Từ kết quả Hình 14, thông lượng truyền tải của
thuật toán điều khiển tắc nghẽn đa đường dựa vào
tổn thất với loại ứng dụng thời gian thực (dao động
0.895Mbps-0.897Mbps) thấp hơn so với thông
lượng truyền tải của thuật toán điều khiển tắc
nghẽn đa đường dựa vào tổn thất với loại ứng dụng
phi thời gian thực (dao động 2.9Mbps-12.4Mbps).
Với mục tiêu của kịch bản 2 đề ra, có thể thấy
rằng đối với loại ứng dụng phi thời gian thực thì
thuật toán điều khiển tắc nghẽn đa đường dựa vào
tổn thất truyền tải hiệu quả hơn so với ứng dụng
thời gian thực
9 trang |
Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 648 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá các phương pháp điều khiển tắc nghẽn trong dịch vụ truyền tải đa đường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
9Soá 16, thaùng 12/2014 9
ĐÁNH GIÁ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU KHIỂN TẮC NGHẼN
TRONG DỊCH VỤ TRUYỀN TẢI ĐA ĐƯỜNG
Evaluating congestion control methods in Multipath TCP
Tóm tắt
Multipath TCP là giao thức mở rộng thêm các
đặc điểm từ giao thức TCP, cho phép một kết nối
TCP phân chia thành nhiều luồng con và phân
bổ lưu lượng thông qua những luồng con riêng
biệt. Mục tiêu của giao thức này là sử dụng nhiều
đường đồng thời giữa hai thiết bị đầu cuối nhằm
cải thiện đáng kể hiệu suất đường truyền. Để kiểm
soát nghẽn trong multipath TCP, đã có các đề xuất
dùng giải thuật điều khiển nghẽn dựa vào tổn thất
và cả các giải thuật điều khiển nghẽn dựa vào độ
trễ. Tuy nhiên, loại giải thuật điều khiển nghẽn
nào là tốt hơn cho multipath TCP vẫn còn là điều
cần làm rõ. Ngoài ra, hiệu quả của mỗi loại giải
thuật điều khiển nghẽn trên multipath TCP chịu
ảnh hưởng của các loại lưu lượng khác nhau như
thế nào, chẳng hạn như ảnh hưởng giữa lưu lượng
thời gian thực và phi thời gian thực. Tất cả những
điều này sẽ được làm sáng tỏ trong bài báo này.
Căn cứ vào các kết quả mô phỏng bằng công cụ
NS-2, các đánh giá và đề xuất nhằm cải thiện chất
lượng của multipath TCP cũng được trình bày.
Từ khóa: Điều khiển tắc nghẽn, truyền tải đa
đường, ứng dụng thời gian thực, ứng dụng phi thời
gian thực, dựa vào tổn thất, dựa vào độ trễ.
Abstract
Multipath TCP is a set of extensions to regular
TCP that allows one TCP connection to be spread
across multiple paths. Multipath TCP distributes
load through the creation of separate “subflows”
across potentially disjoint paths. Multipath TCP
is primarily concerned with utilizing multiple
paths end-to-end to improve throughput. In terms
of congestion control, loss-based algorihms
and delay-based algorithms can be applied to
multipath TCP. However, it needs to be clarified
which kind of them be better than other in
multipath TCP. Additionally, impacts of various
traffic on perfomance of each ones in multipath
TCP should be appraised, such as impacts of
realtime traffic and non realtime traffic. These
items arecleared upinthis paper. Base on results
of simulation with NS-2 tool, assessments
andsuggestions are also given for improving
performace of multipath TCP.
Key words: Congestion control, multipath TCP,
real-timeapplications, none-real-timeapplications,
loss-base, delay-base.
1. Mở đầu1
Ngày nay, nhu cầu sử dụng thông tin số ngày càng
nhiều và đa dạng, nhu cầu kết nối thông tin diễn ra
mọi lúc, mọi nơi. Thiết bị ngày nay phát triển mạnh
về công nghệ kết nối không dây như Smartphone,
tablet, laptop hỗ trợ kết nối như: Wifi, 3G. Các ứng
dụng ngày nay đòi hỏi nhiều dung lượng lớn, cho
nên yêu cầu băng thông cần được tăng lên.
Thực trạng đường truyền kết nối hiện nay
không thoả mãn cho nhu cầu hiện tại và tương lai.
