Một điều đáng chú ý là bệnh mạch máu
ngoại biên, bệnh thần kinh ngoại biên, tiểu đạm
đại thể và chức năng thận đều không ảnh hưởng
đến bất kỳ lĩnh vực sức khỏe nào sau khi hiệu
chỉnh bởi các yếu tố gây nhiễu. Nguyên nhân có
thể là do sự xuất hiện đồng thời nhiều biến
chứng. Vì vậy, sự khác biệt này là do ảnh hưởng
của các biến chứng khác đi kèm như bệnh mạch
vành, tai biến mạch máu não và biến chứng bàn
chân trên CLCS người bệnh.Đối với tiểu đạm đại
thể và chức năng thận, bệnh thận có triệu chứng
lâm sàng rất kín đáo và phần lớn người bệnh
không nhận biết chúng cho đến khi bệnh diễn
tiến tới giai đoạn cuối. Chình vì lý do này, biến
chứng thận thường ít ảnh hưởng đến người
bệnh nếu chưa có biểu hiện lâm sàng hay phải
điều trị thay thế thận. Điều này phù hợp với
nghiên cứu của Joanne H.(6) là những bệnh lý mà
triệu chứng lâm sàng kín đáo thường ít ảnh
hưởng đến CLCS người bệnh. Trái lại, bệnh
mạch máu ngoại biên và bệnh thần kinh ngoại
biên có thể gây ra những triệu chứng làm người
bệnh khó chịu. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của
chúng tôi, hai biến chứng này không làm thay
đổi CLCS người bệnh. Một số nghiên cứu
khác(2,9) lại cho kết quả trái ngược. Sở dĩ có sự
khác biệt này là do cách chọn mẫu của các
nghiên cứu trên khác với nghiên cứu chúng tôi
(đối tượng được đưa vào các nghiên cứu trên
đều có triệu chứng đau trong khi nghiên cứu
chúng tôi thì dựa vào mạch mu chân, chày sau
và khám cảm giác bằng monofilement).
Cuối cùng, tình trạng tăng hay hạ đường
huyết phải nhập viện không ảnh hưởng đến
CLCS người bệnh. Một số nghiên cứu khác(3,10) lại
cho thấy 2 biến chứng này có ảnh hưởng đến
CLCS người bệnh. Cũng vậy, sự khác biệt này là
do cách chọn mẫu (chúng tôi chọn mẫu từ
những đối tượng có triệu chứng tăng hoặc hạ
đường huyết phải nhập viện trong khi những
nghiên cứu khác chọn mẫu từ những đối tượng
đã từng có triệu chứng của tình trạng tăng hay
hạ đường huyết).
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 240 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của các biến chứng trên chất lượng cuộc sống bệnh nhân đái tháo đường típ 2 điều trị tại bệnh viện nhân dân 115, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 161
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC BIẾN CHỨNG
TRÊN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG BỆNH NHÂN
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115
Trần Ngọc Hoàng*, Nguyễn Thị Bích Đào**
TÓM TẮT
Mục tiêu: (1)Tính điểm số chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe(CLCS) bằng bản câu hỏi đánh giá CLCS
SF-36 Việt hóa và (2) Đánh giá ảnh hưởng của các biến chứng trên CLCS bệnh nhân đái tháo đường(ĐTĐ) típ 2.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, thực hiện tại bệnh viện Nhân Dân 115 trên 200 bệnh
nhân ĐTĐ típ 2 được chẩn đoán và điều trị ít nhất 6 tháng. Các số liệu chính được thu thập bao gồm điểm số
CLCS được tính bằng bản câu hỏi đánh giá CLCS SF-36 gồm 8 lĩnh vực sức khỏe (hoạt động thể chất, giới hạn
thể chất, cảm nhận đau đớn, sức khỏe tổng quát, hoạt động xã hội, giới hạn cảm xúc, sức khỏe tâm thần, cảm nhận
sức sống), các biến chứng thường gặp của bệnh ĐTĐ và một số đặc điểm liên quan đến ĐTĐ.
