Mặc dù tiểu đạm có thể tự hết trong diễn tiến
tự nhiên của bệnh nhưng thường xảy ra với tỉ lệ
nhỏ và phải mất vài năm(7). Tương tự như vậy,
theo nghiên cứu Praga, thuốc ức chế men
chuyển mặc dù hiệu quả nhưng cũng làm giảm
đạm niệu chậm và chỉ đạt một phần sau 2
năm(24). Ngoài ra, như đã nói ở trên, dùng steroid
đơn độc theo một số nghiên cứu không đạt được
tỉ lệ lui bệnh cao. Do đó, theo Spetie và cộng
sự(24), MMF giữ vai trò chính giúp đạt lui bệnh
cao như vậy. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của
chúng tôi, do số lượng bệnh nhi ít và còn được
truyền tĩnh mạch Methylprednisolone nên cũng
chưa thể ngoại suy vai trò của MMF như trong
nghiên cứu của Spetie. Kết quả nghiên cứu của
chúng tôi chỉ cho thấy phác đồ phối hợp MMF
và steroid tỏ ra có hiệu quả tốt nhưng cần theo
dõi lâu hơn nữa cũng như trên nhiều ca hơn.
Bệnh nhân viêm cầu thận màng do lupus
nên được điều trị sớm với thuốc ức chế hệ
angiotensin để làm giảm đạm niệu, gián tiếp làm
giảm biến chứng tăng lipid máu từ đó giảm
nguy cơ tiến triển thành suy thận mạn và bệnh
mạch vành(16). Trong nghiên cứu của chúng tôi
75% bệnh nhân được sử dụng enalapril và được
dùng sớm sau khi có chẩn đoán. Mặc dù chưa có
thử nghiệm lâm sàng có đối chứng về vai trò của
thuốc ức chế hệ angiotensin ở trẻ em nhưng có
một vài bằng chứng ngoại suy từ người lớn.
Gansevoort và cộng sự báo cáo giảm 30% đạm
niệu ở bệnh nhân viêm cầu thận màng, đặc biệt
ở cả những bệnh nhân có đạm niệu thấp(9).
Nghiên cứu của chúng tôi không có trường
hợp nào tử vong.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 39 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm viêm cầu thận màng do Lupus tại bệnh viện Nhi đồng I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015
404
ĐẶC ĐIỂM VIÊM CẦU THẬN MÀNG DO LUPUS
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG I
Trần Hữu Minh Quân*, Huỳnh Thoại Loan*, Phạm Nam Phương*
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và đáp ứng điều trị của bệnh nhi chẩn
đoán viêm cầu thận màng do lupus ở khoa Thận, bệnh viện Nhi Đồng I từ tháng 01-1-2012 đến 31-12-2014.
Thiết kế nghiên cứu: hồi cứu, mô tả hàng loạt ca.
Kết quả: Từ tháng 1 năm 2012 đến tháng 12 năm 2014, chúng tôi nghiên cứu 8 bệnh nhân được chẩn đoán
viêm cầu thận màng đơn thuần do lupus tại bệnh viện Nhi đồng 1. Tuổi trung bình đến thời điểm chẩn đoán
lupus là 10,5 ± 3,4 tuổi với thời gian bệnh trước chẩn đoán 3,8 1 tháng. Bệnh nhi nữ chiếm 100% và đều cư trú
ở tỉnh. Biểu hiện lâm sàng phổ biến nhất là hồng ban cánh bướm (75%), nhạy cảm ánh sáng (75%), viêm khớp
(62,5%), phù (37,5%), loét họng (37,5%). Tại thời điểm sinh thiết chẩn đoán nhóm V, 37,5% (3/8 trường hợp)
bệnh nhi tiểu đạm ngưỡng thận hư nhưng suy thận chỉ có 1 trường hợp. Phần lớn bệnh nhân có albumin máu
bình thường (2,749 0,87 g/dl), cholesterol máu cao (7,75 1,4 mmol/l), 62,5% (5/8 trường hợp) bổ thể trong
giới hạn bình thường, 42,86% trường hợp có ANA dương tính và 50% trường hợp có anti-dsDNA dương tính.
75% (6/8 trường hợp) được điều trị với mycophenolate mofetil đạt lui bệnh 83,3% (5/6 trường hợp) sau 3 tháng,
100% (5/5 trường hợp) sau 6 tháng và 100% (3/3 trường hợp) sau 12 tháng. 25% (2/8 trường hợp) còn lại được
điều trị prednisone đơn thuần đạt lui bệnh hoàn toàn 100% sau 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng.
Kết luận: Mặc dù số lượng bệnh nhi còn ít, mycophenolate mofetil phối hợp với steroid tỏ ra có hiệu quả
trong điều trị viêm cầu thận màng do lupus.
