Studying the sediment characteristics of Tri An lake is based on the analysis of 96 grain-size, 39 clay mineral and 42
Pb-Ra samples taken from 42 positions in the lake.
The mean diameter (Md) decreases from upstream to downstream of the Tri An lake. The poor sorting (So) with
values over 2 in all samples mean that their sedimentary environment is strong variation.
The analysis show that, Chlorite and Quartz contents in center are higher than near shore of lake, meanwhile Kaolin
and Gibbsite are in contrary.
Sedimentation in the lake differ from one place to another. The upstream is marked highest rate with value from 2.0
to 5.24cm/year; the center has moderate value; the downstream and near-shore area reach the lowest rate from 0 to
0.5cm /year.
8 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 593 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm trầm tích hồ thủy điện Trị An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
211
35(3), 211-218 Tạp chí CÁC KHOA HỌC VỀ TRÁI ĐẤT 9-2013
ĐẶC ĐIỂM TRẦM TÍCH HỒ THỦY ĐIỆN TRỊ AN
ĐINH VĂN THUẬN, VŨ VĂN HÀ, MAI THÀNH TÂN,
NGUYỄN TRỌNG TẤN, LÊ ĐỨC LƯƠNG, NGUYỄN VĂN TẠO, TRỊNH THỊ THANH HÀ
E-mail: dthuan2003@yahoo.com
Viện Địa chất, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Ngày nhận bài: 20 - 9 - 2012
1. Mở đầu
Hồ Trị An nằm ở bậc thang điều tiết nước cuối
cùng của sông Đồng Nai và La Ngà (hình 1) với
diện tích lưu vực là 14.776 km2, là một trong
những hồ chứa lớn nhất vùng Đông Nam Bộ, khai
thác tổng hợp nguồn nước phục vụ phát điện, tưới
cho nông nghiệp, cấp nước sinh hoạt và các khu
công nghiệp. Hồ thủy điện Trị An được khởi công
xây dựng từ năm 1984 và bắt đầu đi vào hoạt động
năm 1987. Hồ Trị An ban đầu là một phần lưu vực
sông được chuyển sang chế độ hồ chứa, sau thời
gian hơn 20 năm hoạt động, chịu tác động của các
quá trình địa chất như lắng đọng trầm tích hoặc
bồi, xói, làm biến đổi môi trường địa chất khu
vực hồ chứa và vùng hạ lưu sông Đồng Nai.
Hình 1. Sơ đồ vị trí hồ Trị An trên lưu vực sông Đồng Nai
212
Nghiên cứu đặc điểm trầm tích hồ Trị An có ý
nghĩa quan trọng làm cơ sở cho việc đánh giá bồi
lắng lòng hồ để đưa ra các giải pháp khai thác sử
dụng hợp lý và bảo vệ lòng hồ trước các tác nhân
địa chất tác động xấu đến môi trường lòng hồ.
2. Khái quát về lưu vực sông Đồng Nai
Sông Đồng Nai là hệ thống sông lớn thứ hai ở
phía Nam và đứng thứ ba toàn quốc lưu vực rộng
lớn của nó gần như nằm trọn trong địa phận nước
ta, chỉ có một bộ phận nhỏ nằm ở nước ngoài
(Campuchia). Đồng Nai là con sông chính của hệ
thống sông Đồng Nai, một số phụ lưu lớn của nó
như Đa Hoai, La Ngà (ở tả ngạn), sông Bé, sông
Sài Gòn, sông Vàm Cỏ (ở hữu ngạn).
Diện tích lưu vực của hệ thống sông Đồng Nai
tính đến trạm Trị An là 14.900 km2 và tới cửa Soài
Rạp khoảng 42.600 km2.
Sông Đồng Nai có trắc diện dọc dạng bậc thang
khá điển hình, có thể chia chiều dài của sông chính
ra thành ba đoạn thượng, trung và hạ lưu. Đoạn
trung lưu từ ĐanKia, phía dưới Liên Khương đến
Trị An dài khoảng 300km, dòng sông mở rộng uốn
khúc quanh co, độ dốc bình quân dưới 1‰. Tuy
nhiên, ở những chỗ chuyển tiếp của các bậc thềm,
độ dốc tăng, hình thành những thác, ghềnh, tạo
điều kiện tốt cho việc xây dựng các nhà máy thủy
điện, như nhà máy thủy điện Trị An xây dựng ở
thác Trị An, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai.
