Kích thước sợi là một trong những yếu tố
gây ảnh hưởng tới tính chất của vật liệu.
Đối với vật liệu composite, thông thường
khi vật liệu cốt có kích thước càng nhỏ
cho tính chất cơ lý càng tốt. Kích thước
sợi cellulose được tách từ rơm bằng
phương pháp kiềm được thể hiện ở Hình 3.
Rơm trước khi xử lý bằng kiềm là một
khối đặc sít (Hình 3a). Sau khi xử lý kiềm
ở 90 oC trong 2 giờ, liên kết giữa lignin,
hemicellulose, cellulose và các thành phần
khác được tách rời. Sợi cellulose thu được
có đường kính trung bình khoảng 5 m
với bề mặt tương đối nhẵn, đồng nhất
(Hình 3b). Kết quả này một lần nữa khẳng
định đã loại bỏ được lignin, hemicellulose
và các tạp chất khác trên bề mặt sợi
cellulose.
3.4. Sức căng bề mặt của lignin
Sức căng bề mặt của lignin được xác định
bằng theo tiêu chuẩn ASTM D 971-91.
Kết quả là lignin có sức căng bề mặt 43,47
mN/m, thấp hơn nhiều so với sức căng bề
mặt của nước. Kết quả cho thấy lignin có
thể ứng dụng là chất hoạt động bề mặt.
4. KẾT LUẬN
Với điều kiện nhiệt độ 90 oC, 2 giờ, dung
dịch NaOH 2 M, hiệu suất tách lignin đạt
85,9%, cellulose đạt 96,2%. Lignin thu
được có phân tử lượng cao, độ phân tán
phân tử lượng không lớn, sức căng bề mặt
nhỏ hơn nhiều so với nước. Sợi cellulose
thu được có đường kính trung bình khoảng
5 m. Lignin và cellulose có độ bền nhiệt
cao với nhiệt độ bắt đầu phân hủy của
lignin là 260 oC, cellulose là 190 oC.
Nghiên cứu đã cho thấy rằng có thể tách
dễ dàng lignin và cellulose từ rơm, đây là
những polyme thiên nhiên, có khả năng
ứng dụng vào một số lĩnh vực, thay thế vật
liệu có nguồn gốc từ dầu mỏ, góp phần
giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
7 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 621 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc trưng tính chất của sợi cellulose và lignin tách từ rơm Phú Thọ - Vũ Đình Ngọ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
81
Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học - Tập 22/ số 1 (Đặc biệt)/ 2017
ĐẶC TRƯNG TÍNH CHẤT CỦA SỢI CELLULOSE VÀ LIGNIN
TÁCH TỪ RƠM PHÚ THỌ
Đến tòa soạn 15/12/2016
Vũ Đình Ngọ, Trần Thị Hằng, Vũ Đức Cường, Vũ Ngọc Minh
Khoa Công nghệ Hoá học, Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì
SUMMARY
CHARACTERIZATION OF CELLULOSE FIBERS AND LIGNIN EXTRACTION
FROM RICE STRAW OF PHU THO PROVINCE
Biomass which includes lignin and cellulose from rice straw is the largest renewable
source for the production of bio-products. Cellulose and lignin were easily isolated with
high the yield under conditions of NaOH 2 M at 90 oC for 2 h. The extraction yields of
lignin and cellulose were 85,9% and 96,2%, respectively. The surface tension of lignin
was 43.7 mN/m, lower than that of water. The size of cellulose fibers was average about 5
m as evidenced by Scanning Electron Microscope (SEM) observation. The weight loss
start temperature of cellulose and lignin showed 260 oC and 190 oC, respectively.
Cellulose and lignin are potential materials for various environmental applications.