Từ khóa: lupus ban đỏ hệ thống, viêm cầu thận, bệnh cầu thận màng, mycophenolate mofetil
SUMMARY
THE CHARACTERISITCS OF MEMBRANOUS LUPUS NEPHRITIS AT CHILDREN’S HOSPITAL No1
Tran Huu Minh Quan, Huynh Thoai Loan, Pham Nam Phuong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - No 4 - 2015: 404 - 411
Objective: To describe the epidemiology, clinical, laboratory manifestations and treatment response of
membranous lupus nephritis at Department of Nephrology in Children’s hospital No 1 from January, 2012 to
December, 2014.
Study design: Retrospective, case series and descriptive study.
Results: From January 2011 to December 2013, there were 8 patients diagnosed pure membranous lupus
nephritis (WHO Class V, SLE MN) collected at Children’s Hospital No 1. The mean age was 10.5 ± 3.4 SD years
and the progress duration before diagnosed 3.8 1 SD months. All patients were girls. The most common clinical
manifestations were malar rash, photo sensitivity, arthritis, edema, oral ulcers with the percentage of 75%, 75%,
62.5%, 37.5%, 37.5%, respectively. The renal biopsy indication was significant proteinuria, 3/8 patients in
nephrotic syndrome range proteinuria and only one with renal failure. Albuminemia was in normal range (2.749
0.87 g/dl) in almost cases whereas hypercholesteronemia was noticed in 100% patients. The immunology
markers for SLE diagnosis were just positive in nearly a half with 42.68% and 50% for ANA and anti-dsDNA,
* Khoa Thận, bệnh viện Nhi Đồng 1
Tác giả liên lạc: BS Trần Hữu Minh Quân ĐT: 0937008683 Email: minhquan389112@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Nghiên cứu Y học
405
respectively. More than a third of patients had serum complements depletion. All patients showed good response
to the combination treatment of MMF and prednisone (6 patients) or prednisone alone (2 patients) after 12
months.
Conclusions: These promising results suggest that MMF in combination with prednisone seemed to be
effective and warrant further study in the management of SLE MN.
Key words: systemic lupus erythematous, glomerulonephritis, membranous nephropathy, mycophenolate
mofetil
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm cầu thận màng đơn thuần do lupus
(nhóm V theo phân loại của WHO 1964 và
ISN/RPS 2003) là tổn thương thận tương đối
hiếm gặp, chiếm khoảng 8-20% các ca sinh thiết
thận lần đầu trong viêm thận lupus ở trẻ em(16).
Do thiếu các nghiên cứu thử nghiệm đối chứng,
hướng dẫn điều trị trên nhóm viêm cầu thận
màng do lupus ở trẻ em vẫn còn nhiều tranh cãi
và chủ yếu được ngoại suy từ dân số người lớn
và từ các nghiên cứu trên nhóm viêm cầu thận
màng vô căn.
Tại Việt Nam, cho đến thời điểm hiện tại
chưa có công trình nghiên cứu nào về lupus V ở
trẻ em. Ở bệnh viện Nhi Đồng I, do bệnh ít gặp
nên cũng chưa có phác đồ điều trị cụ thể cho
nhóm này. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu này nhằm mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng,
cận lâm sàng và đáp ứng điều trị của bệnh nhi
viêm cầu thận màng do lupus trong thời gian 3
năm từ 2012 đến 2014. Qua đó, chúng tôi muốn
góp phần nhận xét và mong muốn xây dựng
hoàn chỉnh hơn phác đồ điều trị lupus hiện tại.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Mô tả các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận
lâm sàng và đáp ứng điều trị của bệnh nhi
viêm cầu thận màng do lupus trong thời gian
3 năm từ 2012 đến 2014.
Mục tiêu chuyên biệt
1/ Xác định tỉ lệ các đặc điểm dịch tễ, lâm
sàng và cận lâm sàng của bệnh nhi viêm cầu
thận màng do lupus.
2/ Xác định tỉ lệ sử dụng các thuốc ức chế
miễn dịch và đáp ứng điều trị ở thời điểm 3
tháng và 6 tháng sau khi bắt đầu điều trị của
bệnh nhi viêm cầu thận màng do lupus.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghien cứu
Nghiên cứu mô tả dọc hàng loạt ca.
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chí chọn bệnh
Tất cả bệnh nhi nhập khoa Thận, bệnh viện
Nhi Đồng I thỏa các tiêu chuẩn chọn mẫu sau:
1. Chẩn đoán Lupus phù hợp tiêu chuẩn của
Hiệp hội Thấp học Hoa Kỳ 1982 (cập nhật năm
1997).
2. Giải phẫu bệnh mô sinh thiết thận lần đầu
trước khi điều trị thuộc nhóm V theo hiệp hội
Thận quốc tế ISN/RPS 2003.
Tiêu chí loại ra
Giải phẫu bệnh mô sinh thiết thận trước
khi điều trị thuộc nhóm V kèm thêm nhóm III
hoặc IV.
Giải phẫu bệnh mô sinh thiết thận chuyển
dạng thành nhóm V sau khi dùng thuốc ức chế
miễn dịch (Mycophenolate mofetil,
cyclophosphamide,).
Cỡ mẫu
Tất cả những bệnh nhi thỏa tiêu chí chọn
mẫu đều được đưa vào lô nghiên cứu.
