Đánh giá các yếu tố nguy hiểm và có hại trong quá trình sản xuất thực trạng và giải pháp tại công ty cao su Sao Vàng

Chúng ta đã biết tai nạn lao động xảy ra cho người lao động được bắt nguồn từ 3 yếu tố: - Dây chuyền công nghệ, thiết bị máy móc. - Yếu tố con người - Môi trường lao động. Vậy để hạn chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong cơ sở sản xuất chúng tôi có một vài kiến sau: 1. Cải tiến quy trình công nghệ, máy móc thiết bị cũng như sử dụng các nguyên vật liệu ít độc hoặc không độc. Thường xuyên sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị máy móc, đặc biệt là các thiết bị máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn phải được kiểm định cấp giấy phép sử dụng. Các máy móc, thiết bị dây chuyền công nghệ hở luôn tồn tại các mối nguy hiểm ( cán kẹp chuyển động của bộ phận đĩa khuấy) phải được kiểm tra thường xuyên. Làm được điều này có nghĩa chúng ta đã giải quyết được phần lớn các vấn đề liên quan đến máy móc thiết bị, giúp cơ sở có biện pháp hạn chế được hạn chế được các mối nguy hiểm tác động lên người lao động, góp phần đảm bảo sức khoẻ, an toàn cho họ. Đó cũng chính là góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất phát triển của toàn công ty nói riêng và công nghiệp hoá chất nói chung.

doc82 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 1315 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá các yếu tố nguy hiểm và có hại trong quá trình sản xuất thực trạng và giải pháp tại công ty cao su Sao Vàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3 4 5 Vị trí bàn trực Xí nghiệp cao su kỹ thuật Vị trí máy lưu hóa 5-6 Vị trí máy lưu hóa 3-4 Vị trí máy lưu hóa 1-2 Vị trí tủ điều khiển dây chuyền lưu hoá băng tải Xưởng cơ điện Vị trí máy tiện T6M16 Vị trí máy tiện T630 Vị trí máy tiện cụt Vị trí máy khoan Vị trí CN đánh bóng khuôn 31.6 33 34.2 34 32.8 32.4 32.5 32.7 32.6 32.8 73 66 64 64 68 68 67 66 67 65 1.3 0.8 0.5 1.5 0.5 1.3 1.5 1.3 0.5 0.5 300 120 120 130 300 400 350 200 450 650 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 TCCP 3733/2002/QĐ-BYT 18-32 <=80 0.5-1.5 - - e. Nước thải: Bảng 7a: Kết quả phân tích nước thải của công ty năm 2006 Tại điểm thải chung toàn công ty TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị tính TCVN 5945-1995 Cột B Mẫu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nhiệt độ PH COD BOD5 Crôm VI Mangan Asen Chì Thuỷ ngân Cadmi Dầu mỡ khoáng Chất lơ lửng 0C - mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l 40 5,5-9,0 100 50 0,1 1,0 0,1 0,5 0,005 0,02 1,0 100 ? Nhận xét: Tại thời điểm lấy mẫu nước thải, các chỉ tiêu phan tích lý hoá đều nằm trong giới hạn TCVN 5945-1995 Cột B Kết luận Nhiệt độ Độ ẩm Tốc độ gió ánh sáng Tiếng ồn Bụi SiO2 Hơi khí độc Nước (chỉ tiêu ) Tổng số mẫu đo 112 112 112 112 70 42 02 42 20 Số mẫu không đạt TCVS 82 0 0 0 43 0 - 0 0 II.2. Biện pháp bảo vệ, quản lý môi trường. Để bảo vệ quản lý môi trường công ty đã thực hiện những biện pháphương pháp sau: - Thực hiện tốt lật bảo vệ môi trừơng tại các xí nghiệp của công ty tại Hà Nội,Thái bình và Xuân Hoà. - Thực hiện các biện pháphương pháp giải quyết về môi trường đã đề ra trong báo cáo đánh giá tác động của môi trường. + Thực hiện cải tạo quy hoạch lại mặt bằng xây dựng trong toàn công ty như xây dựng lại các nhà xưởng cho phù hợp với điều kiện dây chuyền công nghệ, quy hoạch lại các xưởng sản xuất, nhà ăn, trồng cây xanh Những giải pháphương pháp đổi mới công nghệ để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường: + Đổi mới công nghệ sản xuất săm lốp ô tô, xe máy, xe đạp + Đổi mới công nghệ sơ hỗn luyện. + Đầu tư nồi hơi đốt dầu thay cho nồi hơi đốt than + Đầu tư trang thiết bị máy móc cho khu vực nồi lưu hoá nhằm giảm thiểu bụi và tiếng ồn Quán triệt nội dung quyết định thẩm định ĐTM của bộ KHCN và MT, công ty đã chuyển được khâu hỗn luyện cao su bán thành phẩm ra khỏi Hà Nội lên khu công nghiệp Xuân hoà Vĩnh Phúc. Đầu tư hệ thống hút bụi, thông gió tại các phân xưởng tạo môi trường làm việc tốt hơn cho ngừi lao động. II.3. Các biện pháp xử lý chất thải trong công ty. II.3.1 Xử lý bụi: Để xử lý bụi phát sinh trong quá trình sản xuất (chủ yếu trong khâu luyện và trong khâu đốt của các lò hơi) công ty đã swr dụng xyclon ướt. II.3.2 Nước thải: Nước thải của công ty được chia thành 2 loại: - Nước thải làm mát máy,nước ngưng tụ của nồi hơi:Nước này không bẩn nhiệt độ trong nước cao. - Nước thải sinh hoạt qua: Nước thải do quá trình lọc bụi của xyclon cùng các nước thải khác. Nước làm mát máy, nước ngưng tụ của nồi hơi được xử lý theo kiểu tuần hoàn thô và có sơ đồ sau. (để tiết kiệm nhiệt ) (thu gom) Phụ tải (nước thải) Nước phục vụ cho công nghệ khác Bể dự trữ nước Bơm + Nước thải sinh hoạt: Nước thải do quá trình lọc bụi của cyclon và các loại nước thải khác: Nạo vét định kỳ Nước thải Lưới chắn rác Bể lắng lọc Bùn lắng Thải ra hệ thống sông của thành phố II.3.3. Chất thải rắn: - Chất thải công nghiệp như: bụi, rác thải vệ sinh công nghiệp, ba via sản phẩm, xỉ than lò hơi có thể tái sinh tận dụng cho công nhân bán phế phẩm - Rác thải sinh hoạt: Cùng với rác thải công nghiệp không tận dụng được đều thu gom lại nơi quy định và đưa ra bãi thải quy định của thành phố. II.3.4. Hơi khí độc: Nồng độ hơi khí độc trong công ty đều có nồng độ thấp hơn tiêu chuẩn vệ sinh cho phép do vậy biện pháp khắc phục chính chưa đưa ra mà còn có sự lồng ghép vào các kỹ thuật vệ sinh khác. II.4. Tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sức khoẻ người lao động. II.4.1. Tai nạn lao động. Qua số liệu thống kê tình hình tai nạn lao động của công ty từ năm 2001 đến năm 2006, số vụ tai nạn lao động có giảm nhưng không đáng kể, số liệu cụ thể được thống kê trong bảng sau: Bảng 8a: Bảng thống kê tai nạn lao động. Năm Số vụ Loại TNLĐ Chết người Nặng Nhẹ 2001 2002 2003 2004 2005 2006 7 4 4 4 3 5 1 0 0 0 0 0 1 2 0 1 0 0 5 2 4 3 3 5 Riêng năm 2006 vừa qua được tổng hợp cụ thể qua bảng sau: Số TT Phân loại TNLĐ theo yếu tố gây chấn thương Phân loại TNLĐ theo mức độ bị tai nạn Nguyên nhân gây ra TNLĐ Số vụ Số người bị tai nạn ĐK làm việc không an toàn Không có hoặc không sử dụng trang bị BHLĐ trang bị không đảm bảo an toàn Chưa huấn luyện AT hoặc huấn luyện chưa đầy đủ Vi phạm quy trình biện pháp làm việc AT Không có quy trình, biện pháp làm việc AT Nguyên nhân khác Tổng số Trong đó Tổng số Trong đó Số vụ chết người Số vụ có từ 2 người bị TNLĐ trở lên Số người bị chết Số người bị tai nạn lao động 1 Máy móc, thiết bị cán, cuốn,kẹp,cắt,va