Đặc san Tuyên truyền pháp luật - Chủ đề: Các tội phạm theo quy định của bộ luật hình sự (Phần 2)

23. Tội không tố giác tội phạm (Điều 390 BLHS năm 2015) - Tội không tố giác tội phạm là hành vi của người biết rõ một trong các tội phạm quy định tại Điều 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 123, 134, 168, 169, 207, 299, 300, 301, 302, 303, 324 đang được chuẩn bị hoặc một trong các tội phạm quy định tại Điều 389 (tội che giấu tội phạm đã nêu ở trên) của Bộ luật này đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, trừ trường hợp gười không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; Người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa. - Không tố giác tức là không khai báo cho các cơ quan có thẩm quyền biết về hành vi phạm tội. - Lỗi của người phạm tọi là lỗi cố ý. - Tùy thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm cũng như hậu quả của hành vi phạm tội, người phạm tội bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, tù có thời hạn, mức thấp nhất là 06 tháng, cao nhất là 03 năm. Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt. 24. Tội gây rối trật tự phiên tòa, phiên họp (Điều 391 BLHS năm 2015) - Tội gây rối trật tự phiên tòa, phiên họp là hành vi thóa mạ, xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của Thẩm phán, Hội thẩm, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác hoặc người tham gia phiên tòa, phiên họp hoặc có hành vi đập phá tài sản, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 178 của Bộ luật này (tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản). - Chủ thể tội phạm: có thể là bất kì người nào. - Hành vi khách quan của tội phạm: +) Hành vi thóa mạ, xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm người khác: có những lời lẽ, hành vi khiếm nhã (ném đồ đạc vào người khác). +) Hành vi đập phá tài sản: dùng tay chân hoặc có công cụ hỗ trợ nhằm đập phá, phá hoại tài sản, cơ sở vật chất tại phòng họp, phòng xử án. - Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. - Tùy thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm cũng như hậu quả của hành vi phạm tội, người phạm tội bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, tù có thời hạn, mức thấp nhất là 06 tháng, cao nhất là 03 năm.

docx119 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 183 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đặc san Tuyên truyền pháp luật - Chủ đề: Các tội phạm theo quy định của bộ luật hình sự (Phần 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u bí mật công tác hoặc là chủ thể thường. Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Tùy vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, người phạm tội bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn, mức hình phạt thấp nhất là 06 tháng, cao nhất là 07 năm. 10.Tội vô ý làm lộ bí mật công tác, tội làm mất tài liệu bí mật công tác (Điều 362 BLHS năm 2015) Vô ý làm lộ bí mật công tác là thiếu trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng tài liệu, vô ý làm cho những người không được phép biết đã biết tài liệu bí mật công tác. Người phạm tội đã vi phạm các quy định bảo quản, bảo vệ, sử dụng tài liệu hoặc là do không thận trọng trong việc phát ngôn, tiếp xúc với những người khác mà để lộ tài liệu bí mật công tác cho người khác biết. Các tài liệu bí mật công tác chỉ bị tiết lộ, không bị mất đi nhưng không còn giá trị bí mật. Làm mất tài liệu bí mật công tác là làm cho tài liệu bí mật công tác bị lọt ra khỏi sự kiểm soát, bảo vệ của người có trách nhiệm. Việc làm mất tài liệu bí mật công tác có thể do người có trách nhiệm không cẩn thận, vi phạm các quy định về bảo vệ tài liệu bí mật công tác, có thể là bỏ quên, đánh rơi, bị thất lạc Việc vô ý làm lộ bí mật công tác hoặc làm mất tài liệu bí mật công tác phải gây ra hậu quả, có thể là gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, gây thiệt hại về tài sản, để người khác sử dụng thực hiện tội phạm. Chủ thể của tội phạm phải là người có chức vụ, quyền hạn, có trách nhiệm trong việc quản lý, bảo quản tài liệu bí mật công tác. Lỗi của người phạm tội là lỗi vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý vì cẩu thả. 11.Tội đào nhiệm (Điều 363 BLHS năm 2015) Tội đào nhiệm là hành vi cố ý từ bỏ nhiệm vụ công tác của cán bộ, công chức, viên chức gây hậu quả nghiêm trọng cho lợi ích Nhà nước, tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Chủ thể của tội phạm: phải là cán bộ, công chức, viên chức. Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Hành vi cố ý từ bỏ nhiệm vụ công tác được hiểu là: cán bộ, công chức, viên chức được phân công thực hiện nhiệm vụ nhưng tự ý không thực hiện công việc đó. Người phạm tội có thể không thực hiện nhiệm vụ, tự ý rời bỏ nơi đang công tác, cá biệt trường hợp cán bộ, công chức, viên chức không chấp hành lệnh điều động, thuyên chuyển sang công tác khác hoặc địa điểm khác cũng được coi là từ bỏ nhiệm vụ công tác. Nếu hành vi cố ý từ bỏ nhiệm vụ công tác gây hậu quả nghiêm trọng thì người phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Nếu người phạm tội có hành vi lôi kéo người khác đào nhiệm; gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội trong hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc trong trường hợp khó khăn đặc biệt khác của xã hội thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 12.Tội đưa hối lộ (Điều 364 BLHS năm 2015) Chủ thể của tội phạm: là bất kì người nào có năng lực trách nhiệm hình sự, từ đủ 16 tuổi trở lên. Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác tiền (Việt Nam đồng hoặc ngoại tệ), tài sản (nhà cửa, nội thất, xe hơi, trang thiết bị), lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng, lợi ích phi vật chất (du lịch, dịch vụ) để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Phạm tội trong trường hợp này thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Ở đây, lợi ích, yêu cầu của người đưa hối lộ được hiểu là lợi ích của người đưa hối lộ (được tăng lương, khen thưởng, phân nhà, xin việc, xin đi học), lợi ích của những người thân thích, ruột thịt, bạn bè, người quen biết của người đưa hối lộ (xin việc, xin đi nước ngoài cho con cháu, người thân thích), cũng như lợi ích của những cơ quan, tổ chức mà người đưa hối lộ là thành viên (để được kí hợp đồng, để được trúng thầu, được tặng thưởng huân huy chương). Nếu người phạm tội phạm tội có tổ chức; dùng thủ đoạn xảo quyệt; dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; phạm tội 02 lần trở lên; của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Nếu phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm. Nếu phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Người nào đưa hoặc sẽ đưa hối lộ cho công chức nước ngoài, công chức của tổ chức quốc tế công, người có chức vụ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định tại Điều này. Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo (trực tiếp bằng lời nói hoặc qua thư) với người có chức vụ quyền hạn, có thẩm quyền xử lý trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ. 13.Tội môi giới hối lộ (Điều 365 BLHS năm 2015) Chủ thể của tội phạm: là bất kì người nào có năng lực trách nhiệm hình sự, từ đủ 16 tuổi trở lên. Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Biểu hiện cụ thể của hành vi phạm tội:người phạm tội đóng vai trò trung gian giữa người đưa và người nhận hối lộ với các hình thức cụ thể như: +) Theo yêu cầu của người muốn nhận hối lộ, người môi giới hối lộ đến gặp người đưa hối lộ để thoả thuận việc làm hoặc không làm một việc cụ thể nào đó, thoả thuận của hối lộ, sau đó chuyển của hối lộ cho người nhận; +) Theo yêu cầu của người đưa hối lộ, người môi giới hối lộ đến gặp người có chức vụ, quyền hạn để thoả thuận về việc làm hoặc không làm một việc có lợi cho người đưa hối lộ (hoặc người thân của người đưa hối lộ), thoả thuận của hối lộ và thời gian đưa, sau đó chuyển của hối lộ từ người đưa cho người nhận; +) Theo yêu cầu của cả hai bên, người môi giới hối lộ tạo điều kiện cho các bên gặp nhau để thương lượng, thoả thuận với nhau, rồi sau đó đứng ra nhận của hối lộ của bên đưa để chuyển cho bên nhận. Phương thức của người môi giới rất đa dạng, có thể là đe dọa, hạch sách người đưa hối lộ, đồng thời khuyến khích, thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn nhận của hối lộ. Tùy thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, người môi giới hối lộ có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù, mức thấp nhất là 06 tháng, mức cao nhất là 15 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng. Người môi giới hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự. 14.Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi (Điều 366 BLHS năm 2015) Chủ thể của tội phạm là người có quan hệ và có ảnh hưởng nhất định đối với người có chức vụ, quyền hạn. Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp, động cơ, mục đích phạm tội là tư lợi. Về mặt khách quan, tội phạm này thể hiện ở việc dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm của họ hoặc làm một việc không được phép làm. Người phạm tội đã dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm của họ hoặc làm một việc không được phép làm. Sự ảnh hưởng có được là từ quan hệ gia đình, quan hệ bạn bè, quan hệ trong công tác hay từ những quan hệ xã hội khác. Hình thức mà người phạm tội thực hiện có thể rất đa dạng: trực tiếp bằng miệng hoặc bằng thư, tin nhắn hoặc qua một đối tượng trung gian khác. Người phạm tội đã lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để nhận trực tiếp hoặc qua trung gian: tiền, tài sản (vàng bạc, đá quý, căn hộ, xe hơi), lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất (sử dụng các dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng cao cấp, khen thưởng, tặng thưởng). Tùy thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù, mức thấp nhất là 06 tháng, mức cao nhất là 10 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. VI. CÁC TỘI XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp được quy định tại Chương XXIV Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), sau đây gọi tắt là BLHS năm 2015 gồm 25 điều luật từ Điều 367 đến Điều 391 với 24 tội danh. Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp là những hành vi xâm phạm sự đúng đắn của hoạt động tố tụng và thi hành án, gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. 1.Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội (Điều 368 BLHS năm 2015) Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội là hành vi của người có thẩm quyền cố ý truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người mà mình biết rõ là không có tội. Chủ thể của tội phạm: là chủ thể đặc biệt, phải là người có trách nhiệm, quyền hạn trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Đó có thể là người có thẩm quyền tiến hành tố tụng như điều tra viên, kiểm sát viên Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức được việc truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội là xâm hại đến uy tín, danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của người đó nhưng vẫn cố ý thực hiện. Truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội là buộc họ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi không thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm. Các trường hợp cụ thể gồm: họ hoàn toàn không thực hiện bất kì một hành vi nào (đương nhiên không có tính nguy hiểm => không thể là tội phạm); họ có thực hiện hành vi trên thực tế nhưng hành vi này không phải là tội phạm (phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ, rủi ro trong nghiên cứu khoa học); người này chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; tội phạm đã được đại xá; người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết (không bao gồm trường hợp cần tái thẩm đối với người khác). Tùy thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm cũng như hậu quả của hành vi phạm tội, người phạm tội bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn, mức thấp nhất là 01 năm, cao nhất là 15 năm.Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 2.Tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội (Điều 369 BLHS năm 2015) Tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội là hành vi của người có thẩm quyền cố ý không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người mà mình biết rõ là có tội. Chủ thể của tội phạm: là chủ thể đặc biệt, phải là người có trách nhiệm, quyền hạn trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Đó có thể là người có thẩm quyền tiến hành tố tụng như điều tra viên, kiểm sát viên Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức được việc không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội là xâm hại đến những quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ, không đảm bảo được quyền lợi ích hợp pháp của bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, xâm phạm đên tính nghiêm minh của pháp luật nhưng vẫn cố ý thực hiện. Không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội là việc người có thẩm quyền đã không ra quyết định khởi tố bị can, quyết định truy tố bị can bằng bản cáo trạng đối với người đã thực hiện tội phạm và có đủ cơ sở buộc họ phải chịu trách nhiệm hình sự. Tùy thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm cũng như hậu quả của hành vi phạm tội, người phạm tội bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn, mức thấp nhất là 06 tháng, cao nhất là 12 năm.Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 3.Tội ra bản án trái pháp luật (Điều 370 BLHS năm 2015) Tội ra bản án trái pháp luật là hành vi của Thẩm phán, Hội thẩm ra bản án mà mình biết rõ là trái pháp luật. Chủ thể của tội phạm: là chủ thể đặc biệt, chỉ có thể là Thẩm phán, Hội thẩm. Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Thẩm phán, Hội thẩm biết rất rõ nếu ra bản án trái pháp luật sẽ xâm hại đến lợi ích Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của một hoặc một số chủ thể nhất định nhưng vẫn làm. Ra bản án trái pháp luật tức là tại phiên tòa, sau khi tiến hành xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm nghị án và ra bản án không đúng quy định của pháp luật. Có thể là bản án thuộc các lĩnh vực hình sự, dân sự, lao động, kinh tế Tính trái pháp luật của bản án thể hiện ở việc: tuyên bị cáo phạm tội nặng hơn hoặc nhẹ hơn, áp dụng hình phạt nặng hơn hoặc nhẹ hơn so với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, áp dụng sai mức bồi thường, xử lý vật chứng không đúng Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc ra bản án trái pháp luật như nội dung quyết định trong bản án không phù hợp với tình tiết thực tế của vụ án, tình tiết vụ án là đúng nhưng Thẩm phán, Hội thẩm lại cố tình áp dụng sai quy định của pháp luật. Việc ra bản án trái pháp luật có thể mang lại lợi ích cho một hoặc một số chủ thể nhất định nhưng cũng có thể do trả thù cá nhân của Thẩm phán, Hội thẩm Tùy thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm cũng như hậu quả của hành vi phạm tội, người phạm tội bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn, mức thấp nhất là 01 năm, cao nhất là 15 năm.Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 4.Tội ra quyết định trái pháp luật (Điều 371 BLHS năm 2015) Tội ra quyết định trái pháp luật là hành vi của người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, thi hành án ra quyết định mà mình biết rõ là trái pháp luật gây thiệt hại về tài sản hoặc gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Chủ thể của tội phạm là chủ thể đặc biệt: phải là người có thẩm quyền trong các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Ví dụ: Thủ trưởng cơ quan điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát, Chánh án Tòa án, Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng, Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Giám đốc Cảnh sát phòng cháy chữa cháy, Giám thị trại giam - Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội biết rõ quyết định là trái pháp luật nhưng vẫn ban hành. - Ra quyết định trái pháp luật là việc người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kí ban hành quyết định trái pháp luật. Tính trái pháp luật thể hiện ở nội dung của quyết định không phù hợp với sự thật khách quan, không đúng với quy định của pháp luật. Hành vi phạm tội này không phải là hành vi cấu thành các tội: tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội, tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội, tội ra bản án trái pháp luật, tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật, tội tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù. Tùy thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm cũng như hậu quả của hành vi phạm tội, người phạm tội bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc tù có thời hạn, mức thấp nhất là 06 tháng, cao nhất là 12 năm.Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 5.Tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật (Điều 372 BLHS năm 2015) Tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật là hành vi của người lợi dụng chức vụ, quyền hạn ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, thi hành án làm trái pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Chủ thể của tội phạm: là chủ thể đặc biệt, phải là người có chức vụ, quyền hạn và có ảnh hưởng nhất định đến người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp. Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn mà mình đang đảm nhiệm để ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp (khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án) làm trái pháp luật. Sự ép buộc thể hiện ở việc lợi dụng quyền hạn mà người đó đang có (cấp trên ép buộc cấp dưới), đe dọa cho thôi việc, đe dọa chuyển công tác. người bị ép buộc mặc dù không muốn thực hiện nhưng vì lo sợ và không còn sự lựa chọn nào khác nên phải làm trái pháp luật (ví dụ hoãn chấp hành án đối với người bị kết án, tha tù trước thời hạn đối với người đang chấp hành án phạt tù mà không có căn cứ). Tùy thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm cũng như hậu quả của hành vi phạm tội, người phạm tội bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn, mức thấp nhất là 06 tháng, cao nhất là 10 năm.Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 6.Tội dùng nhục hình (Điều 373 BLHS năm 2015) Tội dùng nhục hình là hành vi của người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, thi hành án hoặc thi hành các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc dùng nhục hình, đối xử tàn bạo hoặc hạ nhục nhân phẩm của người khác dưới bất kì hình thức nào. Chủ thể của tội phạm: là chủ thể đặc biệt, phải là người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cụ thể là khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, thi hành biện pháp tư pháp, biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Khi thực hiện tội phạm, người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm, có thể xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng vẫn thực hiện. Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng dùng nhục hình, đối xử tàn bạo hoặc hạ nhục nhân phẩm của người khác là đã dùng vũ lực hoặc không dùng vũ lực khiến người khác bị đau đớn về mặt thể xác hoặc tinh thần, như dùng vũ lực đánh đập người khác, trói tay chân hoặc dùng gông cùm, dùng thanh sắt nung đỏ áp vào cơ thể người khác khiến họ bị bỏng nặng, đau đớn hoặc không cần dùng đến vũ lực như bắt quỳ, bỏ đói rồi bày rất nhiều thức ăn ngon trước mặt nhưng không cho ăn Người phạm tội thực hiện những hành vi này là nhằm mục đích nhất định, có thể buộc người bị áp dụng phải khai báo, phải điểm chỉ, phải tuân theo yêu cầu của bác sĩ, giám thị trại giam Tùy thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm cũng như hậu quả của hành vi phạm tội, người phạm tội bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn, mức thấp nhất là 06 tháng, cao nhất là 20 năm; tù chung thân.Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 7.Tội bức cung (Điều 374 BLHS năm 2015) Tội bức cung là hành vi của người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng sử dụng thủ đoạn trái pháp luật ép buộc người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung phải khai ra thông tin liên quan đến vụ án, vụ việc. Chủ thể của tội phạm là chủ thể đặc biệt, phải là người có thẩm quyền tiến hành các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố. Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Đối tượng tác động trực tiếp của hành vi phạm tội là người bị lấy lời khai (người làm chứng, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) hoặc là người bị hỏi cung (bị can: người đã bị khởi tố về hình sự). Người phạm tội đã cưỡng bức, ép buộc, tác động đến ý chí của người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung để họ phải khai ra thông tin. Phương thức chủ yếu mà người phạm tội sử dụng là đe dọa như dọa đánh, dọa bỏ đói, dọa sẽ buộc tội vợ/chồng, bố mẹ của người đó hoặc dọa sẽ tiết lộ bí mật đời tư cá nhân. Thông tin mà người bị ép buộc khai báo có thể là sự thật khách quan nhưng cũng có thể không phải sự thật, chỉ là do họ nghĩ ra nhằm đối phó lại sự ép buộc của người có thẩm quyền. Tùy thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm cũng như hậu quả của hành vi phạm tội, người phạm tội bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn, mức thấp nhất là 06 tháng, cao nhất là 20 năm; tù chung thân.Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 8.Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc (Điều 375 BLHS năm 2015) Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc là hành vi của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, người khác có nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động tư pháp, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy hoặc làm hư hỏng tài liệu, vật chứng của vụ án, vụ việc hoặc bằng thủ đoạn khác nhằm làm sai lệch nội dung vụ án, vụ việc. Chủ thể của tội phạm là chủ thể đặc biệt: là Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, người khác có nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động tư pháp, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự. Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Người phạm tội đã có hành vi làm sai lệch hồ sơ (có thể là hồ sơ vụ án hình sự, dân sự, kinh tế hoặc là hồ sơ của vụ việc dân sự, hành chính). Làm sai lệch hồ sơ tức là làm cho nội dung của hồ sơ không đúng, không phù hợp với nội dung ban đầu. Người phạm tội có thể làm sai lệch hồ sơ bằng cách: +) Thêm nội dung: đưa thêm văn bản, giấy tờ vào hồ sơ hoặc viết thêm trực tiếp vào các giấy tờ có sẵn trong hồ sơ; +) Bớt nội dung: vứt bỏ một số giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ hoặc xóa bớt nội dung có sẵn trong hồ sơ. +) Sửa đổi tức là tẩy xóa nội dung đang tồn tại trong hồ sơ và viết nội dung khác vào hồ sơ; +) Đánh tráo hồ sơ là làm một bộ hồ sơ mới thay thế hoàn toàn cho hồ sơ đang có, thay vật chứng khác cho vật chứng đã được thu thập +) Hủy hoặc làm hư hỏng tức là đốt, phá, xé, dùng chất hóa học biến đổi tình trạng ban đầu của tài liệu, vật chứng. Tùy thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm cũng như hậu quả của hành vi phạm tội, người phạm tội bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn, mức thấp nhất là 01 năm, cao nhất là 15 năm.Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 9.Tội thiếu trách nhiệm để người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù trốn (Điều 376 BLHS năm 2015) Tội thiếu trách nhiệm để người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù trốn là hành vi của người được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý, canh gác, áp giải người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về quản lý, canh gác, áp giải để người thực hiện tội phạm trốn. Chủ thể của tội phạm là chủ thể đặc biệt, là người có trách nhiệm, quyền hạn trong việc áp giải, trông coi người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam hay người đang chấp hành án. Lỗi của người phạm tội là lỗi vô ý (có thể vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý vì cẩu thả). Thiếu trách nhiệm tức là người phạm tội đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các quy định về quản lý, canh gác, áp giải. Ví dụ: buông lỏng kỉ luật, mất cảnh giác, thiếu trách nhiệm trong khi canh gác (ngủ quên), không khóa cửa buồng giam Tùy thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm cũng như hậu quả của hành vi phạm tội, người phạm tội bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, hình phạt tù có thời hạn, mức thấp nhất là 06 tháng, cao nhất là 10 năm.Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 10.Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật (Điều 377 BLHS năm 2015) Chủ thể của tội phạm: là chủ thể đặc biệt, là người có chức vụ, quyền hạn. Các biểu hiện cụ thể của hành vi phạm tội: +) Không ra quyết định trả tự do cho người được trả tự do theo quy định của pháp luật: người đó không phạm tội, được miễn trách nhiệm hình sự hoặc được miễn hình phạt; bị xử phạt bằng các hình phạt không phải là hình phạt tù; bị xử phạt tù nhưng được hưởng án treo; thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời gian đã bị tạm giam; người chấp hành án đã chấp hành xong bản án hoặc đang chấp hành án nhưng được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại. +) Ra lệnh, quyết định bắt, giữ, giam người không có căn cứ theo quy định của pháp luật: người có thẩm quyết đã kí ban hành các quyết định này nhưng lại không đủ cơ sở pháp lý. +) Không chấp hành quyết định trả tự do cho người được trả tự do theo quy định của luật: tức là đã có quyết định trả tự do nhưng người có trách nhiệm, quyền hạn lại cố tình không trả tự do cho người đó, vẫn tiếp tục hành vi giam giữ. +) Thực hiện việc bắt, giữ, giam người không có lệnh, quyết định theo quy định của luật hoặc tuy có lệnh, quyết định nhưng chưa có hiệu lực thi hành, ví dụ: nếu bắt bị can, bị cáo để tạm giam thì cần có lệnh của người có thẩm quyền, trong một số trường hợp, lệnh này phải được Viện kiểm sát phê chuẩn trước khi thi hành nhưng người tiến hành bắt đã thực hiện việc bắt mà không có lệnh hoặc có lệnh nhưng lệnh này chưa được Viện kiểm sát phê chuẩn. +) Không ra lệnh, quyết định gia hạn tạm giữ, tạm giam hoặc thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giữ, tạm giam khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam dẫn đến người bị tạm giữ, tạm giam bị giam, giữ quá hạn: trường hợp cần thiết phải có thêm thời gian để tiến hành kiểm tra, xác minh, điều tra tội phạm nhưng người có thẩm quyền lại không ra lệnh, quyết định gia hạn; hoặc xét thấy không cần tiếp tục áp dụng biện pháp ngăn chặn nhưng người có thẩm quyền lại không hủy bỏ Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Tùy thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm cũng như hậu quả của hành vi phạm tội, người phạm tội bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn, mức thấp nhất là 06 tháng, cao nhất là 12 năm.Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 11.Tội tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù (Điều 378 BLHS năm 2015) Tội tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lạm quyền tha trái pháp luật người bị bắt, người đnag bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù. Chủ thể của tội phạm: là chủ thể đặc biệt, là người có chức vụ, quyền hạn trong việc tha người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù như Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát, Giám thị trại giam Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lạm quyền để tha trái pháp luật là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng vị trí mình đang đảm nhiệm hoặc lạm quyền (vượt quáquyền hạn mà pháp luật cho phép) để tha người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, người chấp hành án. Đây đều là những trường hợp ra quyết định tha nhưng không đủ căn cứ theo quy định của pháp luật. Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Tùy thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm cũng như hậu quả của hành vi phạm tội, người phạm tội bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, hình phạt tù có thời hạn, mức thấp nhất là 06 tháng, cao nhất là 10 năm.Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 12.Tội không thi hành án (Điều 379 BLHS năm 2015) Tội không thi hành án là hành vi của người có thẩm quyền cố ý không ra quyết định thi hành án hoặc không thi hành quyết định thi hành bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Chủ thể của tội phạm: là chủ thể đặc biệt, là người có thẩm quyền ra quyết định thi hành án (Chánh án Tòa án) hoặc là người có trách nhiệm thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Hành vi khách quan của tội này là hành vi không ra quyết định thi hành án hoặc không thi hành bản án, quyết định. Khi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật thì phải được thi hành nhằm bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Những chủ thể có thẩm quyền phải ban hành quyết định thi hành án, những chủ thể có trách nhiệm thi hành án phải thực hiện nhiệm vụ của mình. Người phạm tội không thi hành án đã không thực hiện các trách nhiệm, nghĩa vụ nêu trên (không hành động) đã dẫn đến những hậu quả như: người bị kết án, người phải chấp hành án bỏ trốn;hết thời hiệu thi hành án;người bị kết án, người phải chấp hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án. Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Tùy thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm cũng như hậu quả của hành vi phạm tội, người phạm tội bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, hình phạt tù có thời hạn, mức thấp nhất là 06 tháng, cao nhất là 10 năm.Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 13.Tội không chấp hành án (Điều 380 BLHS năm 2015) Tội không chấp hành án là hành vi của người có điều kiện mà không chấp hành bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. Chủ thể của tội phạm: là chủ thể đặc biệt, là những chủ thể chịu sự tác động, ảnh hưởng trực tiếp bởi bán án như người bị kết án, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự Hành vi khách quan của tội phạm là không chấp hành án mặc dù có điều kiện để chấp hành, đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế hoặc xử phạt hành chính. Khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật tức là các chủ thể có liên quan phải thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình, nếu các chủ thể này có điều kiện mà không chấp hành thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về việc không chấp hành đó. Ví dụ: người bị kết án không thuộc các trường hợp được hoãn chấp hành án phạt tù thì buộc phải chịu sự giam giữ tập trung tại một trại giam nhất định nhưng lại cố tình trốn tránh hoặc có điều kiện về tài chính mà không thực hiện nghĩa vụ bồi thường cho bị hại. Tuy nhiên, người không chấp hành án chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này nếu có điều kiện mà không thực hiện, đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính. Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Tùy thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm cũng như hậu quả của hành vi phạm tội, người phạm tội bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn, mức thấp nhất là 03 tháng, cao nhất là 05 năm.Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. 