Bệnh nhân có cải thiện tốt về kiến thức và thái độ thực hành sau TTGD
- Bỏ điều trị: 9,3% (trước TTGD là 31,7%)
- Tự chỉnh liều thuốc: 13,7% (trước TTGD 29,2%).
- Uống thuốc không đều: 14,3% (trước TTGD 36,6%).
- Ăn đường hấp thu nhanh: 53,4% (trước TTGD 88,2%).
- Ngâm chân nước nóng: 2,5% (trước TTGD 11,2%).
- Đi chân trần: 26,1% (trước TTGD 75,2%).
- Hút thuốc: 51,9% (trước TTGD 82,3%).
- Không luyện tập thể lực: 59% (trước TTGD 83,2%).
- Không biết chích insulin: 6,7% (trước TTGD 63,4%).
Đánh giá các chỉ số kiểm soát sau TTGD
Cải thiện rõ rệt HbA1c, ĐH đói, huyết áp, các thành phần lipid máu, đạm niệu sau
TTGD, trong đó HbA1c (8,4 ± 1,9% 7,6 ± 1,5%), ĐH đói (179,7 ± 72,4 mg/dl 126,5 ±
48mg/dl), tiểu đạm (37,9% 23,6%), tiểu đạm vi thể (29,2% 19,9%), huyết áp (128/78
mmHg 116/72 mmHg).
Đạt mục tiêu HbA1c < 7% chiếm 29,8% (trước TTGD là 18,6%)
Đạt mục tiêu HA < 130/80mmHg chiếm 60,2% (trước TTGD là 24,2%)
Cân nặng, vòng eo, béo phì và béo phì bụng có giảm nhưng không có ý nghĩa thống kê.
HẠN CHẾ ĐỀ TÀI
Thời gian theo dõi tương đối ngắn nên chưa đánh giá hết hiệu quả của truyền thông
giáo dục; bởi vì để cân nặng, vòng eo giảm đạt mục tiêu cần phải có thời gian để bệnh nhân
luyện tập lâu hơn và có thể thích ứng được với sự thay đổi của chế độ ăn.
Nghiên cứu cần có nhóm chứng so sánh để đề tài có giá trị hơn.
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 234 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá ảnh hưởng truyền thông giáo dục về kiến thức, thái độ thực hành và các chỉ số kiểm soát trên bệnh nhân đái tháo đường típ II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
71
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC
VỀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ THỰC HÀNH & CÁC CHỈ SỐ KIỂM SOÁT
TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP II
Nguyễn Thị Thu Thảo*, Nguyễn Thanh Minh*
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá ảnh hưởng truyền thông giáo dục trên kiến thức, thái độ thực hành và các
chỉ số kiểm soat trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2.
Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu mô tả có can thiệp. 161 bệnh nhân đái tháo típ 2 được chọn một cách
ngẫu nhiên, hoàn tất câu hỏi phỏng vấn và làm các xét nghiệm theo mẫu lúc đầu và 6 tháng sau khi được truyền
thông giáo dục.
Kết quả: Tổng kết 161 bệnh nhân gồm 110 bệnh nhân nữ và 51 bệnh nhân nam, tuổi trung bình 57,1 ± 12,8
tuổi. Nghiên cứu cho thấy bệnh nhân có cải thiện tốt về kiến thức và thái độ thực hành sau truyền thông giáo dục
và làm giảm có ý nghĩa thống kê các thành phần lipid máu, HbA1c (8,4% ± 1,9 7,6% ± 1,5), đường huyết đói
(179,7 ± 72,4 mg/dl to126,5 ± 48mg/dl) đạm niệu (37,9 23,6%), tiểu đạm vi thể (29,2% 19,9%), huyết áp
(128/78 mmHg 116/72 mmHg). Các chỉ số vòng eo, cân nặng, béo phì và béo phì bụng giảm không có ý nghĩa
thống kê.
Kết luận: Nghiên cứu cho thấy chương trình truyền thông giáo dục có cải thiện tốt trên kiến thức, thái độ
thực hành và làm giảm có ý nghĩa thống kê HbA1c, đường huyết đói, tiểu đạm đại thể, tiểu đạm vi thể, lipid máu,
huyết áp Các chỉ số vòng eo, cân nặng, béo phì giảm không có ý nghĩa thống kê.
Viết tắt: ĐTĐ: Đái tháo đường, ĐH: đường huyết, HA: huyết áp, VE: vòng eo, TTGD: truyền thông giáo
dục, TTGDSK: truyền thông giáo dục sức khỏe, WHO: World Health Oganization, NCEP: National Cholesterol
Education Program, ADA: American Diabetes Association, IDC: International Diabetes Center, T3G: Tổ truyền
thông giáo dục, T4G: Trung tâm truyền thông giáo dục.
Từ khóa: Đánh giá ảnh hưởng truyền thông giáo dục sức khỏe.
