KẾT LUẬN
Sự thay đổi cân nặng/BMI trước và sau
CĐLH
Đa số bệnh nhân bị giảm cân/BMI sau CĐLH
chiếm 84,6%. Có sự khác biệt về trung bình thay
đổi cân nặng/BMI qua từng giai đoạn theo thời
gian CĐLH, trung bình sự khác biệt về cân
nặng/BMI giữa trước và sau CĐLH là -3,2 ±
2,4(kg)/-1,2 ± 0,9(kg/m2). Có sự tăng tỷ lệ bệnh
nhân suy dinh dưỡng độ 3, độ 2, độ 1 và giảm tỷ
lệ bệnh nhân có BMI bình thường giữa trước và
sau CĐLH. Không có mối liên quan giữa giảm
cân nặng sau CĐLH với các yếu tố về giới, trình
độ văn hóa, phương pháp điều trị, kỹ thuật
CĐLH, thời gian CĐLH của bệnh nhân
Mức độ hài lòng của bệnh nhân với CĐLH
57,7% bệnh nhân hài lòng với CĐLH, 40% ở
mức độ trung bình và 38,5% không hài lòng, 45%
ở mức độ nhiều. Có 42,3% bệnh nhân yêu cầu
tháo CĐLH trước thời gian điều trị và 24,4% cho
rằng CĐLH không có lợi ích cho điều trị, 25%
bệnh nhân không tái khám đúng hẹn và 5,8%
không thực hiện đầy đủ những yêu cầu điều trị.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 245 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của cố định liên hàm lên sức khỏe toàn thân của bệnh nhân điều trị chấn thương hàm mặt tại bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 161
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CỐ ĐỊNH LIÊN HÀM LÊN SỨC KHỎE
TOÀN THÂN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG
HÀM MẶT TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ
Lê Hoàng Hạnh**, Tạ Văn Trầm** Trương Nhựt Khuê *
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Phương pháp cố định liên hàm (CĐLH) trong điều trị gãy xương mặt đang được sử dụng khá
phổ biến.
Mục tiêu: Đánh giá ảnh hưởng của CĐLH lên sức khỏe toàn thân của bệnh nhân điều trị chấn thương hàm
mặt tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ.
Phương pháp: mô tả hàng loạt ca.
Kết quả: 84,6% bệnh nhân bị giảm cân/BMI sau CĐLH. Có sự tăng tỷ lệ bệnh nhân suy dinh dưỡng độ 3,
độ 2, độ 1 và giảm tỷ lệ bệnh nhân có BMI bình thường giữa trước và sau CĐLH. 57,7% bệnh nhân hài lòng với
CĐLH, 40% ở mức độ trung bình và 38,5% không hài lòng, 45% ở mức độ nhiều.
Kết luận: CĐLH có ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân.
Từ khóa: Cố định liên hàm, BMI.
ABSTRACT
EVALUATE THE EFFECTS OF INTERMAXILLARY FIXATION IN GENERAL HEALTH OF THE
TRAETING MAXILLOFACTIAL – PATIENTS AT CAN THO CENTRAL GENERAL HOSPITAL
Le Hoang Hanh, Ta Van Tram, Truong Nhut Khue
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 160 - 164
Background: Intermaxillary fixation is one of the most popular methods in fracture treatments.
Objective: Evaluate the effects of intermaxillary fixation in general health of the treating maxillofacial –
patients at Can Tho Central General Hospital.
Methods: Seri-description.
Results: The majority of patients lossing weight/BMI after this treatment account for 84.6%. There are a
increase of malnutrition patients in level 3, level 2, level 1 and decrease of normal BMI ones between before and
after intermaxillary fixation. There are 57.7% patients who satisfy this method, 40% with average level and
38.5% dissatisfy, 45% with high level.
Conclusion: Intermaxillary fixation has an affect on health.