đập 3 0 0 3 0 3 0 0 0 3 0 0 2 Ngã cao 1 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 0 3 Tai nạn giao thông khi đi công tác 1 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 0 Tổng cộng 5 0 0 5 0 5 0 0 0 5 0 0 Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các tai nạn lao động là do công nhân vi phạm quy trình, biện pháphương pháp làm việc an toàn. Do đặc thù của dây chuyền sản xuất là hở không có các bộ phận che chắn các yếu tố nguy hiểm nên số công nhân bị tai nạn lao động do cán kẹp là chủ yếu. Những thiệt hại do tai nạn lao động xảy ra trong 2 năm gần đây: Bảng: Những thiệt hại do tai nạn lao động. Những thiệt hại do tai nạn lao động 2005 2006 Số người suy giảm 31% sức khoẻ trở lên 0 0 Chi phí bình quân trên một vụ tai nạn lao động chết người 0 0 Số ngày nghỉ công vì TNLĐ - 46 Chi phí cấp cứu, điều trị TNLĐ, bệnh nghề nghiệp - 15.000.000 II.4.2. Bệnh nghề nghiệp, sức khoẻ người lao động: Hàng năm công ty đều tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người công nhân lao động để theo dõi tình hình sức khoẻ của công nhân, phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp để chữa trị kịp thời. Năm 2006 công ty phát hiện được 2 trường hợp bị bệnh nghề nghiệp. Tình hình sức khoẻ của công ty 2 năm trở lại đây: Bảng 9a: Tình hình sức khoẻ của công nhân. Năm Tổng số người khám/Tổng CBCNV Tình hình sức khoẻ Loại I Loại II Loại III Loại IV Loại V 2005 1482 8.9% 69.4% 20% 1.7% 0% 2006 1367 8.2% 64.4% 26.3% 1.1% 0% Căn cứ vào bảng trên đây ta thấy tình hình sức khoẻ của công nhân có phần giảm đi, tỉ lệ đạt sức khoẻ loại I, II giảm xuống. Quá trình sức khoẻ giảm sút do nhiều nguyên nhân: Có thể do tuổi nghề của công nhân ngày càng tăng, có thể do điều kiện lao động của công nhân làm sức khoẻ của người lao động giảm sút. II.5. Tình hình thực hiện công tác bảo hộ lao động của công ty. II.5.1. Công tác quản lý kỹ thuật an toàn: ã Với các thiết bị máy móc, công ty đều tổ chức quản lý hồ sơ, tài liệu về kỹ thuật an toàn, quy trình vận hành an toàn đầy đủ, đặc biệt là các thiết bị trong diện quản lý nghiêm ngặt và các thiết bị phát sinh nhiều yếu tố nguy hiểm. Hàng năm có định kỳ kiểm tra, đăng kiểm kịp thời, và cấp giấy phép sử dụng như các thiết bị áp lực, thiết bị nâng chuyển. Năm 2006: -Số thiết bị đã được đăng ký 117 -Số thiết bị đã được đăng ký, kiểm định, cấp phép 117 Đối với tất cả các thiết bị, máy móc trong nước hay được nhập từ nước ngoài đều được xây dựng quy trình an toàn đầy đủ, có chế độ bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời, đúng định kỳ để đảm bảo điều kiện làm việc an toàn. II.5.2. Công tác phòng chống cháy nổ: Do sử dụng nhiều hóa chất dễ gây cháy nổ như xăng, vải, buị hoá chấtnên công tác phòng chống cháy nổ là nội dung hàng đầu của công ty. Công ty có một phòng quân sự- bảo vệ chuyên trách về phòng cháy chữa cháy. Đội phòng cháy chữa cháy của công ty thường trực 24/24h có nhiệm vụ tuần tra đôn đốc các đơn vị thực hiện nội quy phòng chống cháy nổ của công ty. Mỗi xí nghiệp trong công ty có một phòng chữa cháy bán chuyên trách, đã được học qua lớp nghiệp vụ. Được tổ chức và bố trí theo ca sản xuất có nhiệm vụ kiểm tra nhắc nhở cán bộ công nhân viên thực hiện nội quy phòng chống cháy nổ. Tại các xí nghiệp trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy, xây dựng các bể nước, bể cát xung quanh các kho và trang bị các loại bình chữa cháy tại các kho tàng và khu vực sản xuất như bình bọt, bình CO2. Các nhà cao tầng được trang bị hệ thống chống rét, trong các kho được trang bị các đèn chống nổ. Hằng năm mở các lớp huấn luyện cho lực lượng phòng chống cháy nổ bán chuyên trách và phối hợp với lực lượng phòng chống cháy nổ thành phố diễn tập thử. Xây dựng các phương án phòng chống cháy nổ trong đơn vị, trong toàn công ty. Năm 2006 vừa qua chi phí cho công tác phòng chống cháy nổ của công ty là 42.970.000 đồng. Chính vì vậy ta thấy được sự quan tâm đúng mức của công ty đến công tác phòng chống cháy nổ nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản của công ty cũng như của toàn xã hội. II.5.3. Công tác huấn luyện AT- VSLĐ: Huấn luyện về AT- VSLĐ có tác dụng rất lớn đối với công tác đảm bảo AT- VSLĐ cho người lao động. Bởi vì nó giúp cho người lao động khả năng tự bảo vệ mình tốt hơn, đồng thời bảo vệ người khác. Vì vậy công tác huấn luyện cho công nhân về AT- VSLĐ của công ty được tiến hành đầy đủ và nghiêm túc. Hàng năm công ty mở lớp huấn luyện cho công nhân cũ, công nhân mới vào thì tổ chức huấn luyện theo ba cấp: cấp công ty, cấp phân xưởng và tại nơi làm việc. Công ty đã soạn thảo nội dung chương trình huấn luyện cho công nhân mới tuyển dụng, công nhân cũ theo thông tư hướng dẫn số 08/LĐTBXH-TT và thông tư số 23- LĐTBXH-TT ra ngày 19/9/1995. Ngoài ra ban bảo hộ lao động còn phối hợp với tổ chức công đoàn mở lớp tập huấn cho mạng lưới ATVSV trong công ty. Cuối đợt huấn luyện có kiểm tra sát hạch và cấp thẻ an toàn. Những người không tham gia huấn luyện hoặc có tham gia huấn luyện nhưng không đạt kết quả sát hạch thì không được bố trí vào làm việc. Đối với công nhân cũ của công ty thì một năm được huấn luyện một lần và kết quả năm 2006 công ty đã tổ chức cho 1922 người trong đó: - Số huấn luyện mới là 0 - Số người được huấn luyện lại 1922 - Số đào tạo huấn luyện trong diện quản lý nghiêm ngặt (huấn luyện chuyên ngành) 127 người. - Huấn luyện cho mạng lưới ATVSV: 206 người. II.5.4. Kiểm tra công tác bảo hộ lao động trong công ty: Công tác kiểm tra ATVSLĐ, phòng chống cháy nổ trong công ty có sự phối hợp giữa bộ phận chuyên trách bảo hộ lao động của công ty với mạng lưới ATVSV của công đoàn cùng với các chuyen trách và bán chuyên trách của các xí nghiệp thành viên, thường đi sâu sát vào những khu vực nặng nhọc độc hại nguy hiểm dễ xảy ra tai nạn lao động như khu vực luyện, lưu hoá... Hàng quý ban thanh tra,kiểm tra lại tổ chức kiểm tra một lần. Tại các tổ sản xuất, các xí nghiệp luôn có các an toàn vệ sinh viên, các chuyên trách bán chuyên trách bảo hộ lao động của các xí nghiệp tổ sản xuất kiẻm tra an toàn –vệ sinh lao động tại chỗ mình quản lý. Chuyên viên phụ trách công tác BHLĐ luôn đi xuống các phân xưởng kiểm tra công tác AT-VSLĐ. Đối với các cá nhân, tập thể vi phạm công tác AT-VSLĐ, phòng chống cháy nổ tuỳ theo mức độ vi phạm có những hình thức xử phạt và kỷ luật nếu sai phạm có tính chất nghiêm trọng. Hội đồng BHLĐ của công ty 6 tháng một lần tiến hành kiểm tra AT-VSLĐ xanh-sạch -đẹp tại các đơn vị trong công ty. Công tác