Các bước tiến hành nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu
Ở thời điểm 3 tháng, 6 tháng sau sinh thiết
bệnh nhân sẽ được đánh giá đáp ứng điều trị:
đáp ứng hoàn toàn, đáp ứng một phần và chưa
đáp ứng dựa vào những tiêu chuẩn sau(28):
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015
406
Lui bệnh hay đáp ứng hoàn toàn khi bệnh
nhân đạt được tất cả 3 tiêu chuẩn sau:
Cặn lắng nước tiểu không hoạt tính: ≤ 5 hồng
cầu /quang trường cao độ và không có trụ tế bào
hoặc 1+ qua tổng phân tích nước tiểu.
Creatinin máu ≤ 1,4 mg/dl (124 µmol/l) hoặc
creatinin máu và thanh thải creatinin không quá
15% giá trị bình thường.
Protein niệu < 0,3 g/24 giờ (< 100 mg/m2
da/ngày) hoặc ≤ 1 + qua tổng phân tích nước
tiểu.
Lui bệnh một phần khi bệnh nhân đạt được
tất cả 3 tiêu chuẩn sau:
Creatinine máu ổn định hoặc cải thiện.
Giảm tiểu đạm:
Nếu khởi đầu tiểu đạm ngưỡng thận hư thì
lượng đạm niệu giảm > 50% và < 50mg/kg/ngày.
Nếu khởi đầu đạm niệu < ngưỡng thận hư
thì lượng đạm niệu giảm < 50% so với ban đầu
nhưng > 100 mg/m2 da/ngày.
Cặn lắng nước tiểu có cải thiện so với ban
đầu. Những bệnh nhân này có thể có tiểu đạm,
tiểu máu hoặc cả hai.
Chưa đáp ứng: khi có một trong các tiêu
chuẩn sau
Creatinine máu tăng dần đã loại trừ những
nguyên nhân khác (nhiễm khuẩn huyết, sử
dụng những thuốc độc thận, thuyên tắc tĩnh
mạch thận).
Gia tăng tiểu đạm hoặc giảm tiểu đạm
nhưng không đủ tiêu chuẩn đáp ứng một phần
hoặc tồn tại trụ trong nước tiểu
Xử lý số liệu
Toàn bộ dữ liệu được lưu trữ và xử lý bằng
phần mềm IBM SPSS Statistics 22.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Trong ba năm từ tháng 1-2012 đến tháng 12-
2014, tại khoa Thận Bệnh viện Nhi Đồng I, chúng
tôi ghi nhận có 8 trường hợp viêm cầu thận
màng đơn thuần do lupus (nhóm V theo phân
loại của WHO 1964 và ISN/RPS 2003) thỏa tiêu
chí đưa vào nghiên cứu trên tổng số 147 bệnh
nhân lupus có chỉ định sinh thiết thận, chiếm tỉ
lệ 5,4 %. Tất cả bệnh nhân đều được theo dõi đáp
ứng điều trị sau sinh thiết đủ 3 tháng. 6 tháng
sau sinh thiết có 1 trường hợp quá tuổi trẻ em
nên phải chuyển bệnh viện người lớn. Đến 12
tháng chúng tôi đánh giá đáp ứng được 5 bệnh
nhân, có thêm 1 bệnh nhi về địa phương điều trị
và 1 bệnh nhi chưa đủ 12 tháng, không có
trường hợp tử vong.
Đặc điểm dịch tễ
Tuổi trung bình đến thời điểm chẩn đoán
lupus trong nghiên cứu của chúng tôi là 10,5 ±
3,4 tuổi, nhỏ nhất 3 tuổi, lớn nhất 14 tuổi, tương
tự như kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị
Ngọc Dung(20) tại khoa Thận, bệnh viện Nhi
Đồng I là trung bình 12 ± 2,5 tuổi, Hoàng Thị
Diễm Thúy(19) tại bệnh viện Nhi Đồng II là 12,6 ±
2,03 và Dương Minh Điền tại hai bệnh viện Nhi
đồng là 12,86 2,2 tuổi(8), cũng như nghiên cứu
của các tác giả ngoài nước. Y văn cũng ghi nhận
lupus ở trẻ em hầu hết được chẩn đoán trong độ
tuổi từ 12 tuổi đến 14 tuổi và rất hiếm khi trước 5
tuổi. Nghiên cứu của chúng tôi có 1 trường hợp
khởi phát lupus từ 3 tuổi. Tuy nhiên, nhiều
nghiên cứu cho thấy khởi bệnh sớm hơn không
phải là yếu tố tiên lượng chức năng thận xấu(5).
Thực tế chúng tôi cũng ghi nhận đáp ứng điều
trị của bệnh nhi này tốt, đạt lui bệnh hoàn toàn
sau 3 tháng và 6 tháng.
Tất cả bệnh nhi trong nghiên cứu này là nữ,
khác với nghiên cứu của Trần Hữu Minh
Quân(27), Nguyễn Thị Ngọc Dung(20) và nhiều
nghiên cứu khác(12) với tỉ lệ nam:nữ khoảng từ 1:4
đến 1:5. Có lẽ do cỡ mẫu của chúng tôi khá ít,
nhưng cũng cho thấy lupus thường gặp ở bé gái
nhiều hơn bé trai. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy
trong viêm thận do lupus, giới nam có tiên lượng
xấu hơn và tỉ lệ sống còn thấp hơn so với nữ(21).