ABSTRACT
ASSESS THE IMPACT OF AN INTERACTIVE HEALTH EDUCATION PROGRAM
ON KNOWLEDGE, PRACTICES ATTITUDES AND INDEX OF CONTROL
IN TYPE 2 DIABETIC PATIENTS
Nguyen Thi Thu Thao, Nguyen Thanh Minh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 6 - 2009: 71 - 78
Objective: The aim of this study is to assess the impact of an interactive health education program on
knowledge, behavior and index of control such as fasting blood glucose, HbA1c, lipidemia, proteinuria and blood
pressure of type 2 diabetic patients.
Method: Cross – sectional descriptive intervention study, 161 type 2 diabetic patients were randomly
selected, completed questionnaires and performed laboratories at the initial visit and 6 months after education.
Result: There were 110 women and 51 men. Mean age were 57.1 ± 12.8. The health education program
study improved on knowledge, behavior and also had a statistically significant reduction of components of
lipidemia, HbA1c (from 8.4% ± 1.9 to 7.6% ± 1.5), fasting blood glucose (179.7 ± 72.4 mg/dl to 126.5 ± 48mg/dl)
proteinuria (from 37.9 to 23.6%), microalbuminuria (from 29.2% to 19.9%), blood pressure (from 128/78mmHg
to 116/72mmHg)However, there weren’t statistically significant reduction of components of waist circumference,
72
weight, obesity and central obesity in this study.
Conclusion:The study showed statistically significant increase in mean of knowledge, behavior, and also had
a statistically significant reduction in mean of HbA1c, fasting blood glucose, lipidemia, macroalbuminuria,
microalbuminuria and blood pressure. No statistically significant reduction in components of circumtances waist,
weight, obesity in this study.
Key words: Assess the impact of health education program.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là một thể bệnh mạn tính, có tỉ lệ tử vong cao do các biến chứng mạch
máu lớn và mạch máu nhỏ. Việc điều trị thường gặp khó khăn và phức tạp vì ngoài việc dùng thuốc
người bệnh cần phải thay đổi lối sống bao gồm luyện tập thể lực đều đặn và ăn uống tiết chế đúng
cách.
Trong công tác khám chữa bệnh hàng ngày các thầy thuốc thường ít chú trọng đến việc giáo dục
bệnh nhân mà thường chú trọng đến việc kê toa và kết quả điều trị sau mỗi lần tái khám. Do đó trong
thực tế lâm sàng chúng tôi ghi nhận phần lớn bệnh nhân ĐTĐ có những nhận thức, thái độ thực hành
không đúng làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị như uống thuốc không đều hoặc bỏ trị, ăn đường
hấp thu nhanh, hoặc không chịu vận động vì cho rằng chỉ cần dùng thuốc hạ đường huyết là có thể
kiểm soát được bệnh. Một số thói quen xấu khác như ngâm chân vào nước nóng do tê buốt bàn chân
hoặc khi bàn chân bị nhiễm khuẩn làm gia tăng nguy cơ đoạn chi. Tất cả các thái độ thực hành và nhận
thức không đúng nêu trên đã góp phần làm gia tăng sự xuất hiện các biến chứng, làm gia tăng chi phí
điều trị, tỉ lệ tàn tật và tử vong.
Có nhiều nghiên cứu trong nước về vấn đề quản lý và kiểm soát bệnh ĐTĐ ở các khía cạnh khác
nhau như: “Yếu tố nguy cơ và khả năng nhận biết về điều trị và theo dõi bệnh ở bệnh nhân ĐTĐ(17)”,
“Nghiên cứu đánh giá kiến thức, thái độ thực hành của người bệnh ĐTĐ trước và sau khi giáo dục tự
chăm sóc(5); “Nghiên cứu ảnh hưởng của thói quen ăn uống và chế độ ăn với bệnh đái tháo đường(25),
“Ảnh hưởng của thói quen ăn uống và tình trạng hoạt động thể lực đến rối loạn chuyển hóa đường(0)
Trong nước chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này.
Chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm đánh giá sự thay đổi về các kiến thức và thái độ thực hành
của bệnh nhân ĐTĐ và các chỉ số kiểm soát sau truyền thông giáo dục; qua đó nhấn mạnh tầm quan
trọng của vai trò truyền thông giáo dục trong điều trị bệnh ĐTĐ giúp người bệnh hiểu rõ mối nguy
hiểm của bệnh, sửa đổi nhận thức và hành vi không đúng, tuân thủ điều trị nhằm làm giảm tỉ lệ tử
vong và ngăn ngừa được biến chứng của bệnh.
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá sự thay đổi về kiến thức và thái độ thực hành của bệnh nhân ĐTĐ sau khi được truyền
thông giáo dục sức khoẻ.
Đánh giá các chỉ số kiểm soát bệnh ĐTĐ trước và sau khi được giáo dục sức khoẻ.
Sử dụng các phương pháp điều tra xã hội học: phát phiếu câu hỏi điều tra, phỏng vấn trực tiếp,
phân tích, so sánh và tổng hợp.
Tổ chức buổi nói chuyện về giáo dục kiến thức và cách chăm sóc bệnh ĐTĐ với bảng câu hỏi soạn
sẵn, tài liệu phát tay cho người bệnh.
Hẹn tái khám, tiếp tục giáo dục sức khỏe trực tiếp và ghi nhận theo mẫu.
