KẾT LUẬN
- Theo chiều trước sau, lỗ hàm dưới nằm
ngay sau điểm giữa chiều rộng cành lên. Theo
chiều trên dưới, lỗ hàm dưới nằm dưới giới hạn
giữa 1/3 trên và 2/3 dưới của chiều cao cành lên.
- Lỗ hàm dưới nằm trên mặt nhai R6 và R7
với khoảng cách đến mặt nhai R6 là khoảng
6mm, đến R7 khoảng 2mm và gần như nằm
ngang mức mặt nhai R8.
- Hầu hết lỗ hàm dưới nằm trên mặt nhai
răng 6, tỉ lệ này giảm còn khoảng 2/3 ở răng 7 và
chỉ còn khoảng 1/2 ở răng 8.
- Góc tạo bởi mặt trong cành lên và mặt
phẳng dọc giữa tại mặt phẳng ngang đi qua đỉnh
lưỡi hàm khoảng 26 độ. Góc tạo bởi mặt ngoài
cành lên và mặt phẳng dọc giữa tại mặt phẳng
ngang đi qua đỉnh lưỡi hàm khoảng 20 độ. Có
mối tương quan thuận giữa hai góc trên.
- Vị trí tương đối của lỗ hàm dưới theo chiều
trước sau và khoảng cách từ lỗ hàm dưới đến
khuyết sigma có sự khác biệt giữa bên phải và
bên trái.
- Nhìn chung, lỗ hàm dưới ở nam nằm cao
hơn so với nữ.
- Càng lớn tuổi thì góc α càng giảm.
Do giới hạn về thời gian cũng như nguồn dữ
liệu nên chúng tôi chỉ thực hiện nghiên cứu trên
người Việt trưởng thành. Cần có thêm những
nghiên cứu về đặc điểm vùng lỗ hàm dưới ở trẻ
em Việt Nam trong các giai đoạn phát triển bộ
răng khác nhau nhằm cung cấp tư liệu cho
những nhà thực hành lâm sàng, đặc biệt là các
bác sĩ chuyên về nha khoa trẻ em. Hơn nữa,
nghiên cứu này cũng bước đầu cho thấy hình
ảnh CBCT rất hữu ích để ứng dụng trong các
nghiên cứu đo đạc về hình thái với sự thuận tiện
cũng như độ chính xác cao, và có thể sẽ là xu
hướng nghiên cứu được phát triển mạnh trong
tương lai.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 297 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm vùng lỗ hàm dưới ở người việt trưởng thành (nghiên cứu trên hình ảnh Cone Beam CT), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 61
ĐẶC ĐIỂM VÙNG LỖ HÀM DƯỚI Ở NGƯỜI VIỆT TRƯỞNG THÀNH
(NGHIÊN CỨU TRÊN HÌNH ẢNH CONE BEAM CT)
Đỗ Trần Kim Trinh*, Trần Hùng Lâm**, Lê Đức Lánh***
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định vị trí lỗ hàm dưới và độ mở của cành lên xương hàm dưới trên hình ảnh cone beam CT
(CBCT) của người Việt trưởng thành.
Đối tượng và phương pháp: Mẫu nghiên cứu gồm 94 hình ảnh CBCT của 40 nam và 54 nữ tuổi từ 18 đến
74 được khảo sát cả bên phải và bên trái. Vị trí lỗ hàm dưới được xác định bằng khoảng cách từ đỉnh lưỡi hàm đến
gờ ngoài và gờ trong bờ trước cành lên, khuyết sigma và mặt nhai các răng cối lớn hàm dưới. Độ mở của cành lên
được xác định bằng góc tạo bởi mặt trong và mặt ngoài cành lên với mặt phẳng dọc giữa.
Kết quả: Theo chiều trước sau, lỗ hàm dưới nằm ngay sau điểm giữa chiều rộng cành lên với khoảng cách từ
lỗ hàm dưới đến gờ ngoài và gờ trong bờ trước cành lên lần lượt là 22,01±0,23 mm và 14,67±0,23 mm. Theo
chiều trên dưới, lỗ hàm dưới nằm dưới giới hạn giữa 1/3 trên và 2/3 dưới của chiều cao cành lên với khoảng cách
từ lỗ hàm dưới đến khuyết sigma là 19,41±0,20 mm. Khoảng cách từ lỗ hàm dưới đến mặt nhai răng cối lớn thứ
nhất, thứ hai và thứ ba hàm dưới lần lượt là 5,57±0,34 mm; 2,06±0,41 mm và -0,39±0,82 mm. Góc tạo bởi mặt
trong cành lên và mặt phẳng dọc giữa, góc tạo bởi mặt ngoài cành lên và mặt phẳng dọc giữa tại mặt phẳng
ngang đi qua đỉnh lưỡi hàm lần lượt là 26,33±0,790 và 20,04±0,290. Độ lớn hai góc này tỉ lệ thuận với nhau.
Kết luận: Hiểu biết về đặc điểm vùng lỗ hàm dưới góp phần giúp nhà lâm sàng định vị chính xác điểm mốc
gây tê thần kinh xương ổ dưới, cũng như có thể thực hiện việc cắt xương hàm dưới trong phẫu thuật chỉnh hình
một cách chính xác và an toàn.
Từ khóa: lỗ hàm dưới, lưỡi hàm, cone beam CT.
ABSTRACT
THE CHARACTERISTICS OF VIETNAMESE ADULT’S MANDIBULAR FORAMEN REGION ON
CONE BEAM CT IMAGES
Đo Tran Kim Trinh, Tran Hung Lam, Le Đuc Lanh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 61 - 69
Objectives: The study was to determine the location of mandibular foramen and the ramus angle in
Vietnamese adults.
