Đặc điểm trầm tích và sự phát triển của hệ
thống giồng cát huyện Cầu Ngang và Trà Cú đã
được xác định. Hệ thống giồng cát hình cánh cung
phân bố phổ biến ở khu vực nghiên cứu theo
hướng tây bắc - đông nam, địa hình cao, thành
phần chủ yếu là cát mịn hạt với diện tích khoảng
6.785 ha. Các loạt giồng cát chỉ thị vị trí, hình dạng
và thời gian thành tạo đường bờ biển cổ có tuổi từ
Hình 4. Thay đổi mực nước giồng cát
a. tuyến T1, b. tuyến T2, c. tuyến T3, d. tuyến T4138
1620 đến 770 Ntht trên cơ sở kết quả phân tích
tuổi OSL.
Tầng chứa nước trong giồng cát có dạng thấu
kính, được bổ cấp tự nhiên từ nguồn nước mưa nên
lượng nước thay đổi theo mùa trong năm. Thay đổi
mực nước khoảng 1,8-2,6m giữa mùa mưa và mùa
nắng. Nước trong giồng cát là nước ngọt thuộc loại
hình bicarbonat- chlorua- natri được người dân địa
phương sử dụng ăn uống và sinh hoạt. Vào mùa
nắng, khi khai thác một lượng lớn nước trong
giồng cát thì nước lợ bên dưới sẽ xâm nhập và
nhiễm mặn nước trong giồng cát.
Giồng cát ở khu vực ven biển là tài nguyên đặc
biệt cần được quản lý và bảo vệ, đặc biệt trong bối
cảnh biến đổi khí hậu, nguồn nước sinh hoạt vùng
ven biển ngày càng khó khăn. Khi giồng cát bị khai
thác và phá hủy, thể tích giồng cát bị giảm thì khả
năng chứa nước của giồng cát sẽ bị suy giảm làm
gia tăng nguy cơ nhiễm mặn nước trong giồng cát.
Đây là một phần kết quả nghiên cứu đề tài
VAST05.05/12-13, chúng tôi xin chân thành cảm
ơn Viện HLKHCN Việt Nam đã cấp kinh phí và
tạo điều kiện thuận lợi thực hiện nhiệm vụ này; đây
cũng là một phần kết quả đề tài mã số 105.01-
2012.24 Quỹ NAFOSTED; cảm ơn Cục Địa chất
Nhật Bản (AIST) giúp xác định tuổi nhiệt huỳnh
quang thạch anh (optically-stimulated luminescence)
OSL của trầm tích giồng cát.
8 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 561 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm trầm tích giồng cát huyện cầu ngang và trà cú tỉnh Trà Vinh và khả năng chứa nước ngọt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
131
36(2), 131-138 Tạp chí CÁC KHOA HỌC VỀ TRÁI ĐẤT 6-2014
ĐẶC ĐIỂM TRẦM TÍCH GIỒNG CÁT
HUYỆN CẦU NGANG VÀ TRÀ CÚ TỈNH TRÀ VINH
VÀ KHẢ NĂNG CHỨA NƯỚC NGỌT
NGUYỄN VĂN LẬP, TẠ THỊ KIM OANH
Email: nvlap@vast-hcm.ac.vn
Viện Địa lý Tài nguyên Tp. HCM , Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Ngày nhận bài: 17 - 12 - 2013
1. Mở đầu
Khu vực huyện Cầu Ngang và Trà Cú có vị trí
địa lý về phía nam tỉnh Trà Vinh và nằm giữa hai
sông Cổ Chiên và sông Hậu. Phía đông và nam
giáp huyện Duyên Hải, phía tây giáp sông Hậu,
phía bắc giáp huyện Châu Thành và Tiểu Cần
(hình 1). Tổng diện tích đất tự nhiên khu vực là
68.302,97 ha, dân số khoảng 310.000 người, trong
đó người dân tộc Khơ Me khoảng 35- 40% và canh
tác nông nghiệp là chủ yếu nên đời sống người dân
còn nhiều khó khăn. Quá trình thành tạo và phát
triển châu thổ sông Cửu Long trong thời Holocen
muộn đã hình thành khu vực Cầu Ngang và Trà Cú
có địa hình trũng, phẳng xen lẫn địa hình cao của
hệ thống giồng cát, chạy liên tục theo hình vòng
cung và song song với đường bờ biển hiện tại.
