Đánh giá các điểm du lịch vùng duyên hải tỉnh Thanh Hoá

Những điểm du lịch quan trọng (có số điểm từ 23 – 33) đó là: Di chỉ VH Hoa Lộc và Gò Trũng, Chùa Sùng Nghiêm, Đền Hàn, nhà thờ Lương Đắc Bằng, Nhà thờ trạng Quỳnh, Làng nghề mây tre đan Hoằng Thịnh, Bãi biển Quảng Vinh, Khu tắm nước nóng Quảng Yên, Hòn Trống Mái, Hòn Mê, Đền và Lăng Bà Triệu, Động Từ Thức (Động Bích Đào), Bãi biển Lạch Trường, Đền thờ An Dương Vương, Đền thờ Tô Hiến Thành Những điểm du lịch ít quan trọng có số điểm từ 12 – 22 là: Chùa Y Vích, Chùa Lưu Đông, Đền ông Bưng (Lê Phụng Hiểu), Đền thờ Tô Hiến Thành, Đình Cửu Bảng (Bảng môn đình), Đền thờ Quốc Mẫu (Thờ bà hàng nước có công cứu Lê Lợi), Nghè Phú Khê, Chùa Gia, Đình Hóa Lộc, Di chỉ khảo cổ Kẻ Tổ, Căn cứ Ba Đình, Đền thờ Hùng Trinh Vương, Đền thờ nữ tướng Lê Thị Hoa (thời Hai Bà Trưng), Đền thờ Triệu Quang Phục, Đền thờ đại tướng quốc Trinh Minh, Đền thờ Nguyệt Nga Hoàng phi tân thờ Bạch Câu, Chùa Tiên, Phủ Voi, Đền thờ Hoàng Minh Tự,, Đền Bà Triều, Chùa Khải Minh, Đền thờ Quang Trung, Đền thờ Đào Duy Từ, Đền thờ Lạch Bạng (thờ Dương Quý Phi), Đền thờ Do Xuyên, Chùa Đót Tiên, Chùa Khánh, Động Trường Lâm, Lễ hội Mai An Tiêm. Không có điểm du lịch nào có số điểm < 11. Tuy nhiên mặt hạn chế ở các điểm du lịch vùng này là cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư một cách đồng bộ (đặc biệt là giao thông vận tải); dân cư địa phương chưa nhạy bén trong các hoạt động du lịch. Vậy nên, nếu có những dự án đầu tư cho phát triển du lịch, cơ sở hạ tầng được cải thiện, dân cư được tập huấn nghiệp vụ du lịch, có hiệu quả kinh tế thì chắc chắn các điểm du lịch này sẽ được phát triển lên một mức cao hơn cùng với xu thế chung của du lịch trên toàn quốc.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 270 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá các điểm du lịch vùng duyên hải tỉnh Thanh Hoá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 9. 2011 64 ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỂM DU LỊCH VÙNG DUYÊN HẢI TỈNH THANH HOÁ Nguyễn Thị Ngọc, Trịnh Thị Phan1 TÓM TẮT Đề tài đã nghiên cứu, xác định, phân loại các điểm du lịch dựa vào sự tham khảo các tiêu chí của Luật du lịch Việt Nam 2005, các nghiên cứu của một số tác giả (GS.TS Lê Thông, PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ, PGS.TS Lê Văn Trưởng). Tiến hành khảo sát 56 địa điểm du lịch ở 6 huyện duyên hải Thanh Hoá. Đề tài đã đưa ra 5 tiêu chí trong quá trình nghiên cứu, dựa vào các tiêu chí này, đề tài đã xác định, phân loại các điểm du lịch nơi đây. Nét nổi bật về du lịch của các huyện duyên hải xứ Thanh là sự phong phú, đa dạng và nhiều nét độc đáo của các điểm du lịch. Thế mạnh du lịch của vùng không chỉ dừng lại ở các điểm du lịch dựa vào tài nguyên biển, đảo mà còn là sự phát triển khá mạnh mẽ của các điểm du lịch nhân văn. Tại 56 điểm du lịch khảo