Key words: Intermaxillary fixation, BMI.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chấn thương vùng hàm mặt là tổn thương
thường gặp trong các loại chấn thương do tai
nạn giao thông. Trong đó, gãy xương mặt chiếm
tỷ lệ cao nhất và ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ
khuôn mặt và chức năng ăn nhai của người
bệnh(7). Tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần
Thơ, trong 3 năm (2007-2009) có 444 trường hợp
gãy xương mặt và số lượng mỗi năm tăng lên
đáng kể. Mặc dù, thời gian gần đây phương
** Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang, * Đại học Y Dược Cần Thơ
Tác giả liên lạc: PGS.TS Tạ Văn Trầm ĐT: 0913771779 Email: tavantram@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 162
pháp điều trị thông dụng gãy xương mặt là phẫu
thuật nắn hở và phương tiện cố định vững
chắc(3). Tuy nhiên, trên thực tế phương pháp
CĐLH vẫn còn được sử dụng khá phổ biến.
CĐLH là một kỹ thuật ra đời sớm, đơn giản dễ
làm, đem lại kết quả khả quan, giảm chi phí rất
nhiều cho bệnh nhân. Dù vậy, CĐLH cũng gây
nhiều cản trở cho việc ăn uống, gây mất thời
gian, ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc của
bệnh nhân(3). CĐLH có nguy cơ gây suy dinh
dưỡng nặng, giảm cân đáng kể dẫn đến chậm
liền thương và phục hồi chức năng(2).
Ở nước ta, việc xây dựng chế độ dinh dưỡng
cho người bệnh, đặc biệt là bệnh nhân chấn
thương vùng hàm mặt được CĐLH vẫn còn
nhiều khó khăn và bất cập. Việc đánh giá ảnh
hưởng của CĐLH lên chế độ ăn cũng như nhu
cầu dinh dưỡng của bệnh nhân để có kế hoạch
cung cấp đầy đủ dinh dưỡng nhằm giúp bệnh
nhân phục hồi sức khỏe nhanh và nâng cao chất
lượng cuộc sống cần được quan tâm(6,7). Do đó,
chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh giá ảnh hưởng
của CĐLH lên sức khỏe toàn thân của bệnh nhân
điều trị chấn thương hàm mặt tại Bệnh viện Đa
khoa Trung ương Cần Thơ”, với các mục tiêu cụ
thể sau: xác định sự thay đổi cân nặng/BMI trước
và sau CĐLH và xác định mức độ hài lòng của
bệnh nhân với CĐLH. Từ đó có cơ sở để từng
bước cải thiện chế độ ăn, xây dựng khẩu phần ăn
hợp lý cho bệnh nhân CĐLH nhằm nâng cao
chất lượng điều trị và cải thiện chất lượng cuộc
sống cho bệnh nhân.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
52 bệnh nhân gãy xương mặt có sử dụng kỹ
thuật CĐLH điều trị tại Khoa Răng Hàm Mặt,
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, từ
1/5/2010 đến 31/1/2011.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Bệnh nhân được CĐLH, đồng ý tham gia
nghiên cứu và có tái khám, cung cấp đầy đủ
thông tin trong phiếu thu thập số liệu và bộ câu
hỏi phỏng vấn.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân có chống chỉ định CĐLH.
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả hàng loạt ca.
Xử lý và phân tích số liệu
Chương trình SPSS 18.0.