Vì thế, mong muốn hiện nay của người dùng là kết
nối thông tin nhanh và liên tục.
Các trung tâm dữ liệu như Amazon, Google
hiện nay cũng đã kết nối với nhiều nhà cung cấp
dịch vụ, xu hướng phát triển thiết bị di động đều
trang bị nhiều đường kết nối như: wifi, 3G... Nếu
1 Thạc sĩ, Khoa Kỹ thuật và Công nghệ, Trường Đại học Trà Vinh
thiết bị đầu cuối đồng thời sử dụng nhiều giao diện
kết nối thì kỹ thuật truyền tải đa đường (Multipath
TCP) sẽ đáp ứng được nhu cầu mong muốn hiện
nay. Hình 1, minh họa cho việc sử dụng giao thức
truyền tải đa đường cho thấy smartphone, tablet
kết nối Internet với trung tâm dữ liệu đồng thời qua
đường 3G và Wifi.
Hình 1. Minh họa sử dụng Multipath TCP
Khấu Văn Nhựt1
10
Soá 16, thaùng 12/2014 10
Đa số các thiết bị đầu cuối hiện nay được trang
bị nhiều công cụ kết nối bằng nhiều đường, nhưng
thông tin liên lạc thường được giới hạn một con
đường duy nhất cho mỗi lần kết nối. Sử dụng tài
nguyên trong hệ thống sẽ hiệu quả hơn nếu được
sử dụng đa đường kết nối đồng thời. Giao thức
truyền tải đa đường đã được IETF công nhận2 cho
việc nghiên cứu phát triển kỹ thuật truyền tải đa
đường nhằm tăng hiệu suất cho nhu cầu truyền tải
hiện nay.
Nhằm tăng hiệu quả hơn nữa trong kỹ thuật
truyền tải đa đường, và trên cơ sở các tiêu chí
được đặt ra3, các thuật toán điều khiển tắc nghẽn
đa đường đã được đề xuất. Trong đó, một số tài
liệu đã nói lên các thuật toán điều khiển tắc nghẽn
đa đường dựa vào tổn thất đạt hiệu quả trong việc
truyền dữ liệu. Vậy đối với các ứng dụng theo thời
gian thực thì sao? Tại sao không dùng điều khiển
nghẽn dựa vào tổn thất hay điều khiển nghẽn dựa
vào độ trễ? Để làm rõ những điều nói trên, bài
viết sẽ tập trung nghiên cứu đánh giá hai dạng điều
khiển tắc nghẽn dựa vào tổn thất và dựa vào độ
trễ trong truyền tải đa đường. Qua đó xác định sự
phù hợp hay không, ở mức độ nào khi triển khai
các dạng ứng dụng sử dụng dịch vụ truyền tải đa
đường theo từng phương pháp điều khiển nghẽn
nói trên.
2. Nội dung
2.1. Điều khiển tắc nghẽn TCP đơn đường
2.1.1. Khái niệm
Cơ chế điều khiển lưu lượng trong TCP gồm:
cơ chế truyền lại, cơ chế cửa sổ trượt, quản lý cửa
sổ, điều khiển lỗi.
Cơ chế truyền lại: để đảm bảo kiểm tra việc
truyền lại và khắc phục lỗi trong việc truyền dữ
liệu, TCP có cơ chế đồng hồ kiểm tra truyền lại
(time-out) và cơ chế truyền lại (retransmmission).
Thời gian khứ hồi (Round Trip Time) được xác
định từ thời điểm bắt đầu truyền dữ liệu của bên gửi
cho đến khi nhận được trả lời (ACKnowledgment)
của bên nhận là yếu tố quyết định giá trị đồng hồ
kiểm tra truyền lại t
out
. Vậy t
out
≥RTT.
Hiện tượng nghẽn mạng: xảy ra khi số lượng
gói tin đến nút mạng vượt quá khả năng xử lý của
2 A. Ford, C. Raiciu, M. Handley, S. Barre, J. Iyengar.2011.
“Architectural Guidelines for Multipath TCP Development”. Internet
Engineering Task Force (IETF), RFC 6182, ISSN: 2070-1721
3 C. Raiciu, M. Handly, D. Wischik. 2011. “Coupled Congestion
Control for Multipath Transport Protocols”. Internet Engineering
Task Force (IETF), RFC 6356
nó hoặc vượt quá khả năng vận tải của các đường
truyền ra, điều đó dẫn đến việc thông lượng của
mạng bị giảm đi khi lưu lượng đến mạng tăng lên.
