Đặc điểm về biến chứng
Hội chứng thực bào máu là một biến chứng
nặng, đe dọa tính mạng các bệnh nhân
VKTNTP, nhất là thể hệ thống. 2/10 bệnh nhân
thể hệ thống bị biến chứng thực bào máu, chiếm
tỉ lệ 20% tương đương với nghiên cứu của Kejian
Zhang (19,8%) và cao hơn ghi nhận trong y văn
(7 ‐ 13%)(4,11). Một bệnh nhân không đáp ứng với
phác đồ điều trị thực bào máu thứ phát và tử
vong trong bệnh cảnh suy đa cơ quan. Biểu hiện
của biến chứng thực bào máu gần giống với đợt
tiến triển nặng của VKTNTP thể hệ thống nên
cần phải cảnh giác biến chứng này trước khi
nghĩ đến tiến triển nặng của bệnh. 71,4% bị
chậm tăng trưởng chiều cao, cao hơn Nikishina
I. và Shapovalenko A. (40% trong số 170 trẻ
VKTNTP có thời gian mắc bệnh trung bình là 5,1
năm)(14). Chậm tăng trưởng chiều cao có liên
quan đến mức độ nặng, thời gian bị bệnh cũng
như thời gian điều trị Corticoids. 57,1% bị thiếu
máu, tương đương nghiên cứu của Alexeeva
EI.(1). Thiếu máu ở trẻ VKTNTP do nhiều yếu tố
kết hợp như thiếu sắt, tăng nồng độ IL‐6 gây cản
trở phân phối sắt, sắt không được sử dụng, mất
máu mạn ở dạ dày ruột do dùng thuốc kháng
viêm. 14,3% bị viêm màng bồ đào, cao hơn
Heiligenhaus A. là 12% trong nhóm trẻ
VKTNTP chung(9). 17,9% bị đục thủy tinh thể do
sử dụng Corticoids liều cao, kéo dài. Các trẻ này
đều có thời gian sử dụng Corticoids > 2 năm.
82,1% bị loãng xương. Theo Cassidy JT. và
Haughen M., loãng xương do hậu quả của quá
trình viêm tiến triển không được kiểm soát tốt
và có liên quan với thời gian, liều lượng
Corticoids(4). 71,4% bị các biến chứng liên quan
đến cơ xương khớp như cứng khớp, teo cơ
quanh khớp, khác biệt chiều dài chi. Phòng ngừa
cứng khớp, teo cơ bằng cách kiểm soát hoạt tính
bệnh, khống chế phản ứng viêm. 78,6% bị hội
chứng Cushing; 28,6% bị tăng huyết áp; 3,6% bị
suy thượng thận cấp do sử dụng Corticoids. 4
bệnh nhân bị tổn thương gan và 1 bệnh nhân bị
viêm phổi kẽ khi dùng MTX. 2 bệnh nhân bị sốc
phản vệ và 1 bệnh nhân bị dị ứng khi sử dụng
Tocilizumab.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 139 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm viêm khớp thiếu niên tự phát kháng trị tại bệnh viện Nhi đồng 2 từ 01/2008 đến 07/2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 496
ĐẶC ĐIỂM VIÊM KHỚP THIẾU NIÊN TỰ PHÁT KHÁNG TRỊ
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 TỪ 01/2008 ĐẾN 07/2013
Nguyễn Thị Kim Yến*, Nguyễn Thị Thanh Lan*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định các đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị và biến chứng của trẻ viêm
khớp thiếu niên tự phát (VKTNTP) kháng trị.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca với 28 trường hợp VKTNTP kháng trị tại bệnh viện Nhi
Đồng 2 TP.HCM từ tháng 01/2008 đến tháng 07/2013.
