Từ kết quả tỷ lệ mắc bệnh viêm nha chu và
mức độ trầm trọng bệnh nha chu tăng có ý nghĩa
thống kê theo mức độ trầm trọng của béo phì,
nghiên cứu của chúng tôi gợi ý béo phì có liên
quan đến tình trạng viêm và phá hủy của mô
nha chu. Viêm nha chu là một bệnh nhiễm trùng
mãn tính. Một số cá nhân có thể nhạy cảm hơn,
bị viêm và nhiễm trùng nha chu với mức độ
nặng hơn(4). Béo phì từng được cho là yếu tố
nguy cơ cao nhất của nhiễm trùng nha chu chỉ
đứng sau hút thuốc lá(13). Cho đến hiện tại, mặc
dù bản chất sinh học trong mối liên quan giữa
béo phì và viêm nha chu chưa được làm sáng tỏ
nhưng có thể nó liên quan đến khả năng miễn
dịch và các phản ứng viêm ở người béo phì. Tình
trạng béo phì làm thay đổi hệ thống miễn dịch
của kí chủ, làm tăng tính nhạy cảm với bệnh và
khiến người béo phì dễ có nguy cơ bị viêm nha
chu. Các cytokine gây viêm như TNF-α, IL-6
được mô mỡ tiết ra có thể xuất hiện và tăng
trong dịch nướu của người bị béo phì, làm tăng
các phản ứng viêm phá hủy mô nha chu. Ngoài
ra chất ức chế hoạt hóa plasminogen PAI-1, chất
được mô mỡ nội tạng chế tiết mạnh, được cho là
đóng vai trò quan trọng trong quá trình viêm
nướu và làm giảm lượng máu đến mô nha chu
của người béo phì. Bên cạnh đó, viêm nha chu
cũng có thể gây những ảnh hưởng tiêu cực đến
tình trạng sức khỏe toàn thân của người béo phì.
Đáp ứng của vật chủ với nhiễm trùng nha chu là
có thể gây ra viêm mãn tính cấp thấp và là
nguồn tạo ra các cytokine tiền viêm(18).
Nghiên cứu này cho thấy có mối liên quan có
ý nghĩa giữa tình trạng sâu răng, tỷ lệ và mức độ
trầm trọng của viêm nha chu với mức độ trầm
trọng của béo phì. Hạn chế của nghiên cứu này
là chúng tôi chưa khảo sát các yếu tố về chế độ
ăn, yếu tố được cho là có liên quan đến cả bệnh
sâu răng và béo phì; cũng như chưa khảo sát các
bệnh lý toàn thân khác như đái tháo đường tuýp
2, tim mạch, tăng huyết áp, , những bệnh cũng
có thể ảnh hưởng đến tình trạng nha chu của đối
tượng nghiên cứu. Trong tương lai cần có thêm
những nghiên cứu sâu hơn để khảo sát các mối
liên quan này.
18 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 61 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá biên độ vận động hàm dưới sau phẫu thuật điều trị gãy cổ lồi cầu xương hàm dưới bằng kết hợp xương qua đường miệng với nội soi hướng dẫn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ật, số lượng bệnh nhân
có biên độ há hạn chế nhiều giảm hẳn và thay
vào đó là số lượng bệnh nhân có biên độ há tối
đa bình thường trên 40mm tăng rõ rệt với sự
khác biệt giữa các mức độ há trong từng thời
điểm đều có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Bên
cạnh đó, sự khác biệt của các mức độ há so sánh
giữa các thời điểm sau phẫu thuật 1 tháng và 2
tháng, 2 tháng và 3 tháng đều có ý nghĩa thống
kê với p = 0,000 < 0,05. Ngoài ra, khi so sánh giữa
thời điểm sau phẫu thuật 3 tháng và 6 tháng thì
sự khác biệt của các mức độ há ở nhóm A có ý
nghĩa thống kê với p= 0,007 < 0,05, trong khi ở
nhóm B sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê
với p = 0,083 > 0,05. Mặt khác, khi so sánh các
mức độ há giữa hai nhóm với nhau trong từng
thời điểm sau phẫu thuật thì không có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê (1 tháng: χ2 = 1,235, p =
0,539 > 0,05; 2 tháng: χ2=2,966, p = 0,227 > 0,05; 3
tháng: χ2 = 3,282, p=0,194 > 0,05; 6 tháng: χ2 =
0,154, p = 0,694>0,05).
Bảng 5. Biên độ há tối đa trung bình (mm) ở các thời điểm 1, 2, 3, 6 tháng sau phẫu thuật
1 tháng 2 tháng 3 tháng 6 tháng p*
Nhóm A(n=47) 29,9 ± 10,37 40,7 ± 10,3 44,3 ± 8,28 49,4 ± 7,58 0,000
Nhóm B(n=47) 26,6 ± 8,25 38,5 ± 8,36 45,9 ± 6,46 49,4 ± 6,36 0,000
Tổng mẫu(n=94) 28,2 ± 9,46 39,6 ± 9,39 45,1 ± 7,42 49,4 ± 6,96 0,000
p** 0,170 0,270 0,320 0,988
* So sánh khác biệt biên độ há tối đa trung bình với thời điểm trước đó. ** So sánh khác biệt giữa hai nhóm A và B trong cùng
thời điểm
Bảng 5 cho thấy biên độ há tối đa trung
bình của mỗi nhóm đều tăng rõ rệt ở thời
điểm sau phẫu thuật 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng
và 6 tháng (có ý nghĩa thống kê với p<0,05).
Bên cạnh đó, ở mỗi thời điểm đánh giá thì
biên độ há tối đa trung bình giữa hai nhóm
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (1
tháng: p = 0,170 > 0,05 (Mann-Whitney U); 2
tháng, 3 tháng, 6 tháng: p > 0,05).
Đánh giá biên độ ra trước tối đa
Biên độ đưa hàm dưới ra trước tối đa
trung bình tính theo milimet của bệnh nhân ở
các thời điểm sau phẫu thuật được ghi nhận
trong bảng 6.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 290
Bảng 6. Biên độ ra trước tối đa trung bình (mm) ở các thời điểm 1, 2, 3, 6 tháng sau phẫu thuật
1 tháng 2 tháng 3 tháng 6 tháng p*
Nhóm A (n=47) 4,3 ± 2,23 6,3 ± 2,79 7,0 ± 2,50 7,8 ± 2,13 0,000
Nhóm B (n=47) 3,7 ± 1,62 6,0 ± 1,82 7,2 ± 1,84 8,1 ± 1,87 0,000
Tổng mẫu (n=94) 4,0 ± 1,96 6,2 ± 2,34 7,1 ± 2,19 8,0 ± 2,0 0,000
p** 0,227 0,631 0,543 0,356
* So sánh khác biệt biên độ ra trước tối đa trung bình với thời điểm trước đó. ** So sánh khác biệt giữa hai nhóm A và B trong
cùng thời điểm.
Bảng 6 cho thấy biên độ đưa hàm dưới ra
trước tối đa của mỗi nhóm đều tăng ở thời
điểm sau phẫu thuật 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng
và 6 tháng (có ý nghĩa thống kê với p < 0,05).
Bên cạnh đó, ở mỗi thời điểm đánh giá thì
biên độ ra trước tối đa của giữa hai nhóm
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (1
tháng: p = 0,227 > 0,05 (Mann-Whitney U); 2
tháng, 3 tháng, 6 tháng: p > 0,05).
Đánh giá biên độ sang bên tối đa
Biên độ đưa hàm dưới sang bên lành tối đa
trung bình tính theo milimet của bệnh nhân ở
các thời điểm sau phẫu thuật được ghi nhận
trong bảng 7.
Bảng 7. Biên độ sang bên lành tối đa trung bình (mm) ở các thời điểm 1, 2, 3, 6 tháng sau phẫu thuật
1 tháng 2 tháng 3 tháng 6 tháng p*
Nhóm A(n=47) 5,5 ± 2,45 7,6 ± 2,90 8,5 ± 2,56 9,4 ± 2,26 0,000
Nhóm B(n=47) 5,4 ± 2,91 7,6 ± 2,31 8,7 ± 2,33 9,4 ± 1,99 0,000
Tổng mẫu (n=94) 5,5 ± 2.67 7,6 ± 2,61 8,6 ± 2,44 9,4 ± 2,12 0,000
p** 0,572 0,860 0,873 0,942
* So sánh khác biệt biên độ sang bên lành tối đa trung bình với thời điểm trước đó. ** So sánh khác biệt giữa hai nhóm A và B
trong cùng thời điểm.
