Tuy nhiên, việc EU “rút thẻ vàng”
cũng là cơ hội để Việt Nam có thể thực hiện
quyết liệt hơn các biện pháp ngăn ngừa IUU
Fishing, hướng tới mục tiêu phát triển bền
vững. Trước mắt, để “gỡ dần” thẻ vàng của
EU, hàng tháng, Việt Nam sẽ công bố công
khai danh sách tàu cá và chủ tàu vi phạm
khai thác IUU Fishing, tổ chức lại hoạt động
chứng nhận, xác nhận nguyên liệu khai thác
đảm bảo tính chính xác và kiểm tra chéo
thông tin Về lâu dài, Việt Nam cần nghiên
cứu để tham gia các điều ước quốc tế có liên
quan như Hiệp định Thực thi các điều khoản
của UNCLOS về bảo tồn và quản lý các
đàn cá lưỡng cư và di cư xa của Liên hiệp
quốc năm 1995, Hiệp định về Các biện pháp
của quốc gia có cảng trong việc ngăn ngừa,
chấm dứt và loại bỏ IUU Fishing của FAO
năm 2009; tiếp tục hoàn thiện pháp luật
phù hợp với các cam kết tại các điều ước
quốc tế mà Việt Nam đã và sẽ tham gia. Việt
Nam cần có các biện pháp quản lý đội tàu
và khả năng khai thác dựa trên những đánh
giá đúng đắn về nguồn lợi và trữ lượng loài
nhằm giảm thiểu tác hại của hoạt động khai
thác quá mức. Ngoài ra, Việt Nam cần thực
hiện tốt hơn trách nhiệm của quốc gia mang
cờ trong việc quản lý và thanh, kiểm tra các
tàu khai thác mang cờ Việt Nam; cần sửa
đổi và hoàn thiện hệ thống chứng nhận khai
thác hải sản và quy trình/cơ chế chứng nhận
để đáp ứng được các yêu cầu của thị trường
nhập khẩu về truy xuất nguồn gốc hải sản
khai thác, quy định các cảng chỉ định cho
phép tàu nước ngoài cập cảng, chuyển tải
hàng hải sản.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 236 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không được kiểm soát và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM*
Nguyễn Thị Kim Ngân*
* TS. Khoa Pháp luật Quốc tế Trường Đại học Luật Hà Nội.
Tóm tắt:
Đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không được kiểm
soát (IUU Fishing) là hoạt động đánh bắt cá của tàu thuyền mà
chưa có sự cho phép hoặc đã cho phép nhưng vi phạm các quy
định về đánh bắt. IUU Fishing có ảnh hưởng tiêu cực tới lợi ích
của quốc gia ven biển cũng như lợi ích chung của cộng đồng quốc
tế. Các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đang có các
nỗ lực để ngăn ngừa, chấm dứt, loại bỏ tình trạng IUU Fishing.
Abstract:
Illegal, unreported and unregulated fishing (IUU Fishing) is a
fishing activity by the vessels without permission or permission
but in violation of fishing regulations. IUU Fishing provides
negative impacts on the interests of the coastal countries as
well as the common interests of the international community.
Several countries in all over the world, including Vietnam, are
making efforts to prevent, stop and dismiss IUU Fishing.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: đánh bắt cá bất hợp pháp, luật
quốc tế về đánh cá trên biển, IUU Fishing
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 02/02/2018
Biên tập: 07/03/2018
Duyệt bài: 12/03/2018
Article Infomation:
Keywords: Illegal Fishing, International
Law of Fisheries, IUU Fishing
Article History:
Received: 02 Feb. 2018
Edited: 07 Mar. 2018
Approved: 12 Mar. 2018
ĐÁNH BẮT CÁ BẤT HỢP PHÁP, KHÔNG CÓ BÁO CÁO VÀ KHÔNG ĐƯỢC KIỂM SOÁT
* Bài viết này được thực hiện trong khuôn khổ đề tài của Trường Đại học Luật Hà Nội, Bảo hộ công dân trong pháp luật
quốc tế và pháp luật một số quốc gia – Kinh nghiệm cho Việt Nam (thực hiện năm 2017-2018)..
1. Một số khía cạnh pháp lý quốc tế về
hoạt động đánh bắt cá trên biển
a. Hoạt động đánh bắt cá theo quy
định của Công ước Liên hiệp quốc về Luật
Biển năm 1982
Theo quy định của Công ước
Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982
(UNCLOS), các quốc gia ven biển có chủ
quyền, quyền chủ quyền trong các vùng biển
như nội thuỷ, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải,
đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Trong các
vùng biển này, quyền khai thác tài nguyên
thiên nhiên, trong đó có nguồn tài nguyên
cá, là một trong những nội dung của chủ
quyền và quyền chủ quyền của quốc gia
ven biển.
