Các kết quả nghiên cứu trên 2 mô hình nhìn
chung đã cho ta bức tranh dòng chảy khá phù
hợp tại khu vực vịnh Bình Cang - Nha Trang.
Tuy nhiên, từ những phân tích ở trên có thể
thấy được ưu điểm của phương pháp phần tử
hữu hạn cho các vùng nước nông nhỏ ven bờ,
có cấu trúc địa hình phức tạp. Các dòng chảy
tại dọc biên bờ và các đảo chắn tạo nên các
xoáy cục bộ mang tính địa phương (tại đầm
Nha Phu) đã được thể hiện khá rõ trong phương
pháp này. Mặc khác, bằng việc sử dụng phương
pháp phần tử hữu hạn, chúng ta có thể tìm ra
các vị trí nhạy cảm mà có phân bố dòng chảy
tương đối đặc biệt. Việc kiểm nghiệm tính đúng
đắn của phương pháp phần tử hữu hạn với thực
tế đo đạc sẽ giúp chúng ta hiệu chỉnh lại các
thông số tính toán cần thiết, phục vụ tốt hơn
cho việcmô phỏnghệ dòng chảy trongvùng biển
ven bờ.
Sự biến đổi theo tự nhiên - nhân tạo hình
dạng đáy và bờ sông (do các hoạt động của con
người, như xây dựng đập, ngăn mặn và phòng
chống lũ lụt ) đã ảnh hưởng đến số liệu đầu
vào mô hình. Sự thay đổi này là nguyên nhân
ảnh hưởng đến khả năng lưu thông, trao đổi
dòng nước ngọt, sự phân tầng và thời gian lưu
nước. Những thay đổi quá trình thủy động lực
vùng cửa sông còn ảnh hưởng đến sự phân tán
của các chất gây ô nhiễm có nguồn gốc từ các
nguồn nước thải, trong đó đặc biệt quan trọng ở
các cửa sông gần đô thị, các khu công nghiệp
Vì vậy, sự hiểu biết về chế độ dòng chảy
cửa sông, các biến đổi quá trình dòng chảy theo
thời gian, quy mô thay đổi dòng chảy cửa sông
là rất quan trọng. Nó góp phần quan trọng vào
thành công hay thất bại của một mô hình sinh
thái áp dụng cho thủy vực. Phương pháp phần
tử hữu hạn có thểtính toán chế độ động lực, khả
năng trao đổi nước của thủy vực nửa kín, thời
gian lưu, khả năng tự làm sạch, phân tán nguồn
vật chất, sẽ khá hữu ích cho việc quy hoạch,
quản lý, thiết kế,đánh giá tác động môi trường
với các công trình ven bờ phục vụ du lịch, dân
sinh, phát triển kinh tế xã hội tại các vùng có
địa hình bờ đáy phức tạp mà một số phương
pháp khác còn có những hạn chế.
Lời cảm ơn: Công trình này được thực hiện từ
nguồn dữ liệu của đề tài cấp Viện Hàn lâm
KH&CN Việt Nam (mã số VAST.07.04.11-12)
do TS. Nguyễn Hữu Huân làm chủ nhiệm. Các
tác giả chân thành cảm ơn chủ nhiệm đề tài,
Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Viện Hải
dương học đã tạo điều kiện thuận lợi về vật
chất, động viên tinh thần trong quá trình triển
khai nghiên cứu; cảm ơn đồng nghiệp các
phòng: Vật lý biển, Sinh thái và môi trường
biển và Trung tâm Dữ liệu biển - Viện Hải
dương học đã tham gia khảo sát và cung cấp dữ
liệu để hoàn thành bài báo này
12 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 621 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc trưng thủy động lực vực nước Bình Cang - Nha Trang qua mô hình fem và ecosmo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
320
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 14, Số 4; 2014: 320-331
DOI: 10.15625/1859-3097/14/4/5818
ĐẶC TRƯNG THỦY ĐỘNG LỰC VỰC NƯỚC BÌNH CANG - NHA
TRANG QUA MÔ HÌNH FEM VÀ ECOSMO
Trần Văn Chung*, Bùi Hồng Long
Viện Hải dương học-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
*Email: tvanchung@gmail.com
Ngày nhận bài: 21-7-2014
TÓM TẮT: Bài báo này tập trung phân tích đặc trưng thủy động lực vực nước Bình Cang -
Nha Trang qua hai mô hình: ECOSMO (sai phân hữu hạn) và FEM (phần tử hữu hạn) trên cơ sở so
sánh với số liệu đo đạc mới nhất của đề tài VAST 07. 04/11-12. Các kết quả mô phỏng dòng chảy
theo mùa bằng mô hình FEM ở vùng nghiên cứu thể hiện rõ sự xuất hiện các dòng xoáy cục bộ trên
đỉnh đầm Nha Phu. Trong khi đó, đối với mô hình ECOSMO, do bài toán chỉ đạt ổn định tốt tại
những vùng có độ sâu tối thiểu 2,0 m nên đã làm mất đi các xoáy này. Ngoài ra, vấn đề khoảng
cách theo không gian của mạng lưới tính sai phân đã có những hạn chế khi đánh giá chế độ dòng
chảy tại những biên bờ, đảo chắn, bãi ngầm, , hoặc khi cần thể hiện chi tiết tính địa phương của
khu vực nhỏ như: vùng cửa sông - ven biển với quy mô lưới tính nhỏ, địa hình phức tạp. Trong bài
này chúng tôi còn trình bày một số kết qủa tính toán về khả năng tự làm sạch (trao đổi nước, thời
gian lưu ) của thủy vực nghiên cứu.
Từ khóa: Dòng triều, mô hình ba chiều phi tuyến, phương pháp sai phân hữu hạn.
MỞ ĐẦU
Sông, cửa sông ven biển và phần biển tiếp
giáp là một hệ thống nước liên tục và gắn liền,
nó chịu nhiều tác động của quá trình động lực
(dòng chảy sông, thủy triều, sóng, gió, ...) và
thủy văn (nhiệt độ, mật độ, độ mặn, ...) các quá
trình này cùng tồn tại và tương tác với nhau.
Khi nghiên cứu, tính toán bài toán động lực
trong không gian ba chiều thì cấu trúc phân
tầng về thẳng đứng thủy văn đóng vai trò quan
trọng trong vùng chuyển tiếp giữa sông và biển.