73
Cách thức tiến hành
Ghi nhận các chỉ số nhân trắc cân nặng, chiều cao, vòng eo, BMI, huyết áp.
Cho bệnh nhân nhịn đói lấy máu làm các xét nghiệm theo mẫu.
Đầu tiên tổ chức giáo dục các kiến thức về bệnh ĐTĐ nhiều lần cho các điều dưỡng tại
khoa nội tiết và cho điều dưỡng toàn bệnh viện. Bao gồm các chuyên đề giáo dục kiến thức
và cách chăm sóc bệnh đái tháo đường, cách chích insulin và bảo quản, cách sử dụng thuốc
hạ đường huyết, chế độ ăn cho bệnh ĐTĐ và luyện tập thể lực có làm test kiểm tra trước và
sau truyền thông giáo dục (TTGD). Sau đó tổ chức buổi nói chuyện truyền thông giáo dục
sức khoẻ (TTGDSK) với cùng chuyên đề trên cho các bệnh nhân ĐTĐ, mỗi bệnh nhân được
huấn luyện tối thiểu 2 lần với sự giúp đỡ của các bác sĩ và điều dưỡng đã được huấn luyện.
Đánh giá mức độ nhận thức bằng hình thức phỏng vấn và ghi nhận qua bảng điểm mô
tả trước và sau khi tham dự buổi nói chuyện về bệnh đái tháo đường. Đánh giá lại sau 6
tháng.
Đánh giá các thông số theo dõi của bệnh ĐTĐ trước và sau khi tham dự toạ đàm sau 6
tháng như: BMI, vòng eo, huyết áp, đường huyết đói, HbA1c, bilan mỡ, tổng phân tích nước
tiểu, microalbumin niệu, đạm niệu 24 giờ Các xét nghiệm này được thực hiện tại bệnh viện
Nhân Dân Gia Định.
Microalbumin niệu và đạm niệu 24 giờ chỉ được thực hiện sau khi đã loại nhiễm khuẩn
tiểu qua mẫu tổng phân tích nước tiểu, không có nhiễm ceton acid(22).
Các chỉ số trong nghiên cứu
Chẩn đoán tăng HA theo tiêu chuẩn JNC VII: lấy trung bình của 3 lần đo.
Chẩn đoán béo phì theo tiêu chuẩn của WHO đối với người châu Á
Chẩn đoán RLCH Lipid theo hướng dẫn của NCEP(13,16): CT:≥ 5,2mmol/L (≥ 200mg/dL);
TG: ≥ 2,3mmol/L (≥ 200mg/dL); HDL: ≤ 1,2mmol/L (≤ 45mg/dL) đối với nữ và ≤ 1mmol/L (≤
35mg/dL) đối với nam; LDL: ≥ 3,4mmol/L (≥ 130mg/dL).
Chẩn đoán tiểu đạm vi thể khi Microalbumin niệu ≥ 20mg/L(12 (ít nhất 2 mẫu thử, cách
nhau 4 – 6 tuần(15) trên mẫu nước tiểu được lấy lúc sáng sớm chưa vận động thể lực(19).
Chẩn đoán tiểu đạm đại thể khi đạm niệu 24 giờ ≥ 300mg/L(14).
Mục tiêu điều trị
Theo ADA, IDC, NCEP/ ATP III và IDF[20]
- HA < 130/80mmHg và < 125/75mmHg nếu có tiểu đạm và HbA1c < 7%(25).
- Cholesterol < 5,17mmol/L (200mg/dL), Triglycerid < 1,7mmol/L (150mg/dL)
- HDL > 0,9mmol/L (35mg/dL) đối với nam, > 1,16mmol/L (45mg/dL) đối với nữ.
- LDL < 2,59mmol/L (130mg/dL)(13).
- Vòng eo < 80 cm (nữ); < 90 cm (nam)
74
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ tháng 01/2007 đến tháng 01/2008, chúng tôi ghi nhận có 161 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn
được chọn vào lô nghiên cứu.
Nữ: 110 bệnh nhân, chiếm: 68,3%, Nam: 51 bệnh nhân, chiếm: 31,7%; tỉ lệ nữ/nam: 2,15
Tuổi trung bình: 57,1 ± 12,8, lớn nhất 86 tuổi, nhỏ nhất 25 tuổi.
Đánh giá thay đổi nhận thức
Bảng 1: Thay đổi nhận thức và thái độ thực hành sau TTGD
Trước TTGD Sau TTGD p
Uống thuốc
không ñều
59 (36,6%) 23 (14,3%) 0,001
Tự ñiều chỉnh
thuốc, không
tái khám ñều
47 (29,2%) 22 (13,7%) 0,001
Bỏ ñiều trị 51 (31,7%) 15 (9,3%) 0,001
Ăn uống
ñường hấp
thu nhanh
142 (88,2%) 86 (53,4%) 0,001
Đi chân trần 121 (75,2%) 42 (26,1%) 0,02
Ngâm chân
nước nóng
18 (11,2%) 4 (2,5%) 0,008
Hút thuốc
(nam)
42 (82,3%) 28 (51,9%) 0,001
Không luyện
tập thể lực
134 (83,2%) 95 (59%) 0,001
Không biết
chích Insulin
(n = 30)
19 (63,4%) 3 (6,7%) 0,001
Tỉ lệ bệnh nhân thay đổi nhận thức và thái độ thực hành tốt có ý nghĩa thống kê
75
Đánh giá mục tiêu điều trị
Biểu đồ 1: Chỉ số huyết áp, đường huyết đói trung bình trước và sau TTGD.
