Đặc khu kinh tế của Trung Quốc với việc xây dựng thể chế kinh tế thị trường – Bài học kinh nghiệm với Việt Nam

Kết luận Kinh tế thị trường là một thể chế kinh tế, một hệ thống các lực lượng kinh tế và các chủ thể kinh tế, một nền kinh tế mở, xem đó như một thành tố cấu trúc nền tảng, nội tại của hệ thống kinh tế - xã hội, tạo thành hệ thống kinh tế - xã hội phát triển theo hướng đi lên CNXH. Một mặt, vừa khai thác tính tích cực của kinh tế thị trường. Mặt khác, sử dụng vai trò của nhà nước cũng cần thấy mặt tích cực, chủ động của nhà nước, đồng thời phải hết sức đề phòng mặt “tha hóa” tiêu cực của Nhà nước. Do vậy, vấn đề cốt lõi ở Việt Nam hiện nay là phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế kinh tế thị trường, để đảm phát huy được tính năng động hiệu quả của nó, đồng thời cũng phải bảo đảm được tính định hướng XHCN. Về lý luận kinh tế thị trường định hướng XHCN có những nét trong Chính sách kinh tế mới (NEP) của Lênin, lại hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển kinh tế XHCN ở Việt Nam trong công cuộc đổi mới. Thành tựu phát triển kinh tế ở Việt Nam thời gian qua đã chứng minh điều đó.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 332 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc khu kinh tế của Trung Quốc với việc xây dựng thể chế kinh tế thị trường – Bài học kinh nghiệm với Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên mục: Khoa học xã hội và hành vi - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 13 (2020) 2 ĐẶC KHU KINH TẾ CỦA TRUNG QUỐC VỚI VIỆC XÂY DỰNG THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG – BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỚI VIỆT NAM Hứa Thanh Bình1, Trần Huy Ngọc2, Lê Chí Trung3 Tóm tắt Đặc khu kinh tế của Trung Quốc là kết quả của một thời kỳ lịch sử đặc biệt, là quyết sách hàng đầu trong việc tìm tòi, đổi mới thể chế kinh tế, sáng tạo trong việc phát triển kinh tế thị trường đặc sắc của Trung Quốc. Từ thực tiễn phát triển đặc khu kinh tế ở Trung Quốc đối với việc chuyển đổi mô hình kinh tế và thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ở Việt Nam, trên cơ sở lý thuyết về kinh tế thị trường đồng thời tổng hợp kết quả nghiên cứu bài viết nhằm cung cấp tài liệu tham khảo và một số gợi ý bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ khóa: Đặc khu kinh tế, kinh tế thị trường, đặc khu kinh tế của Trung Quốc, thể chế kinh tế thị trường Việt Nam. CHINA’S SPECIAL ECONOMIC ZONES WITH ESTABLISHING THE INSTITUTIONS OF A MARKET ECONOMY – A LESSON FOR VIETNAM Abstract China's special economic zones are the result of a special historical period, and a priority policy aiming at seeking and reforming the economic system while enhancing creativity in developing Chinese-style market economy. Stemming from the experiences of changing economic models in the process of developing special economic zones in China and from the facts of developing a market economic in Vietnam, and based on theories of market economy and results of the research, this article provides references and suggests lessons for Vietnam in the process of building and improving the socialist- oriented market economy. Key word: Special economic zones, market economy, China's special economic zone, Vietnamese market economy institution. JEL classification: A13, P3. 