sát thì có 13 điểm rất quan trọng, 16 điểm quan trọng, 27 điểm ít quan trọng. Tiềm năng này cần được chú ý khai thác và phát triển. Từ khoá: Điểm du lịch, vùng duyên hải 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Du lịch Thanh Hóa những năm gần đây, hòa chung với tốc độ phát triển của du lịch cả nước, có nhiều điểm khởi sắc và tăng trưởng ở mức khá. Trên cơ sở đó, Thanh Hóa xác định “phấn đấu đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, trở thành trọng điểm du lịch quốc gia” (Đề án phát triển du lịch Thanh Hóa thành trọng điểm du lịch quốc gia - UBND tỉnh Thanh Hóa, 2005). Các huyện duyên hải tỉnh Thanh Hoá là miền biển đảo và giàu các giá trị văn hóa, có tài nguyên đa dạng cho phát triển du lịch, nhưng kinh tế - xã hội nói chung và kết quả hoạt động của ngành Du lịch nói riêng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Chính vì vậy, để ngành Du lịch của vùng thật sự phát triển cần có những nghiên cứu đánh giá các điểm du lịch tại đây. 2. NỘI DUNG 2.1. Tiêu chí xác định, phân loại các điểm du lịch Việc xác định, phân loại các điểm du lịch đã được dựa trên cơ sở các nhân tố hình thành điểm, bản chất của điểm du lịch; tham khảo Luật du lịch Việt Nam 2005, các nghiên cứu của một số tác giả (GS.TS Lê Thông, PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ, PGS.TS Lê Văn Trưởng, TS Phạm Lê Thảo), đề tài đã dựa vào 5 tiêu chí để đánh giá: 1) Thời gian hoạt động du lịch: Căn cứ vào số ngày có khả năng triển khai du lịch và số ngày có điều kiện thích hợp nhất có thể triển khai hoạt động du lịch. 2) Sức chứa khách du lịch: Trên cơ sở những vị trí du lịch ở trong huyện, đặc điểm của các di tích là tự nhiên hay di tích nhân văn, chúng tôi tính sức chứa trung bình cho tất cả các điểm được nghiên cứu chia theo điểm tự nhiên và nhân văn. Khả năng cho phép thu nhận khách du lịch được tính số lượng khách/ngày. 1ThS. Khoa Khoa học xã hội, Trường Đại học Hồng Đức TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 9. 2011 65 3) Vị trí của điểm du lịch: Vị trí của điểm du lịch được xác định dựa trên cơ sở khoảng cách từ nơi cung cấp nguồn khách du lịch đến điểm du lịch và loại phương tiện giao thông có thể tới được điểm du lịch cũng như thời gian đến điểm du lịch. Vùng duyên hải Thanh Hóa này lấy thành phố Thanh Hóa làm trung tâm đến các điểm du lịch trong địa bàn nghiên cứu. 4) Độ bền vững của môi trường: Để đánh giá độ bền vững của môi trường tại điểm du lịch, chúng tôi dựa trên cơ sở những thành phần hoặc bộ phận tự nhiên có ý nghĩa với du lịch tại điểm du lịch có bị suy thoái hay không, khả năng phục hồi và khả năng tồn tại của nó theo thời gian do hoạt động du lịch gây ra. 5) Độ hấp dẫn: Xác định độ hấp dẫn tại các huyện duyên hải tỉnh Thanh Hóa, chúng tôi căn cứ vào những cảnh quan tự nhiên có sức hấp dẫn du lịch, những hiện tượng di tích đặc sắc, những cảnh