Kết quả: Điểm số CLCS theo 8 lĩnh vực sức khỏe dao động từ 41,09 đến 62,63. Cao nhất là hoạt động xã hội
và thấp nhất là sức khỏe tổng quát. Trong phân tích đơn biến, tai biến mạch máu não và biến chứng bàn chân làm
giảm điểm số 8 lĩnh vực sức khỏe có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kế đến, bệnh mạch vành và bệnh thần kinh ngoại
biên xếp thứ hai với 6 lĩnh vực bị ảnh hưởng. Tình trạng tiểu đạm đại thể và suy giảm chức năng thận ảnh hưởng
đến 4 lĩnh vực sức khỏe. Bệnh mạch máu ngoại biên ảnh hưởng đến 2 lĩnh vực sức khỏe. Tình trạng tăng hay hạ
đường huyết phải nhập viện không ảnh hưởng đến CLCS người bệnh. Trong phân tích đa biến, chỉ có biến chứng
bàn chân, tai biến mạch máu não và bệnh mạch vành làm giảm CLCS người bệnh.
Kết luận: Sự hiện diện của biến chứng bàn chân, tai biến mạch máu não và bệnh mạch vành gây ảnh hưởng
đến CLCS của bệnh nhân ĐTĐ típ 2.
Từ khóa: ĐTĐ típ 2, CLCS, bộ câu hỏi đánh giá CLCS SF-36.
ABSTRACT
ASSESSMENT IMPACT OF DIABETIC COMPLICATIONS
ON HEALTH-RELATED QUALITY OF LIFE IN PATIENTS WITH TYPE 2 DIABETES MELLITUS
Tran Ngoc Hoang, Nguyen Thi Bich Dao
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 161-167
Objectives: (1)To measure health-related quality of life scores using short form 36 Vietnamese version and
(2) To assess impact of diabetic complications on HR-QoL in patients with type 2 diabetes mellitus.
Methods: A cross-sectional study included 200 patients with T2DM. Main data collection consisted of HR-
QoL scores using short form 36 Vietnamese version including 8 domains (physical functioning, role-physical,
bodily pain, general health, social functioning, role-emotional, mental health, vitality), diabetic complications and
some characteristics associating with T2DM.
Results: HR-QoL scores of 8 health domains ranged between 41.09 and 62.63. Social functioning had
highest score and general health had lowest score. In univariate analysis, stroke and diabetic foot were associated
with significantly lower scores (p<0.05) in 8 health domains. Coronary artery disease and peripheral neuropathy
* Khoa Nội tiết BV Chợ Rẫy, ** Bộ môn Nội tiết Đại học Y Dược TpHCM
Tác giả liên lạc: BS.CKI. Trần Ngọc Hoàng, ĐT: 0919427286, Email: hlt111184@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 162
were associated with significant reductions of 6 health domains. Macroalbuminuria and renal failure were
associated with significantly lower 4 health domains. Peripheral vascular disease were associated with
significantly lower scores in 2 health domains. Hyperglycemia and hypoglycemia admitted to hospital had no
impact on HR-QoL. In multivariate analysis, diabetic foot, stroke and coronary artery disease were the only
complications that related to decrease of HR-QoL.
Conclusions: The presence of diabetic foot, stroke and coronary artery disease have a significant negative
impact on HR - QoL of patients with T2DM.
Key words: T2DM, HR-QoL, Short form 36 Health Survey.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh mạn tính
với nhiều biến chứng nguy hiểm có thể ảnh
hưởng đến chất lượng cuộc sống (CLCS) của
người bệnh. Trên thực tế, CLCS của bệnh nhân
ĐTĐ sẽ suy giảm cùng với quá trình tiến triển
của bệnh cũng như sự xuất hiện của các biến
chứng(8). Trên thế giới, có rất nhiều nghiên cứu
đánh giá CLCS của bệnh nhân ĐTĐ. Ở Việt Nam
chỉ có một nghiên cứu đánh giá CLCS của bệnh
nhân ĐTĐ típ 2 bị đoạn chi(12). Tuy nhiên, chưa
có một nghiên cứu nào đánh giá ảnh hưởng của
các biến chứng lên CLCS bệnh nhân ĐTĐ típ 2
tại Việt Nam.