kiểm tra AT-VSLĐ trong công ty rất chặt chẽ từ cấp cơ sở đến công ty, trong những năm gần đây không có sự cố nghiêm trọng nào xảy ra. II.5.5. Công tác thực hiện luật pháp chế độ chính sách đối với người lao động: a. Chế độ bồi dưỡng độc hại, bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động. Đặc điểm của quá trình công nghệ, đặc điểm của sản xuất, công ty phải sử dụng nhiều hoá chất độc hại, phát sinh ra bụi, hơi khí độc và các yếu tố nguy hiểm luôn xuất hiện trong quá trình sản xuất. Nhằm bù đắp lại một phần nào đó sức khoẻ của người lao động khi phải tiếp xúc với các yếu tố độc hại, nguy hiểm, khi bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, công ty đều có chế độ bồi dưỡng theo chính sách của nhà nước. Đối với tất cả các công nhân làm việc lao động nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm hoặc có tiếp xúc với các yếu tố độc hại đều được bồi dưỡng độc hại. Chế độ bồi dưỡng độc hại của công ty bằng hiện vật có thể bằng đường, sữa Năm 2006 công ty đã bồi dưỡng chống độc hại bằng hiện vật cho 2119 người. Tổng chi phí là 1.300.000.000 đồng. Đối với người bị bệnh nghề nghệp đều được hưởng trợ cấp theo đúng quy định của nhà nước và thường xuyên được khám sức khoẻ điều trị và theo dõi tình hình phát triển của bệnh để có hướng giải quyết thích hợp. Đối với tai nạn nặng hay nhẹ ngoài trợ cấp tai nạn lao động một lần theo quy định (phụ thuộc vào mức suy giảm sức khoẻ và khả năng lao động) người lao động còn được hưởng các chi phí y tế khám chữa bệnh. b. Chế độ làm việc, nghỉ ngơi, phụ cấp làm thêm giờ, làm ca đêm, chăm sóc sức khoẻ. Chế độ làm việc trong công ty là chế độ ca kíp, ngày làm 3 ca, mỗi ca 8 giờ. Công nhân làm 8h/ ngày được nghỉ 30 phút giữa ca và ăn cơm, nghỉ do nhu cầu sinh lý. Công ty quy định số giờ làm thêm: bình quân /ngày; bình quân/tuần; bình quân/6 tháng. Công ty thực hiện công tác khám tuyển và khám sức khoẻ định kì cho người lao động hàng năm. Để chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên công ty có phòng y tế - đời sống luôn chăm sóc sức khoẻ cho người công nhân lúc ốm đau đột xuất cũng như khi gặp các sự cố tai nạn lao động xảy ra. c. Chế độ với lao động nữ : Tổng số lao động nữ trong công ty là 420 /1367chiếm khoảng 25% tổng số lao động có trong công ty. Trong đó số lượng lao động nữ trực tiếp tham gia sản xuất có 308 người. Lực lượng lao động nữ của công ty tương đối nhiều nên công ty rất quan tâm đến quyền và các chế độ chính sách liên quan đến lao động nữ. Đa số lao động nữ làm việc trong điều kiện nhà xưởng rộng rãi,thoáng mát có đủ ánh sáng, độ ẩm nằm trong giới hạn cho phép không làm việc trong điều kiện nặng nhọc độc hại. Các chế độ bồi dưỡng, thai sản đều được công ty thực hiện nghiêm túc. Hàng năm công ty đều tổ chức đi nghỉ mát dưỡng sức cho cán bộ nữ. Khi con ốm đau được nghỉ để chăm sóc II.5.6 Các công trình cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân trong công ty. Để đảm bảo điều kiện làm việc cho công nhân ngày càng tiện nghi và thuận tiện hơn, công ty đã không ngừng thực hiện các biện pháp để khắc phục những vấn đề còn tồn tại như: tu sửa, xây dựng lại nhà xưởng, nhà ăn, cải tiến dây chuyền công nghệ, thiết bị máy móc, thay đổi nguyên vật liệu ít độc, không độc cho vật liệu độc hại hơn. a. Nâng cấp và hoàn thiện nhà xưởng thông thoáng, chống nóng, chống ồn: để phù hợp với dây chuyền công nghê mới đồng thời cải thiện điều kiện lao động tốt hơn các nhà xưởng được nâng cấp cho thông thoáng, lắp hệ thống quạt thông gió, các thiết bị chống ồn, trang bị hệ thống hút bụi Môi trường cung quanh nhà xưởng cũng được quan tâm đúng mức, khu đất xung quanh phân xưởng được trồng cây xanh, xây đựng bồn hoa cây cảnh tạo được cảnh quan xanh –sạch -đẹp. b. Giải pháp đổi mới dây chuyền công nghệ, thiết bị máy móc trong công ty. Công ty rất chú trọng đến vấn đề thay đổi dây chuyền công nghệ từ công nghệ cũ sang dây chuyền công nghệ hiện đại các thiết bị đều điều khiển tự động hoá hoặc bán tự động hoá, từ công công nghệ luyện hở sang công nghệ luyện kín để giảm tối thiểu ô nhiễm bụi, các chất độc haị nguy hiểm trong sản xuất, cụ thể: đổi mới công nghệ sơ hỗn luyện. Đây là công nghệ gây ô nhiễm bụi trầm trọng nhất. Công ty đã thay thế máy luyện hở bằng máy luyện kín. Biện pháp hiệu quả và lâu dài nhất là công ty đã chuyển khâu này ra khỏi Hà Nội lên Xuân Hoà Vĩnh Phúc. Ngoài ra để giảm gắnh nặng lao động về thể lực cho người lao động, công ty đã đầu tư trang thiết bị máy móc. + Trang bị các máy nâng chuyển trong các xí nghiệp . + Trang bị các hệ thống truyền tải bằng băng tải xích tải cho các công nghệ luyện ép suất + Trang bị các giá để nguyên vật liệu, bán thành phẩm, sản phẩm. + Mua sắm các trang thiết bị hiện đại người lao động điều khiển bằn việc ấn nút c.Thay đổi nguyên vật liệu ít độc, không độc cho nguyên vật liệu độc hại hơn. Giảm lượng nhiên liệu than bằng nhiên liệu dầu sử dụng cho các nồi hơi để giảm lượng bụi phát sinh do đốt than và cũng giảm khối lượng chất thải rắn. Thay đổi dung môi benzen bằng xăng công nghiệp trong quá trình hoà tan keo để nối đầu săm ô tô xe đạp. II.6 Nhận xét. Qua tìm hiểu thực trạng AT-VSLĐ cho thấy công tác AT-VSLĐ của công ty luônđược chú trọng và đạt được nhiều thành tích đáng kể. Song việc kiểm soát các mối nguy hiểm và có hại trong môi trường lao động vẫn còn chưa chặt chẽ nên ỏơ một số công đoạn trong sản xuất còn thường xuyên xuất hiện các mối nguy hiểm. - Tiếng ồn do hoạt động của các máy rất cao cường độ tiếng ồn tại 43/70 vị trí vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1-27 dBA ở mức áp suất âm chung, chủ yếu là ở các máy luyện hở và máy lưu hoá, vượt từ 1-7 dB ở dải tần 4000 Hz tần số dễ gây điếc nghề nghiệp.Do đó là mối nguy hiểm lớn cho công nhân làm việc tại khu vực này. - Bụi xuất hiện ở các khu vực sản xuất là do quá trình đốt than để cung cấp năng lượng trong xí nghiệp năng lượng, bụi còn do các hoá chất độn trong quá trình hỗn luyện cao su. - Nhiệt độ cao xuất hiện ở hầu hết trong các công đoạn sản xuất của công ty nhưng tập chung chủ yếu trong khu vực xí nghiệp năng lượng đốt than, khu vực lưu hoá sản phẩm. - Hơi khí độc chủ yếu là khí CO, CO2, hơi xăng. - Hầu hết ánh sáng trong phân xưởng đều gây chói loá ảnh hưởng đến mắt và gây bệnh lý cho người lao động. - Mối nguy hiểm luôn thường trực và xuất hiện ở hầu hết các dây chuyền sản xuất gây ra các vụ tai nạn lao động là do cán, kẹp, cắt, va đập, ngã cao. Vậy trong mọi trường hợp lao động của công ty luôn tồn tại các yếu