Bảng 7 cho thấy biên độ đưa hàm dưới sang
bên lành tối đa của mỗi nhóm đều tăng ở thời
điểm sau phẫu thuật 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng và
6 tháng (có ý nghĩa thống kê với p < 0,05). Bên
cạnh đó, ở mỗi thời điểm đánh giá thì biên độ
sang bên lành tối đa giữa hai nhóm không có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê (1 tháng: p = 0,572
> 0,05 (Mann-Whitney U); 2 tháng: p = 0,860 >
0,05; 3 tháng: p = 0,873 > 0,05 (Mann-Whitney U);
6 tháng: p = 0,942 > 0,05 (Mann-Whitney U)).
Biên độ đưa hàm dưới sang bên gãy tối đa
trung bình tính theo milimet của bệnh nhân ở
các thời điểm sau phẫu thuật được ghi nhận
trong bảng 8.
Bảng 8. Biên độ sang bên gãy tối đa trung bình (mm) ở các thời điểm 1, 2, 3, 6 tháng sau phẫu thuật
1 tháng 2 tháng 3 tháng 6 tháng p*
Nhóm A(n=47) 5,7 ± 2,71 7,6 ± 2,80 8,8 ± 2,32 9,8 ± 2,04 0,000
Nhóm B(n=47) 5,7 ± 2,64 8,1 ± 2,26 9,2 ± 2,22 9,8 ± 1,95 0,000
Tổng mẫu(n=94) 5,7 ± 2,66 7,9 ± 2,54 9,0 ± 2,27 9,8 ± 1,98 0,000
p** 0,985 0,408 0,510 0,726
* So sánh khác biệt biên độ sang bên gãy tối đa trung bình với thời điểm trước đó. ** So sánh khác biệt giữa hai nhóm A và B
trong cùng thời điểm.
Bảng 8 cho thấy biên độ đưa hàm dưới sang
bên gãy tối đa của mỗi nhóm đều tăng ở thời
điểm sau phẫu thuật 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng và
6 tháng (có ý nghĩa thống kê với p<0,05). Bên
cạnh đó, ở mỗi thời điểm đánh giá thì biên độ
sang bên gãy tối đa giữa hai nhóm không có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê (1 tháng: p = 0,985
> 0,05; 2 tháng: p = 0,408 > 0,05; 3 tháng: p = 0,510
> 0,05 (Mann-Whitney U); 6 tháng: p = 0,726 > 0,05
(Mann-Whitney U)).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 291
BÀN LUẬN
Nghiên cứu có tổng số 94 BN phân bố đều
trong 2 nhóm với nhóm đường dưới hàm có 47
BN và nhóm đường miệng với nội soi hướng
dẫn có 47 BN, điều này cho phép thực hiện được
việc so sánh đánh giá một cách chuẩn mực giữa
2 nhóm.
Phân bố các nhóm tuổi trong nghiên cứu
theo giới tính nhằm tìm ra đặc trưng chấn
thương thường gặp ở từng giới tính nằm trong
nhóm tuổi nào cũng cho thấy rằng lứa tuổi
trưởng thành (19-39 tuổi) là lứa tuổi thường gặp
nhất trong chấn thương gãy cổ lồi cầu trong
nghiên cứu ở cả giới nam và giới nữ (bảng 1).
Hầu hết bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu
đều có nguyên nhân chấn thương do tai nạn giao
thông (bảng 2), đây cũng là nguyên nhân thường
gặp nhất trong các nghiên cứu về chấn thương
hàm mặt nói chung và gãy cổ lồi cầu nói riêng tại
Việt Nam(5,7,10). Trong mẫu nghiên cứu, tất cả
bệnh nhân tai nạn giao thông đều có nguyên
nhân do tai nạn xe gắn máy hai bánh, đây là
phương tiện lưu thông phổ biến nhất ở nước ta
hiện nay và cũng là nguyên nhân gây chấn
thương thường xuyên nhất trong các tai nạn giao
thông. Các nguyên nhân còn lại như tai nạn lao
động, tai nạn sinh hoạt và đả thương chỉ chiếm tỉ
lệ rất nhỏ.
Thời gian từ lúc chấn thương cho đến ngày
phẫu thuật là khoảng thời gian quan trọng ảnh
hưởng đến quá trình điều trị cũng như sự hồi
phục và kết quả điều trị sau này. Thời gian này
càng ngắn thì càng tạo thuận lợi cho việc phẫu
thuật, tuy nhiên nên nằm ngoài khoảng thời gian
sưng nề ban đầu sau chấn thương để việc phẫu
thuật được dễ dàng hơn. Trong nghiên cứu này,
số bệnh nhân có thời gian trước phẫu thuật dưới
15 ngày chiếm ưu thế và thời gian trung bình là
13 ngày (bảng 3). Do ổ gãy cổ lồi cầu tạo can
xương khá nhanh hơn các vị trí gãy khác của
xương hàm dưới nên đây là một thuận lợi giúp
cho việc nắn chỉnh ổ gãy được dễ dàng và chính
xác đúng tiếp hợp xương. Trong trường hợp
bệnh nhân phẫu thuật muộn sau chấn thương 1
tháng (trong nghiên cứu chỉ chiếm tỉ lệ 3%) sẽ
gặp nhiều khó khăn trong quá trình phẫu thuật
phá can xương, nắn chỉnh và kết hợp xương ổ
gãy, làm gia tăng thời gian phẫu thuật, đồng thời
gia tăng nguy cơ chu phẫu và di chứng hậu
phẫu. Thời gian tiền phẫu không có sự khác biệt
giữa hai nhóm nên rất thuận lợi cho việc so sánh
và đánh giá kết quả phẫu thuật sau này.
Đánh giá biên độ há tối đa
Ngoài khớp cắn, vận động chức năng hàm
dưới là một tiêu chí cần đánh giá để ghi nhận
khả năng phục hồi chức năng ăn nhai của bệnh
nhân sau chấn thương và sau phẫu thuật. Vận
động chức năng hàm dưới gồm biên độ há tối
đa, ra trước tối đa, sang bên gãy và sang bên
lành tối đa không tiếp xúc răng được đánh giá
trong nghiên cứu trên mỗi bệnh nhân. Ở thời
điểm 1 tháng, vận động há tối đa trung bình gần
30mm (bảng 5), chỉ khoảng 10% bệnh nhân là
hồi phục với biên độ há tối đa trên 40mm (bảng
4) cho thấy thời điểm 1 tháng sau phẫu thuật
chưa phải là thời điểm phục hồi hoàn toàn chức
năng ăn nhai, và bệnh nhân cần luyện tập vận
động chức năng hàm dưới chủ động tiếp tục một
cách tích cực. Trong mẫu nghiên cứu, bệnh nhân
ở cả hai nhóm đều có sự hợp tác tốt trong quá
trình tập vận động chức năng hàm dưới sau
phẫu thuật, đây là điều thuận lợi cho sự hồi phục
vận động hàm. Sau phẫu thuật 2 tháng, biên độ
há tối đa trung bình cả hai nhóm đã đạt trên
40mm, với phần lớn bệnh nhân há với biên độ
bình thường và chỉ còn một tỉ lệ 13% bệnh nhân
còn vận động há tối đa dưới 30mm (hạn chế
nhiều). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê giữa hai nhóm ở các thời điểm đánh giá vận
động há tối đa, và sau phẫu thuật 3 tháng đa số
bệnh nhân có biên độ há bình thường với biên
độ há tối đa trung bình khoảng 45mm.
