Đàm phán hiệp định thương mại tự do (FTA) thái lan - EU: Tiến trình đàm phán và nhân tố tác động

Trong bối cảnh hiện nay, hiệp định thương mại tự do đang là vấn đề thiết thực đem lại lợi ích và giá trị kinh tế cho tất cả các bên tham gia, chính vì vậy các quốc gia sẵn sàng đón nhận và thích ứng với các thỏa thuận chung đề ra với quy chuẩn chung mang tính quốc tế. Vấn đề quan trọng là mỗi quốc gia thành viên (trong trường hợp này là Thái Lan) phải làm thế nào để việc ký kết FTA mà không gây ra xung đột lợi ích giữa người dân với chính phủ, đồng thời làm sao để thỏa mãn và đem lại lợi ích cho phần lớn người dân trong nước (trường hợp người dân Thái Lan đã biểu tình phản đối FTA năm 2010). Vì vậy, hiệp định thương mại tự do phải tránh được việc chỉ đem lại cho các nhà đầu tư lớn và các nhóm lợi ích trong nước và EU được hưởng lợi. Do đó, chính phủ Thái Lan cần xem xét lại và gia hạn thời gian việc ký kết Hiệp định FTA vì các lý do sau: (i) Bản thảo khung ký kết FTA mà chính phủ Thái Lan đã thông qua đó đã không phải kết quả của sự tham gia của xã hội dân sự nước và đặc biệt là các bên liên quan. (ii) Chính phủ Thái Lan cho đến trước cuộc bầu cử 2019 được xây dựng trên cuộc đảo chính, không mang tính hợp pháp theo thể chế dân chủ và không có giá trị dân chủ, đặc biệt là không có tính minh bạch vì trong chính phủ không có đảng đối lập (Opposition Party) kiểm tra hoạt động của chính phủ.29 Hơn nữa, chính phủ đang gặp nhiều vấn đề bị chỉ trích về nhân quyền,30 Bên cạnh đó, nếu phân tích trên tình hình quốc tế hiện này và quan hệ giữa Thái Lan và EU như nói trên, chúng ta có thể thấy Thái Lan không chịu ảnh hưởng và áp lực nhiều từ việc không ký kết FTA. Vì vậy, Chính phủ Thái Lan nên thúc đẩy nhanh việc ký kết FTA, sau khi Thái Lan thành lập được chính phủ mới (tháng 7/2019) tiếp tục đàm phán về khung hiệp định FTA. Và khung FTA này Chính phủ sẽ phải tạo cơ hội cho những bên liên quan tham gia cùng đóng góp bản thảo khung hiệp định thương mại tự do từ đầu bằng cách tổ chức các cuộc trưng cầu dân ý (Referendum) hoặc điều trần mở rộng, sau đó Chính phủ sẽ tập trung các ý kiến đưa ra bản thảo khung hiệp định thương mại tự do thông qua Quốc hội xem xét sau đó tiếp tục thảo luận với EU. Việc tạo cơ hội cho các bên liên quan tham gia sẽ giúp giải quyết và không xảy ra mâu thuẫn, xung đột giữa người dân và chính phủ và hơn nữa sẽ tạo cơ hội giúp phân phối lợi ích của hiệp định FTA đến với các nhóm xã hội khác nhau, khi đó hai bên sẽ đạt được những thỏa thuận như mong muốn với mục tiêu phát triển chung và cùng nhau chia sẻ lợi ích.

pdf11 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 324 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đàm phán hiệp định thương mại tự do (FTA) thái lan - EU: Tiến trình đàm phán và nhân tố tác động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 38/2020 61 ĐÀM PHÁN HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) THÁI LAN - EU: TIẾN TRÌNH ĐÀM PHÁN VÀ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG Jirayoot Seemung, Nguyễn Hồng Quang Đại học Burapha, Thái Lan; Viện nghiên cứu Đông Nam Á Tóm tắt: Bài viết nghiên cứu và phân tích quá trình đàm phán Hiệp định Thương mại tự do giữa Thái Lan và EU kể từ khi hai bên tiến hành đàm phán để thiết lập Hiệp định Thương mại tự do song phương (FTA) vào năm 2013. Từ những phân tích đó, bài viết đã đưa ra các đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đám phán và ký kết FTA giữa Thái Lan và EU. Cuối cùng, bài viết đưa ra một số gợi ý để thúc đẩy đàm phán hình thành Hiệp định FTA Thái Lan - EU nhằm mang lại lợi ích và giá trị kinh tế cho tất cả các bên tham gia. Từ khóa: Kinh tế Thái Lan; Hiệp định thương mại tự do - FTA; Thương mại; Đầu tư; Thái Lan; EU. Nhận bài ngày 15.3.2020; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 28.3.2020. Liên hệ tác giả: Nguyễn Hồng Quang; Email: nghquang2002@yahoo.com 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement - FTA) là Hiệp định theo đó các nước ký kết cam kết bãi bỏ thuế quan và hàng rào phi thuế quan cho tất cả hoặc gần như tất cả hàng hóa của nhau. Hiệp định thương mại tự do được thành lập từ năm 1960, là Hiệp hội thương mại tự do Châu Âu. Sau những bế tắc của đàm phán tự do hóa thương mại đa phương trong khuôn khổ (GATT), các Hiệp định thương mại tự do song phương (giữa hai nước) và khu vực xuất hiện từ giữa thập niên 1990, điển hình là Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (thành lập năm 1994), khu vực mậu dịch tự do ASEAN (Hiệp định được ký kết vào năm 1992).6 Thái Lan tham gia cuộc đàm phán ký kết Hiệp định Thương mại giữa ASEAN và EU (ASEAN-EU FTA) lần đầu tiên vào tháng 5/2007, sau đó ASEAN và EU diễn ra 7 cuộc đàm phán tiếp theo. Trong cuộc đàm phán lần thứ 7, từ ngày 4-5/3/2009, ASEAN và EU đã 6 Amadeo, K. (2018, March 2). Free Trade Agreements, Their Impact, Types, And Examples. retrieved May 24, 2018. 