1. Đặt vấn đề Đặc khu kinh tế là khu vực có địa giới xác định, thường với diện tích rộng hơn khu công nghiệp, khu chế xuất thuộc lãnh thổ quốc gia, trong đó, áp dụng các ưu đãi đặc biệt về chế độ hải quan, ngoại hối, thuế, thị thực cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Hiện nay, trên thế giới có khoảng hơn 200 đặc khu kinh tế ở hơn 60 quốc gia. Các nước khác nhau có cách gọi đặc khu kinh tế khác nhau như: Đặc khu kinh tế, khu vực kinh tế tự do, khu vực công nghiệp tự do, khu vực khuyến khích xuất khẩu. Việc thành lập các đặc khu kinh tế nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tiếp nhận công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lí kinh tế tiên tiến, giảm bớt chi phí xuất nhập khẩu, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế. Ở Trung Quốc trong quá trình đổi mới kinh tế - một quyết sách trọng đại nhằm thực hiện các chính sách và biện pháp linh hoạt đối với việc mở cửa, phát triển kinh tế thị trường là thành lập đặc khu kinh tế. Nhờ thử nghiệm căn nguyên này đã tạo nên đà khởi động cho sự bùng nổ của kinh tế Trung Quốc, đó là những “đầu tàu” lần đầu dấn thân vào nền kinh tế thị trường. Do vậy, việc nghiên cứu vấn đề đặc khu kinh tế và con đường phát triển của Trung Quốc thực chất cũng là nghiên cứu con đường thay đổi thể chế kinh tế, thực hiện việc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường hiện đại mang đặc tính Trung Quốc. Ở Việt Nam xuất phát từ việc cần kíp phải đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương xóa bỏ nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Từ Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đến Đại hội Đảng lần thứ XII (2016), thể chế kinh tế thị trường định hướng xhcn ngày càng hoàn thiện và được chứng minh tính đúng đắn trên thực tế. Đến Đại hội XII, mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Chuyên mục: Khoa học xã hội và hành vi - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 13 (2020) 3 (XHCN) ở nước ta đã được khắc họa rõ nét và đầy đủ hơn. Báo cáo do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trình bày tại phiên khai mạc Đại hội XII của Đảng sáng 21-1-2016 đã nhấn mạnh: “Thống nhất nhận thức nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường; đồng thời, bảo đảm định hướng XHCN phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước” [5]. 2. Khái quát tiến trình xây dựng, phát triển đặc khu kinh tế ở Trung Quốc 2.1. Từ 1978 - 1985 giai đoạn đặt nền móng cho sự phát triển Tháng 7/1979 Đảng Cộng sản Trung Quốc đã phê duyệt báo cáo của tỉnh Phúc Kiến và Quảng Đông về các biện pháp linh hoạt trong hoạt động kinh tế đối ngoại và quyết định thực hiện sáng lập đặc khu kinh tế Thâm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu, Hạ Môn. Từ đây đặc khu kinh tế đầu tiên Thâm Quyến bắt tay vào thời kỳ xây dựng kết cấu hạ tầng cả phần cứng và phần mềm với phương châm cải cách táo bạo, thử nghiệm và khám phá; chế định quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, thể chế xây dựng cơ bản, thể chế giá cả (1982); định hướng nhu cầu của thị trường, thể chế doanh nghiệp (1983); xây dựng cảng nước sâu shekou (1979), mở cửa khu Shatoujiao để thu hút đầu tư nước ngoài; xây dựng liên doanh điện hạt nhân Dayawan giữa Quảng Đông và Hông Kông (Liên doanh lớn nhất với nước ngoài thời đó); tự do hóa ngành tài chính, cho thành lập một số ngân hàng nước ngoài [6]... Đặc điểm chủ yếu của thời kỳ này là cải cách từng bộ phận, đột phá từng hạng mục, vì mở cửa để thúc đẩy cải cách. Những cải cách này đã phá vỡ sự trói buộc của thể chế kinh tế kế hoạch truyền thống, nó là sự cải cách mang tính hiệu ứng, làm mẫu để cải cách kinh tế thành thị toàn quốc. 2.2. Từ 1986 - 1992 giai đoạn thúc đẩy chuyển hình hướng ngoại Các đặc khu kinh tế bước vào giai đoạn phát triển mới, thực chất đây là thời kỳ thúc đẩy mạnh mẽ cải cách thể chế kinh tế thị trường hướng ngoại. Thâm Quyến đi đầu trong kế hoạch chuyển hướng thể chế kinh tế: Lợi dụng nguồn vốn và khoa