Kết quả: Tỉ lệ kháng trị là 10,9%. Tỉ lệ nữ/nam là 1,8/1.Tuổi khởi bệnh trung bình 6,6 ± 2,9 tuổi và thời
gian mắc bệnh trung bình 4,4 ± 2 năm. Số khớp viêm trung bình 10,7 ± 5,6 khớp, thường viêm các khớp lớn. Tất
cả đều bị tổn thương xương trên Xquang. Phân nhóm điều trị theo theo ACR 2011: 50% viêm đa khớp, 35,7%
thể hệ thống và 14,2% viêm khớp cùng chậu hoạt động; tất cả đều có yếu tố tiên lượng kém với hoạt tính bệnh từ
trung bình đến nặng. 50% có khởi đầu dùng nhóm thuốc chống thấp thay đổi diễn tiến bệnh (DMARDs) trễ và
tất cả đều phụ thuộc Corticoids với liều trung bình 0,99 ± 0,33mg/kg/ngày. 53,6% được chỉ định liệu pháp sinh
học (LPSH) với Tocilizumab và đạt được cải thiện theo ACR‐Pedi sau 3‐6 tháng. Biến chứng: loãng xương
(82,1%), hội chứng Cushing (78,6%), biến chứng cơ xương khớp (71,4%), chậm tăng trưởng (71,4%), thiếu
máu (57,1%), biến chứng mắt (32,2%), hội chứng thực bào máu (7,1%).
Kết luận: VKTNTP kháng trị phần lớn thuộc thể hệ thống và thể đa khớp. Bệnh gây tổn thương xương
khớp nặng với nhiều biến chứng toàn thân nguy hiểm. Về điều trị, tất cả bệnh nhân đều cần DMARDs phối hợp
với các thuốc kháng viêm và bị lệ thuộc Corticoids với liều khá cao (0,99 ± 0,33mg/kg/ngày). Bệnh có đáp ứng với
điều trị LPSH.
Từ khóa: viêm khớp thiếu niên tự phát, kháng trị, liệu pháp sinh học
ABSTRACT
THE CHARACTERISTICS OF THERAPY‐RESISTANT JUVENILE IDIOPATHIC ARTHRITIS
AT THE CHILDREN’S HOSPITAL 2 FROM 01/2008 TO 7/2013
Nguyen Thi Kim Yen, Nguyen Thi Thanh Lan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 496 ‐ 501
Objective: To characterize the epidemiological, clinical, laboratory and therapeutic features and
complications of patients with therapy‐resistant juvenile idiopathic arthritis (JIA).
Method: A case‐series study of 28 patients with therapy‐resistant JIA at Children’s Hospital 2 HCMC from
01/2008 to 7/2013
Results: The resistance rate was of 10.9 %. Female to male ratio was 1.8/1. The mean age at disease onset
was 6.6 ± 2.9 year olds and the mean disease duration was 4.4 ± 2 years. Mean number of inflamed joints was
10.7 ± 5.6 joints, often large affected joints. All cases were available in plain X‐rays of affected bones. Grouping
by ACR 2011 recommendations: 50% polyarthritis arthritis, 35.7% systemic arthritis and 14.2% active
sacroiliac arthritis; all cases had features of poor prognosis with moderate to high disease activity. 50% cases were
lately used disease modifying anti‐rheumatic drugs (DMARDs) at the beginning and all cases were corticoid‐
* Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Thị Kim Yến, ĐT: 0989607817 Email: bs.yen.nd2@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 497
dependent JIA with an average dose of 0.99 ± 0.33 mg/kg/day; 53.6% cases were used biological therapy with
Tocilizumab and achieve ACR ‐ Pedi reponse after 3‐6 months. Complications: osteoporosis (82.1%), Cushing
syndrome (78.6%), musculoskeletal complications (71.4%), growth retardation (71.4%), anemia (57.1%), eye
complications (32.2%), macrophage activation syndrome (7.1%).
Conclusion: The majority of therapy‐resistant JIA was systemic and polyarticular types. This disease
caused severe osteoarthritis with dangerous systemic complications. Regarding treatment, all patients were
required the combination of DMARDs and anti‐inflammatory drugs and were corticoid‐dependent JIA with a
high dose (0.99 ± 0.33 mg/kg/day). Patients may respond to biological therapy.
Keywords: Juvenile idiopathic arthritis, therapy‐resistant, biological therapy.