Giồng cát được thành tạo ở bờ biển, vì vậy hình
thái và tuổi của trầm tích giồng cát thường chỉ thị
cho vị trí, hình dạng và thời gian thành tạo đường
bờ biển cổ. Giồng cát thường được cấu tạo bởi cát
mịn, cao độ trung bình khoảng 3-5m trên mực
nước biển [2, 3] với nền đất nén dẻ nên được người
dân định cư sinh sống, xây dựng làng, xóm, đường
giao thông,... và canh tác hoa màu.
Trầm tích giồng cát là vết tích của đường bờ
biển cổ [1, 2] rất có ý nghĩa trong việc khôi phục
cổ địa lý và tiến hóa của châu thổ, ngoài ra, do đặc
điểm thành tạo, trầm tích giồng cát có tiềm năng
chứa nguồn tài nguyên nước ngọt rất quý ở khu
vực ven biển. Nước trong giồng cát chủ yếu là
nước mưa thấm vào và được khai thác bằng giếng
khơi hoặc giếng khoan ở độ sâu khoảng 4-6 m.
Nguồn nước trong giồng cát tuy có trữ lượng hạn
chế và chất lượng nước chưa đảm bảo là nước
sạch, nhưng đáp ứng được một phần nhu cầu nước
sinh hoạt và sản xuất của người dân địa phương.
Nước trong giồng cát có chỉ tiêu lý hóa thay đổi,
hiện tượng phèn hóa hay mặn hóa thường xảy ra
vào mùa nắng khi khai thác cạn kiệt. Vì nhu cầu
khai thác sử dụng ngày càng gia tăng nên việc
thiếu nước ngọt và nhiễm mặn ngày càng trầm
trọng trong những năm gần đây. Hướng đến mục
tiêu phát triển kinh tế và cải thiện đời sống của
người dân, việc cung cấp nước sạch sinh hoạt nông
thôn là nhu cầu cấp thiết. Vì vậy, việc nghiên cứu
đặc điểm trầm tích hệ thống giồng cát, cấu trúc
trầm tích giồng cát và các trầm tích liên quan cho
phép xác định đặc điểm phân bố và khả năng chứa
nước của giồng cát. Bài báo trình bày các kết quả
nghiên cứu về đặc điểm trầm tích hệ thống giồng
cát khu vực Cầu Ngang và Trà Cú liên quan đến
khả năng chứa nước ngọt trong giồng cát.
2. Tài liệu và phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đặc điểm trầm tích giồng cát huyện
Cầu Ngang và Trà Cú tỉnh Trà Vinh được thực
hiện trên cơ sở kế thừa sơ đồ trầm tích vùng châu
thổ sông Cửu Long [2], bản đồ hiện trạng sử dụng
đất tỉnh Trà Vinh năm 2010 tỷ lệ 1:50.000 [5], ảnh
vệ tinh Landsat-7, ETM+ năm 2011. Ngoài ra, còn
tham khảo các thông tin, tư liệu liên quan đến
nước sinh hoạt và sản xuất vùng nông thôn tỉnh
Trà Vinh.
Trong nghiên cứu này, công tác khảo sát thực
địa thu thập tài liệu và phân tích trong phòng thí
nghiệm được thực hiện như sau:
Khoan lấy mẫu trầm tích 12 lõi khoan (độ sâu 4
-10m/lõi khoan) và 2 hố đào (độ sâu 1,8-2,0m) để
132
thực nghiệm thấm tại hiện trường. Đo mực nước
của 85 giếng khơi vào mùa mưa và nắng, tổng số 5
đợt được thực hiện từ tháng 4/2012 đến tháng
10/2013. Mẫu nước trong giồng cát được lấy từ
giếng khơi, giếng khoan và đo giá trị pH và độ
mặn, ngoài ra hàm lượng sắt tổng, ammonium và
nitrate cũng được xác định bằng phương pháp phân
tích nhanh - Fieldkit. Trên cơ sở kết quả phân tích
tại hiện trường, các mẫu nước này được chọn và
phân tích trong phòng thí nghiệm theo mục tiêu
nghiên cứu. Các vị trí khoan, đào và lấy mẫu nước
được xác định bằng GPS và chuyển sang hệ tọa độ
VN 2000.
Đo địa hình tuyến mặt cắt giồng cát bằng máy
đo toàn đạc điện tử NTS-320 SERIES ở 4 vị trí đặc
trưng, trong đó sử dụng 2 mốc địa chính có cao độ
địa hình và 2 cao độ giả định vẽ trên bản đồ địa
hình tỷ lệ 1:25.000. Tài liệu này được sử dụng để
xác định sự thay đổi mực nước trong giồng cát theo
mùa mưa và nắng.
Phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm gồm 67
mẫu thành phần cấp hạt, 24 mẫu cấu trúc trầm tích,
15 mẫu tảo silic. Xác định đặc tính cơ lý của đất từ
2 lõi khoan gồm độ lỗ rỗng, độ ẩm, khả năng thấm.
Ngoài ra 5 mẫu tuổi giồng cát bằng phương pháp
phân tích nhiệt huỳnh quang thạch anh (OSL) được
sử dụng từ đề tài hợp tác nghiên cứu với Cục Địa
chất Nhật Bản (AIST).
Phân tích mẫu nước trong phòng thí nghiệm
được thực hiện tại Trung tâm phân tích công nghệ
cao Hoàn Vũ (VILAS 357). Các chỉ tiêu hóa học
nước và phương pháp phân tích tương ứng bao
gồm ammonium (phương pháp Ref. SMEWW
4500-NH3-F,2012); bicarbonat (phương pháp
SMEWW 2320, 2012); sulfate, chloride, nitrate
(phương pháp SMEWW 4500, E-2012); natri, kali,
calci, magie (phương pháp SMEWW 3125,2012-
ICP-MS); sắt tổng (phương pháp SMEWW3500-
Fe.B,2012) và tổng khoáng vô cơ (phương pháp
Ref. AOAC 920.193, 2012).
Hình 1. Sơ đồ trầm tích khuc vực nghiên cứu
133
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Đặc điểm phân bố và sự phát triển hệ thống
giồng cát khu vực nghiên cứu
Khu vực huyện Cầu Ngang và Trà Cú mang
tính chất chung của vùng đồng bằng ven biển đồng
bằng sông Cửu Long, có địa hình bằng phẳng, độ
cao khoảng 0,4-2m bị chia cắt bởi các giồng cát
hình cánh cung có độ cao 2-5m. Các vùng trũng,
phẳng xen lẫn các giồng cát, địa hình dọc theo hai
bờ sông thường cao, phần phía tây khu vực là vùng
đất thấp của đầm mặn, bị các giồng cát chia cắt
thành nhiều vùng trũng cục bộ, nhiều nơi chỉ ở độ
cao 0,5-0,8m nên hàng năm thường bị ngập 0,4-
0,8m trong thời gian 3-5 tháng. Địa hình cao nhất
trên 4m gồm đỉnh các giồng cát phân bố ở Nhị
Trường, Long Sơn (Cầu Ngang); Ngọc Biên (Trà
Cú). Địa hình thấp nhất dưới 0,4m tập trung tại các
vùng trũng ở Tập Sơn, Ngãi Xuyên (Trà Cú); Mỹ
Hoà, Mỹ Long, Hiệp Mỹ (Cầu Ngang). Những
vùng đất thấp độ cao trung bình chỉ khoảng 0,5 m
bao gồm trũng giữa giồng, đầm mặn (hình 1). Nhìn
chung địa hình khá thấp và tương đối bằng phẳng
với cao trình bình quân phổ biến là 0,4m đến +2m.
Các giồng cát chạy dài theo hướng đông bắc - tây
nam có kích thước khác nhau về chiều rộng, chiều
dài và độ cao với chiều rộng 100-380m, chiều dài
400-2.000m, độ cao 2-5m so với mực nước biển.
Về cấu trúc hình thái, các giồng cát thường
đặc trưng bởi giồng chẻ nhánh gồm một giồng
chính có chiều rộng và chiều dài khá lớn và chẻ ra
những nhánh giồng phụ có kích thước nhỏ hơn.
Các loạt giồng chẻ nhánh phân bố ở Nhị Trường,
Thuận Hòa, Long Sơn, Ngọc Biên, Đôn Xuân.
Giồng cát có chiều dày khoảng 1,8-5,5m, dày nhất
ở đỉnh giồng, giảm dần về phía chân giồng và chân
giồng cát thường bị phủ lấp bởi lớp sét - bột của
trầm tích đầm lầy giữa giồng hoặc trầm tích đầm
mặn. Trầm tích giồng cát có thành phần chủ yếu là
cát mịn màu xám, xám phớt nâu vàng chứa oxit-
sắt ở phần trên và cát mịn màu xám ở phần dưới.