KẾT QUẢ
Có 52 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu
Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
Đặc điểm dịch tễ học
Bảng 1: Đặc điểm dịch tễ học của đối tượng nghiên
cứu
Đặc điểm n %
Giới tính
Nam 47 90,4
Nữ 5 9,6
Nhóm tuổi
16-18 5 9,6
19-39 39 75,0
40-59 8 15,4
Trình độ văn
hóa
Cấp 1 9 17,3
Cấp 2 20 38,5
Cấp 3 12 23,1
Cao đẳng, đại học 11 21,1
Nghề nghiệp
Lao động chân tay 37 71,2
Lao động trí óc 5 9,6
Học sinh, sinh viên 7 13,5
Khác 3 5,8
Nguyên nhân
chấn thương
Tai nạn giao thông 50 96,2
Tai nạn lao động 1 1,9
Tai nạn sinh hoạt 1 1,9
Thời gian nằm viện, thời gian CĐLH, số lần tái
khám và tuổi bệnh nhân
Bảng 2: Thời gian nằm viện, thời gian CĐLH, số lần
tái khám và tuổi bệnh nhân
Đặc tính
Thời gian
nằm viện
(ngày)
Thời gian
CĐLH (ngày)
Số lần tái
khám
(lần)
Tuổi
(tuổi)
Trung bình 10,6 27,1 2,9 28,4
Độ lệch chuẩn
(SD)
5,6 6,3 0,7 11,0
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 163
Sự thay đổi cân nặng/BMI trước và sau
CĐLH
Sự thay đổi cân nặng/BMI
Bảng 3: Thay đổi cân nặng/BMI qua các giai đoạn
theo thời gian CĐLH
Giai đoạn n
Giảm cân
nặng (kg)
Giảm BMI
(kg/m2)
P
Trung
bình
SD
Trung
bình
SD
CĐLH-1 tuần 48 1,5 1,2 0,5 0,4
< 0,001
CĐLH-2 tuần 38 2,4 1,7 0,9 0,6
CĐLH-3 tuần 18 2,4 1,8 0,9 0,7
CĐLH-tháo CĐLH 52 3,2 2,4 1,2 0,9
Trước CT-tháo
CĐLH
52 6,0 4,0 2,2 1,4
Mối liên quan giữa sự giảm cân nặng/BMI với
các yếu tố khác
Bảng 4: Giảm cân nặng theo giới
Giới
tính
N %
Giảm cân
nặng (kg)
Độ lệch
chuẩn
P
Nam 47 90,4 3,2 2,5
0,518
Nữ 5 9,6 2,5 1,9
Bảng 5: Giảm cân nặng theo phương pháp điều trị
Phẫu
thuật
N %
Giảm cân
nặng (kg)
Độ lệch
chuẩn
P
Có 44 84,6 3,3 2,5
0,442
Không 8 15,4 2,3 1,5
Bảng 6: Phương pháp điều trị và các yếu tố liên quan
Kỹ thuật
CĐLH
Phẫu
thuật
n %
Giảm cân
nặng kg
(SD)
Thời gian
CĐLH
ngày (SD)
Thời
gian nằm
viện
ngày
(SD)
Nốt Ivy
Có 8 15,4 4,1 (3,0) 27,6 (5,0) 7,9 (3,6)
Không 2 3,9 1,3 (0,4) 22,0 (1,4) 3,0 (1,4)
p 0,238 0,170 0,105
Cung
cố định
răng
Có 36 69,2 3,1 (2,4) 28,3 (5,7) 11,9 (5,3)
Không 6 11,5 3,0 (1,4) 21,0 (9,1) 8,7 (7,6)
P 0,925 0,011 0,201
Tổng 52 100,0 3,2 (2,4) 27,1 (6,3) 10,6 (5,6)
Bảng 7: Giảm cân nặng theo trình độ văn hóa
Trình độ n %
Giảm cân
nặng (kg)
Độ lệch
chuẩn
p
Cấp 1 9 17,3 3,8 2,2
0,169
Cấp 2 20 38,5 3,8 2,6
Cấp 3 12 23,1 3,0 2,6
Cao đẳng,
đại học
11 21,1 1,9 1,6
Mức độ hài lòng của bệnh nhân với CĐLH
Bảng 8: Các tiêu chí đánh giá sự hài lòng của bệnh
nhân với CĐLH
Tiêu chí
Có Không
n % n %
Thực hiện đầy đủ yêu cầu 49 94,2 3 5,8
Yêu cầu tháo CĐLH 22 42,3 30 57,7
Lợi ích CĐLH 34 75,6 11 24,4
Tái khám đúng hẹn 39 75,0 13 25,0
BÀN LUẬN
Đặc điểm chung về mẫu nghiên cứu
- Đặc điểm dịch tễ học: Tỷ lệ bệnh nhân
nam/nữ CĐLH là 9,4/1. Nhóm tuổi 19-39 chiếm
nhiều nhất bệnh nhân CĐLH (75%). Bệnh nhân
có trình độ văn hóa cấp 2 và cấp 3 với tỷ lệ tương
ứng là 38,5% và 23,1%. Lao động chân tay là
nghề nghiệp chiếm đa số (71,2%), kế tiếp là học
sinh, sinh viên (13,5%). 96,2% nguyên nhân do
tai nạn xe máy, trong khi đó chỉ có 3,8% do tai
nạn lao động và sinh hoạt.