Methods: Standardized cone beam CT (CBCT) images were taken for 94 subjects of ages 18 to 74 (40 males
and 54 females). The position of mandibular foramen was evaluated by the distances from the lingual tip to the
external oblique ridge, the internal oblique ridge, mandibular notch and the occlusal surfaces of lower molars. The
ramus angles were noted by the angles formed by central side/ lateral side at the level of lingual tip and mid-
sagittal plane.
Results: In the antero-posterior direction, the mandibular foramen was located behind the midpoint of the
width of the mandibular ramus; the distances from the mandibular foramen to the external oblique ridge and the
* Học viên Cao học 2011-2013 Khoa RHM, Đại học Y Dược TP.HCM
**Bộ môn PH-Khoa RHM, ĐHYD TP.HCM *** Bộ môn CGNK-Khoa RHM, ĐHYD TP.HCM
Tác giả liên lạc: ThS. Đỗ Trần Kim Trinh ĐT: 0908766299 Email: kimtrinhdt@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 62
internal oblique ridge were 22.01±0.23 mm and 14.67±0.23 mm respectively. In the supra-inferior direction, the
mandibular foramen was situated under the midpoint of the superior third and the inferior two-third of the ramus,
the distance between the mandibular foramen and the sigmoid notch was 19.41 ± 0.20 mm. The interval from the
mandibular foramen to occlusal surfaces of the first, the second and the third lower molars were 5.57±0.34 mm;
2.06±0.41 mm and -0.39±0.82 mm respectively. The angle formed by the lingual side/ buccal side of ramus and
mid-sagittal plane at the level of lingual tip were 26.33±0.790 and 20.04±0.290 correspondingly. These angles are
proportional.
Conclusion: Knowledge of the characteristics of mandibular foramen region can help practicians performing
inferior alveolar nerve block and sagittal split ramus osteotomy in orthographic surgery correctly and safely.
Key words: mandibular foramen, lingual, cone beam CT.
MỞ ĐẦU
Trong thực hành Răng Hàm Mặt, gây tê thần
kinh xương ổ dưới (TKXOD) là thủ thuật được
sử dụng rất phổ biến ở hàm dưới nhưng lại có tỉ
lệ thất bại cao nhất trong các kỹ thuật gây tê
vùng, khoảng 15-20%(7). Sự thay đổi vị trí lỗ hàm
dưới trong quá trình phát triển sọ mặt(15), sự hiện
diện của thần kinh phụ chi phối răng hàm
dưới(2), kỹ thuật gây tê không chính xác(5) hay sự
khác nhau về vị trí lỗ hàm dưới giữa các cá thể(5)
có thể dẫn đến thất bại trong gây tê TKXOD. Do
đó, hiểu biết về đặc điểm vùng lỗ hàm dưới là
một trong những yếu tố góp phần quyết định sự
thành công của kỹ thuật này.
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về vị trí
của lỗ hàm dưới trên xương khô cũng như trên
phim tia X. Tuy nhiên, các kết quả đôi khi không
thống nhất và yếu tố chủng tộc được đưa ra
nhằm lý giải cho hiện tượng trên. Ở Việt Nam,
nghiên cứu của Nguyễn Thái Phượng và cộng
sự(8) thực hiện trên 40 xương hàm dưới (XHD) đã
bước đầu ghi nhận các đặc điểm về hình dạng và
vị trí lỗ hàm dưới theo các chiều trước sau và
trên dưới. Mặc dù nghiên cứu được thực hiện
theo một quy trình khoa học chuẩn xác nhưng
do cỡ mẫu nhỏ nên kết quả đạt được chưa mang
tính đại diện. Thêm vào đó, đối tượng nghiên
cứu này cũng không thích hợp để khảo sát mối
liên quan với tuổi và giới tính.
Gần đây, kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh cắt
lớp điện toán với chùm tia X hình chóp khối
(cone beam computed tomography - cone beam
CT) được sử dụng trong Răng Hàm Mặt cho
phép thấy được hình ảnh ba chiều của cấu trúc
sọ mặt với độ phân giải cao, kích thước chính
xác, thời gian tạo ảnh nhanh, độ nhiễm xạ thấp
và kinh tế. Từ nguồn hình ảnh sẵn có của bệnh
nhân được lưu trữ trong máy tính của bộ môn
Tia X thuộc khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y
Dược thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu này với các mục tiêu như sau:
1. Xác định vị trí của lỗ hàm dưới so với một
số điểm mốc giải phẫu theo chiều trước sau và
trên dưới.
2. Xác định độ mở của cành lên xương hàm
dưới tại mặt phẳng ngang đi qua đỉnh lưỡi hàm.
3. So sánh sự khác biệt về vị trí lỗ hàm dưới
và độ mở của cành lên xương hàm dưới theo
giới, tuổi và giữa hai bên hàm.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu cắt ngang
mô tả với mẫu thuận tiện gồm 94 hình ảnh
CBCT của các bệnh nhân đến khám và điều trị
tại khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược thành
phố Hồ Chí Minh từ tháng 11/2011 đến tháng
6/2013.
Mẫu được chọn với các tiêu chuẩn đưa vào
là hình ảnh CBCT của bệnh nhân từ 18 tuổi trở
lên thấy đầy đủ bờ dưới XHD, bờ sau cành lên,
không có đường nứt gãy hay bệnh lý ảnh hưởng
đến các điểm mốc cần đo đạc. Những hình ảnh
bị nhòe hay không nhìn rõ các điểm mốc sẽ bị
loại ra khỏi mẫu nghiên cứu.
