Đánh giá bước đầu tính an toàn và hiệu quả của phương pháp phá hủy vi sóng ung thư biểu mô tế bào gan

Thay đổi hàm lượng AFP sau điều trị 95,2% bệnh nhân có AFP bình thường trước điều trị và AFP không thay đổi sau điều trị. Do đó, AFP trong các trường hợp này không có giá trị trong theo dõi diễn tiến bệnh cũng như đánh giá hiệu quả phá hủy hoàn toàn khối u. Ở các bệnh nhân có hàm lượng AFP tăng trước khi điều trị, việc AFP giảm mạnh, nhất là giảm đến ngưỡng bình thường là dấu hiệu khẳng định hiệu quả phá hủy u hoàn toàn. Nếu AFP vẫn cao sau MWA thì đó là dấu hiệu xác định khối u vẫn còn tiến triển hay có tổn thương mới ở nơi khác. Ở nhóm bệnh nhân này chúng tôi ghi nhận AFP giảm trong 85,7% bệnh nhân và tăng trong 14,3%. Tái phát tại chổ Khi thực nghiệm trên chuột, Bhardwaj nhận thấy trên vi thể, sang thương sau MWA không còn tế bào sống trong sang thương và quanh mạch máu, tất cả mạch máu và đường mật đều hoại tử hoàn toàn [60]. Như vậy, về mặt lý thuyết, tỷ lệ tái phát tại chỗ là rất thấp. Tái phát tại chỗ thường là do lỗi kỹ thuật khiến cho không phá hủy hoàn toàn khối u được. Vùng ung thư chưa phá hủy đôi khi rất nhỏ, thiếu cấu trúc mạch máu hoàn chỉnh nên khó phát hiện trên CT scan hay MRI và sẽ phát triển trở lại sau một thời gian. Chúng tôi ghi nhận 2 khối u (3,2%) tái phát trở lại trong số 64 khối u của 56 bệnh nhân trong thời gian theo dõi trung bình 1,82 tháng. Ming Kuang đưa ra tỉ lệ tái phát tại chỗ là 4% đối với các UTBMTBG có kích thước không quá 5cm (3). Trong khi đó, Xu ghi nhận tỉ lệ tái phát tại chỗ của UTBMTBG sau MWA là 7,1% trong 3 năm(4). Ming-De Lu cho rằng tỉ lệ này là 11,8% trong 4 năm và không có sự khác biệt giữa khối u có kích thước < 3cm hay > 3cm(2). Xuất hiện u mới tại gan Nếu loại trừ được khối u mới không do di căn theo điện cực thì sự xuất hiện u mới trong gan không liên quan đến MWA mà liên quan đến quá trình diễn tiến tự nhiên của bệnh. Chúng tôi ghi nhận 2 bệnh nhân (3,6%) xuất hiện u mới vào tháng thứ 1 và 2. Cả 2 bệnh nhân đều được xử trí lại bằng MWA và có kết quả tốt.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 226 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá bước đầu tính an toàn và hiệu quả của phương pháp phá hủy vi sóng ung thư biểu mô tế bào gan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 371 ĐÁNH GIÁ BƯỚC ĐẦU TÍNH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP PHÁ HỦY VI SÓNG UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN Võ Hội Trung Trực*, Nguyễn Đình Song Huy*, Võ Duy Thuần* TÓM TẮT Mở đầu: UTBMTBG là nguyên nhân tử vong do ung thư đứng thứ 3. Lần đầu tiên, phá hủy vi sóng được sử dụng để điều trị UTBMTBG tại Việt Nam. Đánh giá hiệu quả điều trị và sự an toàn của phương pháp phá hủy vi sóng (MWA) để điều trị UTBMTBG. Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu thực hiện ở khoa U gan Bệnh viện Chợ Rẫy, 56 bệnh nhân UTBMTBG (kích thước trung bình 3,34 cm; 1,19-6,13cm) với 64 khối u được đốt bằng phương pháp MWA. Hiệu quả kỹ thuật, tái phát tại chỗ, xuất hiện khối u mới trong gan, huyết khối tĩnh mạch và di căn xa được ghi nhận. Kết quả: Không có biến chứng nặng, có 10 trường hợp có biến chứng nhẹ được ghi nhận. Phá hủy u hoàn toàn đạt 92,2% sau MWA lần 1 và 95,3% sau MWA lần 2 (5 khối u được đốt 2 lần). Tỉ lệ tái phát tại chổ là 3,2%. Hai bệnh nhân phát hiện u mới, chiếm 3,6%. Chưa ghi nhận có huyết khối tĩnh mạch, di căn xa và tử vong sau 4 tháng theo dõi. Kết luận: MWA an toàn và hiệu quả. Kỹ thuật này chứng tỏ hiệu quả rất tốt trong phá hủy u tại chỗ. Từ khoá: Ung thư biểu mô tế bào gan, đốt u bằng vi sóng ABSTRACT EFFICATY AND SAFETY OF MICROWAVE ABLATION ON TREATMENT IN HEPATOCELLUR CARCINOMA Vo Hoi Trung Truc, Nguyen Dinh Song Huy, Vo Duy Thuan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 371-377 Background: Hepatocellular carcinoma is the third causes of death for cancers. For the first time, microwave ablation applied for hepatocellular carcinomas in Vietnam. To evaluate therapeutic efficacy and the safety of microwave ablation (MWA) to treat hepatocellular carcinomas (HCCs) Methods: In this prospective study, 56 patients with HCCs (3.34cm; range, 1.19 - 6.13cm) were enrolled. Sixty four tumors were treated under ultrasonographic guidance by percutaneous MWA with Medwawe probes. Technical effectiveness, local progression and intrahepatic recurrence, venous thrombosis and metastasis of HCCs, total survival were determined. Results: There were 10 minor complications but no major complications. Technical effectiveness was achieved in 59 of 64 tumors (92.2%) after the first MWA and 61 of 64 tumors (95.3%) after second MWA (5 tumors was ablated 2 times). Local tumor progression occurred in 2 of 61 completely - ablated lesions (3.2%). Two cases (3.6%) had new lesions. No portal thrombosis, metastasis and death was detected during 4 month follow-up. Conclusion: Medwave MWA is safe and efficient. This method showed the excelent locally detroying effectiveness on the treatment of HCCs Key words: Hepatocellular carcinoma; microwave ablation. * Khoa U gan BV Chợ Rẫy Tác giả liên lạc: ThS. BS Võ Hội Trung Trực; ĐT: 0918648149; Email: bstruc2006@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 372 MỞ ĐẦU Ung thư biểu mô tế bào gan là ung thư phổ biến thứ năm trên thế giới. Ung thư gan nguyên phát đứng hàng thứ ba trong các nguyên nhân tử vong liên quan đến ung thư trên toàn thế giới. Bên cạnh phẫu thuật cắt gan và ghép gan, các phương pháp phá hủy khối u tại chỗ cũng được xem là phương pháp điều trị triệt để đối với các khối u kích thước nhỏ. MWA bước đầu được triển khai thí điểm tại bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 5 năm 2012 nhằm đánh giá tính hiệu quả và an toàn trong thực tế ở Việt Nam. Chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm hai mục tiêu: Xác định tính hiệu quả (tỉ lệ phá hủy u, tỉ lệ tái phát tại chỗ, tỉ lệ xuất hiện u mới và thời gian sống toàn bộ) của bệnh nhân UTBMTBG điều trị bằng MWA. Xác định tính an toàn (tác dụng phụ và biến chứng) của MWA khi điều trị UTBMTBG. