Thực tiễn quá trình lãnh đạo thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Đảng bộ tỉnh Tiền
Giang từ năm 2010 đến năm 2019 có thể đúc rút một số kinh nghiệm như sau:
- Cần phải nhận thức đúng và phát huy những thế mạnh của tỉnh trong quá trình thu
hút đầu tư. Dựa vào những lợi thế vốn có về điều kiện tự nhiên – xã hội, Đảng bộ tỉnh Tiền
Giang hoạch định những chính sách thu hút, trải thảm đỏ đón các nhà đầu tư. Với thế mạnh
của tỉnh, có thể thu hút vốn FDI vào các ngành dịch vụ, công nghiệp kĩ thuật cao; các dự án
ứng dụng công nghệ thông tin, vật liệu mới, sản xuất phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã
hội theo đúng định hướng mà Đảng bộ đã đề ra. Ngoài ra, tỉnh Tiền Giang cũng cần khuyến
khích thu hút vốn vào phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, sản xuất và chế biến nông
sản tạo sức bật cho kinh tế so với các tỉnh trong vùng.
- Đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư với nhiều chính sách ưu đãi hợp lí. Môi trường
đầu tư thuận lợi là một trong những yếu tố then chốt ảnh hưởng đến thu hút vốn FDI. Môi
trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn, có tính cạnh tranh cao sẽ có sức hấp dẫn đối với các
đối tác đầu tư mới, giữ chân đối tác hiện có. Nắm bắt được tầm quan trọng đó, Đảng bộ tỉnh
Tiền Giang tập trung chỉ đạo cải thiện môi trường đầu tư tăng tính cạnh tranh với các địa
phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đảng bộ tỉnh đã chú trọng nâng cao chất
lượng giáo dục ở các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, gắn kết giữa nhà trường với doanh
nghiệp nước ngoài nhằm tạo nguồn lao động có chất lượng.
- Chủ động liên kết với các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, Thành phố Hồ Chí
Minh. Tiền Giang đầu tư vào cơ sở hạ tầng đồng bộ về cầu, đường để kết nối với các tỉnh
như cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương, cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận,
Quốc lộ 1, Quốc lộ 30, Quốc lộ 50; các dự án như 864 nối dài từ Quốc lộ 30, đường vào
trung tâm Đồng Tháp Mười Đó là những điều kiện kết nối với Thành phố Hồ Chí Minh
và điểm đầu của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Để kết nối tốt, tỉnh Tiền Giang cần đẩy
mạnh vào các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, tạo điểm đột phá lan
tỏa liên kết nội vùng, liên kết vùng phù hợp với thế mạnh của Tiền Giang nói riêng và vùng
đồng bằng sông Cửu Long nói chung.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 286 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đảng bộ tỉnh Tiền Giang lãnh đạo thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 2010 đến năm 2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
Tập 18 Số 1 (2021): 187-194
HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION
JOURNAL OF SCIENCE
Vol. 18, No. 1 (2021): 187-194
ISSN:
1859-3100 Website:
187
Bài báo nghiên cứu*
ĐẢNG BỘ TỈNH TIỀN GIANG LÃNH ĐẠO THU HÚT ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2019
Phạm Mạnh Thắng*, Nguyễn Hồng Phương
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
*Tác giả liên hệ: Phạm Mạnh Thắng – Email: thangpm@hcmue.edu.vn
Ngày nhận bài: 02-11-2020; ngày nhận bài sửa: 02-12-2020; ngày duyệt đăng: 27-01-2021
TÓM TẮT
Trong thời kì Đổi mới, Đảng bộ tỉnh Tiền Giang xác định phát triển kinh tế đối ngoại là một
trong những nhiệm vụ quan trọng để thu hút có hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bài viết làm
rõ sự lãnh đạo thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Đảng bộ tỉnh Tiền Giang. Bằng phương pháp
nghiên cứu tài liệu, bài viết phục dựng một cách có hệ thống chủ trương và quá trình chỉ đạo thực
hiện thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và một số kinh nghiệm được rút ra từ năm 2010 đến năm
2019 của Đảng bộ tỉnh Tiền Giang. Những kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Tiền
Giang đã góp phần hình thành, mở rộng và hiện đại hóa các ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh
nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Từ khóa: đầu tư trực tiếp nước ngoài; hội nhập kinh tế quốc tế; lãnh đạo
1. Đặt vấn đề
Hội nhập kinh tế quốc tế đã tác động mạnh đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt
Nam. Trong xây dựng nền kinh tế thị trường ở nước ta, thành phần kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong việc chuyển giao công
nghệ, phương thức tổ chức quản lí, nguồn vốn đầu tư, góp phần cho sự phát triển kinh tế
– xã hội. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa IX của Đảng chỉ ra bài học
kinh nghiệm “phải chủ động mở cửa thị trường trong nước, kể cả thị trường dịch vụ, để thu
hút mạnh vốn đầu tư, công nghệ và kĩ năng quản lí tiên tiến, nâng cao hiệu quả, sức cạnh
tranh của nền kinh tế” (Vietnam Communist Party, 2013, p.685). Đặc biệt, Cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) nhấn
mạnh: “kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển” (Vietnam
Communist Party, 2013, p.737). Đây là nhận thức mới của Đảng về thành phần kinh tế có
vốn đầu tư nước ngoài, đó là sự khẳng định vị trí không thể thiếu của thành phần kinh tế này
trong nền kinh tế quốc dân.