ĐẶT VẤN ĐỀ
VKTNTP là bệnh khớp mạn thường gặp
nhất ở trẻ em và là một trong những nguyên
nhân gây tàn phế cho trẻ. Tiên lượng chung của
bệnh thường tốt, phần lớn có đáp ứng với thuốc
kháng viêm không Steroids (NSAIDs), nhất là
thể ít khớp. Tuy nhiên, khoảng 5 – 10% bệnh
nhân, đặc biệt là thể hệ thống và thể đa khớp có
biểu hiện kháng trị nghĩa là không đáp ứng với
DMARDs phối hợp với các thuốc kháng viêm
hoặc có đáp ứng nhưng lệ thuộc Corticoids. Tiên
lượng của nhóm kháng trị nhìn chung còn xấu
với tỉ lệ tử vong và tàn tật cao do biến chứng của
bệnh và các tác dụng phụ của thuốc. Trên thế
giới, LPSH đang là một bước tiến mới trong điều
trị VKTNTP kháng trị(4,16). Tại Việt Nam, chưa có
nghiên cứu về nhóm VKTNTP kháng trị, việc
điều trị còn gặp nhiều khó khăn.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định các đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng,
cận lâm sàng, điều trị và biến chứng của nhóm
trẻ VKTNTP có biểu hiện kháng trị tại bệnh viện
Nhi Đồng 2 TP.HCM.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Dân số chọn mẫu
Tất cả trẻ dưới 16 tuổi nhập viện vào khoa
Tim mạch bệnh viện Nhi Đồng 2 được chẩn
đoán VKTNTP có biểu hiện kháng trị từ 01/2008
đến tháng 7/2013.
Tiêu chí chọn mẫu
Tiêu chí đưa vào
Tiêu chuẩn chẩn đoán VKTNTP theo hội
chống thấp quốc tế ILAR.
Tiêu chuẩn kháng trị: VKTNTP được coi là
kháng trị khi các triệu chứng của bệnh vẫn tồn
tại hoặc tiến triển nặng hơn dù đã được điều trị
với Methotrexate liều ≥10mg/m²/tuần và/hoặc lệ
thuộc Corticoids (Prednisone ≥0,25mg/kg/ngày)
trong thời gian ≥ 6 tháng.
Tiêu chí loại ra
Các bệnh án và hồ sơ ngoại trú hồi cứu
không có đầy đủ thông tin theo mẫu bệnh án
soạn sẵn
Bệnh nhân đã bỏ tái khám
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả hàng loạt ca
Cở mẫu
Lấy trọn mẫu.
Thu thập và xử lý số liệu
Dữ liệu được nhập và xử lý thống kê bằng
phần mềm SPSS 11.5
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Tỉ lệ VKTNTP kháng trị
Tỉ lệ kháng trị là 10,9%; tương tự ghi nhận
trong y văn cũng như các nghiên cứu khác trên
thế giới là 5 ‐ 10%(4,6) .
Đặc điểm dịch tễ học
Phần lớn bệnh nhân thuộc thể hệ thống và
thể đa khớp. Đây là hai thể bệnh VKTNTP ít gặp
nhưng có diễn tiến nặng và tỉ lệ kháng trị khá
cao, phù hợp với ghi nhận trong y văn (4) và các
tác giả Kuo HC.(12), Alexeeva EI.(1). Bệnh nhân nữ
chiếm ưu thế với tỉ lệ nữ/nam = 1,8/1, tương tự
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 498
với Kuo HC.(12) và Alexeeva EI.(1). Tuổi khởi phát
bệnh trung bình 6,6 ± 2,9 tuổi, cao hơn Alexeeva
EI. (4,9 tuổi)(1) và De Kleer IM. (3,9 tuổi)(6). Thời
gian từ khi khởi phát triệu chứng viêm khớp
đến khi được chẩn đoán VKTNTP trung vị là
49,3 tuần, dài nhất là 240 tuần. Triệu chứng viêm
khớp ở giai đoạn sớm đôi khi chỉ biểu hiện bằng
sưng nhẹ hoặc đau nhẹ nên có thể bị bỏ qua dẫn
đến chẩn đoán thường muộn. Thời gian mắc
bệnh tính từ lúc có triệu chứng viêm khớp đến
hiện tại trung bình là 4,4 ± 2 năm. Trẻ VKTNTP
kháng trị có thời gian mắc bệnh càng lâu thì tỉ lệ
các biến chứng do bệnh tiến triển nặng và do
thuốc điều trị xảy ra càng cao(15).
Đặc điểm lâm sàng
Số khớp viêm
Số khớp viêm trung bình khi bệnh nhân
kháng trị là 10,7 ± 5,6 khớp; tương đương với
Alexeeva EI. là 11,8 ± 2,4 khớp(1). Điều này cho
thấy các bệnh nhân VKTNTP kháng trị có hoạt
tính bệnh cao kèm với số lượng khớp tổn
thương nhiều(2). Theo Flato số khớp tổn thương
càng nhiều thì tiên lượng bệnh càng xấu(8).
