Đặc tính xoài và kỹ thuật trồng xoài

ĐẶC TÍNH Xoài có tên khoa học Mangifera indica, thuộc họ Anacardiaceae. Cây có thể cao 40m, nhưng thông thường khoảng 10-15m, có tán lớn và có thể sống đến 100 năm. Ở vùng đất cao hay đồi núi rễ có thể mọc sâu đến 9m. Ở vùng đất thấp rễ mọc đến mực thuỷ cấp.Xoài trồng từ hột, sau 6-8 năm sẽ cho trái. Cây tháp chỉ sau trồng 3-5 năm là cho trái. Tại Đồng Bằng Sông Cữu Long, xoài ra hoa từ tháng 12-3 dương lịch. Càng lên cao so với mực nước biển, xoài có xu hướng ra hoa muộn hơn. Trung bình cứ lên cao 120m hay tăng 1o vĩ độ thì cây trổ hoa trễ hơn 4 ngày.Phát hoa mọc ở ngọn các nhánh đã phát triển đầy đủ trong năm trước. Phát hoa mang nhiều nhánh, có khoảng 500-7.000 hoa đực và hoa lưỡng tính. Tuỳ theo giống, hoa lưỡng tính chiếm từ 1-36% và thường nằm ở ngọn phát hoa, hoa nhỏ có 5 cánh màu trắng tím hay hồng, 5 đài hoa màu xanh và một bầu noãn có tiểu noãn. Hoa đực có 5 nhị gồm 1 phấn và 4 bất thụ. Hạt phấn dính, khó tung nên chỉ thụ phấn nhờ gió và côn trùng. Tỷ lệ thụ phấn cao khi điều kiện thời tiết nống và khô. Hột xoài có vỏ cứng, bên trong chứa 2 tử điệp và phôi mầm. Các giống xoài ở Việt Nam thường đa phôi, có từ 2-12 phôi vô tính và có thể có từ 1 hoặc không có phôi hữu tính. Do vậy, hột xoài khi gieo có thể cho từ 1-5 cây con vô tính giữ nguyên đặc điểm di truyền từ cây mẹ. Nếu có cây con hữu tính thì cây mọc yếu ớt, dễ bị lấn át.

doc10 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 4566 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc tính xoài và kỹ thuật trồng xoài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶC TÍNH      Xoài có tên khoa học Mangifera indica, thuộc họ Anacardiaceae. Cây có thể cao 40m, nhưng thông thường khoảng 10-15m, có tán lớn và có thể sống đến 100 năm. Ở vùng đất cao hay đồi núi rễ có thể mọc sâu đến 9m. Ở vùng đất thấp rễ mọc đến mực thuỷ cấp.Xoài trồng từ hột, sau 6-8 năm sẽ cho trái. Cây tháp chỉ sau trồng 3-5 năm là cho trái.      Tại Đồng Bằng Sông Cữu Long, xoài ra hoa từ tháng 12-3 dương lịch. Càng lên cao so với mực nước biển, xoài có xu hướng ra hoa muộn hơn. Trung bình cứ lên cao 120m hay tăng 1o vĩ độ thì cây trổ hoa trễ hơn 4 ngày.Phát hoa mọc ở ngọn các nhánh đã phát triển đầy đủ trong năm trước. Phát hoa mang nhiều nhánh, có khoảng 500-7.000 hoa đực và hoa lưỡng tính. Tuỳ theo giống, hoa lưỡng tính chiếm từ 1-36% và thường nằm ở ngọn phát hoa, hoa nhỏ có 5 cánh màu trắng tím hay hồng, 5 đài hoa màu xanh và một bầu noãn có tiểu noãn. Hoa đực có 5 nhị gồm 1 phấn và 4 bất thụ. Hạt phấn dính, khó tung nên chỉ thụ phấn nhờ gió và côn trùng. Tỷ lệ thụ phấn cao khi điều kiện thời tiết nống và khô.          