Dòng chảy sông và thủy triều là các yếu tố chi
phối việc trao đổi nước giữa sông - biển. Chính
vì vậy, để mô phỏng các quá trình xâm nhập
nước biển khi sử dụng mô hình số ba chiều
miền tính toán của nó nên bao gồm toàn bộ hệ
thống nước đưa vào, các điều kiện biên của
dòng chảy sông và các lực thủy triều. Điều này
tạo ra nhiều thách thức cho các nhà nghiên cứu
khi phát triển các số mô hình tính toán có hiệu
quả để mô phỏng các quá trình trao đổi nước tại
các vùng cửa sông ven biển.
Trong các nghiên cứu trước đây, nhóm tác
giả thường gặp khó khăn trong đánh giá đặc
trưng thủy động lực cho các thủy vực thuộc
vùng ven biển Khánh Hòa, đó là tính bất ổn
định khi gặp các biến đổi độ sâu đột ngột, vai
trò biên - bờ trong bài toán thường không được
thể hiện rõ ràng, không phản ánh được các
dòng dọc bờ. Với những lý do như trên,
phương pháp phần tử hữu hạn (FEM - Finite
Element Method) (Bùi Hồng Long và Trần Văn
Chung (2008, 2009, 2010) [1-3] đã được sử
dụng trong mô phỏng bài toán lan truyền sóng
nước nông vào vùng nghiên cứu cùng với mô
hình ECOSMO. Các mô hình có xét đến các
ảnh hưởng của lưu lượng nước ngọt tại các cửa
sông Cái, sông Tắc và sông Dinh.Với cáccố
gắng trên việc mô phỏng phân bố trường dòng
chảy phù hợp hơn với quy luật thực tế, mang
Đặc trưng thủy động lực vực nước
321
nhiều ý nghĩa định lượng hơn khi xét đến các
ảnh hưởng nước ngọt từ các cửa sông.
MÔ HÌNH HÓA CÁC QUÁ TRÌNH THỦY
ĐỘNG LỰC BẰNG PHƯƠNG PHÁP
PHẦN TỬ HỮU HẠN
Mô hình được thực hiện trên các phương
trình thủy động lực học ba chiều (3-D) với các
thừa nhận xấp xỉ Boussinesq và áp suất thủy
tĩnh. Nhiệt độ và độ mặn và mật độ nước biển
được xác định từ phương trình trạng thái. Sự
tiêu tán năng lượng ở quy mô lưới nhỏ được thể
hiện theo dạng độ nhớt rối (độ khuếch tán).
Việc tham số hóa này thể hiện dưới dạng phân
tầng kết hợp với động năng dòng rối và độ dài
pha trộn ở quy mô lớn.
Các phương trình chủ đạo có sáu biến chính
trong mô hình 3-D, được thể hiện trong các
phương trình dưới đây. Hai thành phần nằm
ngang (x,y) của các phương trình động lượng
dạng véc tơ:
( )vvFdzg
z
vN
z
gvf
dt
vd
m
z
xymxy
−++∇−=
∂
∂
∂
∂
−∇=×+ ∫ σ
ζ
ρ
σρ
ρ
ζ
0
(1)
Phương trình bảo toàn nhiệt và muối:
( )TTF
z
TN
zdt
dT
Th −+=
∂
∂
∂
∂
− σρ
σ
(2)
( )SSF
z
TN
zdt
dS
Th −+=
∂
∂
∂
∂
− σρ
σ
(3)
Các phương trình đối với động năng dòng
rối và độ dài pha trộn:
( )22
1
3
0
2222
22 qq
lB
q
z
Ng
z
v
z
uN
z
qN
zdt
dq
hmq −+
−
∂
∂
+
∂
∂
+
∂
∂
=
∂
∂
∂
∂
− σρ
σρ
ρ
(4)
( ) ( )( ) ( )2 2 32 2 2 21 0 1q m hdq l q l g qu vN lE N N lW q l q ldt z z z z z B l σ σρ σρ ρ∂ ∂ ∂ ∂ ∂− = + + − + − ∂ ∂ ∂ ∂ ∂ (5)
Trong đó E1 và B1 là các hằng số thực nghiệm
Mellor và Yamada, 1982 và W là một hàm sát
tường chắn Blumberg và cs., 1992 [4, 5].
Biến trạng thái sau cùng là bề mặt tự do
( )tyx ,,ζ , sự tiến triển của chúng được xác định
bởi tích phân theo phương thẳng đứng phương
trình liên tục:
( )∫ ∫
− −
−+=⋅∇+
∂
∂ ζ ζ
ρ
σζ
h h
xy EPdzdzvt
(6)
Hệ thống khép kín với vài mối liên hệ cân
bằng. Phương trình liên tục 3-D đưa ra cách
thức cho tính toán vận tốc thẳng đứng w dưới
dạng vận tốc nằm ngang:
∂
∂
+⋅−∇=
∂
∂
ρ
σ
z
v
z
w
xy
(7)
Mật độ liên quan đến nhiệt độ và độ mặn
bởi phương trình trạng thái Gill, 1982 [6]:
( )ST ,ρρ =
(8)
ước lượng tại áp suất không đổi. Khép kín đối
với các hệ số pha trộn dòng rối thẳng đứng là:
mm qlsN = , hh qlsN = , qq qlsN =
(9)
Trong đó sq là hằng số, các hàm ổn định sm và
sh là các hàm đại số của phân tầng cục bộ
z
g
q
lGh ∂
ρ∂
ρ
≡
0
2
2
(Galperin và cs, 1988 [7])
Dưới đây là toàn bộ các ký hiệu sử dụng trong
các phương trình trên:
( )tzyxv ,,, - vận tốc dòng, với các thành
phần trong tọa độ Đề-các (u,v,w); ( )tyxv ,, -
trung bình thẳng đứng của v ; ( )tyx ,,ζ - độ
cao bề mặt tự do; ( )yxh , - độ sâu biển (chính
xác hơn, độ sâu của vị trí theo lớp ứng suất đáy
không đổi mà tại điều kiện biên được ứng
Trần Văn Chung, Bùi Hồng Long
322
dụng, điển hình khoảng 1m trên nền đáy);
H(x,y,t) - tổng độ sâu, H=h+ζ ; ( )tzyx ,,,ρ -
mật độ nước biển, 0ρ là giá trị trung bình;
T(x,y,z,t) - nhiệt độ nước biển; S(x,y,z,t) - độ
mặn nước biển; q2(x,y,z,t)/2 - động năng dòng
rối; l(x,y,z,t) - độ dài pha trộn dòng rối;
( )tzyxNm ,,, - độ nhớt rối thẳng đứng;
( )tzyxNh ,,, - độ khuếch tán rối thẳng đứng
đối với nhiệt độ và độ mặn; ( )tzyxN q ,,, - độ
khuếch tán rối thẳng đứng đối với q2 và q2l ;
STm FFF ,,
- là các trao đổi nằm ngang không
bình lưu của động năng, nhiệt độ và độ mặn; g
- gia tốc trọng trường; f
là véc tơ Coriolis, có
hướng theo phương thẳng đứng với độ lớn f; ∇
- toán tử gradient, xy∇ là phần nằm ngang của
nó,
dt
d
- đạo hàm toàn phần theo thời gian, cho
chuyển động ba chiều của chất lỏng,
∇⋅+
∂
∂
= v
tdt
d
; (x,y) - các tọa độ Đề-các nằm
ngang, chiều x dương về phía Đông, chiều y
dương về phía Bắc; z - tọa độ theo phương
thẳng đứng, có chiều dương hướng lên;
ζ≤≤− zh ; t - thời gian; ( )tzyxvb ,,, - vận
tốc dòng chảy nằm ngang tại đáy của cột nước;
Cd - hệ số cản đáy (chọn Cd = 0,0026).
