Việc quy định Tòa án chỉ dựa vào “chi
phí” để quyết định việc sửa đổi hay chấm
dứt hợp đồng là không đảm bảo linh hoạt,
mềm dẻo, bởi ngoài yếu tố liên quan đến
kinh tế thì cần cân nhắc cả các yếu tố phi
kinh tế khác.
Do đó, đoạn tiếp theo của khoản 3 nên
được sửa đổi như sau:
“a. Chấm dứt hợp đồng tại một thời
điểm xác định;
b. Sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền
và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn
cảnh thay đổi cơ bản;
c. Thực hiện các giải pháp khác đảm bảo
công bằng, hợp lý”.
Như vậy, sửa cả Khoản 4 “trong quá
trình đàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp
đồng ” thành “trong quá trình đàm phán
lại hợp đồng” để không giới hạn đàm phán
chỉ là đàm phán sửa đổi hoặc chấm dứt.
Kết luận, quy định về hệ quả của hoàn
cảnh thay đổi cơ bản ở các bộ nguyên tắc
PICC và PECL cũng như luật của Đức,
Pháp, Việt Nam đều có giai đoạn đàm
phán lại và cơ chế giải quyết khi đàm phán
không thành. Về cơ bản, các quy định này
khá tương đồng, tuy nhiên vẫn có những
điểm khác biệt nhất định. Qua nghiên cứu
các quy định của PICC, PECL và luật của
Đức, Pháp, tác giả đề xuất một số sửa đổi,
bổ sung nhằm hoàn thiện hơn cho pháp luật
Việt Nam về hoàn cảnh thay đổi cơ bản.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 346 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đàm phán lại và hệ quả pháp lý khi đàm phán không thành trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo bộ nguyên tắc unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế (PICC), bộ nguyên tắc luật hợp đồng châu âu (PECL) và một số quốc gia trên thế giới - Giá trị tha, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
24
ĐÀM PHÁN LẠI VÀ HỆ QUẢ PHÁP LÝ KHI ĐÀM PHÁN KHÔNG THÀNH...
Khoa học Kiểm sát Số chuyên đề 2 - 2019
1. Quy định của PICC
Điều 6.2.3 của PICC1 với tên gọi “Hệ
1 ARTICLE 6.2.3 (Effects of hardship) (1) In case
of hardship the disadvantaged party is entitled
to request renegotiations. The request shall be
made without undue delay and shall indicate
the grounds on which it is based. (2) The request
for renegotiation does not in itself entitle the
disadvantaged party to withhold performance.
(3) Upon failure to reach agreement within a
reasonable time either party may resort to the court.
quả” nằm trong mục 2 Hardship quy định
như sau:
(4) If the court finds hardship it may, if reasonable,
(a) terminate the contract at a date and on terms to
be fixed, or (b) adapt the contract with a view to
restoring its equilibrium. Truy cập: https://www.
unidroit.org/instruments/commercial-contracts/
unidroit-principles-2016 ngày 23/7/2019
ĐÀM PHÁN LẠI VÀ HỆ QUẢ PHÁP LÝ KHI ĐÀM PHÁN KHÔNG
THÀNH TRONG TRƯỜNG HỢP HOÀN CẢNH THAY ĐỔI CƠ BẢN THEO
BỘ NGUYÊN TẮC UNIDROIT VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
(PICC), BỘ NGUYÊN TẮC LUẬT HỢP ĐỒNG CHÂU ÂU (PECL) VÀ MỘT
SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI - GIÁ TRỊ THAM KHẢO CHO VIỆT NAM
ĐÀM THỊ DIỄM HẠNH*
* Thạc sĩ, Trưởng khoa Pháp luật dân sự và Kiểm sát
dân sự, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội.
“Hoàn cảnh thay đổi cơ bản” hay thuật ngữ tương đồng là “hardship”
hoặc “change of circumstances” được hiểu là một sự kiện khách quan không
thể lường trước được xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng khiến cho việc
thực hiện trở nên vô cùng khó khăn và gây hậu quả bất lợi cho một bên nếu
hợp đồng vẫn giữ nguyên các điều khoản ban đầu. Hệ quả pháp lý trong trường
hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản chính là việc Tòa án hay một cơ quan có thẩm
quyền khác sẽ đưa ra phán quyết đối với số phận của hợp đồng khi xác định
sự kiện xảy ra đáp ứng điều kiện nghiêm ngặt của hoàn cảnh thay đổi cơ bản.
Bài viết dưới đây phân tích hệ quả pháp lý theo quy định của Bộ nguyên tắc
Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế (PICC), Bộ nguyên tắc luật hợp đồng
Châu Âu (PECL) và một số quốc gia trên thế giới, từ đó có những kiến nghị
hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề này.
Từ khóa: Hoàn cảnh thay đổi cơ bản, hardship, hệ quả, đàm phán lại, sửa
đổi hợp đồng, chấm dứt hợp đồng.