Bảng 2: Đánh giá mục tiêu điều trị ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 sau TTGD
Trước TTGD Sau TTGD p
HA (mmHg) 128/78 ± 17/9 116/72 ± 10/7 0,001
ĐH ñói
(mg%)
179,7 ± 72,4 126,5 ± 48 0,001
HbA1c (%) 8,4 ± 1,9 7,6 ± 1,5 0,001
Tiểu ñạm vi thể 47 (29,2%) 32 (19,9%) 0,002
Tiểu ñạm ñại
thể
14 (8,7%) 6 (3,7%) 0,002
Tiểu ñạm(n) 61 (37,9%) 38 (23,6%) 0,001
Chỉ số huyết áp, ĐH đói, HbA1c, tiểu đạm giảm có ý nghĩa thống kê sau TTGD
Đánh giá mục tiêu điều trị theo ADA
Bảng 3: Đánh giá mục tiêu theo ADA
Trước TTGD Sau TTGD p
HbA1c (< 7%) 30 (18,6%) 48 (29,8%) 0,001
HA (< 130/80) 39 (24,2%) 97 (60,2%) 0,001
Có 29,8% bệnh nhân đạt HbA1c < 7% và 60,2% đạt HA < 130/80 mmHg
Đánh giá mức độ rối loạn Lipid máu
Bảng 4: Đánh giá mục tiêu hạ lipid máu theo IDC
Trước TTGD Sau TTGD p
Tăng CT 43 (26,7%) 15 (13%) 0,001
Tăng TG 68 (42,2%) 35 (21,2%) 0,002
Tăng LDL 61 (37,9%) 14 (8,7%) 0,002
Giảm HDL 105 (65,2%) 94 (58,4%) 0,001
RLLM 142 (82,2%) 118 (73,3%) 0,04
Các thành phần lipid máu đều giảm rõ rệt sau TTGD, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
0
20
40
60
80
100
120
140
160
180
200
Tröôùc TTGD Sau TTGD
HA max
(mmHg)
HA min
(mmHg)
ÑH ñoùi
(mg%)
76
Béo phì và béo phì bụng
Bảng 5: Đánh giá mục tiêu theo NCEP, ATP III và IDF.
Trước TTGD Sau TTGD
Vòng eo TB 88,2 ± 8,7 87,2 ± 8,2
Cân nặng TB 58,4 (11,4%) 57,8 (10,9%)
Béo phì bụng 100 (62,1%) 98 (60,9%)
Béo phì 51 (31,7%) 48 (29,8%)
Nhận xét: Vòng eo, cân nặng, béo phì và béo phì bụng có giảm sau TTGD, sự khác biệt
không có ý nghĩa thống kê.
BÀN LUẬN
Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
Chúng tôi ghi nhận trong tổng số 161 bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ đến khám hoặc nằm
viện tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định có tuổi mắc bệnh trung bình 57 tuổi, tỉ lệ bệnh nhân
nữ mắc bệnh nhiều hơn gấp 2 lần bệnh nhân nam (68,3% so với 31,7%) phù hợp với nhiều
nghiên cứu trong nước trước đây(6,7,19).
Đánh giá thay đổi kiến thức và thái độ thực hành sau truyền thông giáo dục
Theo y văn đi chân trần là yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn bàn chân và đoạn chi ở bàn chân
ĐTĐ(14). Trước khi được TTGD, phần lớn bệnh nhân ĐTĐ thường xuyên đi chân trần (75,2%)
và tỉ lệ này giảm rõ rệt sau khi được TTGD (26,1%). Tương tự ngâm chân vào nước nóng ở
bệnh nhân ĐTĐ cũng là một thói quen xấu, do biến chứng thần kinh ĐTĐ làm giảm đi cảm
giác nóng lạnh dễ đưa đến bỏng chân, đôi khi phải đoạn chi. Trong nghiên cứu này chúng
tôi ghi nhận tỉ lệ ngâm chân vào nước nóng chiếm 11,2% trước TTGD và sau TTGD chỉ còn
2,5%.
Có đến 36,6% bệnh nhân “thường xuyên” uống thuốc không đều, bỏ cử thuốc uống
hoặc bỏ chích insulin nhiều ngày, nhiều tuần do quên hoặc do không có điều kiện mua
thuốc uống và do thấy cơ thể không có triệu chứng gì bất thường. Tỉ lệ này chỉ còn 14,3%
sau truyền thông giáo dục.
