Có được kết quả tốt như vậy là do cán bộ
điều dưỡng đã làm tốt công tác tư vấn, hướng
dẫn chế độ điều trị và chăm sóc trẻ khò khè
cùng với sự hợp tác tích cực của các gia đình.
16,9% trẻ khi ra viện tăng cân so với khi
vào viện 64,0% trẻ không thay đổi cân nặng,
19,1% trẻ giảm cân so với khi vào viện. Kết quả
này phản ánh đa phần trình độ học vấn của bố
(mẹ) hoặc người chăm sóc trẻ có trình độ học
vấn cao họ không còn có quan niệm cổ hủ như
kiêng khem khi ốm đau. Tỉ lệ trẻ lúc ra viện
không biến chứng là 95,5% trong đó có 4,5%
trẻ ra viện còn suy dinh dưỡng. Với tỷ lệ suy
dinh dưỡng này vai trò của điều dưỡng rất
quan trọng trong việc giáo dục chế độ dinh
dưỡng cho trẻ khi bị ho và khó thở đang nằm
tại khoa Nhi và khi ra viện.
Ngoài ra, lúc vào viện có 89,9% gia đình biết
li bì hay kích thích là dấu hiệu nặng lên của
bệnh, 95,5% gia đình biết co giật là dấu hiệu
nặng lên của bệnh. Nhưng đến lúc ra viện, có
100% gia đình khi ra viện biết li bì hay kích thích
và co giật là các dấu hiệu nặng lên của bệnh.
Như vậy công tác giáo dục phòng bệnh cho gia
đình bệnh nhi đã có hiệu quả
6 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 550 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá chăm sóc ho và khó thở của trẻ duới 5 tuổi tại khoa nhi bệnh viện trung ương Huế 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 41
ĐÁNH GIÁ CHĂM SÓC HO VÀ KHÓ THỞ CỦA TRẺ DUỚI 5 TUỔI
TẠI KHOA NHI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ 2012
Võ Thị Diệu Hiền*, Võ Thị Xoan*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Tìm hiểu kiến thức và thái độ của gia đình trẻ nhỏ dưới 5 tuổi khi bị ho, khó thở và đánh giá hiệu
quả công tác chăm sóc ho và khó thở của trẻ dưới 5 tuổi tại khoa Nhi bệnh viện Trung Ương Huế.
Phương pháp nghiên cứu: Sau khi nghiên cứu 89 bệnh nhân dưới 5 tuổi với ho và khó thở với gia đình của
họ.
Kết quả: Chúng tôi nhận thấy kiến thức liên quan đến ho và khó thở của gia đình khá tốt: 93% gia đình biết
thời tiết là yếu tố thuận lợi như ho và khó thở, 88,8% biết thở nhanh là dấu hiệu của khó thở, 95,5% gia đình biết
giữ ấm cho trẻ, 92,1% biết phòng bệnh cho trẻ bằng cách giữ vệ sinh cho trẻ, 87,6% biết cách ly trẻ với người bị
nhiễm khuẩn hô hấp.Hiệu quả của công tác chăm sóc trẻ ho và khó thở của chúng tôi như sau: 100% trẻ ra viện
hết khó thở và hết ho,100% khi ra viện trẻ hết khò khè, 95,5% khi ra viện không có biến chứng, 85,4% gia đình
cho trẻ ăn thức ăn giàu đạm (thịt, cá, trứng, sữa).
Kết luận: Chăm sóc điều dưỡng tốt cho trẻ khi bị ho và khó thở như luôn đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt,
giữ ấm cho trẻ, giữ vệ sinh, chế độ nghỉ ngơi tại giường đóng vai trò rất quan trọng nhằm làm hạn chế biến
chứng, giúp trẻ mau chóng bình phục.
Từ khóa: Ho, khó thở.
ABSTRACT
EVALUATE THE EFFECTIVENESS OF THE ASSIGNMENT WITH NURSING CARE
FOR COUGH AND DYSPNEA IN CHILDREN UNDER‐FIVE YEAR OF AGE
AT PEDIATRIC DER. IN HUE CENTRAL HOSPITAL
Vo Thi Dieu Hien, Vo Thi Xoan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 4 ‐ 2013: 41 ‐ 46
Ojectives: Find out the knowledge and attitude of the family has a child five year of age when he/she has
cough and dyspnea at Pediatric Derpatment in Hue central Hospital. Evaluate the effectiveness of the assignment
with nursing care for cough and dyspnea in children under‐five year of age at Pediatric Der. in Hue central
Hospital.
Methods: After research on 89 childrens under five years of age have cough and dyspnea with their family.
Results: The researchers realized that the knowledge of the families is concerned in cough and dyspnea is
fairly good: 93% families knew that weather is a favorable factor in cough and dyspnea, 88.3% ones knew that
fast breathing is a symptom of dyspnea, 95.5% families knew to keep warm for their child, 92.1% knew that
prevention for children on complying with hygienic regulations, 87.6% knew to isolate children from people
suspected of having respiratory infectious diseases. the effectiveness of our assignment with nursing care for
cough and dyspnea in children under five year of age is as follow: 100% children discharged without cough and
dyspnea, 100% children discharged without wheezing, 95.5% children discharged without complications of their
* Bệnh viện TW Huế
Tác giả liên lạc: BS.CKII.Võ Thị Diệu Hiền, ĐT:054.3822325 Email:bvtwhue@dng.vnn.vn.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 42
disease, 85.4% the families fed child on rich‐healthy protein (for example: meat, fish, egg, milks).
Conclusion: A good nursing care for children having cough and dyspnea such ensuring children gave a
healthy and nutritional diet, keeping them warm, complying children in hygienic regulations, relaxing in bed
regulations that plays on a critical role in order to control complications, recover children’s health quickly.