Biên độ há tối đa là tiêu chí thường được các
tác giả sử dụng nhất để đánh giá vận động chức
năng hàm dưới. So sánh trong y văn với các
nghiên cứu về phẫu thuật kết hợp xương cổ lồi
cầu cho thấy biên độ há tối đa ở thời điểm 6
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 292
tháng sau phẫu thuật của Schneider & cs (2007)
là 42,8 ± 9,6 mm ở nhóm đường ngoài mặt
(quanh góc hàm) và 41,2 ± 5,9 mm ở nhóm
đường miệng với nội soi hướng dẫn (bảng
4.1)(11). So sánh các giá trị trong nghiên cứu của
Schneider & cs với các giá trị tương ứng trong
nghiên cứu này sau phẫu thuật 6 tháng cho thấy
biên độ há tối đa của mỗi nhóm trong nghiên
cứu này lớn hơn có ý nghĩa thống kê
(p=0,000<0,05) thể hiện khả năng hồi phục vận
động há tối đa cao hơn ở thời điểm 6 tháng sau
phẫu thuật. Nghiên cứu của Schneider & cs thực
hiện trên số mẫu không lớn, với 20 bệnh nhân
nhóm ngoài mặt và 20 bệnh nhân nhóm trong
miệng. Bên cạnh đó, Lauer & cs (2007)(6) thực
hiện một nghiên cứu về phẫu thuật kết hợp
xương cổ lồi cầu qua đường miệng dưới nội soi
hướng dẫn trên 16 bệnh nhân với 19 ổ gãy, biên
độ há tối đa sau phẫu thuật 6 tháng là 39,9 ± 5,3
mm; nhỏ hơn biên độ há tối đa của nghiên cứu
này có ý nghĩa thống kê (p=0,000<0,05). Ở một
nghiên cứu có cỡ mẫu lớn hơn với 30 ổ gãy trên
25 bệnh nhân phẫu thuật kết hợp xương cổ lồi
cầu qua đường miệng dưới nội soi hướng dẫn,
Veras & cs (2007)(14) đã đánh giá biên độ vận
động há tối đa sau phẫu thuật 6 tháng là 48 ± 9
mm. So sánh với kết quả há tối đa của 51 ổ gãy
trên 47 bệnh nhân của nhóm đường miệng với
nội soi hướng dẫn của nghiên cứu này cho thấy
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p=0,149>0,05) (bảng 9).
Bảng 9. So sánh biên độ há tối đa trung bình (TB ± ĐLC) (mm) sau phẫu thuật 6 tháng của mẫu nghiên cứu này
với một số nghiên cứu khác trên thế giới
Đường ngoài mặt Đường miệng với NSHD
Số BN/ổ gãy Biên độ há tối đa Số BN/ổ gãy Biên độ há tối đa
Schneider & cs (2007) 20/24 42,8 ± 9,6* 20/21 41,2 ± 5,9*
Lauer & cs (2007) - - 16/19 39,9 ± 5,3*
Veras & cs (2007) - - 25/30 48,0 ± 9
Chơn & cs (2014) 47/52 49,4 ± 7,58 47/51 49,4 ± 6,36
* Khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Đánh giá biên độ ra trước và sang bên tối đa
Ngoài biên độ há tối đa có sự hồi phục rõ rệt
đáng ghi nhận, nghiên cứu còn theo dõi và đánh
giá các biên độ vận động đưa hàm dưới ra trước
và sang bên. Biên độ ra trước tối đa trung bình
đều tăng dần ở các thời điểm tái khám 1, 2, 3 và 6
tháng có ý nghĩa thống kê và sự hồi phục là như
nhau giữa hai nhóm đường dưới hàm và đường
miệng với nội soi hướng dẫn (bảng 6). So sánh
kết quả này với các kết quả biên độ ra trước tối
đa trung bình trong các nghiên cứu của các tác
giả Schneider & cs (2007)(12), Lauer & cs (2007)(6)
và Veras & cs (2007)(14) (bảng 10) cho thấy số liệu
của nghiên cứu này lớn hơn có ý nghĩa thống kê
(p<0,05). Tương tự, biên độ đưa hàm dưới sang
bên lành và sang bên gãy của mẫu nghiên cứu
đều tăng dần có ý nghĩa thống kê ở các lần tái
khám ở thời điểm 1, 2, 3 và 6 tháng và thể hiện
sự hồi phục như nhau ở hai nhóm đường miệng
với nội soi hướng dẫn và đường dưới hàm (bảng
7 và 8). Ở bệnh nhân gãy cổ lồi cầu 1 bên được
phẫu thuật kết hợp xương, vận động hàm dưới
sang bên lành thường khó khăn hơn, có giá trị
nhỏ hơn sang bên gãy trong thời gian đầu, tuy
nhiên phân tích số liệu trong nghiên cứu cho
thấy sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê
(p>0,05) ở tất cả thời điểm đánh giá ở từng
nhóm. Điều này cũng có thể do sự cố gắng tích
cực trong việc luyện tập vận động chức năng
hàm dưới của bệnh nhân, trong đó có vận động
sang hai bên phải và trái.
So sánh biên độ vận động hàm dưới sang
bên của các bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu
với trung bình biên độ sang bên phải tối đa
không tiếp xúc răng của mẫu thanh niên khỏe
mạnh không có tiền sử bệnh lý khớp thái
dương-hàm trong nghiên cứu của PTA Thư
(2002)(11) là 8,3 ± 2,06 mm cho thấy ở thời điểm
2 tháng sau phẫu thuật, trung bình biên độ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 293
vận động hàm dưới sang bên lành thấp hơn có
ý nghĩa thống kê (p=0,011<0,05), tuy nhiên
biên độ vận động hàm dưới sang bên gãy
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p=0,102>0,05); ở thời điểm 3 tháng sau phẫu
thuật, biên độ sang bên lành không có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,260>0,05) và biên
độ sang bên gãy lớn hơn có ý nghĩa thống kê
(p=0,004<0,05). Vậy có thể thấy rằng sự hồi
phục của vận động hàm dưới sang bên lành về
giá trị bình thường xảy ra sau phẫu thuật 3
tháng trong khi đó vận động hàm dưới sang
bên gãy hồi phục về giá trị bình thường xảy ra
ở thời điểm 2 tháng sau phẫu thuật.
Bảng 10. So sánh biên độ ra trước tối đa trung bình (TB ± ĐLC) (mm) sau phẫu thuật 6 tháng của mẫu nghiên
cứu này với một số nghiên cứu khác trên thế giới
Đường ngoài mặt Đường miệng với NSHD
Số BN/ổ gãy Biên độ ra trước Số BN/ổ gãy Biên độ ra trước
Schneider & cs (2007) 20/24 6,7 ± 3,6* 20/21 5,9 ± 2,7*
Lauer & cs (2007) - - 16/19 5,1 ± 2,6*
Veras & cs (2007) - - 25/30 5,8 ± 3*
Chơn & cs (2014) 47/52 7,8 ± 2,13 47/51 8,1 ± 1,87
* Khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
KẾT LUẬN
Qua đánh giá trên 94 BN với 103 ổ gãy được
chia thành hai nhóm đường dưới hàm và đường
miệng với nội soi hướng dẫn cho thấy biên độ
vận động hàm dưới gồm biên độ há tối đa, biên
độ ra trước và sang bên lành/gãy tối đa không
tiếp xúc răng sau phẫu thuật điều trị gãy cổ lồi
cầu xương hàm dưới bằng kết hợp xương qua
đường miệng với nội soi hướng dẫn và đường
dưới hàm đều trở về bình thường từ thời điểm
sau phẫu thuật 3 tháng, góp phần mang lại
thành công về chức năng và hạn chế biến chứng
cho bệnh nhân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bhagol A, Singh V, Kumar I, Verma A (2011). Prospective
evaluation of a new classification system for the management
of mandibular sub-condylar fractures. J Oral Maxillofac Surg;
69:1159–1165.
2. Dechaume M & cs (1980), Précis de Stomatologie, pp. 200-201,
Masson.
3. Edward Ellis III & cs (2000). Surgical Complications With
Open Treatment of Mandibular Condylar Process Fractures. J
Oral Maxillofac Surg 58:950-958.
4. Hoàng TA (2002). Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật gẫy lồi
cầu xương hàm dưới. Luận văn Thạc sỹ y học. Trường Đại
học Y Hà Nội.
5. Kellman RM & Cienfuegos R (2009). Endoscopic approaches
to subcondylar fractures of the mandible Facial Plast Surg. 2009
Feb;25(1):23-8.
6. Lauer G, Pradel W, Schneider M, Eckelt U (2007). A new 3-
dimensional plate for transoral endoscopic-assisted
osteosynthesis of condylar neck fractures. J Oral Maxillofac
Surg. 65(5):964-971.
7. Lê VP (2009). Nhận xét đặc điểm lâm sàng, X quang và kết
quả điều trị phẫu thuật gẫy lồi cầu xương hàm dưới tại Viện
Răng Hàm Mặt Quốc Gia. Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ y học.
Đại học Y Hà Nội.
8. Lindahl L (1977). Condylar fractures of the mandible. I.
Classification and relation to age, occlusion, and concomitant
injuries of teeth and teeth-supporting structures, and fractures
of the mandibular body. Int J Oral Surg 6 (1): 12-21.
9. Mitchell DA (1997). A multicentre audit of unilateral fracture
of the mandibular condyle. J Oral Maxillofac Surg 35 (4): 230-
236.
10. Phạm DC & cs (2000). Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật 88
trường hợp gẫy lồi cầu xương hàm dưới. Y học Việt Nam.
Chuyên đề Răng Hàm Mặt. Số 8,9: 47-49.