Ký hiệu nguồn
( )tzyx ,,,σ - nguồn khối lượng phân bố
(khối lượng / thời gian / thể tích đơn vị); ρσ -
nguồn theo thể tích (thể tích/thời gian/thể tích
đơn vị); σσσσσ lqqSTv 22 ,,,,
- là tính chất của
nguồn lưu chất; P là lượng mưa tại bề mặt tự
do: thể tích/thời gian/diện tích đơn vị; E là
lượng bay hơi tại bề mặt tự do: thể tích/thời
gian/diện tích đơn vị.
Các mô tả chi tiết về điều kiện ban đầu và
điều kiện biên có thể tìm thấy trong công trình
của Bùi Hồng Long và Trần Văn Chung (2008,
2009, 2010) [1-3].
GIỚI THIỆU TÓM TẮT MÔ ĐUN VẬT LÝ
CỦA MÔ HÌNH ECOSMO
Thành phần thủy động lực học của mô hình
ECOSMO dựa vào phương trình nguyên thủy
phi tuyến mô hình HAMSOM (Hamburg Shelf
Ocean Model). Mô hình HAMSOM đã được
phát triển tại Viện Hải dương học thuộc trường
đại học Hamburg và liên tục phát triển qua hơn
20 năm bởi các đóng góp của nhiều tác giả
khác nhau. Nó được ứng dụng thành công cho
các vùng biển sâu và thềm lục địa biển khác
nhau với địa hình phức tạp trên thế giới. Các
kết quả được công bố có thể kể ra theo tiến
trình lịch sử như sau: Backhaus (1982, 1985),
Hainbucher và cs. (1987), Schrum (1997),
Alvarez và cs. (1997), Hainbucher và Backhaus
(1999), Harms và cs. (1999), Hainbucher và cs.
(2004), Pohlmann (1996, 2006), Simionato và
cs. (2004), Ratsimandresy và cs. (2008),
Meccia và cs. (2009), Barthel và cs. (2009),
Mayer và cs. (2010) [8-22]. Mô hình
HAMSOM là một mô hình ba chiều, tà áp
(baroclinic), dạng mức (level-type) mà được
giải trên các phương trình chuyển động gốc với
phương pháp sai phân hữu hạn trên lưới
Arakawa C. Sơ đồ số trị của HAMSOM được
phát triển bởi Backhaus (1982, 1985) [8, 9]. Đó
là phương pháp sai phân bán ẩn và vì vậy bước
thời gian tính toán có thể lớn hơn nhiều so với
bước thời gian được đòi hỏi bởi tiêu chuẩn ổn
định của sai phân hiện. Các thuật toán ẩn được
áp dụng cho các sóng trọng lực ngoài, ứng suất
trượt thẳng đứng và khuếch tán thẳng đứng của
nhiệt độ và độ mặn. Hơn nữa, một xấp xỉ bậc
hai bền trong miền thời gian được đưa vào cho
lực Coriolis và các gradient áp suất tà áp dưới
dạng phương trình chuyển động. Chất lỏng
không nén được và cân bằng thủy tĩnh được giả
định cho trường áp suất, kết hợp phép xấp xỉ
Boussinesq.
Sự chảy rối quy mô cận lưới theo phương
thẳng đứng được tham số hóa bởi một phương
pháp tiếp cận khép kín rối, đề nghị bởi
Kochergin (1987) [23] và sau đó được hiệu
chỉnh bởi Pohlmann (1996) [16]. Sơ đồ là có
mối liên hệ gần với mô hình hai mức Mellor và
Yamada (1974) [24] trong đó hệ số nhớt rối
theo phương thẳng đứng phụ thuộc vào sự phân
tầng và dịch chuyển dòng theo phương thẳng
Đặc trưng thủy động lực vực nước
323
đứng. Sự đảo đối lưu được tham số hóa bởi pha
trộn thẳng đứng: một phân tầng không bền
được điều chỉnh trong một trạng thái trung tính
qua sự phóng đại giả của hệ số nhớt rối thẳng
đứng. Khuếch tán nằm ngang của động lượng
được sử dụng tính bằng một hằng số hệ số nhớt
rối đẳng hướng.
Mô hình hoàn lưu bao gồm một thuật toán
vận chuyển Eulerian cho nhiệt độ và độ mặn,
dựa trên phương trình bình lưu - khuếch tán
trong một sơ đồ ngược dòng (upstream). Tuy
nhiên, đối với bình lưu của động lượng
Arakawa-J7 được sử dụng (Arakawa và Lamb,
1977) [25]. Thêm vào đó, một tiếp cận
Lagrange (loại bỏ khuếch tán) được sử dụng
cho tính toán của đường đi. Các hệ số khuếch
tán rối thẳng đứng (nhiệt độ và độ mặn) được
tính toán theo cách tương tự như các hệ số nhớt
rối thẳng đứng, phụ thuộc vào sự phân tầng và
dịch chuyển dòng theo phương thẳng đứng.
Khuếch tán rối nằm ngang được bỏ qua bởi vì
ngăn chặn khuếch tán số trị từ sơ đồ bình lưu.
