Dẫn liệu về thành phần loài cá xương (osteichthys) ở khu bảo tồn sao la, tỉnh Thừa Thiên Huế

Nghiên cứu đã xác định được thành phần loài cá ở khu bảo tồn Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế gồm: 73 loài thuộc 47 giống, 20 họ, 08 phân bộ của 08 bộ thuộc phân lớp cá Vây tia(Actinopterygii), lớp cá Xương(Osteichthyes). Bộ cá Chép (Cypriniformes) chiếm ưu thế về họ, giống và loài với 09 họ (chiếm 45% tổng số họ của khu vực nghiên cứu), 10 giống (chiếm 21,27% tổng số giống), 49 loài (chiếm 67,12% tổng số loài). Giống Garra và giống Poropuntius họ cá Chép (Cyprinidae) ưu thế nhất về loài với 04 loài/giống (chiếm 5,47% tổng số loài). Họ Chép (Cyprinidae) là họ ưu thế trong thành phần loài cá ở KVNC. Xác định được 04 loài đặc hữu cho khu vực miền Trung, Việt Nam; 08 loài có giá trị kinh tế. Thành phần loài cá ở Khu bảo tồn Sao La Thừa Thiên Huế rất tương đồng (Cs = 0,66) với khu hệ cá Vườn quốc gia Bạch Mã.

pdf12 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 490 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dẫn liệu về thành phần loài cá xương (osteichthys) ở khu bảo tồn sao la, tỉnh Thừa Thiên Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 54, Số chuyên đề: Thủy sản (2018)(2): 7-18 7 DOI:10.22144/ctu.jsi.2018.031 DẪN LIỆU VỀ THÀNH PHẦN LOÀI CÁ XƯƠNG (OSTEICHTHYS) Ở KHU BẢO TỒN SAO LA, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Nguyễn Duy Thuận1, Võ Văn Phú2 và Vũ Thị Phương Anh3* 1Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế 2Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế 3Đại học Quảng Nam *Người chịu trách nhiệm về bài viết: Vũ Thị Phương Anh (email: vuphuonganhdbqh@gmail.com) Thông tin chung: Ngày nhận bài: 17/05/2018 Ngày nhận bài sửa: 30/06/2018 Ngày duyệt đăng: 30/07/2018 Title: Species composition of Osteichthys in Sao La conservation area, Thua Thien Hue province Từ khóa: Cá xương, Khu bảo tồn Sao La, Trung Trường Sơn, Thừa Thiên Huế Keywords: Bony fish, Central Truong Son, Saola Reserve, Thua Thien Hue ABSTRACT The study aims to provide initial data on species composition, taxon structure, fish species of reservation importance in Sao La conservation area, Thua Thien Hue province. Samples were collected directly in the field, shaped with 40% formol solution. Pictures were taken immediately when fresh; measure the outer form according to Pravdin (1961), Nguyen Van Hao (2001). Identify fish species by comparison based on the identification of Mai Dinh Yen (1978), Rainboth (1996), Kottelat (2001a and 2001b), Nguyen Van Hao and colleagues (2001, 2005a and 2005b). Class, order, family, genus, and species according to Eschmeyer, 2017 and other authors. The research results have identified 73 species belonging to 47 genera, 20 families, 08 subclasses of 08 classes. Cypriniformes predominate in families, breeds and species with 9 families (45% of total families), 10 genera (21.27% of total genera), 49 species (67.12% species). Two species of conservation value have also been identified in the Red Data Book of Vietnam (2007), 07 species named in Decision No. 82/2008/QD-BNNPTNT and Circular No. 01/2011/TT-BNNPTNT of the Ministry of Agriculture and Rural Development; 59 species are listed in the IUCN Red List (2017) and 01 species is listed in Appendix II of CITES (2017), and four species are endemic in the central area of Vietnam. TÓM TẮT Nghiên cứu nhằmcung cấp dẫn liệu bước đầu về thành phần loài, cấu trúc các bậc taxon, các loài cá có giá trị bảo tồn ở Khu bảo tồn Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế. Mẫu cá được thu trực tiếp ngoài thực địa, định hình bằng dung dịch formol 40%. Chụp hình ngay khi còn tươi; đo hình thái ngoài theo Pravdin (1961), Nguyễn Văn Hảo (2001);định loại cá bằng so sánh hình thái dựa vào khóa định loại của Mai Đình Yên (1978), Rainboth (1996), Kottelat (2001a và 2001b) và Nguyễn Văn Hảo và ctv. (2001, 2005a và 2005b); trình tự sắp xếp lớp, bộ, họ, giống và loài theo Eschmeyer, 2017 và của các tác giả khác. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 73 loài thuộc 47 giống, 20 họ, 08 phân bộ của 08 bộ. Bộ cá Chép (Cypriniformes) chiếm ưu thế về họ, giống và loài với 09 họ (chiếm 45% tổng số họ của khu vực nghiên cứu), 10 giống (chiếm 21,27% tổng số giống), 49 loài (chiếm 67,12% tổng số loài). Kết quả cũngđã xác định được có 02 loài cá có giá trị bảo tồn có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (Bộ Khoa học và Công nghệ, 2007), 07 loài có tên trong Quyết định 82/2008/QĐ-BNNPTNT và Thông tư 01/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; 59 loài có tên trong Danh lục Đỏ thế giới IUCN (2017) và 01 loài có tên trong Phụ lục II của Công ước CITES (2017) và 04 loài đặc hữu cho khu vực miền Trung. Trích dẫn: Nguyễn Duy Thuận, Võ Văn Phú và Vũ Thị Phương Anh, 2018. Dẫn liệu về thành phần loài cá xương (Osteichthys) ở khu bảo tồn Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(Số chuyên đề: Thủy sản)(2): 7-18. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 54, Số chuyên đề: Thủy sản (2018)(2): 7-18 8 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Khu bảo tồn Sao Lathuộc vùng Trung Trường Sơn với nhiệm vụ bảo tồn quần thể Sao La và các loài động, thực vật đặc hữu và quý hiếm khác, là nơi ẩn chứa nhiều điều kì thú, hấp dẫn các nhà nghiên cứu bởi sự phong phú và độc đáo của các nguồn tài nguyên thiên nhiên nơi đây. Nhiều loài động vật quý hiếm đã được ghi nhận, như: gà lôi lam mào trắng (Lophura edwardsi), sao la (Pseudoryx nghetinhensis), mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis), thỏ vằn (Nesolagus timminsi), khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides), voọc chà vá chân nâu (Pygathrix nemaeus), Trong các nhóm tài nguyên, đa dạng sinh học về cá chưa được nghiên cứu, đây được xem như vùng trắng, việc nghiên cứu đa dạngsinh học cá xương (osteichthys) ở Khu bảo tồn Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế góp phần phục vụ cho công tác bảo tồn và phát triển bền vững, đồng thời hoàn thiện danh lục cá nước ngọt ở Thừa Thiên Huế. 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Vật liệu nghiên cứu Tổng số 320 mẫu cá được thu thập qua các đợt thực địa từ tháng 01 đến tháng 10 năm 2017. Mỗi loài cá dùng để định loại thu từ 02 - 05 mẫu tại các điểm thu mẫu. 2.2 Phương pháp nghiên cứu Ngoài thực địa: Tám tuyến thu mẫu đại diện cho các thủy vực khác nhau được xây dựng trên toàn bộ hệ thống khe suối khu vực nghiên cứu (Bảng 1 và Hình 1). Mẫu cá được thu bằng cách đánh bắt trực tiếp, hoặc mua từ các người dân làm nghề đánh bắt cá; mua kiểm tra mẫu cá từ các chợ cá vùng nghiên cứu. Các mẫu cá thu để định loại yêu cầu phải tươi, có hình dạng đẹp, vây và vảy nguyên vẹn. Mẫu cá được định hình các vây và hình thái cơ thể bằng dung dịch formol 40%, gắn nhãn và chụp ảnh ngay, bảo quản trong dung dịch formo l4%. Trong phòng thí nghiệm: Phân tích các chỉ tiêu hình thái (lập phiếu hình thái)  Số đo: Đo và tính tỉ lệ các số đo hình thái ngoài theo Pravdin (1963), tham khảo Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sĩ Vân (2001), Nguyễn Văn Hảo (2005). AB. Chiều dài toàn thân (L) AT. Chiều dài đến tia giữa của vây đuôi (Ls) AC. Chiều dài cá bỏ đuôi (Lo) EC. Chiều dài mình (m) AH. Chiều dài mõm (Ot) HG. Đường kính mắt (O) GE. Phần đầu sau mắt (Op) AE. Chiều dài đầu (T) JK. Chiều cao đầu ở gáy (hT) LI. Chiều cao đầu qua giữa mắt (hT’) OO. Khoảng cách 2 mắt (OO) XY. Chiều cao thân nhỏ nhất (h) NU. Chiều cao thân lớn nhất (H) QS. Khoảng cách sau vây lưng (dpD) MN. Khoảng cách trước vây lưng (daD) XY. Chiều cao cuống đuôi (ccd) DC. Chiều dài cán đuôi (Lcd) hĐ. Chiều cao vây lưng (hD) NĐ. Chiều dài gốc vây lưng (lD) hA. Chiều cao vây hậu môn (hA) lA. Chiều dài gốc vây hậu môn (lA) hV. Chiều cao vây bụng (hV) hP. Chiều cao vây ngực (hP) V-A. Khoảng cách giữa vây bụng và vây hậu môn P-V. Khoảng cách giữa vây ngực và vây bụng P. Trọng lượng cơ thể  Số đếm: Đếm số lượng gai, tia không phân nhánh, tia phân nhánh của các vây lưng, vây ngực, vây bụng, vây hậu môn và vây đuôi; hình dạng của vây mỡ và vây đuôi.  Đếm các loại vảy: Vảy đường bên, vảy trên và dưới đường bên, vảy trước vây lưng, vảy ngang thân, vảy dọc thân, (ở các loài cá không có đường bên). Đếm số lượng râu, thùy môi, Các loài cá thuộc bộ cá Nheo (Siluriformes) đo chiều dài các râu, đếm số lượng các loại râu. Ngoài ra đếm các dấu hiệu hình thái khác như: Hình dạng của đầu, miệng, giác bám, thân, hình dạng và vị trí các vây, cấu tạo các vảy, đường bên, màu sắc của cá (thân, lưng, bụng, vây, các vân sọc,). Định loại cá bằng phương pháp so sánh hình thái dựa vào khóa định loại của Mai Đình Yên (1978), Rainboth (1996), Kottelat (2001a và 2001b) và Nguyễn Văn Hảo và ctv. (2001, 2005a và 2005b). Trình tự sắp xếp lớp, bộ, họ, giống và loài theo Eschmeyer (2017) và tham khảoYang (2015) cho họ cá Chép (Cyprinidae), Kappas (2016) cho bộ cá Nheo (Siluriformes), Nelson (2016) và Betancur (2017). Chuẩn tên loài theo Froese andPauly (2017) (cập nhật phiên bản 10/2017) và Catalog of fishes (Catalog of fishes, 2018). Xác định các loài có giá trị bảo tồn theo Sách Đỏ Việt Nam (Bộ Khoa học và Công nghệ, 2007), Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 54, Số chuyên đề: Thủy sản (2018)(2): 7-18 