Vị trí khớp viêm
Khớp tổn thương thường gặp là khớp gối
(78,6%), khớp cổ chân (64,3%), khớp cột sống
50% và khớp háng 42,9%. Tổn thương khớp
thường có tính chất đối xứng hai bên, hầu hết
có tổn thương khớp thân trục. Khác với ghi
nhận trong y văn về nhóm VKTNTP thường bị
viêm các khớp lớn ngoại biên và thường
không đối xứng(17). Tổn thương khớp đối xứng
2 bên, tổn thương khớp thân trục là các dấu
hiệu tiên lượng kém và có liên quan chặt chẽ
với mức độ tàn tật(8).
Thời gian cứng khớp sáng
75% bệnh nhân bị cứng khớp vào buổi sáng,
trong đó có 9 bệnh nhân (chiếm tỉ lệ 32,1%) bị
cứng khớp buổi sáng > 2giờ. Cứng khớp sáng là
dấu hiệu chứng tỏ bệnh còn hoạt tính.
Đặc điểm cận lâm sàng
Công thức máu
Bạch cầu trung bình là 14,6 ± 6,3 x
1.000/mm³; tương đương Alexeeva EI. (14,7 ± 5,1
x 1.000/mm³)(1). 64,3% có tăng bạch cầu trong
máu; trong đó, có 28,6% tăng bạch cầu >
10.000/mm³ và 35,7% có bạch cầu tăng cao >
15.000/mm³. Tiểu cầu trung bình 494,6 ± 180,6 x
1.000/mm³, thấp hơn Alexeeva EI. với tiểu cầu
trung bình là 611 ± 145 x 1.000/mm³(1). Tăng bạch
cầu và tiểu cầu là biểu hiện của đáp ứng viêm
trong giai đoạn cấp.
Tốc độ lắng máu
VS giờ đầu trung bình là 79,1 ± 18,1mm,
cao hơn Alexeeva EI. với VS trung bình là 48 ±
21,5mm(1). 42,9% có VS tăng vừa 50 – 100mm
và 57,1% có VS tăng cao > 100mm. Tốc độ lắng
máu có vai trò trong việc đánh giá hoạt tính
bệnh, chọn lựa thuốc điều trị đồng thời giúp
theo dõi sự cải thiện hoạt tính bệnh trong quá
trình điều trị. VS tăng cao, kéo dài có ý nghĩa
tiên lượng kém và liên quan đến quá trình hủy
xương khớp(15).
Điện di đạm máu
Đa số có xáo trộn miễn dịch với đảo ngược
trị số A/G và sự thay đổi một hay nhiều thành
phần globulin, thường gặp nhất là tăng α2‐
globulin (57,1%) và tăng γ‐globulin (26,9%).
96,2% có giảm albumin máu. Giảm albumin
máu thường do phản ứng viêm mạnh tiến triển
hơn là do tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Điện di
đạm máu có giá trị khi tiến hành đồng thời với
VS để đánh giá tình trạng tăng đáp ứng miễn
dịch và phản ứng viêm(4).
Các đặc điểm về X quang khớp
Tất cả đều bị tổn thương xương với nhiều
mức độ khác nhau: 100% mất vôi xương (18%
mất vôi nặng), 39% hẹp khe khớp, 32% phá hủy
đầu xương, 25% dính khớp và biến dạng khớp,
18% rối loạn tăng trưởng xương. So với Van
Rossum MA.(18), tỉ lệ rối loạn tăng trưởng xương
của chúng tôi ít hơn nhưng tỉ lệ tổn thương
xương nặng cao hơn, có thể do mẫu bệnh nhân
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 499
VKTNTP kháng trị của chúng tôi nặng hơn so
với mẫu VKTNTP của Van Rossum MA. và thời
gian mắc bệnh trung bình trong nhóm của
chúng tôi lâu hơn (4,4 năm so với 3,2 năm).