- Trung bình thời gian nằm viện là 10,5 ngày,
thời gian CĐLH là 27,1 ngày, số lần tái khám
trung bình là 2,9 lần và tuổi trung bình của bệnh
nhân là 28,4 tuổi.
- Có 3 vị trí gãy xương chiếm tỷ lệ cao: gãy
vùng cằm (44,2%), gãy LeFort II (42,3%) và gãy
phức hợp gò má (42,3%).
Sự thay đổi cân nặng/BMI trước và sau
CĐLH
Sự thay đổi cân nặng/BMI: Sau CĐLH,
84,6% bệnh nhân bị giảm cân, 13,5% không
thay đổi cân nặng và chỉ có 1,9% tăng cân.
Trường hợp giảm cân nhiều nhất là 9kg và
tăng cân 1 trường hợp là 0,5kg. Kết quả này
gần tương tự với nghiên cứu của Martin R(8) là
81,8% trường hợp giảm cân, cao hơn Shokri
M(9) với 61% bị giảm cân. Trung bình sự khác
biệt về cân nặng giữa trước và sau CĐLH là -
3,2 ± 2,4kg và sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê (p < 0,05). Sự giảm cân nặng sau
CĐLH gần tương tự với Giacobbo J(4) và cao
hơn của Shokri M(9) nhưng lại ít hơn so với của
Worrall S.F(10) và Behbehani F(1). Sau CĐLH, có
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 164
sự gia tăng 2,2 lần tỷ lệ bệnh nhân suy dinh
dưỡng độ 3, tăng 1,5 lần bệnh nhân suy dinh
dưỡng độ 2, tăng 1,7 lần bệnh nhân suy dinh
dưỡng độ 1, trong khi đó có sự giảm 1,7 lần
bệnh nhân có BMI bình thường so với trước
CĐLH. Sự chênh lệch tỷ lệ này có ý nghĩa
thống kê với p < 0,05. Như vậy, sau CĐLH có
đến 63,4% bệnh nhân thiếu hụt dinh dưỡng
(BMI < 18,5). Do đó, việc cung cấp cho bệnh
nhân chế độ ăn giàu dinh dưỡng và hợp lý là
thật sự cần thiết(2)
Mối liên quan giữa sự giảm cân nặng/BMI
với các yếu tố dịch tễ và điều trị
Giảm cân nặng theo giới: Tỷ số giữa nam và
nữ là 9,4:1. Kết quả này gần tương tự với các
nghiên cứu khác(6,7). Trung bình sự khác biệt
về giảm cân nặng giữa nam và nữ là 0,7kg
nhưng chưa có ý nghĩa thống kê (t50 = 0,652, p
> 0,05).
Giảm cân nặng theo phương pháp điều trị: Tỷ
số bệnh nhân CĐLH có và không phẫu thuật
nắn chỉnh kết hợp xương là 5,5:1. Trung bình
sự khác biệt về giảm cân nặng giữa có và
không phẫu thuật là 0,7kg. Tuy nhiên, sự
khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê (t50 =
0,774, p > 0,05). Những bệnh nhân không cần
phẫu thuật mà chỉ CĐLH phần lớn là chấn
thương nhẹ. Chỉ cần cố định hay nắn chỉnh
đúng khớp cắn mà không cần phẫu thuật kết
hợp xương. Do chấn thương nặng hơn, khó
ăn uống hơn và kết hợp với phẫu thuật nắn
chỉnh phức tạp nên nhóm bệnh nhân có phẫu
thuật giảm cân nhiều hơn là phù hợp. Do đó,
khi cố định cứng bằng nốt Ivy có kèm theo
phẫu thuật nắn chỉnh kết hợp xương thì giảm
cân nhiều hơn (3,2 lần), thời gian CĐLH dài
hơn (1,3 lần) và tăng thời gian nằm viện hơn
(2,6 lần) so với không phẫu thuật, tuy nhiên
sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê, với p >
0,05. Bên cạnh đó, khi CĐLH bằng cung cố
định răng có kèm theo phẫu thuật nắn chỉnh
kết hợp xương thì thời gian CĐLH dài hơn
(1,3 lần - p < 0,05, có ý nghĩa thống kê) và
tăng thời gian nằm viện hơn (1,4 lần - p >
0,05) so với không phẫu thuật.