Mực nước biển và các thuộc tính khối nước
được mô tả tại biên mở của mô hình. Thêm vào
đó, ảnh hưởng của khí áp nghịch đảo cũng
được đưa vào trong ước lượng. Tại bề mặt biển
và tại đáy biển, áp dụng các điều kiện biên
động học và định luật ứng suất bình phương
tương ứng. Nhiệt độ không khí, độ ẩm tương
đối, mây che phủ và tốc độ gió xác định thông
lượng nhiệt giữa biển mở và khí quyển. Các giá
trị này đưa vào khối công thức mô tả sóng dài
và bức xạ chung và các thông lượng cảm nhiệt
và tiềm nhiệt. Khối công thức được thảo luận
chi tiết trong Moll và Radach (1998) [26].
MÔ PHỎNG CHẾ ĐỘ ĐỘNG LỰC VỰC
NƯỚC NGHIÊN CỨU
Thông tin nguồn số liệu
Số liệu gió: Số liệu gió được thu thập từ
trang web:
windsat_browse.html, với nguồn số liệu trung
bình ngày. Dữ liệu được lấy theo chuẩn wsat từ
tháng 2/2003 đến tháng 12/2011 (các số liệu
này được chỉnh về theo chuẩn WindSat với tên
file wsat_nămthángv7 (ví dụ năm 2004, tháng 3
thì số liệu ký hiệu là wsat_200403v7.gz). Để
lấy thông tin thống kê gió sử dụng cho mô hình
và để kiểm tra tính đúng đắn của nguồn số liệu
được nội suy, số liệu đo gió tại trạm Nha Trang
(10902’E; 12013’N) từ năm 1987 đến 2007 với
tần suất đo số liệu là 6 tiếng một lần tại các giờ
trong ngày 1, 7, 13, 19 giờ đã được sử dụng.
Các thông số khí quyển được dùng, sử dụng
từ thông tin dữ liệu được lấy từ NCEP
(National Centers for Environmental
Prediction): Sử dụng cơ sở dữ liệu với khoảng
thời gian 6 h/số liệu bao gồm các trường số liệu
như: vận tốc gió (có 2 thành phần: về hướng
Đông và về hướng Bắc) theo m/s tại độ cao
10 m trên bề mặt biển; áp suất không khí mực
nước biển theo Pascal; nhiệt độ không khí theo
Kevin tại độ cao 2 m trên bề mặt biển; độ ẩm
riêng theo kg/kg tại độ cao 2 m trên bề mặt
biển; tổng lượng mây che phủ theo %; lượng
mưa theo kg/m2/s; thông lượng bức xạ sóng
ngắn (hướng lên, hướng xuống) theo W/m2;
thông lượng bức xạ sóng dài (hướng lên, hướng
xuống) W/m2.
Số liệu nhiệt-muối:nguồn cơ sở dữ liệu của
Viện Hải dương học (VODC), từ cơ sở dữ liệu
Nga và nguồn số liệu từ dự
án NUFU và đề tài VAST-07.04/11-12.
Số liệu hằng số điều hòa dùng cho tính toán
các ảnh hưởng do triều trong vùng biển Bình
Cang - Nha Trang với 8 sóng triều chính là M2,
S2, N2, K2, K1, O1, Q1, P1. Đây là kết quả tính
hằng số điều hòa với cùng một phương pháp
nhưng có mạng lưới với quy mô lớn trên toàn
Biển Đông, sau đó nội suy cho khớp với các
biên mở tính toán tại vùng biển nghiên cứu
bằng chương trình nội suy griddata trong phần
mềm Matlab.
Sử dụng số liệu lưu lượng nước ngọt tại
cửa sông: Các số liệu lưu lượng được đưa vào
trong mô hình căn cứ các thông tin đã xuất bản
của Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam
Trung Bộ (2004) cho hai trạm Đồng Trăng và
Đá Bàn.
Chế độ dòng chảy tại vùng biển Bình Cang -
Nha Trang
Khu vực nghiên cứu
Khu vực Bình Cang - Nha Phu nằm ở phía
Nam huyện Ninh Hòa và phía Bắc thành phố
Nha Trang. Đầm Nha Phu - vịnh Bình Cang là
Trần Văn Chung, Bùi Hồng Long
324
vịnh biển nửa kín ven bờ miền Trung, nằm cách
thành phố Nha Trang 20 km về phía Bắc, có vị
trí địa lý từ 109009’ - 109017’ kinh độ Đông và
12018’ - 12027’ vĩ độ Bắc. Giữa đầm Nha Phu và
vịnh Bình Cang được phân cách một cách tương
đối bởi mặt cắt đi ngang phần ngoài đảo Hòn
Thị. Đầm Nha Phu nằm ở phía Tây Bắc của
vùng nước, có dạng hình chữ nhật chạy theo
hướng Tây Bắc - Đông Nam, diện tích đầm lúc
triều cao nhất khoảng 5.000 ha, lúc triều thấp
nhất khoảng 3.000 ha, bãi triều rộng 1.500 ha,
đầm ăn sâu vào đất liền được tạo thành bởi bán
đảo Hòn Hèo ở phía Đông - Đông Bắc, hòn
Hoải, hòn Vang ở phía Tây Bắc, phía Đông
Nam là hòn Thị và hòn Sầm, cửa đầm rộng 3 km
thông với vịnh Bình Cang. Đầm Nha Phu tương
đối nông (độ sâu trung bình 1 - 2 m), hai bên
thủy vực là các dãy núi cao (núi Hòn Hèo và Rọ
Tượng) tạo cho đầm có độ kín và vì thế bị chi
phối bởi gió địa phương rõ rệt. Xung quanh đầm
được bao bọc bởi 4 xã: Ninh Phú, Ninh Hà,
Ninh Lộc và Ninh Ích.
Hình 1. Sơ đồ độ sâu (m tính theo mức triều
trung bình) vùng nghiên cứu
Hình 2. Sơ đồ mạng lưới tam giác cho tính
toán dòng chảy (mô hình FEM)
Đối với mạng lưới phần tử hữu hạn: Khu
vực nghiên cứu được chọn từ kinh độ
109,1410E đến 109,3210E; vĩ độ từ 12,1250N
đến 12,4620N (hình 1), mạng lưới tính là mạng
lưới tam giác (hình 2). Mạng lưới tính tam giác
được thiết lập với góc cực tiểu là 250; tổng diện
tích mặt thoáng cho tính toán là 354,28 km2. Số
điểm tính trong mạng lưới tam giác là 7.421,
với tổng số tam giác là 13.908. Diện tích tam
giác của lưới tính có giá trị nhỏ nhất 4.714 m2,
trung bình 25.473 m2, lớn nhất 39.999 m2.