Tương tự trong thực tế lâm sàng, chúng ta cũng rất hay gặp bệnh nhân tự điều chỉnh
liều thuốc (tăng hoặc giảm liều) do cho rằng uống thuốc nhiều và lâu ngày dễ bị lờn thuốc
hoặc bị nóng trong cơ thể nên chuyển sang uống thuốc nam, thuốc bắc và bỏ trị không đi tái
khám nữa. Đến khi bệnh trở nặng xuất hiện nhiều biến chứng, bệnh nhân mới đến lại bệnh
viện thì đã muộn. Đây cũng là thói quen xấu thường gặp ở hầu hết bệnh nhân mắc bệnh
mạn tính ở nước ta và đã góp phần làm gia tăng đường huyết, tăng huyết áp, tăng sự xuất
hiện các biến chứng và tử vong. Trong nghiên cứu này chúng tôi ghi nhận trước TTGD tỉ lệ
bỏ trị là 31,7% và tự điều chỉnh liều thuốc là 29,2%; sau giáo dục chỉ còn 9,3% bỏ trị và 13,7%
tự điều chỉnh liều thuốc.
Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã chứng minh hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ
cho nhiều bệnh như ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh mạch máu ngoại
biên, đặc biệt đối với bệnh ĐTĐ hút thuốc lá sẽ làm gia tăng đột quỵ, tai biến mạch não gấp
2 đến 4 lần so với người không hút thuốc lá và cũng là yếu tố nguy cơ đoạn chi do đái tháo
đường(21). Do đó trong điều trị bệnh ĐTĐ, ngưng hút thuốc lá cũng là phương thức điều trị
bắt buộc bệnh nhân phải tuân thủ. Trong 161 bệnh nhân, chúng tôi ghi nhận chỉ có bệnh
77
nhân nam hút thuốc lá, không có một bệnh nhân nữ nào hút thuốc. Tỉ lệ hút thuốc lá ở nam
chiếm 82,3%, và tỉ lệ này chỉ còn 51,9% sau TTGD. Đây cũng là một dấu hiệu đáng mừng
bởi vì chỉ trong thời gian ngắn bệnh nhân đã có thay đổi nhận thức đáng kể.
Dinh dưỡng trong ĐTĐ đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát đường
huyết. Theo y văn(11) thức ăn có nhiều glucid làm tăng đường huyết sau khi ăn, thức ăn
có nhiều lipid dễ gây xơ vữa động mạch và bệnh nhân ĐTĐ phải kiêng tối đa với các
loại đường hấp thu nhanh như mứt, bánh ngọt, nước ngọt, kẹo Do thời gian theo dõi
ngắn, trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ ghi nhận những bệnh nhân có sử dụng đường
hấp thu nhanh ít nhất là 2 lần/ tuần và đây là lý do góp phần gây tăng đường huyết
nhanh nhất. Chúng tôi đã tổ chức các buổi tọa đàm về vấn đề này nhiều lần để hướng
dẫn bệnh nhân cách ăn uống, cách sử dụng thức ăn thay thế, các loại thức ăn phải kiêng
tối đa. Kết quả trước TTGD có đến 88,2% bệnh nhân có ăn đường hấp thu nhanh như
chè, bánh ngọt, kẹo, nước ngọt và sau TTGD tỉ lệ này giảm còn 53,4%.
Luyện tập thể lực là biện pháp điều trị bắt buộc trong điều trị bệnh đái tháo đường.
Luyện tập thể lực đều đặn sẽ làm giảm đề kháng insulin, giảm cân; giúp ổn định đường
huyết, huyết áp, giảm mỡ máu(11). Ngoài ra việc luyện tập thể lực thường xuyên còn làm cho
bệnh nhân thấy thoải mái, lạc quan và cảm thấy yêu đời và khoẻ hơn. Chúng tôi ghi nhận
trước TTGD chỉ có 16,8% bệnh nhân có luyện tập thể lực ít nhất 150 phút /tuần; tuy nhiên tỉ
lệ này đã tăng lên 41% sau TTGD.
Bệnh nhân ĐTĐ nếu biết tiêm insulin đúng cách sẽ giúp kiểm soát tốt đường huyết và hạn
chế được các biến chứng như hạ đường huyết, nhiễm khuẩn trong nghiên cứu này chúng tôi
có tổng cộng 30 bệnh nhân phải tiêm insulin, nhưng trước TTGD chỉ có 36,6% biết tiêm insulin
và sau TTGD tỉ lệ này tăng lên đến 93,3%.
Kết quả này phù hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước(0,26,1) thấy bệnh nhân ĐTĐ có
thay đổi nhận thức và thái độ thực hành theo chiều hướng tốt sau khi được giáo dục.
Đánh giá kết quả điều trị trước và sau TTGD
Béo phì và béo phì bụng
Tần suất béo phì gia tăng theo tuổi và thay đổi tuỳ theo tiêu chuẩn chẩn đoán khác
nhau(3). Qua nghiên cứu thực tế WHO đã các khuyến cáo các quốc gia Châu Á lấy tiêu
chuẩn ban hành năm 2000 làm tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh béo phì khi BMI ≥ 25(0) và béo phì
bụng khi vòng eo ≥ 80cm đối với nữ và vòng eo ≥ 90cm đối với nam. Tình trạng béo phì và
béo phì bụng làm gia tăng tỉ lệ đề kháng insulin và là yếu tố nguy cơ cho bệnh mạch vành.