62 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI thông báo đình chỉ đàm phán với nguyên nhân chính là EU không chấp nhận vấn đề vi phạm nhân quyền của Myanmar7 và các nước không nhất trí phần nội dung khung ký Hiệp định. Vì vậy, EU đã chuyển sang tiến hành đàm phán song phương với từng nước thành viên ASEAN, trong đó ba quốc gia đầu tiên là Singapore, Việt Nam và Thái Lan.8 Thái Lan và EU tiến hành cuộc đàm phán thiết lập quan hệ Hiệp định thương mại tự do từ năm 2013 (ngày 6/3/2013). Cuộc đàm phán đầu tiên do José Manuel Barroso chủ tịch Ủy ban châu Âu và thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra9 chủ trì. Năm 2014, EU đã dừng đàm phán ký kết FTA với Thái Lan bởi vấn đề chính trị nội bộ. Sau cuộc đảo chính của quân đội tháng 5/2014 quan hệ giữa Thái Lan và EU trở nên xấu đi, dẫn đến quá trình thiết lập Hiệp định thương mại tự do giữa hai bên bị đình chỉ. EU ra báo cáo kết quả của cuộc họp năm 2014: Cấm vận quan hệ chính trị với Thái Lan và các quốc gia thành viên của EU cũng sẽ không ký Hiệp định hợp tác với Thái Lan trừ khi Thái Lan thành lập chính phủ mới từ chế độ dân chủ và tiến hành cuộc bầu cử sớm nhất.10 Năm 2017, sau khi thủ tướng Prayuth Chan-ocha tuyên bố sẽ tiến hành cuộc bầu cử trong đầu năm 2019, EU đã có những phản ứng đối với Thái Lan trở nên tích cực hơn. Trong thông báo cuộc họp của EU năm 2017 đã nêu: EU sẽ dần trở về bình thường hóa quan hệ chính trị với Thái Lan11, việc này dẫn đến ý tưởng mong muốn quay lại việc ký kết FTA giữa hai bên. 2. NỘI DUNG 2. 1. Tổng quan về quan hệ thương mại giữa Thái Lan và EU Thái Lan và EU là hai đối tác có nhiều mối quan hệ từ khi Liên minh châu Âu (European Union: EU) còn là Cộng đồng châu Âu (European Community EC). Quan hệ giữa hai bên không chỉ tập trung vào lĩnh vực kinh tế mà còn ở các lĩnh vực khác như chính trị, xã hội và văn hóa. Các mối quan hệ từ cuối thế kỷ 20 như: Quan hệ hợp tác Tapioca12 đầu từ năm 1970, Ủy ban hợp tác kinh tế (JC) vào năm 1992 và đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ giữa năm 1998 - 1999, EC đã hỗ trợ chính phủ Thái Lan trong việc giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, đáng chú ý là trong 7 Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương Việt Nam (MOIT). (2013). Tình hình đàm phán FTA giữa EU và các nước ASEAN. 8 WTO Center, Vietnam Chamber of Commerce and Industry. (2015, Apri 27). EU and ASEAN to Jumpstart Trade Agreement Talks. retrieved May 25, 2018. 9 European Commission. (2013, Mar 06). EU and Thailand launch negotiations for Free Trade Agreement. retrieved May 24, 2018. 10 Council of the European Union. (2014,23 June). Council conclusions on Thailand 2014. retrieved May 24, 2018. 11 Council of the European Union. (2017, 11 Dec). Council conclusions on Thailand 2017. retrieved May 18, 2018. 12 Hiệp định Tapioca là hiệp định có mục định là các nước EC sẽ hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho chính phủ Thái Lan cho việc xuất khẩu hàng hoá sang các nước EC sau đó hợp tác này đã chuyển Lĩnh vực hỗ trợ sang tập trung vào lĩnh vực môi trường, đánh bắt cá, các dự án chính sách xã hội, phát triển nguồn nhân lực. TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 38/2020 63 lĩnh vực tạo việc làm, các biện pháp ổn định hóa khu vực nông thôn cải cách khu vực tài chính. Về mặt ngoại giao hai bên đã tiến hành cuộc họp cấp bộ trưởng và cuộc họp các quan chức cấp cao (Thai-EU Senior Officials’ Meeting: SOM) từ năm 1993. Trong cuộc họp SOM tháng 11/1999, các nước EU đã nhất trí để hỗ trợ Thái Lan nguồn tài chính áp dụng vào quá trình cải cách thể chế, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế và quản lý công tác bảo vệ môi trường biển13 và cuộc họp lần thứ 10 (SOM 10) ngày 20 - 21/5/2010 được tổ chức ở thành phố Brussels, Bỉ. Đầu thế kỷ 21, Thái Lan và EU tăng cường quan hệ hợp tác song phương trong