Hiện tượng tắc nghẽn có thể xảy ra ở một hoặc một
số nút mạng, hay trên toàn mạng.
2.1.2. Thuật toán điều khiển tắc nghẽn dựa vào tổn
thất trong TCP
Để tránh hiện tượng tắc nghẽn, Jacobson và
các cộng sự đã đề xuất các biện pháp để tránh tắc
nghẽn. Giải pháp chính là kiểm soát tốc độ gửi dữ
liệu còn gọi là “cửa sổ tắc nghẽn” (cwnd), nhằm
hạn chế số lượng dữ liệu gửi để tránh tắc nghẽn.
Khi kích thước cwnd chưa vượt ngưỡng (Slow
Start threshold), kích thước cwnd sẽ tăng theo hàm
mũ. Khi kích thước cwnd vượt ngưỡng, kích thước
cwnd sẽ tăng tuyến tính. Khi hết thời gian đợi
(timeout), giá trị ngưỡng bằng một nửa giá trị kích
thước cwnd hiện thời và kích thước cwnd nhận giá
trị 1. Nhằm đạt hiệu quả hơn trong việc điều khiển
tắc nghẽn cho giao thức truyền tải đơn đường dựa
vào tổn thất, một số thuật toán được đề xuất cải
tiến như: Reno, New Reno và SACK.
2.1.3. Thuật toán điều khiển tắc nghẽn dựa vào độ
trễ trong TCP.
Các thuật toán điều khiển tắc nghẽn đơn đường
dựa vào độ trễ đã được đề xuất bởi Jain, Tri-S bởi
Wang và Crowcroft, trong đó thuật toán Vegasdo
Brakmo và cộng sự được phân tích kỹ lưỡng.
Thuật toán Vegas thực hiện:
BaseRTT
cwndtputExpThrough =
(BaseRTT = min of all RTT)
RTT
cwndtputActThrough =
(RTT = BaseRTT + τ )
( ) BaseRTTtputActThroughtputExpThroughDiff *−=
- ExpThroughtput: thông lượng mong đợi khi truyền.
- ActThroughtput: thông lượng thực tế khi truyền.
- Diff: thông lượng khác nhau giữa thông lượng
mong đợi so với thông lượng thực tế.
Thuật toán điều chỉnh kích thước cwnd theo:
cwnd = cwnd +1 Diff < α
cwnd = cwnd - 1 Diff > β
cwnd = cwnd α ≤ Diff ≤ β
Với α, và β là hằng số.
11
Soá 16, thaùng 12/2014 11
Nếu giá trị thấp nhất của RTT cho N gói tin
(minRTT) là luôn cao hơn BaseRTT:
Cập nhật lại giá trị cho BaseRTT
Kích thước cửa sổ tăng theo tương ứng.
Nói cách khác,Vegas tăng cwnd khi giá trị gói
tin tại hàng đợi nhỏ hơn α, giảm cwnd khi giá trị
gói tin tại hàng đợi lớn hơn β, ngược lại thì giữ
nguyên cwnd.
2.2. Điều khiển tắc nghẽn TCP đa đường
2.2.1. Tổng quan về truyền tải đa đường
IETF khởi tạo nhóm nghiên cứu về giao thức
truyền tải đa đường (MPTCP), nhằm phát triển kỹ
thuật giao thức truyền tải đa đường cho các ứng
dụng trên cơ sở tận dụng lợi thế sử dụng nhiều
đường đồng thời để truyền dữ liệu.
2.2.2. Mô hình cơ bản Multipath TCP
Kết nối giữa các thiết bị đầu cuối trong giao
thức truyền tải đa đường được hình thành từ một
hoặt nhiều luồng con. Các luồng con sẽ tạo ra các
cặp địa chỉ khác nhau, và truyền dữ liệu cùng lúc
trên các luồng con nhằm tăng thông lượng so với
giao thức truyền tải đơn đường (Hình 2). Ngoài
ra, một cơ chế cho giao thức truyền tải đa đường
là khả năng phục hồi: khi một luồng con mất kết
nối thì nó có cơ chế chuyển dữ liệu sang luồng con
khác (Hình 3).