Những phụ lưu quan trọng của hệ thống sông
Đồng Nai đều gia nhập ở đoạn này như sông La
Ngà ở tả ngạn, sông Bé ở hữu ngạn.
Chế độ dòng chảy năm:
Hay còn gọi là lưu lượng dòng chảy bình quân
nhiều năm (Q0) - một đặc trưng cơ bản của dòng
chảy nước, đối với sông Đồng Nai ở Tà Lài là 315
m3/s, ở Trị An (lúc chưa có hồ) là 542m3/s. Đặc
trưng này hàng năm cũng có sự biến động nhất
định nhưng độ lệch so với chuẩn không nhiều, hệ
số phân tán (Cv) thấp.
Mặt khác, để đánh giá khả năng tiềm tàng của
tài nguyên nước trên lưu vực người ta thường dùng
đặc trưng mođun dòng chảy bình quân năm (M)
đơn vị của nó là l/s/km2, trị số này trên toàn hệ
thống sông Đồng Nai biến đổi 30 - 40l/s/km2.
Số liệu thực đo trong những năm gần đây cho
thấy mođun dòng chảy năm của sông Đồng Nai ở
Tà Lài là 31 l/s/km2, ở Trị An là 36,4 l/s/km2.
Đánh giá sơ bộ cho thấy bình quân mỗi năm
sông La Ngà cung cấp cho dòng chính Đồng Nai
một lượng nước lớn hơn 5,30 × 109 m3 và dòng
chính Đồng Nai chuyển về xuôi qua mặt cắt Trị An
một lượng nước khoảng 17,1 × 109 m3. Sông Bé
nhập vào sông Đồng Nai mỗi năm một lượng nước
trên 6,81 × 109 m3. Như vậy lượng dòng chảy hàng
năm của hệ thống sông Đồng Nai rất dồi dào, được
xếp vào hạng thứ ba trong toàn quốc.
Dòng chảy mùa lũ:
Hơn 80% lượng dòng chảy cả năm thuộc vào
mùa lũ. Mođun dòng chảy bình quân các tháng
mùa lũ là 72 - 80 l/s/km2 đối với sông La Ngà và 60
- 70 l/s/km2 đối với dòng chính Đồng Nai. Ba tháng
có dòng chảy lớn nhất là tháng VIII, IX, X chiếm 59
- 63% lượng dòng chảy cả năm. Tháng có dòng
chảy lớn nhất là tháng IX; bình quân lưu lượng
tháng này của sông La Ngà tại Phú Hiệp là 365 m3/s,
của sông Đồng Nai ở Tà Lài là 846 m3/s, ứng với
mođun dòng chảy bình quân tháng lớn nhất 120
l/s/km2 ở Phú Hiệp và 83 l/s/km2 ở Tà Lài.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp lấy mẫu ngoài thực địa
Để tiến hành lấy mẫu trầm tích đáy hồ, sử dụng
phương pháp lấy mẫu bằng ống phóng trọng lực.
Trong quá trình khảo sát tại lòng hồ Trị An, đã tiến
hành lấy 42 cột mẫu trầm tích theo các tuyến khảo
sát, 01 tuyến dọc, 03 tuyến ngang và 01 tuyến dọc
ở đầu nguồn hồ chứa (hình 2).
3.2. Phương pháp phân tích trong phòng
Phương pháp phân tích độ hạt:
Nguyên tắc cơ bản là phân trầm tích thành các
cấp hạt khác nhau bằng bộ rây tiêu chuẩn với cấp
hạt lớn hơn 0,1mm (thông thường sử dụng bộ rây
tiêu chuẩn 2 hay
10 10 ) và dùng pipet (bộ hút
robinsơn) đối với cấp hạt nhỏ hơn 0,1mm. Toàn bộ
kết quả phân tích được xử lý đồng bộ theo phương
pháp Trask nhằm xác định các thông số trầm tích
như kích thước hạt trung bình (Md), độ chọn lọc
(So), hệ số bất đối xứng (Sk). Kết quả phân tích độ
hạt được biểu diễn dưới dạng đường cong tích luỹ
trên sơ đồ phân bố cấp hạt logarit.