chiến lược hợp tác của Ủy ban Châu Âu. Trong báo cáo chiến lược Thái Lan - Châu Âu (Thailand - European Commission Strategy Paper) năm 2013, mối quan hệ hai bên đã chuyển sang cấp độ đối tác phát triển (Partnership for Development). Trong đó EU đã hỗ trợ quỹ theo khung hợp tác Thailand - EC Cooperation Facility (TEC) trong 4 lĩnh vực chính như: Hỗ trợ để thúc đẩy phát triển kinh tế cạnh tranh của Thái Lan; Trao đổi thông tin và hợp tác về khoa học, công nghệ, giáo dục và nghiên cứu; Thúc đẩy hợp tác về kinh tế môi trường; Khuyến khích thúc đẩy lĩnh vực quản trị tốt, nhân quyền, cơ sở hạ tầng, rà phá bom mìn, đối phó với di cư và tội phạm xuyên quốc gia. Bên cạnh đó, hai bên đã thiết lập Khung Hiệp định hợp tác toàn diện giữa Thái Lan và EC cùng các quốc gia thành viên (Framework Agreement on Comprehensive Partnership and Cooperation between Thailand and the European Community and its Member States: PCA) đây là khung thỏa thuận hợp tác trong nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, xã hội, đầu tư, giáo dục và văn hóa, môi trường, khoa học công nghệ, năng lượng, chống ma túy và chống rửa tiền,...14 Về thương mại, EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Thái Lan đứng sau ASEAN và Mỹ. Ngược lại, EU là khu vực xuất khẩu lớn thứ ba sang Thái Lan, đứng sau ASEAN và Nhật Bản. Kim ngạch thương mại giữa hai nước liên tục tăng từ năm 2015 - 2018 xem số liệu Bảng 1. Bảng 1: Quan hệ thương mại giữa Thái Lan - Liên minh châu Âu (28 nước) Đơn vị: Triệu đô la Mỹ Tốc độ tăng trưởng (%) 2015 2016 2017 2018 2015 2016 2017 2018 Kim ngạch thương mại giữa 2 nước 40.059,75 40.158,73 44.424,96 47.322,64 -6.4996 0,2471 10,62 6,52 Thái Lan xuất khẩu 21.964,16 22.062,95 23.826,55 25.041,00 -6.0225 0,4498 7,99 5,10 13 Nguyễn Ngọc Lan. (2014), “Quan hệ hợp tác giữa EU và Thái Lan”, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu (Số 58), tr.113 -114. 14 Đại diện Liên minh Châu Âu tại Thái Lan. (2016). Thái Lan và EU, ngày 25/4/2018. 64 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI sang EU Thái Lan nhập khẩu từ EU 18.095,60 18.095,78 20.598,41 22.281,63 -7.0722 0,001 13,83 8,17 Cán cân thương mại Thái Lan đạt được 3.868,56 3.967,17 3.228,14 2.759,37 -0.7802 2,5491 -18,63 -14,52 (Nguồn: Trung tâm công nghệ thông tin và truyền thông, Văn phòng Thư ký thường trực và Cục Hải quan, Thái Lan) Năm 2018, giá trị tổng thương mại song phương giữa EU và Thái Lan đạt 38 tỷ euro. EU là đối tác thương mại lớn thứ ba của Thái Lan (sau Trung Quốc và Nhật Bản), chiếm 9,1% tổng thương mại của đất nước. Thái Lan là đối tác thương mại lớn thứ 25 của EU trên toàn thế giới. Năm 2018, Thái Lan xuất khẩu hàng hóa trị giá 22,9 tỷ Euro sang EU. Hàng hóa xuất khẩu chính của Thái Lan là máy móc, thiết bị điện tử và thiết bị vận tải, cũng như các sản phẩm thực phẩm. Cũng trong năm 2018 EU xuất khẩu hàng hóa trị giá 15,1 tỷ euro sang Thái Lan. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của EU sang Thái Lan là máy móc và thiết bị vận chuyển, hóa chất và các sản phẩm liên quan và hàng hóa sản xuất. Về đầu tư: Thái Lan là một trong những điểm đến quan trọng nhất của đầu tư châu Âu trong ASEAN với 21,2 tỷ Euro cổ phiếu đầu tư ra bên ngoài. Tính đến năm 2011, các nước thành viên EU là nhà đầu tư lớn thứ 4 trong các nước đầu tư vào Thái Lan (chỉ đứng sau ASEAN, Nhật Bản và Trung Quốc), với giá trị đầu tư 16.736 triệu baht (khoảng 593.870 triệu USD) bao gồm 123 dự án. Ba nước đứng đầu trong các nước thành viên EU đầu tư vào Thái Lan: Hà Lan (4.252,4 triệu Baht/ khoảng 137 triệu USD), Thụy Điển (3.269,4 triệu Baht/ khoảng 105 triệu USD), Pháp (3.045,1 triệu Baht/ khoảng 98 triệu USD). Các dự án đầu tư lớn của EU từ 1.000 triệu baht (khoảng 32 triệu USD) trở lên là các dự án sản xuất nhựa và hàng phủ nhựa, sản xuất linh kiện điện tử, sản xuất phụ tùng ô tô, ống kính15. Mục tiêu của Thái Lan mong muốn tăng cường hợp tác với EU về đầu tư trong dự án đặc khu phát triển kinh tế khu vực hành lang kinh tế phía Đông Thái Lan (Eastern Economic Corridor) đặc biệt trong các ngành công nghiệp như ngành công nghiệp về nông nghiệp và công nghiệp công nghệ sinh học, ngành công nghiệp hàng không, hậu cần, ngành công nghiệp robot và ngành công nghiệp hiện đại. Năm 2017, EU đầu tư sang Thái Lan là 6,575 tỷ USD và Thái Lan đầu tư sang EU là 11,6 tỷ USD.16 2.2. Đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Thái