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
17Số 6(358) T3/2018
- Ở vùng nội thuỷ và lãnh hải, xuất
phát từ chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ,
mọi hoạt động liên quan đến khai thác, quản
lý hay bảo tồn nguồn tài nguyên cá sẽ thuộc
thẩm quyền của quốc gia ven biển. Điều 19
UNCLOS quy định tàu thuyền nước ngoài
được “đi qua không gây hại” trong lãnh hải
của quốc gia ven biển và không được tiến
hành một số hoạt động trong đó có hoạt
động đánh bắt cá.
- Ở vùng đặc quyền kinh tế (bao trùm
lên cả vùng tiếp giáp lãnh hải), quốc gia
ven biển có các quyền chủ quyền đối với
các nguồn tài nguyên sinh vật, trong đó có
nguồn tài nguyên cá theo quy định tại Điều
56 UNCLOS. Quyền chủ quyền của quốc gia
ven biển đối với nguồn tài nguyên sinh vật
trong vùng đặc quyền kinh tế liên quan đến
các nội dung sau: bảo tồn nguồn tài nguyên
sinh vật; khai thác nguồn tài nguyên sinh
vật; thi hành các luật và quy định của quốc
gia ven biển1.
- Ở thềm lục địa, đối với các sinh vật
thuộc loài định cư, quốc gia ven biển cũng có
quyền chủ quyền trong thăm dò và khai thác
các tài nguyên này2.
Ngoài các quy định về đánh bắt cá
trong các vùng biển thuộc chủ quyền và
quyền chủ quyền quốc gia, UNCLOS còn
quy định về hoạt động đánh bắt cá trên vùng
biển quốc tế. Ở vùng biển này, tất cả các
quốc gia đều được hưởng quyền tự do biển
cả với các nội dung bao gồm cả quyền tự do
đánh bắt cá3. Hoạt động đánh bắt cá trong
vùng biển quốc tế được sự điều chỉnh của
pháp luật quốc gia mà tàu treo cờ4 và các
quy định của pháp luật quốc tế. UNCLOS
đồng thời quy định nghĩa vụ của quốc gia
phải tự mình, hoặc hợp tác với các quốc gia
khác, để xác định các biện pháp cần thiết
1 Điều 61, Điều 62 và Điều 73 UNCLOS.
2 Điều 68 và Điều 77 UNCLOS.
3 Điều 87 UNCLOS.
4 Khoản 1 Điều 94 UNCLOS.
5 Điều 117, Điều 118 và Điều 119 UNCLOS.
nhằm bảo tồn tài nguyên sinh vật của biển
quốc tế, trong đó có tài nguyên cá5.
b. Hoạt động đánh bắt cá theo các
thoả thuận quốc tế khác
Ngoài UNCLOS, các quốc gia cũng
đã ký kết các thoả thuận quốc tế điều chỉnh
hoạt động đánh bắt cá trên biển như Bộ Quy
tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm của Tổ
chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO) năm
1993, Hiệp định Thực thi các điều khoản của
UNLOS về bảo tồn và quản lý các đàn cá
lưỡng cư và di cư xa của Liên hiệp quốc năm
1995, Hiệp định về Các biện pháp của quốc
gia có cảng trong việc ngăn ngừa, chấm dứt
và loại bỏ đánh bắt cá bất hợp pháp của FAO
năm 2009... Hoạt động đánh bắt cá của các
quốc gia thành viên trong các trường hợp
này phải tuân thủ quy định của các thoả
thuận đó.
Các quốc gia còn ký kết nhiều thoả
thuận khai thác chung nghề cá, qua đó xác
lập cơ chế thích hợp để cùng khai thác, quản
lý và bảo tồn nguồn tài nguyên cá trên các
vùng biển. Có thể kể đến một số thoả thuận
khai thác chung nghề cá như Hiệp định nghề
cá Hàn Quốc - New Zealand năm 1978,
Hiệp định nghề cá Nhật Bản - Australia năm
1968, Hiệp định hợp tác nghề cá Việt Nam
- Trung Quốc năm 2000 Các thoả thuận
khai thác chung nghề cá thực chất là nhằm
hợp nhất ngư trường, hợp tác quản lý việc
khai thác (đánh giá trữ lượng và xác định
khả năng cho phép khai thác, quy định công
cụ đánh bắt, xử lý các hành vi khai thác trái
phép) để bảo tồn và phát triển nguồn tài
nguyên sinh vật. Trong các thoả thuận khai
thác chung cũng đề cập đến các vấn đề liên
quan như khu vực, thời hạn, đối tượng khai
thác, cơ chế khai thác chung, phân chia lợi
nhuận
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
18 Số 6(358) T3/2018
Như vậy, tính hợp pháp của một hoạt
động đánh bắt cá trên biển được xác định
dựa trên UNCLOS, các điều ước quốc tế về
đánh cá ký kết giữa các quốc gia và các quy
định có liên quan của quốc gia ven biển. Các
hoạt động đánh bắt không tuân thủ các quy
định này có thể bị coi là hoạt động đánh bắt
cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không
được kiểm soát.
2. Hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp,
không có báo cáo và không được kiểm
soát
Trong tài liệu Chương trình hành động
quốc tế để ngăn ngừa, chấm dứt và loại bỏ
hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không
có báo cáo và không được kiểm soát (IPOA-
IUU)6, FAO đã giải thích đánh bắt cá bất hợp
pháp, không có báo cáo và không được kiểm
soát (Illegal, Unreported and Unregulated
Fishing - IUU Fishing) là những hoạt động
đánh bắt cá của tàu thuyền (bao gồm cả tàu
thuyền nước ngoài và tàu thuyền của quốc
gia ven biển) mà chưa có sự cho phép hoặc
đã cho phép nhưng vi phạm các quy định
về đánh bắt cá. IUU Fishing có thể xảy ra
tại vùng biển thuộc thẩm quyền tài phán của
một quốc gia hoặc tại các vùng biển được
quản lý bởi các tổ chức quản lý nghề cá khu
vực. IUU Fishing bao gồm 3 nhóm hành vi
là đánh bắt cá bất hợp pháp (Illegal Fishing),
đánh bắt cá không có báo cáo (Unreported
Fishing) và đánh bắt cá không được kiểm
soát (Unregulated Fishing), trong đó:
- Đánh bắt cá bất hợp pháp muốn đề
cập đến các hoạt động đánh bắt: (i) được
thực hiện bởi tàu quốc gia hoặc tàu nước
ngoài trong vùng biển thuộc thẩm quyền tài
phán của quốc gia mà không có sự cho phép
của quốc gia hoặc trái với pháp luật và quy
định của quốc gia; hoặc (ii) được thực hiện
bởi tàu treo cờ của các quốc gia là thành viên
của một tổ chức quản lý nghề cá khu vực
6 International Plan of Action to Prevent, Deter and Eliminate Illegal, Unreported and Unregulated Fishing. Nguồn http://
www.fao.org/3/a-y1224e.pdf truy cập ngày 30/12/2017.
nhưng đã có hành vi vi phạm các quy định
về quản lý và bảo tồn đã được tổ chức đó
thông qua và có giá trị ràng buộc các quốc
gia, hoặc các quy định có liên quan có thể
áp dụng của pháp luật quốc tế; hoặc (iii) vi
phạm pháp luật quốc gia hoặc các nghĩa vụ
quốc tế, bao gồm cả những cam kết của quốc
gia hợp tác với một tổ chức quản lý nghề cá
khu vực có liên quan.
- Đánh bắt cá không báo cáo muốn
đề cập đến các hoạt động đánh bắt: (i) chưa
được báo cáo, hoặc đã được báo cáo sai với
cơ quan có thẩm quyền của quốc gia, trái với
pháp luật và quy định của quốc gia; hoặc (ii)
được thực hiện trong khu vực thuộc thẩm
quyền của một tổ chức quản lý nghề cá khu
vực nhưng không được báo cáo hoặc đã
được báo cáo sai, trái với thủ tục báo cáo
của tổ chức.
- Đánh bắt cá không được kiểm soát
muốn đề cập đến các hoạt động đánh bắt:
(i) được thực hiện trong khu vực thuộc thẩm
quyền của một tổ chức quản lý nghề cá khu
vực bởi tàu không quốc tịch, hoặc bởi tàu
treo cờ của quốc gia không phải là thành
viên của tổ chức, hoặc bởi một thực thể nghề
cá theo cách thức không phù hợp hoặc trái
với các quy định về bảo tồn và quản lý của tổ
chức đó; hoặc (ii) được thực hiện trong khu
vực hoặc với đàn cá chưa có quy định về bảo
tồn hoặc quản lý phù hợp và khi các hoạt
động đánh bắt được thực hiện theo cách thức
không phù hợp với trách nhiệm của quốc gia
trong việc bảo tồn nguồn tài nguyên sinh vật
biển theo quy định chung của luật quốc tế.
IUU Fishing có ảnh hưởng tiêu cực
tới lợi ích của quốc gia ven biển cũng như
lợi ích chung của cộng đồng quốc tế. IUU
Fishing làm giảm sút trực tiếp giá trị đánh bắt
mà quốc gia ven biển có thể thực hiện. Các
nguồn số liệu của Liên minh châu Âu (EU)
ước tính, hoạt động đánh bắt cá IUU Fishing
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
19Số 6(358) T3/2018
chiếm tới 19% tổng sản lượng cá đánh bắt
trên thế giới hàng năm, tương đương 10 tỷ
Euro7. IUU Fishing ảnh hưởng đến đa dạng
sinh học và làm mất cân bằng hệ sinh thái.
IUU Fishing phá huỷ các hệ sinh thái biển
và các loài dễ bị tổn thương như rạn san hô,
rùa biển và chim biển; gia tăng áp lực đối
với các loài cá nguy cấp. Việc đánh bắt IUU
Fishing trực tiếp ảnh hưởng đến số lượng,
chủng loại của các loài cá.