Hệ thống giồng cát khu vực Cầu Ngang, Trà Cú
thành tạo và phát triển trong sự tiến hóa chung của
đồng bằng hạ châu thổ sông Cửu Long vào thời
Holocene muộn. Các loạt giồng cát chỉ thị vị trí,
hình dạng và thời gian thành tạo của đường bờ biển
cổ trong khu vực. Đây là sự bồi tích liên tục của
châu thổ tiếp nối từ vết tích đường bờ biển cổ có
tuổi 4.500 năm ở Cai Lậy [1]. Kết quả phân tích
tuổi OSL của giồng cát khu vực Cầu Ngang và Trà
Cú cho thấy loạt giồng Kim Hòa, Hiệp Hòa, Nhị
Trường, Tân Hiệp, Ngãi Xuyên có tuổi 1620 ± 90
năm trước hiện tại (Ntht); loạt giồng Thuận Hòa,
Long Sơn, Long Hiệp có tuổi 1590 ± 90 Ntht; loạt
giồng Thanh Sơn, Tràm Giang có tuổi 1100 ± 60
Ntht; loạt giồng Trà Cú, Đại An có tuổi 970 ± 50
Ntht và loạt giồng Mỹ Hòa, Hiệp Mỹ phía đông
nam khu vực có tuổi 770 ± 40 Ntht (hình 1). Về
phía nam giáp ranh giới huyện Duyên Hải loạt
giồng Ngũ Lạc có tuổi 520 ± 30 Ntht được tiếp nối
bởi các loạt giồng trẻ hơn cho đến bờ biển hiện tại
của Trà Vinh [4]. Đối sánh với tài liệu tiến hóa
trầm tích khu vực ven biển tỉnh Trà Vinh thuộc
huyện Duyên Hải, có thể liên hệ loạt giồng cát hay
bờ biển có tuổi 1100 và 770 Ntht ở khu vực huyện
Cầu Ngang và Trà Cú với trầm tích sét-cát và
cát bãi triều ở độ sâu -6m và -2,5m tương ứng
trong lỗ khoan TV1 khu vực Ngũ Lạc huyện
Duyên Hải [4]. Đây là chứng cứ rõ ràng của sự bồi
tích liên tục ra phía biển của châu thổ sông Cửu
Long tại Trà Vinh trong Holocene muộn.
3.2. Đặc điểm trầm tích giồng cát và các đơn vị
trầm tích liên quan
Đặc điểm trầm tích giồng cát và các trầm tích
liên quan qua các lõi khoan được mô tả trong hình
2. Kết quả nghiên cứu được tổng hợp trên 2 mặt cắt
địa chất trầm tích AB và CD (hình 3). Địa tầng
trầm tích khu vực giồng cát được chia thành 3 phần
từ dưới lên trên như sau:
(i) Trầm tích tiền châu thổ (delta front) có thành
phần cát mịn, cát bột màu xám phớt xanh. Trầm
tích này thường phân bố ở độ sâu khoảng -6 đến
-7m (dưới mực nước biển hiện tại), được phủ bên
trên bởi trầm tích bãi triều. Kết quả phân tích thành
phần cấp hạt cho thấy khoảng 63-72% cát, 19-33%
sét-bột và 5-10% mảnh thực vật. Trên cơ sở tuổi
tuyệt đối C14 được xác định trong lỗ khoan TV1 ở
ranh giới phía nam khu vực nghiên cứu, có thể xác
định tuổi trầm tích tiền châu thổ là khoảng 1826
Ntht ở độ sâu -12m, và bên dưới là trầm tích sét-
bột sườn châu thổ (pro-delta) dày khoảng 10m có
tuổi khoảng 1962 và 2719 Ntht ở độ sâu -16m và -
20m tương ứng [4].