Lan - EU Thái Lan và EU tiến hành đàm phán hiệp định thương mại tự do song phương từ năm 15 Đại sứ quán Hoàng gia Thái Lan ở Bỉ và Luxembourg. (2013). Nhiệm vụ của Thái Lan ở Liên minh châu Âu (Mission of Thailand to the European Union). truy cập ngày 23/4/2018 TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 38/2020 65 2009. Sau đó, ngày 12/1/2010 Chính phủ Thái Lan đã thông qua quyết định thành lập Ủy ban để tổ chức các cuộc điều trần, bao gồm các đại diện từ 4 bên là: Khu vực nhà nước; Khu vực nông nghiệp; Khu vực doanh nhân; và các Tổ chức xã hội dân sự17 với nhiệm vụ chính là thu thập thông tin và ý kiến về Hiệp định Thương mại tự do Thái - EU nhằm thiết lập bản thảo khung hiệp định thương mại tự do. Ủy ban tổ chức các cuộc điều trần vào năm 2010 tại nhiều địa điểm trên cả nước18, mặc dù diễn ra nhiều cuộc điều trần nhưng sau khi thông ra bản thảo khung hiệp định thương mại tự do này vẫn bị phê phán từ các tổ chức xã hội dân sự vì các ý kiến mà Ủy ban đã thu thập được không được đưa vào nội dung bản thảo này trình ra Quốc hội xem xét.19 Năm 2012, Thái Lan tiến hành đàm phán Hiệp định Thương mại tự do tại thủ đô Brussels, Bỉ và tiếp theo đó vào ngày 4/12/2012, chính phủ Thái Lan thông qua bản thảo khung Hiệp định Thương mại tự do Thái Lan - EU với 12 lĩnh vực hợp tác bao gồm: 1. Dịch vụ thị trường mở (ngành hàng hóa nông nghiệp và đánh bắt cá, công nghiệp); 2. Các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch thực vật và sản phẩm động vật; 3. Các hàng rào thương mại; 4. Quy tắc xuất xứ; 5. Tạo thuận lợi thương mại; 6. Nâng cao quy tắc sở hữu trí tuệ; 7. Các biện pháp khắc phục thương mại; 8. Mở cửa thị trường mua sắm chính phủ; 9. Nâng cao hợp tác chính sách cạnh tranh thương mại; 10.Tự do hóa thương mại dịch vụ và đầu tư; 11. Hợp tác phát triển bền vững (Ngành môi trường và lao động); 12. Nâng cao quy trình giải quyết tranh chấp. Năm 2013, Chính phủ thông qua bản thảo khung Hiệp định Thương mại tự do (được cho là không dân chủ và đã không mở rộng việc trưng cầu dân ý) làm ảnh hưởng tới những vấn đề tranh chấp và xảy ra các cuộc biểu tình tại Thái Lan. Ngày 5/3/2013 hơn 1.000 người tập trung biểu tình tại tòa nhà chính phủ,20 ngày 18/9/2013 khoảng 2.000 - 3.000 người tham gia biểu tình ở thành phố Chiang Mai.21 Những người tham gia các cuộc biểu tình thuộc các tầng lớp: nông dân, các tổ chức xã hội dân sự, đó là những người bị ảnh hưởng nếu Hiệp định Thương mại tự do Thái Lan - EU được áp dụng như: Mạng lưới những người sống chung với HIV/AIDS, Mạng lưới vận động từ bỏ uống rượu, Mạng lưới nông nghiệp thay thế, Hội người nghèo, Mạng lưới khu ổ chuột 4 vùng miền, Nhóm bệnh nhân suy thận, Nhóm người bệnh nhân ung thư, Liên minh tổ chức phi chính phủ Thái Lan về AIDS, Tổ chức AIDS ACCESS (AIDS ACCESS Foundation), Hiệp hội dược phẩm nông thôn và Tổ chức Bio Thai (BioThai Foundation),Tất cả các tổ chức đã yêu cầu 17 Theo Hiến pháp Vương quốc Thái Lan năm 2007, điều 190 18 Ủy ban đàm phán thương mại FTA, Bộ Thương mại, Thái Lan. (2017). Khu vực thương mại tự do Thái Lan-EU (Thailand-EU Free Trade Area). truy cập ngày 16/4/2018,thaifta.com 19 Tổ Chức Bio Thai. (2013). Tổng quan và vấn đề Khu vực thương mại tự do Thái Lan-EU, truy cập ngày 16/4/2018. 20 Người Thái coi chưng FTA (Thai FTA Watch Group). (2013). Tổng quan và vấn đề Khu vực thương mại tự do Thái Lan-EU,Ngày 16 tháng 4 năm 2018. 21 The Nation (2013, Sep 18). Protest in Chiang Mai against Thai-EU FTA, Ngày 17/ 4/2018. Apirada maedeach. (2013). Biểu tình FTA Chiang Mai nóng bỏng, Ngày 15 / 4 /2018. 66 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI chính phủ nhìn nhận những ảnh hưởng sau khi ký kết hiệp định thương mại tự do, trong đó 3 vấn đề lớn là:22 1. Vấn đề tự do nhập khẩu rượu bia. Trong lĩnh vực hợp tác tạo thuận lợi thương mại của Hiệp định Thương mại tự do giữa Thái Lan và EU bao gồm hàng hóa như rượu vang và thuốc lá. Các tổ chức xã hội dân sự tỏ ra lo lắng sau Hiệp định có áp dụng sẽ ảnh hưởng đến giá cả của thuốc lá, bia và đặc biệt là rượu vang mà EU chuyên sản xuất nhập khẩu từ Châu Âu giá rẻ và ảnh hưởng đến vấn đề tăng số lượng người tiêu dùng và số lượng người nghiện rượu. 2. Vấn đề ảnh hưởng đến sự đa dạng của sinh thái. Sau ký kết FTA sẽ gây tác động đến vấn đề môi trường sinh thái trong nước nói chung và vấn đề ảnh hưởng đến hạt giống trong việc trồng cây nông nghiệp nói