Hột xoài có vỏ cứng, bên trong chứa 2 tử điệp và phôi mầm. Các giống xoài ở Việt Nam thường đa phôi, có từ 2-12 phôi vô tính và có thể có từ 1 hoặc không có phôi hữu tính. Do vậy, hột xoài khi gieo có thể cho từ 1-5 cây con vô tính giữ nguyên đặc điểm di truyền từ cây mẹ. Nếu có cây con hữu tính thì cây mọc yếu ớt, dễ bị lấn át. YÊU CẦU VỀ SINH THÁI    1.Khí hậu        Xoài có thể chịu đựng được trong khoảng nhiệt độ từ 4oC – 46oC, nhưng nhiệt độ thích hợp để cây sinh trưởng và phát triển tốt là vào khoảng 24oC – 27oC.Mặc dù có khả năng chịu hạn, nhưng để cho sản lượng cao, xoài cần phải được cung cấp nước đầy đủ. Điều này thể hiện rất rỏ trong mối tương quan thuận giữa sản lượng xoài và lượng mưa hàng năm.    2.Đất         Xoài có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng tốt nhất là loại đất cát hay đất thịt pha cát, thoát nước tốt và mực nước ngầm không sâu quá 2,5 m. Nếu trồng trên đất nhẹ, kém màu mỡ, xoài thường cho nhiều hoa và đậu nhiều trái. Ngược lại, nếu trồng trên đất màu mỡ, đủ nước chỉ giúp cây phát triển tốt nhưng cho trái ít hơn.Xoài thích hợp ở loại đất có pH từ 5.5-7.0, nếu pH từ 5 trở xuống thì cây sẽ phát triển kém.       MỘT SỐ GIỐNG XOÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên Cứu Cây Ăn Quả Miền Nam, ở Việt Nam hiện nay có khoảng 100 giống xoài. Các giống được trồng phổ biến nhất đó là:       - Xoài Cát Hoà Lộc:        Đây là giống xoài có chất lượng tốt nhất Việt Nam, do có các đặc điểm: Trái to (trọng lượng trung bình 600-700gr/trái), cơm dày, thịt dẻ, không có xơ, hột nhỏ, hương vị ngọt và rất thơm. Tuy nhiên giống xoài này có một số nhược điểm là: Ra hoa không đồng loạt, tỉ lệ đậu trái thấp. Vỏ trái mỏng nên khó bảo quản và vận chuyển đi xa.         - Xoài Cát Chu        Có hai loại Chu Đen và Chu Trắng. Đây là giống xoài chủ lực của vùng thị xã Cao Lãnh - Đồng Tháp. Trọng lượng trái trung bình khoảng 550gr (Chu Trắng), 450gr (Chu Đen), cơm dày, hột nhỏ, không xơ và hương vị rất thơm ngon, được thị trường phía Bắc rất ưa chuộng       - Xoài Khiêu Xa Vơi         Là giống xoài ăn xanh được nhập từ Thái Lan. Đặc điểm: Lá xanh đậm, lóng dài, khó ra hoa trong điều kiện tự nhiên. Ở Thái Lan cũng như ở Miền Đông Nam Bộ phải áp dụng chất ức chế sinh trưởng là Paclobutrazol thì cây mới ra hoa. Vỏ trái có màu xanh đậm và rất dày, trọng lượng trái trung bình 300-350gr, khi trái vừa cứng bao đầu đã có vị ngọt, khoái khẩu. NHÂN GIỐNG        Các giống xoài Việt Nam thường đa phôi nên khi nhân giống bằng hạt vẫn có thể giữ được các đặc tính tốt từ cây mẹ nếu loại bỏ các cây con mọc từ phôi hữu tính.Tuy nhiên nhân giống bằng hạt cây sẽ chậm cho trái.Để trồng bằng hột, người ta loại bỏ lớp vỏ cứng và đem gieo ngay trên liếp ươm với khoảng cách 10x10 cm. Từ 1 hột có thể nảy mầm 1-5 cây con, cần phải tách sớm để lấy được nhiều cây, nếu tách trễ làm cây phát triển yếu ớt.        