Các phương tiện nghiên cứu bao gồm: máy
CBCT Galileos; đĩa DVD lưu hình ảnh CBCT
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 63
dưới dạng viewer, máy tính đọc phim hiệu Asus
và phần mềm Galaxis giúp dựng hình theo các
mặt phẳng chuẩn yêu cầu và đo đạc các chỉ số
theo mục tiêu nghiên cứu.
Trình tự của phương pháp nghiên cứu
Bước 1: Thu thập dữ liệu
Dữ liệu hình ảnh CBCT của bệnh nhân sau
khi đọc trên phần mềm Galaxis thỏa tiêu chuẩn
chọn mẫu sẽ được lưu trong đĩa DVD dưới dạng
viewer, sau đó chuyển qua máy tính cá nhân để
đo đạc trong chương trình MPR/ Radiology.
Bước 2: Xác định vị trí lỗ hàm dưới theo
chiều trước sau và độ mở của cành lên
xương hàm dưới tại mặt phẳng ngang đi
qua đỉnh lưỡi hàm.
Vị trí lỗ hàm dưới theo chiều trước sau sẽ
được đo trên lát cắt ngang song song với bờ dưới
xương hàm dưới bên cần đo với:
AB: khoảng cách từ lỗ hàm dưới đến gờ
ngoài bờ trước cành lên.
AC: khoảng cách từ lỗ hàm dưới đến gờ
trong bờ trước cành lên.
BD: chiều rộng cành lên.
Độ mở của cành lên xương hàm dưới tại mặt
phẳng ngang đi qua đỉnh lưỡi hàm cũng được
xác định trên lát cắt này thông qua hai giá trị:
Góc α là góc tạo bởi mặt trong cành lên và
mặt phẳng dọc giữa
Góc β là góc tạo bởi mặt ngoài cành lên và
mặt phẳng dọc giữa
Bước 3: xác định vị trí lỗ hàm dưới theo
chiều trên dưới
Khoảng cách từ lỗ hàm dưới đến khuyết
sigma (A’E) và chiều cao cành lên (EF) sẽ được
đo trên mặt phẳng đứng ngang song song với bờ
sau cành lên kể cả lồi cầu.
Bước 4: xác định khoảng cách từ lỗ hàm
dưới đến mặt nhai các răng cối lớn hàm
dưới (RCLHD)
Khoảng cách từ lỗ hàm dưới đến mặt nhai
các RCLHD được tính bằng số bước di chuyển
từ đỉnh lưỡi hàm đến mặt phẳng đi qua các
đỉnh múi ngoài răng cần đo với mỗi bước di
chuyển là 1mm. Nếu đỉnh lưỡi hàm nằm trên
mặt nhai răng đó thì ghi nhận bằng giá trị
dương, nằm ngang mặt nhai là 0 và nằm dưới
mặt nhai là giá trị âm.
Bước 5: Tính các chỉ số về vị trí tương đối
của lỗ hàm dưới
Lỗ hàm dưới – chiều rộng (kí hiệu AB/BD):
vị trí tương đối của lỗ hàm dưới theo chiều
trước sau.
Lỗ hàm dưới – chiều cao (kí hiệu A’E/EF): vị
trí tương đối của lỗ hàm dưới theo chiều trên
dưới
Dữ liệu sẽ được phân tích bằng phần mềm
thống kê SPSS 16.0 với phép kiểm t-test, chi bình
phương hay Fisher để so sánh các biến định
lượng hay định tính theo giới, tuổi và giữa hai
bên hàm. Tất cả các phép kiểm thống kê đều
được sử dụng với độ tin cậy 95%.
KẾT QUẢ
Mẫu nghiên cứu gồm 94 cá thể (40 nam và 54
nữ) tuổi từ 18 đến 74 được khảo sát cả hai bên
hàm với sự phân bố các cá thể trong hai nhóm
tuổi là ngang nhau.
Về khoảng cách từ lỗ hàm dưới đến mặt nhai
răng cối lớn hàm dưới, chúng tôi khảo sát tổng
cộng 250 răng với 115 răng cối lớn thứ nhất, 102
răng cối lớn thứ hai và 33 răng cối lớn thứ ba
hàm dưới.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 64
Vị trí lỗ hàm dướitheo chiều trước sau và trên dưới
Bảng 1: Vị trí lỗ hàm dưới so với các điểm mốc giải phẫu trên xương.