tố nguy hiểm và có hại đó là tiếng ồn, nhiệt độ cao,bụi hơi khí độc, cán kẹp, ngã caolàm ảnh hưởng đến sức khoẻ, các bộ phận trên cơ thể người lao động thậm chí gây tai nạn lao động nặng. Nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động là do ý trức của người lao động trong quá trình làm việc vi phạm quy trình, biện pháp làm việc an toàn nhưng phải chụi sự tác động của các mối nguy hiểm bất ngờ dẫn đến hậu quả gây thương tích cho người lao động. Điều này chứng tỏ việc tuyên truyền giáo dục ý thức kỷ luật lao động cho công nhân chưa thật triệt để và hiệu quả làm người lao động coi thường sức khoẻ và tính mạng của mình. Ngoài ra còn do các mối nguy hiểm trong dây chuyền công nghệ không được che chắn hoặc do nguyên nhân bất khả kháng mà người lao động không thể lường trước được. Chính vì mối nguy hiểm luôn thường trực ở hầu hết các công đoạn trong quá trình sản xuất nên việc nhận dạng và đánh giá được tác động của chúng lên cơ thể người lao động là rất cần thiết. Để loại trừ sự cố tai nạn lao động tại các khu vực sản xuất, một cách thấp nhất có thể. Chương III: Đánh giá các yếu tố nguy hiểm và có hại tại công ty I. Đánh giá bằng phương pháp cho điểm. Từ những khảo sát và nhận định ở phần trước cho thấy qui trình công nghệ và lao động sản xuất của đơn vị sản suất còn chứa những yếu tố nguy hiểm và có hại tác động trực tiếp đến an toàn và sức khoẻ của người lao động . áp dụng phương pháp đánh giá an toàn theo phương pháp cho điểm như đã nêu ở trên ta tiến hành đánh giá theo phương pháp cho điểm như đã nêu ở trên ta tiến hành đánh giá khảo sát tình hình an toàn vệ sinh lao động tại công ty.Trên cơ sở đó xác định các nguy cơ mất an toàn trong sản xuất. Nhìn chung tất cả các yếu tố nguy hiểm có hại phát sinh trong quá trình sản xuất đều do dây chuyền công nghệ. Chúng ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động. Đối với người xây dựng, một trong những biện pháp chính để bảo vệ mình, ngăn ngừa để hạn chế sự tác động của các yếu tố nguy hiểm là họ được sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân đúng chủng loại và đầy đủ, phù hợp với đặc điểm công việc của mình. Các phương tiện bảo vệ cá nhân mà họ được trang cấp chủ yếu là: quần áo, mũ mềm, găng tay, giày vải, dây an toàn,kính bảo hộ lao động, mặt nạ phòng độc (rất ít ).Trên thực tế, đối với các phương tiện bảo vệ cá nhân như mặt nạ phòng độc kính mũ, dây an toàn,hầu như không được kiểm tra chất lượng định kì nên sử dụng không những không có tác dụng bảo vệ mà còn gây hại thêm cho người lao động. Chính vì vậy, công tác đánh giá chất lượng các phương tiện bảo vệ cá nhân cũng rất cần thiết. Như vậy theo đánh giá chủ quan của người lao động thì trong môi trường lao động luôn tồn tại các yếu tố nguy hiểm có hại. Nhưng mức độ ảnh hưởng của chúng tới cơ thể người lao động như thế nào, có an toàn hay không thì chúng ta phải có phương pháp đánh giá. Phương pháp đánh giá mà đề tài lựa chọn là thông qua chấm điểm các chỉ tiêu an toàn, 3 yếu tố nguy hiểm đặc trưng mà đề tài lựa chọn để đánh giá là an toàn cơ khí (máy móc, thiết bị), an toàn khi sử dụng hoá chất và tình hình sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân. Việc đánh giá tình hình an toàn trong hoạt động sản xuất được tiến hành trên cơ sở phân loại các yếu tố nguy hiểm, các văn bản qui định về sử dụng an toàn các loại máy móc, thiết bị, hoá chấtNguyên tắc được áp dụng trong đánh giá là nguy cơ thấp, mức an toàn cao. Công thức để xác định chỉ số nguy cơ mất an toàn hay chỉ số nguy hiểm như sau: Với i = 1,2,3,n ; j = 1,2,3,4,5 ; k = 1,2,3,4,5. Trong đó: Ski – chỉ tiêu an toàn của đối tượng khảo sát thứ i trong nhóm yếu tố nguy hiểm k. - aj : Hệ số đánh giá nguy cơ mất an toàn - Chỉ tiêu hiểu biết có liên quan đến sử dụng an toàn máy móc thiết bị của đối tượng khảo sát thứ i trong nhóm yếu tố nguy hiểm k. - Chỉ tiêu an toàn của đối tượng khảo sát được cho theo thang điểm từ 1 đến 5 tương ứng với các nhóm sau: Bảng 1b: Thang điểm đánh giá nguy cơ mất an toàn Mức độ nguy hiểm Điểm Rất không an toàn, nguy cơ xảy ra tai nạn lao động rất cao <1 Không an toàn, có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động 1á <2 kém an toàn, cần phải có biện pháp bổ sung, hoàn thiện 2 á3 An toàn, song vẫn có thể xuất hiện yếu tố nguy hiểm 3á < 4 Rất an toàn 4á<5 aj: trọng số an toàn của các yếu tố, giá trị của nó được xác định thông qua xác suất xuất hiện tai nạn lao động. Các giá trị của aj xác định như sau: Bảng 2b: Bảng giá trị của hệ số aj Mức độ nguy hiểm Trị số - Rất an toàn, nguy cơ xảy ra tai nạn lao động rất cao không thể chấp nhận được. Tồn tại vùng nguy hiểm với tác dụng thường xuyên liên tục của các yếu tố nguy hiểm. Hàng năm có vài người bị chết hoặc bị thương nặng, xác suất xuất hiện nguy cơ tai nạn > 10-3. cần phải có biện pháp hạn chế nguy cơ mới. 0,2 - Không an toàn, có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động. Tồn tại vùng nguy hiểm và các yếu tố nguy hiểm có thể tác động bất ngờ. Hàng năm có vài người bị chết hoặc bị thương nặng. Xác suất xuất hiện nguy cơ tai nạn 10-4. cần phải tìn biện pháp hạn chế nguy hiểm mới. 0.58 - Kém an toàn, cần phải có biện pháp bổ sung, hoàn thiện. Hàng năm có 1 người bị thương nặng hay bị tàn tật. Xác suất xuất hiện nguy cơ tai nạn < 10-4. cần thực hiện biện pháp an hạn chế nguy hiểm có chọn lọc 0.8 - An toàn, song vẫn có thể xuất hiện yếu tố nguy hiểm. Tỷ lệ tử vong hay bị thương nặng la không đáng kể. Xác suất xuất hiện nguy cơ tai nạn <10-5. cần thực hiện biện pháp hạn chế nguy hiểm có chọn lọc. 1 - Rất an toàn, xác suất xuật hiện nguy cơ tai nạn <10-6 1 Qua khảo sát thực tế tại cơ sở sản xuất, các yếu tố an toàn cần được đánh giá: + An toàn cơ khí. + An toàn khi sử dụng hoá chất. + Tình hình sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân. I.1 Đánh giá an toàn cơ khí (máy móc, thiết bị) Qua thực tế khảo sát và các số hiệu báo cáo của cơ sở ta thấy 5 chỉ tiêu cơ bản có nguy cơ gây mất an toàn cao và tai nạn lao động khi sử dụng máy móc thiết bị của cơ sở sản xuất. + Tình trạng kỹ thuật của máy móc. + Tình trạng cơ cấu an toàn được sử dụng. + Tình trạng tìa liệu kỹ thuật đi kèm. + Các vấn đề về bảo dưỡng và sửa chữa. + Trình độ của người sử dụng máy. áp dụng nguyên tắc đánh giá được áp dụng của viện BHLĐ để xây dựng thang điểm đánh giá chung cho từng chỉ tiêu như sau: Bảng 3b: thang điểm đánh giá tình trạng kỹ thuật máy móc. STT Tình trạng kỹ thuật máy móc Thang điểm Ghi chú 1 Máy cũ, rất không an toàn. 1 2 Máy