3. 3.1. Về phía Chính Phủ:
-Nhà nước và cơ quan ban ngành trung ương nên có những chính sách đầu tư và phát triển ngành trông rừng. Đây là một giải pháp rất quan trọng duy trì sự sống còn và phát triển của ngành sản xuất sản phẩm gỗ tại Việt Nam. Có trồng rừng chúng ta sẽ chủ động về nguồn nguyên liệu và chủ động trong việc sản xuất ngành gỗ. Song song đó sự ổn định nguồn nguyên liệu trong nước tạo nên giá cả rẻ hơn nhập khẩu, giá thành sản phẩm xuất khẩu sẽ có nhiều cơ hội cạnh tranh với các nước trong khu vực. Việc phát triển ngành trông rừng cũng kéo theo nhiều thuận lợi cho ngành du lịch, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao sức khỏe cộng đồng và phần nào khắc phục thiên tai, thêm vào đó là tạo được việc làm cho dân Việt Nam.
Nên tổ chức hội nghị chuyên đề về các kế hoạch, chiến lược đầu tư và phát triển trồng rừng tại Việt Nam, từ các đóng góp đề xuất, kiến nghị của các thành viên, sẽ tổng hợp và tham mưu cho Chính Phủ ban hành các chính sách phát triển trồng rừng và sớm triển khai thực hiện.
Để kế hoạch trồng rừn được thành công nên có kế hoạch, quy hoạch khu vực trồng rừng rõ rang, nên giao trách nhiệm cho các Doanh nghiệp ngành đồ gỗ đảm trách, hỗ trợ họ về vốn đầu tư, về diện tích đất đai trồng trọt. Chắc chắn việc đầu tư trồng rừng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế nhiều hơn trồng lúa tại miền Trung.
-Nhà nước cần tổ chức tuần lễ hội chợ triển lãm ngành gỗ tại Việt Nam. Thực tế chúng t cũng tổ chức các hội chợ triển lãm đồ gỗ nhưng chưa thật sự thuyết phục, chưa gây ấn tượng sâu sắc với doanh nghiệp nước ngoài, bởi lẽ chúng ta chưa tập trung và tận dụng ,kết hợp sức mạnh các ngành thương mại, du lịch, văn hóa truyền thống để có thể tạo nên ngày hội, một lễ hội truyền thống đầy ấn tượng và sâu sắc, bạn bè nước ngoài chứng kiến các sự kiện này giúp họ hiểu rõ hơn về văn hóa truyền thống của Việt Nam qua đó chúng ta cũng sẽ gặt hái được nhiều thắng lợi trong việc kinh doanh giao dịch thương mại với thế giới
-Chính phủ nên có những chính sách, hoạch định đầu tư và phát triển cho các ngành phụ trợ cho ngành gỗ: cần có những nhà máy cơ khí chế tạo vật tư, Hardware chất lượng, mẫu mã phong phú, cần có sự phát triển đồng bộ các nhà máy chế biến hóa chất phục vụ ngành gỗ đủ cung cấp hóa chất đạt tieu chuẩn chất lượng , giá cả hợp lý và các nghề nên phát triển đồng bộ.
-Chính phủ cần có hướng cải cách, đào tạo công nhân lành nghề cho ngành gỗ. Ngày nay quá trình đào tạo của các trường còn mang tính lạc hậu, các loại máy thủ công, dẫn đến học viên ra trường thử tay nghề thì không thể sản xuất được do máy móc tôi tân hiện đại, phía phạm những năm tháng học và đào tạo, đào tạo xa ròi thực tế, buộc các doanh nghiệp phải đào tạo lại mới sử dụng được gây tốn kém chi phí. Vì vậy chiến lược cải cách đầu tư vào đào tạo ,hướng dẫn k thuật dạy nghề tại các trường học là rất cần thiết góp phần rất lớn cho sự phát triển của ngành đồ gỗ.