“Hardship” or “change of circumstances” means an unexpected event
occur in performing contracts that the performance becomes difficult and
causes disadvantage consequences for one party in case initial articles
are unchanged. Legal consequences of hardship is that the Court or other
authorities adjudicate the contract if occurred event meets the strict
conditions of hardship. The following paper analyzes legal consequences
under Unidroit Principles of international commercial contracts (PICC), the
Principles of European Contract Law (PECL) and law of some other nations, then
proposes several recommendations to perfect Vietnamese law about this matter.
Keywords: Change of circumstances, hardship, consequences, renegotiation,
contract adaption, contract termination.
25Khoa học Kiểm sát
ĐÀM THỊ DIỄM HẠNH
Số chuyên đề 2 - 2019
1. Trong trường hợp hardship, bên bị bất
lợi có quyền yêu cầu tiến hành đàm phán lại
hợp đồng. Yêu cầu này phải được đưa ra không
chậm trễ và phải có căn cứ.
2. Yêu cầu đàm phán lại hợp đồng, không
cho phép bên bị bất lợi có quyền tạm đình chỉ
thực hiện nghĩa vụ của mình.
3. Nếu các bên không thỏa thuận được
trong một thời hạn hợp lý thì mỗi bên có quyền
yêu cầu tòa án giải quyết.
4. Nếu xác định có hoàn cảnh hardship và
nếu thấy hợp lý, tòa án có thể:
a. Chấm dứt hợp đồng vào ngày và theo
các điều kiện do Tòa án quyết định; hoặc
b. Sửa đổi hợp đồng nhằm thiết lập lại sự
cân bằng giữa các nghĩa vụ hợp đồng.
Thứ nhất, về quyền yêu cầu đàm phán lại
hợp đồng
Chủ thể có quyền yêu cầu đàm phán
lại các điều khoản ban đầu của hợp đồng
là bên bị bất lợi khi có sự thay đổi cân bằng
nghĩa vụ hợp đồng. Yêu cầu phải được
đưa ra sớm nhất có thể sau khi suy đoán
là có sự kiện hardship. Thời hạn bao lâu là
hợp lý “phụ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ
thể”2. Khoản 1 Điều 6.2.3 cũng quy định là
bên bị bất lợi phải nêu rõ lí do yêu cầu đàm
phán lại hợp đồng để bên kia có thể biết
rõ hơn là yêu cầu đó có căn cứ hay không.
Nếu không nêu rõ lí do yêu cầu đàm phán
lại hợp đồng thì có thể hệ quả tương tự
như trường hợp chậm yêu cầu đàm phán
lại hợp đồng mà không có lí do chính đáng.
Việc đàm phán lại hợp đồng cũng
giống như quá trình giao kết, thực hiện
hợp đồng là dựa trên nguyên tắc thiện
2 Xem bình luận 2 Art 6.2.3 https://www.unidroit.
org/instruments/commercial-contracts/unidroit-
principles-2016
chí. Một bên có quyền yêu cầu đàm phán
lại thì có nghĩa là bên còn lại có nghĩa vụ
tham gia một cách thiện chí, ngay cả trong
trường hợp bên đó có thể không mong
muốn điều chỉnh lại hợp đồng vì sự thay
đổi cơ bản của hoàn cảnh có thể trở nên có
lợi hơn cho họ.
Mặc dù Điều 6.2.3 không nhắc lại một
cách rõ ràng nhưng yêu cầu đàm phán lại
hợp đồng của bên bị bất lợi và xử sự của
hai bên trong quá trình đàm phán lại hợp
đồng phải tuân thủ nguyên tắc chung về
thiện chí (Điều 1.7 PICC) và nghĩa vụ hợp
tác (Điều 5.3 PICC). Do đó, bên bị bất lợi
phải trung thực khi cho rằng có hoàn cảnh
hardship và không được yêu cầu đàm phán
lại hợp đồng như một chiến thuật. Cũng
tương tự như vậy, khi có yêu cầu đàm
phán lại hợp đồng thì hai bên phải tiến
hành một cách tích cực, đặc biệt là không
được gây bất kỳ trở ngại nào và phải cung
cấp tất cả các thông tin cần thiết.3
Một nội dung cần lưu ý trong quá
trình đàm phán lại là bên yêu cầu đàm
phán lại không được phép tạm đình chỉ
thực hiện hợp đồng. Ý nghĩa của nội dung
này thể hiện ở chỗ, thứ nhất, tránh việc lạm
dụng hoàn cảnh thay đổi để không thực
hiện nghĩa vụ; thứ hai, khả năng không tiếp
tục thực hiện hợp đồng sẽ gây thiệt hại cho
bên còn lại. Hơn nữa, về nguyên tắc chung,
hợp đồng có hiệu lực ràng buộc đối với các
bên, trừ khi có thỏa thuận khác, do đó nếu
chưa có thỏa thuận mới hoặc chưa có quyết
định của cơ quan có thẩm quyền thì các bên
vẫn phải tiếp tục thực hiện hợp đồng. Tuy
nhiên, việc tạm đình chỉ thực hiện nghĩa
vụ có thể được chấp nhận trong những
trường hợp ngoại lệ.