Cite this article as: Pham Manh Thang, & Nguyen Hong Phuong (2021). Tien Giang provincial party
committee’s leadership in attracting foreign direct investment from 2010 to 2019. Ho Chi Minh City University
of Education Journal of Science, 18(1), 187-194.
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 18, Số 1 (2021): 187-194
188
Là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, với điều kiện tự nhiên – xã hội khá
thuận lợi, Tiền Giang đã trở thành địa điểm được các nhà đầu tư trong và ngoài nước chú ý.
Nắm bắt được tính tất yếu thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển kinh tế – xã hội của địa
phương, Đảng bộ tỉnh Tiền Giang đã đề ra chủ trương và chỉ đạo thực hiện phát triển cơ sở
hạ tầng, cải cách thủ tục hành chính và cải thiện môi trường đầu tư để tạo lợi thế cạnh tranh
với các địa phương khác trong vùng. Tiền Giang đã trở thành tỉnh thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài cao nhất của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
2. Giải quyết vấn đề
2.1. Chủ trương thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Đảng bộ tỉnh Tiền Giang từ
năm 2010 đến năm 2019
Để phát triển công nghiệp, Tiền Giang xác định rõ vai trò của việc thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài: “góp phần thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ
vào sản xuất, dịch vụ, phát triển mạnh những ngành sản xuất và dịch vụ có lợi thế, gắn với
phát triển những lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao” (Tien Giang Province People’s
Commutte, 2009, p.1).
Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986-
2010), Đảng bộ tỉnh Tiền Giang đề ra những chủ trương thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Báo
cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ khóa VIII đã chỉ ra những kinh nghiệm trong quá
trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài là cần phải chủ động phát huy nội lực của tỉnh, tranh thủ
ngoại lực và đẩy mạnh liên kết với các địa phương trong vùng và Thành phố Hồ Chí Minh.
Từ đó, Nghị quyết Đại hội IX (11 – 2010) đã đề ra những định hướng thu hút vốn FDI trong
5 năm (2010 – 2015) là: “Đẩy mạnh hơn nữa việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI),
hướng vào các ngành công nghiệp công nghệ cao, đảm bảo sức cạnh tranh của sản phẩm,
tăng tỉ lệ hàng hóa xuất khẩu vào thị trường khu vực và thế giới” (Tien Giang Provincial
Party Committee, 2010, p.7). Để thực hiện được định hướng đó, Nghị quyết Đại hội IX đưa
ra một số giải pháp như sau: Xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư thông thoáng, bình
đẳng, hài hòa lợi ích và phù hợp theo chủ trương của nhà nước; mở rộng quan hệ hợp tác
trong hoạt động đối ngoại theo phương châm đa dạng hóa, đa phương hóa, có lợi cho quảng
bá hình ảnh của Tiền Giang, thu hút đầu tư, xúc tiến thương mại.