9 Quyết định số 82/2008/QĐ-BNNPTNT, Danh lục Đỏ thế giới IUCN (2017) và Công ước CITES (2017). Mỗi loài cá kèm theo ảnh chụp. Xác định các loài cá có giá trị kinh tế theo Bộ Thuỷ Sản (1996) (nay là Tổng Cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Xác định loài đặc hữu theo tiêu chí của Luật đa dạng sinh học (2008)(Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, 2008. Luật số 20/2008/QH12). Sử dụng công thức tính hệ số tương đồng Sorensen (1948) (Magurran, 2004) để đánh giá mức độ tương đồng về thành phần loài ở khu vực nghiên cứu với các khu hệ khác của Việt Nam. Hệ số tương đồng giữa 2 khu hệ cá được xác định dựa theo công thức: Cs ൌ 2a2a ൅ b ൅ c Trong đó, a: là tổng số loài chung của hai khu hệ; b: là số loài chỉ có ở khu hệ b; c: là số loài chỉ có ở khu hệ c Mẫu cá được bảo quản trong dung dịch formol 4% và lưu giữ tại phòng thí nghiệm Bộ môn Động vật học, Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế. Ghi chú: Tuyến thu mẫu nghiên cứu Hình 1: Sơ đồ các tuyến thu mẫu cá Bảng 1: Các tuyến thu mẫu và thông tin liên quan Stt Tuyến thu mẫu Tọa độ Thời gian 1. Tuyến số 1: Sông Rào La, suối Ta Li 16°17'4.90"N: 107°22'12.16"E Tháng 3 2. Tuyến số 2: Khe Ba Xong, khe Ta Ra 16°15'8.88"N:107°26'52.09"E Tháng 4 3. Tuyến số 3: Sông Hữu Trạch, sông Cà Xình 16°18'29.56"N: 107°30'13.76"E Tháng 5 4. Tuyến số 4: Suối Ta Linh 16° 9'29.20"N: 107°31'19.37"E Tháng 5 5. Tuyến số 5: Sông Xanh 16° 6'37.46"N: 107°23'51.25"E Tháng 6 6. Tuyến số 6: Sông Rào Lác 16° 9'46.43"N: 107°37'21.28"E Tháng 7 7. Tuyến số 7: Sông Hữu Trạch, sông Cha Linh 16° 9'46.43"N: 107°37'21.28"E Tháng 8 8. Tuyến số 8: Khe Hai Nhất 16° 7'3.95"N: 107°39'24.79"E Tháng 9 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Danh lục thành phần loài Trong thời gian từ tháng 01 đến tháng 10 năm 2017, 320 mẫu cá trong khu vực nghiên cứu đã được thu thập, phân tích, định loại, tra cứu đối chiếu, cập nhật mới từng tên chính danh, tên đồng vật các taxon. Kết quả bước đầu đã xác định được thành phần loài cá ở khu bảo tồn Sao La tỉnh Thừa Thiên Huế gồm: 73 loài thuộc 47 giống, 20 họ, 08 phân bộ của 08 bộ thuộc phân lớp cá Vây tia(Actinopterygii), lớp cá Xương(Osteichthyes)(Bảng 2). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 54, Số chuyên đề: Thủy sản (2018)(2): 7-18 10 Bảng 2: Danh lục thành phần loài cá ở Khu bảo tồn Sao La Thừa Thiên Huế và các thông tin về loài Stt Tên khoa học Tên tiếng Anh Tên Việt Nam Thủy vực nghiên cứu (*) 1 2 3 4 5 6 7 8 OSTEICHTHYES BONY FISHES LỚP CÁ XƯƠNG ACTINOPTERYGII RAY-FINNED FISHES PHÂN LỚP CÁ VÂY TIA ANGUILLIFORMES EELS AND MORAYS BỘ CÁ CHÌNH 01 họ, 01 giống, 01 loài (1) Anguillidae Freshwater eels Họ cá Chình 01 giống, 01 loài 1 Anguilla marmorata Quoy & Gaimard, 1824 Giant mottled eel Cá Chình hoa + + II OSTEOGLOSSIFORMES BONY TONGUES BỘ CÁ THÁT LÁT 01 họ, 01 giống, 01 loài (2) Notopteridae Featherbacks Họ cá Thát lát 01 giống, 01 loài 2 Notopterus notopterus (Pallas, 1769) Bronze featherback Cá Thát lát + + + + + + + + III CYPRINIFORMES CARPS BỘ CÁ CHÉP 02 phân bộ, 09 họ, 29 giống, 49 loài I PHÂN BỘ - COBITOIDEI 03 họ, 06 giống, 10 loài (3) Balitoridae Hillstream Họ cá Chạch vây bằng 02 giống, 04 loài 3 Annamia normani (Hora, 1931) Cá Vây bằng miền trung + + + + + + + 4 Sewellia elongata Robert, 1998 Cá Bám đá + + + + + + + + 5 Sewellia medius Nguyen & nguyen, 2005 Cá Đép ngắn + + + + + + + + 6 Sewellia lineolata (valenciennes, 1846) Cá Đép thường + + + + + + + + (4) Cobitidae Loaches Họ cá Chạch 02 giống, 02 loài 7 Cobitis taenia Linnaeus, 1758 Spined loach Cá Chạch hoa đốm tròn + + + + + + + + 8 Pangio kuhlii (valenciennes, 1846) Coolie loach Cá Heo gai mắt + + (5) Nemacheilidae Stone loaches Họ cá Chạch suối 02 giống, 04 loài 9 Traccatichthyspulcher (nichols & pope, 1927) Cá Chạch cật pun chơ + + + + + 10 Schistura fasciolata (Nichols & Pope, 1927) Cá Chạch suối sọc + + + + + + + + 11 Schistura spiloptera (valenciennes, 1846) Cá Chạch suối huế + + + 12 Schistura caudofurca (mai, 1978) Cá Chạch suối đuôi đỏ + + + + + + + + II PHÂN BỘ - CYPRINOIDEI 06 họ, 23 giống, 39 loài (6) Acheilognathidae Họ cá Thè be 02 giống, 03 loài 13 Acheilognathus tonkinensis (Vaillant, 1892) Cá Thè be thường + + + + 14 Rhodeus ocellatus (Kner, 1866) Rosy bitterling Cá Bướm chấm + + + 15 Rhodeus amarus (Bloch, 1782) European bitterling Cá Bướm nhỏ + + (7) Xenocyprididae Họ cá Nhàng 04 giống, 05 loài 16 Opsariichthys bidens Günther, 1873 Cá Cháo thường + + + + + 17 Opsariichthys uncirostris Three-lips Cá Cháo + + + + Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 54, Số chuyên đề: Thủy sản (2018)(2): 7-18 11 