Từ những nhận thức về ảnh hưởng của các
biến chứng lên CLCS bệnh nhân ĐTĐ típ 2,
chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu này
với các mục tiêu:(1) Tính điểm số CLCS của
bệnh nhân ĐTĐ típ 2 bằng bản câu hỏi đánh
giá CLCS SF-36 Việt hóa và (2) Đánh giá ảnh
hưởng của các biến chứng trên CLCS bệnh
nhân ĐTĐ típ 2.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang, thực hiện từ tháng
05.2011 đến tháng 08.2011 tại bệnh viện Nhân
Dân 115 trên 200 bệnh nhân ĐTĐ típ 2.
Tiêu chí chọn bệnh
Tất cả bệnh nhân ĐTĐ típ 2 được điều trị tại
“Phòng tái khám” Khoa Nội tiết Bệnh viện Nhân
Dân 115 thỏa tiêu chí: đái tháo đường típ 2 được
chẩn đoán và điều trị ít nhất 6 tháng, tuổi ≥ 18,
bản thân và thân nhân nuôi dưỡng đồng ý tham
gia nghiên cứu.
Tiêu chí loại trừ
Có bệnh lý tâm thần, đang mang thai, các
bệnh lý cấp tính nặng (tai biến mạch máu não
cấp, nhồi máu cơ tim cấp, viêm gan cấp, suy thận
cấp, viêm phổi nặng), không có khả năng giao
tiếp, không có đầy đủ xét nghiệm.
Phương pháp nghiên cứu
Thu thập số liệu
Dân số nghiên cứu được đánh giá CLCS
bằng bản câu hỏi SF-36 Việt hóa. Ngoài ra, các
thông tin khác được thu thập bao gồm:
Các biến chứng của bệnh ĐTĐ: bệnh mạch
vành, tai biến mạch máu não, bệnh mạch máu
ngoại biên, biến chứng bàn chân, biến chứng
mắt, biến chứng thận, bệnh thần kinh ngoại biên,
biến chứng thần kinh tự chủ, tiền căn tăng hoặc
hạ đường huyết phải nhập viện.
Các đặc điểm chung: tuổi, giới, địa chỉ, tình
trạng hôn nhân, trình độ học vấn, nghề nghiệp,
thu nhập hàng tháng, BMI, vòng eo.
Các đặc điểm liên quan đến ĐTĐ: thời
gian mắc ĐTĐ, tham gia các lớp giáo dục bệnh
nhân ĐTĐ trong vòng 1 năm, nhập viện trong
vòng 1 năm, đường huyết đói, HbA1c, tần
suất kiểm tra đường huyết tại nhà, thuốc điều
trị ĐTĐ hiện tại, rối loạn mỡ máu, tăng huyết
áp, hút thuốc lá.
Các bệnh mạn tính đi kèm: bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính, hen, viêm dạ dày, viêm gan
siêu vi B,C, đau nhức xương khớp, ung thư, các
bệnh khác.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 163
Tổng kết xử lý số liệu
Các số liệu được nhập bằng phần mềm
Microsoft Excel 2007 và xử lý bằng phần mềm
STATA/SE for Windows phiên bản 10. Kết quả
một phép kiểm khác biệt có ý nghĩa thống kê khi
p < 0.05.
KẾT QUẢ
Đặc điểm dân số nghiên cứu
Đặc điểm chung
Tuổi trung bình dân số nghiên cứu là 62,2 ±
11,0, nữ giới chiếm đa số với tỷ lệ 76,5%. Trình
độ học vấn dưới mức phổ cập (mù chữ, cấp 1)
chiếm 55%. Thu nhập thấp với đa số là nông
dân, công nhân hay buôn bán nhỏ (xem bảng 1)
Bảng 1. Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu.