Giá trị Toàn bộ(mm)
Giới(mm) Tuổi(mm) Bên hàm(mm)
Nam Nữ p 18-40 tuổi >40 tuổi p Phải Trái p
AB 22,01±0,23 21,84±0,36 22,15±0,30 NS 21,91±0,36 22,12±0,30 NS 21,75±0,26 22,28±0,25 NS
AC 14,67±0,23 14,72±0,33 14,63±0,32 NS 14,77±0,36 14,57±0,29 NS 14,45±0,28 14,90±0,25 NS
BD 40,50±0,39 40,47±0,59 40,51±0,52 NS 40,28±0,54 40,71±0,56 NS 40,47±0,42 40,52±0,40 NS
A’E 19,41±0,20 19,49±0,30 19,35±0,26 NS 19,22±0,26 19,60±0,30 NS 19,68±0,23 19,14±0,21 **
EF 52,26±0.45 54,39±0,71 50,69±0,49 *** 51,07±0,52 53,46±0,71 ** 52,71±0,50 51,82±0,46 **
Kiểm định t cho hai mẫu độc lập (giới, tuổi), kiểm định t bắt cặp (bên hàm.)**: p<0,01; ***: p<0,001
Bảng 2: Các chỉ số về vị trí tương đối của lỗ hàm dưới
Lỗ hàm dưới –
chiều rộng
p Lỗ hàm dưới –
chiều cao
p
Toàn bộ 0,5441±0,0035 0,3722±0,0035
Theo
giới
Nam 0,5397±0,0049 NS 0,3590±0,0051 ***
Nữ 0,5474±0,0048 0,3820±0,0044
Theo
tuổi
18-40 0,5433±0,0039 NS 0,3774±0,0053 NS
>40 0,5449±0,0058 0,3671±0,0045
Theo
bên hàm
Phải 0,5378±0,0039 *** 0,3743±0,0040 NS
Trái 0,5505±0,0040 0,3702±0,0036
Kiểm định t cho hai mẫu độc lập (giới, tuổi), kiểm định t bắt
cặp (bên hàm); ***: p<0,001
Khi xét trên toàn bộ mẫu, lỗ hàm dưới nằm
trên mặt nhai răng cối lớn thứ nhất và răng cối
lớn thứ hai hàm dưới, nằm dưới mặt nhai răng
cối lớn thứ ba hàm dưới với khoảng cách từ lỗ
hàm dưới đến mặt nhai răng cối lớn thứ nhất và
răng cối lớn thứ hai lần lượt là 5,57±0,34 mm và
2,06±0,41 mm, đến mặt nhai răng cối lớn thứ ba
là – 0,39±0,82 mm. Có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa các khoảng cách trên (kiểm định t
bắt cặp, p<0,05).
Bảng 3: Khoảng cách từ lỗ hàm dưới đến mặt nhai các răng cối lớn hàm dưới theo giới, tuổi và bên hàm.
Răng 6 p Răng 7 p Răng 8 p
Theo giới
Nam 6,12 ± 3,98 NS 3,04 ± 4,49
*
1,37 ± 4,37
*
Nữ 5,14 ± 3,25 1,28 ± 3,59 -2,79 ± 4,12
Theo tuổi
18-40 5,17 ± 3,52 NS 1,88 ± 4,15 NS -0,15 ± 5,12 NS
>40 6,36 ± 3,70 2,52 ± 3,97 -0,77 ± 4,11
Theo bên hàm
Phải 5,85 ± 3,81 NS 2,37 ± 4,05 NS 0,61 ± 4,41 NS
Trái 5,26 ± 3,37 1,74 ± 4,14 -2,7 ± 4,72
Kiểm định t cho hai mẫu độc lập (giới, tuổi), kiểm định t bắt cặp (bên hàm),*: p<0,05
Khi xét trong toàn bộ mẫu, gần như toàn bộ
lỗ hàm dưới nằm trên mặt nhai răng cối lớn thứ
nhất hàm dưới (92,2%), tỉ lệ này giảm còn
khoảng 2/3 ở răng cối lớn thứ hai (61,8%) và chỉ
còn khoảng 1/2 ở răng cối lớn thứ ba hàm dưới
(42,4%). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về
sự phân bố vị trí của lỗ hàm dưới so với mặt nhai
các răng cối lớn hàm dưới giữa các răng (p<0,05).
Bảng 4: Phân bố vị trí lỗ hàm dưới so với mặt nhai các răng cối lớn hàm dướitheo giới, tuổi và bên hàm.
Giới Tuổi Bên hàm
Nam Nữ p 18-40 tuổi >40 tuổi p Phải Trái p
R6
Dưới mặt nhai 5,9% 3,1% NS 5,3% 2,6% NS 3,3% 5,6%
NS
Ngang mặt nhai 5,9% 1,6% 3,9% 2,6% 4,9% 1,9%
Trên mặt nhai 88,2% 95,3% 90,8% 94,8% 91,8% 92,6%
R7
Dưới mặt nhai 20% 31,6% NS 32% 13,8% NS 25% 28%
NS
Ngang mặt nhai 6,7% 15,8% 12,3% 10,3% 15,4% 8%
Trên mặt nhai 73,3% 52,6% 56,2% 75,9% 59,6% 64%
R8
Dưới mặt nhai 26,3% 64,3% * 40% 46,2% NS 34,8% 60%
NS
Ngang mặt nhai 10,5% 21,4% 10% 23,1% 17,4% 10%
Trên mặt nhai 63,2% 14,3% 50% 30,8% 47,8% 30%
Kiểm định chi bình phương (R7), Fisher (R6 và R8), *:p<0,05
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 65
Độ mở của cành lên xương hàm dưới tại
mặt phẳng ngang đi qua đỉnh lưỡi hàm
Khi xét trên toàn bộ mẫu, góc tạo bởi mặt
trong cành lên và mặt phẳng dọc giữa (góc α),
góc tạo bởi mặt ngoài cành lên và mặt phẳng dọc
giữa (góc β) lần lượt là 26,33±0,79 độ và
20,04±0,29 độ. Hệ số tương quan Pearson giữa
góc α và góc β là r = 0,318 (với mức ý nghĩa là p=
0,002). Đây là tương quan thuận ở mức độ vừa.