Trong mạng lưới tính có 2 điểm tính cho Sông
Dinh, 3 điểm tính cho sông Cái và 3 điểm tính
cho sông Tắc.
Đối với mô hình ECOSMO: Vùng biển Nha
Trang - Nha Phu, với trục Ox từ Bắc tới Nam (tức
là theo vĩ độ từ 12010,7’N đến 12028,0’N với 135
điểm tính), trục Oy từ Tây sang Đông (theo kinh
độ từ 109008’E đến 109020,2’E với 102 điểm
tính). Bước lưới không gian theo tọa độ Đề-các
Đặc trưng thủy động lực vực nước
325
cụ thể là: ∆x = ∆y = 250 m. Trong mạng lưới tính
có 2 điểm tính cho Sông Dinh, 1 điểm tính cho
sông Cái và 3 điểm tính cho sông Tắc.
Theo phương thẳng đứng, vùng nghiên cứu
được chia thành 11 lớp cho cả hai mô hình, cụ
thể theo thứ tự các lớp: 0 m (tầng mặt), 1 m,
3 m, 5 m, 7 m, 10 m, 15 m, 20 m, 25 m, 30 m,
35 m, 40 m. Báo cáo này tập trung vào phân
tích kết quả mô phỏng dòng chảy theo mô hình
FEM, còn mô hình ECOSMO được sử dụng để
so sánh tìm ra tính khả dụng và tin cậy khi
nghiên cứu chế độ dòng tại khu vực Bình Cang
- Nha Trang.
Cấu trúc dòng chảy cho hai trường gió mùa
điển hình
Đối với trường gió mùa Đông Bắc
Theo tính toán thống kê trung bình từ tháng
12 năm trước đến tháng 2 năm sau trong giai
đoạn từ 1996 đến tháng 10/2009, trong khu vực
nghiên cứu thì tốc độ gió trung bình 9,3 m/s với
hướng gió thịnh hành 204,90 (để đánh giá được
ảnh hưởng của gió lên chế độ dòng chảy được
rõ ràng, bài báo này quy ước hướng gió theo
quy ước hướng dòng chảy. Hướng dòng chảy
theo hướng trục Bắc quay cùng chiều kim đồng
hồ)), trong đó các phân bố độ lớn tốc độ gió
trên các điểm nút tính là không đồng nhất.
Theo kết quả tính thì trong mô hình ECOSMO
có sự biến đổi nhanh tốc độ dòng theo profile
độ sâu, các vị trí dòng ngang thay đổi nhanh và
bất thường trong khi trong mô hình FEM
(hình 3 cho tầng mặt và hình 4 cho tầng sâu
5 m) không thấy có sự thay đổi đột ngột theo
độ sâu và xuất hiện các xoáy cục bộ phía trên
đầm Nha Phu, tùy theo chế độ thời tiết (gió,
trao đổi nước cửa sông, lượng mưa, ) mà các
xoáy này có hình dạng và phân bố khác nhau.
Các kết quả này cần phải kiểm tra thêm từ số
liệu thực đo tin cậy để có những câu trả lời
đúng tại sao có những sự thay đổi đột ngột như
vậy. Các kết quả tính theo FEM thì dòng chảy
ngang cực đại thường nằm ở khu vực ven bờ
nơi có độ sâu nhỏ, trong khi đó mô hình
ECOSMO (hình 5 cho tầng mặt và hình 6 cho
tầng sâu 5 m) thì hầu như không theo quy luật
rõ ràng và tốc độ dòng thường cao hơn. So sánh
2 kết quả của mô hình so với thực tế được trình
bày trên bảng 1 và bảng 2.
Hình 3. Phân bố dòng chảy tầng mặt vào
mùa gió Đông Bắc (mô hình FEM)
12.14
12.16
12.18
12.20
12.22
12.24
12.26
12.28
12.30
12.32
12.34
12.36
12.38
12.40
12.42
12.44
12.46
12.14
12.16
12.18
12.20
12.22
12.24
12.26
12.28
12.30
12.32
12.34
12.36
12.38
12.40
12.42
12.44
12.46
109.16 109.18 109.20 109.22 109.24 109.26 109.28 109.30 109.32
109.16 109.18 109.20 109.22 109.24 109.26 109.28 109.30 109.32
HOØN TREM. Chuït
Muõi Keâ Gaø
Löông Sôn
Löông Hoøa
Vónh Löông
Ninh Ích
Ninh Loäc
Ninh Vaân
M. Ñoàng Ba
Hình 4. Phân bố dòng chảy tầng 5m vào
mùa gió Đông Bắc (mô hình FEM)
Trần Văn Chung, Bùi Hồng Long
326
Hình 5. Phân bố dòng chảy tầng mặt vào mùa
gió Đông Bắc (mô hình ECOSMO)
Hình 6. Phân bố dòng chảy tầng 5 m vào mùa
gió Đông Bắc (mô hình ECOSMO)
Bảng 1. So sánh giá trị tính toán và đo đạc bằng máy đo dòng INFINITY-EM model: AEM - USB
tại trạm liên tục (109014,750’E, 12023,246’N) vào ngày 2-3/11/2011 (điểm đo 1)
Tầng
độ
sâu
(m)
Mô hình ECOSMO Mô hình FEM Giá trị thực đo Mô hình ECOSMO Mô hình FEM
Utt
(cm/s)
Vtt
(cm/s)
Utt
(cm/s)
Vtt
(cm/s)
Utd
(cm/s)
Vtd
(cm/s)
Uerr
(%)
Verr
(%)
Uerr
(%)
Verr
(%)
1 0,3 -5,0 6,7 -30,6 7,6 -31,0 96,1 83,9 11,8 1,3
3 0,4 2,1 4,6 12,9 6,5 11,9 93,8 82,4 29,2 8,4
5 -0,1 0,6 -4,8 3,9 -8,2 5,72 98,8 89,5 41,5 31,8
Ghi chú: U: tốc độ dòng theo phương từ Tây sang Đông (td: thực đo và tt: tính toán), V: tốc độ dòng
theo phương từ Nam tới Bắc (td: thực đo và tt: tính toán), Uerr: Sai số tương đối so với số liệu thực đo đối