Chú ý khi tách phải loại bỏ cây hữu tính, là những cây mọc yếu ớt. Khi cây con được 4 lá xanh thì bứng sang liếp giâm, trồng với khoảng cách cây 30x60cm (để làm gốc ghép) hoặc giâm vào bầu đất (kích thước bầu 20x25cm), chăm sóc khoảng 2 tháng thì đem trồng.Để rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản, nên trồng cây xoài bằng gốc chiết hay gốc tháp.        Phương pháp tháp thông dụng hơn do cây mọc mạnh, cho trái tốt. Cũng có thể dùng phương pháp ghép mắt hoặc tháp cành để cải tạo vườn xoài có chất lượng trái kém.Mầm tháp hay mắt ghép nên chọn từ cây cho nhiều trái, khoẻ mạnh và không sâu bệnh. Sau khi chọn những nhánh tốt tiến hành ngắt bỏ lá trước khi lấy mầm 1-2 tuần để có mầm mạnh. Nhánh mang mầm có thể vận chuyển đi xa nếu bảo quản trong điều kiện ẩm độ tốt.Tháp cành nên chọn cành mọc mạnh, gỗ còn xanh và dễ tróc vỏ khi tách. Gốc tháp nên chọn cây con từ 1-1,5 năm tuổi. Sau khi tháp được 4-6 tháng thì có thể xuất vườn đem trồng. KỸ THUẬT TRỒNG    1. Thời vụ         Thời vụ trồng thích hợp nhất là vào đầu mùa mưa, khoảng từ tháng 5-7 dương lịch. Nếu trồng ở vùng đất thấp nên lên mô với đường kính 80-100cm, cao 30-60 cm, trộn thêm 30-50% phân hữu cơ trước khi trồng. Nếu trồng ở vùng đất cao, nên đào hố rộng và sâu (60 x 60 x 60cm).Ngoài phân hữu cơ, nên bón lót thêm phân vô cơ (khoảng 200 – 300 gr phân NPK 16-16-8 cho 1 hố).    2. Khoảng cách trồng        Vì xoài là loài cây có tán rộng, sống lâu năm, nên chọn khoảng cách trồng 12x12m là thích hợp (khoảng 70 cây/ha). Ở mật độ này nên kết hợp trồng xen cây ngăn ngày ở giai đoạn vườn cây chưa giao tán. Nếu trồng ở khoảng cách 6x6m (278 cây/ha) thì sau này phải đốn tỉa dần.Tuỳ vào đặc điểm của từng giống và điều kiện sinh thái ở mỗi vùng mà khoảng cách trồng có thay đổi. Cần phải khảo sát thêm đường kính tán của những cây sống lâu năm nhất trong vùng để quyết định khoảng cách trồng thích hợp.    3.Bón phân           Ở giai đoạn cây còn nhỏ (chưa cho trái), lượng phân bón cho mỗi cây là:      - Phân N-P-K (16-16-8) : 300-500 gr.      - Urê   : 300 gr.        Lượng phân được chia đều cho 2 lần bón, vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa. Nên tạo rảnh xung quanh theo hình chiếu tán cây, sâu 10-15 cm, rộng 15-20 cm.Ở giai đoạn cây trưởng thành, phân bón là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến hiện tượng cho trái cách năm của xoài. Sau năm cho trái nhiều (năm trúng mùa), nếu thiếu phân và nước (mùa khô) thì xoài ra hoa ít và rụng nhiều vào năm sau (năm thất mùa). Vì vậy ở giai đoạn này lượng phân tối thiểu cần phải bón cho cây như sau:     - Phân N-P-K (16-16-8) : 2-5 kg/cây.     - Phân urê : 1,5-3 kg/cây.Lượng phân chia điều cho 2 lần bón, vào đầu mùa mưa (lúc cây còn mang trái) và vào khoảng tháng 9-10 dương lịch (trước lúc cây ra hoa).          * Một số vấn đề cần lưu ý khi bón phân cho xoài:     - Nên gia tăng lượng phân bón ở năm trúng mùa để cây đủ sức nuôi trái cho năm sau.    - Trên đất màu mỡ, cây cho nhiều lá, nên giảm bớt lượng phân đạm để cây ra nhiều hoa hơn.    -Ở giai đoạn ra lá non, để cây phát triển tốt, nên phun thêm các dạng phân bón lá có chứa các khoáng vi lương như: Cu (đồng), Zn (kẽm), Mn (mangan) và Mg (magiê).    -Ở một số giống, khi trái già sắp chín, thường có hiện tượng nứt trái. Trường hợp này có thể là do bón quá nhiều đạm hoặc kali, do đất quá màu mỡ làm mất cân đối dinh dưỡng, hoặc do cây bị thiếu canxi nên trái bị nứt. Để giảm hiện tượng này cần bón thêm vôi hoặc CaSO4. Cũng có thể phun Ca(NO3)2 lên lá.    - Trong các chất dinh dưỡng, đạm và kali là hai yếu tố giúp cải thiện màu sắc vỏ trái và tạo cho trái có hương vị thơm ngon.    - Để khắc phục hiện tượng cho trái cách năm, người ta gia tăng lượng phân bón vào các năm trúng mùa giúp cây tích luỹ đủ dinh dưỡng cho năm sau. Ngược lại, ở các năm thất mùa lượng phân bón được giảm lại để cây không cho quá nhiều trái vào năm trúng mùa, vì trái nhiều có thể gây cho cây bị kiệt sức. Ngoài ra, một số nông dân có kinh nghiệm còn xịt thêm hoá chất lên bông xoài khi đang nở (của năm trúng) để làm rụng bớt số trái đậu, dưỡng sức cho năm thất mùa (thường là năm bán được giá cao).    4. Tạo tán    *Giai đoạn cây con         Giai đoạn cây con rất quan trọng trong việc tạo dáng bước đầu cho cây. Tạo một dáng cây tốt có nhiều khả năng cho năng suất cao, phẩm chất tốt, hạn chế được sâu bệnh hại và tiện lợi cho quá trình chăm sóc sau này.Thường các giống xoài có ưu thế ngọn rất mạnh, cây con thường cao 1m mới bắt đầu phân cành.         Để cây được khoẻ mạnh, khi thân chính cao trên 1m thì tiến hành cắt ngọn chừa lại 70-80 cm. Vị trí cắt ngọn cũng hết sức quan trọng để tạo ra một bộ khung tán cây khoẻ mạnh sau này. Do đặc điểm cây xoài là tăng trưởng từng đoạn, ở mỗi cuối đoạn mang một vòng chồi non có khả năng phát triển thành nhánh. Nếu vị trí cắt ngọn phía trên vòng chồi thì cây sẽ mọc ra trên 7 nhánh con nên cần phải loại bớt chỉ chừa 3-4 nhánh.         Mặt khác, các nhánh con mọc từ vòng chồi liên kết với thân chính không chặt dễ bị gãy khi gặp mưa gió.Bên dưới vòng chồi lá mọc thưa hơn, mỗi nách lá có thể cho một nhánh. Đây là vị trí thích hợp nhất để cắt đọt, từ đây thân chính chỉ cho 3 nhánh khoẻ mạnh. Những nhánh này để mọc dài khoảng 1m rồi tiếp tục bấm ngọn ở phía dưới vòng chồi để mỗi nhánh lại tiếp tục cho ra 3 nhánh thứ cấp.Khi cây còn nhỏ, có thể tỉa nhánh quanh năm nhằm loại bỏ những nhánh mọc bên dưới, mọc bên trong tán cây hay mọc xiên    * Giai đoạn cây mang trái           Có hai thời kỳ xén tỉa         - Sau khi thu hoạch trái            Cần phải thực hiện ngay sau khi thu hoạch trái và hoàn tất càng sớm càng tốt.           Tỉa những cành thấp, sát mặt đất có thể gây cản trở cho việc chăm sóc như bón phân và phun thuốc bảo vệ thực vật.             