Trong nghiên cứu này chúng tôi ghi nhận trước TTGD tỉ lệ béo phì là 31,7% và béo phì bụng
là 62,1%. Tỉ lệ này có giảm sau TTGD còn 29,8% và 60,9% nhưng sự khác biệt không có ý
nghĩa thống kê. Tương tự, giảm vòng eo và cân nặng sau TTGD cũng không có ý nghĩa
thống kê. Kết quả này cũng cho thấy đáng khích lệ bởi vì để giảm cân cần phải có thời gian
luyện tập dài hơn mới có thể có hiệu quả (bảng 5).
Tăng huyết áp
Tăng huyết áp rất thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2, chiếm tỉ lệ 20 – 60% tại thời điểm
mới chẩn đoán(27) và gấp 2 lần so với người không ĐTĐ. Tăng HA được xem là yếu tố nguy
cơ của bệnh mạch vành(14), bệnh mạch máu não đồng thời cũng góp phần làm gia tăng sự
phát triển bệnh võng mạc và bệnh thận ĐTĐ. Kiểm soát tốt huyết áp sẽ làm giảm các nguy
78
cơ trên và là vấn đề then chốt trong việc làm giảm nhu cầu lọc thận và ghép thận từ 78%
xuống còn 31% sau 16 năm sau khi có bệnh thận lâm sàng. Nghiên cứu UKPDS cho thấy
nếu kiểm soát HA tích cực sẽ làm giảm tất cả biến chứng liên quan đến ĐTĐ 25%, tử vong
liên quan đến ĐTĐ giảm 32%, tai biến mạch máu não giảm 44%...
Chúng tôi ghi nhận HA trung bình trong nhóm can thiệp giảm rõ rệt sau TTGD từ
128/78 mmHg xuống còn 116/72mmHg (p = 0,001). Có đến 60,2% bệnh nhân đạt HA <
130/80 mmHg sau giáo dục so với trước giáo dục chỉ có 24,2% (Bảng 1 và 3).
Đường huyết và HbA1c
Theo y văn(20) tình trạng tăng đường huyết kéo dài làm gia tăng sự phát triển biến chứng
mạch máu lớn và biến chứng mạch máu nhỏ. Nghiên cứu UKPDS(10) thực hiện trên 5.102
bệnh nhân ĐTĐ típ 2 tiến hành tại 23 trung tâm ở Anh quốc, kết quả cho thấy nếu kiểm soát
tích cực đường huyết sẽ làm giảm tất cả biến chứng liên quan đến ĐTĐ 12%, nhồi máu cơ
tim giảm 16%, biến chứng vi mạch giảm 25%, diễn tiến đến microalbumin niệu giảm 33%.
Trong nghiên cứu này chúng tôi ghi nhận đường huyết trung bình trong nhóm can thiệp
giảm rõ rệt sau TTGD từ 179,7mmol/l xuống còn 126,5mmol/l; HbA1c từ 8,4% giảm còn
7,6% và có ý nghĩa thống kê. Có 29,8% bệnh nhân đạt HbA1c < 7% sau giáo dục so với trước
giáo dục chỉ có 18,6%. Theo y văn chỉ cần làm giảm HbA1c xuống 0,9% sẽ làm giảm hầu hết
các biến chứng liên quan đến ĐTĐ. Người có HbA1c < 7% có ít tổn thương hơn người có
HbA1c 7,9%.
Tiểu đạm
Bệnh thận ĐTĐ là hậu quả của các tác động bất lợi về chuyển hoá và huyết động học lên
vi tuần hoàn thận(4). Theo y văn tình trạng tăng đường huyết kéo dài làm gia tăng sự phát
triển bệnh thận ĐTĐ. Trong nghiên cứu Cohort cho thấy khi kiểm soát đường huyết tích
cực sẽ làm giảm 39% tiểu đạm vi thể và 54% tiểu đạm đại thể, trong đó những người tham
gia là những đối tượng có tiểu đạm ngay từ lúc bắt đầu nghiên cứu. Trong nghiên cứu này
chúng tôi ghi nhận tình trạng tiểu đạm giảm rõ rệt từ 37,9% xuống còn 23,6% sau TTGD
trong đó tiểu đạm vi thể từ 29,2% xuống còn 19,9%.
Rối loạn lipid máu
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng rối loạn lipid máu là yếu tố nguy cơ cho bệnh
thận ĐTĐ, trong đó tăng LDL và tăng trigycerid là yếu tố tiên đoán của vi đạm niệu(13). Một
nghiên cứu của tác giả N. T. T. Thảo khi khảo sát biến chứng mạn trên 92 bệnh nhân ĐTĐ
típ 2 mới phát hiện cũng tìm thấy có mối liên hệ giữa rối loạn lipid máu và biến chứng
thận(18).