với U, Verr: Sai số tương đối so với số liệu thực đo đối với V. Với:
100×Vtt)/Vtd-(Vtd=(%)Verr
100×Utt)/Utd-(Utd=(%)Uerr
Bảng 2. So sánh giá trị tính toán và đo đạc bằng máy đo dòng INFINITY-EM model: AEM - USB
tại trạm liên tục (109014,588’E, 12020,480’N), ngày 3-4/11/2011 (điểm đo 2)
Tầng
độ
sâu
(m)
Mô hình ECOSMO Mô hình FEM Giá trị thực đo Mô hình ECOSMO Mô hình FEM
Utt
(cm/s)
Vtt
(cm/s)
Utt
(cm/s)
Vtt
(cm/s)
Utd
(cm/s)
Vtd
(cm/s)
Uerr
(%)
Verr
(%)
Uerr
(%)
Verr
(%)
1 -5,0 -2,9 -4,5 -3,1 -6,05 -13,30 17,4 78,2 25,6 76,7
3 -8,5 -4,1 -21,5 -5,6 -20,74 -5,24 59,0 21,8 3,7 6,9
5 3,8 6,2 4,0 2,2 7,07 3,37 46,3 84,0 43,4 34,7
7 -0,1 -1,0 -3,5 -1,4 -2,66 -1,49 96,2 32,9 31,6 6,0
10 -1,0 -0,3 -3,0 -0,6 -4,83 -0,53 79,3 43,4 37,9 13,2
Đặc trưng thủy động lực vực nước
327
Đối với trường gió mùa Tây Nam
Hình 7. Phân bố dòng chảy tầng mặt vào
mùa gió Tây Nam (mô hình FEM)
Hình 8. Phân bố dòng chảy tầng 5 m vào
mùa gió Tây Nam (mô hình FEM)
Hình 9. Phân bố dòng chảy tầng mặt vào mùa
gió Tây Nam (mô hình ECOSMO)
Hình 10. Phân bố dòng chảy tầng 5 m vào
mùa gió Tây Nam (mô hình ECOSMO)
Trần Văn Chung, Bùi Hồng Long
328
Bảng 3. So sánh giá trị tính toán và đo đạc bằng máy đo dòng INFINITY-EM model: AEM - USB
tại trạm liên tục (109014,750’E, 12023,246’), ngày 13-14/5/2011 (điểm đo 1)
Tầng
độ
sâu
(m)
Mô hình ECOSMO Mô hình FEM Giá trị thực đo Mô hình ECOSMO Mô hình FEM
Utt
(cm/s)
Vtt
(cm/s)
Utt
(cm/s)
Vtt
(cm/s)
Utd
(cm/s)
Vtd
(cm/s)
Uerr
(%)
Verr
(%)
Uerr
(%)
Verr
(%)
1 0,3 -1 4 -3,8 5,62 -3,76 94,7 73,4 28,8 1,1
3 -0,2 0,7 -1,2 5,8 -1,10 8,41 81,8 91,7 9,1 31,0
5 -0,1 0,6 -1,8 2,7 -1,78 1,85 94,4 67,6 1,1 45,9
Bảng 4. So sánh giá trị tính toán và đo đạc bằng máy đo dòng INFINITY-EM model: AEM - USB
tại trạm liên tục (109014,588’E, 12020,480’)) vào ngày 12-13/5/2011 (điểm 2)
Tầng độ sâu
(m)
Mô hình ECOSMO Mô hình FEM Giá trị thực đo Mô hình ECOSMO Mô hình FEM
Utt
(cm/s)
Vtt
(cm/s)
Utt
(cm/s)
Vtt
(cm/s)
Utd
(cm/s)
Vtd
(cm/s)
Uerr
(%)
Verr
(%)
Uerr
(%)
Verr
(%)
1 -2,3 -0,2 -2,5 -1,3 -3,79 -2,35 39,3 91,5 34,0 44,7
5 -4,1 -1,3 -2,7 -0,5 -8,48 -3,32 51,7 60,8 68,2 84,9
10 -0,1 -0,2 -3,0 -0,7 -2,51 -0,80 96 75 19,5 12,5
Theo tính toán thống kê gió trung bình trong
nhiều năm từ tháng 6 đến tháng 8, thì trên toàn
khu vực nghiên cứu, tốc độ gió cực đại có thể
đạt 7,7 m/s, trung bình 7,5 m/s và cực tiểu 7,3
m/s, hướng gió dao động từ 33,8 đến 40,40,
trung bình là 36,70. Theo mô phỏng phân bố
dòng gió do ảnh hưởng của trường gió mùa Tây
Nam thì tại tầng mặt, tốc độ dòng ngang đạt cực
đạt cao hơn tốc độ dòng vào gió mùa Đông Bắc
(do ảnh hưởng vị trí địa lý và tính chất địa
phương của khu vực nghiên cứu, trong ảnh
hưởng trường gió Tây Nam lại thuận lợi cho quá
trình lan truyền sóng dài qua các khoảng cách
hẹp giữa các bờ và đảo). Đây là một điều khá
hợp lý phù hợp với quy luật lan truyền sóng
nước nông. Kết quả tính phân bố dòng chảy theo
phương pháp FEM trên hình 7 cho tầng mặt và
hình 8 cho tầng sâu 5 m và theo ECOSMO trên
(hình 9 cho tầng mặt và hình 10 cho tầng sâu 5
m). So sánh kết quả tính bằng số liệu thực đo
được thể hiện trên bảng 3 và bảng 4.
Một vài nhận xét từ kết quả tính
Từ kết quả phân tích dòng triều, với thể tích
toàn vùng là 422.219.950 m3, quá trình làm
sạch cho toàn vùng diễn ra khoảng 8,52 ngày.
Theo tài liệu nghiên cứu của Barthel và công sự
(2009) [21], thì sức tải (carrying capacity),
được xác định bởi thời gian rửa( làm sạch -
flushing times), với một khối lượng 0,541 km3
(tức là 541.000.000 m3)chỉ trong 4,5 ngày dựa
trên các phân tích dòng triều.Một tính toán dựa
trên các dòng dư (ảnh hưởng dòng triều trung
bình) cho một thời gian xả nước là 5,1 ngày.
Tuy nhiên, điều này cũng tương đối phù hợp do
tính toán này dựa có độ phân giải lưới tính quá
thưa 1,2 km (tính cho toàn vùng Khánh Hòa)
và lưu lượng nước chảy ra từ sông Dinh khá
lớn so với thực tế nghiên cứu của chúng tôi thể
hiện trên bảng 5. Trong bảng 6, trình bày kết
quả tính khả năng tự làm sạch theo trung
bình tháng.