11. Phạm TAT (2002), “Nghiên cứu thăm dò một số đặc điểm vận
động biên không tiếp xúc răng ở lứa tuổi thanh niên”, Tiểu
luận tốt nghiệp Bác sĩ Răng Hàm Mặt.
12. Schneider M, Lauer G, Eckelt U (2007). Surgical treatment of
fractures of the mandibular condyle: a comparison of long-
term results following different approaches - functional,
axiographical, and radiological findings. J Craniomaxillofac
Surg. 35(3):151-160.
13. Silvennoinen U, Iizuka T, Oikarinen K, Lindqvist C (1992).
Different patterns of condylar fractures: an analysis of 382
patients in a 3- year period. J Oral Maxillofac Surg 50 (10): 1032-
1037.
14. Veras RB, Kriwalsky MS, Eckert AW, Schubert J, Maurer P
(2007). Long-term outcomes after treatment of condylar
fracture by intraoral access: a functional and radiologic
assessment. J Oral Maxillofac Surg. 65(8):1470-1476.
Ngày nhận bài báo: 30/01/2015
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 26/02/2015
Người phản biện: TS Lê Hồ Phương Trang
Ngày bài báo được đăng: 10/04/2015
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 294
TÌNH TRẠNG RĂNG VÀ NHA CHU TRÊN BỆNH NHÂN ĐẾN KHÁM
BÉO PHÌ TẠI VIỆN Y DƯỢC HỌC DÂN TỘC TP. HỒ CHÍ MINH
Phạm Anh Vũ Thụy*, Trần Huỳnh Trung**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tình trạng răng và nha chu; và đánh giá mối liên quan của các tình trạng răng miệng
này với tình trạng thừa cân béo phì trên bệnh nhân lần đầu đến tư vấn, khám và điều trị béo phì tại Viện Y Dược
học Dân tộc TP. Hồ Chí Minh
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang thực hiện trên 681 bệnh nhân (124 nam, 557 nữ, tuổi trung bình
41,36 ± 16,19) từ 3/2014 đến 12/2014. Đặc điểm nhân khẩu xã hội học và thói quen nha khoa được thu thập qua
bảng câu hỏi tự điền. Bệnh nhân được đo các chỉ số nhân trắc (chiều cao, cân nặng); và được khám tình trạng
răng (sâu, mất, trám) và nha chu (chỉ số mảng bám răng, chỉ số nướu, chảy máu nướu khi thăm dò, độ sâu khe
nướu, độ mất bám dính lâm sàng). Chỉ số khối cơ thể bệnh nhân được tính và tình trạng béo phì được phân loại
theo chỉ số khối cơ thể cho người Châu Á trưởng thành (WHO, 2000).
Kết quả: 212 bệnh nhân có tình trạng cơ thể bình thường hay thừa cân (31,1%), 326 bệnh nhân béo phì độ I
(47,9%) và 143 bệnh nhân béo phì độ II (21,0%). Số trung bình răng sâu (DT) và số trung bình răng sâu, mất
trám (DMFT) tăng có ý nghĩa thống kê theo mức độ trầm trọng của tình trạng béo phì (p<0,05). Tỷ lệ viêm nha
chu của bệnh nhân béo phì là 38,0%. Tỷ lệ viêm nha chu và số trung bình các chỉ số nha chu (PlI, GI, BOP, PD
và CAL) cũng tăng có ý nghĩa thống kê theo mức độ trầm trọng của tình trạng béo phì (p<0,05).
Kết luận: Sâu răng, tỷ lệ viêm nha chu và độ trầm trọng của bệnh nha chu liên quan có ý nghĩa với mức độ
trầm trọng của tình trạng béo phì
Từ khóa: Béo phì, Sâu răng, Viêm nha chu, Chỉ số khối cơ thể.
ABSTRACT
DENTAL AND PERIODONTAL STATUS IN PATIENTS FOR OBESITY EXAMINATION
AT TRADITIONAL MEDICINE INSTITUTE, HO CHI MINH CITY
Pham Anh Vu Thuy, Tran Huynh Trung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 2 - 2015: 294 - 302
Objectives: To examine the dental and periodontal status; and assess the relationship between these
conditions and obesity in patients who first visited for consultation, examination and treatment of obesity at
Traditional Medicine Institute, Ho Chi Minh City.
Methods: Cross sectional study was performed on 681 patients (124 males, 557 females, mean age: 41.36
±16.19) from March to December, 2014. The socio-demographic characteristics and dental habits were
investigated by the self-administered questionnaire. Anthropometric index (height, weight) of patients was
measured and a record made of dental status (DT, MT, FT) and periodontal status (PlI, GI, BOP, PD, CAL).
Body Mass Index (BMI) was calculated and obesity classification of patients by BMI for adult Asians (WHO,
2000) was conducted.
Results: 212 patients were classified as normal or overweight, 326 patients were obese I and 143 patients
* Bộ môn Nha Chu - Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp.HCM
** Học viên Cao học khóa 2012-2014, Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp.HCM
Tác giả liên lạc: TS. Phạm Anh Vũ Thụy ĐT: 0916810874 Email: pavthuy@hotmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 295
were obese II. The means of DT and DMFT significantly increased with the higher degrees of obesity (p<0.05).
The prevalence of periodontitis in obese subjects was 38.0%. The prevalence of periodontitis and the mean values
of periodontal parameters (PlI, GI, BOP, PD and CAL) also significantly increased with the higher degrees of
obesity (p<0.05).
Conclusion: Dental caries, prevalence of periodontitis and severity of periodontal disease were significantly
associated with the higher degrees of obesity.
Key words: Obesity, Dental caries, Periodontitis, Body Mass Index.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Béo phì đang được xem là vấn đề sức khỏe
bùng phát nhanh nhất trên toàn thế giới, với
một tỉ người đang bị dư cân hoặc béo phì theo
ghi nhận của Tổ chức Y tế thế giới (WHO)(25).
Tình trạng này đang là một vấn đề y tế công
cộng lớn, không chỉ tại các nước Âu Mỹ mà cả
châu Á(16). Tỉ lệ người béo phì tăng nhanh gắn
liền với tăng nguy cơ tử vong cũng như nguy
cơ mắc các bệnh lý mạn tính, thường gặp nhất
là các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo
đường tuýp 2 và hội chứng rối loạn chuyển
hóa(12).
Bên cạnh những nguy cơ sức khỏe toàn thân,
nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng cho thấy béo
phì là một yếu tố nguy cơ của bệnh nha chu(7,19,26).
Từ nghiên cứu đầu tiên trên chuột tìm được mối
liên quan giữa béo phì và mức độ tiêu xương ổ
của Perlstein và cs (1977)(14), đến nay đã có rất
nhiều nghiên cứu cho thấy người bị béo phì có tỉ
lệ mắc bệnh và mức độ trầm trọng bệnh nha chu
cao hơn so với người có cân nặng bình thường.
Mô mỡ ở người béo phì không đơn thuần là nơi
dự trữ năng lượng một cách thụ động. Nhiều
protein tiết ra từ mô mỡ được cho là đóng những
vai trò khác nhau tác dụng lên các cơ quan ở xa,
trong đó một số protein là yếu tố điều hòa chính
trong phản ứng viêm và quyết định quá trình
tiến triển của viêm nha chu(15).
Tình trạng béo phì và sâu răng đều có liên
quan đến thói quen ăn uống cá nhân. Một số
nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sâu răng tăng lên ở trẻ
em và người lớn bị béo phì(8). Hậu quả từ sâu
răng và bệnh nha chu có thể đưa đến mất răng.
Những người mất răng một phần hoặc toàn bộ
và không mang hàm giả dễ trở nên bị béo phì.
Mất răng góp phần đưa đến khẩu phần ăn
không lành mạnh, ít chất xơ, nhiều cholesterol và
chất béo bão hòa hơn, càng góp phần làm tăng
cân nặng hơn. Béo phì và những hệ lụy đi kèm
với tình trạng này đang trở thành mối quan tâm
không những của ngành sức khỏe nói chung, mà
còn của ngành nha khoa nói riêng.
Tại Việt Nam, trong bối cảnh của thời kỳ
hội nhập và phát triển, sự thay đổi của lối
sống đang kéo theo những vấn đề sức khỏe
con người. Tỉ lệ béo phì đang có chiều hướng
gia tăng nhanh, đặc biệt là tại các đô thị lớn(1).
Tuy nhiên, vấn đề sức khỏe răng miệng trên
những đối tượng này vẫn chưa được quan tâm
đúng mức.