3 Xem Bình luận 5 PICC
26
ĐÀM PHÁN LẠI VÀ HỆ QUẢ PHÁP LÝ KHI ĐÀM PHÁN KHÔNG THÀNH...
Khoa học Kiểm sát Số chuyên đề 2 - 2019
Như vậy, có thể thấy rằng, giai đoạn
yêu cầu là giai đoạn rất quan trọng nhằm
đạt được thỏa thuận của các bên. Tuy
nhiên, không phải lúc nào các bên cũng
đạt được thống nhất ý chí do có hoàn cảnh
mới xuất hiện. Chính vì vậy, việc pháp
luật quy định cho một bên thứ ba có thẩm
quyền giải quyết là cần thiết và hợp lý.
Thứ hai, hệ quả khi đàm phán không thành
Nếu các bên đàm phán thành công thì
các bên sẽ tiếp tục thực hiện hợp đồng với
điều khoản sửa đổi đó. Tuy nhiên, việc đàm
phán lại không hề dễ dàng đạt được thỏa
thuận. Một trong những nội dung quan
trọng cần dự liệu chính là hệ quả pháp lý
khi các bên không thương thảo được với
nhau. PICC, PECL đều lựa chọn giải pháp
là tùy trường hợp, một cách hợp lý, tòa án
quyết định sửa đổi hay chấm dứt.
Khoản 3 Điều 6.2.3 PICC quy định:
Nếu các bên không thỏa thuận được trong
một thời hạn hợp lý thì mỗi bên có quyền
yêu cầu Tòa án giải quyết. Tình huống có
thể xảy ra là các bên không thể đàm phán
được hoặc có đàm phán nhưng không
thành công. Pháp luật cũng không quy
định về thời gian và thủ tục của đàm phán
lại thế nào. Tuy nhiên, “thời gian chờ đợi
của các bên trước khi yêu cầu Tòa án giải
quyết phụ thuộc vào mức độ phức tạp của
các vấn đề cần giải quyết và phụ thuộc vào
từng hoàn cảnh cụ thể”4.
Theo khoản 4 Điều 6.2.3, nếu kết luận
có hoàn cảnh hardship và nếu thấy hợp lý,
thì tòa án có thể có nhiều cách giải quyết
khác nhau:
Cách thứ nhất, chấm dứt hợp đồng.
Nguyên nhân của việc chấm dứt hợp đồng
4 Xem bình luận 6 Điều 6.2.3
này khác với việc chấm dứt hợp đồng do
vi phạm nghĩa vụ hợp đồng cho nên hệ
quả của việc chấm dứt hợp đồng này khác
nhau, đó là “... vào ngày và các điều kiện do
tòa án quyết định”. Trong PICC hay PECL
đều không chỉ ra ngày đó là ngày nào và
điều kiện đó là điều kiện nào. Trong thực tế
có thể xem xét các thời điểm sau: thời điểm
xuất hiện hoàn cảnh thay đổi cơ bản; thời
điểm bên bất lợi yêu cầu đàm phán lại; thời
điểm một bên gửi đơn yêu cầu tòa án giải
quyết; thời điểm tòa án đưa ra phán quyết.
Tuy nhiên, việc lựa chọn một phương án
bất kỳ sẽ là không phù hợp với tất cả mọi
trường hợp vì mục đích của điều khoản
hardship là nhằm thiết lập sự cân bằng lợi
ích của các bên. Việc quy định cứng nhắc
một phương án bất kỳ để áp dụng chung sẽ
là bất hợp lý với mục đích đó. Việc để tòa
án lựa chọn một thời điểm nào hợp lý có lẽ
vẫn là giải pháp tốt nhất. Phải chăng vì vậy
mà PICC, PECL và BLDS năm 2015 cũng
đều không quy định một thời điểm cụ thể.
Nhưng cũng có ý kiến không đồng tình vì
cho rằng nếu cho phép tòa án lựa chọn thời
điểm thì có thể dẫn tới không thống nhất
trong giải pháp, gây mất niềm tin của các
chủ thể vào cơ quan giữ gìn công lý.5
Khi đưa ra quyết định chấm dứt hợp
đồng tại một thời điểm nhất định, Tòa án
cần nêu rõ những căn cứ mà Tòa án đã sử
dụng để quyết định chấm dứt hợp đồng
đó. Quyết định chấm dứt hợp đồng có
thể được xem xét dựa trên mong muốn
và nguyện vọng chính đáng của một bên,
hoặc dựa trên việc đánh giá tác động của
hoàn cảnh thay đổi cơ bản đến khả năng
thực hiện theo hợp đồng, đến lợi ích ban
5 Ngô Quốc Chiến (2015), Điều chỉnh hợp đồng
khi hoàn cảnh thay đổi và việc sửa đổi BLDS 2005,
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 15, tháng 8/2015
27Khoa học Kiểm sát
ĐÀM THỊ DIỄM HẠNH
Số chuyên đề 2 - 2019
đầu mà các bên hướng đến khi giao kết
hợp đồng Bên cạnh đó, Tòa án cũng
cần đánh giá thiệt hại có thể xảy đến nếu
các bên tiếp tục thực hiện hợp đồng theo
những nội dung sửa đổi được tính đến.