Bảng 5. Lưu lượng nước sông (m3/s) theo mô phỏng tại sông Dinh - Ninh Hòa
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Barthel và
cs. (2009) 15 15 15 14 16 20 21 29 30 30 30 23
Sử dụng 4,08 2,33 2,10 1,76 2,58 2,89 2,46 2,27 4,23 9,45 14,65 11,02
Chênh lệch 10,9 12,7 12,9 12,2 13,4 17,1 18,5 26,7 25,8 20,6 15,4 12,00
Đặc trưng thủy động lực vực nước
329
Bảng 6. Khả năng làm sạch theo ngày do ảnh hưởng chế độ gió mùa theo tháng
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Vùng I 3,90 3,36 3,19 3,75 2,64 1,99 1,46 2,31 1,07 3,15 3,31 3,08
Vùng II 9,26 8,68 7,33 8,77 7,45 6,84 6,73 6,69 6,53 8,49 8,9 8,88
Toàn vùng 9,99 9,41 8,06 9,50 8,18 7,57 7,46 7,42 7,26 9,22 9,62 9,61
THẢO LUẬN VỀ CÁC KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU
Các kết quả nghiên cứu trên 2 mô hình nhìn
chung đã cho ta bức tranh dòng chảy khá phù
hợp tại khu vực vịnh Bình Cang - Nha Trang.
Tuy nhiên, từ những phân tích ở trên có thể
thấy được ưu điểm của phương pháp phần tử
hữu hạn cho các vùng nước nông nhỏ ven bờ,
có cấu trúc địa hình phức tạp. Các dòng chảy
tại dọc biên bờ và các đảo chắn tạo nên các
xoáy cục bộ mang tính địa phương (tại đầm
Nha Phu) đã được thể hiện khá rõ trong phương
pháp này. Mặc khác, bằng việc sử dụng phương
pháp phần tử hữu hạn, chúng ta có thể tìm ra
các vị trí nhạy cảm mà có phân bố dòng chảy
tương đối đặc biệt. Việc kiểm nghiệm tính đúng
đắn của phương pháp phần tử hữu hạn với thực
tế đo đạc sẽ giúp chúng ta hiệu chỉnh lại các
thông số tính toán cần thiết, phục vụ tốt hơn
cho việcmô phỏnghệ dòng chảy trongvùng biển
ven bờ.
Sự biến đổi theo tự nhiên - nhân tạo hình
dạng đáy và bờ sông (do các hoạt động của con
người, như xây dựng đập, ngăn mặn và phòng
chống lũ lụt ) đã ảnh hưởng đến số liệu đầu
vào mô hình. Sự thay đổi này là nguyên nhân
ảnh hưởng đến khả năng lưu thông, trao đổi
dòng nước ngọt, sự phân tầng và thời gian lưu
nước. Những thay đổi quá trình thủy động lực
vùng cửa sông còn ảnh hưởng đến sự phân tán
của các chất gây ô nhiễm có nguồn gốc từ các
nguồn nước thải, trong đó đặc biệt quan trọng ở
các cửa sông gần đô thị, các khu công nghiệp
Vì vậy, sự hiểu biết về chế độ dòng chảy
cửa sông, các biến đổi quá trình dòng chảy theo
thời gian, quy mô thay đổi dòng chảy cửa sông
là rất quan trọng. Nó góp phần quan trọng vào
thành công hay thất bại của một mô hình sinh
thái áp dụng cho thủy vực. Phương pháp phần
tử hữu hạn có thểtính toán chế độ động lực, khả
năng trao đổi nước của thủy vực nửa kín, thời
gian lưu, khả năng tự làm sạch, phân tán nguồn
vật chất, sẽ khá hữu ích cho việc quy hoạch,
quản lý, thiết kế,đánh giá tác động môi trường
với các công trình ven bờ phục vụ du lịch, dân
sinh, phát triển kinh tế xã hội tại các vùng có
địa hình bờ đáy phức tạp mà một số phương
pháp khác còn có những hạn chế.
Lời cảm ơn: Công trình này được thực hiện từ
nguồn dữ liệu của đề tài cấp Viện Hàn lâm
KH&CN Việt Nam (mã số VAST.07.04.11-12)
do TS. Nguyễn Hữu Huân làm chủ nhiệm. Các
tác giả chân thành cảm ơn chủ nhiệm đề tài,
Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Viện Hải
dương học đã tạo điều kiện thuận lợi về vật
chất, động viên tinh thần trong quá trình triển
khai nghiên cứu; cảm ơn đồng nghiệp các
phòng: Vật lý biển, Sinh thái và môi trường
biển và Trung tâm Dữ liệu biển - Viện Hải
dương học đã tham gia khảo sát và cung cấp dữ
liệu để hoàn thành bài báo này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bui Hong Long, Tran Van Chung, 2008.
Modelling material transport in North
Danger Reef, the Spratlys, based on three -
dimensional nolinear finite element model
for wind currents. Proceedings of the
Results of the Philippines - Vietnam Joint
Oceanograpghic and Marine Scientìfic
Research Expedition in the South China
Sea (JOMSRE I-IV). Silliman Univercity
Press, Dumaguete City 6200,
p. 135 -149.
2. Bùi Hồng Long, Trần Văn Chung, 2009.
Tính toán dòng chảy trong khu vực nước
trồi Nam Trung Bộ bằng mô hình dòng
chảy ba chiều (3-D) phi tuyến. Tạp chí
Khoa học và Công nghệ biển, 9(2): 1-25.
3. Bui Hong Long, Tran Van Chung, 2010.
Some experimental calculation for 3D
currents in the strong upwelling region of
southern central Vietnam using finite
element method. Proceedings of the
Trần Văn Chung, Bùi Hồng Long
330
International Conference Marine
Biodiversity of East Asian Seas: Status,
Challenges and Sustainable development.
Nha Trang, Vietnam, 165-177.
4. Mellor, G. L., and Yamada, T., 1982.
Development of a turbulence closure model
for geophysical fluid problems. Reviews of
Geophysics, 20(4): 851-875.
5. Blumberg, A. F., Galperin, B., and
O'Connor, D. J., 1992. Modeling vertical
structure of open-channel flows. Journal of
Hydraulic Engineering, 118(8): 1119-1134.
6. Gill, A. E., 1982. Atmosphere-ocean
dynamics (Vol. 30). Academic press.
7. Galperin, B., Kantha, L. H., Hassid, S., and
Rosati, A., 1988. A quasi-equilibrium
turbulent energy model for geophysical
flows. Journal of the Atmospheric Sciences,
45(1): 55-62.