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối thượng nghiên cứu Gồm 56 bệnh nhân UTBMTBG tại khoa U gan của Trung tâm Ung Bướu thuộc Bệnh viện Chợ Rẫy từ 02/05/2012-02/09/2012 Tiêu chuẩn chọn bệnh - Chẩn đoán xác định ung thư biểu mô tế bào gan: dựa trên kết quả giải phẫu bệnh lý hay tiêu chuẩn chẩn đoán hình ảnh. - 1 u có kích thước 7≤ cm hay ≤3 u, mỗi u ≤ 3 cm. - Bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên Tiêu chuẩn loại trừ - Khối u đã xâm nhập mạch máu (tĩnh mạch cửa, tĩnh mạch gan, tĩnh mạch chủ dưới) hay đường mật trong gan. - Di căn ngoài gan (hạch, phổi, tuyến thượng thận, xương, ). - Xâm lấn các cơ quan cạnh gan (thành ngực, cơ hoành, thành bụng, dạ dày, đại tràng). - Có máy tạo nhịp, kẹp phình mạch não, có cấy ghép các loại thiết bị điện tử hoặc các vật liệu bằng kim loại khác. - Rối loạn đông máu nặng (tiểu cầu < 50.000/ml, PT dài > 50% so với chứng). - Đang có bệnh nhiễm trùng. - Đang có thai hay cho con bú. - Có bệnh mãn tính phối hợp nặng. - Thể trạng kém (PST > 2). Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu tiến cứu theo dõi dọc, ứng dụng lâm sàng có can thiệp. Phương tiện nghiên cứu Máy phá hủy vi sóng AveCure do hãng Medwaves của Mỹ sản xuất. Máy đốt u trực tiếp bằng vi sóng có tần số phát vi sóng từ 902 đến 928MHz. Sử dụng kim đốt 14G hay 16G có anten dài 1cm, 2 cm hay 4cm. Tiến hành Giảm đau với Fentanyl tiêm tĩnh mạch chậm. Lập lại nếu bệnh nhân còn đau. Chọn anten theo kích thước khối u: chọn anten có đầu đốt 1cm cho khối u không quá 1cm, chọn anten có đầu đốt 2cm cho khối u không quá 2cm, chọn anten có đầu đốt 3 cm cho khối u hơn 2cm. Cài đặt thông số: chọn mode nhiệt độ (temperature mode) khi khối u gần mạch máu lớn hay khối u cách bề mặt gan hơn 5cm (tính từ bề mặt đưa anten qua da) và chọn mode năng lượng (power mode) cho các trường hợp còn lại. Dưới hướng dẫn siêu âm, đưa điện cực vào mép xa của khối u và phá hủy phần xa trước, phần gần sau cho đến khi phá hủy toàn bộ khối u. Ghi nhận và điều trị các triệu chứng có thể xảy ra sau khi làm MWA như đau bụng, sốt, mệt, buồn nôn, chóng mặt, khó thở Chụp CT scan bụng trong vòng 2 ngày để xác định các biến chứng không triệu chứng và hiệu quả phá hủy u. Nếu phá hủy hoàn toàn, Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 373 tiếp tục theo dõi và cho xuất viện khi ổn định và tái khám sau 1 tháng. Nếu phá hủy không hoàn toàn, làm MWA cũng cố để phá hủy hoàn toàn khối u. Ghi nhận và xử trí các biến chứng có thể xảy ra sau khi làm MWA. Sơ đồ nghiên cứu Xử l í kết quả Bằng phần mềm stata PASW 18. Kiểm định T với mẫu cặp (paired sample T test) được sử dụng để đánh giá thay đổi các thông số sau điều trị so với trước điều trị. Sơ đồ thực hiện nghiên cứu (64 u/ 56 bn) MWA 1 4 u/ 4 bn Hủy không hoàn toàn MWA 2 2 u/ 2 bn Tái phát tại gan 2 u/ 2 bn Tái phát tại chỗ MWA* 2 u/ 2 bn Hủy không hoàn toàn 2 u/ 2 bn Hủy hoàn toàn RFA Phẫu thuật TACE 1 u/ 1 bn Hủy không hoàn toàn 59 u/ 51 bn Hủy hoàn toàn MWA* MWA*: đã thực hiện, chưa tái khám sau 1 tháng MWA* ** Không thỏa tiêu chuẩn chọn bệnh và thỏa tiêu chuẩn loại trừ MWA Đánh giá và theo dõi sau MWA Thỏa tiêu chuẩn chọn bệnh và không thỏa tiêu chuẩn loại trừ Tiêu chuẩn giải phẫu bệnh Thỏa tiêu chẩn chẩn đoán hình ảnh của CT và/hoặc MRI U GAN UBMTBG Nhận vào nghiên cứu Loại khỏi nghiên cứu Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 374 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 1: Đặc điểm bệnh nhân Thông số Giá trị Ghi chú Tuổi 61,6±13.6 Trung bình±độ lệch chuẩn Giới 41/15 Nam/nữ Bệnh căn 29/17/1/1/8 HBV/HCV/HBV+HCV/rượu/khác ALT 58,6±53,3 Trung bình±độ lệch chuẩn AST 68,4±38,4 Trung bình±độ lệch chuẩn Bilirubin 1,14±0,67 Trung bình±độ lệch chuẩn Albumin 4,13±0,56 Trung bình±độ lệch chuẩn PT 14,09±2,16 Trung bình±độ lệch chuẩn Child- Pugh 52/3/1 A/B/C AFP 687,9±2631,2 21/22/3/10 Trung bình±độ lệch chuẩn ≤10/10,1-200/200,1-400/>400 Số lượng bệnh nhân đáp ứng tiêu chuẩn nghiên cứu: 56 bệnh nhân Bảng 2: Đặc điểm khối u Thông số Giá trị Ghi chú Kích thước (cm) 3,34 ± 1,23 10/20/29/5 trung bình±độ lệch chuẩn ≤ 2/2,1-3/3,1-5/>5 Số lượng u 48/8 1u/2u Vị trí 49/4/7 Gan P/gan T/ gan P,T Gần bề mặt gan 17 26.6% (tỉ lệ) Gần mạch máu lớn 10 15.6% (tỉ lệ) Gần ống tiêu hóa 5 7,8% (tỉ lệ) Gần túi mật 1 1,6% (tỉ lệ) Gần túi mật,bề mặt gan 1 1,6% (tỉ lệ) BCLC 6/38/11/1 0/A/B/C Giải phẫu bệnh (ES) 10/18/1/6 I/II/III/ không xác định Bảng 3: Đặc điểm lâm sàng trong khi làm MWA Triệu chứng trong khi làm MWA Tỉ lệ (%) Đau bụng Ít 9,4 Vừa 48,4 Đau vai phải 39,1 Mệt 28,1 Khó thở 6,2 Triệu chứng sau làm MWA 1 ngày Sốt 62,5 Mệt 54,7 Đau vùng gan hay vai P 34,7 Buồn nôn, nôn 12,5 Bảng 4: Thay đổi men gan và chức năng gan sau MWA ALT trước MWA 58,57±53,27 P<0.01 ALT sau MWA 186,56±355,87 AST trước MWA 68,35±38,39 P<0.01 AST sau MWA 342,8±825,99 Child Pugh trước MWA 5,36±0,9 P: 0,083 Child Pugh sau MWA1 tháng 5,25±0,61 Bảng 5: Biến chứng của MWA Biến chứng Số bệnh nhân Tỉ lệ (%) Biến chứng nhẹ Tràn dịch màng phổi P Bỏng da thành bụng Tụ máu bao gan 3 5 2 4,7 7,8 3,1 Tổng số 10 15,6 Bảng 6: Phá hủy u hoàn toàn sau MWA N: 64 u Số lượng phá hủy u hoàn toàn Tỉ lệ phá hủy u hoàn toàn (%) Sau 1 lần MWA 59 92,2 Sau 2 lần MWA 61 95,3 Bảng 7: Phá hủy u không hoàn toàn sau MWA Phá hủy không hoàn toàn Số khối u (n=64) Tỉ lệ (%) Xử trí Sau 1 lần điều trị 4 1 6,3 1,6 MWA lần 2 Phẫu thuật Sau 2 lần điều trị 1 1 1,6 1,6 TACE MWA Bảng 8: Thay đổi nồng độ AFP sau MWA Nhóm bệnh nhân có AFP trước điều trị tăng cao Thay đổi AFP sau MWA Số bệnh nhân (n=35) Tỉ lệ (%) Giảm 30 85.7 Tăng 5 14.3 Nhóm bệnh nhân có AFP trước điều trị bình thường Thay đổi AFP sau MWA Số bệnh nhân (n=21) Tỉ lệ (%) Bình thường 20 95.2 Tăng nhẹ 1 4.8 Bảng 9: Tái phát tại chỗ Số u (n=61) Tỉ lệ % Thời gian tái phát tại chỗ (tháng) Xử trí 1 1,6 2 MWA 1 1,6 4 RFA Bảng 10: Xuất hiện u mới tại gan Số bn (n=56) Tỉ lệ % Thời gian xuất hiện u mới tại gan Xử trí 1 1,8 1 tháng MWA 1 1,8 2 tháng MWA Bảng 11: Huyết khối, di căn xa và tử vong Tỉ lệ % (n:56) Thời gian