Đặc điểm N=200
Tuổi –năm, TB±ĐLC 62,2±11,0
Giới,Nữ - n(%) 153(76,5)
Địa chỉ - n(%)
Nông thôn
Thành thị
105(52,5)
95(47,5)
Thể tạng - n(%)
Thiếu cân
Bình thường
Thừa cân
Béo phì
14(7,0)
56(28,0)
105(52,5)
25(12,5)
Học vấn - n(%)
Mù chữ
Cấp 1
Cấp 2
Cấp 3
Trung học
Cao đẳng
Đại học
14(7,0)
96(48,0)
59(29,5)
24(12,0)
2(1,0)
2(1,0)
3(1,5)
Thu nhập – triệu,TB ± ĐLC 1,06 ± 2,6
Nhóm tuổi – n(%)
<50
50-60
61-70
>70
30(15,0)
66(33,0)
58(29,0)
46(33,0)
Hôn nhân – n(%)
Có gia đình
Độc thân
Góa
Ly dị
126(63,0)
9(4,5)
63(31,5)
2(1,0)
Nghề nghiệp – n(%)
Ở nhà
Làm nông
47(23,5)
72(36,0)
Đặc điểm N=200
Công nhân
Buôn bán nhỏ
Kinh doanh
Công nhân viên
16(8,0)
51(25,5)
3(1,5)
11(5,5)
Béo bụng – n(%) 61 (30,5)
TB: trung bình, ĐLC: độ lệch chuẩn
Đặc điểm các yếu tố liên quan đến ĐTĐ
Thời gian mắc ĐTĐ trung bình là 5,8 ± 5,7
năm. Đa số sử dụng thuốc viên hạ đường
huyết và thử đường huyết mỗi tháng 1 lần. Tỷ
lệ tham dự câu lạc bộ bệnh nhân ĐTĐ thấp.
Tăng huyết áp và rối loạn mỡ máu chiếm tỷ lệ
cao (xem bảng 2).
Bảng 2. Đặc điểm các yếu tố liên quan đến bệnh đái
tháo đường
Đặc điểm N=200
Thời gian ĐTĐ–năm, TB±ĐLC 5,8±5,7
HbA1c – %, TB±ĐLC 8,0±2,1
Tham dự CLB ĐTĐ – n(%) 15 (7,5)
Sử dụng thuốc viên – n(%) 170 (85,0)
Rối loạn lipid máu – n(%) 124 (62,0)
Nhập viện 1 năm qua – n (%) 117 (58,5)
Đường huyết đói – mg/dl,TB±ĐLC
139,9±51,6
Tần suất thử đường huyết tại nhà
– n(%)
1 lần/ ngày
1 lần/ tuần
1 lần/ tháng
< 1 lần/ tháng
5(2,5)
35(17,5)
112(56,0)
48(24,0)
Sử dụng insulin – n (%) 57 (28,5)
Tăng huyết áp – n (%) 135 (67,5)
Hút thuốc lá – n (%) 19 (9,5)
ĐTĐ: đái tháo đường, CLB: câu lạc bộ, TB: trung bình,
ĐLC: độ lệch chuẩn
Đặc điểm các biến chứng của bệnh ĐTĐ
Biến chứng mắt chiếm 27.8% nhưng chỉ 97
đối tượng được soi đáy mắt. 32,5% có độ lọc cầu
thận ≤30ml/phút nhưng không phải chạy thận
nhân tạo (xem bảng 3).
Bảng 3. Đặc điểm các biến chứng của bệnh đái
tháo đường
Đặc điểm N=200 %
Tai biến mạch máu não
≤1 năm
>1năm
26
3
23
13,0
11,5
88,5
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 164
Đặc điểm N=200 %
Biến chứng bàn chân
Tiền căn loét
Loét hiện tại
Tiền căn đoạn chi
38
32
4
2
19,0
84,2
10,5
5,3
Thận nhân tạo 0 0,0
Biến chứng thần kinh tự chủ 1 0,5
Tăng đường huyết nhập viện 49 24,5
Bệnh mạch vành
Đau thắt ngực ổn định
Đau thắt ngực không ổn định
Nhồi máu cơ tim cũ
33
5
26
2
16,5
15,2
78,8
6,0
Bệnh mạch máu ngoại biên
Biến chứng mắt
Tiểu đạm đại thể
17
27
30
8,5
27,8
15,0
Chức năng thận (GFRe ≤ 30) 65 32,5
Bệnh thần kinh ngoại biên 18 9,0
Hạ đường huyết phải nhập viện 29 14,5
Điểm số CLCS theo 8 lĩnh vực sức khỏe của
dân số nghiên cứu
Điểm số CLCS dao động từ 41.09 đến 62.63.
Trong đó, lĩnh vực có điểm số cao nhất là hoạt
động xã hội, thấp nhất là sức khỏe tổng quát
(xem biểu đồ 1).