Bảng 5: Độ mở của cành lên xương hàm dưới theo
giới, tuổi và bên hàm
Góc α p Góc β p
Theo giới Nam 25,81±1,16 NS 20,63±0,55 NS
Nữ 26,72±1,07 19,60±0,29
Theo tuổi 18-40 28,19±1,09 * 20,19±0,41 NS
>40 24,48±1,08 19,89±0,41
Theo bên
hàm
Phải 26,27±0,84 NS 19,92±0,35 NS
Trái 26,40±0,86 20,16±0,33
Kiểm định t cho hai mẫu độc lập (giới, tuổi), kiểm định t bắt
cặp (bên hàm),* :p<0,05
BÀN LUẬN
Vị trí của lỗ hàm dưới
Vị trí của lỗ hàm dưới theo chiều trước sau
Khoảng cách từ lỗ hàm dưới đến gờ ngoài
bờ trước cành lên khoảng 22mm và khoảng cách
từ lỗ hàm dưới đến gờ trong bờ trước cành lên
khoảng 15mm (Bảng 1). Ứng dụng của hai
khoảng cách này là để ước lượng chiều dài đâm
kim với gờ ngoài là điểm mốc trong kỹ thuật gây
tê TKXOD gián tiếp, còn gờ trong là điểm mốc
của kỹ thuật trực tiếp. Kết quả trên cũng tương
đồng với kết quả của Nguyễn Thái Phượng
2005(8), Kositbowornchai 2007(6) nhưng khác biệt
so với Fujimura 2006(4), có lẽ do cách chọn mặt
phẳng chuẩn, điểm mốc cũng như chủng tộc,
phương tiện nghiên cứu không giống nhau giữa
các tác giả.
Có vài nghiên cứu khuyên dùng kim ngắn
khi gây tê TKXOD theo kỹ thuật trực tiếp(3,12).
Chiều dài trung bình của kim ngắn là 21,5mm,
kim dài là 33mm(3). Sử dụng kim dài ở bệnh
nhân có xương hàm dưới nhỏ có thể dẫn đến
thất bại vì có nguy cơ tiêm vào bao tuyến
mang tai làm phong bế thần kinh mặt gây liệt
mặt tạm thời(7). Sử dụng kim ngắn ở xương
hàm dưới lớn có thể dẫn đến gãy kim khi nó
nằm hoàn toàn trong mô miệng(3). Khi bệnh
nhân há miệng, TKXOD có thể di chuyển ra
sau khoảng 4mm(13). Như vậy, chiều dài đâm
kim trung bình khi gây tê TKXOD theo kỹ
thuật trực tiếp khi chưa kể mô mềm là khoảng
15+4 (19 mm). Nếu tính cả phần mô mềm che
phủ ở vị trí này thì dùng kim ngắn sẽ phải
đâm hết kim vào trong mô thì mới có thể
chạm tới xương ở đỉnh lưỡi hàm. Điều này sẽ
không an toàn và có thể không đạt hiệu quả tê
như mong muốn, đặc biệt khi bệnh nhân có
xương hàm dưới lớn, lớp cơ dày hay nhiều mô
mỡ ở vùng này. Do đó, theo chúng tôi, nên
dùng kim dài khi gây tê TKXOD theo kỹ thuật
trực tiếp.
Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy lỗ hàm
dưới nằm ở ngay sau điểm giữa chiều rộng cành
lên với chỉ số Lỗ hàm dưới – chiều rộng =
0,5441±0,0035 (Bảng 2). Kết quả này cũng thống
nhất với Nguyễn Thái Phượng 2005(8), Fujimura
2006(4), Kositbowornchai 2007(6), Ennes 2009(3),
Shenoy 2012(12), Thangavelu 2012(13),
Vị trí lỗ hàm dưới theo chiều trên dưới
Trong nghiên cứu của chúng tôi, khoảng
cách từ lỗ hàm dưới đến khuyết sigma là
19,41±0,20 mm (Bảng 1). Kết quả này tương đồng
với kết quả của Nguyễn Thái Phượng 2005(8),
Kositbowornchai 2007(6), Thangavelu 2012(13);
hơi cao hơn so với kết quả của Fujimura 2006(4),
Varma 2011(16); nhưng lại hơi thấp hơn so với
kết quả của Rashid 2011(9), Shoney 2012(12).
Điều này cũng có thể được lý giải là do sự khác
biệt về chủng tộc, đặc tính di truyền cũng như
cách chọn điểm mốc và mặt phẳng chuẩn không
giống nhau giữa các tác giả.
Theo ghi nhận của chúng tôi, lỗ hàm dưới
nằm ở khoảng ranh giới giữa 1/3 trên và 2/3
dưới của chiều cao cành lên và thường ở dưới
điểm này (0,3722±0,0035) (Bảng 2). Tác giả
Nguyễn Thái Phượng 2005(8) nghiên cứu trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 66
40 xương khô hàm dưới người Việt cũng cho
kết quả tương tự là 0,4091±0,0462. Tác giả
Fujimura 2006(4) nghiên cứu trên hình ảnh CT
người Nhật Bản cho kết quả 0,31±0,04; trên
xương khô người Châu Á là 0,35±0,04. Tương
tự, tác giả Trost 2010(1) nghiên cứu trên 46
phim toàn cảnh của người Pháp cũng cho rằng
chỉ số này là từ 0,3-0,35.
Trong khi đó, tác giả Amorim 2009(1) nghiên
cứu trên 300 hình ảnh toàn cảnh kỹ thuật số
người Brazil chia làm 4 nhóm theo tuổi và giới
lại cho kết quả trung bình là từ 0,49-0,53. Cũng
như tác giả Rashid 2011(10) nghiên cứu trên 300
hình ảnh toàn cảnh kỹ thuật số của người Iraq
cho kết quả là 0,5. Khác biệt này một lần nữa nói
lên về sự khác nhau về vị trí lỗ hàm dưới giữa
các dân tộc cũng như việc lựa chọn phương tiện
nghiên cứu, điểm mốc, mặt phẳng chuẩn không
giống nhau giữa các tác giả.