Để ngăn ngừa, chấm dứt và loại bỏ
IUU Fishing, ở cấp độ toàn cầu, FAO đã
xây dựng một Chương trình hành động quốc
tế (IPOA-IUU) vào năm 2001. IPOA-IUU
được xây dựng trong khuôn khổ pháp lý của
Bộ Quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm
của FAO năm 19958. IPOA-IUU là một văn
kiện mang tính tự nguyện áp dụng cho các
quốc gia, các thực thể và ngư dân. IPOA-
IUU xác định mục tiêu và nguyên tắc thực
hiện các biện pháp để ngăn ngừa, chấm dứt
và loại bỏ IUU Fishing. IPOA-IUU trước
hết tập trung vào trách nhiệm của tất cả các
quốc gia, trong đó có trách nhiệm của quốc
gia tàu treo cờ, quốc gia ven biển, quốc gia
có cảng biển; tiếp đến là các biện pháp liên
quan đến thị trường, vấn đề nghiên cứu và
các tổ chức quản lý nghề cá khu vực9. Để xác
lập các nghĩa vụ mang tính ràng buộc pháp
lý đối với các quốc gia, năm 2009, Hiệp định
về Các biện pháp của quốc gia có cảng trong
việc ngăn ngừa, chấm dứt và loại bỏ IUU
Fishing đã được FAO thông qua. Hiệp định
này được coi là bước đột phá chống nạn khai
thác trái phép, theo đó các quốc gia có cảng
sẽ không cho phép tàu đánh bắt cá trái phép
cập cảng của quốc gia mình, qua đó ngăn
chặn các nguồn hải sản trái phép đưa vào thị
trường quốc tế. Hiệp định sẽ chính thức có
7 Nguồn
truy cập ngày 16/1/2018
8 Code of Conduct for Responsible Fisheries. Nguồn truy cập ngày 16/1/2018
9 International Plan of Action to Prevent, Deter and Eliminate Illegal, Unreported and Unregulated Fishing. Nguồn http://
www.fao.org/3/a-y1224e.pdf, truy cập ngày 30/12/2017.
10 Groundbreaking Treaty on Illegal Fishing Approved. Nguồn:
truy cập ngày 30/12/2017.
hiệu lực khi được 25 quốc gia phê chuẩn10.
Ở cấp độ khu vực, năm 2008, EU cũng
đã ban hành Quy định về IUU Fishing. Ngoài
nguyên tắc chung, Quy định về IUU Fishing
của EU đề cập đến các vấn đề: (i) đăng ký
đánh bắt cá của tàu thuyền quốc gia không
là thành viên EU; (ii) xuất nhập khẩu các
sản phẩm thuỷ sản, theo đó mọi hoạt động
thương mại các sản phẩm thuỷ sản có được
từ IUU Fishing đều bị nghiêm cấm; (iii) biện
pháp cưỡng chế, trừng phạt các trường hợp
vi phạm nghiêm trọng, có dính líu hoặc hậu
thuẫn hoạt động IUU Fishing; (vi) hợp tác
quốc tế trong ngăn ngừa, chấm dứt và loại
bỏ IUU Fishing
Trên cơ sở các quy định của pháp luật
quốc tế, cơ chế ngăn ngừa, chấm dứt và loại
bỏ IUU Fishing đã dần được định hình rõ nét
cả ở cấp độ toàn cầu và khu vực. Đây là kết
quả của sự nỗ lực hợp tác giữa các quốc gia
hướng tới bảo vệ các lợi ích chung của cộng
đồng cũng như lợi ích hợp pháp của quốc
gia ven biển đối với các nguồn tài nguyên
cá trong các vùng biển thuộc chủ quyền và
quyền chủ quyền của quốc gia cũng như trên
các vùng biển quốc tế.
3. Một số vấn đề đặt ra đối với Việt Nam
trước các hoạt động đánh bắt cá bất hợp
pháp, không có báo cáo và không được
kiểm soát
a. Hoạt động đánh bắt cá bất hợp
pháp của tàu thuyền nước ngoài trong các
vùng biển Việt Nam
Hoạt động đánh bắt của tàu cá nước
ngoài trong vùng biển Việt Nam được điều
chỉnh bởi Luật Biển Việt Nam năm 2012,
Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Luật
Tài nguyên môi trường biển và hải đảo
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
20 Số 6(358) T3/2018
năm 2015, đặc biệt là Luật Thuỷ sản năm
2017. Theo quy định của Luật Thuỷ sản
năm 2017, tổ chức, cá nhân nước ngoài có
tàu được cấp phép hoạt động thủy sản trong
vùng biển Việt Nam khi đáp ứng các điều
kiện nhất định như: (i) thực hiện trên cơ sở
thỏa thuận quốc tế; (ii) có giấy phép của
quốc gia có tàu; (iii) có Giấy chứng nhận
đăng ký đầu tư hoặc có dự án hợp tác do
Việt Nam cấp; (iv) có thiết bị giám sát hành
trình theo quy định...11.