Giảm cân nặng theo trình độ văn hóa: Phần
lớn bệnh nhân có trình độ cấp 2 và cấp 3
(38,5% và 23,1%). Có sự khác biệt về giảm cân
nặng ở những người có trình độ văn hóa khác
nhau nhưng chưa có ý nghĩa thống kê (p >
0,05). Bệnh nhân có trình độ cấp 1, cấp 2 chưa
hiểu biết tốt về nhu cầu dinh dưỡng, chế độ ăn
hợp lý cũng như việc tự chăm sóc bản thân và
khả năng tài chính hạn chế nên giảm cân đến
3,8kg. Trong khi đó, bệnh nhân có trình độ cao
đẳng, đại học thì giảm cân ít nhất (1,9kg).
Bệnh nhân có trình độ cấp 3 phần lớn là học
sinh, sinh viên đang đi học (16-19), lứa tuổi
này đã trang bị kiến thức về chế độ ăn uống
phù hợp nhưng do còn trẻ nên ý thức chăm
sóc bản thân chưa cao. Do vậy mà giảm cân
3kg, ít hơn nhóm cấp 1, cấp 2 và nhiều hơn
nhóm cao đẳng, đại học.
Giảm cân nặng theo thời gian CĐLH: Thời
gian CĐLH là 27,1 ± 6,3 ngày. Kết quả này
tương tự với các nghiên cứu khác(6,7). Theo
phác đồ điều trị Bệnh viện Đa khoa Trung
ương Cần Thơ, thời gian CĐLH là 4-6 tuần,
riêng đối với gãy cổ lồi cầu thì CĐLH trong 2
tuần (8 trường hợp). Có mối tương quan thuận
chiều mức độ yếu giữa thời gian CĐLH và sự
giảm cân nặng. Tuy nhiên chưa có ý nghĩa
thống kê (p > 0,05). Khó khăn trong ăn uống,
rối loạn tiêu hóa, sự biếng ăn cùng với thiếu
kiến thức về dinh dưỡng cũng như khả năng
tài chính nên thời gian CĐLH càng kéo dài thì
cân nặng càng giảm là hợp lý.
Mức độ hài lòng của bệnh nhân với CĐLH
57,7% bệnh nhân hài lòng với CĐLH, 40%
ở mức độ trung bình và 38,5% không hài lòng,
45% ở mức độ nhiều. Theo Behbehani F(1),
32,5% trường hợp tuân thủ các kế hoạch điều
trị trong thời gian CĐLH, 52,5% gỡ bỏ thiết bị
CĐLH tại phòng khám nha khoa, trong khi
47,5% đã tự tháo, 22,5% phải đến phòng khám
nha khoa tháo khẩn cấp, 30% cảm thấy CĐLH
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 165
không hữu ích, trong khi còn lại 70% hài lòng
với điều trị. Trong nghiên cứu chúng tôi có
42,3% yêu cầu tháo CĐLH trước thời gian quy
định, 38,5% không hài lòng phương pháp điều
trị này ở nhiều mức độ khác nhau, trong đó
mức độ nhiều chiếm 45%. 57,7% hài lòng với
phương pháp này nhưng phần lớn ở mức độ ít
(23,3%) và trung bình (40%). Khi bệnh nhân
không hài lòng với phương pháp điều trị
thì sự phối hợp điều trị sẽ rất hạn chế, 5,8%
bệnh nhân không tuân thủ kế hoạch điều trị,
25% không tái khám đúng hẹn và 24,4% cho
rằng CĐLH không mang lại lợi ích. Chính sự
không hài lòng của bệnh nhân dẫn đến sự
phối hợp điều trị chưa tốt và kết quả là có
nhiều tác dụng ngoài mong muốn và than
phiền.