213
Hình 2. Sơ đồ các tuyến lấy mẫu trầm tích bằng mẫu ống phóng
Phương pháp phân tích rơnghen (RX):
Phương pháp này được sử dụng để xác định
thành phần khoáng vật của các pha kết tinh trong
mẫu dựa trên định luật Vulf- Bragg theo công thức:
nλ = 2dsinθ
trong đó: n- bậc phản xạ; λ- bước sóng; d- khoảng
cách giữa các mặt mạng; θ- góc phản xạ.
Mẫu nghiên cứu được tiến hành phân tích trên
máy Siemen tại phòng thí nghiệm X- ray thuộc
Viện Khoa học Vật liệu - Viện Hàn lâm Khoa học
và Công nghệ Việt Nam và tại Trung tâm Phân tích
thí nghiệm địa chất - Tổng cục Địa chất Việt Nam.
Phương pháp phân tích nhiệt vi sai:
Phương pháp nhiệt vi sai bổ sung cho phương
pháp nhiễu xạ rơnghen, tăng thêm độ chính xác
trong xác định thành phần khoáng vật. Phương
pháp này dựa trên cơ sở , khi nung nóng mẫu dẫn
đến sự thay các tính chất hoá lý cũng như sự thu
nhiệt và phát nhiệt của chúng, bằng các thiết bị tiếp
nhận thông tin (điện gương kế) khi nung mẫu sẽ
ghi nhận được các đường cong mất trọng lượng
TG, DTG và đường cong nhiệt vi sai DTA so với
mẫu chuẩn từ đó xác định định tính và có thể là
định lượng các khoáng vật.
214
Phương pháp phân tích tuổi tuyệt đối Pb-210:
Nhằm xác định tuổi trầm tích, từ đó tính toán
bề dày trầm tích và tốc độ bồi lắng trầm tích thông
qua mặt cắt ống phóng mẫu.
4. Kết quả nghiên cứu
Trên cở sở 42 cột mẫu ống phóng lấy ngoài
thực địa, tiến hành mô tả cột địa tầng và lựa chọn
các vị trí lấy mẫu phân tích 96 mẫu độ hạt, 39 mẫu
khoáng vật và 42 mẫu phân tích tuổi tuyệt đối bằng
phương pháp Pb-210. Kết quả phân tích cho thấy
trầm tích lòng hồ Trị An có đặc điểm như sau.
4.1. Đặc điểm thành phần độ hạt
Kết quả phân tích thành phần độ hạt của các
mẫu theo các tuyến gồm tuyến dọc, tuyến ven hồ,
tuyến đầu nguồn và ba tuyến ngang được biểu diễn
trên biểu đồ (hình 3) cho thấy sự biến thiên thành
phần độ hạt như sau:
Hình 3. Biến thiên thành phần độ hạt trên các tuyến mặt cắt (BĐ01, BĐ02)
Tuyến dọc, cắt qua phần trung tâm dọc lòng
sông cổ, kéo dài từ phía thượng nguồn đến hạ lưu
hồ thủy điện, thành phần độ hạt thay đổi nhiều,
kích thước hạt trung bình Md dao động từ 0,0031
đến 0,0035 mm, độ chọn lọc kém, giá trị So dao
động 2,3-5,3, chứng tỏ môi trường động lực mạnh.
Tuyến ven hồ: các vị trí lấy mẫu tuyến ven hồ
có khoảng cách với bờ từ 1-2km. Kết quả phân tích
mẫu độ hạt cho thấy cấp hạt trung bình (Md) của
các mẫu khá đồng đều nhau, thường dao động
trong khoảng 0,004 đến 0,007mm; cá biệt mẫu có
Md nhỏ nhất là 0,0008mm và lớn nhất là 0,01mm
và độ chọn lọc có So kém, các mẫu đều có kết quả
So > 2, chứng tỏ môi trường ven hồ cũng xáo động
mạnh, mặc dù tác động của dòng chảy nhỏ hơn khu
vực giữa lòng sông nhưng lại có thêm tác động của
sóng gần bờ.