Đặc điểm chẩn đoán
Phân nhóm điều trị, đánh giá hoạt tính bệnh
và yếu tố tiên lượng kém theo ACR 2011
Năm 2011, Hội thấp khớp học Mỹ đưa ra
khuyến cáo ACR 2011 về điều trị bệnh VKTNTP
theo phân nhóm và hoạt tính bệnh. Trong đó,
mức độ hoạt tính bệnh và yếu tố tiên lượng kém
được nhấn mạnh như là một chìa khóa thành
công cho điều trị(2). Phân nhóm điều trị theo
khuyến cáo của ACR 2011: 50% thuộc nhóm
viêm ≥ 5 khớp, 21,4% thuộc thể hệ thống với
viêm khớp hoạt động, 14,3% thuộc thể hệ thống
với hoạt tính bệnh toàn thân và 14,2% thuộc
nhóm viêm khớp cùng chậu hoạt động. Tất cả
đều có yếu tố tiên lượng kém với hoạt tính bệnh
từ trung bình đến cao (28,6% có hoạt tính bệnh
trung bình và 71,4% có hoạt tính bệnh cao). Như
vậy, ngay từ đầu các bệnh nhân này đều đã cần
được theo dõi sát và điều trị tích cực với can
thiệp sớm DMARDs để tránh phá hủy xương
khớp dẫn đến tàn phế cũng như tránh các biến
chứng nặng khác của bệnh.
Phân độ chức năng vận động khớp theo
Steinbrocker
42,9% ở giai đoạn II; 46,4% ở giai đoạn III và
10,7% ở giai đoạn IV. Tỉ lệ tổn thương xương ở
các giai đoạn nặng cao hơn Cynthia Savioli với
nghiên cứu trên nhóm bệnh nhân VKTNTP(5) và
thấp hơn Liz Wallin với nghiên cứu trên bệnh
nhân VKTNTP thể đa khớp. Điều này phù hợp
với tiên lượng của thể đa khớp là có nguy cơ bị
hủy xương nặng(4).
Đặc điểm về điều trị
Giai đoạn trước kháng trị
Tất cả đều cần dùng NSAIDs trong quá trình
bệnh và 75% còn dùng NSAIDs cho đến thời
điểm kháng trị với Ibuprofen liều trung bình
26,1 ± 5,9mg/kg/ngày. Tất cả đều bị phụ thuộc
Corticoids toàn thân với liều khá cao, trung bình
là 0,99 ± 0,33mg/kg/ngày cao hơn Baranov AA.
là 0,5mg/kg/ngày(3) và Femke HM. Prince là
0,33mg/kg/ngày(7). Thời gian dùng Corticoids
trung bình 21,5 ± 13,8 tháng. Do sử dụng
Corticoids liều cao và kéo dài, các bệnh nhân
trong nghiên cứu đều bị một hoặc nhiều tác
dụng phụ của thuốc này. DMARDs là nhóm
thuốc cần được chỉ định ngay trong các trường
hợp bệnh có hoạt tính cao hay có yếu tố tiên
lượng kém(1). 50% bệnh nhân có thời điểm bắt
đầu dùng DMARDs trễ do chẩn đoán xác định
bệnh trễ và không được đánh giá đầy đủ hoạt
tính bệnh cũng như các yếu tố tiên lượng kém.
DMARDs được sử dụng chủ yếu là
Methotrexate (MTX) kế đến là Sulfasalazine.
Liều MTX uống trung bình là 9,2 ±
2,5mg/m²/tuần.
Giai đoạn kháng trị
14,2% được tăng liều Corticoids (uống hoặc
truyền tĩnh mạch liều cao trong thời gian ngắn)
và vẫn giữ nguyên thuốc điều trị cơ bản để tạm
thời làm giảm hoạt tính bệnh. Phương pháp này
đồng thời cũng làm tăng tác dụng phụ của
Corticoids. 3,6% được tăng liều MTX uống từ
liều 10mg/m²/tuần đến liều 12,5mg/m²/tuần. Tuy
nhiên, bệnh nhân vẫn có những đợt bệnh tiến
triển nặng. Đối với bệnh nhân này, sau khi tối
ưu hóa liều MTX mà vẫn không khống chế được
hoạt tính bệnh nặng cần xem xét điều trị sinh
học. 50% được phối hợp hai DMARDs, chủ yếu
là phối hợp MTX và Sulfasalazine. Tuy nhiên,
chỉ có 2 bệnh nhân được phối hợp DMARDs
sớm có cải thiện triệu chứng; các bệnh nhân còn
lại không đáp ứng với điều trị và vẫn có những
đợt cấp với hoạt tính bệnh tiến triển nặng. LPSH
là sử dụng các tác nhân chẹn hoặc tương tác với
các chức năng của các cytokines hoạt động trong
cơ chế bệnh sinh của VKTNTP. 53,6% bệnh nhân
có điều kiện được dùng LPSH với thuốc kháng
IL‐6 (Tocilizumab) liều từ 4 – 8mg/kg/tháng và
vẫn duy trì điều trị cơ bản với DMARDs. Sau 3
tháng điều trị với Tocilizumab, tỉ lệ cải thiện
theo ACR‐Pedi 30,50,70 lần lượt là 92%,54% và
23%; ít hơn so với Baranov AA. và Imagawa T.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 500
có thể do mẫu nghiên cứu của chúng tôi nặng
hơn, thời điểm được dùng LPSH trễ hơn hoặc
do liều lượng thuốc ít hơn(3,10).