cũ, hư hỏng nhiều không an toàn. 2 3 Máy cũ, hư hỏng ít, tương đối an toàn. 3 4 Máy mới, tương đối an toàn. 4 5 Máy mới, rất an toàn 5 Bảng 4b: Thang điểm đánh giá tình trạng cơ cấu an toàn được sử dụng. STT Tình trạng cơ cấu an toàn được sử dụng Thang điểm Ghi chú 1 Không có 1 2 Có, nhưng không hoạt động 2 3 Có, hoạt động kém, không liên tục 3 4 Có, hoạt động bình thường 4 5 Có, hoạt động tốt 5 Bảng 5b: Thang điểm đánh giá tình trạng tìa liệu kỹ thuật đi kèm. STT Tình trạng tài kiệu kỹ thuật đi kèm Thang điểm Ghi chú 1 Không có tài kiệu kỹ thuật 1 2 Có nhưng không đúng 2 3 Có đầy đủ nhưng sơ xài 3 4 Có không đầy đủ lắm nhưng chi tiết 4 5 Có đầy đủ và chi tiết 5 Bảng 6b: Thang điểm đánh giá về trình độ người công nhân viên sử dụng máy. STT Trình độ người sử dụng máy Thang điểm Ghi chú 1 Không có bằng cấp 1 2 Qua đào tạo trình độ sơ cấp 2 3 Qua đào tạo trình độ trung cấp 3 4 Qua đào tạo trình độ cao đẳng 4 5 Qua đào tạo trình độ cao đẳng trở lên hoặc có kinh nghiệm 5 Bảng 7b: Thang điểm đánh giá các vấn đề về bảo dưỡng và sửa chữa STT Các phương pháp về bảo dưỡng và sửa chữa Thang điểm Ghi chú 1 Không tiến hành 1 2 Có tiến hành nhưng rất ít 2 3 Có tiến hành nhưng không đúng theo định kỳ 3 4 Có tiến hành theo định kỳ 4 5 Tiến hành liên tục 5 II.2. Đánh giá an toàn khi sử dụng hoá chất. Việc đánh giá an toàn khi sử dụng hoá chất trong đơn vị sản xuất là cần thiết. Các chỉ tiêu lựa chọn để đánh giá an toàn khi sử dụng hoá chất. + các dữ liệu về hoá chất đã được sử dụng. + mức độ độc hại của hoá chất đang dùng. + các thiết bị thu, xử lý bụi, hơi khí độc của hoá chất đang dùng + các phương tiện bảo vệ cá nhân để tránh tác động của hoá chất. Các thang điểm đánh giá cho từng chỉ tiêu như sau: Bảng 8b: Thang điểm đánh giá về các dữ liệu về hoá chất đã được sử dụng. STT Các dữ liệu về hoá chất đang sử dụng Thang điểm Ghi chú 1 Không có 1 2 Có, nhưng không đủ, sơ xài 2 3 Có đầy đủ nhưng sơ xài 3 4 Không đầy đủ lắm nhưng chi tiết 4 5 đầy đủ và hướng dẫn chi tiết 5 Bảng 9b: Thang điểm đánh giá mực độ độc hại của hoá chất đang dùng. STT Mức độ độc hại của hoá chất đang dùng Thang điểm Ghi chú 1 Nhiều loại hoá chất rất độc 1 2 ít hoá chất rất độc 2 3 Mức độ độc bình thường 3 4 ít độc 4 5 Không độc 5 Bảng 10b: Thang điểm đánh giá các thiết bị xử lý hơi, khí độc. STT Đánh giá các thiết bị xử lý hơi, khí độc Thang điểm Ghi chú 1 Không có 1 2 có nhưng hoạt động kém hiệu quả 2 3 Có hoạt động kém hiệu quả 3 4 Có hoạt động bình thường 4 5 Có hoạt động rất hiệu quả 5 Bảng 11b: Thang điểm đánh giá các phương tiện bảo vệ cá nhân để tránh tác động của hoá chất. STT Tình trạng các phương tiện BVCN để tránh tác động của hoá chất Thang điểm Ghi chú 1 Không có 1 2 Có nhưng không có tác dụng 2 3 Có nhưng hiệu quả tác dụng ít 3 4 Có, hiệu quả tác dụng bình thường 4 5 Có, hiệu quả rất tốt 5 II.3 Đánh giá về tình hình sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân. Sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân là biện pháp cuối cùng để bảo vệ người lao động tránh khỏi các yếu tố nguy hiểm và độc hại khi các biện pháp về kỹ thuật và tổ chức không có hiệu quả. Nên phương tiện bảo vệ cá nhân chỉ có chất lượng tốt và người lao động phải được cấp đầy đủ, vậy để đánh giá phương tiện bảo vệ cá nhân ta dựa vào các chỉ tiêu sau: + Thời gian sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân của người lao động + Chất lượng của phương tiện bảo vệ cá nhân + Khả năng trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động của cơ sở sản xuất các thang điểm để đánh giá cho từng chỉ tiêu như sau: Bảng 12b: Thang điểm đánh giá thời gian sử dụng phương tịên bảo vệ cá nhân của người lao động. STT Thời gian sử dụng PTBVCN của người lao động Thang điểm Ghi chú 1 10h 1 2 24h 2 3 32h 3 4 49h 4 5 > 48h 5 Bảng 13b: thang điểm đánh giá chất lượng của PTBVCN sử dụng STT Chất lượng PTBVCN sử dụng Thang điểm Ghi chú 1 Rất kém 1 2 Tương đối kém 2 3 Trung bình 3 4 Khá 4 5 Tốt 5 Bảng 14b: Thang điểm đánh giá khả năng trang cấp PTBVCN cho người lao động và cơ sơ sản xuất. STT Khả năng trang cấp PTBVCN cho người lao động của cơ sở sản xuất Thang điểm Ghi chú 1 Không trang bị 1 2 Có trang bị nhưng rất ít 2 3 Có trang bị không đầy đủ 3 4 Có trang bị tương đối đầy đủ 4 5 Có trang bị rất đầy đủ 5 Sau khi đánh giá cho điểm từng chỉ tiêu thì chúng ta đánh giá tổng hợp mối nguy hiểm với người lao động bằng trung bình cộng của các chỉ tiêu nhân với trọng số an toàn aj xác định được. Kết quả đánh giá theo thang điểm sau: Bảng 15b: Thang điểm đánh giá mối nguy hiểm STT Giá trị của mội nguy hiểm Thang điểm Ghi chú 1 <1 1 Rất không an toàn 2 1á<2 2 Không an toàn 3 2á<3 3 Kém an toàn 4 3á<4 4 An toàn 5 4 5 Rất an toàn Bảng 16b: Bảng chấm điểm an toàn cơ khí máy móc thiết bị Điểm của chỉ tiêu Chỉ tiêu Tình trạng kỹ thuật máy móc Tình trạng cơ cấu an toàn Tài liệu kỹ thuật Bảo dưỡng và sửa chữa Trình độ người sử dụng Điểm trung bình an toàn máy Số lượng Tổng điểm Số lượng Tổng điểm Số lượng Tổng điểm Số lượng Tổng điểm Số lượng Tổng điểm 1 2 2 5 5 0 0 0 0 0 0 2 4 8 2 4 0 0 6 12 10 20 3 23 69 7 21 3 9 7 21 25 75 4 16 64 16 64 30 120 20 80 3 12 5 9 45 10 50 7 35 7 35 2 10 Tổng 53 188 40 144 40 164 40 148 40 117 Điểm trung bình của chỉ tiêu 3.55 3.6 4.1 3.7 2.9 3.57 Điểm trung bình của nguy cơ 2.86 Bảng 17b: Bảng chấm điểm an toàn sử dụng hoá chất Điểm của chỉ tiêu Chỉ tiêu Các dữ liệu về hoá chất đã sử dụng Mức độ độc hạ i của hoá chất Tình trạng các thiết bị thu, xử lý hơi, khí,bụi độc Phương tiện bảo vệ cá nhân đang dùng Điểm trung bình an toàn máy Số lượng Tổng điểm Số lượng Tổng điểm Số lượng Tổng điểm Số lượng Tổng điểm 1 0 0 0 0 10 10 0 0 2 1 2 10 20 4 8 0 0 3 12 36 15 45 4 12 10 30 4 16 64 15 60 7 28 22 88 5 11 55 0 0 15 75 8 40 Tổng 40 157 40 125 40 133 40 158 Điểm trung bình của chỉ tiêu 3.93 3.12 3.33 3.59 3.58 Bảng 18b: Bảng chấm điểm về phương tiện bảo vệ cá nhân Điểm của chỉ tiêu Chỉ tiêu Thời gian sử dụng PTBVCN Chất lượng của PTBVCN Khả năng trang cấp PTBVCN cho người lao động Điểm trung bình của PTBVCN Số lượng Tổng điểm Số lượng Tổng điểm Số lượng Tổng điểm 1 3 3 0 0 0 0 2 5 10 1 2 0 0 3 2 6 20 60 2 6 4 10 40 10 40 24 96 5 20 100 9 45 14 70 Tổng 40 159 40 147 40 172 Điểm trung bình của chỉ tiêu 3.99 Bảng 19b. Bảng kết quả đánh giá an toàn cơ khí máy móc thiết bị. Chỉ tiêu Điểm trung bình an toàn máy Điểm trung bình mối nguy hiểm Đánh giá an toàn Tình trạng kỹ thuật máy Tình trạng cơ cấu an toàn Tài liệu kỹ thuật Bảo dưỡng và sửa chữa Trình độ người