14.Tội cản trở việc thi hành án (Điều 381 BLHS năm 2015) Tội cản trở việc thi hành án là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý cản trở việc thi hành án. Chủ thể tội phạm: là chủ thể đặc biệt, là người có chức vụ, quyền hạn. Hành vi khách quan của tội này là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn mà họ có để cản trở việc ra quyết định thi hành án của người có thẩm quyền, cản trở người có thẩm quyền thực thi quyết định thi hành án, cản trở người bị kết án chấp hành án. Người phạm tội có thể dùng nhiều thủ đoạn khác nhau để tác động, gây cản trở việc thi hành án như: gặp trực tiếp, trao đổi qua điện thoại, viết thư cho người có thẩm quyền và gây khó khăn cho những người này trong việc ra quyết định, thi hành bản án. Hoặc người phạm tội có thể tạo điều kiện cho người bị kết án có lí do để tạm hoãn chấp hành hình phạt như đi công tác, đi tào tạo, bồi dưỡng ở ngước ngoài; thông báo cho người bị kết án biết để bỏ trốn, tẩu tán tài sản Những hậu quả của tội phạm có thể là dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án bỏ trốn; hết thời hiệu thi hành án;người bị kết án, người phải chấp hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền từ 50.000.000 đồng trở lên; gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án tiếp tục thực hiện tội phạm. Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý, người phạm tội thực hiện tội phạm có thể vì mục đích tư lợi hoặc vì quan hệ công tác, quan hệ tình cảm. Tùy thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm cũng như hậu quả của hành vi phạm tội, người phạm tội bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, tù có thời hạn, mức thấp nhất là 06 tháng, cao nhất là 05 năm.Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 đến 05 năm. 15.Tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối (Điều 382 BLTTHS năm 2015) Tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối là hành vi của người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật, người bào chữa đã kết luận, dịch, khai gian dối hoặc cung cấp những tài liệu mà mình biết rõ là sai sự thật. Chủ thể của tội phạm: là chủ thể đặc biệt gồm người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật, người bào chữa. Hành vi khách quan của tội phạm gồm: +) Kết luận gian dối: khi thấy cần thiết, cơ quan có thẩm quyền phải ra quyết định trưng cầu giám định để các cơ quan có chuyên môn tiến hành giám định, đưa ra kết luận. Kết luận giám định là nguồn chứng cứ rất quan trọng giúp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án. Việc kết luận giám định gian dối có thể được thực hiện bởi một hoặc nhiều người giám định, kết luận đó không phản ánh đúng thực tế khách quan dẫn đến cơ quan có thẩm quyền không đủ căn cứ để đưa ra cách giải quyết vụ án hoặc giải quyết sai. +) Dịch gian dối: nếu trong quá trình giải quyết vụ án mà có người không sử dụng được tiếng Việt hoặc có tài liệu không được thể hiện bằng tiếng Việt thì phải có người phiên dịch, người dịch thuật. Người phiên dịch, người dịch thuật có nghĩa vụ phải dịch trung thực tất cả các thông tin, tài liệu từ ngôn ngữ khác sang tiếng Việt. Nếu họ dịch gian dối sẽ ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan của vụ án. +) Khai gian dối hoặc cung cấp những tài liệu mà mình biết rõ là sai sự thật: người làm chứng có nghĩa vụ phải khai báo trung thực tất cả thông tin mà họ biết về vụ án, lời khai của người làm chứng có ý nghĩa rất quan trọng nên yêu cầu đặt ra đối với họ là phải khai một cách chi tiết, trung thực, phải nói được vì sao họ lại biết tình tiết đó. Nếu người làm chứng khai gian dối, cung cấp những tài liệu mà mình biết rõ là sai sự thật hoặc người bào chữa vì muốn bảo vệ cho thân chủ của mình nên đã cung cấp những tài liệu mà mình biết rõ là sai sự thật thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự vì đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình giải quyết vụ án. Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Tùy thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm cũng như hậu quả của hành vi phạm tội, người phạm tội bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm, tù có thời hạn, mức thấp nhất là 03 tháng, cao nhất là 07 năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 16.Tội từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định, định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu (Điều 383 BLHS năm 2015) Tội từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định, định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu là hành vi của người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người dịch thuật từ chối khai báo, trốn tránh việc kết luận giám định, định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu mà không có lý do chính đáng. Chủ thể của tội phạm: là chủ thể đặc biệt, là người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người dịch thuật. Mặt khách quan của tội phạm: +) Từ chối khai báo là việc người làm chứng mặc dù đã có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, có thể là yêu cầu bằng văn bản hoặc trực tiếp bằng miệng nhưng đã không khai báo những thông tin mà họ biết về vụ án; +) Trốn tránh việc kết luận giám định, định giá tài sản: khi được cơ quan có thẩm quyền trưng cầu giám định hoặc yêu cầu định giá tài sản thì các chủ thể có nghĩa vụ phải thực hiện đã trốn tránh việc giám định, định giá tài sản bằng cách đưa ra các lí do để không thực hiện. +) Từ chối cung cấp tài liệu: chủ thể có tài liệu liên quan đến việc giải quyết vụ án, mặc dù đã được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu nhưng không tiết lộ thông tin, không giao nộp tài liệu đó. Các hành vi từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định, định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu đều không có lí do chính đáng. Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Tùy thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm cũng như hậu quả của hành vi phạm tội, người phạm tội bị áp dụng hình phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 01 năm, tù có thời hạn, mức thấp nhất là 03 tháng, cao nhất là 01 năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 17.Tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu (Điều 384 BLHS năm 2015) Tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu là hành vi mua chuộc hoặc cưỡng ép người làm chứng, người bị hại, đương sự trong các vụ án hình sự, hành chính, dân sự khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc không khai báo, không cung cấp tài liệu; mua chuộc hoặc cưỡng ép người giám định, người định giá tài sản kết luận gian dối, người phiên dịch, người dịch thuật dịch xuyên tạc. Chủ thể của tội phạm có thể là bất kì người nào có năng lực trách nhiệm hình sự, từ đủ 16 tuổi trở lên. Hành vi