215
Tuyến đầu nguồn hồ chứa chạy gần vuông góc
với dòng chảy của sông, nằm gần khu vực cửa
sông Đồng Nai chảy vào hồ thủy điện. Kích thước
hạt trung bình của các mẫu có độ hạt lớn, dao động
từ 0,004 đến 0,014 mm; độ chọn lọc (So) kém, Sk
dao động từ 2,5 đến 5,0.
Tuyến ngang 1 chạy theo hướng vuông góc với
dòng chảy, kéo dài sang hai bên hồ chứa. Kết quả
phân tích độ hạt cho thấy, kích thước hạt trung
bình tại các mẫu khá đồng đều, thông thường dao
động từ 0,006 đến 0,007 mm; một số mẫu có Md
lớn hơn hoặc nhỏ hơn nhưng không đáng kể. Độ
chọn lọc kém và không đồng đều, giá trị So dao
động từ 2,2 đến 3,1.
Tuyến ngang 2 nằm ở phía hạ lưu so với tuyến
ngang 1, có hướng chạy vuông góc với dòng chảy.
Kết quả phân tích độ hạt cho thấy, kích thước hạt
trung bình tại các mẫu khá đồng đều, các mẫu đều
có Md ≈ 0,005 mm. Độ chọn lọc kém và không
đồng đều, giá trị So dao động từ 2,7 đến 4,5.
Tuyến ngang 3 nằm ở phần hạ lưu hồ so với các
tuyến ngang 1 và ngang 2, có phương vuông góc
với dòng chảy. Kết quả phân tích độ hạt cho thấy
kích thước hạt trung bình tại các mẫu nhỏ, Md dao
động từ 0,003 đến 0,005 mm; độ chọn lọc kém, các
mẫu đều có So > 3.
So sánh kết quả phân tích mẫu độ hạt ở các
tuyến lấy mẫu có thể đưa ra một số nhận xét sau.
Vùng giữa hồ, dọc theo dòng sông cổ (tuyến
dọc) trầm tích tầng mặt có thành phần độ hạt biến
thiên mạnh, phân bố nhiều trầm tích hạt thô, kích
thước hạt trung bình (Md) lớn. Vùng ven hồ có Md
nhỏ hơn, độ hạt ở các mẫu khá đồng đều.
So sánh thành phần độ hạt giữa 4 tuyến mặt cắt
gồm tuyến đầu nguồn, tuyến ngang1, tuyến ngang
2 và tuyến ngang 3 cho thấy phía đầu nguồn hồ
chứa (tuyến đầu nguồn) kích thước hạt trung bình
(Md) trong các mẫu lớn hơn ở các tuyến ngang 1,
ngang 2 và ngang 3, theo quy luật độ hạt mịn dần
về phía cuối hồ.
Độ chọn lọc ở các mẫu phân tích đều có giá trị
So >2, chứng tỏ môi trường trầm tích lòng hồ có
động lực lớn, độ chọn lọc kém. Thực tế cho thấy,
ngoài tác động dòng chảy, tác động của sóng còn
có hoạt động của con người trên sông như khai
thác cát, hoạt động nuôi cá bè, hoạt động đi lại, vận
chuyển của các tàu bè làm tăng động lực của dòng
nước, gây ra môi trường trầm tích xáo động mạnh,
trầm tích có độ chọn lọc kém.
4.2. Đặc điểm thành phần khoáng vật
Kết quả phân tích 39 mẫu khoáng vật sét trong
trầm tích lòng hồ Trị An được biểu diễn trên biểu
đồ hình 4 cho thấy sự phân bố các khoáng vật sét
trong trầm tích lòng hồ Trị An như sau.
Hàm lượng phần trăm monmorilonit trong các
mẫu trên mạng lưới lấy mẫu trên hồ Trị An theo
các tuyến thông thường dao động trong khoảng 4-
6%, mẫu có hàm lượng cao nhất dao động 5-7%,
có nhiều mẫu hàm lượng monmorilonit rất ít. Sự
biến đổi về hàm lượng monmorilonit trong mạng
lưới lấy mẫu không theo quy luật.
Hàm lượng phần trăm của illit trong các mẫu
dao động 11 - 19%, thông thường có hàm lượng
khoảng 14 - 16%. So sánh hàm lượng illit của các
mẫu trong mạng lưới lấy mẫu trong lòng hồ Trị An
cho thấy sự biến đổi khá đồng đều, hàm lượng illit
trong các mẫu trên lệch nhau không lớn.