Loại bỏ những nhánh bên trong tán cây, nhánh đâm xiên hay những nơi mật độ nhánh quá dày cân phải tỉa bớt.             Loại bỏ triệt để các nhánh bị sâu bệnh nhất là sâu đục cành.         -Trước khi trổ bông Việc xác định thời điểm tỉa cành ở giai đoạn này là rất quan trọng. Về nguyên tắc, việc tỉa cành vào thời kỳ này chỉ được tiến hành khi cây đã hoàn tất quá trình đâm tược để bước qua giai đoạn nhú mầm bông. Nói cách khác đây là thời điểm chuyển tiếp giữa hai giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực. Nếu tỉa quá sớm, sẽ kích thích cây kéo dài giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng, ngược lại nếu quá trễ sẽ ảnh hưởng đến năng suất sau này.           Loại bỏ những càch sà sát mặt đất thường cho trái kém chất lượng.           Tỉa những cành nhỏ bên trong tán cây để tạo độ thông thoáng cho cây.           Loại bớt một số cành cho trái trong trường hợp cây bi suy dinh dưỡng do gặp điều kiện thời tiết bất lợi hay do bị sâu bệnh.          Đối với trường hợp tỉa nhằm mục đích tạo tán, nên luân phiên tỉa mỗi năm một bên tán cây và mỗi lần chỉ tỉa bỏ 2-3 cành. QUY TRÌNH CHĂM SÓC VÀ ĐIỀU KHIỂN RA HOA ĐẬU TRÁI THEO Ý MUỐN    1.Bón phân -     Đợt 1: Sau khi thu hoạch trái cần phải bón phân để giúp cây mau phục hồi sức. -     Đợt 2: Vào khoảng tháng 5 – 6 dương lịch, giúp cây ra rễ mới và đọt non.    2.Tỉa cành         Tỉa cành nên kết hợp với bón phân đợt 1.      Mục đích là loại bỏ những cành bị sâu bệnh, cành bị che khuất nằm bên dưới, các cành giao tán    3. Kích thích cho đọt non ra đồng loạt        Sau thu hoạch, cây xoài thường nghỉ khoảng 1,5 – 2 tháng. Sau thời gian này thì tiến hành phun thuốc để kích thích cây ra lá non đồng loạt. Các hoá chất được khuyến cáo sử dụng là: -      Đối với các giống xoài mẫn cảm như xoài thơm, xoài bưởi… có thể sử dụng KNO3 phun lên lá với nồng độ 1-1,5% (100-150 gr/10 lít nước). -      Đối với các giống khó ra hoa như Cát Nước, Cát Hoà Lộc… thì nên sử dụng Dola 02X với liều lượng 0,4-0,5% (40-50 gr/10 lít nước).    * Chú ý: Ở giai đoạn cây ra lá non, thường có 4 đối tương gây hại chính, đó là: Bọ trĩ, con cắt lá, sâu và bọ đục cành non, bệnh thánh thư. Do đó cân phải phun thuốc phòng trừ sâu bệnh để bảo vệ đợt đọt quan trọng này. Nên phối hợp cả 2 loại thuốc trừ sâu và bệnh để tiết kiệm công lao động.    4. Kích thích ra hoa      - Đối với xoài tơ (cây 4-8 năm tuổi), cây phải ra đọt non từ 2-3 đợt thì mới ra bông.      - Đối với xoài già (cây trên 15 tuổi), cây chỉ cần ra đọt non một đợt là có thể ra bông.Các đọt non này trước khi quyết định cho ra hoa, cần phải phun ít nhất 3 lần loại phân MKP (KH2PO4 : 0-52-34) cách nhau 7 ngày/lần.       Chú ý lần phun cuối cùng phải cách lần phun chất kích thích ra hoa 21 ngày.       4.1.   