-Chính phủ cần có những chính sách bảo hiểm xã hội linh hoạt hơn , nên có chế đô trợ cấp ngừng việc cho người lao động . Ngành gỗ là một trong những ngành lao động có tính chất vụ mùa, trong năm có ít nhất 1 đến 2 tháng ngừng hoạt động, do ảnh hưởng từ các tháng hè từ nước ngoài .Vì vậy các Doanh nghiệp đều phải lo lắng , chi trả các khoản trợ cấp ngừng việc cho nguwoif lao động. Đồng thời nên có những chính sách hỗ trợ nhà ở cho người lao động, chẳng hạn như hỗ trợ đất đai, bán giá rẻ cho Doanh nghiệp, từ đó xây nhà tập thể cho người lao động.
-Nhà nước cần đầu tư mạnh cơ sở hạ tầng và dịch vụ khuyến lâm ở các vùng sâu vùng sa nhưng giàu tài nguyên rừng để tạo môi trường thuận lợi thu hút vốn đầu tư cảu các doanh nghiệp tư nhân và vốn nước ngoài (ODA,FDI) trong việc phát triển công nghiệp chế biến gỗ ở các vùng này.
-Chính phủ cần có cải cách thay đổi trong thủ tục hành chính trong việc xét duyệt và công nhận mẫu mã sản phẩm và tên tuổi thương hiệu của các doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho họ trong các công tác đăng ký và công nhận mẫu mã sản phẩm. Nên tổ chức bộ máy hoàn thiện, đảm bảo nhân lực đủ điều kiện, đủ năng lực am hiểu pháp luật quốc tế, để mạnh dnaj bảo vệ quyền lợi người Việt Nam dễ dàng thắng kiện trong các trường hợp bị nước khác xâm phạm về nẫu mã, thuong hiệu đông thời thiết lập các hệ thống pháp lện, xử lý nghiêm minh về các trường hợp vi phạm tính độc quyền mẫu mã của các Doanh nghiệp.
-Cần đàu tư các chương tình phần mềm, hệ thống mới để các công ty quản lý vừa kiềm soát tài chính, thủ tục XNK của các Doanh nghiệp qua hệ thống mạng điện tử, năm bắt vận dụng các công cụ quản lý hiện đại cải cách các lề lối làm việc mang tinh giấy tờ, hành chính rườm rà kém khoa học, tạo điều kiện thuần lợi cho Doanh nghiệp trong tanh khoản giấy tờ hải quan, giả quyết thuế giá trị gia tăng, nhận lại nguồn vốn nhanh chóng để tái tạo sản xuất. Sự cải cách này đồng thời giúp cho nhà nước bớt được các chi phí vận hành bộ máy cồng kềnh, thể hiện được tính công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
-Chính phủ cần có những biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp như cung cấp thong tin về thị trường nước ngoài, tổ chức các triển lãm ở nước ngoài để quảng bá hình ảnh thương hiệu gỗ Việt, tổ chức các đợt doanh nghiệp đi kèm các nhà lãnh đạo đi ngoại giao ở nước ngoài góp phần mở rộng thị trường, tao nên quan hệ làm ăn mới cho các doanh nghiệp.
-Nâng cao vai trò của Hiệp hội Gỗ Việt Nam, xác định rõ quyền hạn và chức năng của tổ chức này là cơ quan ngôn luận, đại diện chính thức của các Doanh nghiệp của đất nước kết hợp với các cơ quan chức năng của Chính phủ vạch ra những chiến lược phát triển kịp thời và đúng đắn đi kịp vơi tốc độ phát triển của toàn cầu, của đất nước, là chỗ dựa vững chắc cho Doanh nghiệp giải quyết những khó khăn vướng mắc gặp phải trong quá trình sản xuất kinh doanh.
3.3.2. Về phía doanh nghiệp:
- Cần tính toán thận trọng trước khi quyết định đầu tư khi nguồn vốn và năng lực tài chính còn yếu, tránh ỷ lại vào việc hỗ trợ của nhà nước.