Hình 2. Minh họa kết nối Multipath TCP
Hình 3. Minh họa khả năng phục hồi Multipath TCP
2.2.3. Chức năng giao thức truyền tải đa đường
Giao thức truyền tải đa đườngcó các chức năng:
quản lý đường truyền thì tạo ra các luồng con, thiết
lập kết nối cho các luồng con. Lập kế hoạch gói để
phân chia dữ liệu, đánh số thứ tự phân đoạn dữ liệu
trước khi gửi qua các luồng con. Cuối cùng, các
thuật toán điều khiển tắc nghẽn sẽ thực hiện điều
khiển các luồng dữ liệu.
Mục tiêu giao thức truyền tải đa đường: tăng
thông lượng, cạnh tranh công bằng đường truyền,
cân bằng cho đường truyền tải.
2.2.4. Các thuật toán điều khiển tắc nghẽn đa
đường dựa vào tổn thất
Thuật toán điều khiển tắc nghẽn đơn đường dựa
vào tổn thất là trường hợp đặc biệt của thuật toán
điều khiển tắc nghẽn đa đường dựa vào tổn thất:
Với mỗi thông báo xác nhận ACK trên luồng
con thứ r, cửa sổ tắc nghẽn (w
r
) được tính:
r
rr w
ww 1+←
Thuật toán điều khiển tắc nghẽn đa đường với
mỗi luồng con thực hiện điều khiển tắc nghẽn như
là thuật toán điều khiển tắc nghẽn đơn đường cho
luồng này, khi đó tổng thông lượng các luồng con
sẽ tăng gấp đôi (giả sử lúc này thời gian khứ hồi
của tất cả các đường là bằng nhau). Điều này dẫn
đến cạnh tranh không công bằng đối với giao thức
truyền tải đơn đường tại đường tắc nghẽn. Hình 4
minh họa cho việc cạnh tranh không công bằngkhi
hai luồng con của giao thức truyền tải đa đường
cùng đi qua đường tắc nghẽn với đường truyền của
giao thức truyền tải đơn đường.
Hình 4. Minh họa cho thấy cạnh tranh
không công bằng
Một số thuật toán điều khiển tắc nghẽn đa đường
đã đề xuất để giải quyết việc cạnh tranh công bằng
với đường single path của giao thức truyền tải đơn
đường hiện tại là thuật toán EWTCP; Couple
Thuật toán EWTCP: dựa trên TCP-New Reno
trên mỗi đường r và điều chỉnh w
r
12
Soá 16, thaùng 12/2014 12
+ Với mỗi thông báo xác nhận ACK trên luồng
con thứ r, w
r
tăng :
rw
a
Thuật toán Couple: thực hiện các bước
khởi động chậm (slow start), truyền nhanh (fast
retransmit) và phục hồi nhanh(fastrecovery) như
thuật toán điều khiển tắc nghẽn đơn đường dựa
vào tổn thất (TCP Reno). Với w
total
là tổng kích
thước cửa sổ tắc nghẽn của các luồng con kết nối.
Thuật toán điều chỉnh w
r
:
+ Với mỗi thông báo xác nhận ACK trên luồng
con thứ r, wr tăng :
2
r
r
ww ←
Tóm lại: Các thuật toán điều khiển tắc nghẽn
đa đường dựa vào tổn thất đều có cơ chế cải tiến
tăng kích thước cửa sổ tắc nghẽn (w
r
) trong trường
hợp khi có thông báo xác nhận ACK trên luồng
thứ r. Riêng trường hợp mất gói thì kích thước cửa
sổ tắc nghẽn của các thuật toán giảm giống nhau
theo công thức:
2
r
r
ww ←
2.2.5. Thuật toán điều khiển tắc nghẽn đa đường
dựa vào độ trễ
Được đề xuất trên cơ sở thuật toán điều khiển
tắc nghẽn đơn đường dựa vào độ trễ Vegas4, có thể
tóm tắt:
+ Trên mỗi luồng r, thực hiện giống như thuật
toán điều khiển tắc nghẽn đơn đường dựa vào độ trễ.
+ Tổng các giá trị của các luồng là cố định,
không phụ thuộc vào số lượng các luồng con.
+ Thích ứng tham số điều chỉnh α, β do ảnh
hưởng đến tốc độ truyền tải của luồng con tương
ứng với mục đích cân bằng mức độ tắc nghẽn mạng.
2.3. Kết quả và thảo luận
Ký hiệu trong phần mô phỏng này là:
- MPTCP-loss: thuật toán điều khiển tắc nghẽn
đa đường dựa vào tổn thất.