Keywords: rice straw, alkaline extraction, lignin, cellulose, fiber, thermal stability
1. MỞ ĐẦU
Vật liệu thiên nhiên đang được các nhà
khoa học trên thế giới đặc biệt quan tâm
dùng để thay thế vật liệu có nguồn gốc từ
dầu mỏ. Trong số đó, cellulose và lignin từ
phế phụ phẩm nông nghiệp đang được
quan tâm nhiều bởi vì chúng là nguồn sinh
khối tái tạo [1]. Hàng năm, lượng rơm rạ
trên thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng thải ra khá lớn, nhưng sử dụng chưa
có hiệu quả, phần lớn được cày vùi, đốt, ủ
làm phân [2,3], gây ảnh hưởng không nhỏ
tới môi trường, hệ sinh thái. Hơn nữa, đây
là một sự lãng phí nguồn tài nguyên.
Cellulose, hemicellulose và lignin là ba
thành phần chính của lignocellulose [4].
Trong rơm rạ chứa khoảng 40% cellulose
và gần 20% lignin, đây là những hợp chất
cao phân tử có nhiều tính chất đáng quý,
có khả năng ứng dụng vào nhiều lĩnh vực.
Đến nay, công trình công bố về tách lignin
và cellulose từ rơm rạ lúa gạo chưa nhiều,
phần lớn là những công trình công bố về
phương pháp tách lignin từ rơm rạ lúa mì
[5-8]. Hơn nữa, các công trình này chỉ tập
trung đề cập đến hiệu suất tách lignin mà ít
đề cập đến hiệu suất tách cellulose và tính
chất của cellulose cũng như lignin.
Cellulose và lignin đã được nghiên cứu
ứng dụng vào một số vật liệu như
82
composite [9,10], chất kết dính [11], phụ
gia bê tông [12] Tuy nhiên, cellulose và
lignin được nghiên cứu ứng dụng chủ yếu
là từ tre, gỗ, dịch đen nhà máy giấy, từ
rơm rạ chưa được nghiên cứu nhiều.
Trong bài báo này trình bày về tính chất
của cellulose và lignin tách từ rơm của
Việt Nam bằng phương pháp kiềm nhằm
thăm dò để hướng tới ứng dụng một số sản
phẩm công nghiệp thân thiện môi trường
thay thế nguyên liệu hóa thạch.
2. THỰC NGHIỆM
2.1. Nguyên liệu và hóa chất
Rơm đã phơi khô được cung cấp bởi các
hộ nông dân xã Tiên Kiên, huyện Lâm
Thao, tỉnh Phú Thọ có hàm lượng
cellulose 39,2%, lignin 19,02%. NaOH,
HCl, etanol 99,5% và 70% (Trung Quốc),
polystyren chuẩn (Merck - Đức) được sử
dụng ngay không qua tinh chế lại.
2.2. Thiết bị
Độ bền nhiệt của lignin và cellulose được
xác định trên máy phân tích nhiệt trọng
lượng (TG-DTA: EXSTRAR6100, Seiko
Instruments, Nhật Bản), kích thước sợi
cellulose được xác định bằng kính hiển vi
điện tử quét (SEM: JEOL, Nhật Bản), sức
căng bề mặt của lignin được xác định trên
thiết bị CAM 200 (KSV Instructions, Phần
Lan). Hàm lượng đường trung tính chứa
trong lignin được xác định bằng sắc ký
ghép khối phổ (GC-MS: Clarus 500,
Perkin - Elmer, Mỹ), phân tử lượng của
lignin được xác định bằng sắc ký lọc gel
(GPC: HLC8120, TOSOH, Nhật Bản)
được so sánh với chất chuẩn polystyren.