HĐTC: hoạt động thể chất, GHTC:giới hạn thể chất,
CNĐĐ:cảm nhận đau đớn, SKTQ: sức khỏe tổng quát,
HĐXH:hoạt động xã hội, GHCX:giới hạn cảm xúc,
SKTT:sức khỏe tâm thần, CNSS:cảm nhận sức sống
Biểu đồ 1: Điểm số CLCS theo 8 lĩnh vực sức khỏe
của dân số nghiên cứu
Ảnh hưởng của các biến chứng trên CLCS
bệnh nhân ĐTĐ
So sánh điểm số 8 lĩnh vực sức khỏe ở nhóm có
và không có biến chứng
Biến chứng làm thay đổi điểm số 8 lĩnh vực
sức khỏe nhiều nhất là bàn chân, tai biến mạch
máu não, bệnh mạch vành và bệnh thần kinh
ngoại biên (xem bảng 4).
Bảng 4: So sánh điểm số 8 lĩnh vực sức khỏe giữa
nhóm có và không có biến chứng
Biến chứng ∆
Bệnh mạch vành 7,4 29,1
Tai biến mạch máu não 7,9 27,9
Bệnh mạch máu ngoại biên -0,6 15,4
Biến chứng bàn chân 8,2 26,5
Tiểu đạm đại thể 3,2 20
Chức năng thận 5,5 20,4
Bệnh thần kinh ngoại biên 7,7 24,5
Hạ đường huyết -2,9 7,9
Tăng đường huyết -3,8 4,8
∆: dao động của hiệu số điểm số 8 lĩnh vực sức khỏe giữa
nhóm không và có biến chứng
Ảnh hưởng của các biến chứng trên CLCS trong
phân tích đơn biến
Tai biến mạch máu não, biến chứng bàn chân
ảnh hưởng nhiều nhất đến CLCS người bệnh với
cả 8 lĩnh vực đều bị ảnh hưởng. Kế đến là bệnh
mạch vành và bệnh thần kinh ngoại biên với 6
lĩnh vực bị ảnh hưởng. Tình trạng tăng hay hạ
đường huyết không ảnh hưởng đến bất kỳ lĩnh
vực sức khỏe nào của người bệnh (xem bảng 5).
Bảng 5: Ảnh hưởng của các biến chứng trên CLCS trong phân tích đơn biến
Biến chứng HĐTC GHTC CNĐĐ SKTQ HĐXH GHCX SKTT CNSS
Tai biến mạch máu não 0,00 0,02 0,01 0,03 0,01 0,02 0,01 0,04
Biến chứng bàn chân 0,00 0,00 0,00 0,00 0,02 0,01 0,00 0,01
Bệnh mạch vành NS 0,00 0,02 0,01 NS 0,00 0,01 0,00
Bệnh thần kinh ngoại biên 0,01 0,02 NS 0,01 NS 0,03 0,00 0,02
Tiểu đạm đại thể 0,00 NS NS 0,00 NS NS 0,01 0,00
Độ lọc cầu thận ≤30ml/phút 0,00 NS NS 0,01 NS NS 0,00 0,00
Bệnh mạch máu ngoại biên NS NS NS NS NS NS 0,03 0,04
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 165
Biến chứng HĐTC GHTC CNĐĐ SKTQ HĐXH GHCX SKTT CNSS
Hạ đường huyết nhập viện NS NS NS NS NS NS NS NS
Tăng đường huyết nhập viện NS NS NS NS NS NS NS NS
HĐTC: hoạt động thể chất, GHTC: giới hạn thể chất, CNĐĐ: cảm nhận đau đớn, SKTQ: sức khỏe tổng quát
HĐXH: hoạt động xã hội, GHCX: giới hạn cảm xúc, SKTT: sức khỏe tâm thần, CNSS: cảm nhận sức sống, NS: non
significant
Ảnh hưởng của các biến chứng trên CLCS trong
phân tích đa biến
Sau khi hiệu chỉnh bởi các yếu tố gây nhiễu,
tai biến mạch máu não, biến chứng bàn chân và
bệnh mạch vành tiếp tục là những biến chứng
ảnh hưởng nhiều nhất đến CLCS người bệnh
(xem bảng 6).