khách quan của tội phạm: +) Mua chuộc là thủ đoạn người phạm tội đã dùng tiền, tài sản (vàng bạc, đá quý, nhà, xe ô tô), lợi ích vật chất khác (khám chữa bệnh miễn phí, đi du lịch miễn phí) hoặc lợi ích tinh thần (được khen, tặng thưởng, nhận huân huy chương) để đổi lấy việc người làm chứng, người bị hại, đương sự trong các vụ án hình sự, hành chính, dân sự khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc không khai báo, không cung cấp tài liệu, người giám định, người định giá tài sản kết luận gian dối, người phiên dịch, người dịch thuật dịch xuyên tạc. +) Cưỡng ép là dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn nguy hiểm khác (đe dọa: dọa đuổi việc, kỉ luật, chuyển công tác) buộc người làm chứng, người bị hại, đương sự trong các vụ án hình sự, hành chính, dân sự khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc không khai báo, không cung cấp tài liệu, người giám định, người định giá tài sản kết luận gian dối, người phiên dịch, người dịch thuật dịch xuyên tạc. Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Tùy thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm cũng như hậu quả của hành vi phạm tội, người phạm tội bị áp dụng hình phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 03 năm, tù có thời hạn, mức thấp nhất là 03 tháng, cao nhất là 07 năm. 18.Tội vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản (Điều 385 BLHS năm 2015) Tội vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản là hành vi phá hủy niêm phong, giải tỏa việc phong tỏa tài khoản mà không có quyết định của người có thẩm quyền; tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc hủy hoại tài sản bị kê biên của người được giao giữ, quản lý tài sản bị kê biên, bị niêm phong hoặc vật chứng bị niêm phong, tài khoản bị phong tỏa. Chủ thể tội phạm: là chủ thể đặc biệt, gồm người được giao giữ, quản lý tài sản bị kê biên, bị niêm phong hoặc vật chứng bị niêm phong, tài khoản bị phong tỏa. Hành vi khách quan của tội phạm: +) Phá hủy niêm phong: khi vật chứng của vụ án đã được niêm phong thì việc mở niêm phong đó cũng phải theo quy định của pháp luật. Người có hành vi phá hủy niêm phong là đã bóc, xé, cạy phá, tháo dỡ làm rách niêm phong, bao bì niêm phong, làm đứt hoặc dỡ bỏ kẹp chì dẫn đến vật chứng bị niêm phong không còn nguyên vẹn như ban đầu. +) Giải tỏa việc phong tỏa tài khoản: khi tài khoản bị phong tỏa tức là không thể thực hiện các giao dịch thông qua tài khoản, khi việc phong tỏa được giải tỏa thì các giao dịch có thể tiến hành bình thường. Nếu việc giải tỏa bất hợp pháp sẽ dẫn đến thất thoát tiền trong tài khoản. +) Tiêu dùng tài sản bị kê biên: đưa tài sản đó vào sử dụng trên thực tế. +) Chuyển nhượng: mang tài sản bị kê biên bán cho người khác để lấy tiền hoặc đổi lấy tài sản khác, tặng, cho người khác +) Đánh tráo: thay tài sản bị kê biên bằng một tài sản khác có bề ngoài giống hoặc tương tự tài sản bị kê biên. +) Cất giấu: mang tài sản bị kê biên đến một nơi mà họ cho là bí mật, không ai có thể phát hiện được như cất vào nhà kho, chôn xuống đất +) Hủy hoại: có thể hủy hoại tài sản bị kê biên bằng cách đốt, đập phá, ném xuống nước, dùng hóa chất dẫn đến tài sản đó bị mất hoàn toàn trên thực tế, mất đi giá trị sử dụng và giá trị chứng minh. Hậu quả của hành vi phạm tội là dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch; bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải thi hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền 100.000.000 đồng trở lên. Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Tùy thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm cũng như hậu quả của hành vi phạm tội, người phạm tội bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm, tù có thời hạn, mức thấp nhất là 03 tháng, cao nhất là 07 năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 19.Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, đang bị xét xử (Điều 386 BLHS năm 2015) Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, đang bị xét xử là hành vi bỏ trốn của người đang bị tạm giữ, tạm giam, áp giải, xét xử hoặc chấp hành án phạt tù. Chủ thể của tội phạm: là người đang bị tạm giữ, tạm giam, áp giải, xét xử hoặc chấp hành án phạt tù. +) Người bị tạm giữ là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ. +) Người đang bị tạm giam: lúc này họ có tư cách bị can hoặc bị cáo. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xét thấy cần tạm giam họ để phục vụ cho việc giải quyết vụ án. +) Người đang bị áp giải có thể là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Áp giải là việc đưa các chủ thể này di chuyển đến một nơi khác nhưng có sự quản lý, giám sát cahwtj chẽ của các lực lượng chức năng. +) Người đang bị xét xử: lúc này họ có tư cách bị cáo, đang bị xét xử tại Tòa án. +) Người đang chấp hành án phạt tù: là người bị kết án phạt tù mà bản án đối với họ đã có hiệu lực pháp luật và họ đang chấp hành án tại trại giam. Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi bỏ trốn: trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, đang bị xét xử. Người phạm tội đã rời khỏi địa điểm, sự quản lý của người có thẩm quyền một cách lén lút, có thể lừa dối, mua chuộc hoặc dùng vũ lực để bỏ trốn. Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Tùy thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm cũng như hậu quả của hành vi phạm tội, người phạm tội bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn, mức thấp nhất là 06 tháng, cao nhất là 10 năm. 20.Tội đánh tháo người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án phạt tù (Điều 387 BLHS năm 2015) Tội đánh tháo người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án phạt tùlà hành vi giải thoát cho người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử hoặc chấp hành án phạt tù một cách trái pháp luật. Chủ thể tội phạm: có thể là bất kì người nào, trong một số trường hợp có thể là người có chức vụ, quyền hạn. Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi giải thoát một cách trái pháp luật cho người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án phạt tù, các thủ đoạn người phạm tội sử dụng có thể là dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, mua chuộc, dụ dỗ Nếu phạm tội có tổ chức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người áp giải; đánh tháo người bị kết án về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc người bị kết án tử hình thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự nặng hơn. Tùy thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm cũng như hậu quả của hành vi phạm tội, người phạm tội bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn, mức thấp nhất là 02 năm, cao nhất là 12 năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 21.Tội vi phạm quy định về giam giữ (Điều 388 BLHS năm 2015) Tội vi phạm quy định về giam giữlà hành vi vi phạm quy định của pháp luật về giam giữ, đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Chủ thể của tội phạm: là bất kì người nào, có thể là người đang bị giam giữ, người làm việc tại nơi giam giữ hoặc người khác. Hành vi khách quan của tội phạm: +) Gây rối hoặc chống lại mệnh lệnh của người có thẩm quyền trong quản lý giam giữ: đánh nhau, tụ tập đông người la hét, đập phá tài sản ở nơi giam giữ hoặc cố tình không làm theo mệnh lệnh của người có thẩm quyền. +) Không có trách nhiệm mà đưa vào, tàng trữ, sử dụng thiết bị thông tin liên lạc cá nhân hoặc phương tiện ghi âm, ghi hình trong cơ sở giam giữ: tự ý mang vào, cất giữ, sử dụng tại nơi giam giữ điện thoại, máy ghi âm, máy chụp ảnh, máy quay phim... Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Tùy thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm cũng như hậu quả của hành vi phạm tội, người phạm tội bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn, mức thấp nhất là 06 tháng, cao nhất là 07 năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm cư trú từ 01 năm đến 03 năm, cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 năm đến 03 năm. 22.Tội che giấu tội phạm (Điều 389 BLHS năm 2015) Tội che giấu tội phạm là hành vi của người không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây của Bộ luật này, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật này: Các điều 108, 109, 110, 111, 1 12, 113, 1 14, 115, 116, 117, 118, 119, 120 và 121; Điều 123, các khoản 2, 3 và 4 Điều 141, Điều 142, Điều 144, khoản 2 và khoản 3 Điều 146, các khoản 1, 2 và 3 Điều 150, các điều 151, 152, 153 và 154; Điều 168, Điều 169, các khoản 2, 3 và 4 Điều 173, các khoản 2, 3 và 4 Điều 174, các khoản 2, 3 và 4 Điều 175, các khoản 2, 3 và 4 Điều 178; Khoản 3 và khoản 4 Điều 188, khoản 3 Điều 189, khoản 2 và khoản 3 Điều 190, khoản 2 và khoản 3 Điều 191, khoản 2 và khoản 3 Điều 192, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 193, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 194, các khoản 2, 3 và 4 Điều 195, khoản 2 và khoản 3 Điều 196, khoản 3 Điều 205, các khoản 2, 3 và 4 Điều 206, Điều 207, Điều 208, khoản 2 và khoản 3 Điều 219, khoản 2 và khoản 3 Điều 220, khoản 2 và khoản 3 Điều 221, khoản 2 và khoản 3 Điều 222, khoản 2 và khoản 3 Điều 223, khoản 2 và khoản 3 Điều 224; Khoản 2 và khoản 3 Điều 243; Các điều 248, 249, 250, 251, 252 và 253, khoản 2 Điều 254, các điều 255, 256, 257 và 258, khoản 2 Điều 259; Các khoản 2, 3 và 4 Điều 265, các điều 282, 299, 301, 302, 303 và 304, các khoản 2, 3 và 4 Điều 305, các khoản 2, 3 và 4 Điều 309, các khoản 2, 3 và 4 Điều 311, khoản 2 và khoản 3 Điều 329; Các khoản 2, 3 và 4 Điều 353, các khoản 2, 3 và 4 Điều 354, các khoản 2, 3 và 4 Điều 355, khoản 2 và khoản 3 Điều 356, các khoản 2, 3 và 4 Điều 357, các khoản 2, 3 và 4 Điều 358, các khoản 2, 3 và 4 Điều 359, các khoản 2, 3 và 4 Điều 364, các khoản 2, 3 và 4 Điều 365; Khoản 3 và khoản 4 Điều 373, khoản 3 và khoản 4 Điều 374, khoản 2 Điều 386; Các điều 421, 422, 423, 424 và 425. Hành vi che giấu được hiểu là đã chứa chấp người phạm tội trong nhà mình, tìm địa điểm cho người phạm tội lẩn trốn; xóa, làm thay đổi các dấu vết của tội phạm; cất giấu, hủy hoại hoặc làm biến dạng công cụ, phương tiện mà người phạm tội đã sử dụng; cất giấu, bán, chuyển nhượng tài sản do phạm tội mà có Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Tùy thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm cũng như hậu quả của hành vi phạm tội, người phạm tội bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, tù có thời hạn, mức thấp nhất là 06 tháng, cao nhất là 07 năm. 23. Tội không tố giác tội phạm (Điều 390 BLHS năm 2015) - Tội không tố giác tội phạm là hành vi của người biết rõ một trong các tội phạm quy định tại Điều 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 123, 134, 168, 169, 207, 299, 300, 301, 302, 303, 324 đang được chuẩn bị hoặc một trong các tội phạm quy định tại Điều 389 (tội che giấu tội phạm đã nêu ở trên) của Bộ luật này đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, trừ trường hợp gười không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; Người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa. - Không tố giác tức là không khai báo cho các cơ quan có thẩm quyền biết về hành vi phạm tội. - Lỗi của người phạm tọi là lỗi cố ý. - Tùy thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm cũng như hậu quả của hành vi phạm tội, người phạm tội bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, tù có thời hạn, mức thấp nhất là 06 tháng, cao nhất là 03 năm. Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt. 24. Tội gây rối trật tự phiên tòa, phiên họp (Điều 391 BLHS năm 2015) - Tội gây rối trật tự phiên tòa, phiên họp là hành vi thóa mạ, xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của Thẩm phán, Hội thẩm, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác hoặc người tham gia phiên tòa, phiên họp hoặc có hành vi đập phá tài sản, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 178 của Bộ luật này (tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản). - Chủ thể tội phạm: có thể là bất kì người nào. - Hành vi khách quan của tội phạm: +) Hành vi thóa mạ, xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm người khác: có những lời lẽ, hành vi khiếm nhã (ném đồ đạc vào người khác). +) Hành vi đập phá tài sản: dùng tay chân hoặc có công cụ hỗ trợ nhằm đập phá, phá hoại tài sản, cơ sở vật chất tại phòng họp, phòng xử án. Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Tùy thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm cũng như hậu quả của hành vi phạm tội, người phạm tội bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, tù có thời hạn, mức thấp nhất là 06 tháng, cao nhất là 03 năm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxdac_san_tuyen_truyen_phap_luat_chu_de_cac_toi_pham_theo_quy.docx
Tài liệu liên quan