quan nhân văn tiêu biểu, có chất lượng cao; đồng thời kết hợp với khả năng số loại hình du lịch đối với mục đích đi du lịch của khách du lịch. Để có tính tổng hợp cao, ta lượng hóa các chỉ tiêu dựa trên sự đánh giá định lượng và định tính. Mỗi yếu tố (chỉ tiêu) được đánh giá theo 4 bậc (mức dộ, cấp độ, hạng): rất thuận lợi, khá thuận lợi, thuận lợi trung bình, ít thuận lợi với điểm tương ứng là 4, 3, 2, 1. Tuy nhiên, đối với việc xác định, phân loại, phân cấp được điểm du lịch, vai trò của mỗi yếu tố (chỉ tiêu) có một ý nghĩa khác nhau. Căn cứ vào tầm quan trọng của các chỉ tiêu, người ta đã đưa ra một hệ số thích hợp, bao gồm: Chỉ tiêu có ý nghĩa rất quan trọng: hệ số 3; chỉ tiêu có ý nghĩa quan trọng: hệ số 2; và chỉ tiêu có ý nghĩa hệ số 1. Như vậy, sẽ có 3 mức điểm: Những chỉ tiêu rất quan trọng có thang điểm là: 12, 9, 6, 3 Những chỉ tiêu quan trọng: 8, 6, 4, 2 Những chỉ tiêu có ý nghĩa: 4, 3, 2, 1 Những chỉ tiêu được xác định có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc xác định điểm, tuyến du lịch trên địa bàn (có hệ số 3) bao gồm: Độ hấp dẫn, thời gian hoạt động du lịch; Những chỉ tiêu được xác định có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác định điểm, tuyến du lịch có hệ số 2 bao gồm: sức chứa khách du lịch, độ bền vững của môi trường. Chỉ tiêu có ý nghĩa đối với việc xác định điểm du lịch là: vị trí của điểm du lịch. Tổng hợp điểm đánh giá theo 4 mức độ và hệ số của các chỉ tiêu, có được bảng sau: Bảng 1: Điểm đánh giá tổng hợp các chỉ tiêu TT Nội dung chỉ tiêu Trọng số Mức độ đánh giá Rất Thuận lợi Thuận lợi Ít Thuận lợi Không Thuận lợi 1 Độ hấp dẫn khách du lịch 3 12 9 6 3 2 Thời gian hoạt động du lịch 3 12 9 6 3 3 Sức chứa khách du lịch 2 8 6 4 2 4 Độ bền vững của môi trường 2 8 6 4 2 5 Vị trí của điểm du lịch 1 4 3 2 1 Tổng số 44 33 22 11 (Nguồn tham khảo: “Xác định các điểm, tuyến du lịch của khu vực phía Tây đường Hồ Chí Minh tỉnh Thanh Hóa”, Trịnh Thị Phan, ĐH SPHN, 2008 ) TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 9. 2011 66 Qua tổng số điểm trên ta có được sự phân hóa các điểm du lịch được thể hiện theo mức độ thang điểm: Bảng 2: Mức độ thuận lợi của các điểm du lịch STT Mức xác định Điểm đánh giá Chiếm tỷ lệ % so với số điểm tối đa 1 Rất quan trọng 34 – 44 77 – 100 2 Quan trọng 23 – 33 52 - 75 3 Ít quan trọng 12 – 22 27 – 50 4 Không quan trọng < 11 < 25 (Nguồn tham khảo: “Nghiên cứu xác định các loại hình du lịch, điểm, khu và tuyến du lịch khu vực phía Tây đường Hồ Chí Minh tỉnh Thanh Hóa”, Lê Văn Trưởng; trang 30). Đối với tiêu chí để phân loại điểm du lịch, các nhà nghiên cứu đã dựa vào vòng đời của điểm du lịch gồm sáu giai đoạn: 1. Giai đoạn phát hiện (Discovery) 2. Giai đoạn tham gia (Involvement) 3. Giai đoạn hoàn chỉnh (Consolidation) 4. Giai đoạn quá bão hoà (Stagnation) 5. Giai đoạn suy tàn (Decline) (Nguồn tham khảo: “Nghiên cứu xác định các loại hình du lịch, điểm, khu và tuyến du lịch khu vực phía Tây đường Hồ Chí Minh tỉnh Thanh Hóa”, Lê Văn Trưởng; Trang 31). Đối với việc xác định các điểm du lịch trên địa bàn vùng duyên hải Thanh Hóa, chúng tôi dựa vào đơn vị hành chính là cấp huyện để căn cứ tính toán. Thực tế, trên mỗi huyện phản ánh đầy đủ các yếu tố của các chỉ tiêu. Mặt khác việc xác định các điểm du lịch quan trọng hay không đều là căn cứ để phát triển du lịch trên từng huyện cụ thể. 2.2. Kết quả xác định, phân loại các điểm du lịch tại duyên hải Thanh Hóa Vùng duyên hải Thanh Hoá bao gồm 6 huyện, thị ven biển: Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hoá, Quảng Xương, Tĩnh Gia và Thị xã Sầm Sơn. Trong các huyện này, những huyện, thị hoạt động du lịch khá phát triển như Thị xã Sầm Sơn, Tĩnh Gia với nhiều khu, điểm du lịch. Nhưng cũng có những nơi hoạt động du lịch đang ở dạng tiềm năng với nhiều tài nguyên du lịch chưa được khai thác hoặc khai thác chưa hiệu quả. Sau khi phân tích các phiếu điều tra của 56 điểm du lịch trên các địa bàn nghiên cứu, chúng tôi đi tổng hợp điểm có tính trọng số cho từng chỉ tiêu và đã thu được kết quả sau: Bảng 3. Kết quả điểm tổng hợp của các chỉ tiêu TT §iÓm du lÞch Sức chứa khách du lịch Vị trí của điểm du lịch Thời gian hoạt động DL Độ bền vững của môi trường Độ hấp dẫn khách du lịch Tổng điểm I Hậu Lộc 1 Di chỉ VH Hoa Lộc và Gò Trũng 6 3 6 4 6 25 2 Đền và Lăng Bà Triệu 4 3 6 6 12 31 3 Chùa Sùng Nghiêm 4 3 9 4 3 23 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 9. 2011 67 4 Đền Hàn 4 3 9 8 9 33 5 Bãi biển Lạch Trường 8 3 12 8 3 34 6 Chùa Y Vích 4 3 6 2 3 18 7 Chùa Lưu Đông 4 3 6 2 3 18 II Hoằng Hóa 1 Đền ông Bưng (Lê Phụng Hiểu) 4 3 6 2 6 21 2 Đền thờ Tô Hiến Thành 4 3 6 6 6 25 3 Đình Cửu Bảng (Bảng môn đình) 4 3 6 2 3 18 4 Đền thờ Quốc Mẫu (Thờ bà hàng nước có công cứu Lê Lợi) 2 4 6 2 6 20 5 Nghè Phú Khê 2 3 3 6 6 20 6 Nhà thờ Lương Đắc Bằng 4 4 6 6 3 23 7 Chùa Gia 4 3 6 4 3 20 8 Đình Hóa Lộc 2 4 3 2 6 17 9 Di chỉ khảo cổ Kẻ Tổ 4 4 6 4 3 21 10 Nhà thờ trạng Quỳnh 4 4 6 6 3 23 11 Khu du lịch sinh thái Hải Tiến 8 3 9 8 6 34 12 Bãi biển Lạch Trường 6 3 6 8 6 29 13 Làng nghề mây tre đan Hoằng Thịnh 4 4 6 8 3 25 III Nga Sơn 1 Lễ hội Mai An Tiêm 8 2 3 6 3 22 2 Động Từ Thức (Động Bích Đào) 4 2 12 6 9 33 3 Căn cứ Ba Đình 4 2 6 6 3 21 4 Đền thờ Hùng Trinh Vương 2 2 3 4 6 17 5 Đền thờ nữ tướng Lê Thị Hoa (thời Hai Bà Trưng) 2 2 3 6 6 19 6 Đền thờ Triệu Quang Phục 2 2 3 2 6 15 7 Đền thờ đại tướng quốc Trinh Minh 2 2 3 2 6 15 8 Đền thờ Nguyệt Nga Hoàng phi tân thờ Bạch Câu 2 3 3 2 6 16 9 Chùa Tiên 4 3 6 6 3 22 10 Các nhà hàng gỏi cá, thịt dê nướng. 