Nhiều tác giả đề cập đến “vùng an toàn”
trong phẫu thuật cành lên xương hàm dưới, là
nơi mà hầu như không xuất hiện lỗ hàm dưới,
được xác định là 1/3 trên và 1/3 sau của cành
lên(12,14). Theo kết quả của chúng tôi, lỗ hàm dưới
nằm ngay sau điểm giữa cành lên theo chiều
trước sau (0,5441±0,0035) và nằm dưới giới hạn
giữa 1/3 trên và 2/3 dưới theo chiều đứng
(0,3722±0,0035) nên “vùng an toàn” cũng phù
hợp với nhận xét của các tác giả trên.
Khoảng cách từ lỗ hàm dưới đến mặt nhai các
răng cối lớn hàm dưới
Độ cao của lỗ hàm dưới là điểm tham chiếu
quan trọng khi gây tê thần kinh xương ổ dưới(6).
Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy lỗ hàm
dưới nằm trên mặt nhai răng cối lớn thứ nhất và
răng cối lớn thứ hai hàm dưới với khoảng cách
từ lỗ hàm dưới đến mặt nhai các răng này lần
lượt là 5,57±0,34 mm và 2,06±0,41 mm; nằm dưới
mặt nhai răng cối lớn thứ ba hàm dưới với
khoảng cách từ lỗ hàm dưới đến mặt nhai răng
này là -0,39±0,82 mm. Có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa ba số trung bình này (p<0,05).
Điều này cho thấy khi chọn điểm mốc mặt nhai
răng cối lớn hàm dưới càng ra sau thì độ cao của
vị trí đâm kim so với điểm mốc này trong gây tê
thần kinh xương ổ dưới càng phải giảm xuống.
Đồng thời, việc tách rời từng răng cối lớn hàm
dưới để khảo sát khoảng cách giữa nó với lỗ hàm
dưới là cần thiết và sẽ dễ dàng hơn cho nha sĩ
trong việc xác định độ cao đâm kim thích hợp
nhằm đạt hiệu quả tê tối ưu.
Trong hai kỹ thuật gây tê thần kinh xương ổ
dưới trực tiếp và gián tiếp, các tác giả đều đề
nghị vị trí đâm kim là cách mặt nhai răng cối lớn
hàm dưới khoảng 1cm(7). Theo chúng tôi, vị trí
đâm kim như vậy là hơi cao, có thể làm giảm
hiệu quả tê, đặc biệt nếu nha sĩ lấy điểm mốc là
răng cối lớn thứ hai hoặc thứ ba hàm dưới.
Phân bố vị trí của lỗ hàm dưới so với mặt nhai
các răng cối lớn hàm dưới
Về phân bố vị trí lỗ hàm dưới so với mặt
nhai các răng cối lớn hàm dưới, gần như toàn bộ
lỗ hàm dưới nằm trên mặt nhai răng 6, tỉ lệ này
giảm còn khoảng 2/3 ở răng 7 và chỉ còn khoảng
1/2 ở răng 8 hàm dưới. Phần lớn lỗ hàm dưới
nằm trên và ngang mức mặt nhai các răng cối
lớn hàm dưới. Điều này cũng tương đồng với kết
quả nghiên cứu trên xương khô người Việt của
tác giả Nguyễn Thái Phượng(8) và của Varma(16)
trên người Nam Ấn.
Độ mở của cành lên xương hàm dưới tại mặt
phẳng ngang đi qua đỉnh lưỡi hàm
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, góc
tạo bởi mặt trong cành lên và mặt phẳng dọc
giữa tại mặt phẳng ngang đi qua đỉnh lưỡi hàm
(góc α) là 26,33±0,790, góc tạo bởi mặt ngoài cành
lên và mặt phẳng dọc giữa tại mặt phẳng ngang
đi qua đỉnh lưỡi hàm (góc β) là 20,04±0,290.
Giả sử hướng ống chích tạo với mặt phẳng
dọc giữa một góc là α’ (Hình 2). Nếu α’ nhỏ hơn
α thì đầu kim sẽ không tiếp xúc được với xương
ở đỉnh lưỡi hàm mà sẽ trượt ra sau. Do đó để
tiếp cận được với thần kinh xương ổ dưới, ống
chích nên tạo với mặt phẳng dọc giữa một góc
khoảng từ 300 trở lên.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 67
Hình 2: Hướng ống chích trong gây tê thần kinh
xương ổ dưới. Nguồn:
content/uploads/2010/11/Inferior-Alveolar-Nerve-Block
Hệ số tương quan Pearson giữa góc α và góc
β là r = 0,318 (mức ý nghĩa p=0,002). Nghĩa là khi
góc β tăng thì góc α cũng tăng. Điều này cho
thấy, khi bệnh nhân có xương hàm dưới càng
phân kì (góc β lớn) thì hướng ống chích càng
phải ra sau (góc α’ lớn) để có thể tiếp xúc với
xương ở đỉnh lưỡi hàm.