Cách thứ hai, sửa đổi hợp đồng. Mục
đích của việc sửa đổi là nhằm thiết lập lại
sự cân bằng giữa các nghĩa vụ hợp đồng.
Như đã phân tích, hardship là một sự kiện
khách quan xảy ra gây mất cân bằng lợi ích
cho một bên, do đó, cần có cơ chế để thiết
lập lại sự cân bằng vốn có khi hai bên giao
kết hợp đồng.
Có thể nói, liên quan đến quy định này
có một số vấn đề đáng lưu ý sau:
Thứ nhất, các bên chỉ có thể yêu cầu
Tòa án xem xét việc hủy bỏ hay sửa đổi
hợp đồng nếu không thể tự thỏa thuận
được, và tất cả các bên giao kết hợp đồng
đều được thực hiện quyền này, khác với
yêu cầu đàm phán lại thuộc về bên bất lợi;
Thứ hai, trong quá trình đàm phán hay
quá trình Tòa án giải quyết, các bên vẫn
phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình
theo hợp đồng;
Thứ ba, Tòa án có quyền lựa chọn
chấm dứt hay sửa đổi hợp đồng mà không
có điều kiện hay ưu tiên áp dụng cái nào
trước. Tuy nhiên, với tư cách là cơ quan
đưa ra phán quyết, Tòa án sẽ cân nhắc việc
áp dụng hệ quả nào mang lại hiệu quả và
hợp lí nhất.
2. Quy định của PECL
Điều 6: 111 khoản 36 quy định:
6 (3) If the parties fail to reach agreement within a
reasonable period, the court may:
(a) terminate the contract at a date and on terms to
be determined by the court; or
(b) adapt the contract in order to distribute
between the parties in a just and equitable manner
Nếu các bên không đạt được thỏa thuận
trong một khoảng thời gian hợp lý thì Tòa án
có thể:
a. Chấm dứt hợp đồng vào ngày và theo
các điều kiện do Tòa án quyết định; hoặc
b. Sửa đổi hợp đồng nhằm thiết lập lại sự
công bằng và bình đẳng giữa những lợi ích có
được và những bất lợi phải gánh chịu là hệ quả
của sự thay đổi hoàn cảnh.
Trong bất kỳ trường hợp nào kể trên, tòa
án có thể buộc bên từ chối thỏa thuận hoặc vi
phạm thỏa thuận trái với nguyên tắc thiện chí
và trung thực phải bồi thường thiệt hại mà bên
kia phải gánh chịu”.
Về cơ bản, PECL giống PICC ở chỗ
đều quy định cho các bên đàm phán trong
một khoảng thời gian hợp lý và Tòa án chỉ
can thiệp khi các bên không đạt được sự
thỏa thuận. Cách thức Tòa án tác động vào
hợp đồng cũng là chấm dứt hoặc sửa đổi
hợp đồng. Điểm khác biệt ở đây là, thứ
nhất, PECL cũng quy định trách nhiệm các
bên phải đàm phán trước, chỉ khi các bên
không thỏa thuận lại được thì Tòa án mới
“cho chấm dứt” hoặc “sửa đổi hợp đồng
nhằm phân chia thiệt hại và lợi ích phát
sinh do hoàn cảnh thay đổi cho các bên theo
một cách thức công bằng và bình đẳng”. PECL
làm rõ hơn việc “sửa đổi” phải “theo cách
thức công bằng và bình đẳng”; thứ hai,
PECL “đi xa hơn”7 bằng quy định “phải bồi
the losses and gains resulting from the change of
circumstances.
In either case, the court may award damages
for the loss suffered through a party refusing to
negotiate or breaking off negotiations contrary to
good faith and fair dealing.
https://www.trans-lex.org/400200/_/pecl/ truy cập
23/7/2019
7 Nguyễn Anh Thư (2014), Đề xuất sửa đổi, bổ
sung quy định liên quan đến nguyên tắc thiện
28
ĐÀM PHÁN LẠI VÀ HỆ QUẢ PHÁP LÝ KHI ĐÀM PHÁN KHÔNG THÀNH...
Khoa học Kiểm sát Số chuyên đề 2 - 2019
thường thiệt hại cho những tổn thất xảy ra”
trong trường hợp “từ chối thỏa thuận hoặc
vi phạm thỏa thuận trái với nguyên tắc thiện
chí và trung thực”. Như vậy, so với PICC,
PECL có phần đầy đủ và hợp lý hơn.
Có thể thấy, PECL không rõ ràng trong
việc lựa chọn ưu tiên chấm dứt hay sửa đổi
hợp đồng.
3. Quy định của Đức
Khoản 3 Điều 313 Bộ luật dân sự Đức
(BGB)8 quy định như sau:
(3) Nếu việc sửa đổi hợp đồng là không
thể hoặc một bên không đáng phải chấp nhận
sự thay đổi đó thì bên bị ảnh hưởng có thể rút
khỏi hợp đồng. Đối với những hợp đồng đang
được thực hiện, quyền chấm dứt hợp đồng sẽ
thay thế quyền hủy hợp đồng.