Đặc điểm về biến chứng
Hội chứng thực bào máu là một biến chứng
nặng, đe dọa tính mạng các bệnh nhân
VKTNTP, nhất là thể hệ thống. 2/10 bệnh nhân
thể hệ thống bị biến chứng thực bào máu, chiếm
tỉ lệ 20% tương đương với nghiên cứu của Kejian
Zhang (19,8%) và cao hơn ghi nhận trong y văn
(7 ‐ 13%)(4,11). Một bệnh nhân không đáp ứng với
phác đồ điều trị thực bào máu thứ phát và tử
vong trong bệnh cảnh suy đa cơ quan. Biểu hiện
của biến chứng thực bào máu gần giống với đợt
tiến triển nặng của VKTNTP thể hệ thống nên
cần phải cảnh giác biến chứng này trước khi
nghĩ đến tiến triển nặng của bệnh. 71,4% bị
chậm tăng trưởng chiều cao, cao hơn Nikishina
I. và Shapovalenko A. (40% trong số 170 trẻ
VKTNTP có thời gian mắc bệnh trung bình là 5,1
năm)(14). Chậm tăng trưởng chiều cao có liên
quan đến mức độ nặng, thời gian bị bệnh cũng
như thời gian điều trị Corticoids. 57,1% bị thiếu
máu, tương đương nghiên cứu của Alexeeva
EI.(1). Thiếu máu ở trẻ VKTNTP do nhiều yếu tố
kết hợp như thiếu sắt, tăng nồng độ IL‐6 gây cản
trở phân phối sắt, sắt không được sử dụng, mất
máu mạn ở dạ dày ruột do dùng thuốc kháng
viêm... 14,3% bị viêm màng bồ đào, cao hơn
Heiligenhaus A. là 12% trong nhóm trẻ
VKTNTP chung(9). 17,9% bị đục thủy tinh thể do
sử dụng Corticoids liều cao, kéo dài. Các trẻ này
đều có thời gian sử dụng Corticoids > 2 năm.
82,1% bị loãng xương. Theo Cassidy JT. và
Haughen M., loãng xương do hậu quả của quá
trình viêm tiến triển không được kiểm soát tốt
và có liên quan với thời gian, liều lượng
Corticoids(4). 71,4% bị các biến chứng liên quan
đến cơ xương khớp như cứng khớp, teo cơ
quanh khớp, khác biệt chiều dài chi. Phòng ngừa
cứng khớp, teo cơ bằng cách kiểm soát hoạt tính
bệnh, khống chế phản ứng viêm. 78,6% bị hội
chứng Cushing; 28,6% bị tăng huyết áp; 3,6% bị
suy thượng thận cấp do sử dụng Corticoids. 4
bệnh nhân bị tổn thương gan và 1 bệnh nhân bị
viêm phổi kẽ khi dùng MTX. 2 bệnh nhân bị sốc
phản vệ và 1 bệnh nhân bị dị ứng khi sử dụng
Tocilizumab.
KẾT LUẬN
Tỉ lệ VKTNTP kháng trị là 10,9%, phần lớn
thuộc thể hệ thống và thể đa khớp. Bệnh nhân
nữ chiếm ưu thế với tỉ lệ nữ/nam là 1,8/1. Đây là
nhóm bệnh có phản ứng viêm tăng cao, tổn
thương xương khớp nặng với nhiều biến chứng
toàn thân nguy hiểm do hoạt tính bệnh tiến triển
và do thuốc điều trị. Trước khi có biểu hiện
kháng trị, tất cả bệnh nhân đều cần DMARDs
phối hợp với các thuốc kháng viêm và bị lệ
thuộc Corticoids với liều khá cao (0,99 ±
0,33mg/kg/ngày). Khi kháng trị, nhiều biện pháp
điều trị đã được áp dụng như tăng liều
Corticoids, tối ưu hóa liều MTX, phối hợp các
DMARDs cổ điển nhưng kết quả còn hạn chế.