Sự khác biệt về vị trí lỗ hàm dưới và độ mở
của cành lên xương hàm dưới theo giới,
tuổi và giữa hai bên hàm
Về vị trí lỗ hàm dưới
Vị trí tương đối của lỗ hàm dưới theo chiều
trước sau có sự khác biệt giữa hai bên trong đó lỗ
hàm dưới bên phải nằm ở phía trước hơn so với
bên trái (Bảng 2). Kết quả này hơi khác so với kết
quả của Nguyễn Thái Phượng 2005(8) với chỉ số
Lỗ hàm dưới - chiều rộng bên phải là
0,5696±0,0453; bên trái là 0,5768±0,0452 và không
có sự khác biệt giữa hai bên hàm (p>0,05). Có lẽ
do cỡ mẫu của tác giả hơi nhỏ nên chưa thể nhận
ra sự khác biệt này.
Khi so sánh giữa hai bên hàm, chúng tôi ghi
nhận có sự khác biệt về khoảng cách từ lỗ hàm
dưới đến khuyết sigma giữa bên phải và bên
trái, trong đó số đo ở bên phải lớn hơn ở bên trái.
Tác giả Nguyễn Thái Phượng(8) cũng ghi nhận số
đo này ở bên phải lớn hơn bên trái nhưng sự
khác biệt không có ý nghĩa thống kê có thể do
giới hạn về cỡ mẫu của nghiên cứu này.
Chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt về vị trí
tương đối của lỗ hàm dưới theo chiều trên dưới
giữa hai giới, trong đó lỗ hàm dưới ở nam nằm
cao hơn so với ở nữ. Mặc dù khoảng cách từ lỗ
hàm dưới đến khuyết sigma ở nam và nữ không
khác biệtnhưng do chiều cao cành lên ở nam lớn
hơn so với nữ nên chỉ số Lỗ hàm dưới – chiều
cao ở nam thấp hơn ở nữ.
Lý luận của Enlow và Hans đã được nhiều
nghiên cứu đề cập nhằm lý giải sự khác biệt về
các số đo khoảng cách theo giới(9,10). Theo đó, ở
giai đoạn trưởng thành, tỉ lệ và tốc độ tăng
trưởng ở nam cao hơn so với nữ, do vậy các kích
thước vùng sọ mặt của nam lớn hơn từ 5 - 9% so
với nữ.Hơn nữa, sự căng cơ được xem là yếu tố
kích dẫn sự hình thành xương, và ở nam cơ nhai
hoạt động mạnh hơn ở nữ nên có thể giải thích
chiều cao cành lên của nam lớn hơn so với nữ
trong nghiên cứu này.
Chúng tôi cũng ghi nhận có sự khác biệt về
khoảng cách từ lỗ hàm dưới đến mặt nhai R7 và
R8 giữa nam và nữ trong đó lỗ hàm dưới của
nam nằm cao hơn ở nữ.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, ở nam, tỉ lệ
lỗ hàm dưới nằm trên mặt nhai răng 8 cao hơn
so với ở nữ, còn tỉ lệ lỗ hàm dưới nằm ngang và
dưới mặt nhai răng 8 của nam thì lại thấp hơn
(p<0,05). Điều này lại một lần nữa khẳng định
vai trò của yếu tố giới tính khi xem xét đến vị trí
điểm mốc này.
Về độ mở của cành lên xương hàm dưới tại mặt
phẳng ngang đi qua đỉnh lưỡi hàm
Chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt về góc
tạo bởi mặt trong cành lên và mặt phẳng dọc
giữa ở hai nhóm tuổi, trong đó góc này ở nhóm
18–40 tuổi lớn hơn so với nhóm trên 40 tuổi
(Bảng 5). Do đó, ở bệnh nhân trẻ tuổi, ta nên
điều chỉnh hướng ống chích ra sau hơn so với
bệnh nhân lớn tuổi.
'
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 68
Ý nghĩa và ứng dụng của đề tài
Hiểu biết về đặc điểm vùng lỗ hàm dưới sẽ
giúp nhà lâm sàng định vị chính xác điểm mốc
khi gây tê TKXOD, đem lại hiệu quả tê tối ưu
nhằm giúp các thủ thuật nha khoa được thực
hiện nhanh chóng, mang lại sự thoải mái và tin
tưởng cho bệnh nhân. Đồng thời cũng làm hạn
chế các biến chứng không mong muốn như: gãy
kim, tổn thương thần kinh lưỡi, TKXOD(11), liệt
mặt tạm thời(7)
Bên cạnh đó, việc đánh giá đúng vị trí lỗ hàm
dưới còn có ý nghĩa quan trọng trong phẫu thuật
chỉnh hình hàm mặt, giúp việc cắt xương được
thực hiện chính xác và an toàn, tránh tổn thương
TKXOD(4,12).
Hơn nữa, việc tìm hiểu vị trí lỗ hàm dưới và
độ mở của cành lên còn giúp người đọc có một
cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về đặc điểm
hình thái xương hàm dưới của người Việt, góp
phần xây dựng các hằng số sinh học của người
Việt Nam.
KẾT LUẬN
- Theo chiều trước sau, lỗ hàm dưới nằm
ngay sau điểm giữa chiều rộng cành lên. Theo
chiều trên dưới, lỗ hàm dưới nằm dưới giới hạn
giữa 1/3 trên và 2/3 dưới của chiều cao cành lên.
- Lỗ hàm dưới nằm trên mặt nhai R6 và R7
với khoảng cách đến mặt nhai R6 là khoảng
6mm, đến R7 khoảng 2mm và gần như nằm
ngang mức mặt nhai R8.
- Hầu hết lỗ hàm dưới nằm trên mặt nhai
răng 6, tỉ lệ này giảm còn khoảng 2/3 ở răng 7 và
chỉ còn khoảng 1/2 ở răng 8.