Nghiên cứu của chúng tôi là viêm cầu thận
màng do lupus nên tiên lượng tốt hơn nhóm
viêm cầu thận tăng sinh, do đó có lẽ cũng ít gặp
ở bé trai hơn.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Nghiên cứu Y học
407
Tất cả bệnh nhân đều cư trú ở tỉnh, cao hơn
so với nghiên cứu về lupus ở bệnh viện Nhi
Đồng I (72,2%)(27) và II (79%)(19). Do cỡ mẫu chúng
tôi nhỏ nên tỉ lệ có cao hơn nhưng cũng phản
ánh xu hướng tương tự.
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
Trong nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận đa
số bệnh nhi được chẩn đoán sau 3,8 1 tháng,
lâu hơn so với nghiên cứu về viêm cầu thận tăng
sinh do lupus của Trần Hữu Minh Quân (30
ngày)(27), Nguyễn Thị Ngọc Dung (11,1±16,4
tuần)(20), Hoàng Thị Diễm Thúy (25,3 ± 10
ngày)(19). Theo chúng tôi do đối tượng nghiên
cứu của các tác giả trên có diễn tiến nhanh hơn
và tiên lượng xấu hơn nên biểu hiện triệu chứng
sớm hơn.
Về biểu hiện lâm sàng trong nghiên cứu này
chúng tôi ghi nhận không có khác biệt nhiều so
với các nghiên cứu về viêm cầu thận tăng sinh
do lupus cũng như trong y văn, nhiều nhất vẫn
là biểu hiện da niêm (75%, gồm hồng ban cánh
bướm, nhạy cảm ánh sáng), khớp (62,5%) và
thận (37,5%, phù)(27). Tuy nhiên nghiên cứu của
chúng tôi không có trường hợp nào cao huyết
áp, khác với các nghiên cứu ở nhóm viêm cầu
thận tăng sinh, tỉ lệ cao huyết áp khá thường gặp
(Trần Hữu Minh Quân: 38,9%(27), Nguyễn Thị
Ngọc Dung: 34,7%(20)). Điều này có thể do viêm
cầu thận màng có diễn tiến ít cấp tính và nặng nề
hơn. Y văn cũng ghi nhận tăng huyết áp là biểu
hiện không thường gặp trong nhóm viêm cầu
thận màng đơn thuần do lupus, tương tự kết quả
nghiên cứu của chúng tôi(4).
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 75% đạt
trên 4 tiêu chuẩn ACR, tương tự nghiên cứu ở
nhóm viêm cầu thận tăng sinh (Trần Hữu Minh
Quân, 69.4%(27)) hơi thấp hơn so với y văn (90-
95%). Kết quả nảy cho thấy viêm cầu thận màng
hay tăng sinh do lupus thì đều biểu hiện đủ theo
tiêu chuẩn ACR. Các tiêu chuẩn ACR thường
gặp nhất là hồng ban cánh bướm (75%), nhạy
cảm ánh sáng (75%), tổn thương huyết học
(75%), viêm khớp (62,5%), phù (37,5%), loét họng
(37,5%). Kết quả này cũng tương tự nghiên cứu
trên viêm cầu thận tăng sinh do lupus của Trần
Hữu Minh Quân(27), Dương Minh Điền(8).
Chúng tôi ghi nhận trong nghiên cứu nồng
độ bổ thể bình thường chiếm 62,5% (5/8
trường hợp) và tỉ lệ anti-dsDNA dương tính
chỉ chiếm 50% (3/6 trường hợp), ANA dương
tính chỉ 42,86% (3/7 trường hợp), phù hợp với
nghiên cứu của Mok và cộng sự(15). Y văn cũng
ghi nhận bổ thể và anti-dsDNA thường bình
thường trong viêm cầu thận màng do lupus,
khoảng 58% trường hợp, trái ngược với viêm
cầu thận tăng sinh do lupus(16). Do đó đôi khi
bệnh nhân bị chẩn đoán nhầm là viêm cầu
thận màng vô căn mặc dù quan sát mô học rất
gợi ý cơ chế qua trung gian miễn dịch, cho đến
khi biểu hiện đầy đủ triệu chứng lâm sàng
theo tiêu chuẩn ACR của lupus vài tháng hay
vài năm sau tổn thương thận.