riêng. EU mong muốn yều cầu nước đối tác chấp nhận hệ thống sở hữu trí tuệ nghiêm ngặt với hiệp ước đặc biệt là Công ước UPOV 1991. UPOV1991 hay là Liên minh quốc tế về bảo hộ giống thực vật (the International Union for the Protection of New Varieties of Plants) là công ước thỏa thuận cho phép bảo hộ độc quyền giống cây trồng và hạt giống cho các nước Châu Âu và Mỹ hai cường quốc phát triển giống cây trồng và hạt giống nhất trên thế giới và người được hưởng lợi ích từ việc áp dụng công ước đó là các công ty xuyên quốc gia hạt giống nông nghiệp thương hiệu của nước Châu Âu và Mỹ. Như vậy nếu trong nội dung của Hiệp định Thương mại tự do Thái - EU áp dụng UPOV1991 thì sẽ ảnh hưởng tới các nông dân, sự đa dạng sinh học và an ninh lương thực.23 3. Vấn đề áp dụng hiệp định bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (Trade Related Intellectual Property Rights: TRIPs-plus). EU yêu cầu Thái Lan phải nâng cao quy tắc sở hữu trí tuệ đặc biệt đó là Thái Lan phải áp dụng quy chế bằng sáng chế câp độ cao hơn quy chế cơ bản của WTO đó là (TRIPs-plus) trong đó đặc biệt là bằng sáng chế thuốc. Bên cạnh đó các tổ chức và những người tham gia biểu tình phê phán chính phủ không đưa ra chính sách và biện pháp để hỗ trợ những người bị ảnh hưởng sau ký kết hiệp định và đồng thời cũng không tạo cơ hội cho người dân thêm kiến thức và hiểu biết đến khuôn khổ hợp tác kinh tế FTA để họ chuẩn bị cho việc tự do hàng hóa và dịch vụ phù hợp với các quy định và tiêu chuẩn mà sắp có.24 Tiến trình đàm phán FTA giữa Thái Lan và EU lại gặp trở ngại lớn bởi cuộc đảo chính quân sự diễn ra tại Thái Lan tháng 5/2014. Quan hệ giữa hai bên trở nên xấu đi, sau cuộc họp năm 2014 của EU đã đưa ra thông báo cấm vận chính trị với Thái Lan và các quốc gia 22 Apirada maedeach. (2013). Biểu tình FTA Chiang Mai nóng bỏng, Ngày 15/4/2018. 23 Tổ chức Bio Thai. (2013). Tổng quan và vấn đề Khu vực thương mại tự do Thái Lan-EU. truy cập ngày 16/4/2018. 24 Tổ Chức Bio Thai. (2013). Tổng quan và vấn đề Khu vực thương mại tự do Thái Lan-EU. truy cập ngày 16/4/2018, từ biothai.net/node/19527; Nhóm người Thái coi chưng FTA (Thai FTA Watch Grop). (2013). Tổng quan và vắn đề Khu vực thương mại tự do Thái Lan-EU. truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2018, từ ftawatch.org/node/35966 TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 38/2020 67 thành viên của EU sẽ không ký hiệp định hợp tác với Thái Lan. EU yêu cầu Thái Lan quay lại chế độ dân chủ và có cuộc bầu cử sớm nhất từ đó việc đàm phán giữa hai bên bị đình chỉ.25 Năm 2017, sau khi thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-ocha ra thông báo sẽ tiến hành cuộc bầu cử trong đầu năm 2019 theo lộ trình, quan hệ giữa hai bên đã bắt đầu khôi phục, thông qua thông cáo trong cuộc họp năm 2017 của EU cho biết EU sẽ dần trở về quan hệ chính trị bình thường hóa với Thái Lan. Một cuộc họp mang tính quan trọng đối với Thái Lan do Uỷ ban đối ngoại Hội đồng EU tiến hành thông qua kết luận vào ngày 11/12/2017 về quan hệ với Thái Lan. Các kết luận đã khẳng định tầm quan trọng quan hệ EU với Thái Lan, đánh giá cao vai trò mang tính xây dựng mà Thái Lan là quốc gia điều phối viên cho quan hệ đối thoại EU - ASEAN. Hội đồng EU nhắc lại lời kêu gọi khôi phục khẩn cấp tiến trình dân chủ ở Thái Lan thông qua các cuộc bầu cử đáng tin cậy, toàn diện, tôn trọng quyền con người và quyền tự do cơ bản, đồng thời nhấn mạnh những lo ngại về các quyền và tự do chính trị đang tồn tại ở Thái Lan từ sau cuộc đảo chính quân sự năm 2014. Hội đồng EU nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các quyền tự do cơ bản phải được khôi phục để Thái Lan tiến tới dân chủ, về vấn đề này, EU sẽ tiếp tục hỗ trợ dân sự tổ chức xã hội và bảo vệ nhân quyền. Hội đồng EU đã quyết định nối lại các liên hệ chính trị ở tất cả các cấp với Thái Lan để tạo điều kiện cho cuộc đối thoại về các vấn đề quan trọng bao gồm cả quyền con người và quyền tự do cơ bản, và con đường hướng tới dân chủ, tổ chức các cuộc bầu cử đáng tin cậy và cải thiện tình hình nhân quyền. EU mong chờ chính quyền Thái Lan đảm bảo môi trường chính trị, trong đó các đảng đối lập và xã hội dân sự được hoạt động tự do. Thông qua đó Hội đồng EU sẽ tiếp tục nối lại các cuộc đàm phán về Hiệp định Thương mại tự do EU - Thái Lan. Việc ký kết Thỏa thuận hợp tác (PCA) và nối lại toàn bộ đàm phán hiệp định thương mại tự do với Thái