Viện Y Dược học Dân tộc TP. Hồ Chí Minh là
một trong những cơ sở y tế thực hiện việc khám,
tư vấn và điều trị béo phì cho mọi lứa tuổi. Tại
đây, bệnh nhân được bác sĩ tư vấn để thay đổi
thói quen về lối sống, chế độ ăn uống, hướng
dẫn luyện tập thể dục. Bên cạnh đó còn chữa trị
bằng các phương pháp y học cổ truyền như sử
dụng thuốc đông y có nguồn gốc thảo dược,
châm cứu. Ngoài những bệnh nhân thật sự béo
phì, tại đây còn tiếp nhận nhiều bệnh nhân
không béo phì đến khám để được tư vấn chế độ
ăn uống và tập luyện cơ thể có lợi cho sức khỏe.
Với mong muốn được đóng góp thêm những
hiểu biết về mối liên quan giữa các bệnh răng
miệng và béo phì nói riêng, cũng như trục
nghiên cứu về mối quan hệ giữa các bệnh răng
miệng và bệnh toàn thân nói chung tại Việt
Nam, chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm xác
định tình trạng răng và nha chu, và bước đầu
đánh giá mối liên quan của các tình trạng răng
miệng này với tình trạng thừa cân béo phì trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 296
đối tượng là những bệnh nhân lần đầu đến
khám, tư vấn và điều trị béo phì tại Viện Y Dược
học TP. Hồ Chí Minh.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mẫu nghiên cứu là 681 bệnh nhân, từ 18 tuổi
trở lên đến khám, tư vấn và điều trị lần đầu tiên
tại Khoa khám lâm sàng, Viện Y Dược học Dân
tộc Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 1/3/2014
đến ngày 30/12/2014 và đồng ý tham gia nghiên
cứu. Bệnh nhân đang hay đã điều trị nha chu
trong vòng 3 tháng trước nghiên cứu hay đang
mang mắc cài chỉnh nha hay là phụ nữ đang
mang thai hoặc đang cho con bú không được
tham gia nghiên cứu. Đề cương nghiên cứu đã
được thông qua Hội đồng Y đức của Đại học Y
Dược TP. Hồ Chí Minh và được sự đồng ý của
Viện Y Dược học Dân tộc TP. Hồ Chí Minh.
Bảng câu hỏi
Bệnh nhân tham gia nghiên cứu được thu
thập những thông tin liên quan đến nhân khẩu
xã hội học (tuổi, giới tính và trình độ học vấn);
thói quen nha khoa (khám răng định kỳ, số lần
chải răng, dùng chỉ nha khoa và dùng nước súc
miệng) qua bảng câu hỏi tự điền. Một sinh viên
Răng Hàm Mặt năm thứ 6 đã được tập huấn,
hướng dẫn cho tất cả bệnh nhân trước khi bệnh
nhân tự điền vào bảng câu hỏi.
Khám tình trạng răng và nha chu
Tình trạng răng (sâu, mất, trám) và nha chu
(chỉ số mảng bám, chảy máu nướu khi thăm dò
khe nướu, chỉ số nướu, độ sâu khe nướu khi
thăm dò và mất bám dính lâm sàng) các răng
hiện diện trên cung hàm (ngoại trừ răng khôn)
của tất cả bệnh nhân trong nghiên cứu này được
khám bởi cùng một Bác sĩ Răng Hàm Mặt đã
được tập huấn và định chuẩn trước khi tiến
hành nghiên cứu. Tình trạng răng được khám và
chẩn đoán theo tiêu chí của Tổ chức Y tế thế giới
(WHO), 1997. Đánh giá tình trạng mảng bám
răng (PlI) tại 4 vị trí (ngoài gần, ngoài giữa, ngoài
xa và mặt trong) theo tiêu chí của Loe và Silness
(1964). Đánh giá tình trạng nướu (PI) tại 4 vị trí
(ngoài gần, ngoài giữa, ngoài xa và mặt trong)
theo tiêu chí của Loe và Silness (1963). Độ sâu
khe nướu (PD), mất bám dính lâm sàng (CAL)
và tình trạng chảy máu nướu khi thăm dò khe
nướu (BOP) được đánh giá tại 6 vị trí (ngoài gần,
ngoài giữa, ngoài xa, trong gần, trong giữa và
trong xa) bằng cây thăm dò William.
Viêm nha chu được xác định khi có ≥ 2 mặt
tiếp cận không cùng trên 1 răng có mất bám dính
lâm sàng ≥ 4 mm, hoặc khi có 2 mặt tiếp cận
không cùng trên 1 răng có độ sâu túi ≥ 5 mm
theo định nghĩa của Hội nha chu Hoa Kì (AAP)
và Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh
Hoa Kì (CDC), 2007.
Đo chỉ số nhân trắc
Chỉ số nhân trắc của tất cả các đối tượng
nghiên cứu được thực hiện bởi một điều dưỡng
có kinh nghiệm tại Phòng khám Thừa cân - Béo
phì. Bệnh nhân được yêu cầu mặc quần áo
mỏng, nhẹ và không mang giày dép. Chiều cao
(mét) được đo bằng thước thẳng với độ chính
xác 0,01 m. Cân nặng (kg) được đo bằng cân điện
tử với độ chính xác 0,1 kg. Chỉ số khối cơ thể
(Body Mass Index, BMI) được tính bằng tỉ số
giữa chiều cao và bình phương cân nặng (kg/m2).
Chỉ số khối cơ thể của các đối tượng trong
nghiên cứu này được phân loại dựa theo
ngưỡng cắt BMI xác định thừa cân - béo phì
dành cho người châu Á trưởng thành theo WHO,
(2000)(23). Bệnh nhân được xác định là thiếu cân
(BMI: < 18,5), bình thường (BMI: 18,5 - 22,9), thừa
cân (BMI: 23,0 - 24,9), béo phì độ I (BMI: 25,0 -
29,9), hoặc béo phì độ II (BMI: ≥ 30).
KẾT QUẢ
Đặc điểm nhân khẩu xã hội học và các thói
quen nha khoa
Trong số 681 bệnh nhân, có 124 nam (18,2%)
và 557 nữ (81,8%). Độ tuổi trung bình của các đối
tượng trong nghiên cứu này là 41,36 ± 16,19,
trong đó tuổi của nam (47,70 ± 15,33) cao hơn có
ý nghĩa thống kê so với tuổi của nữ (39,94 ±
16,05), p<0,001. Đặc điểm nhân khẩu xã hội học
và thói quen nha khoa của các đối tượng nghiên
cứu được trình bày trong Bảng 1. Trong tất cả các
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 297
đối tượng nghiên cứu có 212 bệnh nhân có chỉ số
khối cơ thể bình thường hay thừa cân (31,1%),
326 bệnh nhân béo phì độ I (47,9%) và 143 bệnh
nhân béo phì độ II (21,0%). Không có đối tượng
thiếu cân trong nghiên cứu này. 356 bệnh nhân
(52,3%) có trình độ dưới đại học và 325 người
(47,7%) có trình độ từ đại học trở lên. Có một tỷ
lệ cao hơn có ý nghĩa thống kê bệnh nhân có
trình độ từ đại học trở lên bị béo phì độ II
(26,5%) so với bệnh nhân có trình độ dưới đại
học (16,0%), p<0,001. 314 bệnh nhân (46,1%) có
khám răng định kỳ thường xuyên hay thỉnh
thoảng đi khám răng miệng, trong khi 367 bệnh
nhân (53,9%) không bao giờ hoặc chỉ đi khám
khi có những vần đề về răng miệng. Hơn 2/3 số
bệnh nhân (67,5%) có thói quen chải răng từ 1-2
lần/ ngày và 22,5% bệnh nhân chải răng từ 3 lần
ngày trở lên. Về thói quen dùng chỉ nha khoa,
gần phân nữa đối tượng nghiên cứu (338 bệnh
nhân) không có thói quen dùng chỉ nha khoa
(49,6%), 190 bệnh nhân (27,9%) thỉnh thoảng có
dùng trong khi chỉ có 153 bệnh nhân (22,4%) sử
dụng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần/tuần. Về thói
quen dùng nước súc miệng, có 295 bệnh nhân
(43,3%) không có thói quen dùng nước súc
miệng, 228 bệnh nhân (33,5%) thỉnh thoảng có
dùng trong khi chỉ có 158 bệnh nhân (23,2%)
dùng nước súc miệng ít nhất 1 lần/tuần. Các biến
số về tuổi, giới tính, thói quen khám răng định
kỳ, chải răng, dùng chỉ nha khoa và dùng nước
súc miệng, không có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa các nhóm có chỉ số khối cơ thể
bình thường/thừa cân, béo phì độ I và béo phì độ
II (p > 0,05).