Trong nghiên cứu này chúng tôi ghi nhận các thành phần cholesterol, triglycerid, LDL
và tăng HDL giảm rõ rệt sau TTGD. Tuy nhiên do chúng tôi lấy mục tiêu hạ lipid máu chặt
chẽ theo IDC với LDL < 100mg/dl cho toàn bộ đối tượng trong nhóm nghiên cứu thì rối loạn
lipid máu nói chung trong nghiên cứu chưa cải thiện sau TTGD.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 161 bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường típ 2 đến khám hoặc nằm viện
tại bệnh viện NDGĐ, chúng tôi nhận thấy tuổi mắc bệnh trung bình 57 ± 12,7, tỉ lệ bệnh
nhân nữ mắc bệnh nhiều hơn bệnh nhân nam.
79
Bệnh nhân có cải thiện tốt về kiến thức và thái độ thực hành sau TTGD
- Bỏ điều trị: 9,3% (trước TTGD là 31,7%)
- Tự chỉnh liều thuốc: 13,7% (trước TTGD 29,2%).
- Uống thuốc không đều: 14,3% (trước TTGD 36,6%).
- Ăn đường hấp thu nhanh: 53,4% (trước TTGD 88,2%).
- Ngâm chân nước nóng: 2,5% (trước TTGD 11,2%).
- Đi chân trần: 26,1% (trước TTGD 75,2%).
- Hút thuốc: 51,9% (trước TTGD 82,3%).
- Không luyện tập thể lực: 59% (trước TTGD 83,2%).
- Không biết chích insulin: 6,7% (trước TTGD 63,4%).
Đánh giá các chỉ số kiểm soát sau TTGD
Cải thiện rõ rệt HbA1c, ĐH đói, huyết áp, các thành phần lipid máu, đạm niệu sau
TTGD, trong đó HbA1c (8,4 ± 1,9% 7,6 ± 1,5%), ĐH đói (179,7 ± 72,4 mg/dl 126,5 ±
48mg/dl), tiểu đạm (37,9% 23,6%), tiểu đạm vi thể (29,2% 19,9%), huyết áp (128/78
mmHg 116/72 mmHg).
Đạt mục tiêu HbA1c < 7% chiếm 29,8% (trước TTGD là 18,6%)
Đạt mục tiêu HA < 130/80mmHg chiếm 60,2% (trước TTGD là 24,2%)
Cân nặng, vòng eo, béo phì và béo phì bụng có giảm nhưng không có ý nghĩa thống kê.
HẠN CHẾ ĐỀ TÀI
Thời gian theo dõi tương đối ngắn nên chưa đánh giá hết hiệu quả của truyền thông
giáo dục; bởi vì để cân nặng, vòng eo giảm đạt mục tiêu cần phải có thời gian để bệnh nhân
luyện tập lâu hơn và có thể thích ứng được với sự thay đổi của chế độ ăn.
Nghiên cứu cần có nhóm chứng so sánh để đề tài có giá trị hơn.
ĐỀ XUẤT
- T4G cần tổ chức rộng rãi và thường xuyên các lớp TTGD để thầy thuốc thấy được tầm
quan trọng của việc truyền thông trong việc góp phần gia tăng hiệu quả điều trị.
- Các T3G thường xuyên đôn đốc, kiểm tra công tác TTGD tại bệnh viện dưới sự hỗ trợ
của T4G, giúp bệnh viện ngày càng phát triển và tạo niềm tin cho bệnh nhân.
- Các thầy thuốc cần chú trọng vấn đề giáo dục cho bệnh nhân trong công tác khám
chữa bệnh hàng ngày, giúp bệnh nhân có nhận thức và thái độ thực hành đúng mang lại
hiệu quả điều trị; giảm được chi phí điều trị và thời gian nằm viện, giảm sự xuất hiện các
biến chứng và tử vong.
- Các bác sĩ chuyên khoa cần tổ chức nhiều lớp tư vấn định kỳ và giáo dục thường
xuyên cho bệnh nhân dưới nhiều hình thức (câu lạc bộ BN, góc giáo dục sức khỏe, tờ bướm,
video,)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aghamolaei T. (2005), “Effects of health education program on behavoir, HbA1c and health – related quality of life in
diabetic patients”, Acta Medica Iranica, vol 43 (2), pp. 89 – 94.
2. American diabetes association (2003), “Diabetic nephropathy”, Diabetes Care, vol. 26, suppl. 1, pp: S95.
80
3. American Obesity Association (2003), Obesity in the USA. Internet Document.
4. Copper M.E. (1998), “Pathogenesis, prevention and treatment of diabetic nephropathy”, The lancet, Vol 352 (9132), pp: 213 – 221.
5. Đào Tố Hoan, Tạ Văn Bình, Phạm Thị Lan (2005). “Đánh giá kiến thức, thái độ thực hành của người bệnh đái tháo đường
trước và sau khi giáo dục tự chăm sóc”. Tạp chí Y học thực hành, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học, tr. 640 – 645.
6. Diệp Thị Thanh Bình (1994), “Dịch tễ học điều tra cơ bản về bệnh đái tháo đường ở nội thành – TP Hồ Chí Minh”, Tạp chí Y
học TP HCM, Chuyên đề Nội tiết, số 1, tr. 26 – 27.
7. Đỗ Thị Tính, Lưu Thị Dương Trang (2003). “Tình hình bệnh ĐTĐ điều trị nội trú tại khoa Nội Tiết bệnh viện Việt Tiệp Hải
Phòng trong 5 năm từ 1997 – 2001”. Hội nghị khoa học toàn quốc lần 2. NXB Y học, tr. 49 – 51.