Thứ nhất, về đàm phán lại
Theo quan điểm phổ biến trong án
lệ và trong luật thành văn của Đức, đàm
phán lại là không bắt buộc9. Mặc dù không
quy định là nghĩa vụ nhưng thông thường
các bên chỉ yêu cầu cơ quan có thẩm quyền
giải quyết khi không thể đàm phán lại
hoặc đàm phán lại không thành. Điều này
có thể được lý giải là bất kỳ luật hợp đồng
của quốc gia nào cũng ghi nhận nguyên
tắc thiện chí trong quá trình thực hiện hợp
chí trong BLDS VN năm 2005, Tạp chí khoa học
ĐHQG Hà Nội: Luật học, Tập 30, số 3 (2014), tr.66
8 Art 313 BGB
(3) If adaptation of the contract is not possible or one
party cannot reasonably be expected to accept it, the
disadvantaged party may revoke the contract. In the
case of continuing obligations, the right to terminate
takes the place of the right to revoke.
Truy cập tại địa chỉ: https://www.gesetze-im-internet.
de/englisch_bgb/englisch_bgb.html#p1146
9 Ewoud Hondious and Hans Christoph Grigoleit
(2011), Unexpected Circumstances in European
Contract Law , Cambridge Unicerity Press, tr 221
đồng. Do đó, khi một bên thấy có lí do để
thay đổi, họ sẽ đề nghị đàm phán lại và
bên kia tham gia không phải bằng một
nghĩa vụ bắt buộc mà tham gia dựa trên
nguyên tắc thiện chí.
Thứ hai, hệ quả khi hoàn cảnh thay đổi cơ
bản
Theo quy định trên, có thể hiểu rằng,
nếu việc sửa đổi hợp đồng là không thể
hoặc không thể áp đặt một cách hợp lý lên
một bên, trường hợp các bên chưa được
thực hiện hợp đồng, nếu xảy ra hoàn cảnh
thay đổi cơ bản, thì bên bị ảnh hưởng có
thể hủy bỏ hợp đồng. Còn nếu hợp đồng
đang được thực hiện thì hợp đồng không
được hủy bỏ mà được chấm dứt.
Ở Đức, các văn bản luật vẫn im lặng về
vấn đề ưu tiên sửa đổi hay chấm dứt hợp
đồng nhưng dường như được hiểu rằng,
việc chấm dứt sẽ chỉ xảy ra nếu không thể
sửa đổi hợp đồng10.
4. Quy định của Pháp
Đoạn đầu Điều 1195 nói về điều kiện
của hoàn cảnh thay đổi, đoạn sau nói về
đàm phán lại và hệ quả của hoàn cảnh
thay đổi như sau:
Trong trường hợp từ chối đàm phán lại
hoặc đàm phán lại không thành thì các bên có
thể thỏa thuận chấm dứt hợp đồng, trong đó
các bên thỏa thuận về ngày chấm dứt và các
điều khoản chấm dứt, hoặc cùng thỏa thuận
yêu cầu tòa án sửa đổi hợp đồng. Trong một
khoảng thời gian hợp lý, nếu các bên không đạt
được sự thỏa thuận này thì theo yêu cầu của
một bên, Tòa án có thể chỉnh sửa hoặc chấm
dứt hợp đồng vào ngày và theo các điều khoản
10 Mustapha Mekki, Hardship and modification (or
resvision) of the contract, p20. Truy cập https://papers.
ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=1542511
29Khoa học Kiểm sát
ĐÀM THỊ DIỄM HẠNH
Số chuyên đề 2 - 2019
do Tòa án xác định.”11
Theo quy định trên, có thể nhận thấy
một số nội dung sau:
Thứ nhất, mặc dù không nói rõ nhưng
với quy định như trên có thể hiểu, bên bất
lợi có quyền yêu cầu đàm phán lại và việc
tham gia đàm phán của bên kia không hẳn
phải là nghĩa vụ, bởi “trong trường hợp
từ chối đàm phán lại” nghĩa là một bên có
quyền từ chối việc đàm phán lại.
Thứ hai, trước khi yêu cầu Tòa án, các
bên có thể thỏa thuận chấm dứt hợp đồng
hoặc thỏa thuận yêu cầu sửa đổi hợp đồng.
Điều kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết là
các bên đã tiến hành đàm phán lại nhưng
không thành hoặc một bên từ chối đàm
phán. Nội dung của thỏa thuận chấm dứt
bao gồm ngày chấm dứt và điều khoản
chấm dứt hợp đồng.
Thứ ba, các bên có thể thỏa thuận yêu
cầu Tòa án sửa đổi hợp đồng. Điều này có
thể hiểu là các bên cũng có thể đàm phán
lại về việc sửa đổi hợp đồng nhưng không
thống nhất về việc sửa đổi như thế nào
nên cần sự can thiệp của Tòa án. Và việc
yêu cầu này là thỏa thuận của cả hai bên.