Bảng 1: Đặc điểm nhân khẩu xã hội học và thói quen nha khoa
Biến số
Bình thường/Thừa cân Béo phì độ I Béo phì độ II Tổng số
p
n = 212 n = 326 n = 143 n= 681
Tuổi, TB (ĐLC) 42,44 (17,34) 40,97 (16,10) 40,62 (14,57) 41,36 (16,19) 0,489
(1)
Giới tính, n (%) Nam 39 (31,5%) 52 (41,9%) 33 (26,6%) 124 (100%) 0,183
(2)
Nữ 173 (31,1%) 274 (49,2%) 110 (19,7%) 557 (100%)
Trình độ học vấn, n (%)
Dưới đại học 105 (29,5%) 194 (54,5%) 57 (16,0%) 356 (100%) <0,001
(2)
Từ đại học trở lên 107 (32,9%) 132 (40,6%) 80 (26,5%) 325 (100%)
Khám răng định kỳ, n (%)
Thường xuyên, thỉnh thoảng 93 (29,6%) 161 (51,3%) 60 (19,1%) 314 (100%) 0,243
(2)
Không bao giờ, khi có vấn đề 119 (32,4%) 165 (45,0%) 83 (22,6%) 367 (100%)
Thói quen chải răng, n (%)
Từ 1 đến 2 lần/ngày 150 (32,6%) 213 (46,3%) 97 (21,1%) 460 (100%) 0,422
(2)
Từ 3 lần trở lên/ngày 62 (28,1%) 113 (51,1%) 46 (20,8%) 221 (100%)
Dùng chỉ nha khoa, n (%)
Ít nhất 1 lần/tuần 58 (37,9%) 70 (45,8%) 25 (16,3%) 153 (100%) 0,198
(2)
Thỉnh thoảng 59 (31,0%) 87 (45,8%) 44 (23,2%) 190 (100%)
Không bao giờ 95 (28,1%) 169 (50,0%) 74 (21,9%) 338 (100%)
Dùng nước súc miệng, n (%)
Ít nhất 1 lần/tuần 49 (31,0%) 80 (50,6%) 29 (18,4%) 158 (100%) 0,822
(2)
Thỉnh thoảng 70 (30,7%) 105 (46,1%) 53 (23,2%) 228 (100%)
Không bao giờ 93 (31,5%) 141 (47,8%) 61 (20,7%) 295 (100%)
(1): Kiểm định ANOVA; (2): Kiểm định Chi bình phương, Có ý nghĩa thống kê khi p<0,05
Tình trạng răng và nha chu
Tình trạng răng và nha chu của đối tượng
nghiên cứu được trình bày trong Bảng 2. Chỉ
số trung bình răng sâu; răng mất; răng trám và
tổng số răng sâu, mất, trám của các đối tượng
nghiên cứu lần lượt là 5,27 ± 3,07; 3,75 ± 1,98;
2,26 ± 3,44 và 11,68 ± 5,72. Có sự gia tăng số
trung bình răng sâu (DT) có ý nghĩa thống kê
từ 4,06 ± 2,94 răng trên Nhóm bình
thường/thừa cân, đến 5,60 ± 2,87 răng trên
Nhóm béo phì độ I, đến 6,34 ± 3,15 răng trên
Nhóm béo phì độ II (p<0,05). Biểu đồ 1 cho
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 298
thấy tỷ lệ phân bố số răng sâu ở các nhóm. Có
17, 4% bệnh nhân ở Nhóm bình thường/thừa
cân có ít nhất 8 răng sâu, trong khi tỷ lệ này
cao hơn trên Nhóm béo phì độ I là 32,2% và
cao nhất trên Nhóm béo phì độ II là 44,0%
(p<0,001). Tính chung cho mẫu nghiên cứu, có
30,7% bệnh nhân có từ 0-3 răng sâu, 39,2%
bệnh nhân có từ 4-7 răng sâu và 30,1% bệnh
nhân có từ 8 răng sâu trở lên.
Có sự gia tăng số trung bình số răng trám
(FT) từ 3,37 ± 2,13 răng trên Nhóm bình
thường/thừa cân, đến 3,82 ± 1,84 răng trên Nhóm
béo phì độ I, đến 4,13 ± 2,00 răng trên Nhóm béo
phì độ II. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê chỉ
thấy giữa Nhóm béo phì độ I hay Nhóm béo phì
độ II với Nhóm bình thường/thừa cân (p<0,05).
Có sự gia tăng số trung bình răng mất (MT) từ
2,15 ± 2,84 răng trên Nhóm bình thường/thừa
cân, đến 2,31 ± 3,10 răng trên Nhóm béo phì độ I,
đến 4,22 ± 4,40 răng trên Nhóm béo phì độ II.
Tuy nhiên sự khác biệt có ý nghĩa thống kê chỉ
thấy giữa Nhóm bình thường/thừa cân hay
Nhóm béo phì độ I với Nhóm béo phì độ II
(p<0,001). Số trung bình răng sâu, mất, trám
(DMFT) tăng có ý nghĩa thống kê từ 9,58 ± 5,16
răng trên Nhóm bình thường/thừa cân, đến
11,73 ± 4,97 răng trên Nhóm béo phì độ I, đến
14,69 ± 6,70 răng trên Nhóm béo phì độ II
(p<0,001).
Chỉ số trung bình mảng bám răng (PlI), số
răng bị chảy máu nướu khi thăm dò (BOP), chỉ
số nướu (GI), độ sâu túi nha chu (PD) và mất
bám dính lâm sàng (CAL) của tất cả bệnh nhân
trong nghiên cứu lần lượt là 1,62 ± 0,61, 6,59 ±
6,09, 1,16 ± 0,25, 1,59 ± 0,40 và 1,67 ± 0,45. Chỉ số
trung bình PlI trên Nhóm bình thường/thừa cân
là 1,50 ± 0,52; chỉ số này cao hơn trên Nhóm béo
phì độ I (1,60 ± 0,59), và cao nhất trên Nhóm béo
phì độ II (1,85 ± 0,71). Sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê được tìm thấy giữa các nhóm (p<0,05).
Có sự gia tăng có ý nghĩa thống kê số răng bị
chảy máu nướu khi thăm dò từ 5,47 ± 5,31 trên
Nhóm bình thường/thừa cân, đến 6,53 ± 5,93 trên
Nhóm béo phì độ I, đến 8,39 ± 6,57 trên Nhóm
béo phì độ II (p < 0,05). Độ sâu túi nha chu tăng
có ý nghĩa thống kê từ 1,42 ± 0,34 trên Nhóm
bình thường/thừa cân đến 1,62 ± 0,37 trên Nhóm
béo phì độ I, đến 1,77 ± 0,45 trên Nhóm béo phì
độ II (p < 0,001). Độ mất bám dính lâm sàng cũng
tăng có ý nghĩa thống kê từ 1,47 ± 0,35 trên
Nhóm bình thường/thừa cân đến 1,69 ± 0,42 trên
Nhóm béo phì độ I, đến 1,90 ± 0,54 trên Nhóm
béo phì độ II (p < 0,001).
Biểu đồ 2 cho thấy tỷ lệ bệnh nhân viêm
nha chu. Có 34,7% bệnh nhân bị viêm nha chu
trong toàn bộ mẫu nghiên cứu. Tỷ lệ viêm nha
chu tăng lên có ý nghĩa thống kê, theo mức độ
béo phì. Cụ thể, Nhóm béo phì độ II, có tỷ lệ
viêm nha chu cao nhất là 42,7%, trong khi tỷ lệ
này thấp hơn trên Nhóm béo phì độ I là 35,9%,
và thấp nhất ở Nhóm bình thường/thừa cân là
27,4% (p<0,001). Tính chung cho cả bệnh nhân
thuộc nhóm béo phì độ I và béo phì độ II, tỷ lệ
viêm nha chu là 38,0% trong số bệnh nhân bị
béo phì.