(ii) Trầm tích bãi triều gồm cát, bột- cát, sét -
bột và sét thường có màu nâu xám, nâu phớt xanh,
chiều dày trung bình khoảng 3-6m và có các thấu
kính sét - bột, sét - bột - cát hoặc cát. Cấu trúc trầm
tích đặc trưng là phân lớp gợn sóng và triều. Trầm
tích cát và bột-cát bãi triều thường cát chiếm ưu thế
với thành phần cấp hạt khoảng 55-82% cát, 28-
134
40% sét-bột và 8-15% mảnh thực vật. Thành phần
cấp hạt trong trầm tích sét-bột bãi triều gồm
khoảng 70-88% sét-bột, 14-20% cát và 8-14%
mảnh thực vật. Trầm tích bãi triều có sự hiện diện
của một số giống loài diatom môi trường nước
mặn - lợ như Coscinodiscus spp., Thalassiosira
eccentrica, Nitzschia sigma, Cyclotella styrolus,
C. caspia và Nitzschia spp.
Hình 2. Đặc điểm thạch học và môi trường trầm tích các lỗ khoan
135
(iii) Tùy theo vị trí và điều kiện thành tạo, trầm
tích bãi thủy triều được phủ lên trên bởi các trầm
tích đê tự nhiên, giồng cát, trũng giữa giồng và
đầm mặn. Trong khu vực nghiên cứu, đê tự nhiên
phân bố hạn chế ở ven sông Cổ Chiên thuộc xã Mỹ
Long Bắc. Trầm tích giồng cát phân bố trên diện
tích rộng lớn; phần phía đông thuộc huyện Cầu
Ngang và phần phía bắc huyện Trà Cú, hệ thống
giồng cát được bao quanh bởi trầm tích trũng giữa
giồng. Khu vực phía tây nam hệ thống giồng cát
xen kẽ với trầm tích đầm mặn (hình 1).
Trầm tích trũng giữa giồng thường phân bố
giữa 2 hệ thống giồng cát, có thành phần sét, sét-
bột xám phớt nâu, dẻo mềm với chiều dày khoảng
1,2-2,5m. Trầm tích trũng giữa giồng thường phủ
trên trầm tích bãi triều có thành phần sét, sét - bột
hoặc sét - bột - cát xám xanh.
Trầm tích giồng cát đặc trưng ở lõi khoan nông
L02 và L35 (hình 2) với thành phần chủ yếu là cát
mịn có màu xám vàng, vàng nhạt bị oxit hóa nhẹ ở
phần trên. Kết quả phân tích thành phần cấp hạt
cho thấy khoảng 78-94% cát mịn, 4-12% cát vừa,
3-12% bột-sét, và một ít kết von sắt. Chiều dày
khoảng 1,8-5,5m, giồng cát bề dày nhất ở đỉnh
giồng, hai bên chân giồng chiều dày giảm dần và
nơi đây cát thường bị phủ lấp bởi lớp sét - bột của
trầm tích trũng giữa giồng hoặc trầm tích đầm mặn.
Trầm tích đầm mặn gồm sét - bột xám nâu đến
xám sáng với các lớp mỏng hoặc thấu kính cát-
bột. Cấu trúc trầm tích thường đồng nhất với nhiều
hang sinh vật và hữu cơ màu nâu đến nâu đen.
Trầm tích này thường có chiều dày khoảng 1,3-
2,7m. Kết quả phân tích thành phần cấp hạt cho
thấy sét - bột ưu thế, khoảng 62-83%, 5-18 % cát
và 14-22% tàn tích thực vật.
3.3. Khả năng chứa nước trong giồng cát
Đặc điểm phân bố tầng chứa nước trong giồng
cát ở huyện Cầu Ngang và Trà Cú được xác định
trên cơ sở cấu trúc trầm tích giồng cát và các trầm
tích liên quan. Về mặt địa mạo, giồng cát có địa
hình cao khoảng 2,5-4m, kéo dài liên tục hoặc nối
tiếp nhau tạo thành hình cánh cung có hướng đông
bắc - tây nam. Giồng cát là nơi có địa hình cao so
với các trũng thấp xung quanh nên được người dân
địa phương tập trung sinh sống, xây dựng đền,
chùa, đường giao thông và trồng hoa màu. Giồng
cát được tìm thấy phổ biến với địa hình cao và kéo
dài (khoảng 4-15km) ở khu vực trung tâm hai
huyện kéo dài từ thị trấn Cầu Ngang, xã Nhị
Trường (huyện Cầu Ngang) đến xã Ngọc Biên và
xã Đại An huyện Trà Cú. Giồng cát có địa hình
thấp hơn và phân bố rải rác ở khu vực tây bắc và
đông nam khu vực nghiên cứu. Tổng diện tích
136
giồng cát ở hai huyện Cầu Ngang và Trà Cú là
khoảng 6.785 ha. Trên cơ sở cột địa tầng các lõi
khoan và mặt cắt địa chất trầm tích, cấu trúc giồng
cát có dạng thấu kính là tầng chứa nước ngọt,
nguồn nước bổ cấp chủ yếu từ nước mưa. Thấu
kính cát được tìm thấy ở phần trên cùng của mặt
cắt và lộ ra trên mặt đất, chiều dày khoảng 2,5-
5,5m trong đó dày nhất ở đỉnh và mỏng dần về hai
bên chân giồng. Hai bên chân giồng cát được giới
hạn bởi các trầm tích sét, sét- bột trũng giữa giồng
hoặc đầm lầy mặn là lớp cách nước và bên dưới
giồng cát là trầm tích cát và/ hoặc sét- bột- cát bãi
triều (hình 3).