Hành vi được coi là khai thác bất hợp
pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam
bao gồm: khai thác không có giấy phép; khai
thác trong vùng cấm khai thác, trong thời
gian cấm khai thác; khai thác loài có kích
thước nhỏ hơn quy định; sử dụng nghề, ngư
cụ khai thác bị cấm; khai thác thủy sản trái
phép trong vùng biển thuộc quyền quản lý
của tổ chức quản lý nghề cá khu vực, quốc
gia và vùng lãnh thổ khác; không trang bị
hoặc trang bị không đầy đủ hoặc không vận
hành thiết bị thông tin liên lạc và thiết bị
giám sát hành trình theo quy định...12.
Khi có hoạt động đánh bắt của tàu
thuyền nước ngoài trong các vùng biển Việt
Nam, các cơ quan chức năng của Việt Nam
có quyền kiểm tra, kiểm soát; nếu phát hiện
hành vi vi phạm thì xử lý vi phạm hành
chính, buộc người và phương tiện nước
ngoài chấm dứt hành vi vi phạm, rời khỏi
vùng nước đang hoạt động hoặc rời khỏi
vùng biển Việt Nam; bắt, giữ người và
phương tiện phạm pháp quả tang, lập biên
bản xử lý theo thẩm quyền theo quy định
của pháp luật Việt Nam13. Các biện pháp xử
lý tàu thuyền vi phạm đã được vụ thể hoá
trong Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ
sung năm 2017, Nghị định số 103/2013/NĐ-
11 Điều 55 Luật Thuỷ sản Việt Nam năm 2017.
12 Điều 60 Luật Thuỷ sản Việt Nam năm 2017.
13 Điều 11 Pháp lệnh Cảnh sát biển năm 2008, Điều 8 Nghị định số 102/2012/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của
Kiểm ngư.
14 Nguồn
html, truy cập ngày 22/1/2018
CP ngày 12/9/2013 về xử phạt vi phạm hành
chính trong hoạt động thuỷ sản,
Mặc dù đã có các quy định cụ thể
để ngăn ngừa hành vi đánh bắt cá bất hợp
pháp nhưng trong những năm qua, nhưng
số lượng tàu thuyền nước ngoài đánh bắt
cá trái phép trong các vùng biển Việt Nam
đang có chiều hướng gia tăng. Theo thống
kê, trong năm 2015 có gần 4.000 tàu cá nước
ngoài đánh bắt trái phép, tăng 1.764 tàu so
với cùng kỳ năm 201414. Một trong những
nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do
việc áp dụng các biện pháp xử lý tàu thuyền
vi phạm chưa đủ sức răn đe, hiệu quả hoạt
động của các lực lượng chấp pháp trên biển
chưa cao. Biện pháp chủ yếu mà Việt Nam
áp dụng là xua đuổi, hoặc bắt giữ, xử phạt
vi phạm hành chính sau đó phóng thích tàu
nước ngoài. Trong thời gian tới, các cơ quan
có thẩm quyền của Việt Nam nên tăng cường
việc áp dụng các biện pháp đủ tính răn đe,
trừng phạt nhằm xử lý triệt để các hành vi vi
phạm, tránh gia tăng các trường hợp tái phạm
như tăng tiền phạt, tăng các khoản tiền bảo
lãnh, áp dụng thường xuyên các hình phạt bổ
sung như tịch thu tàu vi phạm, tịch thu giấy
phép hoạt động, tạm đình chỉ dự án... Nếu cá
nhân nước ngoài có tàu cá vi phạm nghiêm
trọng sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự theo
quy định của pháp luật Việt Nam trên cơ sở
phù hợp với luật pháp quốc tế. Bên cạnh đó,
chúng ta cũng cần tăng cường sự phối hợp
giữa các lực lượng chấp pháp trên biển như
Cảnh sát biển, Lực lượng kiểm ngư... trong
quá trình thực thi pháp luật nhằm bảo vệ
chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài
phán của quốc gia trên các vùng biển; đồng
thời, thúc đẩy hợp tác quốc tế trong trao đổi
thông tin, đào tạo nhân lực, chuyển giao
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
21Số 6(358) T3/2018
công nghệ, tăng cường các hoạt động tuần
tra, kiểm soát chung trên biển, phối hợp linh
hoạt trong việc bắt giữ và xử lý các trường
hợp vi phạm...
b. Bảo hộ ngư dân và tàu cá Việt
Nam bị quốc gia nước ngoài bắt giữ
Việt Nam có khoảng 2,5 triệu ngư dân
và người làm các dịch vụ hậu cần tại Biển
Đông, cùng hơn 170.000 tàu cá tham gia
đánh cá trên biển15. Vì lợi ích kinh tế cũng
như do thiếu hiểu biết, một số không nhỏ
ngư dân Việt Nam không chỉ đánh bắt cá
trong các vùng biển của Việt Nam mà còn
xâm phạm, đánh bắt cá trái phép trong vùng
biển của quốc gia nước ngoài. Từ năm 2010
đến nay, đã có 1.340 tàu với 11.028 ngư dân
xâm phạm vùng biển nước ngoài, đánh bắt
cá trái phép bị bắt giữ, xử lý16.