2.3. Tách cellulose và lignin từ rơm
Cellulose và lignin được tách theo quy
trình ở Hình 1. Rơm được rửa sạch, sấy
khô ở 50 oC trong 24 giờ, sau đó cắt nhỏ
với kích thước 1 mm. Cho 100 g rơm đã
cắt nhỏ vào bình phản ứng dung tích 2000
ml chứa 1500 ml dung dịch NaOH 2 M,
gia nhiệt đến 90 oC trong 2 giờ. Sau đó lọc,
rửa bã bằng 200 ml dung dịch NaOH 0,1
M, sau đó rửa bằng 200 ml dung dịch HCl
0,1 M. Tách dịch lọc, bã tiếp tục được rửa
bằng 200 ml nước cất, được đem đi sấy
khô ở 50 oC trong 24 giờ. Dịch lọc được
cô đặc còn khoảng 1/2 thể tích, điều chỉnh
pH về 5,5 bằng dung dịch HCl. Bổ sung
etanol 95% (tỷ lệ thể tích etanol/dịch lọc =
3/1) để yên khoảng 6 giờ, lọc kết tủa
hemicellulose và rửa bằng 100 ml etanol
70%. Sau khi dịch lọc được chưng cất thu
hồi etanol, điều chỉnh pH về 1,5 bằng
dung dịch HCl. Lọc và rửa kết tủa bằng
dung dịch HCl (pH 2), sau đó sấy khô.
Cellulose và lignin thu được được xác
định tính chất bằng các phương pháp phân
tích hiện đại.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Hiệu suất tách cellulose và lignin
Có nhiều công trình công bố quy trình tách
cellulose và lignin từ rơm rạ lúa mì đều xử
lý parafin bằng hỗn hợp dung môi
toluen/etanol trước khi tách. Chúng tôi đã
nghiên cứu nhưng so sánh kết quả giữa
rơm đã và không loại parafin trước khi xử
lý bằng kiềm cho kết quả không khác nhau
nhiều. Do đó, chúng tôi đề xuất quy trình
tách cellulose và lignin từ rơm mà không
cần qua công đoạn tiền xử lý loại parafin,
83
để tiết kiệm kinh phí, nâng cao hiệu quả
kinh tế, hạn chế ô nhiễm môi trường.
Xử lý kiềm sẽ làm phá vỡ thành tế bào bởi
vì kiềm hòa tan hemicellulose, lignin và
silica, phân hủy liên kết este của acid
uronic và acetic, làm trương cellulose và
giảm độ kết tinh của cellulose [13]. Hơn
nữa, kiềm phá vỡ liên kết -ete giữa lignin
và hemicellulose, liên kết este giữa lignin
và/hoặc hemicellulose và các acid
hydroxycinnamic như acid p-coumaric,
acid ferulic [14]. Quan trọng hơn là xử lý
bằng phương pháp kiềm là phương pháp
đầy hứa hẹn, không gây ảnh hưởng nhiều
đến môi trường. Thông qua quá trình xử lý
này mà liglocellulose có thể được phân
tách ra thành lignin, hemicelluloce,
cellulose, đây là những nguyên liệu để ứng
dụng sản xuất các sản phẩm có giá trị hơn
[15]. R.C. Sun cùng các cộng sự đã công
bố quy trình tách lignin từ rơm rạ lúa mì
bằng dung dịch KOH 0,5 M ở 35 oC trong
2,5 giờ, nhưng hiệu suất chỉ đạt 43,9% [7].
B. Xiaoa cùng các cộng sự đã công bố
công trình tách lignin từ rơm rạ bằng dung
dịch NaOH 1M ở 30 oC trong 18 giờ [15].