Bệnh có đáp ứng với LPSH, giúp cải thiện triệu
chứng và giảm liều Corticoids đang lệ thuộc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alexeeva EI (2011), “Efficacy and safety of repeat courses of
Rituximab treatment in patients with severe refractory
juvenile idiopathic arthritis”, Clin Rheumatol, 30, pp. 1163‐
1235.
2. American College of Rheumatology (2011), “ACR 2011
Recommendations for the Treatment of Juvenile idiopathic
arthritis”, from:
3. Baranov AA (2011), “Biologic Therapy in Patients with
Juvenile Idiopathic Arthritis – A Unique Single Centre
Experience at the Scientific‐Research Pediatric Centre in the
Russian Federation”, Clin Rheumatol, 32, pp. 1153‐1175.
4. Cassidy JT (2010), “Chonic arthritis”, Textbook of pediatric
rheumatology, 6th edition, Elsevier Saunders, Philadelphia, pp.
221‐324.
5. Cynthia S (2009), “Dental and facial characteristics of patients
with juvenile idiopathic arthritis”, Rev. Bras. Reumatol, 49, pp.
87‐112
6. De Kleer IM (2004), “Autologous stem cell transplantation for
refractory juvenile idiopathic arthritis: analysis of clinical
effects, mortality, and transplant related morbidity”, Ann
Rheum Dis, 63(2), pp. 1318‐1326.
7. Femke HM (2009), “Long‐term effectiveness and safety of
Etanercept in Juvenile Idiopathic Arthritis”, Annals of the
Rheumatic Diseases, 68, pp. 635‐676.
8. Flato M (2003), “Prognostic factors in juvenile rheumatoid
arthritis: a case‐conrtrol study revealing early predic‐tors and
outcome after 14.9 years”, J Rheumatol, 30(3), pp. 386‐479.
9. Heiligenhaus A, Niewerth M, Ganser G, et al (2007),
“Prevalence and complications of uveitis in juvenile
idiopathic arthritis in a population‐based nation‐wide study
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 501
in Germany: suggested modification of the current screening
guidelines”, Rheumatology, 46(6), pp. 1015‐1024.
10. Imagawa T, Ozawa R, Miyamae T, et al (2007), “Efficacy and
safety in 48‐week treatment of Tocilizumab in children with
polyarticular course juvenile idiopathic arthritis with
polyarticular or oligoarticular onset”, Ann Rheum Dis, 66, pp.
550‐552.
11. Kejian Z (2008), “Macrophage Activation Syndrome in
Systemic Juvenile Idiopathic Arthritis is Associated With
MUNC13‐4 Gene Polymorphisms”, Arthritis Rheum, 58(8), pp.
2892‐2896.
12. Kuo HC, Yu HR, Wu CC, Chang LS, Yang KD (2011),
“Etanercept treatment for children with refractory juvenile
idiopathic arthritis”, J Microbiol Immunol Infect, 44(9), pp. 52‐
56.
13. Liz W (2009), “The adult patient with polyarticular juvenile
idiopathic arthritis”, Rev. Bras. Reumatol.,49, pp. 120‐132.
14. Nikishina I and Shapovalenko A (2008), “Growth retardation
in patients with juvenile idiopathic arthritis and growth
hormone therapy” Pediatric Rheumatology, 6, pp. 50‐51.
15. Ravelli A, Martini A (2003), “Early predictors of outcome in
juvenile idiopathic arthritis”, Clin Exp Rheumatol, 21, pp. 89‐
93.
16. Spiegel LR (2000), “Early predictors of poor functional
outcome in systemic‐onset juvenile rhematoid arthritis: a
multicenter cohort study”, Arthritis Rheum, 4, pp. 2409‐2411.
17. Taunton RS and Ilona SS (2010), “Juvenile Idiopathic
Arthritis”, ABC of Rheumatology, 2, pp. 85‐97.
18. Van Rossum MA (2003), “Radiologic features in juvenile
idiopathic arthritis: a first step in the development of a
standardized assessment method”, Arthritis Rheum, 48, pp.
507‐522.
Ngày nhận bài báo: 01/11/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 05/11/2013
Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_viem_khop_thieu_nien_tu_phat_khang_tri_tai_benh_vie.pdf