Trong giai đoạn này, tình hình thế giới diễn biến phức tạp, chính trị có nhiều bất ổn,
kinh tế toàn cầu bị suy thoái, phục hồi chậm. Kinh tế trong nước duy trì được tốc độ tăng
trưởng theo kế hoạch, nhưng do những yếu kém vốn có của nền kinh tế chưa được giải quyết
căn bản nên đã tác động đến kết quả thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Trước thềm Đại
hội Đảng bộ lần thứ X, Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Nghị quyết
117/2015/NQ-HĐND tiếp tục đề ra một số định hướng, trong đó “Tiếp tục nghiên cứu sửa
đổi, bổ sung các chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư của tỉnh đối với doanh nghiệp nhất
là các dự án có công nghệ cao, thân thiện môi trường, sản phẩm có giá trị gia tăng cao” (Tien
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Phạm Mạnh Thắng và tgk
189
Giang provincial People’s Council, 2015, p.9). Đây có thể xem là vấn đề mà các địa phương
gặp phải khi tiến hành thu hút vốn FDI, bởi vì một số dự án đầu tư nước ngoài khi đưa vào
hoạt động chưa thực hiện tốt những quy định về môi trường, một số nơi môi trường ô nhiễm
gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái và cuộc sống của người dân.
Sau 5 năm (2010-2015) thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng bộ tỉnh đã đạt được
những kết quả quan trọng, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Bên cạnh nguyên
nhân khách quan thì còn có những nguyên nhân chủ quan như: chưa tận dụng và phát huy
lợi thế về địa lí, giao thông; thành viên của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và khu vực
đồng bằng sông Cửu Long; từ đó chỉ ra bài học kinh nghiệm là: cần có cơ chế, chính sách
tốt để thu hút nguồn lực con người, vốn, khoa học công nghệ. Đại hội Đảng bộ tỉnh Tiền
Giang lần thứ X (12/2015) đưa ra định hướng: “Phát triển thành phần có vốn đầu tư nước
ngoài, khuyến khích thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các ngành dịch vụ, công
nghiệp kĩ thuật cao, có hàm lượng chất xám và tạo ra giá trị gia tăng cao” (Tien Giang
Provincial Party Committee, 2015, p.92). Điểm nổi bật trong chủ trương thu hút vốn đầu tư
nước ngoài của Tiền Giang đó là định hướng lĩnh vực, ngành nghề như: các ngành dịch vụ,
công nghiệp kĩ thuật cao; các dự án ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, điện
tử, vật liệu mới và các ngành mà tỉnh có nhiều lợi thế cạnh tranh.
Như vậy, Đảng bộ tỉnh Tiền Giang đánh giá đúng vai trò của đầu tư trực tiếp nước
ngoài. Nếu như trước năm 2010, việc thu hút nguồn vốn FDI chưa thật sự được cụ thể thì
đến Đại hội IX (11/2010), Đảng bộ tỉnh Tiền Giang đã có định hướng: 1) khuyến khích thu
hút vào các ngành dịch vụ, công nghiệp kĩ thuật cao; 2) khuyến khích các nhà đầu tư từ tất
cả các nước và vùng lãnh thổ, nhất là các nhà đầu tư có tiềm năng lớn về tài chính và nắm
công nghệ nguồn từ các nước công nghiệp phát triển; 3) quan tâm nhiều hơn đến các nguồn
vốn đầu tư có chất lượng, chú trọng các dự án đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia; 4) thu
hút vốn vào các dự án cải thiện, nâng cao sức cạnh tranh xuất khẩu của tỉnh, đặc biệt của các
doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa công nghệ cao (Tien Giang Provincial Party Committee,
2010). Đây là sự đột phá mới về chủ trương định hướng lĩnh vực thu hút đầu tư của Đảng bộ
tỉnh phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri
thức mà Đảng và Nhà nước đã xác định.