Thời gian tách dài nhưng hiệu suất chỉ đạt
68,3%. Trong nghiên cứu này nâng cao
nồng độ kiềm (dung dịch NaOH 2 M) và
nhiệt độ (90 oC) nhằm tăng hiệu suất tách
lignin, giảm thời gian tách. Với quy trình
tách như ở Hình 1, thu được 16,34 g
lignin tương ứng với đạt hiệu suất 85,9%
và 37,71 g cellulose tương ứng với đạt
hiệu suất 96,2%. Như vậy, với phương
pháp tách đơn giản nhưng cho hiệu suất
tách khá cao. Lignin thu được có màu nâu Hình 1. Sơ đồ tách cellulose và lignin từ rơm
Rơm khô
(0,1 cm)
Dung dịch NaOH 2 M
( tỷ lệ rơm/nước: 1/20 g/ml)
Tách
(90 oC, 2 giờ)
Lọc
Lọc
Rửa bằng dung dịch
NaOH 0,1M, HCl 0,1 M
Bã Dịch lọc
Trung hòa
HCl
Cô đặc
Điều chỉnh
pH 5,5
Etanol 95% (Etanol/
dịch lọc = 3/1 ml/ml)
Dịch lọc Hemicellulose
Rửa bằng etanol 70%
Chưng cất
Etanol Dịch còn lại
Điều chỉnh
pH 1,5
Lọc
Rửa bằng dung
dịch HCl (pH 2)
Lignin
H2Ol
Cellulose
HCl
84
đen, cellulose có màu vàng nhạt. Kết quả
này chứng tỏ rằng một lượng nhỏ lignin
chưa tách ra khỏi cellulose gây màu cho
cellulose, đồng nghĩa với việc hiệu suất
của cellulose trong thực tế nhỏ hơn 96,2%.
Cellulose theo lý thuyết là phải đạt 100%,
tuy nhiên trong quá trình thực hiện có thể
bị tổn thất.
Bằng phương pháp phân tích sắc ký khối
phổ xác định được hàm lượng các loại
đường xylose, glucose, arabinose và
galactose chứa trong lignin lần lượt là
0,37; 0,12; 0,11; 0,07%. Kết quả cho thấy
lignin có độ tinh khiết khá cao và xylose là
thành phần đường chính chứa trong lignin,
galactose chứa hàm lượng rất nhỏ.
Một số công trình công bố phân tử lượng
của lignin trong rơm rạ lúa mì nằm trong
(a)
(b)
Hình 2. Giản đồ TG-DTA của (a) lignin và (b) cellulose tách từ rơm
85
khoảng khá rộng từ 1000 đến 23600 Da
đối với phân tử lượng trung bình trọng
lượng (Mw), từ 700 đến 5268 Da đối với
phân tử lượng trung bình số (Mn) tùy vào
phương pháp và điều kiện tách [8]. Đối
với phương pháp kiềm, thời gian tách càng
dài, nồng độ kiềm càng cao thì phân tử
lượng của lignin càng giảm [8], lignin thu
được trong nghiên cứu này có Mw là 3890
Da, Mn là 1710 Da, độ phân tán phân tử
lượng là 2,27.
3.2. Độ bền nhiệt của cellulose và lignin
Độ bền nhiệt của lignin và cellulose được
khảo sát bằng phương pháp phân tích nhiệt
TG-DTA trong khoảng 30 - 800 oC, với
tốc độ gia nhiệt 10 oC/phút trong môi
trường khí nitơ (Hình 2). Kết quả cho thấy
đối với cả lignin và cellulose đều giảm
khoảng 5,5% khối lượng khi gia nhiệt đến
135 oC. Đây là lượng nước được hấp phụ
bởi lignin và cellulose hay nói cách khác
chính là hàm ẩm của lignin và cellulose.
Nhiệt độ bắt đầu phân hủy lignin là 260 oC
(Hình 2a), cellulose là 190 oC (Hình 2b).
Độ bền nhiệt của lignin trong nghiên cứu
này cao hơn so với công trình của R.C.
Sun đã công bố [7]. Theo nhóm tác giả,
phân tử lượng của lignin càng cao thì độ
bền nhiệt càng cao. Khi Mw của lignin là
3130, 3070 và 2890 có nhiệt độ bắt đầu
phân hủy là 208, 204 và 176 oC. Lignin
thu được trong nghiên cứu này có Mw là
3890 Da nên cho khả năng chịu nhiệt cao
hơn là hoàn toàn phù hợp. Nhiệt độ bắt
đầu phân hủy của lignin cao hơn của
cellulose, đây có thể là do trong cấu trúc
của lignin chứa nhiều vòng thơm. Tuy
nhiên, nhiệt độ phân hủy 50% khối lượng
của lignin là khoảng 350 oC, thấp hơn so
với cellulose (gần 400 oC). Hiện nay, chưa
rõ lý do, tuy nhiên khi ở nhiệt độ cao các
phản ứng vòng hóa, oxy hóa xảy ra phức
tạp, các sản phẩm của cellulose sinh ra có
độ bền nhiệt cao hơn các sản phẩm của
lignin. Trên đồ thị DTA của lignin và
cellulose quan sát thấy hai pic tỏa nhiệt,
đối với lignin là 331 và 470 oC, đối với
cellulose là 345 và 507 oC, biểu thị phản
ứng tỏa nhiệt của lignin và cellulose [16].