Lan. Tiếp tục giữ mối quan hệ với Thái Lan đang được xem xét đặc biệt trong các vấn đề của Thái Lan đó là: Dỡ bỏ các hạn chế về quyền tự do ngôn luận và truyền thông cũng như tự do hội họp và lập hội, dỡ bỏ các hạn chế đối với hoạt động của các đảng chính trị và các tổ chức xã hội dân sự bao gồm sự tôn trọng và hỗ trợ cho các hoạt động của con người người bảo vệ quyền lợi công dân; Tổ chức cuộc bầu cử đáng tin cậy và toàn diện theo tiêu chuẩn quốc tế đưa đến các thể chế dân chủ; Thiết lập một chính phủ dân sự được bầu cử dân chủ theo Hiến pháp mới. Liên minh châu Âu sẵn sàng hỗ trợ Thái Lan đạt được các mục tiêu này, trên tinh thần quan hệ đối tác26. Quan hệ giữa Thái Lan - EU đã được cải thiện từ cuối năm 2017 khi EU điều chỉnh cách tiếp cận và khôi phục quan hệ tiếp xúc chính trị với Thái Lan trên mọi cấp độ. Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha đã đến thăm các đối tác quan trọng hàng đầu của Thái Lan tại EU như Anh, Pháp vào tháng 6/2017 nhằm thúc đẩy quan hệ song phương, đặc biệt 25 Council of the European Union. (2014,23 June). Council conclusions on Thailand 2014. retrieved May 26Consilium.europa.eu/en/press/press-releases/2017/12/11/thailand-council-adopts-conclusions 68 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI là quan hệ hợp tác kinh tế, khoa học công nghệ và giáo dục, thu hút đầu tư vào Hành lang kinh tế phía Đông (EEC) - Đây là một dự án đầy tham vọng của chính phủ đương nhiệm mà Thái Lan muốn tận dụng công nghệ khoa học của các nước EU trong các lĩnh vực hàng không, giáo dục và an ninh. Việc khởi động lại cuộc đàm phán FTA, nếu đạt được, sẽ là một bước tiến quan trọng trong quan hệ EU - Thái Lan, hiện được điều chỉnh trong khuôn khổ Hiệp định Hợp tác và đối tác. Đặc biệt, trong chuyến thăm của ông Pirkka Tapiola, Đại sứ Liên minh Châu Âu tại Thái Lan ngày 25/4/2018 đã nhấn mạnh đến sự hợp tác giữa hai bên và hi vọng sẽ sớm ký kết hiệp định thương mại tự do.27 Để tiếp tục cuộc khởi động cuộc đàm phán, từ tháng 8 - 10/2019, Bộ Thương mại Thái Lan đã tiến hành 5 cuộc hội thảo về các cơ hội và thách thức của Thái Lan trong các cuộc đàm phán thương mại tự do Thái Lan - EU, thu thập ý kiến của các tổ chức thành phần xã hội khác nhau có liên quan đến tác tác động của thương mại tự do. Thái Lan xác định tiếp tục các cuộc đàm phán thương mại tự do với EU là một nhiệm vụ quan trọng bởi vì EU có ngành công nghệ tiên tiến. Những lợi ích mà Thái Lan mong đợi nhận được từ thỏa thuận này ngoài việc thúc đẩy EU giảm hoặc hủy bỏ các rào cản thương mại còn là cơ hội để thúc đẩy đầu tư và chuyển giao công nghệ sản xuất tiên tiến, nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, tạo công ăn việc làm, thu nhập và cơ hội nâng cao tiềm năng đổi mới của Thái Lan. 2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc ký kết FTA giữa Thái Lan và EU Sau khi EU đưa ra báo cáo năm 2017 sẽ trở lại khôi phục quan hệ chính trị với Thái Lan, hai bên trở lại bàn bạc về vấn đề FTA. Yếu tố ảnh hưởng đến việc ký kết hiệp định giữa hai bên từ tình hình quốc tế và trong nước Thái Lan đó là: - Vấn đề về dân chủ và nhân quyền ở Thái Lan. Một điều nhận thấy rõ là các điều khoản ký kết giữa các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu được thành lập trên cơ sở tôn trọng những giá trị nhân phẩm, tự do, dân chủ, công bằng, pháp quyền và nhân quyền. Bên cạnh đó, EU còn áp dụng các giá trị dân chủ nhân quyền trong chủ trương chính sách ngoại giao của mình. Chính vì vậy, nếu bất kỳ quốc gia nào có sự thay đổi trong chính trị sang hướng chế độ độc tài không theo quy chế dân chủ hoặc vi phạm nhân quyền, EU sẽ áp dụng các biện pháp gây áp lực bắt đầu từ nhẹ đến mạnh tức là từ áp dùng biện pháp bao vây kinh tế, hạ cấp độ quan hệ chính trị ngoại giao cho đến các biện pháp mạnh nhất như dùng lực lượng can thiệp, EU sẽ áp dụng các biện pháp tùy theo trường hợp cụ thể, trong trường hợp Thái Lan, sau cuộc đảo chính năm 2014, EU dùng biện pháp mạnh là cắt đứt quan hệ chính trị và yêu cầu Thái Lan phải tôn trọng cơ sở giá trị dân chủ và nhân quyền. Tuy nhiên, sau khi thủ tướng Prayut Chan-ocha thông báo Thái Lan sẽ tổ chức cuộc bầu cử theo lộ trình của Hội đồng Hòa bình và trật tự Quốc gia (NCPO) đầu năm 2018, sau đó EU đã đưa ra báo cáo sẽ khôi phục quan hệ chính trị giữa hai bên. 27 Báo Thairath (25/ 4/2018). Thủ tướng Thái Lan nhân mạnh với đại sứ EU Thái Lan là dân