Ngư dân Việt Nam đánh bắt cá bất hợp
pháp trong vùng biển nước ngoài phải đối
diện với các biện pháp trừng phạt rất nghiêm
khắc. Pháp luật Indonesia quy định hình
phạt tù lên tới 7 năm, phạt tiền lên tới 20
tỷ RP (khoảng 1,5 triệu USD), ngoài ra các
cơ quan chức năng Indonesia còn được đốt
hoặc đánh đắm tàu cá nước ngoài đánh bắt
cá trái phép17. Từ tháng 1 đến tháng 10 năm
2017, Indonesia đã đánh đắm 110 tàu nước
ngoài đánh bắt cá trái phép, nâng tổng số tàu
bị đánh đắm lên 317 chiếc kể từ năm 2014,
trong đó có các tàu của ngư dân Việt Nam18.
Theo pháp luật Malaysia, nếu bị buộc tội
đánh bắt trái phép, thuyền trưởng có thể bị
phạt tới 1 triệu RM (khoảng 260.000 USD),
15 Nguồn truy cập ngày 27/1/2018
16 Nguồn
vao-cuoc-article-18838.tsvn, truy cập ngày 27/1/2018
17 Luật Đánh cá số 31 năm 2004, sửa đổi bởi Luật số 45 năm 2009 của Indonesia. Nguồn
pdf/ins97600.pdf, truy cập ngày 27/1/2018.
18 Nguồn https://baomoi.com/indonesia-se-danh-dam-cac-tau-nuoc-ngoai-danh-bat-ca-trai-phep/c/23641933.epi, truy
cập ngày 27/1/2018.
19 Luật Đánh cá số 317 năm 1985, sửa đổi bổ sung năm 2012 của Malaysia. Nguồn
uploads/files/Publications/LOM/EN/Act%20317%20-%20Fisheries%20Act%201985.pdf, truy cập ngày 27/1/2018
20 Luật Điều chỉnh hoạt động đánh cá năm 1991, sửa đổi, bổ sung năm 2017 của Australia. Nguồn https://www.legislation.
gov.au/Details/C2016C01062, truy cập ngày 27/1/2018.
21 Nguồn ngày truy cập 27/1/2018.
mỗi thuyền viên bị phạt 100.000 RM hoặc
lĩnh án tù lên tới 2 năm hoặc bị áp dụng cả
hai hình phạt19. Trong khi đó, Australia thực
hiện chính sách tịch thu tàu, bắt giữ thuyền
viên và có thể áp dụng hình phạt tù20.
Ngoài những vùng biển đã có sự phân
định rõ ràng, hiện nay Việt Nam còn có các
vùng biển chồng lấn, hoặc đang có tranh
chấp với các quốc gia láng giềng. Điều này
cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động
đánh bắt cá của ngư dân Việt Nam. Trong
nhiều trường hợp, ngư dân Việt Nam đánh
bắt cá trong vùng biển mà Việt Nam tuyên
bố chủ quyền, quyền chủ quyền nhưng vẫn
bị các quốc gia láng giềng cho là đánh bắt cá
trái phép trong vùng biển của họ. Các quốc
gia này xua đuổi, gây khó khăn cho hoạt
động của tàu cá Việt Nam, thậm chí áp dụng
các biện pháp xử lý mạnh.
Khi tàu cá và ngư dân Việt Nam bị
quốc gia nước ngoài áp dụng các biện pháp
xử phạt, dựa trên các quy định của pháp luật
quốc tế và pháp luật quốc gia, các cơ quan
chức năng Việt Nam đã tiến hành các biện
pháp bảo hộ công dân. Trong thời gian qua,
công tác bảo hộ ngư dân, tàu cá đã được thực
hiện với 726 tàu, với tổng số 5.752 ngư dân.