học công nghệ nước ngoài xây dựng cảng chiwan, xây dựng các doanh nghiệp “Tam vốn” “Tam hợp nhất lợi” (công ty liên doanh với tư bản nước ngoài, với hoa kiều, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), đồng thời tích cực hợp tác, liên kết nội địa, xây dựng các doanh nghiệp nội địa nhằm đối ứng liên doanh. Kiên trì “Lấy công nghiệp là chủ, công – thương – kỹ kết hợp; nỗ lực trở thành khu vực tập trung tri thức, tập trung công nghiệp, khoa học công nghệ và định hướng xuất khẩu” [6]. Các đặc khu bắt đầu thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (1986); cho ngân hàng nước ngoài vào kinh doanh (1986); thành lập trung tâm điều tiết ngoại tệ (1988); thành lập sở giao dịch chứng khoán (1990); đột phá thể chế truyền thống để thành lập thị trường đấu giá bất động sản (1987)... Thông qua những điểm cải cách cơ bản này, bước đầu đã hình thành được thể chế điều tiết cơ chế vận hành của kinh tế thị trường. Thâm Quyết đã bắt đầu cất cánh, GDP bình quân hàng năm tăng trưởng 30%. Năm 1987 Thâm Quyến đã đảo ngược tình trạng nhập siêu, năm 1992 Thâm Quyến đã trở thành thành phố xuất khẩu thương mại đứng đầu Trung Quốc [7]. 2.3. Từ 1993 - 2002 giai đoạn phát triển “vượt qua” và tự lực đổi mới, sáng tạo Đây là thời kỳ vượt qua sự “ỷ lại” ưu đãi của nhà nước, để chuyển sang giai đoạn dựa vào việc tiến hành đề cao năng lực sáng tạo tự thân. Một là, các đặc khu kinh tế là khu vực đi tiên phong đề xuất xây dựng mục tiêu của thể chế kinh tế , đi đầu trong việc thành lập hệ thống doanh nghiệp hiện đại, cải thiện hệ thống thị trường, chuyển đổi công năng của chính phủ, xây dựng hệ thống pháp luật thích ứng với kinh tế thị trường XHCN. Hai là, thực hiện chế độ đãi ngộ quốc dân đối với thương nhân nước ngoài và Hoa kiều đầu tư. Ba là, thực hiện chiến lược hướng ngoại để mở rộng thị trường, ưu tiên hàng đầu là thu hút các doanh nghiệp nước ngoài có công nghệ cao. Các chính sách được quyết tâm thực hiện triệt để như: Tiếp tục cải cách sâu sắc thể chế quản lý tài sản thuộc sở hữu nhà nước (1992); tăng cường cải cách doanh nghiệp nhà nước để thiết lập hệ thống doanh nghiệp hiện đại (1994); phát triển thị trường khoa học công nghệ (1994); tăng cường xây dựng hệ thống tín dụng (2002) Trong thời gian này, đặc khu kinh tế Thâm Quyến đạt được bước phát triển nhảy vọt, các ngành công nghệ cao hình Chuyên mục: Khoa học xã hội và hành vi - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 13 (2020) 4 thành. GDP liên tục tăng trưởng cao, năm 1994 đạt 100 tỷ nhân dân tệ; 1998 đạt 200 tỷ nhân dân tệ; và đạt 300 tỷ nhân dân tệ vào năm 2002 [1]. 2.4. Từ 2003 - 2008 giai đoạn thách thức “đối diện” với khoa học công nghệ phát triển Năm 2003, chính quyền các đặc khu đã đề xuất mục tiêu chiến lược xây dựng thành phố mang tính quốc tế hóa, như ở Thâm Quyến năm 2005 đề xuất mục tiêu xây dựng “Hexie shenzhen” (Thâm Quyên hài hòa). Thực hiện chiến lược “Tự chủ sáng tạo” như: Thúc đẩy tái sản xuất mọi mặt nền kinh tế; hoàn thiện cơ cấu sở hữu, thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển (2003); cải cách 3 chế độ phân phối (2006); đề xuất hệ thống chi tiêu phúc lợi dân sinh (2006);...