sử dụng 3.55 3.6 4.1 3.7 2.9 3.75 2.86 An toàn Với aj =0,8 Bảng 20b: Bảng đánh giá kết quả an toàn hoá chất. Chỉ tiêu Điểm trung bình an toàn hoá chất Đánh giá Các chỉ tiêu về hoá chất đã sử dụng Mức độ độc hại của hoá chất Tình trạng các thiết bị thu, xử lý hơi khí độc Phương tiện bảo vệ cá nhân đang dùng 3.93 3.12 3.33 3.95 3.58 An toàn Bảng 21b: Bảng đánh giá tình hình sử dụng PTBVCN. Chỉ tiêu Điểm trung bình tình hình sử dụng PTBVCN Đánh giá Thời gian sử dụng PTBVCN Chất lượng của PTBVCN Khả năng trang cấp PTBVCN cho người lao động 3.98 3.68 4.30 3.99 An toàn Bảng 22b: Bảng đánh giá tổng hợp các yếu tố. Điểm của các chỉ tiêu Điểm tổng hợp Đánh giá An toàn cơ khí An toàn sử dụng hoá chất Tình hình sử dụng PTBVCN 2.86 3.58 3.99 3.48 An toàn Nhận xét: Qua khảo sát tình hình thực tế và số liệu báo cáo của cơ sở sản xuất chúng tôi chủ yếu đánh giá vào các yếu tố an toàn sau: an toàn cơ khí, an toàn hoá chất, và tình hình sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân. Các yếu tố này được điều tra trực tiếp qua phiếu điều tra đến người lao động thông qua chấm điểm các chỉ tiêu an toàn với từng yếu tố. Kết quả đánh giá là tương đối chính xác và phù hợp với tình hình thực tế khảo sát và báo cáo đánh giá của cơ sở sản xuất. Vậy kết quả đánh giá tổng hợp như sau: về an toàn cơ khí máy móc thiết bị đạt mức kém an toàn, an toàn hoá chất đạt mức an toàn và tình hình sử dụng PTBVCN đạt mức an toàn. Kết quả đánh giá chung đạt mức an toàn. II. Kết luận, đề xuất giải pháp nhằm đảm bảo an toàn và sức khoẻ của người lao động II.1. Kết luận. Đất nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước bằng sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp rất quan trọng đối với đất nước ta là ngành công nghiệp hoá chất, bởi nó có ý nghĩa hết sức to lớn đối với sự phát triển chung của toàn xã hội. Nhu cầu sử dụng sản phẩm hoá chất ngày càng cao, vì vậy nhu cầu cung cấp hoá chất cho thị trường ngày càng tăng nhưng hiệu quả sản xuất vẫn chưa cao. Nước ta là nước đang phát triển, công nghệ sản xuất, máy móc thiết bị còn cũ và lạc hậu. Cơ sở sản xuất đã cố gắng thay đổi máy móc thiết bị cũ lạc hậu song chưa thể đồng bộ vẫn còn tồn tại một số máy móc cũ của Liên Xô từ những năm 60. Vì thế trong quá trình hoạt động, các máy móc thiết bị đó đều phát sinh ra các yếu tố nguy hiểm có hại gây tác động xấu cho sức khoẻ người lao động và môi trường xung quanh. Qua thời gian khảo sát đánh giá các yếu tố nguy hiểm và có hại tại công ty. Có thể thấy rằng công tác an toàn vệ sinh lao động được công ty rất quan tâm và thực hiện tương đối tốt. Các máy móc thiết bị cũ lạc hậu dần dần đang được thay thế bằng máy móc hiện đại, phù hợp với tình hình hiện nay, đối với máy móc cũ đều được cơ sở bảo dưỡng và sửa chữa kịp thời. Để chủ động phòng ngừa các sự cố công ty còn xây dựng các nội quy, quy phạm an toàn khá đấy đủ cho từng thiết bị máy móc, có hồ sơ quản lý chặt chẽ, thay đổi nguyên liệu, thu bắt xử lý các nguồn thải. Đặc biệt hàng năm công ty đều tiến hành đo kiểm tra môi trường lao động, khám sức khoẻ định kì cho cán bộ công nhân viên trong công ty, tổ chức huấn luyện an toàn cho toàn bộ công nhân, cấp phát đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động cho người lao động ở các vị trí sản xuất. Mặc dù thực hiện tốt và đầy đủ các biện pháp an toàn- vệ sinh lao động nhưng hàng năm ở công ty vẫn xảy ra tai nạn lao động. Theo kết quả thống kê thì tai nạn lao động trong công ty chủ yếu do cán kẹp, cuốn, cắt, va đập, do dây chuyền công nghệ sản xuất của công ty đa số là hở, ngoài ra tai nạn lao động là do ngã cao. Điều này cho thấy trong môi trường lao động luôn có các mối nguy hiểm bất ngờ tác động lên cơ thể người công nhân gây tổn thương các bộ phận của cơ thể. Và tỷ lệ các bộ phận bị tác động nhiều nhất là tay chân và cũng có thể tác động lên toàn bộ cơ thể con người do nguy cơ mất an toàn. Như vậy người lao động vẫn chưa được bảo đảm an toàn. Chính vì vậy biện pháp để bảo vệ người lao động tránh khỏi các yếu tố nguy hiểm và có hại trong cơ sở tốt nhất là trang bị máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ kín, hiện đại, bán tự động hoá và tự động hóa cao. Sử dụng nguyên vật liệu ít độc hoặc không độc. Trên thực tế đây là biện pháp khó thực hiện vì cần có thời gian và vốn đầu tư lớn. chính máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ là nguyên nhân chủ yếu phát sinh ra các yếu tố nguy hiểm và có hại. vì vậy ở cơ sở sản xuất đã khắc phục những vấn đề này bằng cách thường xuyên sửa chữa bảo dưỡng các thiết bị, máy móc nhưng hiệu quả chỉ đạt được một phần nào đó. Biện pháp cuối cùng cơ sở đã trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, giáo dục ý thức lao động và huấn luyện an toàn cho người lao động. Phương tiện bảo vệ cá nhân chỉ là vật chắn giữa các yếu tố nguy hiểm có hại và cơ thể chứ không có khả năng làm giảm hoặc khử các yếu tố nguy hiểm có hại trong môi trường lao động. Cho nên phương tiện bảo vệ cá nhân sẽ không được đánh giá như là biện pháp đầu tiên để kiểm soát rủi ro nhưng nó là sự cung cấp thêm cho các biện pháp kiểm soát. Các phương tiện bảo vệ cá nhân trang bị cho người lao động chủ yếu là phương tiện phổ thông và chất lượng của phương tiện chưa đảm bảo yêu cầu bảo vệ. Như dây an toàn của công nhân làm việc trên cao được trang bị rất ít lại không đảm bảo an toàn, bởi vì sau một thời gian sử dụng chúng không được kiểm tra đánh giá lại chất lượng. Vì vậy chúng lại là nguy cơ gây ảnh hưởng đến tính mạng và sức khoẻ người lao động. Công tác huấn luyện cần phải thực tế và sâu sắc hơn nữa, để tránh tình trạng nguyên nhân gây ra tai nạn lao động chủ yếu là do người lao động vi phạm quy trình, biện pháp làm việc an toàn. ví dụ việc làm việc trên cao không phải là đặc thù của công ty nhưng lại vẫn xảy ra một vụ tai nạn lao động do ngã cao. Để loại trừ sự cố tai nạn lao động tại các khu vực sản xuất này và người lao động chưa được trang bị các phương tiện lao động bảo vệ cá nhân phù hợp, đầy đủ và hiệu quả để phòng ngừa mối nguy hiểm này. Để góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp hoá chất nói chung và sự phát triển của công ty nói riêng, chúng tôi đưa ra một số giải pháp để giải quyết những vấn đề còn tồn tại. Đó là trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân đảm bảo chất lượng và phù hợp với từng công việc cụ thể, đặc biệt chú ý đến các công việc dễ gây ra tai nạn lao động. Những công việc này sẽ được trang bị các phương tiện bảo vệ đặc biệt đảm