Nhiệt độ phân hủy trên 80% khối lượng
của lignin và cellulose là trên 500 oC.
Không phân hủy hoàn toàn có thể là do
(a)
(b)
Hình 3. Ảnh SEM của (a) rơm trước khi
tách cellulose, hemicellilose và lignin, và
(b) sợi cellulose tách từ rơm
86
đốt trong môi trường khí nitơ, nên không
xảy ra phản ứng oxy hóa hoàn toàn, còn
một lượng nhỏ carbon [17].
3.3. Kích thước sợi cellulose
Kích thước sợi là một trong những yếu tố
gây ảnh hưởng tới tính chất của vật liệu.
Đối với vật liệu composite, thông thường
khi vật liệu cốt có kích thước càng nhỏ
cho tính chất cơ lý càng tốt. Kích thước
sợi cellulose được tách từ rơm bằng
phương pháp kiềm được thể hiện ở Hình 3.
Rơm trước khi xử lý bằng kiềm là một
khối đặc sít (Hình 3a). Sau khi xử lý kiềm
ở 90 oC trong 2 giờ, liên kết giữa lignin,
hemicellulose, cellulose và các thành phần
khác được tách rời. Sợi cellulose thu được
có đường kính trung bình khoảng 5 m
với bề mặt tương đối nhẵn, đồng nhất
(Hình 3b). Kết quả này một lần nữa khẳng
định đã loại bỏ được lignin, hemicellulose
và các tạp chất khác trên bề mặt sợi
cellulose.
3.4. Sức căng bề mặt của lignin
Sức căng bề mặt của lignin được xác định
bằng theo tiêu chuẩn ASTM D 971-91.
Kết quả là lignin có sức căng bề mặt 43,47
mN/m, thấp hơn nhiều so với sức căng bề
mặt của nước. Kết quả cho thấy lignin có
thể ứng dụng là chất hoạt động bề mặt.
4. KẾT LUẬN
Với điều kiện nhiệt độ 90 oC, 2 giờ, dung
dịch NaOH 2 M, hiệu suất tách lignin đạt
85,9%, cellulose đạt 96,2%. Lignin thu
được có phân tử lượng cao, độ phân tán
phân tử lượng không lớn, sức căng bề mặt
nhỏ hơn nhiều so với nước. Sợi cellulose
thu được có đường kính trung bình khoảng
5 m. Lignin và cellulose có độ bền nhiệt
cao với nhiệt độ bắt đầu phân hủy của
lignin là 260 oC, cellulose là 190 oC.
Nghiên cứu đã cho thấy rằng có thể tách
dễ dàng lignin và cellulose từ rơm, đây là
những polyme thiên nhiên, có khả năng
ứng dụng vào một số lĩnh vực, thay thế vật
liệu có nguồn gốc từ dầu mỏ, góp phần
giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được thực
hiện bởi sự hỗ trợ kinh phí của đề tài độc
lập cấp Nhà nước, mã số: ĐTĐL.CN –
07/15.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. N. Reddy, Y. Yang, “Biofibers from
agricultural byproducts for industrial
applications”, Trends Biotechnol., 23 (1),
22-27 (2005).
2. L. Wati, S. Kumari, B. S. Kundu,
“Paddy straw as substrate for ethanol
production”, Indian J. Microbiol., 47, 26-
29 (2007).