Tính chất cơ lý của trầm tích giồng cát được
xác định trên cơ sở thực nghiệm tại hiện trường và
phân tích trong phòng thí nghiệm. Trầm tích giồng
cát đặc trưng bởi trạng thái đất chặt theo chiều sâu
và có khả năng thấm nước với lưu lượng thấm từ
1,20-2,92m3/m2/h và độ lỗ rỗng khoảng 33-49%.
Điều này cho thấy giồng cát có thể trữ được một
lượng nước lớn khoảng 33-49% thể tích của giồng
cát. Do đó, nước mưa được bổ cấp tự nhiên vào
mùa mưa đồng thời có thể ứng dụng bổ sung nhân
tạo nước ngọt vào giồng cát vào mùa nắng.
Do nguồn bổ cấp nước ngọt tự nhiên cho giồng
cát là nước mưa nên trữ lượng nước chứa thay đổi
theo mùa. Khảo sát thay đổi mực nước trong giồng
cát được thực hiện 5 đợt vào mùa nắng và mùa
mưa từ tháng 4/2012 đến tháng 10/2013 tại các
giếng khơi sử dụng cho sinh hoạt và ăn uống của
người dân huyện Cầu Ngang và Trà Cú. Tổng số
khoảng 85 giếng khơi được khảo sát và 4 mặt cắt
đặc trưng được xây dựng để đánh giá thay đổi mực
nước vào mùa mưa và mùa nắng. Kết quả nghiên
cứu trong hai năm cho thấy mực nước có giá trị
thấp nhất khoảng -0,6m đến +0,7m vào tháng
4/2012 và cao nhất khoảng +2,8m đến + 3,4m vào
tháng 10/2012 (hình 4b, c và d). Thay đổi mực
nước trong năm cũng đã được tổng hợp từ số liệu
đo năm 2012. Vào mùa nắng, tháng 4/2012 mực
nước ở vị trí khá thấp khoảng +0,2m đến +1,6m
(hình 4a). Đầu mùa mưa khi nhận lượng nước mưa
bổ cấp mực nước được nâng lên đạt giá trị +0,5m
đến +2,0m vào tháng 7/2012; và đạt mực nước cao
nhất khoảng +2,1m đến +3,4m vào tháng 10/2012
(hình 4b). Kết quả này cho thấy giữa mùa mưa và
nắng mực nước thay đổi khoảng 1,8-2,6m (hình 4a,
b) trong đó thay đổi đáng kể xảy ra nơi địa hình
cao hay đỉnh giồng. Kết quả nghiên cứu cho thấy
mực nước ở khu vực đỉnh giồng luôn cao hơn hai
bên chân giồng và có dạng vồng phía đỉnh đồng
dạng với địa hình của giồng cát; điều này cũng đã
được xác định khi khảo sát mực nước trong giồng
cát huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre (Nguyễn Văn Lập,
2011: Đánh giá và khai thác tổng thể tài nguyên
nước ngọt phục vụ sản xuất và phát triển kinh tế
khu vực ven biển huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre, đề tài
cấp Viện KH&CNVN). Mực nước có dạng vồng
đáng kể vào mùa nắng và đầu mùa mưa (tháng 3, 4
và 7) và trở nên thoải hơn vào cuối mùa mưa
(tháng 10) khi có lượng nước mưa đủ lớn được bổ
cấp vào giồng cát. Kết quả cho thấy kích thước
thấu kính nước ngọt tăng lên vào mùa mưa và giảm
đi vào mùa nắng; lượng nước trong giồng cát sẽ
thay đổi phụ thuộc vào mùa trong năm và mức độ
khai thác của người dân địa phương.
3.4. Chất lượng nước trong giồng cát
Chất lượng nước trong giồng cát được xác định
trên cơ sở phân tích hóa học của 16 mẫu nước
giếng khơi và giếng khoan, đồng thời xác định
được 2 loại hình nước như sau:
(i) Nước trong giồng cát thuộc loại hình
bicarbonat- chlorua- natri và có độ mặn khoảng
0- 0,1g/L được sử dụng cho sinh hoạt và ăn uống.
Hàm lượng (mg/L) các anion và cation có giá trị
tương ứng như sau: bicarbonat (HCO3 -): 122-306;
chloride (Cl-): 99,8-209; natri (Na+): 58,9-118;
sulfate (SO42-): 7,4-111; kali (K+): 20- 50,7; calci
(Ca2+): 20,6-59,2; magne (Mg2+): 21,2-35,8; Sắt
tổng (Fe): KPH-0,78; Tổng khoáng vô cơ (TKVC):
393-693. Kết quả này cho thấy hàm lượng các ion
và anion thường thấp đến trung bình và dao động
không nhiều.