KẾT LUẬN
Sự thay đổi cân nặng/BMI trước và sau
CĐLH
Đa số bệnh nhân bị giảm cân/BMI sau CĐLH
chiếm 84,6%. Có sự khác biệt về trung bình thay
đổi cân nặng/BMI qua từng giai đoạn theo thời
gian CĐLH, trung bình sự khác biệt về cân
nặng/BMI giữa trước và sau CĐLH là -3,2 ±
2,4(kg)/-1,2 ± 0,9(kg/m2). Có sự tăng tỷ lệ bệnh
nhân suy dinh dưỡng độ 3, độ 2, độ 1 và giảm tỷ
lệ bệnh nhân có BMI bình thường giữa trước và
sau CĐLH. Không có mối liên quan giữa giảm
cân nặng sau CĐLH với các yếu tố về giới, trình
độ văn hóa, phương pháp điều trị, kỹ thuật
CĐLH, thời gian CĐLH của bệnh nhân
Mức độ hài lòng của bệnh nhân với CĐLH
57,7% bệnh nhân hài lòng với CĐLH, 40% ở
mức độ trung bình và 38,5% không hài lòng, 45%
ở mức độ nhiều. Có 42,3% bệnh nhân yêu cầu
tháo CĐLH trước thời gian điều trị và 24,4% cho
rằng CĐLH không có lợi ích cho điều trị, 25%
bệnh nhân không tái khám đúng hẹn và 5,8%
không thực hiện đầy đủ những yêu cầu điều trị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Behbehani F., Al-Aryan H., Al-Attar A. et al (2006). Perceived
effectiveness and side effects of intermaxillary fixation for diet
control. Journal of Oral Maxillofacial Surgery, 35: 618-623.
2. De JonghKampherbeek E.H., Remijnse-Meester T.A., Van
Meeteren N.L. (1997). Dietetic care for patients after
maxillofacial trauma. Ned Tijdschr Tandheelkd, 104(11): 448-
450.
3. Hoffmannová J., Foltán R., Vlk M. et al (2008). Factors
Affecting the Stability of Bilateral Sagittal Split Osteotomy of a
Mandible. Prague Medical Report, 109(4): 286-297.
4. Jussara G, Ludvig MMI, Dias BW et al (2009). Assessment of
nutritional anthropometric parameters in adult patients
undergoing orthognathic surgery. Revista Odonto Ciência,
24(1): 92-96.
5. McGinn J.D., Fedok F.G. (2008). Techniques of maxillary-
mandibular fixation. Operative Techniques in
Otolaryngology, 19: 117-122.
6. Nguyễn Bắc Hùng (2006). Chấn thương vùng hàm mặt. Phẫu
thuật tạo hình, pp 154-169. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
7. Phạm Thị Kim Phụng (2007). Đánh giá hiệu quả điều trị gãy
xương hàm dưới bằng phương pháp CĐLH tại Bệnh viện Đa
khoa Đồng Tháp. Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Dược
thành phố Hồ Chí Minh.
8. Ritzau M (1973). Weight changes in patients with
intermaxillary immobilization after jaw fractures.
International Journal of Oral Surgery, 2(3): 122-123.
9. Shokri M., Gachkooban A.M. (2006). Effect of calculated
nutritional program on weight changes in intermaxillary
fixation patients. Scientific Medical Journal, 3(50): 570-575.
10. Worrall S.F. (1994). Changes in weight and body composition
after orthognathic surgery and jaw fractures: a comparison of
miniplates and intermaxillary fixation. British Journal of Oral
and Maxillofacial Surgery, 32(5): 289-292.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_anh_huong_cua_co_dinh_lien_ham_len_suc_khoe_toan_th.pdf