Bảng 2: Tình trạng răng và nha chu
Biến số
Bình thường/
Thừa cân p
(1)
Béo phì độ I
p
(2)
Béo phì độ II
p
(3)
Tổng số
n = 212 n = 326 n = 143 n = 681
Tình trạng
răng
Số răng sâu (D) 4,06 ± 2,94 <0,001 5,60 ± 2,87 0,012 6,34 ± 3,15 <0,001 5,27 ± 3,07
Số răng trám (F) 3,37 ± 2,13 0,01 3,82 ± 1,84 0,11 4,13 ± 2,00 0,001 3,75 ± 1,98
Số răng mất (M) 2,15 ± 2,84 0,53 2,31 ± 3,10 <0,001 4,22 ± 4,40 <0,001 2,26 ± 3,44
Số răng sâu, mất,
trám (DMFT)
9,58 ± 5,16 <0,001 11,73 ± 4,97 <0,001 14,69 ± 6,70 <0,001 11,68 ± 5,72
Tình trạng
nha chu
PlI 1,50 ± 0,52 0,032 1,60 ± 0,59 <0,001 1,85 ± 0,71 <0,001 1,62 ± 0,61
BOP 5,47 ± 5,31 0,039 6,53 ± 5,93 0,004 8,39 ± 6,57 <0,001 6,59 ± 6,09
GI 1,04 ± 0,30 <0,001 1,20 ± 0,19 0,003 1,25 ± 0,20 <0,001 1,16 ± 0,25
PD (mm) 1,42 ± 0,34 <0,001 1,62 ± 0,37 0,001 1,77 ± 0,45 <0,001 1,59 ± 0,40
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 299
Biến số
Bình thường/
Thừa cân p
(1)
Béo phì độ I
p
(2)
Béo phì độ II
p
(3)
Tổng số
n = 212 n = 326 n = 143 n = 681
CAL (mm) 1,47 ± 0,35 <0,001 1,69 ± 0,42 <0,001 1,90 ± 0,54 <0,001 1,67 ± 0,45
Số liệu trình bày: TB ± ĐLC(1,2,3): Kiểm định T, Có ý nghĩa thống kê khi p<0,05;(1): Giữa Nhóm bình thường/thừa cân và Nhóm
béo phì độ I;(2): Giữa Nhóm béo phì độ I và Nhóm béo phì độ II;(3): Giữa Nhóm béo phì độ II và Nhóm bình thường/thừa cân
Biểu đồ 1: Tỷ lệ phân bố số răng sâu
Biểu đồ 2: Tỷ lệ viêm nha chu
BÀN LUẬN
Viện Y Dược học Dân tộc TP. Hồ Chí Minh
tiếp nhận chủ yếu bệnh nhân sống tại TP. Hồ
Chí Minh, ngoài ra còn có một số bệnh nhân đến
từ các tỉnh thành vùng Tây Nam Bộ, Đông Nam
Bộ. Người đến khám thuộc nhiều thành phần,
nhiều lứa tuổi, từ trẻ em 5-6 tuổi cho đến người ở
lứa tuổi 60-80 tuổi, nhưng tập trung nhiều nhất
là độ tuổi từ 20-45. Nghiên cứu này, chúng tôi
thực hiện trên những đối tượng là người Việt
trưởng thành và tất cả thuộc dân tộc Kinh. Số
lượng bệnh nhân nữ rất nhiều hơn so với nam,
phù hợp với thực tế là hơn 80% bệnh nhân đến
khám, tư vấn và điều trị béo phì là nữ tại Viện Y
Dược học Dân tộc TP. Hồ Chí Minh.
Béo phì có thể xảy ra ở cả nam và nữ, tuy
nhiên béo phì ở nữ xảy ra nhiều hơn ở nam,
ngoại trừ ở các nước phát triển tỉ lệ này có thể
xấp xỉ bằng nhau. Theo WHO, tại các khu vực
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 300
châu Phi, Đông Địa Trung Hải, Đông Nam Á, tỉ
lệ béo phì ở nữ gấp đôi tỉ lệ béo phì ở nam(24).
Saito và cs (2001) cho rằng tỉ lệ béo phì ở người
nữ gấp 3,9 lần so với nam(17). Trong nghiên cứu
này, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ béo phì ở người
nữ và nam tương đương nhau (68,5%). Sự khác
biệt về kết quả nghiên cứu có thể là do sự chênh
lệch quá lớn về tỷ lệ nam, nữ trong nghiên cứu
này. Trong tương lai cần có thêm những nghiên
cứu với tỉ lệ giới tính đồng đều hơn để xác định
tỷ lệ béo phì trên nam và nữ.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy
người có trình độ học vấn cao dễ bị béo phì, cụ
thể là có hơn 26,0% người có trình độ từ đại học
trở lên bị béo phì độ II, trong khi tỷ lệ này chỉ có
16,0% ở nhóm người có trình độ dưới đại học.
Kết quả này trái ngược với kết quả trong các
nghiên cứu trên thế giới về liên quan giữa trình
độ học vấn và tình trạng béo phì như nghiên cứu
về béo phì tại các nước thuộc Tổ chức hợp tác và
phát triển kinh tế (OECD), cho thấy những
người có trình độ học vấn thấp dễ bị béo phì
hơn(5). Sự khác biệt này có thể là do tình trạng
béo phì tại Việt Nam đang ở giai đoạn đầu phát
triển, bắt đầu tại các đô thị lớn, xuất hiện nhiều ở
nhóm đối tượng có điều kiện kinh tế tốt, chế độ
ăn uống dư thừa năng lượng và lối sống ít vận
động. Những người có bậc học vấn cao thường
làm những công việc ít liên quan đến lao động
chân tay, ít sử dụng sức lực nhiều, thay vào đó là
những công việc tĩnh, ngồi nhiều, ít vận động,
do đó dễ bị tăng cân nặng hơn. Trong một tổng
quan được thực hiện bởi Dinsa và cs (2012)(6) tại
các nước đang phát triển, một nửa số nghiên cứu
trong tổng quan này cho thấy người có trình độ
học vấn cao dễ bị béo phì hơn.
Cho đến hiện tại, nghiên cứu về mối liên
quan giữa tình trạng sâu răng và béo phì trên đối
tượng người trưởng thành trên thế giới không
nhiều. Các nghiên cứu về sâu răng thường tập
trung vào đối tượng béo phì là trẻ em và phần
lớn cho thấy không có mối liên quan giữa 2 tình
trạng này. Shailee F và cs (2013)(21) cho thấy có
mối tương quan nghịch, giữa BMI và chỉ số
DMFT trên đối tượng học sinh 12 hay 15 tuổi.
Một số ít nghiên cứu như nghiên cứu của
Larsson B và cs (1997)(11) thực hiện trên đối tượng
trẻ 15 tuổi lại cho thấy có mối quan hệ dương
tính giữa BMI và DMFT. Chúng tôi thực hiện
nghiên cứu này trên người Việt trưởng thành và
nhận thấy số trung bình răng sâu, số trung bình
răng sâu, mất, trám tăng lên có ý nghĩa thống kê
theo mức độ trầm trọng của tình trạng béo phì;
và người có mức độ béo phì cao hơn hơn thì có
số lượng răng sâu nhiều hơn. Điều này cho thấy
có mối liên quan dương tính giữa mức độ trầm
trọng của sâu răng và mức độ trầm trọng của
béo phì. Tuy nhiên trong nghiên cứu này, chúng
tôi chỉ xét mối quan hệ 2 biến, chưa xét đến sự
tương tác với các biến số khác cũng như chưa
kiểm soát đến một số yếu tố khác như chế độ ăn,
yếu tố được xem ảnh hưởng lên cả tình trạng sâu
răng và béo phì của đối tượng nghiên cứu.
Tương tự như tình trạng sâu răng, chúng tôi
nhận thấy tỷ lệ mắc bệnh viêm nha chu và độ
trầm trọng của bệnh nha chu tăng lên theo độ
trầm trọng của béo phì, thể hiện qua tỷ lệ viêm
nha chu, và chỉ số trung bình PlI, GI, PD và CAL
tăng lên có ý nghĩa thống kê từ nhóm bệnh nhân
có tình trạng cân nặng bình thường/tăng cân,
đến nhóm bệnh nhân béo phì độ I và đến nhóm
bệnh nhân béo phì độ II.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có một tỉ
lệ cao hơn người béo phì bị viêm nha chu so với
người có cân nặng bình thường hay thừa cân.
Kết quả này tương tự với nhiều nghiên cứu về
béo phì và bệnh viêm nha chu ở các quốc gia
như Nhật Bản, Mỹ, Brazil, Jordan(2,3,9,17,20). Tỉ lệ
viêm nha chu ở nhóm béo phì trong nghiên cứu
này là 38,0%, thấp hơn so với một số nghiên cứu
về béo phì khác(2,3). Có thể sự không đồng bộ
trong việc sử dụng hệ thống phân loại bệnh nha
chu, cỡ mẫu và đặc điểm mẫu nghiên cứu trong
các nghiên cứu khác nhau đã đưa đến tỉ lệ mắc
bệnh khác nhau.