bảo tuyệt đối an toàn cho công nhân. Bảng 23b: Danh mục các phương tiện bảo vệ cá nhân được đề xuất. STT Tên nghề, công việc Các yếu tố nguy hiểm có hại PTBVCN đã trang bị PTBVCN cần trang bị. 1 Công nhân vận hành nồi hơi, vận hành máy lưu hoá Nhiệt độ cao, bụi, hơi nước, cán kẹp Găng tay Giầy vải,dép quai hậu Quần áo vải - Kính trắng chống bụi, chống nhiệt - Khẩu trang chống bụi hoặc mặt nạ lọc bụi - Mũ vải. 2 Làm việc tại khâu sơ hỗn luyện cao su Bụi, hơi hoá chất, cán kẹp. - Quần áo vải - Găng tay vải - Giầy vải - Mũ vải - Kính trắng chống bụi - Mặt lạ lọc bụi 3 Công nhân làm việc tại phân xưởng cơ điện Tiếng ồn, vật văng bắn, các nguy hiểm về điện Găng tay, găng tay cách điện Quần áo vải Giày vải - Nút tai chống ồn - Mũ cứng - Kính bảo vệ chống vật văng bắn - ủng cách điện Trên đây là những khu vực, những công việc mà tại đó công nhân thường bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do thiếu phương tiện bảo vệ cá nhân, do máy móc thiết bị không đạt yêu cầu về an toàn. Tóm lại, tai nạn lao động xảy ra trong quá trình sản xuất xuất phát từ ba yếu tố: Dây truyền công nghệ, thiết bị máy móc, do con người và do môi trường lao động. Để hạn chế tai nạn lao động phải có sự kết hợp của ba yếu tố trên nhưng trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp, đảm bảo chất lượng kết hợp tốt với các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh lao động và nhất là công tác tuyên truyền giáo dục tốt ý thức lao động cho người lao động là giải pháp tốt nhất để đảm bảo an toàn và sức khoẻ cho người lao động, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành sản xuất có sử dụng hoá chất. Vì hầu như tất cả các vụ tai nạn lao động xảy ra là do ý thức chấp hành kỷ luật của người lao động chưa tốt, làm sai quy trình an toàn. II.2. Kiến nghị. Trong thời gian thực tập tại cơ sở sản xuất đánh giá các yếu tố nguy hiểm và có hại tại cơ sở đã đạt được những kết quả sau: 1. Tập hợp khảo sát nghiên cứu thực trạng đặc điểm dây chuyền sản xuất, tình hình môi trường sản xuất, các biện pháp quản lý bảo vệ môi trường, tình hình thực hiện công tác bảo hộ lao động,tìm hiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và sức khoẻ người lao động, phân tích nguyên nhân dẫn đến các tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Kết quả cho thấy tình hình sử dụng máy móc thiết bị phần lớn trong công ty chưa được thay thế bằng công nghệ, thiết bị máy móc mới một cách đồng bộ. Đây là tình hình chung của công nghệ máy móc, thiết bị của tất cả các ngành sản xuất ở nước ta không phải là chỉ riêng công ty. Công tác bảo dưỡng sửa chữa các thiết bị đầy đủ và khá tốt, các thiết bị máy móc trong diện quản lý nghiêm ngặt đều được cơ sở sản xuất kiểm định và cấp giấy phép sử dụng theo định kỳ. Công ty thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ môi trường, quản lý môi trường, tiến hành đo đạc môi trường hàng năm cũng như các nội dung trong công tác bảo hộ lao động nhưng người lao động vẫn phải chịu sự tác động của các yếu tố nguy hiểm khi làm việc tại đây như bụi, tiếng ồn, nhiệt độ cao, các bộ phận chuyển độngTrong khi đó ý thức của người lao động kém không tuân thủ các biện pháp an toàn, quy trình công nghệ nên phải chịu sự tác động của các yếu tố nguy hiểm gây ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các bệnh lý khác mang điển hình của ngành sản xuất và sử dụng hoá chất như: các bệnh về mắt, tai mũi họng, răng hàm mặtĐây cũng là do ý thức chủ quan của người lao động trong sản xuất, không sử dụng đầy đủ trang bị bảo hộ lao động trong quá trình làm việc. Do thiết bị, công nghệ máy móc cũ cùng ý thức chủ quan của người lao động trong quá trình làm việc dẫn đến tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp vẫn luôn tồn tại trong cơ sở sản xuất. Tại công ty trong năm 2006 xảy ra 5 vụ tai nạn lao động nguyên nhân chủ yếu là do người lao động chưa có ý thức chấp hành tốt quy trình, quy phạm an toàn trong quá trình làm việc. Quy cho cùng nguyên nhân sâu xa cũng do ngừơi sử dụng lao động, họ không thực hiện tốt công tác tuyên truyền huấn luyện giáo dục ý thức cho người lao động một cách khoa học và triệt để, công việc trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân có phần đầy đủ nhưng chỉ là các trang bị phổ thông, chất lượng các trang bị bảo hộ lao động không đảm bảo chất lượng đề ra, nhất là các vị trí làm việc đặc biệt nguy hiểm độc hại như khu vực có tiếng ồn cao, khu vực có hơi khí bụi độcĐây là hai biện pháp mà người sử dụng lao động luôn luôn phải thực hiện bất cứ lúc nào, vì chúng rất dễ thực hiện mà chi phí lại không cao. 2. Đánh giá thực trạng an toàn bằng phương pháp cho điểm thông qua số liệu thống kê và kết quả điều tra cá nhân người lao động. Qua kết quả nghiên cứu, đánh giá, phân tích cho thấy môi trường lao động của công nhân vẫn đang tồn tại các yếu tố nguy hiểm mà đặc trưng là: hơi khí độc, bụi, tiếng ồn, nhiệt độ cao, bộ phận chuyển động, cháy nổ. Nguồn phát sinh ra chúng chủ yếu là do máy móc thiết bị đã cũ, trong đó việc chăm sóc bảo dưỡng cũng có phần hạn chế do nhu cầu của sản xuất. Qua khảo sát thực tế đề tài đã đánh giá 3 lĩnh vực: an toàn cơ khí thiết bị máy móc, an toàn sử dụng hoá chất và an toàn sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân đạt mức an toàn. Những tồn tại này là do máy móc, thiết bị cũ, lạc hậu, một số máy đã được thay đổi nhưng chưa đồng bộ. Để giải quyết vấn đề này là rất khó vì nó còn liên quan đến yếu tố kinh tế. Chính vì vậy, các quý công ty phải thường xuyên chú trọng công tác sửa chữa và bảo dưỡng máy móc, thiết bị và đầu tư đáng kể, có hiệu quả cho công tác này. Vậy việc đánh giá mối nguy hiểm trong hoạt động sản xuất có sử dụng hoá chất là rất cần thiết. Nó giúp các nhà sản xuất và quản lý thấy được mức độ nguy hiểm và mức độ ảnh hưởng của chúng tới người lao động. Từ đó có biện pháp và đầu tư thích đáng cho công tác phòng ngừa, hạn chế các nguy cơ nhằm đảm bảo sức khoẻ cho người lao động tránh tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cũng như các rủi ro trong sản xuất. Chúng ta đã biết tai nạn lao động xảy ra cho người lao động được bắt nguồn từ 3 yếu tố: - Dây chuyền công nghệ, thiết bị máy móc. - Yếu tố con người - Môi trường lao động. Vậy để hạn chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong cơ sở sản xuất chúng tôi có một vài kiến sau: Cải tiến quy trình công nghệ, máy móc thiết bị cũng như sử dụng các nguyên vật liệu ít độc hoặc không độc. Thường xuyên sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị máy móc, đặc biệt là các thiết bị máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn phải được kiểm định cấp giấy phép sử dụng. Các máy móc, thiết bị dây chuyền công nghệ hở luôn tồn tại các mối nguy hiểm ( cán kẹp chuyển động của bộ phận đĩa khuấy) phải được kiểm tra thường xuyên. Làm được điều này có nghĩa chúng ta đã giải quyết được phần lớn các vấn đề liên quan đến máy móc thiết bị, giúp cơ sở có biện pháp hạn chế được hạn chế được các mối nguy hiểm tác động lên người lao động, góp phần đảm bảo sức khoẻ, an toàn cho họ. Đó cũng chính là góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất phát triển của toàn công ty nói riêng và công nghiệp hoá chất nói chung. Tiếp tục duy trì và làm tốt hơn nữa công tác an toàn vệ sinh lao động. Thực hiện tốt các nội dung công tác bảo hộ lao động, định kỳ đo kiểm tra môi trường và khám sức khoẻ cho người lao động một cách toàn diện và đầy đủ hơn để sớm phát hiện bệnh nghề nghiệp, từ đó có biện pháp phòng ngừa, điều trị kịp thời. Cấu tạo, bố trí lại máy móc dây chuyền công nghệ đảm bảo không gian nhà xưởng thông thoáng ( lưu ý khu vực lưu hoá cao su, vì ở đây nhiệt độ do máy móc toả ra rất cao) góp phần làm giảm nhiệt độ cao, giảm nồng độ hơi khí độc, bụi khí độc- Đây là vấn đề còn tồn tại trong công ty. Trang bị các hệ thống thông gió, hút bụi hiệu quả thường xuyên kiểm tra theo dõi sự hoạt động của chúng để làm giảm nhiệt độ trong phân xưởng, giảm nồng độ hơi khí độc cũng như nồng độ bụi có trong phân xưởng. Trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân đúng chủng loại theo từng công việc đúng quy định, đảm bảo về số lượng và chất lượng. Đối với từng công nhân làm việc sửa chữa, bảo dưỡng các hệ thống trên cao cần cấp phát dây an toàn, găng tay, quần áoCông nhân tiếp xúc với hơi khí độc ở nồng độ cao phải trang bị bán mặt nạ phòng độc loại một hộp lọc hoặc loại hai hộp lọc, công nhân làm việc tiếp xúc với tiếng ồn cao của phân xưởng cơ khí và các phân xưởng khác thì phải được trang bị nút tai chống ồn đảm bảo chất lượng. Cơ sở phải có biện pháp định kỳ kiểm tra chất lượng các phương tiện bảo vệ cá nhân như: nút tai chống ồn, bán mặt nạ phòng độc, dây an toàn để đảm bảo tính năng bảo vệ của chúng tránh tác động ngược trở lại của phương tiện bảo vệ cá nhân đối với người lao động. Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục ý thức lao động, chấp hành tốt các quy định của công ty, các quy trình quy phạm kỹ thuật an toàn khi vận hành, sử dụng, sửa chữa và bảo dưỡng máy móc thiết bị cho người lao động khi làm việc. Mục lục Mở đầu. I. Tính cấp thiết của đề tài . II. Mục tiêu nghiên cứu. III. Phương pháp nghiên cứu. IV. Nội dung nghiên cứu Chương I: Cơ sở lý thuyết I. Sự hình thành các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất. I.1. Sự hình thành các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất I.1.1.Sự hình thành các yếu tố có hại trong sản xuất I.1.2.Sự hình thành các nguy hiểm trong sản xuất I.2.Khả năng nhận dạng các mối nguy hiểm của người sử dụng lao động. II. Phương pháp đánh giá các mối nguy hiểm trong sản xuất. II.1. Phương pháp đánh giá trên thế giới. II.1.1.1. Đánh giá rủi ro. II.1.1.2. Đánh giá nguy hiểm. II.2. Phương pháp đánh giá ở nước ta. Chương II: Tìm hiểu đánh giá An Toàn – Vệ Sinh Lao Động tại công ty I. Đặc điểm, ình hình sản xuất kinh doanh của công ty. I.1. Vị trí địa lý. I.2. Đặc điểm về tổ chức. I.2.1. Lực lượng lao động. I.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý. I.2.3. Tổ chức bộ máy bảo hộ lao động tại công ty . I.3. Công nghệ thiết bị. I.3.1. Đặc điểm công nghệ thiết bị. I.3.2. Nhu cầu sử dụng nguyên liệu hàng năm. I.3.3.Các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong quá trình sản xuất. I.3.4.Tình hình sản xuất kinh doanh. II.Thực trạng An toàn –Vệ sinh lao động tại công ty. II.1. Thực trạng môi trường của công ty. II.2. Biện pháp bảo vệ, quản lý môi trường. II.3. Các biện pháp xử lý chất thải trong công ty. II.3.1. Xử lý bụi II.3.2. Nước thải II.3.3. Chất thải rắn II.3.4. Hơi khí độc II. 4. Tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sức khoẻ người lao động. II.4.1. Tai nạn lao động II.4.2. Bệnh nghề nghiệp, sức khoẻ người lao động II.5. Tình hình thực hiện công tác bảo hộ lao động của công ty II.5.1. Công tác quản lý kỹ thuật an toàn. II.5.2. Công tác phòng chống cháy nổ II.5.3. Công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động II.5.4. Kiểm tra công tác bảo hộ lao động trong công ty II.5.5. Công tác thực hiện luật pháp chế độ chính sách đối với người lao động II.5.6. Các công trình cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân trong công ty II.6. Nhận xét Chương III: Đánh giá các yếu tố nguy hiểm và có hại tại công ty. I. Đánh giá bằng phương pháp cho điểm Bảng đánh giá tình hình an toàn bằng phương pháp cho điểm Bảng 1c: Thang điểm đánh giá nguy cơ mất an toàn Bảng 2c: Bảng giá trị của hệ số aj I.1. Đánh giá an toàn cơ khí ( máy móc, thiết bị) Bảng 3c: Thang điểm đánh giá tình trạng kỹ thuật máy móc. Bảng 4c: Thang điểm đánh giá tình trạng cơ cấu an toàn được sử dụng Bảng 5c: Thang điểm đánh giá tình trạng tài liệu kỹ thuật đi kèm Bảng 6c: Thang điểm đánh giá về trình độ người công nhân sử dụng máy móc Bảng 7c: Thang điểm đánh giá các vấn đề về bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bị II.2. Đánh giá an toàn khi sử dụng hoá chất Bảng 8c: Thang điểm đánh giá các dữ liệu về hoá chất đã sử dụng Bảng 9c: Thang điểm đánh giá mức độ độc hại của hoá chất đang dùng Bảng 10c: Thang điểm đánh giá các thiết bị xử lý hơi khí độc Bảng 11c: Thang điểm đánh giá các PTBVCN để tránh tác động của hoá chất I.3. Đánh giá về tình hình sử dụng PTBVCN Bảng 12c: Đánh giá thời gian sử dụng PTBVCN Bảng 13c: Thang điểm đánh giá chất lượng của PTBVCN đã sử dụng Bảng 14c: Thang điểm đánh giá khả năng trang cấp PTBVCN cho người lao động của cơ sở sản xuất Bảng 15c: Thang điểm đánh giá mối nguy hiểm Bảng 16c: Bảng chấm điểm an toàn cơ khí ( máy móc, thiết bị) Bảng 17c: Bảng chấm điểm an toàn sử dụng hoá chất Bảng 18c: Bảng chấm điểm về PTBVCN II. Đề xuất giải pháp nhằm đảm bảo an toàn và sức khỏe của người lao động. II.1. Kết luận II.2. Kiến nghị 19c: Bảng kết quả đánh giá an toàn cơ khí máy móc thiết bị 20c: Bảng đánh giá kết quả an toàn hoá chất 21c: Bảng đánh giá tình hình sử dụng PTBVCN 22c: Bảng đánh giá tổng hợp các yếu tố. Tài liệu tham khảo.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0108.doc
Tài liệu liên quan