chủ, theo lộ trình, Ngàyuy cập ngày 25/4 /2018. TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 38/2020 69 Nếu phân tích theo sát tình hình chính trị ở Thái Lan, có thể thấy EU sẵn sàng chờ cơ hội để khôi phục quan hệ giữa hai bên, kể từ sau khi Thái Lan thông báo sẽ tiến hành bầu cử, đây là cơ hội tốt để khôi phục quan hệ chính trị với Thái Lan.28 - Mong muốn có được lợi ích từ tự do hóa thương mại của các bên. Quá trình đàm phán FTA giữa EU với Thái Lan đã trì hoãn và kéo dài trong 5 năm (tính đến năm 2019). Mục tiêu chính của tất cả các cuộc đàm phán thương mại của EU là tự do hóa việc tiếp cận thị trường châu Âu bằng cách giảm sự bảo hộ đối với hàng nhập khẩu châu Âu. Thái Lan là quốc gia bảo hộ đối với một số mặt hàng nên có khá nhiều nội dung để đàm phán. Một điểm đàm phán quan trọng sẽ là sự công nhận các sản phẩm chỉ dẫn địa lý (geographical indication - GI) như Parma ham và phô mai Feta. Thái Lan công nhận (GI) cho các loại rượu vang và rượu mạnh, yêu cầu rượu vang có nhãn rượu sâm banh đến từ Champagne, Pháp. EU muốn mở rộng quy định này để bao gồm các sản phẩm thực phẩm khác, vì vậy bất kỳ loại phô mai Feta nào được bán ở Thái Lan đều phải có nguồn gốc xuất xứ từ Hy Lạp. Thái Lan có bốn sản phẩm GI được đăng ký ở châu Âu, gồm hai loại gạo và hai loại hạt cà phê. Rõ ràng FTA có thể giúp cho nhiều sản phẩm Thái Lan đã đăng ký, chẳng hạn như rượu vang được sản xuất tại Khao Yai. Sau cuộc bầu cử vào tháng 5/2019, EU sẽ bổ nhiệm lãnh đạo cao cấp mới, và nhậm chức vào muộn nhất là tháng 12/2019. Như vậy nhiều khả năng hứa hẹn hai bên sẽ chuẩn bị cho các cuộc đàm phán FTA. Nguyên nhân EU mong muốn trở lại bình thường hóa quan hệ chính trị và đàm phán FTA với Thái Lan sớm nhất: Thứ nhất, lý do về lợi ích kinh tế, Thái Lan và EU là đối tác có quan hệ từ lâu và đặc biệt trong đó là quan hệ thương mại và đầu tư. Sau khi EU ra thông báo lệnh cấm vận quan hệ chính trị với Thái Lan, tốc độ tăng trưởng kim ngạch giữa hai nước giảm, dẫn đến những tác động tiêu cực với nền kinh tế của các nước thành viên EU, khi mà vừa mới thoát khỏi vấn đề nợ công năm 2010. Sau khi EU ra thông cáo bình thường hóa quan hệ với Thái Lan, kim ngạch giữa 2 bên đã tăng lên 10,39 % trong năm 2017. Thứ hai, yếu tố địa chính trị, EU xem xét các yếu tố địa chính trị quốc tế là quan trọng. Thái Lan có vị trí địa chính trị quan trọng đối với EU, nằm ở vị trí trung tâm ASEAN đó là cửa xuất khẩu và con đường vận chuyển quan trọng của khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh đó, Thái Lan vẫn là một thành viên của ASEAN + 3, ASEAN +6, hợp tác APEC và hợp tác ASEAM. EU coi Thái Lan là cửa ngõ của khu vực thị trường lớn Châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng. Thứ ba, trong bối cảnh Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng quyền lực của mình trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Trung Quốc đang cố gắng thực hiện vai trò quan trọng trong khu vực Châu Á bằng cách liên kết các khu vực với nhau, trong đó khuyến khích Thái Lan trở thành một trong những trung tâm vận chuyển cho dự án con đường tơ lụa 28Reuters. (2018, Jan 25). Thai vote faces delay after lawmakers amend election law. retrieved May 70 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI “Silk Road” mới hay dự án: Một vành đai, một con đường “One Belt & One Road” các dự án này sẽ giúp Trung quốc tăng cường về quyền lực, kinh tế chính trị trong khu vực ASEAN. Và điều đáng chú ý là, sau khi thủ tướng Prayut Chan-ocha lên nắm quyền đã tuyên bố sẽ tăng cường quan hệ với Trung Quốc, tình hình này khiến EU lo ngại và mong muốn ngăn chặn sự ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực, khi mà Đông Nam Á đang là một khu vực phát triển kinh tế năng động. Như vậy nếu EU không quan tâm đến Thái Lan và khu vực ASEAN có thể bị giảm ảnh hưởng vai trò và lợi ích kinh tế, chính trị. 3. KẾT LUẬN Trong bối cảnh hiện nay, hiệp định thương mại tự do đang là vấn đề thiết thực đem lại lợi ích và giá trị kinh tế cho tất cả các bên tham gia, chính vì vậy các quốc gia sẵn sàng đón nhận và thích ứng với các thỏa thuận chung đề ra với quy chuẩn chung mang tính quốc tế. Vấn đề quan trọng là mỗi quốc gia thành viên (trong trường hợp này là Thái Lan) phải làm thế nào để việc ký kết FTA mà không gây ra xung đột lợi ích giữa người dân với chính phủ, đồng thời làm sao để thỏa mãn và đem lại lợi ích cho phần lớn