Đây là điểm khác biệt so với quy định của
PICC, theo đó, nếu không thỏa thuận được
trong một thời gian hợp lý thì mỗi bên có
quyền yêu cầu tòa án giải quyết (Tòa án có
thể sửa đổi hoặc chấm dứt hợp đồng).
11 Art. 1195. In the case of refusal or the failure of
renegotiations, the parties may agree to terminate
the contract from the date and on the conditions
which they determine, or by a common agreement
ask the court to set about its adaptation. In the
absence of an agreement within a reasonable time,
the court may, on the request of a party, revise the
contract or put an end to it, from a date and subject
to such conditions as it shall determine.
Truy cập: https://www.trans-lex.org/601101/_/
french-civil-code-2016/
Thứ tư, nếu các bên không đạt được
sự thỏa thuận này, tức là thỏa thuận chấm
dứt hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết thì theo
yêu cầu của một bên, Tòa án có thể sửa đổi
hoặc chấm dứt hợp đồng. Tòa án chỉ có thể
phán quyết một trong hai cách trên. Điểm
này giống với quy định của PICC và nhiều
quốc gia.
Thứ năm, Tòa án có thể sửa đổi hoặc
chấm dứt vào ngày và theo các điều kiện
do Tòa án xác định. Việc không quy định
cụ thể này có thể được lý giải bởi vì hệ quả
này không phải do một bên không thực
hiện hợp đồng mà do hoàn cảnh thay đổi
cho nên hệ quả khác với hệ quả của việc
chấm dứt hợp đồng nói chung. Việc ưu
tiên sửa đổi hay chấm dứt không được quy
định rõ.
Có thể thấy, quy định của Pháp cũng
bao gồm nghĩa vụ đàm phán lại, quyền yêu
cầu Tòa án giải quyết và Tòa án có quyền
sửa đổi hoặc chấm dứt hợp đồng khi xảy
ra hardship, về cơ bản là khá tương đồng
với quy định của PICC.
5. Giá trị tham khảo đối với Việt Nam
Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2015
lần đầu tiên ghi nhận điều khoản “Thực
hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ
bản” tại Điều 420.12 Theo đó, khoản 1 quy
12 Điều 420. Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh
thay đổi cơ bản
1. Hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi có đủ các điều
kiện sau đây:
a) Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách
quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng;
b) Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không
thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh;
c) Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các
bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao
kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn
toàn khác;
d) Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có
sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại
30
ĐÀM PHÁN LẠI VÀ HỆ QUẢ PHÁP LÝ KHI ĐÀM PHÁN KHÔNG THÀNH...
Khoa học Kiểm sát Số chuyên đề 2 - 2019
định về điều kiện xác định hoàn cảnh thay
đổi cơ bản, khoản 2 quy định về quyền
yêu cầu đàm phán lại và hệ quả khi đàm
phán không thành. Qua nghiên cứu hai
bộ nguyên tắc về hợp đồng cũng như Bộ
luật dân sự Đức và Bộ luật dân sự Pháp về
hoàn cảnh thay đổi, tác giả đề xuất một số
kiến nghị hoàn thiện pháp luật như sau:
Một là, hoàn thiện quy định về nghĩa
vụ đàm phán lại
Khoản 2 Điều 420 BLDS năm 2015 có
những điểm bất cập như sau: Không quy
định nghĩa vụ tham gia đàm phán lại;
không quy định nghĩa vụ bên yêu cầu phải
đưa ra căn cứ chứng minh có hoàn cảnh
thay đổi; không quy định chế tài trong
trường hợp từ chối đàm phán mà không có
lí do chính đáng; không giải thích về yêu
cầu đàm phán lại hợp đồng “thời gian hợp
lý” là như thế nào.
Đàm phán lại có thể coi là một thủ tục
trong quá trình thực hiện hợp đồng khi
nghiêm trọng cho một bên;
đ) Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện
pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp
với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn
chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích.
2. Trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản,
bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên
kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn
hợp lý.
3. Trường hợp các bên không thể thỏa thuận được
về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp
lý, một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án:
a) Chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định;
b) Sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích
hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ
bản.
Tòa án chỉ được quyết định việc sửa đổi hợp đồng
trong trường hợp việc chấm dứt hợp đồng sẽ gây
thiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện
hợp đồng nếu được sửa đổi.
4. Trong quá trình đàm phán sửa đổi, chấm dứt
hợp đồng, Tòa án giải quyết vụ việc, các bên vẫn
phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình theo
hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Đây là bước
rất quan trọng bởi nó đem lại lợi ích to lớn
đối với các bên trong hợp đồng. Nó không
những giúp cho các bên tránh lãng phí
thời gian, chi phí tố tụng mà còn giúp các
bên giữ được mối quan hệ làm ăn lâu dài.
Nhưng rõ ràng rằng, không phải lúc nào
các bên cũng có thể đạt được thỏa thuận.