2.2. Quá trình tổ chức thực hiện thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 2010 đến
năm 2019
Đảng bộ tỉnh Tiền Giang luôn có sự đoàn kết, quyết tâm trong chỉ đạo thực hiện. Với
những định hướng cụ thể về thu hút đầu tư nước ngoài, Đảng bộ tỉnh Tiền Giang chỉ đạo
thực hiện về cải cách thủ tục hành chính; chính sách ưu đãi đầu tư, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực
Về cải cách hành chính
Cải cách hành chính nhằm cải thiện môi trường đầu tư luôn được Đảng bộ tỉnh Tiền
Giang quan tâm và có những định hướng chỉ đạo. Đại hội IX (11/2010) xác định phương
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 18, Số 1 (2021): 187-194
190
hướng cụ thể là phải nâng cao chất lượng, hiệu quả theo nghị quyết Trung ương 5 khóa X;
thực hiện đồng bộ cải cách thể chế hành chính, cải cách tổ chức bộ máy, đổi mới nâng cao
chất lượng cán bộ, công chức và từng bước hiện đại hóa nền hành chính; thực hiện tốt cơ
chế một cửa, một cửa liên thông. Tiếp đó, Nghị quyết 02/2011/HĐND tiếp tục đề ra giải
pháp: “Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trên cơ sở khảo sát, tìm hiểu những vướng
mắc của người dân, doanh nghiệp; tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính ở các lĩnh vực
được nhân dân và doanh nghiệp quan tâm hoặc còn nhiều bức xúc, như đất đai, xây dựng,
đầu tư, đăng kí thành lập doanh nghiệp” (Tien Giang provincial People’s Council, 2011,
p.4). Nghị quyết số 117/2015/NQ-HĐND tiếp tục yêu cầu đẩy mạnh công tác cải cách hành
chính gắn với nâng cao chất lượng chính sách pháp luật, đơn giản hóa những thủ tục, ứng
dụng công nghệ thông tin trong hoạt động, cung cấp dịch vụ công và thực hiện chính phủ
điện tử nhằm từng bước tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp nước ngoài thực hiện
triển khai dự án đầu tư.
Để cụ thể hóa các chủ trương, UBND tỉnh Tiền Giang thực hiện chỉ đạo bằng cách ban
hành một số quyết định, bao gồm: Quyết định số 133/QĐ-UBND, Chỉ thị số 28/2014/CT-
UBND, Quyết định số 06/2014/QĐ, Quyết định số 07/2014/QĐ-UBND Các văn bản chỉ
đạo xác định mục tiêu nhằm tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi,
minh bạch để giảm chi phí và thời gian cho các doanh nghiệp. Để thực hiện mục tiêu đó,
UBND tỉnh đưa ra các biện pháp như cắt giảm các thủ tục nhất là lĩnh vực đất đai, đầu tư,
công khai và minh bạch các thủ tục bằng các biện pháp thiết thực, tăng cường đối thoại giữa
các cơ quan nhà nước với doanh nghiệp, đẩy mạnh hoạt động của cổng thông tin điện tử
nhằm hiện đại hóa hành chính với tỉ lệ 90% được thực hiện dưới dạng điện tử (Tien Giang
Province People’s Commutte (2012). Ngoài ra, tỉnh Tiền Giang cũng chú ý đến việc phân quyền
trong giải quyết thủ tục hành chính của các đơn vị trong chức năng, nhiệm vụ được giao, cơ
chế phối hợp giải quyết thủ tục một cách nhanh chóng, thuận lợi và đúng pháp luật.
Về chính sách ưu đãi
Để thu hút có hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thì cần có chính sách ưu
đãi đối với doanh nghiệp. Trong quá trình lãnh đạo thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài, Đảng bộ tỉnh Tiền Giang luôn đề ra yêu cầu cần phải có những chính sách khuyến
khích ưu đãi: “Xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư thật sự thông thoáng, bình đẳng,
hài hòa lợi ích và phù hợp theo chủ trương của Chính phủ” (Tien Giang Provincial Party
Committee, 2010, p.79). Do đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang đã thực hiện chỉ đạo ban
hành một số văn bản: Quyết định số 53/2016/QĐ-UBND, Quyết định số 41/2017/QĐ-
UBND Các chính sách ưu đãi như miễn giảm tiền thuê đất, mặt nước trong các lĩnh vực
đầu tư ưu đãi của tỉnh; các ưu đãi về thuế suất, thuế doanh nghiệp với các doanh nghiệp ứng
dụng công nghệ cao, lĩnh vực bảo vệ môi trường, nông nghiệp, nông thôn. Việc thực hiện
nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn sẽ tạo thêm động lực, niềm tin cho các doanh nghiệp nước
ngoài khi chọn Tiền Giang là địa điểm đầu tư.