Bảng 6: Ảnh hưởng của các biến chứng trên CLCS trong phân tích đa biến
Biến chứng HĐTC GHTC CNĐĐ SKTQ HĐXH GHCX SKTT CNSS
Tai biến mạch máu não 0,00 0,00 0,00 0,04 0,01 0,02 0,04 NS
Biến chứng bàn chân 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,03 0,00 0,04
Bệnh mạch vành 0,01 0,00 0,03 0,01 NS 0,00 0,01 0,00
Bệnh thần kinh ngoại biên NS NS NS NS NS NS NS NS
Tiểu đạm đại thể NS NS NS NS NS NS NS NS
Độ lọc cầu thận ≤30ml/phút NS NS NS NS NS NS NS NS
Bệnh mạch máu ngoại biên NS NS NS NS NS NS NS NS
Hạ đường huyết nhập viện NS NS NS NS NS NS NS NS
Tăng đường huyết nhập viện NS NS NS NS NS NS NS NS
HĐTC: hoạt động thể chất, GHTC: giới hạn thể chất, CNĐĐ: cảm nhận đau đớn, SKTQ: sức khỏe tổng quát, HĐXH: hoạt
động xã hội, GHCX: giới hạn cảm xúc, SKTT: sức khỏe tâm thần, CNSS: cảm nhận sức sống, NS: non significant
BÀN LUẬN
Điểm số CLCS theo 8 lĩnh vực sức khỏe của
dân số nghiên cứu
Bảng 7: Điểm số CLCS theo 8 lĩnh vực sức khỏe của
một số nghiên cứu
Nghiên cứu Điểm số trung
bình 8 lĩnh vực
Cao
nhất Thấp nhất
Võ Tuấn Khoa(1) 34,7 63,3 HĐXH SKTQ
Adam L, (Anh,
2001)(2) 52,5 90,9 HĐXH GHCX
Jame E, (Mỹ,
2007)(6) 60,3 81,5 HĐXH SKTQ
HĐXH: hoạt động xã hội, SKTQ: sức khỏe tổng quát,
GHCX: giới hạn cảm xúc
Trong nghiên cứu của chúng tôi, điểm số
trung bình 8 lĩnh vực sức khỏe dao động từ 41.09
đến 62.63 (xem biểu đồ 1), tương đương nghiên
cứu Võ Tuấn Khoa(12) và thấp hơn nghiên cứu
của Adam L. (Anh, 2001)(1) và Jame E. (Mỹ,
2007)(5). Cả 3 nghiên cứu trên đều cho thấy, hoạt
động xã hội là lĩnh vực có điểm số cao nhất (xem
bảng 7). Nhờ có điểm số CLCS của dân số chung
để tham chiếu nên đa số các nghiên cứu đều
đánh giá CLCS dựa trên 2 thành tố sức khỏe là
sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần. Vì vậy,
chúng tôi không có nhiều nghiên cứu để so sánh
điểm số CLCS theo 8 lĩnh vực sức khỏe. Tuy
nhiên do sự khác biệt về văn hóa cũng như
phong tục tập quán của Việt Nam và các nước
khác nên điểm số CLCS thấp không có nghĩa là
người Việt Nam có CLCS thấp hơn người dân
các nước khác.
Ảnh hưởng của các biến chứng trên CLCS
bệnh nhân ĐTĐ
Sau khi hiệu chỉnh những yếu tố gây nhiễu,
tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành và biến
chứng bàn chân gây ảnh hưởng nhiều nhất đến
CLCS đối tượng nghiên cứu. Điều này được giải
thích như sau. Những người có tình trạng loét
chân ở thời điểm được đưa vào nghiên cứu và
những người có tiền căn đoạn chi sẽ bị ảnh
hưởng rất lớn về sức khỏe thể chất. Từ đó, sức
khỏe tâm thần của họ sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng.