-Chú trọng nâng cao chất lượng lập báo cáo nghiên cứu khả thi, số liệu cần phải có độ tin cậy cao, đặc biệt cần nghiên cứu kĩ thị trường, gắn đầu tư với thị trường tiêu thụ. Tránh phụ thuộc vào nhà cung cấp thiết bị cả đầu vào và ra. Cần quan tâm đổi mới trang thiết bị máy móc, chất ượng sản phẩm để đạt tiêu chuẩn xuất sang các thị trường như EU và Mỹ, đặc biệt những tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường, lao động
-Tích cực xây dựng thương hiệu, chủ động trong việc tìm kiếm hợp đồng thương mại quảng bá hình ảnh công ty mình với bạn bè quốc tế. Doanh nghiệp trước hết phải nâng cao tính cộng đồng , chủ động tự tin đề cao hơn nữa tiếng nói chung của hàng Việt Nam trên thương trường quốc tế, khi tham gia hội trợ triển lãm nước ngoài cần có sự tập trung để san sẻ chi phí, kinh nghiệm, quan trọng là đối sách cạnh tranh, loại bỏ nguy cơ giành giật khách hàng, phá giá, cạnh tranh không lành mạnh và nên tạp trung đầu mối tổ chức.
Việc nghiên cứu áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000 sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động sản xuất và kinh doanh đạt được các yêu cầu:
+ Bền vững về kinh tế;
+ Bền vững về xã hội;
+ Bền vững về chất lượng;
+ Bền vững về tài nguyên thiên nhiên.
-Nâng cao trình độ đổi ngũ quản lý, trang bị đầy đủ kiến thức luật phạm để có đủ khả năng giải quyết những phát sinh trong quá trình kinh doanh giao dịch thương mại, nhạy bén với thời cuộc nắm bắt cơ hội làm ăn trong điều kiện kinh tế toàn cầu hội nhập ngày càng sâu và rộng. Đào tạo đội ngũ thiết kế, marketing sản phẩm để tự xây dưng hình ảnh của sản phẩm công ty, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo nâng cao tay nghề cho lao động, thích ứng với sự thay đổi công nghệ sản xuất ngày càng hiện đại, đảm bảo đời song công nhân để họ yên tâm tập trung vào sản xuất, gắn bó với công ty tránh tình trạng chảy máu chất xám những cộng nhân có tay nghề cao.
Doanh nghiệp gỗ Việt Nam cần tiếp cận với các nhà phân phối đồ gỗ lớn của Mỹ như Tập đoàn Pirer 1 Import - tập đoàn có hàng ngàn cửa hàng chuyên bán đồ gỗ, mây tre đan và đồ dùng gia đình khắp nước Mỹ - để xây dựng kênh phân phối hàng hóa. Hàng năm, các doanh nghiệp nên tập hợp lại, tổ chức đoàn sang dự Hội chợ đồ gỗ lớn của Mỹ ở High Point - North Carolina vào tháng 4 và tháng 10. Khi tiếp cận với thị trường Mỹ, cần phải đi có hội, có đoàn để tạo lực và thế trong đàm phán. Bởi với thị trường Mỹ, doanh nghiệp có doanh số khoảng 100 triệu USD/tháng khó tiếp cận được với các tập đoàn lớn.
Nếu có thể, doanh nghiệp Việt Nam nên tận dụng Luật 9800 của Mỹ về chế biến sản phẩm từ gỗ. Theo luật này, nếu công ty Mỹ sử dụng nguyên liệu gỗ trong nước để chế biến ra sản phẩm đồ gỗ ở nước ngoài sẽ được giảm thuế nhập nguyên liệu khi xuất hàng trở về Mỹ.