(ii) Tầng nước lợ nằm bên dưới thấu kính nước
giồng cát ở độ sâu khoảng 12-18m có độ mặn
khoảng 1,2-4 g/L thường được sử dụng cho cho
tưới rẫy hoặc chăn nuôi gia súc. Kết quả phân tích
cho thấy nước này thuộc loại hình chlorua-
bicarbonat- natri- magne, hàm lượng (mg/L) các
ion và anion có giá trị khá cao, trong đó Cl- : 209-
765; Na+: 118-333; TKVC: 694- 1688; HCO3 -:
275-306; SO42-: 53,5; K+: 29,9; Ca2+: 91,0; Fe:
KPH-0,45; Mg2+: 105. Kết quả cho thấy hàm lượng
các ion và anion có giá trị khá cao so với nước
trong giồng cát, đặc biệt các ion chloride, natri và
tổng khoáng vô cơ có giá trị rất cao.
Nước trong giồng cát nơi các giếng khơi ở địa
hình cao và trung bình thường không bị nhiễm mặn
và sắt, nơi được giữ vệ sinh tốt không bị nhiễm
hữu cơ. Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng
(mg/L) SO42- thường thấp khoảng 7,4-53,5; độ mặn
0-0,1g/L; Fe: KPH- 0,25; NH4+: KPH-0,5; NO3:
137
0,36-6,0; TKVC: 200-393. Tuy nhiên, các giếng
khơi nơi có địa hình thấp hay chân giồng cát
thường bị nhiễm mặn vào mùa nắng với độ mặn
khoảng 1,7-2,5g/L có nơi đến 3,5g/L. Hàm lượng
(mg/L) các anion và ion thường cao, trong đó SO42-
: 274- 395; Cl-: 209-360; Na+: 118-200; đặc biệt
NH4+ và NO3- có giá trị lần lượt là 3,48-9,3 và
20,1-73,4, và Fe khá cao khoảng 0,78-1,86. Điều
này cho thấy ngoài việc bị nhiễm mặn, nước còn bị
nhiễm phèn và nhiễm hữu cơ.
Kết quả nghiên cứu trên cho thấy tầng chứa
nước trong giồng cát có dạng thấu kính nhận lượng
nước mưa bổ cấp trực tiếp vào mùa mưa. Vì vậy
nước ngọt trong thấu kính giồng cát có nguồn gốc
từ nước mưa và nằm trên tầng nước lợ trong trầm
tích cát, cát - bột bãi triều bên dưới. Vào mùa mưa,
quá trình bổ cấp tự nhiên xảy ra, khi nước mưa
được bổ cấp vào giồng cát thì thấu kính nước ngọt
gia tăng và nằm bên trên tầng nước lợ- mặn bên
dưới. Vào mùa nắng, khi lượng nước ngọt trong
thấu kính giồng cát bị suy giảm, tầng nước lợ- mặn
bên dưới sẽ xâm nhập lên trên làm nhiễm mặn tầng
nước trong giồng cát. Vì vậy, việc bổ sung nhân
tạo nguồn nước ngọt từ hệ thống kênh mương vào
giồng cát cần được thực hiện nhằm hạn chế và
ngăn chặn sự xâm nhiễm nước lợ-mặn từ bên dưới
vào giồng cát. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu này,
bổ sung nhân tạo nước ngọt vào giồng cát có thể
thực hiện được, vì vậy cần tìm nguồn nước kênh
mương an toàn không bị nhiễm hóa chất và nông
dược để bổ cấp nhân tạo làm gia tăng trữ lượng
nước trong giồng cát vào mùa nắng.
4. Kết luận
Đặc điểm trầm tích và sự phát triển của hệ
thống giồng cát huyện Cầu Ngang và Trà Cú đã
được xác định. Hệ thống giồng cát hình cánh cung
phân bố phổ biến ở khu vực nghiên cứu theo
hướng tây bắc - đông nam, địa hình cao, thành
phần chủ yếu là cát mịn hạt với diện tích khoảng
6.785 ha. Các loạt giồng cát chỉ thị vị trí, hình dạng
và thời gian thành tạo đường bờ biển cổ có tuổi từ
Hình 4. Thay đổi mực nước giồng cát
a. tuyến T1, b. tuyến T2, c. tuyến T3, d. tuyến T4
138
1620 đến 770 Ntht trên cơ sở kết quả phân tích
tuổi OSL.