Đối với đầu tư nước ngoài: Thực hiện xúc tiến thương mại và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; thúc đẩy việc mở cửa thu hút các công ty đa quốc gia có công nghệ cao vào các dự án lớn mang tính cốt lõi của Quốc gia; thúc đẩy hoạt động quốc tế của công ty trong nước, nhằm đào tạo các kỹ năng của công ty đa quốc gia bản địa; đẩy mạnh hợp tác Thâm Quyến – Hồng Kông như ký Điều ước hiệp tác “1+8” (2004); Thỏa thuận “1+6” (2007) [1] Đến nay, sự phát triển đặc khu kinh tế của Trung Quốc đã đạt được thành tựu to lớn, tạo ra sự nổi tiếng mà thế giới thường gọi “tốc độ Thâm Quyến”. Ví như đặc khu Thâm Quyến từ 1979 đến 2007 mức tăng trưởng GDP từ 196 triệu nhân dân tệ lên 676.541 tỷ nhân dân tệ, tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 31,20%, GDP bình quân đầu người tăng từ 606 nhân dân tệ lên đến 79221 nhân dân tệ (10628 USD), tổng số xuất khẩu thương mại từ 17 triệu USD lên đến 287.533 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 38,34% cao nhất cả nước; năm 2009, Thâm Quyến đã đạt mức GDP đầy ấn tượng: 820.123 tỷ nhân dân tệ, gấp 979 lần so với năm 1979, còn GDP tính theo đầu người đạt 13.600 USD/người, đứng đầu Trung Quốc [1]. 3. Từng bước nhận thức kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam Quá trình nhận thức về kinh tế thị trường định hướng XHCN là quá trình hoàn thiện tư duy lý luận về kinh tế và tổng kết thực tiễn phát triển đất nước của Đảng. Từ Cương lĩnh năm 1991 đến nay, Đảng ta đã nhiều lần nêu rõ cần phải tiếp tục làm sáng tỏ mô hình CNXH trong đó có cốt lõi đó là mô hình kinh tế thị trường. Trước hết, từ xây dựng nền kinh tế trong thời kỳ quá độ là nền kinh tế chỉ có thành phần XHCN (dưới hai hình thức kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể) đã đi đến xây dựng một nền kinh tế nhiều thành phần. Mỗi thành phần kinh tế đều là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân, đều bình đẳng trước pháp luật. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã khẳng định: “Phát huy thế mạnh của các thành phần kinh tế, vừa cạnh tranh vừa hợp tác, bổ sung cho nhau trong nền kinh tế quốc dân thống nhất” [2]. Vận dụng kinh tế tư bản nhà nước, tiến tới thừa nhận kinh tế tư nhân là một thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân (kinh tế tư nhân đang chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu các thành phần kinh tế của Việt Nam, sử dụng 83,6% tổng số lao động, đóng góp 37,99% GDP so với 28,63% của khu vực kinh tế nhà nước) có khả năng góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng đất nước – đây là bước tiến lớn trong đổi mới tư duy kinh tế cũng như thực tiễn thực hiện. Cơ chế chỉ huy bao cấp tuyệt đối hóa vai trò của kinh tế kế hoạch, kỳ thị kinh tế thị trường. Cơ chế mới đã thừa nhận kinh tế thị trường, vận dụng cơ chế thị trường điều tiết cung cầu, giá cả, sản xuất kinh doanh, từng bước hình thành đồng bộ các loại thì trường, xây dựng một nền kinh tế mở hội nhập khu vực và quốc tế. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Đảng đã đưa ra quan niệm mới, và khẳng định: “Sản xuất hàng hóa không đối lập với CNXH, mà là thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan, cần thiết cho công cuộc xây dựng CNXH và cả khi CNXH đã được xây dựng” [3]. Trước đổi mới, theo mô hình cũ là cải tạo nhanh kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế cá thể, tiểu chủ, hạn chế, tiến tới xóa bỏ nhanh kinh tế hàng hóa. Ngày nay thừa nhận và thực hiện quá trình cải tạo ấy diễn ra trong suốt thời kỳ quá độ và tất yếu sử dụng kinh tế thị trường. Đối với quan hệ sản xuất, trước đây quan niệm và thực hiện chỉ có một chế độ sở hữu duy nhất là chế độ công hữu về tất cả các tư liệu sản xuất (bao gồm sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể). Bước sang thời kỳ đổi mới đã đi đến thực hiện nhiều chế độ, hình thức sở hữu trong nền kinh tế quốc dân, sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất được thừa nhận. Chế độ công hữu theo mô hình mới không phải là công hữu về tất cả tư liệu Chuyên mục: Khoa học xã hội và hành vi - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 13 (2020) 5 sản xuất, mà chỉ là