Stt Tên khoa học Tên tiếng Anh Tên Việt Nam Thủy vực nghiên cứu (*) 1 2 3 4 5 6 7 8 (Temminck & schlegel, 1846) 18 Nicholsicypris normalis (Nichols & Pope, 1927) Cá Dầm suối + + + + 19 Sinibramamelrosei (Nichols & pope, 1927) Cá Nhác + + 20 Hemiculter leucisculus (Basilewsky, 1855) Sharpbelly Cá Mương + + + + + (8) Gobionidae Gudgeons Họ cá Đục 03 giống, 04 loài 21 Hemibarbus macracanthus Lo, yao & chen, 1977 Cá Đục chấm + + + + + + + + 22 Hemibarbus medius Yue, 1995 Cá Đục ngộ + + 23 Pseudogobio guilinensis Yao & yang, 1977 Cá Đục đanh chấm đại + 24 Sarcocheilichthys nigrispinis (Günther, 1873) Rainbow gudgeon Cá Nhọ chảo + (9) Leuciscidae Họ cá Trắm 01 giống, 01 loài 25 Squaliobarbus curriculus (Richardson, 1846) Barbel chub Cá chày mắt đỏ + + + (10) Danionidae Họ cá Lòng tong 03 giống, 06 loài 26 Esomus longimanus (Lunel, 1881) Mekong flying barb Cá Lòng tong dài + + + + + + 27 Rasbora argyrotaenia (Bleeker, 1850) Silver rasbora Cá Lòng tong đá + + + + + + 28 Rasbora steineri (Nichols & Pope, 1927) Chinese rasbora Cá Mại sọc + + + + 29 Rasbora sumatrana (Bleeker, 1852) Cá Lòng tong vạch + + + 30 Rasbora lateristriata (Bleeker, 1854) Yellow rasbora Cá Lòng tong kẻ + + + + + + 31 Devario regina (Fowler, 1934) Cá Xảm hoa + + + + (11) Cyprinidae Minnows Họ cá Chép 10 giống, 20 loài 32 Tor tambroides (Bleeker, 1854) Greater brook carp Cá Ngựa xám + + 33 Osteochilusprosemion Fowler, 1934 Mud carp Cá Lúi + + + + + 34 Osteochilusmicrocephalus (Valenciennes, 1842) Bonylip barb Cá Lúi sọc + + 35 Osteochilussalsburyi Nichols & Pope, 1927 Cá Dầm đất 36 Garra orientalis Nichols, 1925 Cá Sứt môi + + + + + + + + 37 Garraimberba Garman, 1912 Cá Đo + + + + + 38 Garra fuliginosa Fowler, 1934 Cá Sứt mũi + + + + + 39 Garra cambodgiensis (Tirant, 1883) Stonelapping minnow Cá Đá rằn + + + 40 Hampala macrolepidota Kuhl & van hasselt, 1823 Barred barb Cá Ngựa nam + + + + 41 Poropuntius angustus Kottelat, 2000 Cá Sao xanh + + + + + Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 54, Số chuyên đề: Thủy sản (2018)(2): 7-18 12 Stt Tên khoa học Tên tiếng Anh Tên Việt Nam Thủy vực nghiên cứu (*) 1 2 3 4 5 6 7 8 42 Poropuntius bolovenensisroberts, 1998 Cá Sao + + + + + + + + 43 Poropuntius deauratus (Valenciennes, 1842) Cá Hồng nhau bầu + + + + 44 Poropuntius laoensis (Günther, 1868) Cá Chát lào + + + 45 Onychostoma gerlachi (Peters, 1881) Cá Sỉnh + + + + + + + 46 Onychostomalaticeps Günther, 1896 Cá Sỉnh gai/cá Mát + + + + + 47 Acrossocheilus aluoiensis (Nguyen, 1997) Cá Sao a lưới + 48 Spinibarbus denticulatus (Oshima, 1926) Cá Bổng + + 49 Spinibarbus caldwelli (Nichols, 1925) Cá Chày đất + + 50 Scaphiodonichthys macrocanthus (Pellegrin & Chevey, 1936) Cá Pang + 51 Mystacoleucus marginatus (Valenciennes, 1842) Cá Gai xước + + + IV SILURIFORMES CATFISH BỘ CÁ NHEO 01 phân bộ, 03 họ, 08 giống, 10 loài III PHÂN BỘ - SILUROIDEI 03 họ, 08 giống, 10 loài (12) Siluridae Sheatfishes Họ cá Nheo 03 giống, 03 loài 52 Silurus asotus Linnaeus, 1758 Amur catfish Cá Nheo + + + + 53 Pterocryptis cochinchinensis (Valenciennes, 1840) Catfish Cá Thèo + + + 54 Wallago attu (Bloch & Schneider, 1801) Wallago Cá Leo + + + + (13) Bagridae Bagrid catfishes Họ cá Lăng 04 giống, 04 loài 55 Mystus gulio (Hamilton, 1822) Long whiskers catfish Cá Chốt + + + + + 56 Pseudomystus siamensis (Regan, 1913) Asian bumblebee catfish Cá Chốt bông + 57 Hemibagrus centralus Mai, 1978 Cá Lăng + + + + + 58 Tachysurusvirgatus (Oshima, 1926) Cá Mịt + + + + + + (14) Sisoridae Sisoridcatfishes Họ cá Chiên 01 giống, 03 loài 59 Glyptothorax honghensis Li, 1984 Cá Chiên suối sông hồng + + 60 Glyptothorax strabonis Ng & freyhof, 2008 Cá Chiên suối sông gianh + + 61 Glyptothorax interspinalus (Mai, 1978) Cá Chiên suối gai + + + + V GOBIIFORMES GOBIES BỘ CÁ BỐNG 01 phân bộ, 02 họ, 03 giống, 03 loài IV PHÂN BỘ - GOBIOIDEI 02 họ, 03 giống, 03 loài (15) Gobiidae Gobies Họ cá Bống trắng 02 giống, 02 loài 62 Acentrogobius chlorostig matoides(Bleeker, 1849) Greenspot goby Cá Bống tròn Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 54, Số chuyên đề: Thủy sản (2018)(2): 7-18 13 Stt Tên khoa học Tên tiếng Anh Tên Việt Nam Thủy vực nghiên cứu (*) 1 2 3 4 5 6 7 8 63 Glossogobius giuris (Hamilton, 1822) Tank goby Cá Bống cát tối (16) Oxudercidae Gobionellus-like Họ cá Bống kèo 01 giống, 01 loài 64 Rhinogobius giurinus (rutter, 1897) Cá Bống khe + + + VI SYNBRANCHIFORMES SPINY EELS BỘ CÁ MANG LIỀN 01 phân bộ, 01 họ, 02 giống, 03 loài V PHÂN BỘ - MASTACEMBELOIDEI 01 họ, 02 giống, 03 loài (17) Mastacembelidae Spiny eels Họ cá Chạch sông 02 giống, 03 loài 65 Macrognathus siamensis (Günther, 