Trong nghiên cứu của chúng tôi tiểu đạm
ngưỡng thận hư chỉ chiếm có 37,5% (3/8
trường hợp) và 100% trường hợp đều đã được
dùng prednisone trước đó trong đó 37,5% (3/8
trường hợp) với liều prednisone 2
mg/kg/ngày. Y văn thế giới từ lâu đã ghi nhận
các trường hợp viêm thận do lupus thầm lặng,
trong đó mặc dù bệnh nhân chỉ tiểu đạm ít
dưới ngưỡng thận hư nhưng trên mô học đã
tổn thương thận nặng dạng tăng sinh. Theo
nghiên cứu hồi cứu vào năm 2007 trên 21 bệnh
nhân bị lupus với tiểu đạm thấp thì khi sinh
thiết tổn thương thận dạng tăng sinh chiếm
đến 57%(25). Kết quả đó cho thấy tổn thương
mô học của viêm thận lupus không hoàn toàn
tương quan với mức độ tiểu đạm. Do đó tại
bệnh viện Nhi Đồng I, bệnh nhân được cho chỉ
định sinh thiết thận khá sớm khi có tiểu đạm
dai dẳng không đáp ứng prednisone. Tuy
nhiên, y văn cũng ghi nhận tỉ lệ tiểu đạm
ngưỡng thận hư thay đổi từ 31% đến 100% tùy
đối tượng là viêm cầu thận màng có kèm tăng
sinh hay không(16). Do tỉ lệ tiểu đạm ngưỡng
thận hư không cao nên 75% (6/8 trường hợp)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015
408
bệnh nhi có albumin máu bình thường (2,749
0,87 g/dl).
Trong nghiên cứu này chỉ có một trường
hợp suy thận cấp thoáng qua, 87,5% trường
hợp có chức năng thận bình thường. Kết quả
này phù hợp với diễn tiến chậm của bệnh ghi
nhận trong y văn với 90,4% có chức năng thận
bình thường và hầu hết (85,4%) sẽ tiếp tục
bình thường(4).
Nghiên cứu của chúng tôi cũng ghi nhận
mặc dù tỉ lệ tiểu đạm ngưỡng thận hư không cao
(37,5%) nhưng 100% (6/6 trường hợp) đều có
tăng nồng độ cholesterol toàn phần trong máu.
Cơ chế tăng lipid trong bệnh cầu thận màng còn
nhiều bàn cãi nhưng tăng lipid máu là biến
chứng thường gặp của bệnh cầu thận màng(4) và
có liên quan đến tiểu đạm. Có bằng chứng cho
thấy tăng lipid máu có thể góp phần làm tăng
nguy cơ tổn thương thận tiến triển cũng như
nguy cơ bệnh mạch vành(16).
Đặc điểm giải phẫu bệnh
Về mặt mô học, viêm cầu thận màng đặc
trưng bởi lắng đọng phức hợp miễn dịch lan toả
dưới biểu mô. Tuy nhiên, khác với viêm cầu thận
màng vô căn, viêm cầu thận màng do lupus còn
có lắng đọng và tăng sinh trong trung mô hoặc
dưới nội mô trên kính hiển vi quang học, hình
ảnh lắng đọng nhiều loại globulin miễn dịch
dưới kính hiển vi huỳnh quang (IgG với ưu thế
IgG1, IgG2 và IgG3; IgA; IgM, C3 và đặc biệt
C1q), thể vùi dạng lưới ống trong tế bào nội mô
dưới kính hiển vi điện tử(11).
Nghiên cứu của chúng tôi chỉ khảo sát mô
học dưới kính hiển vi quang học và miễn dịch
huỳnh quang và kết quả phù hợp với y văn. Với
số lượng cầu thận trung bình là 23,3 11,5 cầu
thận (tối thiểu 14 cầu thận và tối đa 41 cầu thận)
chúng tôi ghi nhận 100% trường hợp có màng
đáy cầu thận dày, có viền đôi, có gai, có lỗ, lắng
đọng nhiều loại kháng thể dưới miễn dịch
huỳnh quang với IgG và C1q dương tính mạnh.
Chỉ số hoạt động và mạn tính trong nghiên cứu
của chúng tôi là lần lượt là 6,43 1,6 và 1,86
0,38. Kết quả này có chỉ số hoạt động và chỉ số
mạn tính thấp hơn so với chỉ số của nghiên cứu
trên viêm cầu thận tăng sinh do lupus của tác giả
Trần Hữu Minh Quân(27) (chỉ số hoạt động và
mạn tính lần lượt là 10 2,9 và 3 1,1), phù hợp
với viêm cầu thận màng là bệnh diễn tiến ít cấp
tính hơn so với tăng sinh. Trong nghiên cứu ở
người lớn, chỉ số hoạt động và chỉ số mãn tính
trên giải phẫu bệnh, dựa trên nhóm NIH, được
chấp nhận là dấu ấn có giá trị tiên lượng thận(3).
Tuy nhiên, tính hữu dụng của nó còn tranh cãi,
không chỉ trong nghiên cứu ở người lớn mà cả ở
trẻ em(23).