- Góc tạo bởi mặt trong cành lên và mặt
phẳng dọc giữa tại mặt phẳng ngang đi qua đỉnh
lưỡi hàm khoảng 26 độ. Góc tạo bởi mặt ngoài
cành lên và mặt phẳng dọc giữa tại mặt phẳng
ngang đi qua đỉnh lưỡi hàm khoảng 20 độ. Có
mối tương quan thuận giữa hai góc trên.
- Vị trí tương đối của lỗ hàm dưới theo chiều
trước sau và khoảng cách từ lỗ hàm dưới đến
khuyết sigma có sự khác biệt giữa bên phải và
bên trái.
- Nhìn chung, lỗ hàm dưới ở nam nằm cao
hơn so với nữ.
- Càng lớn tuổi thì góc α càng giảm.
Do giới hạn về thời gian cũng như nguồn dữ
liệu nên chúng tôi chỉ thực hiện nghiên cứu trên
người Việt trưởng thành. Cần có thêm những
nghiên cứu về đặc điểm vùng lỗ hàm dưới ở trẻ
em Việt Nam trong các giai đoạn phát triển bộ
răng khác nhau nhằm cung cấp tư liệu cho
những nhà thực hành lâm sàng, đặc biệt là các
bác sĩ chuyên về nha khoa trẻ em. Hơn nữa,
nghiên cứu này cũng bước đầu cho thấy hình
ảnh CBCT rất hữu ích để ứng dụng trong các
nghiên cứu đo đạc về hình thái với sự thuận tiện
cũng như độ chính xác cao, và có thể sẽ là xu
hướng nghiên cứu được phát triển mạnh trong
tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Amorim MM, Borini CB, Lopes SLBC, Haiter-Neto F, PHF
Caria (2009). Morphologycal description of mandibular canal
in panoramic radiographs of Brazilian subjects : association
between anatomic characteristic and clinical procedures. Int J
Morphol, 27 (4): 1243-1248.
2. Clark S, Reader A, Beck M, Meyers W J (1999). Anesthetic
efficacy of the mylohyoid nerve block and combination
inferior alveolar nerve block/mylohyoid nerve block. Oral Surg
Oral Med Oral Pathol Oral Radiol Endod, 87 (5): 557-563.
3. Ennes JP, Medeiros RM, Grant JC (2009). Localization of
mandibular foramen and clinical implications. Int J Morphol,
27 (4): 1305-1311.
4. Fujimura K, Segami N, Kobayashi S (2006). Anatomical study
of the complications of intraoral vertico-sagittal ramus
osteotomy. J Oral Maxillofac Surg, 64 (3): 384-389.
5. Holliday R, Jackson I (2011). Superior position of the
mandibular foramen and the necessary alterations in the local
anaesthetic technique: a case report. Br Dent J, 210 (5): 207-211.
6. Kositbowornchai S, Siritapetawee M, Damrongrungruang T,
Khongkankong W, Chatrchaiwiwatana S, Khamanarong K, et
al. (2007). Shape of the lingula and its localization by
panoramic radiograph versus dry mandibular measurement.
Surg Radiol Anat, 29 (8): 689-694.
7. Lê Đức Lánh, Lê Huỳnh Thiên Ân, Trần Quang Đôn, Phạm
Thị Hương Loan, Nguyễn Thị Bích Lý (2011). Phẫu thuật
miệng _Tập1 _ Gây tê - nhổ răng, Nhà xuất bản Y học, Chi
nhánh thành phố Hồ Chí Minh, tr.106-109.
8. Nguyễn Thái Phượng, Nguyễn Thị Bích Lý, Hoàng Tử Hùng
(2005). Đặc điểm hình thái vùng lỗ hàm dưới trên xương khô
người Việt Nam. Tiểu luận tốt nghiệp Bác sĩ Răng Hàm Mặt,
Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 69
9. Rashid S A, Jamal Ali BDS (2011). Morphometric analysis of
mandibular canal course and position in relation to gender
and age of Iraqi sample using digital panoramic imaging. J
Bagh Coll Dent, 23: 92-99.
10. Rashid SA, Jamal Ali BDS. (2011). Sex determination using
linear measurements related to the mental and mandibular
foramina vertical positions on digital panoramic images. J
Bagh Coll Dent, 23: 59-64.
11. Renton T (2010). Prevention of iatrogenic inferior alveolar
nerve injuries in relation to dental procedures. Dent Update, 37
(6): 350-352.
12. Shenoy V, Vijayalakshmi S, Saraswathi P (2012). Osteometric
Analysis Of Mandibular Foramen In Dry Human Mandibles. J
Clin Diagnos Res, 6 (4): 557-560.
13. Thangavelu K, Kannan R, Kumar N S, Rethish E, Sabitha S,
Sayeeganesh N (2012). Significance of localization of
mandibular foramen in an inferior alveolar nerve block. J Nat
Sci Biol Med, 3 (2): 156-60.
14. Trost O, Salignon V, Cheynel N, Malka G, Trouilloud P (2010).
A simple method to locate mandibular foramen: preliminary
radiological study. Surg Radiol Anat, 32 (10): 927-931.
15. Tsai H H (2004). Panoramic radiographic findings of the
mandibular foramen from deciduous to early permanent
dentition. J Clin Pediatr Dent, 28 (3): 215-219.
16. Varma C L, Haq I (2011). Position of Mandibular Foramen in
South Indian Mandibles. Anat Karnataka Int J, 5 (1): 53-56.
Ngày nhận bài báo: 09/01/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 15/01/2014
Ngày bài báo được đăng: 20/03/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_vung_lo_ham_duoi_o_nguoi_viet_truong_thanh_nghien_c.pdf