theo dõi trung bình Huyết khối tĩnh mạch 0 1,82 tháng Di căn xa 0 1,82 tháng Tử vong 0 1,82 tháng Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 375 BÀN LUẬN Đặc điểm khối u gan Chúng tôi thực hiện MWA cho 64 khối u trên 56 bệnh nhân. Đa số bệnh nhân có 1 khối u (85,7%), chủ yếu phân bố ở gan phải (87,5%), kích thước đa số từ 2-5cm (76,6%). Đặc điểm trên l ý tưởng để chỉ định các phương pháp can thiệp tối thiểu như MWA hay RFA. Giai đoạn bệnh 92% bệnh nhân có Child Pugh A, có tiên lượng sống tốt hơn bệnh nhân có Child Pugh B hay C. Hầu hết bệnh nhân được chỉ định MWA có ung thư ở giai đoạn rất sớm và giai đoạn sớm (theo BCLC), lần lượt là 10,7% và 67,9%. Triệu chứng lâm sàng trong khi MWA Đau là triệu chứng nổi bật trong suốt quá trình điều trị trong đó đau vùng gan chiếm 57,8% và đau vai phải chiếm 28,1%. Mức độ đau từ nhẹ đến vừa. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, đau thường gặp khi sử dụng điện cực lớn, mức năng lượng cao, mức nhiệt độ cao. Ngoài ra, đau thường gặp khi đốt khối u sát bề mặt trên gan hay cắm điện cực gần mạch máu lớn. Triệu chứng lâm sàng sau điều trị Diễn biến lâm sàng sau đốt có thể thay đổi từ nhẹ đến nặng tùy thuộc vào kích thước khối u, vị trí khối u và biến chứng. Ở bệnh nhân không có biến chứng, thường gặp đau vùng gan, sốt nhẹ, mệt mỏi do hiện tượng hoại tử đông khởi phát hiện tượng viêm. MWA thường gây sốt nhẹ, kéo dài không quá 7 ngày do thể tích phá hủy tương đối nhỏ. Nếu bệnh nhân sốt cao, kéo dài hơn 7 ngày nên cảnh giác biến chứng như áp xe gan. MWA thường gây đau tại vị trí đưa điện cực qua da, đau vùng gan hay lan vai phải (ở khối u hạ phân thùy VII,VIII). Có thể đau nhiều nếu khối u nằm gần bao gan, kích thước phá hủy lớn, có biến chứng xảy ra như tụ máu bao gan, tụ máu trong gan, viêm túi mật. Khi đau lan khỏi vùng gan và kéo dài nên nghĩ đến biến chứng. Buồn nôn, nôn chủ yếu do tác dụng phụ của fentanyl sử dụng trong đốt hay tramadol giảm đau sau đốt, và sẽ giảm nhanh theo thời gian. Trong nghiên cứu của chúng tôi, các triệu chứng thường gặp sau đốt lần lượt là sốt (62,5%), mệt mỏi (54,7%), đau vùng gan hay vai (34,7%) và buồn nôn hay nôn (12,5%). Thay đổi men gan sau điều trị Tăng men gan ALT và AST là hậu quả tất yếu của hiện tượng hoại tử do phá hủy u. Chúng tôi nhận thấy giá trị trung bình của ALT và AST sau điều trị là 186.56 và 342.8 U/l, khá cao so với giá trị ALT và AST trước điều trị là 58.57 và 68.35 (P<0,05). Tuy nhiên, các giá trị này đều trở về giới hạn bình thường sau 1 tháng. Thay đổi chức năng gan sau 1 tháng Phá hủy khối u gan kèm vùng an toàn 5- 10mm quanh khối u thường không ảnh hưởng đến chức năng gan do thể tích nhu mô gan lành bị phá hủy không lớn. Tình trạng của gan ban đầu cũng khá quan trọng trong việc phục hồi sau đốt. Trong nghiên cứu của chúng tôi, đa số bệnh nhân có khối u có kích thước 2-5cm và Child Pugh A nên chức năng gan không thay đổi sau điều trị (P>0,05). Biến chứng Biến chứng thường gặp trong nghiên cứu của chúng tôi là bỏng thành bụng quanh điện