Hiện có nhiều cửa hàng đồ gỗ của Việt kiều ở Mỹ nhưng lại bán hàng của Trung Quốc và các nước khác. Vì thế cần vận động, thuyết phục lực lượng này nhận thêm hàng Việt Nam về bày bán để dần hình thành mạng lưới bán lẻ hàng Việt Nam.
Đối với thị trường Mỹ
Giá cả vẫn không là yếu tố quan trọng nhất đối với nhà nhập khẩu Mỹ mà thời gian giao hàng và chất lượng sản phẩm vẫn là tiêu chí hàng đầu. Cũng như DN Việt Nam, nhà nhập khẩu Mỹ sẽ mất khách hàng nếu không giao hàng đúng hẹn và đúng chất lượng.
Đến nay, dù chưa thấy có dấu hiệu kiện chống bán phá giá sản phẩm gỗ Việt Nam ở Mỹ, song các nhà nhập khẩu Mỹ vẫn quan tâm đến tỷ lệ thị phần các chủng loại sản phẩm gỗ chế biến Việt Nam tại Mỹ. Hiện có ba mã hàng trong diện có nguy cơ cao, có thể nằm trong tầm ngắm của kiện chống bán phá giá trong đó, đồ gỗ nội thất phòng ngủ, các loại ghế khung gỗ không bọc có nguy cơ cao nhất. Do đó theo các chuyên gia, cách tốt nhất là DN nên tăng cường định hướng sản xuất và xúc tiến xuất khẩu những nhóm hàng vốn là thế mạnh nhưng kim ngạch và thị phần chưa lớn ở Mỹ như đồ gỗ nội thất dùng trong bếp, trong văn phòng, đồ gỗ nội thất kèm kim loại, đệm, đèn Để hạn chế rủi ro, ngay từ bây giờ các Doanh nghiệp cần tính đến việc ưu tiên nhập khẩu nguyên liệu từ các nước có nền kinh tế thị trường, đặc biệt là nhập nguyên liệu từ Mỹ dưới dạng mua, bán, gia công, nhập nguyên liệu bán thành phẩm để có thể có lợi thế khi chọn nước thay thế.
Ngoài ra, để xâm nhập thị trường Mỹ, sản phẩm gỗ Việt Nam có hai phương cách là bán trực tiếp cho nhà bán lẻ (như Haverygs, Pottery Barn, Crate and Barrel) hoặc qua các nhà nhập khẩu. Bán qua các nhà bán lẻ sẽ được giá cao vì không qua môi giới, nhưng số lượng đặt hàng ít và họ không biết nhiều về công nghệ chế biến nên không hỗ trợ được gì cho nhà sản xuất. Còn đối với các nhà nhập khẩu, do hầu hết đều có nhiều kinh nghiệm trong chế biến gỗ nên hiểu những khó khăn của nhà sản xuất, vì thế có thể giúp các nhà sản xuất cải tiến kỹ thuật, chất lượng và do có mạng lưới tiêu thụ rộng nên dễ dàng cung cấp cho nhà sản xuất thị hiếu của thị trường hoặc tiếp thị hiệu quả cho sản phẩm.
Khi có đơn hàng từ đối tác Mỹ, Doanh nghiệp cần có nguồn gỗ tốt, hợp lệ, ổn định đáp ứng đòi hỏi của khách hàng để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Hình ảnh nhà xưởng ngăn nắp, gọn sạch, đời sống công nhân tốt, thiết bị máy móc đồng bộ cũng là hình ảnh tốt, nói lên với đối tác sự ổn định sản xuất, đảm bảo tiến độ giao hàng. Nhà nhập khẩu Mỹ cũng lo sợ trước rủi ro của đối tác, vì rủi ro của đối tác cũng sẽ là rủi ro của họ. Khi giới thiệu hay trưng bày sản phẩm ở các hội chợ triển lãm không nên đưa ra sản phẩm có khuyết điểm dù nhỏ, nên chọn trưng bày sản phẩm hoàn hảo 100% để khẳng định chất lượng, tạo ấn tượng tốt ban đầu.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7329.doc