Khắc phục những hạn chế trên, cần
sửa đổi khoản 2 Điều 420 đảm bảo có được
các nội dung sau:
Thứ nhất, bổ sung nghĩa vụ tham gia
đàm phán bằng cách quy định: Các bên có
nghĩa vụ đàm phán trước khi yêu cầu Tòa
án giải quyết hoặc một bên có quyền yêu
cầu đàm phán lại và bên kia có nghĩa vụ
tham gia hoặc các bên có quyền yêu cầu
Tòa án giải quyết trong trường hợp đàm
phán không thành hoặc một bên từ chối
đàm phán. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết khi
các bên không thể đàm phán được.
Thứ hai, bổ sung nghĩa vụ của bên nhận
được yêu cầu đám phán và chế tài trong
trường hợp từ chối đàm phán không chính
đáng mà gây thiệt hại cho bên kia
Thứ ba, bổ sung nghĩa vụ bên yêu cầu
đàm phán phải đưa ra căn cứ chứng minh
cho yêu cầu của mình là hợp lý nhằm tránh
việc lạm dụng hoàn cảnh thay đổi để trì
hoãn thực hiện nghĩa vụ
Thứ tư, làm rõ “thời gian hợp lí” là như
thế nào? Tham khảo cách quy định như
của PICC “yêu cầu phải được đưa ra không
chậm trễ” và được giải thích là “sớm nhất có
thể, ngay khi suy đoán là có hardship”;
Do đó, khoản 2 Điều 420 nên được sửa
đổi như sau:
“Trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ
bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu
31Khoa học Kiểm sát
ĐÀM THỊ DIỄM HẠNH
Số chuyên đề 2 - 2019
cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng một cách
không chậm trễ và có căn cứ. Bên kia có ng-
hĩa vụ phản hồi khi nhận được yêu cầu, trường
hợp từ chối đàm phán hoặc trì hoãn thời hạn
đàm phán mà không có lí do chính đáng thì
phải bồi thường những tổn thất xảy ra cho bên
yêu cầu.”.
Hai là, hoàn thiện quy định về hệ quả
khi đàm phán không thành
Khoản 3 Điều 420 quy định rằng,
“trường hợp các bên không thể thỏa thuận
được về việc sửa đổi hợp đồng trong một
thời hạn hợp lý, một trong các bên có quyền
yêu cầu tòa án...”. Quy định này dẫn đến
hai cách hiểu, một là, chỉ trong trường hợp
không thể thỏa thuận về sửa đổi hợp đồng
thì các bên mới có quyền yêu cầu Tòa án
giải quyết và hai là, trường hợp bên không
bị bất lợi không chấp nhận yêu cầu đàm
phán lại thì không rõ là bên bị bất lợi có
quyền yêu cầu Tòa án giải quyết không?
Do đó, điều luật nên quy định theo
hướng, nếu việc đàm phán lại thất bại thì
một trong các bên có quyền yêu cầu tòa án
giải quyết, bởi lẽ việc đàm phán lại hợp
đồng có thể bao gồm cả đàm phán sửa đổi
hoặc đàm phán chấm dứt hợp đồng. Đồng
thời, điều luật cũng nên sửa đổi theo hướng
đàm phán lại bao hàm cả trường hợp các
bên đàm phán không thành hoặc một bên
không chấp nhận đàm phán thì bên kia có
quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.13
Như vậy, khoản 3 Điều 420 nên được
sửa như sau:
13 Xem thêm Đàm Thị Diễm Hạnh, Lê Thị Kim
Oanh (2018), Một số bình luận về Điều 420 BLDS
năm 2015: Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh
thay đổi cơ bản, Tạp chí Nhà nước và pháp luật,
số 7(363)/2018.
“Trường hợp bên được yêu cầu không chấp
nhận đàm phán lại hoặc quá trình đàm phán lại
không thành trong một thời hạn hợp lý, một
trong các bên có quyền yêu cầu Tòa án:...”
Hậu quả của việc Tòa án can thiệp vào
hợp đồng khi xác định có sự kiện thay đổi
hoàn cảnh cơ bản và các bên đàm phán
không thành là chấm dứt hợp đồng hoặc
sửa đổi hợp đồng. Rõ ràng, việc chấm dứt
hợp đồng nên được quy định là giải pháp
cuối cùng khi không thể tìm được phương
án sửa đổi. Mục đích của điều khoản chính
là tiếp tục “thực hiện hợp đồng” chứ không
phải là “chấm dứt hợp đồng”. Sự kiện xảy
ra là khách quan, vấn đề là làm sao để thiết
lập cân bằng, mỗi bên gánh chịu một phần
thiệt hại, giảm bớt gánh nặng cho một bên,
chia sẻ rủi ro với nhau theo đúng nguyên
tắc thiện chí. Hơn nữa, BLDS Việt Nam đặt
điều luật này trong tiểu mục 2 của Mục
7 Hợp đồng với tên gọi “Thực hiện hợp
đồng” và Điều 420 có tên “Thực hiện hợp
đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản”. Tác
giả cho rằng, hàm ý của điều luật là nhằm
ưu tiên “thực hiện” hợp đồng chứ không
phải để chấm dứt hợp đồng. Theo Đỗ Văn
Đại14, hợp đồng sinh ra không để bị chấm
dứt mà là để thực hiện nhằm đem lại lợi
ích cho các bên thông qua việc thực hiện.