Còn những người có tiền căn loét, có thể những
di chứng của lần loét trước làm ảnh hưởng đến
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 166
sức khỏe thể chất còn sức khỏe tâm thần bị ảnh
hưởng do tâm lý lo sợ sự tái phát vết loét. Một số
nghiên cứu khác cho kết quả tương tự(4,11).Tuy
nhiên, nghiên cứu của Võ Tuấn Khoa(12) cho thấy
biến cố đoạn chi chỉ ảnh hưởng 2 lĩnh vực sức
khỏe người bệnh. Nguyên nhân có thể do việc
chọn mẫu là bệnh nhân nội trú, đánh giá CLCS ở
bệnh nhân mới đoạn chi và không đánh giá các
yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến CLCS người
bệnh (đặc điểm nhân trắc, các yếu tố liên quan
đến ĐTĐ và một số biến chứng quan trọng
khác). Đối với bệnh mạch vành, tâm lý người
bệnh rất lo sợ khi được bác sĩ cho biết có vấn đề
tim mạch. Vì theo họ, tim mạch là một bệnh lý
nguy hiểm có thể gây tử vong nhanh chóng. Vì
vậy, sức khỏe tâm thần của họ bị ảnh hưởng rất
nhiều. Đồng thời, những cơn đau trong bệnh
mạch vành cũng ảnh hưởng không kém đến sức
khỏe thể chất của họ. Kết quả nghiên cứu này
phù hợp với nhiều nghiên cứu khác(7,8,13). Cũng
vậy, tai biến mạch máu não gây ảnh hưởng rất
lớn đến cả sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm
thần người bệnh. Thật vậy, tình trạng yếu liệt
nửa người sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe
thể chất và từ đó sẽ gây những tác động xấu đến
sức khỏe tâm thần của họ. Giống như bệnh mạch
vành, có nhiều nghiên cứu khác cũng cho kết
quả tương tự nghiên cứu chúng tôi(8,11).
Một điều đáng chú ý là bệnh mạch máu
ngoại biên, bệnh thần kinh ngoại biên, tiểu đạm
đại thể và chức năng thận đều không ảnh hưởng
đến bất kỳ lĩnh vực sức khỏe nào sau khi hiệu
chỉnh bởi các yếu tố gây nhiễu. Nguyên nhân có
thể là do sự xuất hiện đồng thời nhiều biến
chứng. Vì vậy, sự khác biệt này là do ảnh hưởng
của các biến chứng khác đi kèm như bệnh mạch
vành, tai biến mạch máu não và biến chứng bàn
chân trên CLCS người bệnh.Đối với tiểu đạm đại
thể và chức năng thận, bệnh thận có triệu chứng
lâm sàng rất kín đáo và phần lớn người bệnh
không nhận biết chúng cho đến khi bệnh diễn
tiến tới giai đoạn cuối. Chình vì lý do này, biến
chứng thận thường ít ảnh hưởng đến người
bệnh nếu chưa có biểu hiện lâm sàng hay phải
điều trị thay thế thận. Điều này phù hợp với
nghiên cứu của Joanne H.(6) là những bệnh lý mà
triệu chứng lâm sàng kín đáo thường ít ảnh
hưởng đến CLCS người bệnh. Trái lại, bệnh
mạch máu ngoại biên và bệnh thần kinh ngoại
biên có thể gây ra những triệu chứng làm người
bệnh khó chịu. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của
chúng tôi, hai biến chứng này không làm thay
đổi CLCS người bệnh. Một số nghiên cứu
khác(2,9) lại cho kết quả trái ngược. Sở dĩ có sự
khác biệt này là do cách chọn mẫu của các
nghiên cứu trên khác với nghiên cứu chúng tôi
(đối tượng được đưa vào các nghiên cứu trên
đều có triệu chứng đau trong khi nghiên cứu
chúng tôi thì dựa vào mạch mu chân, chày sau
và khám cảm giác bằng monofilement).
Cuối cùng, tình trạng tăng hay hạ đường
huyết phải nhập viện không ảnh hưởng đến
CLCS người bệnh. Một số nghiên cứu khác(3,10) lại
cho thấy 2 biến chứng này có ảnh hưởng đến
CLCS người bệnh. Cũng vậy, sự khác biệt này là
do cách chọn mẫu (chúng tôi chọn mẫu từ
những đối tượng có triệu chứng tăng hoặc hạ
đường huyết phải nhập viện trong khi những
nghiên cứu khác chọn mẫu từ những đối tượng
đã từng có triệu chứng của tình trạng tăng hay
hạ đường huyết).