3. E. Y. Vlasenko, J. M. Labavitch, S. P.
Shoemaker, “Enzymatic hydrolysis of
pretreated rice straw” Bioresource
Technology, 59,109-119 (1997).
4. A. K. Badhan, B. S. Chadha, J. Kaur,
M. K. Bhat. “Production of multiple
xylanolytic and cellulolytic enzymes by
therophilic fungus Myceliophthora sp. IMI
387099”, Bioresource Technology, 98,
504-510 (2007).
5. N. Durot, F. Gaudard, B. Kurek, “The
unmasking of lignin structures in wheat
straw by alkali”, Phytochemistry, 63, 617-
623 (2003).
87
6. M. A. T. Hansen, J. B. Kristensen, C.
Felby, H. Jorgensen, “Pretreatment and
enzymatic hydrolysis of wheat straw
(Triticum aestivum L.) -The impact of
lignin relocation and plant tissues on
enzymatic accessibility”, Bioresource
Technology, 102, 2804-2811 (2011).
7. R. C. Sun, J. Tomkinson, “Comparative
study of lignins isolated by alkali and
ultrasound-assisted alkali extractions from
wheat straw”, Ultrasonics Sonochemistry,
9, 85-93 (2002).
8. R. Sun, J. M. Lawther, W. B. Banks, B.
Xiao “Effect of extraction procedure on
the molecular weight of wheat straw
lignins” Industrial Crops and Products, 6,
97-106 (1997).
9. L. Conzatti, F. Giunco, P. Stagnar, A.
Patrucco, C. Marano, M. Rink, E. Marsano,
“Composites based on polypropylene and
short wool fibres” Composites: Part A, 47,
165-171 (2013).
10. Trần Vĩnh Diệu, Đoàn Thị Yến Oanh,
Nguyễn Phạm Duy Linh, Lê Đức Lượng,
“Nghiên cứu chế tạo vật liệu polymer phân
hủy sinh học trên cơ sở nhực polylactic
axit gia cường bằng sợi nứa (Neohouzeaua
Dullooa)”, Tạp chí Hóa học, 46(3), 345-
351 (2008).
11. W. Zhanga, Y. Maa, C. Wanga, S. Li,
M. Zhanga, F. Chu, “Preparation and
properties of lignin–phenol–formaldehyde
resins based ondifferent biorefinery
residues of agricultural biomass”,
Industrial Crops and Products, 43 326-
333 (2013).
12. N. B. Singh, V. D. Singh, S. Rai, S.
Chaturvedi, “Effect of lignosulfonate,
calcium chloride and their mixture on the
hydration of RHA-blended portland
cement”, Cement and Concrete Research,
32, 387-392 (2002).
13. M. G. Jackson, “The alkali treatment
of straws”, Anim. Feed Sci. Technol., 2,
105-130 (1977).
14. R. R. Spencer, D. E. Aikin, “Rumen
microbial degradation of potassium
hydroxide treated coastal Bermudagrass leaf
blades examined by electron microscopy”, J.
Anim. Sci., 51, 1189-l196 (1980).
15. B. Xiaoa, X. F. Suna, R. C. Sun,
“Chemical, structural, and thermal
characterizations of alkali-soluble lignins
and hemicelluloses, and cellulose from
maize stems, rye straw, and rice straw”,
Polymer Degradation and Stability,
74307-319 (2001).
16. C. A. Wottitz, C. E. Lopez Pasquali, H.
A. Herrera, “Thermal Decomposition of
Algarrobo Negro (Prosopis nigra). Wood
and its main components: lignin, alpha
cellulose and hemicelluloses "A" and B",
Latin American Applied Reseach, 31, 37-
40 (2001).
17. R. C. Sun, J. Tomkinson, P. L. Ma, S. F.
Liang, “Comparative study of
hemicelluloses from rice straw by alkali and
hydrogen peroxide treatments”,
Carbohydrate Polymers, 42, 111-122 (2000).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 27398_91884_1_pb_3919_2096911.pdf