Cho ra hoa sớm (trái vụ) -      Ưu điểm: Bán giá cao. -      Nhược điểm: Thường gặp các điều kiện thời tiết bất lợi như mưa bão nhiều, sâu bệnh nhiều do đó mức độ đầu tư cao và xác xuất rủi ro lớn.Khi cây vừa ra đọt non 10cm (còn gọi là thời kỳ lá lụa) thì sử dụng thuốc ức chế sinh trưởng Paclobutrazol 10% hoà với nước tưới vào gốc cây. Tuỳ vào đường kính tán cây mà liều lượng sử dụng có khác nhau:        + Đường kính tán 1m: 10CC/5-10 lít nước.        + Đường kính tán 5m: 50CC/5-10 lít nướcSau khi xử lý thuốc cần tưới nước giữ ẩm cho cây khoảng 20 ngày. Sau 2 tháng kể từ khi xử lý cây sẽ ra hoa đồng loạt.       4.2. Cho ra hoa chính vụ        Cây xoài ở Đồng Bằng Sông Cữu Long thường ra hoa tập trung từ tháng 12 đến tháng giêng, thu hoạch trái từ tháng 3-5 dương lịch. Chúng ta không cần xử lý chất ức chế sinh trưởng (Paclobutrazol) như cách cho ra hoa trái vụ mà chỉ cần tiến hành phun thuốc theo các bước sau: -    Phun thuốc lần 1: Khi quan sát thấy lá đã chuyển sang màu xanh đậm (lá từ 2 tháng tuổi trở lên) thì tiến hành phun các loại thuốc như:           + Dola 02X         : 40 gr/10 lít nước.           + Manzate          : 25 gr/10 lít nước.+ Basudin 50 ND : 20CC/ 10 lít nước.Nên pha chung các loại thuốc này với nhau để tiết kiệm thời gian và công phun thuốc. -   Phun thuốc lần 2: Khi mầm phát hoa dài 2-3 cm (giai đoạn nhú cựa gà).          Công thức phun như sau: 15CC Supracide + 25 gr Ridomil + 10 lít nước. Nếu có rầy bông xoài thì thêm vào 10CC Admire. -   Phun thuốc lần 3: Khi phát hoa đạt kích thước tối đa và có một vài hoa trong cùng vừa nở.         Công thức phun như sau: 10 gr Topsin M + 8CC Sapen Alpha + 10 lít nước. Sau khi phun thuốc đợt 3 thì tạm ngưng phun thuốc trừ sâu để bảo vệ côn trùng có ích giúp cho hoa thụ phấn tốt hơn .-   Phun thuốc lần 4: Khi trái non đạt kích thước 1-2 mm (nông dân gọi là “Đậu trứng cá”), phun các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh hại thường gây hại cho xoài, đồng thời nên phun các loại phân bón lá để nuôi dưỡng trái.    5.Tưới nước       Đối với cây xoài, ở đợt ra hoa chính vụ thời tiết đã bước vào mùa khô nên cần phải tưới nước giữ ẩm giúp cho cây đạt năng suất tối đa. CÔN TRÙNG PHÁ HẠI    2. Sâu đục trái      Đây là đối tượng gây hại rất nghiêm trọng trên xoài. Thành trùng là một loại bướm màu trắng ngà, sải cánh dài 2-3cm, hoạt động về đêm. Chúng đẻ trứng dưới lớp vỏ ở phần đít trái xoài, trứng nở ra sâu non có khoan hồng đậm, đục thẳng vào hột để ăn hột xoài. Sau khi sâu lớn sẽ buông mình xuống và chui vào đất để hoá nhộng, sau đó vũ hoá thành bướm gây hai tiếp. Tỉ lệ gây hại có khi đến 30-35%.    * Phòng trị:          + Phun các loại thuốc thuộc nhóm cúc tổng hợp, định kỳ 7 ngày/lần.      + Loại bỏ các trái có dấu đục, không để rơi vãi trên mặt đất.      + Dùng loại bao đặc biệt để bao trái lúc con nhỏ.    2. Ruồi đục trái      Gây hại trên xoài, táo, nhãn… Ấu trùng không những gây hại cho trái mà còn hạn chế khả năng xuất khẩu xoài sang các nước khác.Ruồi có kích thước nhỏ hơn ruồi nhà, màu nâu vàng, ngực có 2 sọc vàng, cánh không màu.Ruồi cái đục võ trái (lúc trái già) và đẻ trứng dưới lớp vỏ. Trứng nở thành giòi nhỏ, nằm bên trong ăn thịt trái. Trái bị giòi thu7ng2 do bị bội nhiễm nấm nen bi lên men, thối rữa và rụng đi.    * Phòng trị:      + Điều khiển xoài ra hoa sớm, tránh lúc mưa đầu mùa là thời điểm mật độ ruồi rất cao.      + Bao trái, đây là biện pháp rất hiệu quả.      + Tiêu huỷ trái rụng để diệt giòi.      + Dùng bẫy bằng chất dẫn dụ (cây é tía hay chất trích ly từ cây é tía).      + Phun thuốc theo định kỳ.    3.Rầy xoài      Còn gọi là rầy nhảy, hình dáng tương tự ve sầu nhưng nhỏ hơn. Rầy dài 3-5 mm, hơi nâu chích hút ở đọt, mặt dưới lá và phát hoa. Rầy còn tiết ra mật gây bệnh bồ hóng lá, làm cây phát triển kém. Hiện nay rầy là đối tượng gây hại số 1. Khả năng kháng các loại thuốc cũ như Bassa, Mipcin, Trebon rất cao.    *Phòng trị:      Sử dụng thuốc Admire, Confidor, Applaud, Butyl.    4. Con cắt lá      Là loại côn trùng cánh cứng rất nhỏ bằng cọng chân nhang, dài 22 mm, có một vòi dài là 2 mảnh ghép lại dùng để cắt lá non. Chúng xuất hiện vào lúc sáng sớm hay chiều mát. Chúng cắt cuống lá non vừa mới nhú hoặc lá chưa chuyển sang màu xanh, làm cho chồi non không có lá, gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây.    *Phòng trị:       Trong giai đoạn cây ra lá non, cần theo dỏi thường xuyên (2 ngày /lần). Nếu thấy có dấu hiệu gây hại lập tức phun thuốc trừ sâu nhóm cúc tổng hợp.    5. Sùng đục thân      Thành trùng là loài bọ cánh cứng có râu dài. Chúng thường đẻ trứng vào vết thương của cây, quanh gốc cây hoặc những nơi kính đáo nơi có lớp vỏ bong ra (cây già). Ấu trùng đục phần dưới lớp vỏ để ăn, sau đó hoá nhộng trong bao kén trắng nằm bên trong lớp vỏ cây. Ấu trùng gây ra vết thương tạo điều kiện để cho nấm xâm nhập và phát triển làm hư lớp vỏ quanh thân, nếu nặng cây có thể chết.    *Phòng trị:      Nên thường xuyên kiểm tra quanh gốc xoài, nhất là ở những cây lâu năm có lớp vỏ bong ra. Nếu thấy có lớp mạt nhỏ ùn ra, dùng dao vạt vỏ, khi phát hiện dùng dây kẽm móc ra, trám đất sét lại.    6. Sâu ăn bông      Thành trùng là loài buớm đêm nhỏ, có màu nâu, sải cánh khoảng 18 mm. Sâu màu đỏ nâu, đầu đen. Ban ngày sâu nằm trong bao tơ mỏng ở cuống phát hoa, ban đêm chui ra ăn bông. Nên phun thuốc định kỳ thuộc nhóm cúc tổng hợp.    7. Rệp sáp      Chích hút nhựa ở nhánh non và cuống trái. Đây là loại rệp hay chích hút trên cam quít.    Phòng trị :bằng thuốc Supracide 40 ND. BỆNH HẠI XOÀI     1.Bệnh thán thư (Nấm Colletotrichum gloeosporioides)      Là loại bệnh nguy hiểm nhất, thường gây hại trong mùa mưa hoặc những lúc đêm có sương. Nấm bệnh tấn công cành non, lá non, hoa và trái.       