1861) Peacock eel Cá Chạch lá tre + + + 66 Mastacembelus armatus (Lacepède, 1800) Spiny eel Cá Chạch sông + + 67 Mastacembelus favus (Hora, 1924) Tire track eel Cá Chạch bông lớn/cá Lấu + + VII ANABANTIFORMES LABYRINTH FISHES BỘ CÁ RÔ 02 phân bộ, 02 họ, 02 giống, 05 loài VI PHÂN BỘ - CHANNOIDEI 01 họ, 01 giống, 03 loài (18) Channidae Snakeheads Họ cá Quả 01 giống, 03 loài 68 Channa longistomata Nguyen, nguyen & nguyen, 2012 Cá Trẳng + 69 Channa gachua (hamilton 1822) Dwarf snakehead Cá Chành đục + + + + + + 70 Channa maculata (Lacepède, 1801) Blotched snakehead Cá Chuối suối + + + + VII PHÂN BỘ - ANABANTOIDEI 01 họ, 01 giống, 02 loài (19) Osphronemidae Gouramies Họ cá Tai tượng 01 giống, 02 loài 71 Macropodus opercularis Linnaeus, 1758 Paradisefish Cá Đuôi cờ + + + 72 Macropodus spechti Schreitmüller, 1936 Black paradise fish Cá Cờ đen/cá Cờ huế + + VIII CENTRARCHIFORMES BỘ CÁ CĂNG 01 phân bộ, 01 họ, 01 giống, 01 loài VIII PHÂN BỘ - PERCICHTHYOIDEI 01 họ, 01 giống, 01 loài (20) Percichthyidae Temperate perches Họ cá rô mo 01 giống, 01 loài 73 Coreoperca whiteheadi Boulenger, 1900 Cá rô mó + + Tổng: 01 lớp, 01 phân lớp, 08 bộ, 08 phân bộ, 20 họ, 47 giống, 73 loài 31 43 51 48 34 27 25 33 Ghi chú(*): 1: Tuyến số 1: Sông Rào La, suối Ta Li 2: Tuyến số 2: Khe Ba Xong, khe Ta Ra 3: Tuyến số 3: Sông Hữu Trạch, sông Cà Xình 4: Tuyến số 4: Suối Ta Linh 5: Tuyến số 5: Sông Xanh 6: Tuyến số 6: Sông Rào Lác 7: Tuyến số 7: Sông Hữu Trạch, sông Cha Linh 8: Tuyến số 8: Khe Hai Nhất Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 54, Số chuyên đề: Thủy sản (2018)(2): 7-18 14 3.2 Cấu trúc thành phần loài cá Về taxon bậc bộ: Trong 08 bộ cá thu được ở khu vực nghiên cứu (KVNC) thì bộ cá Chép (Cypriniformes) chiếm ưu thế với 09 họ (chiếm 45% tổng số họ); tiếp đến là bộ cá Nheo (Siluriformes) có 03 họ (chiếm 15%); hai bộ cá Bống (Gobiiformes) và bộ cá Rô (Anabantiformes) mỗi bộ có 02 họ (chiếm 10%). Bốn bộ, gồm: bộ cá Chình (Anguilliformes), bộ cá Thát lát (Osteoglossiformes) bộ cá Mang liền (Synbranchiformes) và bộ cá Căng (Centrarchiformes) mỗi bộ có 01 họ (chiếm 5%) (Bảng 3). Bảng 3: Cấu trúc thành phần loài cá ở Khu bảo tồn Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế Stt Bộ Họ Giống Loài Tên khoa học Tên Việt Nam Số lượng TL (%) Số lượng TL (%) Số lượng TL (%) 1. Anguilliformes Bộ cá Chình 1 5,0 1 2,12 1 1,36 2. Osteoglossiformes Bộ cá Thát lát 1 5,0 1 2,12 1 1,36 3. Cypriniformes Bộ cá Chép 10 45,0 29 61,70 49 67,12 4. Siluriformes Bộ cá Nheo 3 15,0 8 17,02 10 13,69 5. Gobiiformes Bộ cá Bống 2 10,0 3 6,38 3 4,10 6. Synbranchiformes Bộ cá Mang liền 1 5,0 2 4,25 3 4,10 7. Anabantiformes Bộ cá Rô 2 10,0 2 4,25 5 6,84 8. Centrarchiformes Bộ cá Căng 1 5,0 1 2,12 1 1,36 Tổng 20 100 47 100 73 100 Về taxon bậc họ: Trong tổng số 20 họ, họ cá Chép (Cyprinidae) có số giống nhiều nhất với 10 giống (chiếm 21,27% tổng số giống của KVNC); tiếp đến là họ cá Nhàng (Xenocyprididae) và họ cá Lăng (Bagridae) mỗi họ có 04 giống (chiếm 8,51%); các họ: cá Đục (Gobionidae),cá Lòng tong (Danionidae) và cá Nheo (Siluridae) có 03 giống (chiếm 6,38%); sáu họ, gồm: họ cá Chạch vây bằng (Balitoridae), họ cá Chạch (Cobitidae), họ cá Chạch suối (Nemacheilidae), họ cá Thè be (Acheilognathidae), họ cá Bống trắng (Gobiidae) và họ cá Chạch sông (Mastacembelidae) mỗi họ có 02 giống (chiếm 4,25%); tám họ, mỗi họ có 01 giống (chiếm 2,12%) (Bảng 4). Về taxon bậc giống:Ưu thế nhất thuộc về họ cá Chép (Cyprinidae) với 10 giống (chiếm 21,27% tổng số giống), tiếp đến là hai họ cá Nhàng (Xenocyprididae) và họ cá Lăng (Bagridae) có 04 giống (chiếm 8,51%). Đã xác định được 15 giống đa loài, có từ 02 - 07 loài (chiếm 31,91%); 32 giống đơn loài (chiếm 68,08%) (Bảng 4). Trong số 47 giống, giống Garra và giống Poropuntiusthuộc họ cá Chép (Cyprinidae), giống Rasbora thuộc họ cá Lòng tong (Danionidae) bộ cá Chép (Cypriniformes) ưu thế nhất về loài với 04 loài/giống (chiếm 5,47% tổng số loài);05 giống có 03 loài (chiếm 4,10%) đó là các giống: Sewellia, Schistura, Osteochilus, Glyptothorax và giống Channa;07 giống có 02 loài (chiếm 2,73%). Kết quả nghiên cứu cũng đã xác định được 32 giống đơn loài (Bảng 4).  Về taxon bậc loài:Trong taxon bậc loài, ưu thế nhất thuộc về bộ cá Chép (Cypriniformes) với 49 loài (chiếm 67,12% tổng số loài); tiếp đến là bộ cá Nheo (Siluriformes) có 10 loài (chiếm 13,69%); bộ cá Rô (Anabantiformes) có 05 loài (chiếm 6,84%). Hai bộ cá Bống (Gobiiformes) và bộ cá Mang liền (Synbranchiformes) mỗi bộ có 03 loài (chiếm 4,10%). Các bộ: cá Chình (Anguilliformes), cá Thát lát (Osteoglossiformes) và cá Căng (Centrarchiformes) mỗi bộ có 01 loài (chiếm 1,36%) (Bảng 3 và Bảng 4). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 54, Số chuyên đề: Thủy sản (2018)(2): 7-18 15 Bảng 4: Số lượng và tỉ lệ % các giống, loài trong các họ ở khu hệ cá nội địa Thừa Thiên Huế Stt Họ Số giống TL (%) Số loài TL (%) Số giống trong từng họ có số lượng loài tương ứng Tên khoa học Tên Việt Nam 1 Loài 2 Loài 3 Loài 4 Loài 1. Anguillidae Họ cá Chình 1 2,12 1 1,36 1 2. Notopteridae Họ cá Thát lát 1 2,12 1 1,36 1 3. Balitoridae Họ cá Chạch vây bằng 2 4,25 4 5,47 1 1 4. Cobitidae Họ cá Chạch 2 4,25 2 2,73 2 5. Nemacheilidae Họ cá Chạch suối 2 4,25 4 5,47 1 1 6. Acheilognathidae Họ cá Thè be 2 4,25 3 4,10 1 1 7. Xenocyprididae Họ cá Nhàng 4 8,51 5 6,84 3 1 8. Gobionidae Họ cá Đục 3 6,38 4 5,47 2 1 9. Leuciscidae Họ cá Trắm 1 2,12 1 1,36 1 10. Danionidae Họ cá Lòng tong 3 6,38 6 6,84 2 1 11. Cyprinidae Họ cá Chép 10 21,27 20 27,77 5 2 1 2 12. Siluridae Họ cá Nheo 3 6,38 3 4,10 3 13. Bagridae Họ cá Lăng 4 8,51 4 5,47 4 14. Sisoridae Họ cá Chiên 1 2,12 3 4,10 1 15. Gobiidae Họ cá Bống trắng 2 4,25 2 2,73 2 16. Oxudercidae Họ cá Bống kèo 1 2,12 1 1,36 1 17. Mastacembelidae Họ cá Chạch sông 2 4,25 3 4,10 1 1 18. Channidae Họ cá Quả 1 2,12 3 4,10 1 19. Osphronemidae Họ cá Tai tượng 1 2,12 2 2,73 1 20. Percichthyidae Họ cá Rô mó 1 2,12 1 1,36 1 Tổng 47 73 32 7 5 3 3.3 Độ đa dạng và các nhóm ưu thế trong thành phần loài cá Trong 08 tuyến nghiên cứu, tuyến số 3 (sông Hữu Trạch và sông Cà Xình) có số loài nhiều nhất với 51 loài (chiếm 69,86% số loài trong khu vực nghiên cứu) do đặc điểm địa hình bằng phẳng hơn, lòng suối rộng (nhiều nơi hình thành các vụng), nền đáy là đá sỏi ở giữa lòng, ven bờ có đáy cát - bùn, ở các vực sâu có đáy bùn; tốc độ dòng chảy chậm hơn so với vùng đầu nguồn, thực vật thủy sinh phát triển, nguồn thức ăn phong phú thích hợp cho nhiều loài cá sinh sống; tuyến số 4 (sông Ta Linh) có số loài ít hơn với 48 loài (chiếm 65,75%). Các tuyến còn lại có số loài ít hơn giao động từ 25 - 34 loài, do phân bố ở suối vùng đầu nguồn với đặc điểm lòng suối hẹp, tốc độ dòng nước chảy nhanh, mạnh tạo thành thác, nền đáy là đá tảng lớn, lượng oxy hòa tan lớn. Thích nghi với môi trường này là các loài cá hình thành cơ quan giác bám miệng như cá Sứt môi (Garra orientalis) hay kiểu giác bám vây ngực, vây bụng như cá Đép ngắn (Sewellia medius), cá Đép thường (Sewellia lineolata), cá Vây bằng miền trung (Annamia normani). Trong 47 giống, các giống Garra và giống Poropuntius thuộc họ cá Chép (Cyprinidae), giống Rasbora thuộc họ cá Lòng tong (Danionidae) bộ cá Chép (Cypriniformes) ưu thế nhất về loài với 04 loài/giống (chiếm 5,47% tổng số loài). Các giống còn lại có số lượng loài không nhiều chỉ từ 1 - 2 loài (chiếm từ 2,12% - 4,25%). 3.4 Mức độ tương đồng giữa thành phần loài cá ở Khu bảo tồn Sao La với một số khu hệ cá Bảng5 cho thấy thành phần loài cá ở Khu bảo tồn Sao La Thừa Thiên Huế rất tương đồng (Cs = 0,66) với khu hệ cá Vườn quốc gia Bạch Mã; tương đồng (Cs = 0,56) với khu hệ cá Bà Nà - Núi Chúa; khá tương đồng (Cs = 0,52) với Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền. Kết quả so sánh cũng cho thấy thành phần loài cá ở Khu bảo tồn Sao LaThừa Thiên Huế và khu hệ cá Khu bảo tồn thiên nhiên Đa Krông khác nhau về thành phần loài, hệ số tương đồng thấp Cs = 0,49.Theo đó, chứng minh được rằng sự khác nhau về về cấu trúc địa lý, nguồn gốc, thủy văn và khí hậu thì thành phần loài cá khác nhau. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 54, Số chuyên đề: Thủy sản (2018)(2): 7-18 16 Bảng 5: Mối quan hệ tương đồng giữa thành phần loài cá ở Khu bảo tồn Sao La và khu hệ cá lân cận Stt Khu hệ cá Tổng số loài a b C Cs Tác giả và năm công bố 1 Vườn quốc gia Bạch Mã 57 41 32 10 0,66 Vườn quốc gia Bạch Mã 2 Khu bảo tồn Thiên nhiên Phong Điền 67 37 36 30 0,52 Võ Văn Phú và nnk., 2013 3 Khu bảo tồn Thiên nhiên Đa Krông 100 38 26 53 0,49 Võ Văn Phú và nnk., 2006 4 Khu dự trữ Thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa 78 43 30 35 0,56 Nguyễn Xuân Huấn và nnk., 2003 3.5 Các loài cá có giá trị bảo tồn Trong tổng số 73 loài cá đã xác định được ở Khu bảo tồn Sao La Thừa Thiên Huế, 02 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007),01 loài ở phân hạng bảo tồn EN (nguy cấp) và 01 loài ở phân hạng bảo tồn VU (sẽ nguy cấp). Bảy loài có tên trong Quyết định 82/2008/QĐ-BNNPTNT và Thông tư 01/2011/TT- BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó, 01 loài ở phân hạng EN (nguy cấp)loài cá Chuối suối (Channa maculata), 06 loài ở mức VU (sẽ nguy cấp). Đối chiếu với Danh lục Đỏ thế giới IUCN (2017), 01 loài CR (rất nguy cấp)là loài cá Chạch suối huế (Schistura spiloptera), 02 loài ở phân hạng EN (nguy cấp), 01 loài ở phân hạng VU (sẽ nguy cấp), 05 loài ở phân hạng NT (sắp bị đe dọa); 19 loài ở phân hạng DD (thiếu dẫn liệu) và 31 loài ở phân hạng LC (ít lo ngại). Một loài có tên trong Phụ lục II của Công ước CITES (2017) (Bảng 2). 