Hình 1: Đặc điểm mô học viêm cầu thận màng đơn thuần do lupus(21)
Chú thích: a) màng đáy cầu thận có gai, quai mao mạch dãn và không thấy tăng sinh nội mạch (nhuộm bạc, độ phóng đại
x400), b) tăng sinh trung mô nhẹ với quai mao mạch dãn, và dày nhẹ màng đáy cầu thận (nhuộm PAS, độ phóng đại x400)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Nghiên cứu Y học
409
Theo các tác giả tại Malaysia, hai chỉ số trên
không liên quan đến diễn tiến suy thận sau này
nhưng giúp bác sĩ lâm sàng điều trị thuốc tích
cực hơn nếu chỉ số hoạt động cao(13). Chỉ số hoạt
động sẽ dần giảm đi theo thời gian nếu điều trị
thích hợp. Ngoài ra, chỉ số hoạt động và mạn
tính có tính chất chủ quan và thay đổi giữa các
bác sĩ giải phẫu bệnh(23). Do đó, nếu được dùng
trong tiên lượng chức năng thận chúng có thể
gây sai lầm.
Điều trị và đáp ứng
Trước kia, nhiều ý kiến cho rằng viêm cầu
thận màng do lupus không tiến triển nhanh như
các dạng viêm thận tăng sinh nên không cần
điều trị ngoại trừ điều trị các biểu hiện ngoài
thận(6,18,26). Tuy nhiên, các nghiên cứu theo dõi
kéo dài nhiều năm đã cho thấy nếu không điều
trị, đạm niệu kéo dài 7-10 năm sẽ làm khoảng
25% bệnh nhân viêm cầu thận màng do lupus
tiến triển đến suy thận mạn giai đoạn cuối(14). Cơ
chế gây tiến triển đến suy thận mạn có thể do
độc tính của đạm niệu(10), nhưng cũng có thể do
chuyển dạng giải phẫu bệnh sang tăng sinh. Các
nguy cơ khác của viêm cầu thận màng do lupus
không điều trị là đạm niệu nặng kéo dài dẫn đến
tăng lipid máu và xơ vữa động mạch, tăng đông
và huyết khối(1).
Do đó, hiện nay phần lớn tác giả đồng thuận
rằng viêm cầu thận màng đơn thuần do lupus
kèm với suy thận, đạm niệu kéo dài hoặc không
đáp ứng với thuốc ức chế hệ angiotensin là có
chỉ định điều trị ức chế miễn dịch(16).
Glucocorticoids (steroids) là thuốc lựa chọn đầu
tiên để điều trị viêm cầu thận màng do lupus(6).
Tuy nhiên, chỉ có khoảng 35% bệnh nhân đạt lui
bệnh chỉ với steroids(17). Điều đó gợi ý cần phối
hợp sớm thuốc ức chế miễn dịch khác để đạt và
duy trì lui đạm niệu ở những bệnh nhân này(2,4).
Lựa chọn thuốc ức chế miễn dịch thứ hai cũng
lại là vấn đề chưa thống nhất, một phần cũng do
số lượng bệnh nhân trong các nghiên cứu
thường ít.
Về cơ chế bệnh sinh, Mycophenolate mofetil
(MMF) ức chế sản sinh các cytokine của tế bào T
giúp đỡ loại 2, do đó ngăn chặn sự lắng đọng
kháng thể và hoạt hoá bổ thể(22).
Về lâm sàng, MMF có vẻ ưu thế hơn so với
các thuốc ức chế miễn dịch thứ hai khác về mặt
an toàn và hiệu quả. MMF đặc biệt ít tác dụng
phụ hơn so với nhóm tác nhân alkyl hóa và tác
dụng ức chế miễn dịch tốt hơn azathioprine mà
không làm tăng độc tính. MMF cũng không gây
độc thận như cyclosporine. Theo nghiên cứu của
Spetie và cộng sự, mặc dù không phải là nghiên
cứu đối chứng, gợi ý rằng MMF liều trung bình
phối hợp với steroids và thuốc ức chế hệ
angiotensin tỏ ra an toàn và hiệu quả trong điều
trị tấn công và duy trì lui đạm niệu ở bệnh nhân
viêm cầu thận màng do lupus(24).
Trong nghiên cứu này, 75% (6/8 trường hợp)
được phối hợp điều trị với MMF và 25% (2/8
trường hợp) còn lại được điều trị prednisone
đơn thuần. Trong nhóm điều trị với MMF có 4
bệnh nhi được truyền tĩnh mạch 3 liều
Methylprednisolone. Liều MMF trung bình 1030
± 231,65 mg/m2/ngày.
Kết quả điều trị như sau: Nhóm dùng MMF
đạt lui bệnh 83,3% (5/6 trường hợp) sau 3 tháng,
100% (5/5 trường hợp) sau 6 tháng và 100% (3/3
trường hợp) sau 12 tháng (do có 1 bệnh nhi đạt
lui bệnh một phần sau 3 tháng được chuyển
bệnh viện người lớn do quá tuổi nhi đồng, đến
12 tháng có 2 bệnh nhân đạt lui bệnh hoàn toàn
lúc 6 tháng nhưng chưa đủ thời gian). Trong
nghiên cứu của chúng tôi có 2 trường hợp sau
sinh thiết thận do đạm niệu có xu hướng cải
thiện khi dùng prednisone nên được tiếp tục
điều trị như cũ, không phối hợp thuốc ức chế
miễn dịch thứ hai. Nhóm này đạt lui bệnh hoàn
toàn 100% sau 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng.