- MPTCP-delay: thuật toán điều khiển tắc
nghẽn đa đường dựa vào độ trễ.
- FTP: loại ứng dụng phi thời gian thực.
- CBR: loại ứng dụng thời gian thực.
4 Yu Cao, Mingwei Xu, Xiaoming Fu. 2012. “Delay-based Congestion
Control for Multipath TCP”. 2012 20th IEEE International Conference
on Network Protocols (ICNP).
Bộ công cụ dùng để thực nghiệm mô phỏng là
NS-2 (Network Simulator -2), phiên bản 2.34 và
chạy trên môi trường là hệ điều hành Ubuntu với
phiên bản 10.04. Thực nghiệm mô phỏng cho thuật
toán điều khiển tắc nghẽn đa đường dựa vào tổn thất
trên cơ sở thuật toán Couple và thuật toán điều khiển
tắc nghẽn đa đường dựa độ trễ là thuật toán wVegas.
2.3.1. Kết quả truyền tải của thuật toán điều khiển
tắc nghẽn đa đường so với thuật toán khiển tắc
nghẽn đơn đường
Nhằm làm rõ sự hiệu quả truyền tải của thuật
toán điều khiển tắc nghẽn đa đường dựa vào tổn
thất và thuật toán điều khiển tắc nghẽn đa đường
dựa vào độ trễ đã được đề xuất. Trên cơ sở đó,
chúng tôi xây dựng mô hình mạng như Hình 5:
Hình 5. Mô hình mạng Multipath với Single path
Với mô hình mạng (Hình 5), chúng tôi thiết lập
cấu hình giống nhau cho hai loại thuật toán điều khiển
tắc nghẽn “MPTCP-loss” và “MPTCP-delay”:
Multipath TCP bên gửi tạo ra hai luồng con
subflow 1, subflow 2 được thiết lập thông lượng
40Mbps, thời gian trễ 0ms. Đường tắc nghẽn 1và
2 được thiết lập thông lượng 20Mbps, thời gian trễ
20ms. Luồng Single path_1 được thiết lập thông
lượng 40Mbps, thời gian trễ 0ms và cùng đi qua
đường tắc nghẽn 1 với luồng con subflow 1 của
Multipath. Luồng Single path_2 được thiết lập
thông lượng 40Mbps, thời gian trễ 0ms và cùng
đi qua đường tắc nghẽn 2 với luồng con subflow 2
của Multipath.
2.3.1.1. Kết quả truyền tải của thuật toán điều
khiển tắc nghẽn đa đường dựa vào tổn thất so với
thuật toán điều khiển tắc nghẽn đơn đường dựa
vào tổn thất
Với thời gian là 200s, chúng tôi có được kết
quả mô phỏng như Hình 6
13
Soá 16, thaùng 12/2014 13
Hình 6. Thông lượng MPTCP-loss Hình 7. Thông lượng MPTCP-delay
Từ kết quả Hình 6, xét thấy thông lượng truyền
của luồng con 1 và luồng con 2 của Multipath
thấp hơn thông lượng truyền đường single path 1
và đường single path 2. Nhưng tổng thông lượng
của hai luồng con (MPTCP-loss Total=4.25 Mbps)
cao hơn thông lượng đường single path 1 và
đường single path 2. (SingTCP_loss_1=SingTCP_
loss_2=3.29Mbps)
Vậy, thuật toán điều khiển tắc nghẽn đa đường
dựa vào tổn thất đạt hiệu quả tăng thông lượng so
với thuật toán điều khiển tắc nghẽn đơn đường dựa
vào tổn thất.
2.3.1.2. Kết quả truyền tải của thuật toán điều
khiển tắc nghẽn đa đường dựa vào độ trễ so với
thuật toán điều khiển tắc nghẽn đơn đường dựa
vào độ trễ
Với thời gian là 200s, chúng tôi có được kết
quả mô phỏng như Hình 7.
Từ kết quả Hình 7, xét thấy thông lượng truyền
của luồng con 1 và luồng con 2 của Multipath
thấp hơn thông lượng truyền đường single path
1 và đường single path 2 (MPTCP_delay sub1
= 3.331Mbps; SingTCP_delay_1= 3.332 Mbps).
Nhưng tổng thông lượng trung bình của hai luồng
con (MPTCP-delay Total= 6.66 Mbps) cao hơn
thông lượng đường single path 1 và đường single
path 2.