Tuy nhiên, những biến chứng này có thể ảnh
hưởng gián tiếp đến CLCS người bệnh. Bệnh
mạch máu ngoại biên và bệnh thần kinh ngoại
biên là những yếu tố chính gây biến chứng bàn
chân còn tình trạng tăng hay hạ đường huyết có
thể là những yếu tố lẫy cò của nhồi máu cơ tim
hay tai biến mạch máu não.
Nghiên cứu này có một số hạn chế: vì là
nghiên cứu cắt ngang nên không kết luận được
mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố và CLCS.
Không đánh giá được tác động của trầm cảm và
các yếu tố tâm lý xã hội lên CLCS. Chưa có điểm
số CLCS dân số chung để so sánh và dân số
nghiên cứu không đại diện cho dân số chung
ĐTĐ típ 2 vì cỡ mẫu nhỏ và được lấy từ một
bệnh viện chuyên khoa sâu.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 167
KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy biến chứng bàn
chân, tai biến mạch máu não và bệnh mạch vành
gây ảnh hưởng nhiều nhất đến CLCS của bệnh
nhân ĐTĐ típ 2.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Adam L., William S., et al. (2001). “Impact of long-term
complications on Quality of Life in patients with Type 2
diabetes not using insulin”. Value in health, 4,5, pp 392-400.
2. Braadley S.G., Ann G.,et al (2000). “Painful diabetic
polyneuropathy: epidemiology, pain description,and quality
of life”. Diabetes Research and Clinical Practice, 47, pp 123 -128.
3. Fernando A.G.,Donald D.Y.,et al (2010). “Association of
hypoglycemic symptoms with patients’ rating of their health-
related quality of life state: a cross sectional study”. Health and
Quality of Life Outcomes, pp1–8
4. Gunnel R.T., Jan A., et al (2000) “Health-related quality of life
in patients with diabetes mellitus and foot ulcers”. Journal of
Diabetes and Its Complications, 14, pp 235-241.
5. Graham JE, Stoebner DG, Ostir GV, et al. (2007). “Health
related quality of life in older Mexican Americans with
diabetes:A cross-sectional study”. Health and Quality of Life
Outcomes,pp 5:39.
6. Quah JH, Luo N, Ng WY, How CH, Tay EG., et al (2011).
“Health-related Quality of Life is associated with diabetic
complications but not with short-term diabetic”. Annals
Academy of Medicine Singapore,40, pp 276-286.
7. Kontodimopoulos N., Pappa E., et al (2010). “Comparing the
sensitivity of EQ-5D, SF-6D and 15D utilities to specific effect
of diabetic complications”. The European Journal of Health
Economics.
8. Oddvar S., Knut S. et al. (2010). “Health – related quality of
life in diabetes: the associations of complications with EQ-5D
scores”. Health and Quality of Life Outcomes, 8, pp18
9. Patrick DL, Erickson P (1992). Health status and health policy,
quality of life in health care evaluation and resource allocatioin. New
York, Oxford University Press.
10. Tabaei B.P., Shill-Novak J., et al (2004). “Glycemia and the
quality of well-being in patients with diabetes”.Quality of Life
Research, 13, pp 1153-1161.
11. Todd J,. et al (2002).“Valuing HRQoL in diabetes”. Diabetes
Care, 25, pp 38-43.
12. Võ Tuấn Khoa, Nguyễn Thy Khuê (2007). “Nghiên cứu về bản
đánh giá Chất lượng cuộc sống Short Form (SF) – 36 và ứng
dụng để đánh giá Chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân Đái
tháo đường sau đoạn chi tại Bệnh viện Chợ Rẫy”. Đại học Y
Dược TP.HCM, tr.1-76
13. Ziyah M., Carole C., et al (1999). “QoL in T2DM patients is
affected by complications but not by intensive policies to
improve blood glucose or blood pressure contrul (UKPDS
37)”. Diabetes Care,22, pp 1125 - 1136.
Ngày nhận bài: 11/03/2013
Ngày phản biện đánh giá bài báo: 15/08/2013
Ngày bài báo được đăng: 30/05/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_anh_huong_cua_cac_bien_chung_tren_chat_luong_cuoc_s.pdf