Hàm lượng phần trăm kaolinit trong các mẫu ở
lòng hồ thông thường dao động trong khoảng 25 -
35%. Tuy nhiên một số mẫu ở giữa dòng chúng có
hàm lượng phần trăm chỉ đạt 20 - 22%.
Hàm lượng phần trăm clorit trong các mẫu dao
động từ 6-7%, thông thường là 6%. Một số mẫu có
hàm lượng phần trăm clorit cao (đạt 7%) là các
mẫu được lấy ở giữa lòng hồ Trị An.
Hàm lượng (%) thạch anh dao động từ 20-29%.
Những mẫu có hàm lượng cao (từ 34-39%) phân
bố ở giữa hồ, dọc theo lòng sông cổ.
Hàm lượng fenspat trong các mẫu có giá trị khá
đồng đều tại các điểm trên mạng lưới lấy mẫu
trong lòng hồ Trị An, hàm lượng feldspat dao động
6-8%.
Hàm lượng gơtit trong các mẫu có giá trị khá
đồng đều tại các vị trí lấy mẫu trên hồ Trị An. Các
kết quả phân tích cho giá trị 6-8%.
Hàm lượng gibsit trong các mẫu có sự thay đổi
rất khác biệt, thông thường khoảng 4-6%. Tuy
nhiên có nhiều mẫu cho kết quả rất nhỏ thậm chí
không xuất hiện khoáng vật gibsit. Những mẫu có
hàm lượng gibsit rất nhỏ hoặc không có là những
mẫu có vị trí ở khu vực giữa dòng sông cổ.
Qua sự so sánh kết quả phân tích các khoáng
vật sét của các mẫu trong lòng hồ Trị An cho thấy,
hàm lượng các khoáng vật sét trong các mẫu có sự
chênh lệch về hàm lượng không lớn. Tuy nhiên, có
một vài sự khác biệt về hàm lượng khoáng vật sét
216
của các mẫu lấy ở giữa dòng sông cổ với các vị trí
còn lại. như sau. Hàm lượng clorit và thạch anh của
các mẫu ở giữa lòng hồ có giá trị cao hơn đối với
các mẫu lấy ở gần bờ. Hàm lượng kaolinit và gibsit
của các mẫu ở giữa lòng hồ có giá trị thấp hơn các
mẫu lấy ở gần bờ.
0
5
10
15
20
25
30
35
40
KV
04
KV
05
KV
07
KV
12
KV
15
KV
16
KV
20
KV
26
KV
27
KV
32
KV
33
KV
35
KV
36
KV
37
KV
38
KV
39
KV
40
KV
41
KV
42
Ký hiệu mẫu
H
àm
lư
ợ
ng
p
hầ
n
tr
ăm
Monmorilonit
Illit
Kaolinit
Clorit
Thạch anh
Fenspat
Gơtit
Gipxit
Hình 4. Biểu đồ phân bố hàm lượng phần trăm khoáng vật trong trầm tích tầng mặt hồ Trị An
4.3. Bề dày trầm tích và tốc độ bồi lắng lòng hồ
Kết quả phân tích tuổi của 42 mẫu trầm tích
bằng phương pháp Pb210, kết hợp với việc mô tả
các tập trầm tích trong cột mẫu đã xác định được
bề dày trầm tích tính từ thời gian bắt đầu hoạt động
của hồ 1987 đến 2012 (khoảng 25 năm) tại từng
cột mẫu trên các tuyến mặt cắt lấy mẫu tại lòng hồ
(hình 5); sử dụng phần mềm Mapinfo xây dựng
bản đồ bề dày trầm tích và tính toán tốc độ bồi lắng
(hình 6).
Hình 5. Mặt cắt bề dày trầm tích tuyến dọc
217
Hình 6. Bản đồ lắng đọng trầm tích lòng hồ Trị An (sau 25 năm hoạt động)
Trên bản đồ lắng đọng trầm tích thể hiện bề dày
trầm tích của từng khu vực sau 25 năm hoạt động
của hồ Trị An.
Vùng bồi tụ mạnh thuộc khu vực đầu nguồn hồ
chứa với bề dày trầm tích 50 - 131cm, tốc độ bồi
lắng 2,0 5,24cm/năm.