Như vậy, thuật toán điều khiển tắc nghẽn đa
đường dựa vào độ trễ đạt hiệu quả tăng thông
lượng so với thuật toán điều khiển tắc nghẽn đơn
đường dựa vào độ trễ.
Tóm lại, thuật toán điều khiển tắc nghẽn đa
đường truyền tải đạt hiệu quả hơn so với thuật toán
điều khiển tắc nghẽn đơn đường.
2.3.2. Kết quả truyền tải của thuật toán điều khiển tắc
nghẽn đa đường cho từng loại ứng dụng khác nhau
Với mục tiêu làm rõ thuật toán điều khiển tắc
nghẽn đa đường dựa vào tổn thất và thuật toán điều
khiển tắc nghẽn đa đường dựa vào độ trễ, loại nào
đạt hiệu quả hơn trong việc truyền tải cho các ứng
dụng, chúng tôi tiến hành thực nghiệm mô phỏng
qua 04 kịch bản với mô hình mạng như Hình 8.
Hình 8. Mô hình mạng Mutipath TCP
Với mô hình mạng Hình 8, chúng tôi thiết lập
cấu hình:
Multipath TCP bên gửi tạo ra hai luồng con
subflow 1, subflow 2 được thiết lập thông lượng
40Mbps, thời gian trễ 0ms. Tại nút mạng, thiết lập
đường tắc nghẽn 1và 2 thông lượng 20Mbps, thời
gian trễ 20ms.
2.3.2.1. Mục tiêu mô phỏng kịch bản 1
Cùng một thuật toán MPTCP-delay truyền tải
cho hai loại ứng dụng thời gian thực và phi thời
gian thực. Vậy, loại ứng dụng thời gian thực có
hiệu quả hay không so với ứng dụng phi thời gian
thực. Với mục tiêu chúng tôi mô phỏng cho mô
hình mạng (Hình 8).
Với thời gian là 200s, Hình 9 là kết quả mô
phỏng thuật toán MPTCP-delay cho ứng dụng thời
gian thực, Hình 10 là kết quả mô phỏng MPTCP-
delay cho ứng dụng phi thời gian thực. Hình 11
thông lượng truyền khác nhau cho hai loại ứng
dụng thời gian thực và phi thời gian thực đối với
thuật toán MPTCP-delay.
14
Soá 16, thaùng 12/2014 14
Hình 9. Thông lượng MPTCP-delay (CBR) Hình 10. Thông lượng MPTCP-delay (FTP)
Hình 11. So sánh thông lượng MPTCP-delay total (CBR) và MPTCP-delay total (FTP)
Kết quả Hình 11 cho thấy thông lượng truyền
của ứng dụng phi thời gian thực (MPTCP-delay
total (FTP) là 8.3Mbps) cao hơn thông lượng
truyền của ứng dụng thời gian thực (MPTCP-delay
total (CBR) là 4.3Mbps).
Với mục tiêu của kịch bản 1 đề ra, có thể thấy
rằng đối với loại ứng dụng phi thời gian thực thì
thuật toán điều khiển tắc nghẽn đa đường dựa vào
độ trễ hiệu quả hơn so với ứng dụng thời gian thực
về tăng thông lượng.
2.3.2.2. Mục tiêu mô phỏng kịch bản 2
Qua kịch bản 1, chúng tôi nhận thấy với loại ứng
dụng phi thời gian thực thì thuật toán điều khiển
tắc nghẽn đa đường dựa vào độ trễ hiệu quả trong
truyền tải. Vậy đối với thuật toán điều khiển tắc
nghẽn đa đường dựa vào tổn thất thì loại ứng dụng
nào đạt hiệu quả hơn. Trên mục tiêu đề ra, chúng tôi
thực nghiệm mô phỏng cho mô hình mạng (Hình 4).
Với thời gian mô phỏng 200s, có kết quả:
Hình 12 là kết quả mô phỏng cho MPTCP-loss
với loại ứng dụng thời gian thực và Hình 13 là kết
quả mô phỏng MPTCP-loss cho ứng dụng phi thời
gian thực. Hình 14 thông lượng truyền khác nhau
cho hai loại ứng dụng thời gian thực và phi thời
gian thực đối với MPTCP-loss.