Phần lớn trong số này bị phía nước ngoài
bắt giữ, phạt tù. Với phía Trung Quốc, từ
tháng 12 năm 2013 đến tháng 6 năm 2016,
các cơ quan chức năng Việt Nam đã tiến
hành bảo hộ, giúp đỡ 167 tàu với 1.359 ngư
dân21. Với phía Indonesia, trong tháng 9 và
tháng 10 năm 2016, Đại sứ quán Việt Nam
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
22 Số 6(358) T3/2018
tại Indonesia đã tiến hành bảo hộ và đưa hơn
300 ngư dân Việt Nam bị Indonesia bắt giữ
về nước. Hoạt động bảo hộ cũng được Việt
Nam tiến hành để bảo hộ các ngư dân bị các
quốc gia khác bắt giữ như Malaysia, Thái
Lan, Nhật Bản, Australia
Một trong những cơ sở pháp lý quan
trọng để Việt Nam tiến hành bảo hộ ngư
dân và tàu cá Việt Namlà quy định của
UNCLOS. Khoản 3 Điều 73 UNCLOS quy
định: “Các chế tài do quốc gia ven biển trù
định đối với những vi phạm luật và quy
định về đánh cá trong vùng đặc quyền kinh
tế không được bao gồm hình phạt tù giam,
trừ khi các quốc gia hữu quan có thỏa thuận
khác, và không bao gồm một hình phạt thân
thể nào khác”. Tuy nhiên, các quốc gia nước
ngoài vẫn áp dụng hình phạt tù đối với ngư
dân Việt Nam. Trong thời gian tới, Việt Nam
cần tiếp tục nghiên cứu để có thể vận dụng
Điều 73 UNCLOS đấu tranh bảo hộ ngư dân
bị quốc gia nước ngoài bắt giữ và áp dụng
hình phạt tù giam.
Phán quyết Vụ kiện Trọng tài Biển
Đông giữa Philipines và Trung Quốc năm
2016 đã làm rõ hơn giới hạn các vùng biển
mà Trung Quốc có quyền tài phán theo
quy định của UNCLOS. Đây cũng là cơ
sở pháp lý quan trọng để Việt Nam vận
dụng bảo vệ ngư dân và tàu cá của Việt
Nam hoạt động trên Biển Đông, đặc biệt
tại các vùng biển mà Trung Quốc có yêu
sách biển. Điều này có ý nghĩa quan trọng
trong bối cảnh Trung Quốc liên tục xua
đuổi, ngăn cản, đâm va, tịch thu ngư cụ,
hải sản của ngư dân Việt Nam tại vùng
biển Trường Sa và Hoàng Sa.
Hiện nay, một số quốc gia đang đẩy
mạnh vận động cho việc hình sự hóa IUU
Fishing và coi đây là một dạng tội phạm có
tổ chức xuyên quốc gia để đưa vào phạm vi
điều chỉnh của Công ước Chống tội phạm
có tổ chức xuyên quốc gia. Việt Nam không
ủng hộ IUU Fishing, tuy nhiên việc coi IUU
Fishing là tội phạm có tổ chức xuyên quốc
gia thì cần nghiên cứu cân nhắc kỹ để có
chính sách phù hợp, nhất là khi hoạt động vi
phạm, đánh bắt cá của ngư dân Việt Nam ở
các vùng biển nước ngoài chủ yếu là do sự
thiếu hiểu biết và do đời sống còn khó khăn,
bị phụ thuộc quá nhiều vào hoạt động đánh
bắt trên biển.
Một vấn đề được đặt ra trong thực
tiễn là làm thế nào để hoạt động bảo hộ ngư
dân và tàu cá Việt Nam một cách hiệu quả,
nhưng đồng thời không khuyến khích ngư
dân vi phạm đánh bắt cá ở vùng biển nước
ngoài. Thực tiễn cho thấy, khi làm tốt công
tác bảo hộ ngư dân, phần nào lại khuyến
khích ngư dân tiếp tục vi phạm vùng biển
nước ngoài. Để hạn chế điều này, cần đẩy
mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật. Ngư dân Việt Nam cần được
trang bị những kiến thức về pháp luật trên
biển, cần sớm chấm dứt tình trạng cố tình
cho tàu sang vùng biển nước ngoài khai
thác đánh bắt cá. Bên cạnh đó, các cơ quan
chức năng, trong đó có Bộ đội biên phòng
Việt Nam cần phát hiện kịp thời các chủ tàu,
thuyền trưởng có dấu hiệu tổ chức đưa tàu
sang vùng biển nước ngoài đánh bắt cá; duy
trì việc ký cam kết không xâm phạm vùng
biển quốc gia khác. Các trạm kiểm soát biên
phòng phải kiên quyết không làm thủ tục
xuất bến cho các phương tiện không thực
hiện việc ký cam kết, không chấp hành đầy
đủ các quy định; bắt giữ, xử lý nghiêm các
hành vi vi phạm.
Việc áp dụng đồng bộ các biện pháp
nêu trên sẽ vừa đảm bảo tính hiệu quả của
hoạt động bảo hộ ngư dân và tàu cá Việt
Nam, vừa thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ
quốc tế của Việt Nam trong việc hợp tác với
các quốc gia và các tổ chức quốc tế để ngăn
ngừa, chấm dứt và loại bỏ IUU Fishing.
c. Việt Nam trước chính sách của
Liên minh châu Âu cấm nhập khẩu sản
phẩm IUU Fishing
Như đã phân tích, EU có các quy định
riêng về IUU Fishing. Tháng 5/ 2017, Ủy
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
23Số 6(358) T3/2018
ban châu Âu đã làm việc với Việt Nam
để đưa ra cảnh báo và yêu cầu Việt Nam
ngăn ngừa và loại bỏ IUU Fishing. Tháng
10/2017, EU đã chính thức "rút thẻ vàng"
đối với hải sản của Việt Nam với lý do
những nỗ lực của Việt Nam là chưa đủ và
chưa hiệu quả để ngăn ngừa và loại bỏ IUU
Fishing, đặc biệt là việc tàu cá Việt Nam
khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước
ngoài vẫn còn phổ biến. EU cũng thông
báo sau 6 tháng (tức đến tháng 4/2018), nếu
Việt Nam không khắc phục được tình trạng
trên sẽ bị “rút thẻ đỏ”, đồng nghĩa với việc
hải sản Việt Nam sẽ không thể xuất khẩu
sang thị trường EU22.