Do đó, chấm dứt hợp đồng chỉ là giải pháp
cuối cùng khi không còn giải pháp nào
khác. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng,
điều luật quy định “Tòa án chỉ được quyết
định việc sửa đổi hợp đồng trong trường
hợp việc chấm dứt hợp đồng sẽ gây thiệt
hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện
hợp đồng nếu được sửa đổi” là ưu tiên
14 Đỗ Văn Đại (2015), Bàn thêm về điều chỉnh hợp
đồng khi hoàn cảnh thay đổi, Tạp chí Nghiên cứu
lập pháp, số 13 (293), kỳ 1 tháng 7/2015
32
ĐÀM PHÁN LẠI VÀ HỆ QUẢ PHÁP LÝ KHI ĐÀM PHÁN KHÔNG THÀNH...
Khoa học Kiểm sát Số chuyên đề 2 - 2019
chấm dứt so với sửa đổi. Như vậy, quy
định này dẫn đến những cách hiểu khác
nhau, làm phức tạp vấn đề không cần thiết.
Cho nên, tác giả cho rằng nên bỏ đoạn này.
Ngoài ra, quy định tại khoản 3 chỉ
cho phép Tòa án sửa đổi hoặc chấm dứt
hợp đồng. Trường hợp Tòa án thấy rằng,
cả sửa đổi hoặc chấm dứt hợp đồng đều
không đạt được hiệu quả như phương án
khác, chẳng hạn, yêu cầu đàm phán lại
hoặc thừa nhận điều khoản vốn có của hợp
đồng như quy định của PICC thì sao? Điều
420 không đưa ra phương án khác cho nên
cần bổ sung thẩm quyền cho Tòa án một
cách linh hoạt hơn mà không mâu thuẫn
với quy định pháp luật liên quan khác.
Việc quy định Tòa án chỉ dựa vào “chi
phí” để quyết định việc sửa đổi hay chấm
dứt hợp đồng là không đảm bảo linh hoạt,
mềm dẻo, bởi ngoài yếu tố liên quan đến
kinh tế thì cần cân nhắc cả các yếu tố phi
kinh tế khác.
Do đó, đoạn tiếp theo của khoản 3 nên
được sửa đổi như sau:
“a. Chấm dứt hợp đồng tại một thời
điểm xác định;
b. Sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền
và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn
cảnh thay đổi cơ bản;
c. Thực hiện các giải pháp khác đảm bảo
công bằng, hợp lý”.
Như vậy, sửa cả Khoản 4 “trong quá
trình đàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp
đồng” thành “trong quá trình đàm phán
lại hợp đồng” để không giới hạn đàm phán
chỉ là đàm phán sửa đổi hoặc chấm dứt.
Kết luận, quy định về hệ quả của hoàn
cảnh thay đổi cơ bản ở các bộ nguyên tắc
PICC và PECL cũng như luật của Đức,
Pháp, Việt Nam đều có giai đoạn đàm
phán lại và cơ chế giải quyết khi đàm phán
không thành. Về cơ bản, các quy định này
khá tương đồng, tuy nhiên vẫn có những
điểm khác biệt nhất định. Qua nghiên cứu
các quy định của PICC, PECL và luật của
Đức, Pháp, tác giả đề xuất một số sửa đổi,
bổ sung nhằm hoàn thiện hơn cho pháp luật
Việt Nam về hoàn cảnh thay đổi cơ bản./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương
mại quốc tế (PICC), https://www.unidroit.
org/instruments/commercial-contracts/
unidroit-principles-2016
2. Bộ nguyên tắc Luật Hợp đồng Châu Âu (PECL),
https://www.trans-lex.org/400200/_/pecl/#-
head_14
3. Bộ luật dân sự Đức (BGB)
https://www.gesetze-im-internet.de/englisch_
bgb/englisch_bgb.html#p1146
4. Bộ luật dân sự Pháp
https://www.trans-lex.org/601101/_/french-
civil-code-2016/
5. Ngô Quốc Chiến (2015), Điều chỉnh hợp đồng
khi hoàn cảnh thay đổi và việc sửa đổi BLDS
2005, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 15, tháng
8/2015
6. Đỗ Văn Đại (2015), Bàn thêm về điều chỉnh hợp
đồng khi hoàn cảnh thay đổi, Tạp chí Nghiên
cứu lập pháp, số 13 (293), kỳ 1 tháng 7/2015
7. Ewoud Hondious and Hans Christoph
Grigoleit (2011), Unexpected Circumstances in
European Contract Law, Cambridge Unicerity
Press.
8. Đàm Thị Diễm Hạnh, Lê Thị Kim Oanh (2018),
Một số bình luận về Điều 420 BLDS năm 2015:
Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi
cơ bản, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số
7(363)/2018.
9. Mustapha Mekki, Hardship and modification
(or “revision”) of theo contract, https://papers.
ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=1542511
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dam_phan_lai_va_he_qua_phap_ly_khi_dam_phan_khong_thanh_tron.pdf