8. Backhaus, J. O., 1982. A semi-implicit
scheme for the shallow water equations for
application to shelf sea modelling.
Continental Shelf Research, 2(4): 243-254.
9. Backhaus, J. O., 1985. A three-dimensional
model for the simulation of shelf sea
dynamics. Deutsche Hydrografische
Zeitschrift, 38(4): 165-187.
10. Hainbucher, D., Pohlmann, T., and
Backhaus, J., 1987. Transport of
conservative passive tracers in the North
Sea: first results of a circulation and
transport model. Continental Shelf
Research, 7(10): 1161-1179.
11. Schrum, C., 1994. Numerical simulation of
thermodynamic processes in the German
Bight. Berichte aus dem Zentrum für
Meeres-und Klimaforschung, (15).
12. Fanjul, E. A., Gómez, B. P., and Sánchez-
Arévalo, I. R., 1997. A description of the
tides in the Eastern North Atlantic. Progress
in Oceanography, 40(1): 217-244.
13. Hainbucher, D., and Backhaus, J. O., 1999.
Circulation of the eastern North Atlantic
and north‐west European continental shelf–
a hydrodynamic modelling study. Fisheries
Oceanography, 8(Suppl. 1): 1-12.
14. Harms, I. H., Backhaus, J. O., Hainbucher,
D., 1999. Modelling the seasonal variability
of circulation and hydrography in the
Iceland-Faeroe-Shetland overflow area.
ICES CM 1999/L:10, Annual Science
Conference, 29 September to 2 October
1999, Stockholm, Sweden.
15. Hainbucher, D., Hao, W., Pohlmann, T.,
Sündermann, J., and Feng, S., 2004.
Variability of the Bohai Sea circulation
based on model calculations. Journal of
marine systems, 44(3): 153-174.
16. Pohlmann, T., 1996. Calculating the annual
cycle of the vertical eddy viscosity in the
North Sea with a three-dimensional
baroclinic shelf sea circulation model.
Continental Shelf Research, 16(2): 147-
161.
17. Pohlmann, T., 2006. A meso-scale model of
the central and southern North Sea:
consequences of an improved resolution.
Continental Shelf Research, 26(19): 2367-
2385.
18. Simionato, C. G., Dragani, W., Meccia, V.,
and Nuñez, M., 2004. A numerical study of
the barotropic circulation of the Rı ́o de la
Plata estuary: sensitivity to bathymetry, the
Earth's rotation and low frequency wind
variability. Estuarine, Coastal and Shelf
Science, 61(2): 261-273.
19. Ratsimandresy, A. W., Sotillo, M. G.,
Álvarez Fanjul, E., Carretero Albiach, J.
C., Pérez Gómez, B., and Hajji, H., 2008. A
44-year (1958-2001) sea level residual
hindcast over the Mediterranean Basin.
Physics and Chemistry of the Earth, Parts
A/B/C, 33(3): 250-259.
20. Meccia, V. L., Simionato, C. G., Fiore, M.
E., D'Onofrio, E. E., and Dragani, W. C.,
2009. Sea surface height variability in the
Rio de la Plata estuary from synoptic to
inter-annual scales: Results of numerical
simulations. Estuarine, Coastal and Shelf
Science, 85(2): 327-343.
21. Barthel, K., Rosland, R., and Thai, N. C.,
2009. Modelling the circulation on the
continental shelf of the province Khanh
Hoa in Vietnam. Journal of Marine
Systems, 77(1): 89-113.
22. Mayer, B., Damm, P. E., Pohlmann, T., and
Rizal, S., 2010. What is driving the ITF?
Đặc trưng thủy động lực vực nước
331
An illumination of the Indonesian
throughflow with a numerical nested model
system. Dynamics of Atmospheres and
Oceans, 50(2): 301-312. doi:10.1016/-
j.dynatmoce.2010.03.002.
23. Kochergin, V. P., 1987. Three‐Dimensional
Prognostic Models. Three-dimensional
coastal ocean models, 201-208.
24. Mellor, G. L., and Yamada, T., 1974. A
hierarchy of turbulence closure models for
planetary boundary layers. Journal of the
Atmospheric Sciences, 31(7): 1791-1806.
25. Arakawa, A., and Lamb, V. R., 1977.
Computational design of the basic
dynamical processes of the UCLA general
circulation model. Methods in
computational physics, 17, 173-265.
26. Moll, A., and Radach, G., 1998. Advective
contributions to the heat balance of the
German Bight (LV Elbe 1) and the central
North Sea (OWS Famita). Deutsche
Hydrografische Zeitschrift, 50(1): 9-31.
27. Trần Văn Chung, Nguyễn Hữu Huân, Bùi
Hồng Long, Tô Duy Thái, 2011. Nghiên
cứu đặc trưng dòng chảy, nhiệt muối vực
nước Bình Cang - Nha Trang bằng mô hình
Ecosmo. Hội nghị Khoa học và Công nghệ
biển toàn quốc lần thứ V. Quyển 2: Khí
tượng, thủy văn và động lực học biển. Nxb.
Khoa học tự nhiên và Công nghệ, 205- 213.
28. Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Trung
Bộ, 2004. Đặc điểm khí hậu và thủy văn
tỉnh Khánh Hòa. Sở Khoa học và Công
nghệ tỉnh Khánh Hòa, 155.
HYDRODYNAMICAL CHARACTERISTICS OF BINH CANG - NHA
TRANG WATERS FROM MODELS: FEM AND ECOSMO
Tran Van Chung, Bui Hong Long
Institute of Oceanography-VAST
ABSTRACT: This paper has focused on the hydro-dynamical characteristics of Binh Cang -
Nha Trang waters from 2 models: ECOSMO (finite difference) and FEM (finite element) based on
the last observed data of the VAST’s project, code: VAST 07. 04/11-12. The seasonal currents
simulated by FEM showed the existence of local eddies in the top of Nha Phu lagoon. Meanwhile,
they have not been detected by ECOSMO (because the best stabilization of ECOSMO is achieved
for the minimum depth of 2.0 meters). In addition, the spatial distances from the mesh grids of finite
difference have had restrictions for modelling current regimes at coastal borders, islands, reefs,
etc., as well as in the cases that the particular representation of local characteristics of small space
configurations (the mouth of small rivers with complicated topography) is required. In this paper,
some calculated results about self-cleaning capabilities (water exchange, residential water ...) of
reseached water body have been persented.
Keywords: Tidal current, three-dimensional (3D) nonlinear model, finite difference method.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5818_20927_1_pb_9645_2079656.pdf