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Phạm Mạnh Thắng và tgk
191
Về phát triển nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực được xem là yếu tố quyết định trực tiếp đến quá trình thu hút đầu tư
của tỉnh Tiền Giang. Vì thế, vấn đề về phát triển nguồn nhân lực luôn được quan tâm hàng
đầu và được định hướng phát triển cụ thể: “Thực hiện tốt việc đào tạo nguồn nhân lực, tăng
cường đào tạo nghề công nhân bậc cao các ngành hàn, tiện, điện, cơ khí công nhân các
ngành kĩ thuật công nghệ cao để cung cấp nguồn lao động cho doanh nghiệp” (Tien Giang
Provincial Party Committee, 2010, p.79). Nghị quyết Đại hội IX của Đảng bộ tỉnh đưa ra
các giải pháp: “Thu hút đầu tư xây dựng các trường, cơ sở đào tạo với trang thiết bị hiện đại;
tăng cường liên kết, phối hợp với các cơ sở đào tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh, Trung ương
và các địa phương khác để nâng cao trình độ, chất lượng và số lượng đội ngũ cán bộ, lực
lượng lao động kĩ thuật lành nghề” (Tien Giang Provincial Party Committee, 2010, p.79).
Nghị quyết Đại hội X (12/2015) tiếp tục khẳng định: “Quan tâm, tạo điều kiện tốt cho việc
phát triển nguồn nhân lực trong, ngoài tỉnh và nước ngoài, nhất là đào tạo, thu hút nguồn
nhân lực chất lượng cao” (Tien Giang Provincial Party Committee, 2015, p.171). Để thực
hiện tốt chủ trương phát triển nguồn nhân lực mà Đảng bộ đề ra, Ủy ban nhân dân đã phối
hợp cùng các sở, ban, ngành thực hiện ban hành một số văn bản chỉ đạo, như: Quyết định số
35/2014/QĐ-UBND, Quyết định số 19/2015/QĐ-UBND triển khai cơ chế, chính sách hợp
tác với một số tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh
như kí kết thỏa thuận hợp tác với Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh trên các
lĩnh vực đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
2.3. Một số nhận xét và kinh nghiệm
Quán triệt chủ trương phát triển kinh tế đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhận
thức rõ vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Đảng bộ tỉnh Tiền Giang đã chủ động đề
ra quan điểm phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Vì thế, nguồn vốn đầu tư tăng đều theo từng
năm, đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội góp phần đẩy mạnh quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa của tỉnh Tiền Giang đang diễn ra.
Xét về số vốn dự án: Từ năm 2010 đến năm 2019, toàn tỉnh thu hút được 107 dự án
với tổng số vốn FDI đăng kí là 1886,2 triệu USD. Tính đến ngày 31/12/2019, “có 117 dự án
còn hiệu lực với tổng số vốn đăng kí khoảng 2359,1 triệu USD” (Tien Giang Statistics
Department, 2019, p.105-106).
Xét về lĩnh vực đầu tư: Thực hiện đầu tư vào 6 lĩnh vực của tỉnh, trong đó tập trung
nhiều nhất là “lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút được 105 dự án với tổng số
vốn đăng kí là 2172,8 triệu USD chiếm 92,06% tổng số vốn đầu tư đăng kí. Đứng thứ 2 là
lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản với số vốn đăng kí là 100 triệu USD chiếm
4,23% tổng số vốn đầu tư đăng kí” (Tien Giang Statistics Department, 2019, p.106-107);
tiếp theo, lần lượt là dịch vụ lưu trú và ăn uống; vận tải, kho bãi; nông nghiệp, lâm nghiệp
và thủy sản.
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 18, Số 1 (2021): 187-194
192
Xét về đối tác đầu tư: Trong năm 2019, có 21 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực
tiếp vào Tiền Giang. Trung Quốc là quốc gia đứng đầu với 751,4 triệu USD chiếm 31,85%.
Vị trí thứ 2 là Hongkong với 511,5 triệu USD, chiếm 21,68% tổng số vốn đầu tư đăng kí.
Đứng thứ 3 là Hàn Quốc với 398,5 triệu USD, chiếm 16,89% tổng số vốn đầu tư đăng kí.