cực (7,8%), thường xảy ra khi các khối u nằm gần bề mặt gan. Biện pháp khắc phục là sử dụng power mode với mức năng lượng thấp và phủ bông tẩm cồn quanh chân điện cực. Tràn dịch màng phổi phải mức độ nhẹ chiếm 4,7%, thường xảy ra khi đốt các khối u sát vòm hoành, ở vị trí này các khối u có thể bị che khuất 1 phần theo nhịp thở. Biến chứng này dễ xảy ra nếu không quan sát cẩn thận khi đẩy điện cực đến bờ xa khối u. Tỉ lệ biến chứng nhẹ của chúng tôi là 15,6% cao hơn nhiều so với nghiên cứu đa trung tâm(1), có lẽ do chúng tôi mới bước đầu thực hiện kỹ thuật này. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 376 Chúng tôi không ghi nhận trường hợp nào có biến chứng nặng trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu. Phá hủy u hoàn toàn Tiêu chuẩn đánh giá phá hủy hoàn toàn khối u sau điều trị bằng các phương pháp phá hủy MWA là không có vùng tăng sinh mạch máu ở thì động mạch trên CT scan bụng và/hoặc không có vùng tăng tín hiệu thì động mạch ở T1 của MRI. Tại thời điểm tái khám sau 1 tháng, nếu đạt tiêu chuẩn trên thì được xem là thành công về mặt kỹ thuật. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ phá hủy u hoàn toàn sau 1 lần đốt là 92,2% và sau 2 lần đốt là 95,3%. Tỉ lệ này tương đương với kết quả 94,6% của Xu, trong đó tỉ lệ phá hủy hoàn toàn khối u có kích thước ≥ 4cm là 93,8% (4). Ming-De Lu cũng cho thấy tỉ lệ phá hủy hoàn toàn khối u là 94,9% (2). Ming Kuang nhận thấy tỉ lệ phá hủy hoàn toàn khối u thay đổi theo kích thước u. Tỉ lệ phá hủy hoàn toàn là 94%, 89% và 90% ở khối u có kích thước ≤ 3cm, 3,1 - 5cm và 5,1 - 8cm (3). Ngoài tính năng của máy đốt, tỉ lệ phá hủy hoàn toàn khối u phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng của người thực hiện, vị trí và kích thước của khối u. Phá hủy u không hoàn toàn Trong nghiên cứu của chúng tôi, 1 trường hợp thất bại kỹ thuật sau 1 lần đốt và 2 trường hợp phá hủy u không hoàn toàn sau 2 lần đốt. Các trường hợp phá hủy không hoàn toàn sau 2 hay 3 đợt điều trị sẽ được chỉ định phương pháp điều trị khác. Thay đổi hàm lượng AFP sau điều trị 95,2% bệnh nhân có AFP bình thường trước điều trị và AFP không thay đổi sau điều trị. Do đó, AFP trong các trường hợp này không có giá trị trong theo dõi diễn tiến bệnh cũng như đánh giá hiệu quả phá hủy hoàn toàn khối u. Ở các bệnh nhân có hàm lượng AFP tăng trước khi điều trị, việc AFP giảm mạnh, nhất là giảm đến ngưỡng bình thường là dấu hiệu khẳng định hiệu quả phá hủy u hoàn toàn. Nếu AFP vẫn cao sau MWA thì đó là dấu hiệu xác định khối u vẫn còn tiến triển hay có tổn thương mới ở nơi khác. Ở nhóm bệnh nhân này chúng tôi ghi nhận AFP giảm trong 85,7% bệnh nhân và tăng trong 14,3%. Tái phát tại chổ Khi thực nghiệm trên chuột, Bhardwaj nhận thấy trên vi thể, sang thương sau MWA không còn tế bào sống trong sang thương và quanh mạch máu, tất cả mạch máu và đường mật đều hoại tử hoàn toàn [60]. Như vậy, về mặt lý thuyết, tỷ lệ tái phát tại chỗ là rất thấp. Tái phát tại chỗ thường là do lỗi kỹ thuật khiến cho không phá hủy