8. Grundy S.M. (2004). “Definition of metabolic syndrome – Report of the national heart, lung, and blood institute/American
heart association conference on scientific issues related to definition”. Circulation, vol 109, pp. 433 – 438.
9. Inoue S. et al (2002). “The Asia – Pacific perspective: Redefining obesity and its treatment”, Health Communications
Australia Pty Limited, pp. 18 – 25.
10. Mai Thế Trạch (2007), “Biến chứng mạn tính của Đái tháo đường”, Trong: Mai Thế Trạch – Nguyễn Thy Khuê: Nội tiết học
đại cương, NXB Y học, tr. 411 – 420.
11. Mai Thế Trạch (2007), “Điều trị đái tháo đường”, Trong: Mai Thế Trạch – Nguyễn Thy Khuê: Nội tiết học đại cương, NXB Y
học, tr. 421 – 426.
12. Masharani U. et al (2000), “Pancreatic hormones and diabetes mellitus“. In: Greenspan F.S. Basic and clinical
endocrinology, 6th ed., McGraw – Hill companies, Inc, pp: 727.
13. Mazze R.S. et al (2000), “Chapter 7: Macrovascular Complications”. In: Staged Diabetes Management – A Systematic
Approach. International Diabetes Center, pp. 209 – 220.
14. Mazze R.S. et al (2000), “Chapter 8: Microvascular complications” In: Staged diabetes management – A symtomatic
approach. International Diabetes Center, pp. 229 – 274.
15. Mogyorosi A. (2001), “Diabetes nephropathy”, In: Massry S.G.: Textbook of nephrology, 4th ed., Lippincott Williams and
Wilkins, pp: 874 – 886.
16. National Institutes of Health (NIH), “Third report of the national cholesterol education program (NCEP) expert panel on
detection, evaluation and treatment of high blood cholesterol in adults (Adults treatment panel III) – Final report”.
National Cholesterol Education Program.
17. Nguyễn Thị Nhạn, Nguyễn Thị Hồng Thuỷ, Phan Văn Cành(2005), ”Yếu tố nguy cơ và khả năng nhận biết về điều trị và
theo dõi bệnh ở bệnh nhân đái tháo đường”. Tạp chí Y học thực hành, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học, tr. 778 – 783.
18. Nguyễn Thị Thu Thảo (2004), “Khảo sát các biến chứng mạn trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 lúc mới chẩn đoán”, Luận
án chuyên khoa II, Đại học Y Dược TP HCM.
19. Phạm Đình Tuấn, Nguyễn Thy Khuê (2003), “Khảo sát tỉ lệ đái tháo đường trong cộng đồng dân cư TP Long Xuyên, tỉnh
An Giang”, Tạp chí Y học TPHCM, Chuyên đề Nội tiết, tập 7, số 1, tr. 17.
20. Power A.C. et al (2001), “Diabetes mellitus” In: Braunward E. Principle of internal medecine. Harrison’s 15ed ed. McGraw
– Hill, pp 2109 – 2135.
21. Powers A.C. et al (2005), “Diabetes mellitus”, In: Kasper D.L. et al, Harrison’s Principles of internal medicine, 16th ed.,
McGraw – Hill companies, Inc, pp: 2152 – 2179.
22. Ratzmann K.P. (1991). “Prevalence of peripharal and autonomic neuropathy in newly diagnosed type2 (noninsulin–
dependent) diabetes”. J Diabet Complications. Vol 5, No 1, pp. 1 – 5.
23. Tạ Văn Bình (1994), “ Bệnh béo phì – Nguy cơ và thái độ của chúng ta”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học – Đại hội Nội
tiết – ĐTĐ Việt Nam lần thứ nhất – Hà Nội. NXB Y học, tr. 329.
24. Tạ Văn Bình (2005), ”Ảnh hưởng của thói quen ăn uống và tình trạng hoạt động thể lực đến rối loạn chuyển hóa đường”. Tạp
chí Y học thực hành, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học, tr. 784 – 790.
25. Tạ Văn Bình (2005). “Nghiên cứu ảnh hưởng của thói quen ăn uống và chế độ ăn với bệnh đái tháo đường”. Tạp chí Y học
thực hành, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học, tr. 664 – 672.
26. Trương Trọng Hoàng (2008), “Điều tra kiến thức – thái độ – thực hành về bệnh tiểu đường của bệnh nhân tháng 05/2003”,
Kỷ yếu các nghiên cứu về khoa học hành vi và giáo dục sức khỏe của Trung tâm Truyền thông – Giáo dục Sức khỏe TP Hồ
Chí Minh 2000 – 2007, Sở Y tế, tr. 37 – 39.
27. Wang S.I. (1996), “Excess mortality and its relation to hypertension and proteinuria in diabetes patients”. The World
Health Organization Multinational study of vascular disease in diabetes. Diabetes Care. 19, pp. 305 – 312.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_anh_huong_truyen_thong_giao_duc_ve_kien_thuc_thai_d.pdf