Tầng chứa nước trong giồng cát có dạng thấu
kính, được bổ cấp tự nhiên từ nguồn nước mưa nên
lượng nước thay đổi theo mùa trong năm. Thay đổi
mực nước khoảng 1,8-2,6m giữa mùa mưa và mùa
nắng. Nước trong giồng cát là nước ngọt thuộc loại
hình bicarbonat- chlorua- natri được người dân địa
phương sử dụng ăn uống và sinh hoạt. Vào mùa
nắng, khi khai thác một lượng lớn nước trong
giồng cát thì nước lợ bên dưới sẽ xâm nhập và
nhiễm mặn nước trong giồng cát.
Giồng cát ở khu vực ven biển là tài nguyên đặc
biệt cần được quản lý và bảo vệ, đặc biệt trong bối
cảnh biến đổi khí hậu, nguồn nước sinh hoạt vùng
ven biển ngày càng khó khăn. Khi giồng cát bị khai
thác và phá hủy, thể tích giồng cát bị giảm thì khả
năng chứa nước của giồng cát sẽ bị suy giảm làm
gia tăng nguy cơ nhiễm mặn nước trong giồng cát.
Đây là một phần kết quả nghiên cứu đề tài
VAST05.05/12-13, chúng tôi xin chân thành cảm
ơn Viện HLKHCN Việt Nam đã cấp kinh phí và
tạo điều kiện thuận lợi thực hiện nhiệm vụ này; đây
cũng là một phần kết quả đề tài mã số 105.01-
2012.24 Quỹ NAFOSTED; cảm ơn Cục Địa chất
Nhật Bản (AIST) giúp xác định tuổi nhiệt huỳnh
quang thạch anh (optically-stimulated luminescence)
OSL của trầm tích giồng cát.
TÀI LIỆU DẪN
[1] Fontaine, H., 1970: Trace d’ un ancien
rivage marin a Cai lay (du Vietnam). Archives
Geologique, Saigon Vietnam 13, 147-154.
[2] Nguyen Van Lap, Ta Thi Kim Oanh,
Tateishi, M., 2000: Late Holocene depositional
environments and coastal evolution of the Mekong
River Delta, Southern Vietnam. Journal of Asian
Earth Science 18, 427-439.
[3] Tạ Thị Kim Oanh, Nguyễn Văn Lập, 2006:
Tướng trầm tích Holocen tương ứng với dao động
mực nước biển vùng Vĩnh Long - Trà Vinh, Đồng
Bằng Sông Cửu Long, Tạp chí Các Khoa học về
Trái Đất, T.28, 3, 329-335.
[4] Tạ Thị Kim Oanh, Nguyễn Văn Lập, Huỳnh
Thị Thanh Tâm, Nguyễn Thị Mộng Lan, Phạm
Công Luyện, 2012: Trầm tích giồng cát huyện
Duyên Hải tỉnh Trà Vinh và tiến hóa Holocen châu
thổ sông Cửu Long, Tạp chí Các Khoa học về Trái
Đất, T.34, 3ĐB, 335-340.
[5] Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Trà
Vinh, 2010: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Trà
Vinh năm 2010 tỷ lệ 1/25.000.
SUMMARY
Sedimentary characteristics of sand dunes in Cau Ngang and Tra Cu Districts, Tra Vinh province
and their freshwater - bearing capacity
Sedimentary characteristics of sand dunes and related deposits in Cau Ngang and Tra Cu Districts, Tra Vinh
province are clarified to confirm freshwater-bearing capacity. In the study area, 05 OSL ages of sand dunes are dated
from 1620 ± 90 years before present (BP); 1590 ± 90; 1100 ± 60; 970 ± 50 and 770 ± 40 showing the sand dune system
of this area had been evolved in progradation of Mekong river delta in late Holocene.
Distribution features of aquifer in sand dune in Cau Ngang and Tra Cu are identified on the base of sedimentary
structures of sand dunes and surrounding deposits. Aquifer in sand dune with lenticular forms is recharged naturally by
rainy water so the water volumn is changed upon the season. The change of water level is appoximately of 1.8 -2.6
during dry and wet seasons. Freshwater-bearing in sand dune is Bicarbonate-clorur-natrium. In the wet season, rainy
water is natural recharge source; in the dry season, fresh water from canal or small river would be good artificial
recharge source to increase groundwater reserves.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4494_16044_1_pb_99_2100716.pdf