hoàn toàn khối u được. Vùng ung thư chưa phá hủy đôi khi rất nhỏ, thiếu cấu trúc mạch máu hoàn chỉnh nên khó phát hiện trên CT scan hay MRI và sẽ phát triển trở lại sau một thời gian. Chúng tôi ghi nhận 2 khối u (3,2%) tái phát trở lại trong số 64 khối u của 56 bệnh nhân trong thời gian theo dõi trung bình 1,82 tháng. Ming Kuang đưa ra tỉ lệ tái phát tại chỗ là 4% đối với các UTBMTBG có kích thước không quá 5cm (3). Trong khi đó, Xu ghi nhận tỉ lệ tái phát tại chỗ của UTBMTBG sau MWA là 7,1% trong 3 năm (4). Ming-De Lu cho rằng tỉ lệ này là 11,8% trong 4 năm và không có sự khác biệt giữa khối u có kích thước 3cm(2). Xuất hiện u mới tại gan Nếu loại trừ được khối u mới không do di căn theo điện cực thì sự xuất hiện u mới trong gan không liên quan đến MWA mà liên quan đến quá trình diễn tiến tự nhiên của bệnh. Chúng tôi ghi nhận 2 bệnh nhân (3,6%) xuất hiện u mới vào tháng thứ 1 và 2. Cả 2 bệnh nhân đều được xử trí lại bằng MWA và có kết quả tốt. Huyết khối, di căn xa và tử vong Do thời gian theo dõi của chúng tôi khá ngắn nên cho đến nay chúng tôi chưa ghi nhận trường hợp nào có huyết khối tĩnh mạch, di căn xa và tử vong. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 377 Thời gian sống tại các thời điểm thống kê Hiện tại sau 4 tháng theo dõi 56 bệnh nhân với thời gian theo dõi trung bình 1,82 tháng, tỉ lệ sống là 100%. KẾT LUẬN Nghiên cứu ban đầu điều trị 64 khối u gan có kích thước trung bình 3,34cm trên 56 bệnh nhân với 68 đợt MWA trong thời gian theo dõi trung bình 1,82 tháng cho thấy MWA có hiệu quả và an toàn trong điều trị UTBMTBG: Tỉ lệ phá hủy u gan 95,3% Tỉ lệ tái phát tại chỗ 3,2% Tỉ lệ xuất hiện u mới tại gan 3,6% Thời gian sống toàn bộ 100% Tỉ lệ biến chứng nhẹ 15,6% TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Livraghi T., Meloni F., Solbiati L., Zanus G.(2011) “Complications of Microwave Ablation for Liver Tumors: Results of a Multicenter Study”. Cardiovasc Intervent Radiology. Published online: 11 August 2011. 2. Lu Ming-De., Xu Hui-Xiong, Xie Xiao-Yan, Yin Xiao-Yu, Chen Jun-Wei, Kuang Ming, Xu Zuo-Feng, Liu Guang-Jian, Zheng Yan-Lin. (2005), “Percutaneous microwave and radiofrequency ablation for hepatocellular carcinoma: a retrospective comparative study”. J Gastroenterol (40), pp 1054 – 1060 3. Lu Ming D., Kuang Ming, Xie Xiao Y., Xu Hui X., Mo Li Q., Liu Guang J., Xu Zuo F., Zheng Yan L., Liang Jin Y., (2007), “Liver Cancer: Increased Microwave Delivery to Ablation Zone with Cooled-Shaft Antenna — Experimental and Clinical Studies”. Radiology ( 242), pp 914 – 924. 4. Xu H X, Xie X Y, Chen J W, Yin X Y, Xu Z F, Liu G J.,(2004), “Ultrasound-guided percutaneous thermal ablation of hepatocellular carcinoma using microwave and radiofrequency ablation” Clinical Radiology (59), pp 53–61 Ngày nhận bài: 10/04/2013 Ngày phản biện đánh giá bài báo: 16/08/2013 Ngày bài báo được đăng: 30/05/2014

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_buoc_dau_tinh_an_toan_va_hieu_qua_cua_phuong_phap_p.pdf
Tài liệu liên quan