Kế đến là Malaysia, Đài Loan, Anh và Singapore (Tien Giang Statistics Department,
2019)
Tuy nhiên, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh vẫn còn tồn tại một số hạn chế,
như: Công nghệ được chuyển giao vào tỉnh chưa thực sự hiện đại làm cho sự lan tỏa công
nghệ chưa thực sự hiệu quả; các doanh nghiệp chủ yếu ở các ngành, lĩnh vực sử dụng nhiều
lao động phổ thông, chi phí nhân công thấp; các doanh nghiệp chủ yếu là gia công, lắp ráp,
nguyên vật liệu chủ yếu nhập ngoại, trong khi tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp thì trong giai
đoạn này thì chỉ thu hút được khá khiêm tốn. Công tác phòng ngừa, kiểm soát, bảo vệ môi
trường của một số doanh nghiệp chưa tốt và trình độ quản lí của cơ quan nhà nước tại địa
phương còn hạn chế
Thực tiễn quá trình lãnh đạo thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Đảng bộ tỉnh Tiền
Giang từ năm 2010 đến năm 2019 có thể đúc rút một số kinh nghiệm như sau:
- Cần phải nhận thức đúng và phát huy những thế mạnh của tỉnh trong quá trình thu
hút đầu tư. Dựa vào những lợi thế vốn có về điều kiện tự nhiên – xã hội, Đảng bộ tỉnh Tiền
Giang hoạch định những chính sách thu hút, trải thảm đỏ đón các nhà đầu tư. Với thế mạnh
của tỉnh, có thể thu hút vốn FDI vào các ngành dịch vụ, công nghiệp kĩ thuật cao; các dự án
ứng dụng công nghệ thông tin, vật liệu mới, sản xuất phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã
hội theo đúng định hướng mà Đảng bộ đã đề ra. Ngoài ra, tỉnh Tiền Giang cũng cần khuyến
khích thu hút vốn vào phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, sản xuất và chế biến nông
sản tạo sức bật cho kinh tế so với các tỉnh trong vùng.
- Đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư với nhiều chính sách ưu đãi hợp lí. Môi trường
đầu tư thuận lợi là một trong những yếu tố then chốt ảnh hưởng đến thu hút vốn FDI. Môi
trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn, có tính cạnh tranh cao sẽ có sức hấp dẫn đối với các
đối tác đầu tư mới, giữ chân đối tác hiện có. Nắm bắt được tầm quan trọng đó, Đảng bộ tỉnh
Tiền Giang tập trung chỉ đạo cải thiện môi trường đầu tư tăng tính cạnh tranh với các địa
phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đảng bộ tỉnh đã chú trọng nâng cao chất
lượng giáo dục ở các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, gắn kết giữa nhà trường với doanh
nghiệp nước ngoài nhằm tạo nguồn lao động có chất lượng.
- Chủ động liên kết với các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, Thành phố Hồ Chí
Minh. Tiền Giang đầu tư vào cơ sở hạ tầng đồng bộ về cầu, đường để kết nối với các tỉnh
như cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương, cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận,
Quốc lộ 1, Quốc lộ 30, Quốc lộ 50; các dự án như 864 nối dài từ Quốc lộ 30, đường vào
trung tâm Đồng Tháp Mười Đó là những điều kiện kết nối với Thành phố Hồ Chí Minh
và điểm đầu của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Để kết nối tốt, tỉnh Tiền Giang cần đẩy
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Phạm Mạnh Thắng và tgk
193
mạnh vào các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, tạo điểm đột phá lan
tỏa liên kết nội vùng, liên kết vùng phù hợp với thế mạnh của Tiền Giang nói riêng và vùng
đồng bằng sông Cửu Long nói chung.
3. Kết luận
Trong suốt quá trình lãnh đạo thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ
năm 2010 đến năm 2019, Đảng bộ tỉnh Tiền Giang luôn nhận thức rõ vai trò nguồn vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài. Từ đó, Đảng bộ tỉnh Tiền Giang đề ra chủ trương, xác định đúng
lĩnh vực ưu tiên, đẩy mạnh tổ chức chỉ đạo thực hiện nhằm xây dựng môi trường đầu thông
thoáng, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh. Từ năm 2011 đến năm 2019, Tiền Giang đã
đạt được những kết quả thu hút đầu tư tích cực, đây có thể xem là giai đoạn bứt phá chưa
từng có ở tỉnh, khai thác tốt tiềm năng, là nguồn lực to lớn thúc đẩy sự phát triển kinh tế –
xã hội của Tiền Giang. Điều đó khẳng định tính đúng đắn của chủ trương và sự quyết tâm
trong chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ tỉnh Tiền Giang.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tien Giang Statistics Department (2019). Nien giam thong ke nam 2019 [Statistical Yearbook]. Tien
Giang Statistics Department Office.