công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu để làm nền tảng cho nền kinh tế quốc dân. Do vậy, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định: “Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN là đường lối chiến lược nhất quán, là mô hình kinh tế tổng quát trong suốt thời kỳ quá độ đi lên CNXH ở Việt Nam” [4]. Mặt khác, ngay chế độ công hữu nếu vận dụng sự tách biệt tương đối giữa quyền sở hữu và quyền quản lý kinh doanh thì vẫn tạo nên sự tồn tại độc lập tương đối giữa các chủ thể kinh tế. Đó là cơ sở kinh tế của kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường nằm ngay trong quan hệ sản xuất cơ bản của CNXH. Trước đây quan niệm về kinh tế quốc doanh là chủ đạo, thì ngày nay đã đi đến quan niệm kinh tế nhà nước là chủ đạo. Chủ đạo ở chỗ kinh tế nhà nước chỉ giữ những vị trí then chốt trong nền kinh tế. Nhờ đó mà mở đường, hỗ trợ các thành phần kinh tế khác cùng phát triển, và là lực lượng vật chất để Nhà nước thực hiện chức năng điều tiết và quản lý vĩ mô. Mô hình trước đổi mới coi hợp tác xã thuần túy là kinh tế tập thể, đến nay đã chuyển sang xác định hợp tác xã là tổ chức kinh tế được hình thành trên cơ sở giữ đúng nguyên tắc tự nguyện. Các hợp tác xã là các chủ thể kinh tế độc lập, hoạt động theo cơ chế thị trường. Từ thực tiễn và lý luận nêu trên, đến Đại hội XII Đảng tiếp tục nhấn mạnh và khẳng định: “Thống nhất nhận thức nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường; đồng thời, bảo đảm định hướng XHCN phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”; có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật; thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực phát triển, là động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất; các nguồn lực nhà nước được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phù hợp với cơ chế thị trường. Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh; sử dụng các công cụ, chính sách và các nguồn lực của Nhà nước để định hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển. Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội” [5]. Như vậy, đến Đại hội XII quan điểm lý luận về kinh tế thị trường định hướng XHCN là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế. Đây là luận điểm khẳng định tính phổ quát, tiến bộ, phù hợp với xu thế tiến bộ của nhân loại, lấy chuẩn mực, giá trị chung của kinh tế thị trường thế giới để làm thước đo cho từng giai đoạn phát triển, đồng thời khẳng định xu thế hội nhập của nền kinh tế Việt Nam. 4. Bài học kinh nghiệm xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Việc hoàn thiện hệ thống quan điểm lý luận và việc vận dụng mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, tuy nhiên việc hoàn thiện thể chế thực hiện còn chậm, chưa đồng bộ cả về pháp luật cũng như cơ chế. Vì vậy, thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN chưa tạo ra động lực cho phát triển cao và bền vững. Từ thực tiễn ở Trung Quốc và Việt Nam thời gian qua, việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam cần tập trung vào các vấn đề cốt lõi sau: Một là, giữ vững định hướng và kiên trì xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường XHCN. Từ kinh nghiệm của Trung Quốc, đây là chiến lược “bubian” (bất biến). Tích cực tìm kiếm con đường cải cách mở cửa dưới các điều kiện của kinh tế thị trường để xây dựng văn minh vật chất và tinh thần của CNXH, thúc đẩy sự phát triển toàn diện, phát triển hài hòa văn minh sinh thái, phòng ngừa tất cả các yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự phát triển chung của xã hội. Từ kinh nghiệm của Trung Quốc và thực tiễn ở Việt Nam có thể khẳng định: Việc nhận thức đúng đắn về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN Chuyên mục: Khoa học xã hội và hành vi - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 13 (2020) 6 là chìa khóa đột phá cho sự phát triển. Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN mà nước ta xây dựng là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng XHCN phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước; là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN, do Ðảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". Hai là, Việt Nam cần đẩy nhanh việc xây dựng các đặc khu kinh tế làm nơi thử nghiệm các quyết sách về thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Kinh nghiệm này là kết tinh, quyết tâm của Đảng Cộng sản Trung Quốc không ngừng tìm tòi, thực hiện tư tưởng đổi mới, đặc biệt là sự ủng hộ mạnh mẽ đối với việc mở cửa đón đầu tư nước ngoài. Từ tư tưởng đó để đề ra những quyết sách ưu đãi, đó là những khâu quan trọng nhất. Trong đó, việc nhà nước trao quyền tự chủ cho các đặc khu được xem như biện pháp mấu chốt, cho phép hoàn toàn độc lập về tài chính với Trung ương và có quyền đề ra những ưu đãi riêng đối với các nhà đầu tư. Ba là, kiên trì giữ vững phương thức mở cửa và thực nghiệm, hoàn thiện thể chế về kinh tế đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế. Đối với Việt Nam cần rà soát, điều chỉnh, bổ sung hệ thống pháp luật và các thiết chế, cơ chế liên quan đáp ứng yêu cầu thực hiện các cam kết quốc tế. Thực hiện nhất quán chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa trong hợp tác kinh tế quốc tế, không để lệ thuộc vào một số ít thị trường. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tiềm lực của các doanh nghiệp trong nước. Quá trình đẩy mạnh mở cửa tiếp cận quốc tế sẽ kéo theo đổi mới, sáng tạo trong thể chế, thu hút công nghệ tiên tiến và phương pháp quản lý hiện đại để xây dựng chính sách kinh tế định hướng xuất khẩu. Bốn là, xây dựng thể chế, cơ chế linh hoạt, thể chế, cơ chế là linh hồn của sự phát triển kinh tế. Nếu không có thể chế, cơ chế tốt, ưu việt, phù hợp, linh hoạt trong từng thời kỳ thì không thể thu hút đầu tư, thu hút nhân tài, không thể "Mượn gà đẻ trứng", qua đó sức sáng tạo trong đổi mới không thể phát huy hữu hiệu. Đối với Việt Nam cần: Tiếp tục hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp; hoàn thiện thể chế phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường; hoàn thiện thể chế hệ thống pháp luật, đảm bảo nhất quán giữa luật pháp và thực thi luật pháp, nâng cao tính công khai, minh bạch trong các hoạt động kinh tế, giữa các chủ thể kinh tế. Năm là, đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện thể chế bảo đảm thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Mục đích của xây dựng thể chế kinh tế thị trường là giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất, mục đích căn bản của phát triển lực lượng sản xuất là cần nang cao mức sống của toàn thể nhân dân. Do vậy, phải thúc đẩy phân phối thu nhập ngày càng hợp lý hơn, bảo đảm cải thiện dân sinh trong quá trình phát triển. Cần phải xử lý thỏa đáng mối quan hệ giữa lợi ích căn bản của nhân dân với lợi ích của Nhà nước, lợi ích của chủ thể sản xuất kinh doanh. Vì vậy phải tiến tới đảm bảo công bằng xã hội đây là điều kiện, động lực để nhân dân chung sức xây dựng nền kinh tế phát triển. Đại hội Đảng lần thứ IX đã chỉ rõ: “Thực hiện các chính sách xã hội hướng vào phát triển và lành mạnh hóa xã hội, thực hiện công bằng trong phân phối, tạo động lực mạnh mẽ phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội, thực hiện bình đẳng trong các quan hệ xã hội, khuyến khích nhân dân làm giầu hợp pháp” [4]. Sáu là, hoàn