4 3 12 6 9 34 IV Quảng Xương 1 Khu du lịch Tiên Trang 6 3 9 8 12 38 2 Đền thờ An Dương Vương 2 3 6 6 6 23 3 Phủ Voi 2 4 6 2 3 17 4 Bãi biển Quảng Vinh 4 3 9 6 6 28 5 Khu tắm nước nóng Quảng Yên 4 3 9 4 3 25 V Sầm Sơn 1 Đền Độc Cước 6 3 12 8 9 38 2 Đền Cô Tiên 4 3 12 8 9 36 3 Hòn Trống Mái 6 3 12 4 3 28 4 Bãi biển Sầm Sơn 8 3 12 8 6 37 5 Khu du lịch sinh thái Quảng Cư 8 3 12 8 6 35 6 Đền thờ Hoàng Minh Tự 2 3 6 4 3 18 7 Đền thờ Tô Hiến Thành 2 3 6 6 3 20 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 9. 2011 68 8 Đền Bà Triều 2 3 6 4 3 18 9 Chùa Khải Minh 2 3 6 4 3 18 10 Khu du lịch Huyền thoại thần Độc Cước 4 3 12 6 9 34 VI Tĩnh Gia 1 Đền thờ Quang Trung 2 3 6 6 3 20 2 Đền thờ Đào Duy Từ 2 3 6 6 3 20 3 Đền thờ Lạch Bạng (thờ Dương Quý Phi) 4 3 6 6 3 22 4 Đền thờ Do Xuyên 2 3 6 6 3 20 5 Chùa Đót Tiên 4 3 6 6 3 22 6 Chùa Khánh 4 3 6 6 3 22 7 Bãi biển Hải Hòa 6 3 12 8 6 35 8 Động Trường Lâm 4 3 6 2 3 18 9 Hòn Mê 4 1 9 8 6 28 10 Khu du lịch sinh thái xã đảo Nghi Sơn 8 2 12 8 6 36 11 Nhà thờ Ba Làng (dấu ấn đầu tiên của sự xuất hiện đạo Thiên chúa ở Việt Nam) 8 3 12 4 12 39 Kết quả cho thấy: Những điểm du lịch rất quan trọng (có số điểm từ 34 – 44) đó là:, Khu du lịch sinh thái Hải Tiến, Khu du lịch Tiên Trang, Đền Độc Cước, Bãi biển Sầm Sơn, Khu du lịch sinh thái Quảng Cư, Khu du lịch Huyền thoại thần Độc Cước, Bãi biển Hải Hòa, Khu du lịch sinh thái xã đảo Nghi Sơn, Nhà thờ Ba Làng (dấu ấn đầu tiên của sự xuất hiện đạo Thiên chúa ở Việt Nam), Bãi biển Lạch Trường, các nhà hàng gỏi cá, thịt dê nướng, đền Cô Tiên. Những điểm du lịch quan trọng (có số điểm từ 23 – 33) đó là: Di chỉ VH Hoa Lộc và Gò Trũng, Chùa Sùng Nghiêm, Đền Hàn, nhà thờ Lương Đắc Bằng, Nhà thờ trạng Quỳnh, Làng nghề mây tre đan Hoằng Thịnh, Bãi biển Quảng Vinh, Khu tắm nước nóng Quảng Yên, Hòn Trống Mái, Hòn Mê, Đền và Lăng Bà Triệu, Động Từ Thức (Động Bích Đào), Bãi biển Lạch Trường, Đền thờ An Dương Vương, Đền thờ Tô Hiến Thành Những điểm du lịch ít quan trọng có số điểm từ 12 – 22 là: Chùa Y Vích, Chùa Lưu Đông, Đền ông Bưng (Lê Phụng Hiểu), Đền thờ Tô Hiến Thành, Đình Cửu Bảng (Bảng môn đình), Đền thờ Quốc Mẫu (Thờ bà hàng nước có công cứu Lê Lợi), Nghè Phú Khê, Chùa Gia, Đình Hóa Lộc, Di chỉ khảo cổ Kẻ Tổ, Căn cứ Ba Đình, Đền thờ Hùng Trinh Vương, Đền thờ nữ tướng Lê Thị Hoa (thời Hai Bà Trưng), Đền thờ Triệu Quang Phục, Đền thờ đại tướng quốc Trinh Minh, Đền thờ Nguyệt Nga Hoàng phi tân thờ Bạch Câu, Chùa Tiên, Phủ Voi, Đền thờ Hoàng Minh Tự,, Đền Bà Triều, Chùa Khải Minh, Đền thờ Quang Trung, Đền thờ Đào Duy Từ, Đền thờ Lạch Bạng (thờ Dương Quý Phi), Đền thờ Do Xuyên, Chùa Đót Tiên, Chùa Khánh, Động Trường Lâm, Lễ hội Mai An Tiêm. Không có điểm du lịch nào có số điểm < 11. Tuy nhiên mặt hạn chế ở các điểm du lịch vùng này là cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư một cách đồng bộ (đặc biệt là giao thông vận tải); dân cư địa phương chưa nhạy bén trong các hoạt động du lịch. Vậy nên, nếu có những dự án đầu tư cho phát triển du lịch, cơ sở hạ tầng được TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 9. 