Vùng bồi tụ trung bình thuộc khu vực trung tâm
hồ chứa, có bề dày trầm tích 15 - 50cm, tốc độ bồi
lắng 0,6 - 2,0cm/năm.
Vùng bồi tụ yếu thuộc khu vực hạ lưu và các
vùng ven rìa hồ chứa có bề dày trầm tích
0 - 15cm, tốc độ bồi lắng 0 - 0,6cm/năm.
5. Kết luận
Trầm tích lòng hồ Trị An có kích thước hạt
trung bình (Md) giảm dần theo các mặt cắt ngang
từ đầu nguồn hồ chứa đến cuối hồ chứa.
Độ chọn lọc ở các mẫu phân tích đều có giá trị
So >2, chứng tỏ môi trường trầm tích lòng hồ có
động lực lớn, độ chọn lọc kém. Chứng tỏ ngoài tác
động dòng chảy, tác động của sóng còn có hoạt
động của con người trên sông như khai thác cát,
hoạt động nuôi cá bè, hoạt động đi lại, vận chuyển
của các tàu bè làm tăng động lực của dòng nước,
gây ra môi trường trầm tích xáo động mạnh.
Hàm lượng của từng loại khoáng vật
(monmorillonit, illit, kaolinit, clorit, thạch anh,
feldspar, gơtit và gipsit) trong các mẫu có sự chênh
lệch không lớn. Tuy nhiên, cũng có một vài sự
khác biệt về hàm lượng khoáng vật sét của các mẫu
lấy ở tuyến giữa lòng hồ so với các vị trí còn lại,
chứng tỏ quá trình bồi tụ lòng hồ diễn ra có sự
khác nhau ở từng khu vực trong lòng hồ. Khu vực
đầu nguồn là vùng bồi tụ mạnh với tốc độ từ 2,0
đến 5,24 cm/năm, khu vực trung tâm hồ chứa là
vùng bồi tụ trung bình với tốc độ 0,5 - 2,0cm/năm,
khu vực hạ lưu và vùng ven hồ có tốc độ bồi tụ yếu
(0 - 0,5cm/năm).
218
TÀI LIỆU DẪN
[1] Hoàng Văn Huân (chủ biên), 2006: Nghiên
cứu đề xuất các giải pháp KHCN để ổn định lòng
dẫn hạ du hệ thống sông Đồng Nai - Sài Gòn, phục
vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ.
Đề tài độc lập cấp nhà nước, mã số KC08.29. Viện
Khoa học Thủy lợi miền Nam, Tp. HCM.
[2] Lê Mạnh Hùng, 2004: Nghiên cứu dự báo
xói lở bồi lắng lòng dẫn và đề xuất các biện pháp
phòng chống cho hệ thống sông ở đồng bằng sông
Cửu Long. Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam,
Tp. HCM.
[3] Đậu Văn Ngọ, 1999: Hiện trạng lở bờ sông
Đồng Nai và các biện pháp ngăn ngừa khắc phục.
Báo cáo khoa học Hội nghị khoa học Địa chất công
trình và môi trường Việt Nam.
[4] Đậu Văn Ngọ, 2001: Đánh giá ảnh hưởng
của Thủy điện Trị An đến môi trường địa chất hạ
lưu sông Đồng Nai. Luận án Tiến sỹ. Thư viện
Trường ĐH Mỏ - Địa chất, Hà Nội.
SUMMARY
Characeristics of sediments in tri an hydropower lake
Studying the sediment characteristics of Tri An lake is based on the analysis of 96 grain-size, 39 clay mineral and 42
Pb-Ra samples taken from 42 positions in the lake.
The mean diameter (Md) decreases from upstream to downstream of the Tri An lake. The poor sorting (So) with
values over 2 in all samples mean that their sedimentary environment is strong variation.
The analysis show that, Chlorite and Quartz contents in center are higher than near shore of lake, meanwhile Kaolin
and Gibbsite are in contrary.
Sedimentation in the lake differ from one place to another. The upstream is marked highest rate with value from 2.0
to 5.24cm/year; the center has moderate value; the downstream and near-shore area reach the lowest rate from 0 to
0.5cm /year.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3681_12691_1_pb_7997_2107967.pdf