thiện thể về vai trò lãnh đạo của Ðảng, vai trò xây dựng và thực hiện thể chế kinh tế của Nhà nước. Hoàn thiện thể chế về vai trò lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định đảm bảo tính định hướng XHCN của quá trình xây dựng, phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam. Kinh nghiệm từ Trung Quốc đó là cần phải luôn kiên trì sử dụng đồng thời “bàn tay hữu hình” và “bàn tay vô hình”. Cải cách thể chế kinh tế là trọng điểm của đi sâu cải cách toàn diện, vấn đề cốt lõi là xử lý tốt mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường, làm cho thị trường đóng vai trò quyết định trong phân bổ nguồn lực. Thúc đẩy việc phân bổ nguồn lực thực hiện tối đa hóa hiệu ích và tối ưu hóa hiệu suất theo quy tắc thị trường, giá cả thị trường, cạnh tranh thị trường. Bảo đảm sự phối hợp hiệu quả giữa Nhà nước (các cấp chính quyền) và thị trường; nhà nước và doanh nghiệp; Chuyên mục: Khoa học xã hội và hành vi - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 13 (2020) 7 nhà nước và dân cư trong tổ hợp: Nhà nước – Thị trường – Doanh nghiệp – Dân cư. 5. Kết luận Kinh tế thị trường là một thể chế kinh tế, một hệ thống các lực lượng kinh tế và các chủ thể kinh tế, một nền kinh tế mở, xem đó như một thành tố cấu trúc nền tảng, nội tại của hệ thống kinh tế - xã hội, tạo thành hệ thống kinh tế - xã hội phát triển theo hướng đi lên CNXH. Một mặt, vừa khai thác tính tích cực của kinh tế thị trường. Mặt khác, sử dụng vai trò của nhà nước cũng cần thấy mặt tích cực, chủ động của nhà nước, đồng thời phải hết sức đề phòng mặt “tha hóa” tiêu cực của Nhà nước. Do vậy, vấn đề cốt lõi ở Việt Nam hiện nay là phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế kinh tế thị trường, để đảm phát huy được tính năng động hiệu quả của nó, đồng thời cũng phải bảo đảm được tính định hướng XHCN. Về lý luận kinh tế thị trường định hướng XHCN có những nét trong Chính sách kinh tế mới (NEP) của Lênin, lại hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển kinh tế XHCN ở Việt Nam trong công cuộc đổi mới. Thành tựu phát triển kinh tế ở Việt Nam thời gian qua đã chứng minh điều đó. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Chen Jiaxi - Huang Weiping. (2010). Phát triển chính trị đặc khu kinh tế Thâm Quyến Trung Quốc 1980 – 2010. Tạp chí Nhà sách thương vụ Trung Quốc, số 9, tr. 120, 170, 150. [2]. Đảng Cộng sản Việt Nam. (1991). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, tr. 66. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. [3]. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, H.1996, tr.72. [4]. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, H. 2001, tr.86-88, 108. [5]. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia. H. 2016, tr.25. [6]. Fan Gang. (2009). Nghiên cứu đặc khu kinh tế Trung Quốc – Lý luận và thực tiễn hôm qua và ngày mai, tr.10, 90, Bắc Kinh: Nhà xuất bản Kinh tế Trung Quốc. [7]. Tao Yitao – Zhong Jian. (2011). Báo cáo phát triển đặc khu kinh tế Trung Quốc, tr.30. Bắc Kinh: Nhà xuất bản Khoa học xã hội Trung Quốc. Thông tin tác giả: 1. Hứa Thanh Bình - Đơn vị công tác: Bộ môn Lý luận Chính trị - Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên; 2. Trần Huy Ngọc - Đơn vị công tác: Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh - Địa chỉ email: tranhuyngoc@tueba.edu.vn 3. Lê Chí Trung - Đơn vị công tác: Khoa Lý luận Cơ sở - Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên Ngày nhận bài: 07/05/2020 Ngày nhận bản sửa: 25/06/2020 Ngày duyệt đăng: 30/06/2020

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdac_khu_kinh_te_cua_trung_quoc_voi_viec_xay_dung_the_che_kin.pdf
Tài liệu liên quan