Hình 12. Thông lượng MPTCP-loss (CBR) Hình 13. Thông lượng MPTCP-loss (FTP)
15
Soá 16, thaùng 12/2014 15
Hình 14. So sánh thông lượng MPTCP-loss total (CBR) và MPTCP-loss total (FTP)
Từ kết quả Hình 14, thông lượng truyền tải của
thuật toán điều khiển tắc nghẽn đa đường dựa vào
tổn thất với loại ứng dụng thời gian thực (dao động
0.895Mbps-0.897Mbps) thấp hơn so với thông
lượng truyền tải của thuật toán điều khiển tắc
nghẽn đa đường dựa vào tổn thất với loại ứng dụng
phi thời gian thực (dao động 2.9Mbps-12.4Mbps).
Với mục tiêu của kịch bản 2 đề ra, có thể thấy
rằng đối với loại ứng dụng phi thời gian thực thì
thuật toán điều khiển tắc nghẽn đa đường dựa vào
tổn thất truyền tải hiệu quả hơn so với ứng dụng
thời gian thực.
2.3.2.3. Mục tiêu mô phỏng kịch bản 3
Cùng một loại ứng dụng phi thời gian thực, khi
truyền tải với thuật toán điều khiển tắc nghẽn đa
đường dựa tổn thất đạt hiệu quả như thế nào so với
thuật toán điều khiển tắc nghẽn đa đường dựa vào
độ trễ. Với mục tiêu đề ra, chúng tôi thực nghiệm
mô phỏng cho mô hình mạng (Hình 8) với thời
gian mô phỏng 200s, có kết quả:
Cùng truyền tải loại ứng dụng phi thời gian
thực. Hình 15 là kết quả mô phỏng thuật toán điều
khiển tắc nghẽn đa đường dựa vào tổn thất, Hình
16 là kết quả mô phỏng thuật toán điều khiển tắc
nghẽn đa đường dựa vào độ trễ. Hình 17 thông
lượng truyền của thuật toán điều khiển tắc nghẽn
đa đường dựa vào tổn thất so với thuật toán điều
khiển tắc nghẽn đa đường dựa độ trễ cho một loại
ứng dụng phi thời gian thực.
Hình 15. Thông lượng MPTCP-loss (FTP) Hình 16. Thông lượng MPTCP-delay (FTP)
Hình 17. So sánh thông lượng MPTCP-loss total (FTP) và MPTCP-delay total (FTP)
16
Soá 16, thaùng 12/2014 16
Hình 17 cho thấy, thông lượng truyền tải của
thuật toán điều khiển tắc nghẽn đa đường dựa
vào tổn thất cao hơn so với thuật toán điều khiển
tắc nghẽn đa đường dựa vào độ trễ. Nhưng thông
lượng trung bình của thuật toán điều khiển tắc
nghẽn đa đường dựa vào độ trễ (MPTCP-delay
là 6.66Mbps) cao hơn thông lượng trung bình của
thuật toán điều khiển tắc nghẽn đa đường dựa tổn
thất (MPTCP-loss là 4.25Mbps)
Từ đó thấy rằng thuật toán điều khiển tắc nghẽn
đa đường dựa độ trễ đạt hiệu quả hơn về tăng thông
lượng so với thuật toán điều khiển tắc nghẽn đa
đường dựa vào tổn thất khi truyền tải với loại ứng
dụng phi thời gian thực.
2.3.2.4. Mục tiêu mô phỏng kịch bản 4
Đối với loại ứng dụng thời gian thực thì loại
thuật toán nào đạt hiệu quả hơn. Trên mục tiêu đề ra,
chúng tôi thực nghiệm mô phỏng cho mô hình mạng
(Hình 8), với thời gian mô phỏng 200s, có kết quả:
Cùng truyền tải loại ứng dụng thời gian thực,
Hình 18 là kết quả mô phỏng thuật toán điều khiển
tắc nghẽn đa đường dựa vào tổn thất, Hình 19 là kết
quả mô phỏng thuật toán điều khiển tắc nghẽn đa
đường dựa vào độ trễ. Hình 20 thông lượng truyền
của thuật toán điều khiển tắc nghẽn đa đường dựa
vào tổn thất so với thuật toán điều khiển tắc nghẽn
đa đường dựa vào độ trễ cho một loại ứng dụng
thời gian thực.