Trong nghiên cứu này, chỉ số GI, BOP, PD và
CAL ở nhóm béo phì cao hơn có ý nghĩa khi so
sánh với nhóm không béo phì. Kết quả này
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 301
tương đồng với nhiều nghiên cứu khác trên thế
giới như của Andre LP và cs (2012)(3), Khader và
cs (2009)(9), Kongstad và cs (2009)(10), Saito và cs
(2000)(20). Torrungruang và cs (2005)(22), thì lại cho
rằng không có mối liên quan giữa béo phì và
viêm nha chu khi thực hiện trên một dân số
nghiên cứu người Thái lan.
Từ kết quả tỷ lệ mắc bệnh viêm nha chu và
mức độ trầm trọng bệnh nha chu tăng có ý nghĩa
thống kê theo mức độ trầm trọng của béo phì,
nghiên cứu của chúng tôi gợi ý béo phì có liên
quan đến tình trạng viêm và phá hủy của mô
nha chu. Viêm nha chu là một bệnh nhiễm trùng
mãn tính. Một số cá nhân có thể nhạy cảm hơn,
bị viêm và nhiễm trùng nha chu với mức độ
nặng hơn(4). Béo phì từng được cho là yếu tố
nguy cơ cao nhất của nhiễm trùng nha chu chỉ
đứng sau hút thuốc lá(13). Cho đến hiện tại, mặc
dù bản chất sinh học trong mối liên quan giữa
béo phì và viêm nha chu chưa được làm sáng tỏ
nhưng có thể nó liên quan đến khả năng miễn
dịch và các phản ứng viêm ở người béo phì. Tình
trạng béo phì làm thay đổi hệ thống miễn dịch
của kí chủ, làm tăng tính nhạy cảm với bệnh và
khiến người béo phì dễ có nguy cơ bị viêm nha
chu. Các cytokine gây viêm như TNF-α, IL-6
được mô mỡ tiết ra có thể xuất hiện và tăng
trong dịch nướu của người bị béo phì, làm tăng
các phản ứng viêm phá hủy mô nha chu. Ngoài
ra chất ức chế hoạt hóa plasminogen PAI-1, chất
được mô mỡ nội tạng chế tiết mạnh, được cho là
đóng vai trò quan trọng trong quá trình viêm
nướu và làm giảm lượng máu đến mô nha chu
của người béo phì. Bên cạnh đó, viêm nha chu
cũng có thể gây những ảnh hưởng tiêu cực đến
tình trạng sức khỏe toàn thân của người béo phì.
Đáp ứng của vật chủ với nhiễm trùng nha chu là
có thể gây ra viêm mãn tính cấp thấp và là
nguồn tạo ra các cytokine tiền viêm(18).
Nghiên cứu này cho thấy có mối liên quan có
ý nghĩa giữa tình trạng sâu răng, tỷ lệ và mức độ
trầm trọng của viêm nha chu với mức độ trầm
trọng của béo phì. Hạn chế của nghiên cứu này
là chúng tôi chưa khảo sát các yếu tố về chế độ
ăn, yếu tố được cho là có liên quan đến cả bệnh
sâu răng và béo phì; cũng như chưa khảo sát các
bệnh lý toàn thân khác như đái tháo đường tuýp
2, tim mạch, tăng huyết áp,, những bệnh cũng
có thể ảnh hưởng đến tình trạng nha chu của đối
tượng nghiên cứu. Trong tương lai cần có thêm
những nghiên cứu sâu hơn để khảo sát các mối
liên quan này.
Lời cảm ơn: Tác giả chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc, ThS.
Tạ Thị Phước Hòa, Trưởng Phòng Chỉ đạo tuyến, Nghiên cứu
khoa học, Hợp tác quốc tế và ThS. Trần Thị Hương Lan,
Trưởng Phòng khám Thừa cân Béo phì, Viện Y Dược học Dân
tộc TP. Hồ Chí Minh, đã hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi
để chúng tôi thực hiện nghiên cứu này. Cảm ơn BS. Nguyễn
Thị Xuân Ngọc đã giúp chúng tôi trong việc khám và thu thập
số liệu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001 -2010
(2007), Thừa cân béo phì và một số yếu tố liên quan ở người trưởng
thành Việt Nam 25 - 64 tuổi, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2007.
2. Al-Zahrani MS, Bissada NF, Borawskit EA (2003), “Obesity
and periodontal disease in young, middle-aged, and older
adults." J Periodontol, 74, pp.610-615.
3. André LP, Fernando OC (2012), “Association between severity
of body mass index and periodontal condition in women",
Clin Oral Invest, (16), pp.727-734.
4. Beck JD, Williams R, Gibbs P, Garcia R (1998), “Periodontitis:
a risk for coronary heart disease?", Ann Periodontol, 3, pp.127-
141.
5. Devaux M, Jody Church, Michele Cecchini (2010), “Exploring
the Relationship Between Education and Obesity", OECD
Journal, pp.121-159.
6. Dinsa GD, Goryakin Y, Fumagalli E, Suhrcke M (2012),
“Obesity and socioeconomic status in developing countries: a
systematic review", Obesity Reviews, 13(11), pp.1067-1079.
7. Genco RJ, Alex Ho, Fusanori Nishimura (2005), “A proposed
model linking inflammation to obesity, diabetes and
periodontal infections", J Periodontol, 76, pp.2075-2084.
8. Judy CC, Chun Y (2011), “Dentistry and Obesity: A Review
and Current Status in U.S. Predoctoral Dental Education",
Journal of Dental Education, 76(9).
9. Khader YS, Haroun TF, Alomari M (2009), “The association
between periodontal disease and obesity among adults in
Jordan", J Clin Periodontol, 36, pp.18-24.
10. Kongstad J, Morten Grønbæk (2009), “The Relationship
Between Body Mass Index and Periodontitis in the
Copenhagen City Heart Study", J Periodontol, 80(8), pp.1246-
1253.
11. Larsson B, Johansson I, Weinehell L, Hallmans G, Ericson T
(1997) “Cardiovascular disease risk factors and dental caries in
adolescents : effect of a preventive program in Northern
Sweden ", Acta Paediatr, 86, pp. 63-71
12. Mokdad AH, Bowman BA, Dietz WH, Vinicor F (2003),
“Prevalence of obesity, diabetes, and obesity-related health
risk factors, 2001", J Am Med Assoc, 289, pp.76-79.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 302
13. Nishida N, Hayashi N, Nagata H, Takeshita T, Nakayama K
(2005), “Determination of smoking and obesity as
periodontitis risks using the classification and regression tree
method", J Periodontol, 76, pp.923-928.
14. Perlstein MI, Bissada NF (1977), “Influence of obesity and
hypertension on the severity of periodontitis in rats", Oral Surg
Oral Med Oral Pathol, 43(5), pp.707-726.
15. Pischon N, Bernimoulin J (2007), “Obesity, Inflammation, and
Periodontal Disease", J Dent Res, 86(5), pp.400-409.
16. Ramachandran A, Snehalatha C (2010), “Rising burden of
obesity in Asia", J Obesity, 2010, pp.191-198
17. Saito T, Shimazaki Y, Kiyohara Y, (2005), “Relationship
between obesity, glucose tolerance, & periodontal disease in
Japanese women: the Hisayama study", J Periodontal Res, 40,
pp.346-353.
18. Saito T, Sakamoto M (1998), “Obesity and periodontitis", N
Engl J Med, 339, pp.482-483.
19. Saito T, Shimazaki Y (2000), “Metabolic disorders related to
obesity and periodontal disease", Periodontology, 43, pp.254-
256.
20. Saito T, Koga T, Tsuzuki M, Ohshima A (2001), “Relationship
between Upper Body Obesity and Periodontitis", J Dent Res,
80(7), pp.1631-1637.
21. Shailee F, Sogi GM, Sharma KR (2013), “Association between
dental caries and body mass index among 12 and 15 years
school children in Shimla, Himachal Pradesh", J. Adv Oral
Research, 4(1), pp.7-13
22. Torrungruang K, Tamsailom S, Rojanasomsith K (2005), “Risk
Indicators of Periodontal Disease in Older Thai Adults", J
Periodontol, 76(4), pp.558-565.
23. World Health Organization, The Asia-Pacific perspective:
Redefining obesity and its treatment (2000), page 17
24. World Health Organization. At:
accessed: July 13, 2014.
25. World Health Organization. At:
accessed: July 13, 2014.
26. Ylostalo P, Reunanen A, Knuuttila M (2003), “Association
between body weight and periodontal infection”, J Clin
Periodontol, 35, pp.297-304.
Ngày nhận bài báo: 06/02/2015
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 24/02/2015
Người phản biện: TS Ngô Đồng Khanh
Ngày bài báo được đăng: 10/04/2015
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_bien_do_van_dong_ham_duoi_sau_phau_thuat_dieu_tri_g.pdf