người dân trong nước (trường hợp người dân Thái Lan đã biểu tình phản đối FTA năm 2010). Vì vậy, hiệp định thương mại tự do phải tránh được việc chỉ đem lại cho các nhà đầu tư lớn và các nhóm lợi ích trong nước và EU được hưởng lợi. Do đó, chính phủ Thái Lan cần xem xét lại và gia hạn thời gian việc ký kết Hiệp định FTA vì các lý do sau: (i) Bản thảo khung ký kết FTA mà chính phủ Thái Lan đã thông qua đó đã không phải kết quả của sự tham gia của xã hội dân sự nước và đặc biệt là các bên liên quan. (ii) Chính phủ Thái Lan cho đến trước cuộc bầu cử 2019 được xây dựng trên cuộc đảo chính, không mang tính hợp pháp theo thể chế dân chủ và không có giá trị dân chủ, đặc biệt là không có tính minh bạch vì trong chính phủ không có đảng đối lập (Opposition Party) kiểm tra hoạt động của chính phủ.29 Hơn nữa, chính phủ đang gặp nhiều vấn đề bị chỉ trích về nhân quyền,30 Bên cạnh đó, nếu phân tích trên tình hình quốc tế hiện này và quan hệ giữa Thái Lan và EU như nói trên, chúng ta có thể thấy Thái Lan không chịu ảnh hưởng và áp lực nhiều từ việc không ký kết FTA. Vì vậy, Chính phủ Thái Lan nên thúc đẩy nhanh việc ký kết FTA, sau khi Thái Lan thành lập được chính phủ mới (tháng 7/2019) tiếp tục đàm phán về khung hiệp định FTA. Và khung FTA này Chính phủ sẽ phải tạo cơ hội cho những bên liên quan tham gia cùng đóng góp bản thảo khung hiệp định thương mại tự do từ đầu bằng cách tổ chức các cuộc trưng cầu dân ý (Referendum) hoặc điều trần mở rộng, sau đó Chính phủ sẽ tập trung các ý kiến đưa ra bản thảo khung hiệp định thương mại tự do thông qua Quốc hội xem xét sau đó tiếp tục thảo luận với EU. Việc tạo cơ hội cho các bên liên quan tham gia sẽ giúp giải quyết và không xảy ra mâu thuẫn, xung đột giữa người dân và chính phủ và hơn nữa sẽ tạo cơ hội giúp phân phối lợi ích của hiệp định FTA đến với các nhóm xã hội khác nhau, khi đó hai 29 Bảo gồm: Trách nhiệm giải trình (Accountability), tính minh bạch (Transparency) , thượng tôn pháp luật (Rule of Law) và Tính công bằng, (Equity) 30 Freedomhouse.org. (2007). Thailand Report of freedom on the internet 2017. retrieved May 2, 2018. TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 38/2020 71 bên sẽ đạt được những thỏa thuận như mong muốn với mục tiêu phát triển chung và cùng nhau chia sẻ lợi ích. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cổng thông tin điện tử Bộ Công thương Việt Nam (MOIT) (2013), Tình hình đàm phán FTA giữa EU và các nước ASEAN, truy nhập tháng 4 năm 2018. 2. Nguyễn Ngọc Lan. (2014), “Quan hệ hợp tác giữa EU và Thái Lan”, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, tập 4, số 58, tr. 113 -110. 3. European Commission (2017), Trading with ASEAN, truy nhập ngày 24 tháng 05 năm 2018. 4. European Commission (2013), EU and Thailand launch negotiations for Free Trade Agreement, truy nhập ngày 24 tháng 05 năm 2018. 5. Parameswaran, P. (2014), Thailand Turns to China, truy nhập ngày 20 tháng 05 năm 2018. 6. WTO Center, Vietnam Chamber of Commerce and Industry (2015), EU and ASEAN to Jumpstart Trade Agreement Talks, truy nhập ngày 25 tháng 05 năm 2018. 7. Tổ chức Bio Thai (2013), Tổng quan và vấn đề Khu vực thương mại tự do Thái Lan - EU, truy nhập ngày 16 tháng 4 năm 2018. 8. Trung tâm Công nghệ Thông tin, Bộ Thương mại Thái Lan (2018), Thống kê thông tin xuất và nhập khẩu Thương mại của Thái Lan và EU năm 2012 - 2017, truy nhập ngày 16 tháng 4 năm 2018. 9. Ủy ban đàm phán thương mại FTA, Bộ Thương mại, Thái Lan (2017), Khu vực thương mại tự do Thái Lan - EU (Thailand - EU Free Trade Area), truy nhập ngày 16 tháng 4 năm 2018. NEGOTIATION ON FREE TRADE AGREEMENT (FTA) BETWEEN THAILAND AND EU: THE PROCESS OF NEGOTIATION AND ITS IMPACTING FACTORS Abstract: This paper analyzes the process of free trade agreement negotiations between Thailand and the EU since the two sides conducted negotiations to establish bilateral Free Trade Agreement (FTA) in 2013. The paper will also evaluate a number of factors affecting the signing of FTAs between Thailand and the EU, followed by conclusions and some suggestions for promoting Thailand-EU FTA negotiation, which could bring benefits and economic value to all participating countries. Keywords: Thailand economy, FTA, Trade, Investment, Thailand, EU

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdam_phan_hiep_dinh_thuong_mai_tu_do_fta_thai_lan_eu_tien_tri.pdf
Tài liệu liên quan