Qua kết quả trong bảng 1, chúng tôi nhận
thấy mặc dù số ca còn ít nhưng tỉ lệ lui bệnh khá
tốt với tỉ lệ đạt lui bệnh hoàn toàn cao.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015
410
Bảng 1: Đáp ứng điều trị với MMF
số ca Đáp ứng điều trị với MMF
sau 3 tháng
Đáp ứng điều trị với MMF
sau 6 tháng
Đáp ứng điều trị với MMF
sau 12 tháng
chưa đáp ứng 1 0 0
không theo dõi được 0 1 3
lui bệnh hoàn toàn 1 4 3
lui bệnh một phần 4 1 0
Tổng 6 5 3
Mặc dù tiểu đạm có thể tự hết trong diễn tiến
tự nhiên của bệnh nhưng thường xảy ra với tỉ lệ
nhỏ và phải mất vài năm(7). Tương tự như vậy,
theo nghiên cứu Praga, thuốc ức chế men
chuyển mặc dù hiệu quả nhưng cũng làm giảm
đạm niệu chậm và chỉ đạt một phần sau 2
năm(24). Ngoài ra, như đã nói ở trên, dùng steroid
đơn độc theo một số nghiên cứu không đạt được
tỉ lệ lui bệnh cao. Do đó, theo Spetie và cộng
sự(24), MMF giữ vai trò chính giúp đạt lui bệnh
cao như vậy. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của
chúng tôi, do số lượng bệnh nhi ít và còn được
truyền tĩnh mạch Methylprednisolone nên cũng
chưa thể ngoại suy vai trò của MMF như trong
nghiên cứu của Spetie. Kết quả nghiên cứu của
chúng tôi chỉ cho thấy phác đồ phối hợp MMF
và steroid tỏ ra có hiệu quả tốt nhưng cần theo
dõi lâu hơn nữa cũng như trên nhiều ca hơn.
Bệnh nhân viêm cầu thận màng do lupus
nên được điều trị sớm với thuốc ức chế hệ
angiotensin để làm giảm đạm niệu, gián tiếp làm
giảm biến chứng tăng lipid máu từ đó giảm
nguy cơ tiến triển thành suy thận mạn và bệnh
mạch vành(16). Trong nghiên cứu của chúng tôi
75% bệnh nhân được sử dụng enalapril và được
dùng sớm sau khi có chẩn đoán. Mặc dù chưa có
thử nghiệm lâm sàng có đối chứng về vai trò của
thuốc ức chế hệ angiotensin ở trẻ em nhưng có
một vài bằng chứng ngoại suy từ người lớn.
Gansevoort và cộng sự báo cáo giảm 30% đạm
niệu ở bệnh nhân viêm cầu thận màng, đặc biệt
ở cả những bệnh nhân có đạm niệu thấp(9).
Nghiên cứu của chúng tôi không có trường
hợp nào tử vong.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 8 trường hợp viêm cầu thận
màng đơn thuần do lupus tại khoa Thận bệnh
viện Nhi Đồng 1, Tp Hồ Chí Minh từ 1-2011 đến
12-2013 chúng tôi nhận thấy đáp ứng điều trị tốt
khi dùng phối hợp MMF và steroid, tương tự
một số nghiên cứu khác.
Do số bệnh nhi trong nghiên cứu của
chúng tôi còn quá ít và thời gian theo dõi ngắn
nên chúng tôi kiến nghị cần tập hợp nhiều
bệnh nhi hơn nữa và theo dõi trong thời gian
dài để đánh giá chính xác hơn hiệu quả điều
trị với phác đồ này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Asanuma Y et al. (2003). "Premature coronary-artery
atherosclerosis in systemic lupus erythematosus. ". N. Engl. J.
Med. 349: pp. 2407-2415.
2. Austin HA, Boumpas DT, Vaughan EM, Balow JE (1994).
"Predicting renal outcomes in severe lupus nephritis:
contributions of clinical and histologic data.". Kidney Int. 45:
pp. 544–550.
3. Austin HA, Illei GG (2005). "Membranous lupus nephritis".
Lupus. 14: pp. 65-71.
4. Austin, HA, Vaughan EM & Balow JE (2000). "Lupus
membranous nephropathy: randomized controlled trial of
prednisone, cyclosporine and cyclophosphamide [Abstract]".
J. Am. Soc. Nephrol. 11: pp. 81A.
5. Bahabri S, Al Sabban E, Al Rashed A., et al. (1997). "Juvenile
systemic lupus erythematosus in 60 Saudi children.". Ann
Saudi Med. 17(6): pp. 612-615.
6. Cameron JS, Turner DR, OGG CS, et al (1979). "Systemic lupus
with nephritis:A long-term study". QJ Med 48: pp. 1-24.
7. Donadio JV, JR., Burgess JH, Holley Ke (1977). "Membranous
lupus nephropathy:Aclinicopathologic study". Medicine 56:
pp. 527-536.
8. Dương Minh Điền, Vũ Huy Trụ, Lê Thị Ngọc Dung (2004).
"Tổn thương thận trong lupus đỏ hệ thống ở trẻ em". Y Học
TP. Hồ Chí Minh 8(1): tr. 65-72.