2011 69 cải thiện, dân cư được tập huấn nghiệp vụ du lịch, có hiệu quả kinh tế thì chắc chắn các điểm du lịch này sẽ được phát triển lên một mức cao hơn cùng với xu thế chung của du lịch trên toàn quốc. 3. KẾT LUẬN Duyên hải tỉnh Thanh Hóa là địa bàn có tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng và nhiều nét độc đáo, kể cả các điểm du lịch dựa vào tài nguyên biển, đảo và cả các điểm du lịch nhân văn dựa vào các di tích văn hóa và tín ngưỡng tôn giáo, nơi đây không chỉ có các bãi tắm, biển đảo đẹp mà còn có cả những giá trị văn hóa được giữ gìn qua hàng ngàn năm qua quá trình đấu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt, quá trình dựng nước, giữ nước của dân tộc ở vùng đất có nhiều danh nhân lịch sử và huyền thoại. Điều này thể hiện sự hoà quện bền chặt giữa tự nhiên và văn hoá xã hội của một vùng đất “địa linh nhân kiệt”. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trịnh Thị Phan (2008), Xác định các điểm, tuyến du lịch của khu vực phía tây đường Hồ Chí Minh tỉnh Thanh Hóa, ĐH SPHN. [2] Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hoá (7/2009), Kỷ yếu hội thảo “Giải pháp xây dựng điểm đến du lịch”, Thanh Hóa. [3] UBND tỉnh Thanh Hóa (2005), Đề án phát triển du lịch Thanh Hóa thành trọng điểm du lịch quốc gia, Thanh Hóa. [4] Phạm Lê Thảo (2006), Tổ chức lãnh thổ du lịch Hòa Bình trên quan điểm phát triển bền vững, ĐHSPHN, Hà Nội. [5] Lê Thông - Nguyễn Minh Tuệ (1998), Tổ chức lãnh thổ du lịch, NXB Giáo dục, Hà Nội. [6] PGSTS. Lê Văn Trưởng (2008), Nghiên cứu xác định các loại hình du lịch, điểm, khu và tuyến du lịch khu vực phía Tây đường Hồ Chí Minh tỉnh Thanh Hoá”, Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hoá. ASSESSMENT OF PLACES COAST THANH HOA PROVINCE ABSTRACT Research topics, identify and classify points based tourism with reference to the criteria of the Law on Vietnam tourism in 2005, studies by some authors (GS.TS Le Thong, PGS.TS Nguyen Minh Tue, PGS.TS Le Van Truong... ) Conducting a survey on 56 tourist destinations in six coastal districts in Thanh Hoa. Subject offered five criteria in the research process, based on these criteria, subjects were identified the classification of tourist attractions here. The highlight of the tourist district of Thanh Hoa coast is the abundance, diversity and many unique features of tourism destinations. Th dull region's strong tourism is not stop at the tourist destination based on marine resources, islands, but also a fairly strong development of tourist sites and the humanities. In the 56 destinations surveyed, there are 13 crucial points, 16 points weight, 27 points less important. This potential should be paying attention and development mining. Key words: Tourism, coast

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_cac_diem_du_lich_vung_duyen_hai_tinh_thanh_hoa.pdf