Tien Giang Provincial Party Committee (2001). Van kien Dai hoi dai bieu Dang bo tinh Tien Giang
lan thu VII [Document of the VIIth Tien Giang Provincial Party Committee Congress of
Delegates]. Tien Giang: Provincial Party Committee Office.
Tien Giang Provincial Party Committee (2005). Van kien Dai hoi dai bieu Dang bo tinh Tien Giang
lan thu VIII [Document of the VIIIth Tien Giang Provincial Party Committee Congress of
Delegates]. Tien Giang: Provincial Party Committee Office.
Tien Giang Provincial Party Committee (2010). Van kien Dai hoi dai bieu Dang bo tinh Tien Giang
lan thu IX [Document of the IXth Tien Giang Provincial Party Committee Congress of
Delegates]. Tien Giang: Provincial Party Committee Office.
Tien Giang Provincial Party Committee (2015). Van kien Dai hoi dai bieu Dang bo tinh Tien Giang
lan thu X [Document of the Xth Tien Giang Provincial Party Committee Congress of
Delegates]. Tien Giang: Provincial Party Committee Office.
Tien Giang Province People’s Commutte (2012). Quyet đinh so 133/ 2012/QĐ-UBND ve ban hanh
chương trinh tong the cai cach hanh chinh nha nuoc cua Tinh Tien Giang giai doan 2011-
2020 [Decision No. 133/2012 /UB-UBND promulgating the master program on state
administrative reform of Tien Giang province for the period 2011-2020]. Tien Giang:
Province People’s Commutte Office.
Tien Giang Province People’s Commutte (2014). Quyet đinh so 35/ 2014/QĐ-UBND ve ban hanh
quy dinh ve chinh sach dao tao, boi duong can bo, cong chuc va thu hut nguon nhan luc cua
Tuyên bố về quyền lợi: Các tác giả xác nhận hoàn toàn không có xung đột về quyền lợi.
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 18, Số 1 (2021): 187-194
194
tinh Tien Giang [Decision No. 35/2014 / UB-UBND promulgating the regulations on training
and retraining policies for cadres and civil servants and attracting human resources in Tien
Giang]. Tien Giang: Province People’s Commutte Office.
Tien Giang Provincial People’s Council (2011). Nghi quyet so 02/2011/NQ-HĐND ve ke hoach phat
trien kinh te – xa hoi 5 năm 2011-2015. [Resolution No.02/2011/NQ-HĐND on socical –
economic development plan for 5 years (2011-2015)]. Tien Giang: Provincial People’s
Council Office.
Tien Giang Provincial People’s Council (2015). Nghi quyet so 117/2015/NQ-HĐND ve ke hoach
phat trien kinh te – xa hoi 5 năm 2016-2020 [Resolution No.117/2015/NQ-HĐND on socical
– economic development plan for 5 years (2016-2020)]. Tien Giang: Provincial People’s
Council Office.
Vietnam Communist Party (2013). Van kien Dang thoi ki Doi Moi va hoi nhap [Document of the VI,
VII, VIII, IX, X, XI National Congress of Delegates]. Hanoi: National Political Publishing
House.
TIEN GIANG PROVINCIAL PARTY COMMITTEE’S LEADERSHIP IN ATTRACTING
FOREIGN DIRECT INVESTMENT FROM 2010 TO 2019
Pham Manh Thang*, Nguyen Hong Phuong
Ho Chi Minh City University of Education, Vietnam
*Corresponding author: Pham Manh Thang – Email: thangpm@hcmue.edu.vn
Received: November 02, 2020; Revised: December 02, 2020; Accepted: January 27, 2021
ABSTRACT
During “Doi moi”, the Communist Party Committee of Tien Giang province determined that
an international economic development would play a significant responsibility to attract Foreign
Direct Investment (FDI) effectively. This study clarifies the leadership of Tien Giang province in this
attempt. Using documentation, this paper reports systematically on the mission as well as
organizational process of the province as regards FDI. The experiences of the province from 2010
to 2019 were reported in this paper. The FDI results for Tien Giang province have contributed to
the formation, expansion and modernization of production and business sectors and fields of the
province, which has contributed to speeding up the process of economic restructuring towards
industrialization and modernization of the province.
Keywords: FDI; international economic integration; leadership
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dang_bo_tinh_tien_giang_lanh_dao_thu_hut_dau_tu_truc_tiep_nu.pdf