9. Gansevoort RT, Heeg JE, Vriesendorp R, de Zeeuw D, de Jong
PE (1992). "Antiproteinuric drugs in patients with idiopathic
membranous glomerulopathy". Nephrol Dial Transplant. 7:
pp. 91-96.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Nghiên cứu Y học
411
10. Hebert LA, Wilmer WA, Falkenhain ME, et al (2001).
"Renoprotection: One or many therapies?". Kidney Int. 59: pp.
1484–1490.
11. Hong Ma, Sandor DG, and Beck LH Jr (2013). "The Role of
Complement in Membranous Nephropathy". Seminars
inNephrology. 33(6): pp. 531-542.
12. Huang, JL, KW Yeh, TC Yao, YL Huang, HT Chung, LS Ou,
WI Lee and LC Chen Pediatric lupus in Asia. Lupus, 2010. 19,
1414–1418.
13. Khoo, JJ, S Pee, B Thevarajah, YC Yap and CK Chin. (2005).
"Lupus nephritis in children in Malaysia.". J. Paediatr. Child
Health. 41: pp. 31-35.
14. Mercadal L, Tezenas Du Montcel S, Nochy D, et al, And The
Groupe D’etudes Nephrologiques En Ile De France (2002).
"Factors affecting outcome and prognosis in membranous
lupus nephropathy". Nephrol Dial Transplant 17: pp. 1771–
1778.
15. Mok, CC et al. (2004). "Treatment of pure membranous lupus
nephropathy with prednisone and azathioprine: an open-label
trial". Am. J. Kidney Dis. . 43: pp. 269-276.
16. Mok, Chi Chiu (2009). "Membranous nephropathy in systemic
lupus erythematosus: a therapeutic enigma". Nat. Rev.
Nephrol. 5: pp. 212–220.
17. Moroni G, Maccario M, Banfi G, et al (1998). "Treatment of
membranous lupus nephritis.". Am J Kidney Dis. 31: pp. 681–
686.
18. Nanra RS, Kincaid-Smith P (1973). "Lupus nephritis: Clinical
course in relation to treatment", Glomerulonephritis,
Morphology, Natural History and TreatmentJohnWiley. pp.
1193–1210.
19. Nguyễn Huỳnh Trọng Thi, Trần Thị Mộng Hiệp, Hoàng Thị
Diễm Thúy (2010). "Kết quả điều trị viêm thận lupus tại bệnh
viện Nhi Đồng 2". Y học thành phố Hồ Chí Minh. 14(4): tr. 61-
65.
20. Nguyễn Thị Ngọc Dung, Huỳnh Thoại Loan, Lê Khánh Diệu
(2011). "Đánh giá mức độ hoạt tính của bệnh lupus đỏ hệ
thống ở trẻ em theo thang điểm SLEDAI và ECLAM.". Tạp chí
Y học Tp Hồ Chí Minh. 15(3): tr. 39-40.
21. Niaudet, Patrick, Re´mi Salomon (2009). "Systemic Lupus
Erythematosus", Pediatric Nephrology, E. Avner, Editor
Springer-Verlag Berlin Heidelberg 2009. pp. 1127 - 1153.
22. Penny MJ, Boyd RA, Hall BM (1998). "Mycophenolate mofetil
prevents the induction of active Heymann nephritis:
association with Th2 cytokine inhibition.". J Am Soc Nephrol.
9: pp. 2272–2282.
23. Schwartz, MM, Lan SP, Bernstein J, Hill GS, Holley K, Lewis
EJ (1992). "Role of pathology indices in the management of
severe lupus glomerulonephritis. Lupus Nephritis
Collaborative Study Group.". Kidney Int. 42: pp. 743–748.
24. Spetie DN, Tang Y, Rovin BH, et al (2004). "Mycophenolate
therapy of SLE membranous nephropathy". Kidney
International. 66: pp. 2411-2415.
25. Stine CL et al. (2007). "Renal biopsy inlupus patients with low
levels of proteinuria". J. Rheumatol. 34: pp. 332-335.
26. The Southwest Pediatric Nephrology Study Group (1986).
"Comparison of idiopathic and systemic lupus erythematosus-
associated membranous glomerulopathy in children". Am J
Kidney Dis 7: pp. 115–124.
27. Trần Hữu Minh Quân (2013) Đặc điểm các trường hợp lupus
ban đỏ hệ thống có tổn thương thận được điều trị tấn công với
mycophenolic acid tại bệnh viện Nhi Đồng I, Đại học Y Dược
Tp. Hồ Chí Minh.
28. Wang, LC, Yang YH, Lu MY, Chiang BL (2004).
"Retrospective analysis of the renal outcome of pediatric lupus
nephritis". Clin Reumatol 23: pp. 318 – 323.
Ngày nhận bài báo: 31/05/2015
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 05/06/2015
Ngày bài báo được đăng: 05/08/2015
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_viem_cau_than_mang_do_lupus_tai_benh_vien_nhi_dong.pdf