Trên hoa, bệnh làm rụng hoa và hư phát hoa.       Ở lá, đốm bệnh màu xám nâu, tròn hay góc cạnh, tạo đốm cháy lá và rách lá, cuối cùng lá bị rụng.       Trên trái, bệnh lúc đầu chỉ tạo các chấm nâu nhỏ, sau đó phát triển thành các đóm thối đen lõm xuống vỏ trái làm trái bị chín háp hoặc hư hỏng khi tồn trữ (nếu nhiễm muộn). Bào tử nấm có thể mọc mầm sau 6 giờ trong giọt nước nên gây hai rất nhanh.    2. Bệnh thối trái khô đọt (Nấm Diplodia natalensis)       Bệnh gây hại nặng trong điều kiện nóng ẩm, nhất là vào mùa mưa. Trên nhánh mang đọt xuất hiện các đốm sậm màu, lan dần trên các cành non, cuống lá làm lá biến màu nâu, bìa lá cuốn lên. Cành bị khô nhăn và có thể chảy mủ.Chẻ dọc cành bệnh, bên trong các mạch dẫn nhựa bị nhiễm nâu tạo thành các sọc màu nâu.Bệnh thường tấn công trái trong giai đoạn tồn trữ hay vân chuyển, làm thối phần thịt trái nơi gần cuống trái hoặc những nơi có phần vỏ trái bị trầy trụa. Khi hái trái không chừa cuống, bệnh rất dễ xâm nhập và lây lan chỉ sau 2-3 ngày, nhất là khi gặp điều kiện ẩm.    *Phòng trị:      Tránh làm dập trái hoặc rụng cuống khi hái trái. Phun Benlate (0,01%), Copper-B (0,1%) với số lượng 10 lít/cây khoảng 2 tuần trước khi thu hoạch. Trái sau khi hái phải xử lý bằng nước ấm (55OC) có chứa Benlate 0,06-0,1%, cách này có thể phòng cã bệnh thối trái và bệnh thán thư. Cũng có thể nhúng trái vào dung dịch gốc đồng hay dung dịch Borax (0,6%).Phong trừ bệnh trên cây con ghép cần chọn mắt ghép trên cây khoẻ mạnh, sạch bệnh và nên vệ sinh kỹ dụng cụ ghép.    3. Bệnh cháy lá (Nấm Macrophoma mangiferae).      Bệnh phát triển nặng trong mùa mưa, gây hại cả lá, nhánh và trái. Đốm bệnh lúc đầu nhỏ như đầu kim có màu vàng, sau lớn dần có màu nâu nhạt, sau chuyển thành màu nâu đậm, có viền màu tím sậm. Phần giữa vết bệnh có màu xám tro có các vết đen là những ổ nấm. Vết bệnh ở lá có hình bầu dục hay biến dạng, khi lan dần vào cuống lá làm chóp lá bí cháy khô.      Trên trái, đóm bệnh tròn úng nước, sau đó lan nhanh làm thối trái. Bệnh lây lan nhờ nước mưa.    Phòng trị bệnh :bằng cách cắt bỏ và tiêu huỷ các bộ phận bị bệnh để giảm nguồn lây lan. Phun Copper- Zine, Copper-B, Zineb hay Benomyl.    4. Bệnh đốm lá (Nấm Pestalotia mangiferae)      Tấn công cả lá và trái qua vết thương hay vùng tiếp xúc. Trên lá, đốm bệnh có hình bầu dục to, màu nâu nhạt, tâm sáng trắng có thể làm rách lá. Trên trái, bệnh làm thành vùng nhiễm có màu nâu đen, vùng nhiễm bệnh nhăn nheo. Bệnh thường gây hai nhẹ, có thể phòng trị như ở bệnh cháy lá.  Ngoài ra trên cây xoài còn bị một số bệnh hại khác như: Bệnh bồ hóng, Bệnh phấn trắng, bệnh đốm vi khuẩn và bệnh da ếch…  Theo tài liệu: KỸ THUẬT TRỒNG XOÀI của ThS. Nguyễn Phước Tuyên và KS. Võ Hùng Nhiệm – Nhà xuất bản nông nghiệp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdac_tinh_xoai_6824.doc
Tài liệu liên quan