3.6 Các loài cá có giá trị kinh tế Bảng 6: Danh sách các loài cá có giá trị kinh tế ở Khu bảo tồn Sao La Stt Tên khoa học Tên Việt Nam I ANGUILLIFORMES BỘ CÁ CHÌNH (1) Anguillidae Họ cá Chình 1 Anguilla marmorata Quoy & Gaimard, 1824 Cá Chình hoa II OSTEOGLOSSIFORMES BỘ CÁ THÁT LÁT (2) Notopteridae Họ cá Thát lát 2 Notopterus notopterus (Pallas, 1769) Cá Thát lát III CYPRINIFORMES BỘ CÁ CHÉP (3) Xenocyprididae Họ cá Nhàng 3 Hemiculter leucisculus (Basilewsky, 1855) Cá Mương (4) Cyprinidae Họ cá Chép 4 Tor tambroides (bleeker, 1854) Cá Ngựa xám 5 Osteochilusprosemion Fowler, 1934 Cá Lúi 6 Hampala macrolepidota kuhl & van hasselt, 1823 Cá Ngựa nam 7 Poropuntius bolovenensis roberts, 1998 Cá Sao 8 Onychostoma gerlachi (peters, 1881) Cá Sỉnh 9 Onychostomalaticeps Günther, 1896 Cá Sỉnh gai/cá Mát 10 Spinibarbus denticulatus (Oshima, 1926) Cá Bổng 11 Spinibarbus caldwelli (nichols, 1925) Cá Chày đất IV SILURIFORMES BỘ CÁ NHEO (5) Siluridae Họ cá Nheo 12 Wallago attu (Bloch & Schneider, 1801) Cá Leo (6) Bagridae Họ cá Lăng 13 Hemibagrus centralus Mai, 1978 Cá Lăng V SYNBRANCHIFORMES BỘ CÁ MANG LIỀN (7) Mastacembelidae Họ cá Chạch sông 14 Mastacembelus favus (Hora, 1924) Cá Chạch bông lớn/cá Lấu VI ANABANTIFORMES BỘ CÁ RÔ (8) Channidae Họ cá Quả 15 Channa gachua (hamilton 1822) Cá Chành đục Tổng cộng: 04 bộ, 08 họ, 13 giống, 15 loài Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 54, Số chuyên đề: Thủy sản (2018)(2): 7-18 17 Đối chiếu với các tiêu chí xác định loài có giá trị kinh tế do Bộ Thủy sản (nay là Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) quy định (Bộ Thủy sản, 1996; Vũ Thị Phương Anh, 2011),thành phần loài cá ở Khu bảo tồn Sao La đã xác định được 15 loài thuộc 13 giống của 08 họ, 04 bộ có giá trị kinh tế (Bảng 6). Họ cá Chép (Cypriniformes) có số loài nhiều nhất với 09 loài (chiếm 12,32% tổng số loài trong KVNC). Trong 15 loài cho giá trị kinh tế, 02 loài cho giá trị cao đó là loài cá Chình hoa (Anguilla marmorata) và cá Sỉnh (Onychostoma). 3.7 Tính đặc hữu trong thành phần loài cá Kết quả nghiên cứu đã xác định được ở Khu bảo tồn Sao La Thừa Thiên Huế có các loài phân bố hẹp, đặc trưng cho khu hệ khe suối vùng Đông Trường Sơn và vùng chuyển tiếp miền Trung. Trong số 04 loài đặc hữu phân bố hẹp, bộ cá Chép (Cypriniformes) có 03 loài và bộ cá Rô (Anabantiformes) có 01 loài (Bảng 7). Bảng 7: Danh sách các loài cá đặc hữu ở Khu bảo tồn Sao La Stt Tên khoa học Tên Việt Nam I CYPRINIFORMES BỘ CÁ CHÉP (1) Balitoridae Họ cá Chạch vây bằng 1 Annamia normani (Hora, 1931) Cá Vây bằng miền trung 2 Sewellia mediusnguyen & nguyen, 2005 Cá Đép ngắn (2) Cyprinidae Họ cá Chép 3 Acrossocheilus aluoiensis (nguyen, 1997) Cá Sao a lưới II ANABANTIFORMES BỘ CÁ RÔ (3) Osphronemidae Họ cá Tai tượng 4 Macropodus spechti schreitmüller, 1936 Cá Cờ đen/cá Cờ huế 4 KẾT LUẬN Nghiên cứu đã xác định được thành phần loài cá ở khu bảo tồn Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế gồm: 73 loài thuộc 47 giống, 20 họ, 08 phân bộ của 08 bộ thuộc phân lớp cá Vây tia(Actinopterygii), lớp cá Xương(Osteichthyes). Bộ cá Chép (Cypriniformes) chiếm ưu thế về họ, giống và loài với 09 họ (chiếm 45% tổng số họ của khu vực nghiên cứu), 10 giống (chiếm 21,27% tổng số giống), 49 loài (chiếm 67,12% tổng số loài). Giống Garra và giống Poropuntius họ cá Chép (Cyprinidae) ưu thế nhất về loài với 04 loài/giống (chiếm 5,47% tổng số loài). Họ Chép (Cyprinidae) là họ ưu thế trong thành phần loài cá ở KVNC. Xác định được 04 loài đặc hữu cho khu vực miền Trung, Việt Nam; 08 loài có giá trị kinh tế. Thành phần loài cá ở Khu bảo tồn Sao La Thừa Thiên Huế rất tương đồng (Cs = 0,66) với khu hệ cá Vườn quốc gia Bạch Mã. Trong tổng số 73 loài cá đã xác định được, 02 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (Bộ Khoa học và Công nghệ, 2007), bảy loài có giá trị bảo tồn có tên trong Quyết định 82/2008/QĐ-BNNPTNT và Thông tư 01/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 59 loài có tên trong Danh lục Đỏ thế giới IUCN (2017) và 01 loài có tên trong Phụ lục II của Công ước CITES (2017) trong đó, 01 loài ở phân hạng CR (rất nguy cấp) là loài cá Chạch suối huế (Schistura spiloptera), 03 loài ở phân hạng EN (nguy cấp) là loài cá Chuối suối (Channa maculata), cá Sao (Poropuntius bolovenensis) và cá Hồng nhau bầu (Poropuntius deauratus). Do nghiên cứu này chỉ định danh thành phần loài cá dựa trên đặc điểm hình thái,nghiên cứu chuyên sâucần được thực hiệnđể kiểm tra, định dạnh bằng phương pháp di truyền. TÀI LIỆU THAM KHẢO Vũ Thị Phương Anh, 2011. Nghiên cứu khu hệ cá ở hệ thống sông Thu Bồn - Vu Gia, tỉnh Quảng Nam. Luận án Tiến sĩ Sinh học. Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế. Thành phố Huế. Betancur, R., Wiley, E. O., Arratia,G., Acero, A., Bailly, N., Miya, M., Lecointre, G. and Ortí,G.,2017. "Phylogenetic classification of bony fishes". BMC Evolutionary Biology, 40 pages. Bộ Khoa học và Công nghệ, 2007. Sách đỏ Việt Nam, Phần II - Động vật học.Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2008. Quyết định số 82/2008/QĐ-BNNPTNT, ngày 17/7/2008 về việc “Ban hành Danh mục các loài thuỷ sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển”. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2011. Thông tư số 01/2011/TT-BNNPTNT, ngày 05/11/2011về việc “Quy định về việc sửa đổi, bổ sung Danh mục các loài thuỷ sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển ban hành kèm theo Quyết định số 82/2008/QĐ-BNN ngày 17/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn”. Bộ Thuỷ sản, 1996. Nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội, 595 trang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 54, Số chuyên đề: Thủy sản (2018)(2): 7-18 18 Catalog of Fishes, 2018. Accessed on 10 May 2018. Available from ch/ichthyology/catalog/fishcatmain.asp Catalogue of Life, 2018. Accessed on 12 May 2018. Available from Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora (CITES), 2017.Appendices I, II and III. Accessed on 10 May 2018. Available from Eschmeyer, W. N. and Fong, J. D., 2018. Species of fishes by family/subfamily.Catalog of fishes.Accessed on 10 March 2018. Available from ch/ichthyology/catalog/SpeciesByFamily.asp Froese R. and Pauly D., 2017. Fishbase(version 6/2017). Accessed on 5 June 2018. Available from Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sĩ Vân, 2001. Cá nước ngọt Việt Nam, Tập 1, Họ cá Chép (Cyprinidae).Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội, 622 trang. Nguyễn Văn Hảo, 2005a. Cá nước ngọt Việt Nam, Tập II, Lớp cá sụn và bốn liên bộ của nhóm cá xương. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội, 760 trang. NguyễnVăn Hảo, 2005b. Cá nước ngọt Việt Nam, Tập III, Ba liên bộ của nhóm cá xương. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội, 759 trang. Kappas, I., Vittas, S., Pantzartzi, C. N., Drosopoulou, E. and Scouras, Z. G., 2016. "A Time-Calibrated Mitogenome Phylogeny of Catfish (Teleostei: Siluriformes)". PLoS ONE. 11(12): 16 pages. Kottelat, M., 2001a.Fishes of Laos. WHT publication. Printed in Srilanca by Gunaratne Offest Ltd, 198 pages. Kottelat, M., 2001b.Freshwater Fishes of Northern Viet Nam. Environment and Social Development Unit East Asia and Pacific Region. The World Bank, 184 pages. Kottelat, M., 2011. "Fishes of the Xe Kong drainage in Laos, especially from the Xe Kaman". WWF - Co-management of Freshwater Biodiversity in the Sekong Basin. Project funded by the Critical Ecosystem Partnership FUND (CEPF), 29 pages. Magurran, A. E., 2004. Measuring Biological Diversity. Blackwell Science Ltd.. Oxford. UK, pp. 172-173. Nelson, J. S., Grande, T. C. and Wilson, M. V. H., 2016.Fishes of the world, Fifth Edition. John wiley & Son, lnc..Hoboken. New Jersey. USA,380 pages. Pravdin I. F., (Người dịch Phạm Thị Minh Giang) 1961. Hướng dẫn nghiên cứu cá. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội, 278 trang. Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, 2008. Luật số 20/2008/QH12, ngày 13/11/2008 về việc ban hành “Luật Đa dạng sinh học”, ngày truy cập 04/06/2018. Địa chỉ: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen- Moi-truong/Luat-da-dang-sinh-hoc-2008-20- 2008-QH12-82200.aspx. Rainboth, W. J., 1996.Fishes of the Cambodian Mekong. Food and Agriculture Organization of The United Nation. Rome, 310 pages. TheIUCNRedListofThreatenedSpecies, 2017.Accessed on June 2018. Available from Yang, L., Sado, T., Hirt, M.V., Pasco-Viel, E., Arunachalam, M., Li, J., Wang, X., Freyhof, J., Saitoh, K., Simons, A.M. and Miya, M., 2015."Phylogeny and polyploidy: resolving the classification of Cyprinine fishes (Teleostei: Cypriniformes)". Molecular Phylogenetics and Evolution. 85: 97-116. Mai Đình Yên, 1978. Định loại cá nước ngọt các tỉnh phía Bắc Việt Nam.Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội, 387 trang.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdan_lieu_ve_thanh_phan_loai_ca_xuong_osteichthys_o_khu_bao_t.pdf