Việc bị EU “rút thẻ vàng” và có nguy
cơ “rút thẻ đỏ” là một thách thức lớn đối
với ngành khai thác và chế biến, xuất khẩu
hải sản Việt Nam. Những hệ lụy có thể
xảy ra là uy tín và thương hiệu của ngành
hải sản bị ảnh hưởng; xuất khẩu sang thị
trường EU bị sụt giảm, đồng thời tác động
xấu đến việc xuất khẩu hải sản sang các thị
trường khác như Hoa Kỳ - quốc gia cũng
áp dụng hệ thống kiểm soát nhằm chống
khai thác IUU Fishing từ ngày 1/1/2018.
Ngoài ra, trong thời gian bị thẻ vàng, 100%
lô hàng hải sản xuất khẩu sang EU sẽ bị giữ
lại để kiểm tra nguồn gốc khai thác, làm
mất thời gian và chi phí cho doanh nghiệp
xuất khẩu.
Tuy nhiên, việc EU “rút thẻ vàng”
cũng là cơ hội để Việt Nam có thể thực hiện
quyết liệt hơn các biện pháp ngăn ngừa IUU
Fishing, hướng tới mục tiêu phát triển bền
vững. Trước mắt, để “gỡ dần” thẻ vàng của
EU, hàng tháng, Việt Nam sẽ công bố công
khai danh sách tàu cá và chủ tàu vi phạm
khai thác IUU Fishing, tổ chức lại hoạt động
chứng nhận, xác nhận nguyên liệu khai thác
đảm bảo tính chính xác và kiểm tra chéo
thông tin Về lâu dài, Việt Nam cần nghiên
22 Việt Nam bị “rút thẻ vàng”, nguy cơ hải sản hết cửa vào EU. Nguồn
nam-bi-rut-the-vang-nguy-co-hai-san-het-cua-vao-eu-406759.html, truy cập ngày 27/1/2018.
cứu để tham gia các điều ước quốc tế có liên
quan như Hiệp định Thực thi các điều khoản
của UNCLOS về bảo tồn và quản lý các
đàn cá lưỡng cư và di cư xa của Liên hiệp
quốc năm 1995, Hiệp định về Các biện pháp
của quốc gia có cảng trong việc ngăn ngừa,
chấm dứt và loại bỏ IUU Fishing của FAO
năm 2009; tiếp tục hoàn thiện pháp luật
phù hợp với các cam kết tại các điều ước
quốc tế mà Việt Nam đã và sẽ tham gia. Việt
Nam cần có các biện pháp quản lý đội tàu
và khả năng khai thác dựa trên những đánh
giá đúng đắn về nguồn lợi và trữ lượng loài
nhằm giảm thiểu tác hại của hoạt động khai
thác quá mức. Ngoài ra, Việt Nam cần thực
hiện tốt hơn trách nhiệm của quốc gia mang
cờ trong việc quản lý và thanh, kiểm tra các
tàu khai thác mang cờ Việt Nam; cần sửa
đổi và hoàn thiện hệ thống chứng nhận khai
thác hải sản và quy trình/cơ chế chứng nhận
để đáp ứng được các yêu cầu của thị trường
nhập khẩu về truy xuất nguồn gốc hải sản
khai thác, quy định các cảng chỉ định cho
phép tàu nước ngoài cập cảng, chuyển tải
hàng hải sản.
Tóm lại, IUU Fishing là hoạt động
có ảnh hưởng không nhỏ tới lợi ích chung
của cộng đồng quốc tế cũng như lợi ích
hợp pháp của quốc gia ven biển đối với các
nguồn tài nguyên cá trong các vùng biển
thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của
quốc gia. Cơ chế ngăn ngừa, chấm dứt và
loại bỏ IUU Fishing đã dần được định hình
cả ở cấp độ toàn cầu, khu vực và ở mỗi quốc
gia. Là một thành viên tích cực tham gia vào
việc giải quyết các vấn đề mang tính toàn
cầu, Việt Nam đã và sẽ tiếp tục thực hiện các
biện pháp để ngăn ngừa, chấm dứt và loại bỏ
IUU Fishing
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
24 Số 6(358) T3/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_bat_ca_bat_hop_phap_khong_co_bao_cao_va_khong_duoc_kiem.pdf