Hình 18. Thông lượng MPTCP-loss (CBR) Hình 19. Thông lượng MPTCP-delay (CBR)
Hình 20. So sánh thông lượng MPTCP-delay total (CBR) và MPTCP-loss total (CBR)
Kết quả Hình 20 cho thấy thông lượng truyền
của thuật toán điều khiển tắc nghẽn đa đường
dựa vào độ trễ (dao động 4.2Mbps-4.6Mbps) cao
hơn so với thuật toán điều khiển tắc nghẽn đa
đường dựa vào tổn thất (dao động 0.895Mbps -
0.897Mbps).
Từ đó thấy rằng thuật toán điều khiển tắc nghẽn
đa đường dựa vào độ trễ hiệu quả hơn về tăng
thông lượng so với thuật toán điều khiển tắc nghẽn
đa đường dựa vào tổn thất khi truyền tải với loại
ứng dụng thời gian thực.
3. Kết luận và đề xuất
Qua nghiên cứu cơ sở lý thuyết, sau đó tiến
hành thực nghiệm mô phỏng thuật toán điều khiển
tắc nghẽn đa đường so với thuật toán khiển tắc
17
Soá 16, thaùng 12/2014 17
nghẽn đơn đường hiện tại và mô phỏng hai loại
thuật toán điều khiển tắc nghẽn đa đường cho từng
loại ứng dụng khác nhau, từ mô phỏng chúng tôi
nhận xét các kết quả như sau:
Với kết quả mô phỏng, chứng tỏ rằng:
- Thứ nhất: cả hai thuật toán điều khiển tắc
nghẽn đa đường dựa vào tổn thất và thuật toán
điều khiển tắc nghẽn đa đường dựa vào độ trễ đều
đạt hiệu quả tăng thông lượng so với thuật toán
điều khiển tắc nghẽn đơn đường.
- Thứ hai: thuật toán điều khiển tắc nghẽn đa
đường dựa vào tổn thất và thuật toán điều khiển
tắc nghẽn đa đường dựa vào độ trễ đạt hiệu quả
khi truyền tải với loại ứng dụng phi thời gian thực
về tiêu chí tăng thông lượng so với loại ứng dụng
thời gian thực.
- Thứ ba: đối với loại ứng dụng thời gian thực
thì thuật toán điều khiển tắc nghẽn đa đường dựa
vào độ trễ đạt hiệu quả hơn về tăng thông lượng so
với thuật toán điều khiển tắc nghẽn đa đường dựa
vào tổn thất.
Với kết quả đạt được, kiến nghị đề xuất:
- Nghiên cứu phát triển và cải tiến các thuật toán
điều khiển tắc nghẽn đa đường vì sự hiệu quả của nó
so với thuật toán điều khiển tắc nghẽn đơn đường.
- Cần nghiên cứu cải thiện thuật toán điều khiển
tắc nghẽn đa đường dựa vào độ trễ do đạt hiệu quả
khi truyền tải cho loại ứng dụng thời gian thực.
Tài liệu tham khảo
A. Ford, C. Raiciu, M. Handley, and O. Bonaventure. 2013. “TCP Extensions for Multipath
Operation with Multiple Addresse”. Internet Engineering Task Force (IETF), RFC6824. A.Ford,
C.Raiciu, M.Handley.
L.S Brakmo, and L.L. Peterson. 1995. “TCP Vegas: End to end congestion avoidance on a global
Internet”. Selected Areas in Communications, IEEE Journal on 13.8 (1995): 1465-1480.
C. Raiciu, M. Handley, D. Wischik. 2011. “Coupled Congestion Control for Multipath Transport
Protocols”. Internet Engineering Task Force (IETF), RFC 6356.
Damon Wischik, Costin Raiciu, Adam Greenhalgh, Mark Handley. 2011. “Design, implementation
and evaluation of congestion control”. Usenix NSDI.
Qiuyu Peng, Anwar Walid, Steven H. Low. 2013. “Multipath TCP Algorithms: Theory and Design”.
SIGMETRICS’13, June 17-21, 2013.
Jain Raj.1989.“A Delay-Based Approach for Congestion Avoidance in Interconnected Heterogeneous
Computer Networks”. ACM Computer Communication Review, 19(5):56–71, Oct. 1989.
Cao Yu, Xu Mingwei, Fu Xiaoming. 2012. “Delay-based Congestion Control for Multipath TCP”.
2012 20th IEEE International Conference on Network Protocols (ICNP).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tapchiso16_pdf_02_4209.pdf