Key words: Cough and dyspnea.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ho và khó thở là triệu chứng của Viêm phổi
và Hen phế quản thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5
tuôi là hịên tượng khá phổ biến trong cộng đồng
(4). Hình ảnh trẻ em bị ho, sốt, chảy mũi nước và
khó thở là một hình ảnh rất quen thuộc tại các
phòng khám nhi của các bệnh viện nhà nước
hoặc tư nhân (1).
Ho và khó thở là triệu chứng của nhiều bệnh
lý khác nhau có thể biểu hiện với mức độ nhẹ,
vừa hay nặng và có thể đe doạ đến tính mạng
của trẻ nhỏ. Nếu không được phát hiện, điều trị
sớm và đúng các bệnh lý này sẽ để lại biến
chứng nghiêm trọng như suy hô hấp và có thể
dẫn đến tử vong (4).
Để đảm bảo trẻ khi bị ho và khó thở được
điều trị và chăm sóc một cách đúng đắn và mau
chóng lành bệnh cũng như tránh được các biến
chứng xảy ra thì công tác đánh giá chăm sóc của
người điều dưỡng có vai trò rất quan trọng. Do
những nghiên cứu về chăm sóc điều dưỡng
bệnh nhi ho và khó thở ở trẻ dưới 5 tuổi còn rất
hạn chế nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài “Đánh giá chăm sóc ho và khó thở của trẻ
dưới 5 tuổi tại khoa Nhi Bệnh viện Trung Ương
Huế 2012”.
Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu kiến thức và thái độ của gia đình
trẻ nhỏ dưới 5 tuổi khi bị ho và khó thở tại khoa
Nhi Bệnh viện Trung Ương Huế.
Đánh giá hiệu quả công tác chăm sóc ho và
khó thở của trẻ dưới 5 tuổi tại khoa Nhi Bệnh
viện Trung Ương Huế.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Gồm 89 bệnh nhi dưới 5 tuổi bị ho và khó
thở do viêm phổi và hen phế quản cùng các bố
(mẹ) hoặc người chăm sóc các trẻ đó vào điều trị
tại phòng Nhi hô hấp Bệnh viện Trung Ương
Huế từ tháng 5 năm 2011 đến tháng 3 năm 2012.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Tiêu chuẩn chẩn đoán triệu chứng ho và khó
thở ở bệnh nhi dưới 5 tuổi:
+ Ho: Ho có đờm, ho khan, ho thành cơn.
+ Khó thở: Thở nhanh + rút lõm lồng ngực
hoặc thở rít khi nằm yên.
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh viêm phổi ở
bệnh nhi dưới 5 tuổi: Sốt, ho, thở nhanh, khó
thở, chụp X‐quang có hình ảnh tổn thương phổi.
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh hen phế quản
dưới 5 tuổi: Tiền sử có khò khè tái phát, lâm
sàng trẻ có ho, khò khè, cận lâm sàng lưu lượng
đỉnh giảm.
Tiêu chuẩn chọn bố (mẹ) hoặc người chăm
sóc trẻ để có thể khảo sát kiến thức của họ về các
triệu chứng ho và khó thở là người trực tiếp
chăm sóc trẻ.
Tiêu chuẩn loại trừ.
Bệnh nhi ho và khó thở không do bệnh lý
viêm phổi hay hen phế quản.
Bệnh nhi không có người nhà chăm sóc.
Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu tiến cứu và mô tả
lâm sàng có phân tích.
Xử lý số liệu
Theo thuật toán thống kê y học (Medcal,
Excel).
KẾT QUẢ
Kết quả đánh giá kiến thức và thái độ của
gia đình bệnh khi trẻ dưới 5 tuổi bị ho và
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 43
khó thở
Bảng 1. Kiến thức của gia đình về các yếu tố thuận
lợi gây bệnh.
Yếu tố thuận lợi n (%)
Thời tiết 83 93,3
Nuôi dưỡng kém 58 65,2
Tiếp xúc với dị nguyên: khói bụi,
lông súc vật. 18 20,2
Tiếp xúc với người bị ho 46 51,2
Không tiêm phòng đầy đủ 27 30,3
Vệ sinh kém 15 16,9
Không biết 6 6,7
* Nhận xét: 93,3% các gia đình biết thời tiết
là yếu tố thuận lợi làm trẻ bị ho và khó thở, 6,7%
các gia đình không biết.
Bảng 2. Kiến thức của gia đình về các dấu hiệu của
khó thở ở trẻ dưới 5 tuổi.
Hiểu biết dấu hiệu khó thở n (%)
Thở nhanh 77 88,8
Rút lõm lồng ngực 9 10,1
Không biết 3 3,4
* Nhận xét: 88,8% các bố (mẹ) hoặc người
chăm sóc trẻ biết thở nhanh là một dấu hiệu của
khó thở ở trẻ dưới 5 tuổi.
Bảng 3. Kiến thức của gia đình về chăm sóc trẻ dưới
5 tuổi bị ho và khó thở.
Kiến thức chăm sóc n (%)
Cho ăn tốt hơn 61 68,5
Bú và uống nhiều nước hơn 53 59,6
Làm thông thoáng đường thở 44 49,4
Giữ ấm cho trẻ 85 95,5
Không tắm 75 84,3
* Nhận xét: 95,5% các gia đình biết giữ ấm
cho trẻ khi trẻ bị ho và khó thở. 84,3% gia đình
cho rằng không tắm cho trẻ khi trẻ bị bệnh.
Bảng 4. Kiến thức của gia đình về phòng bệnh.
Kiến thức phòng bệnh
Vào viện Ra viện
n (%) n (%)
Nuôi trẻ bằng sữa mẹ, ăn sam đủ chất,
đủ vitamin cho trẻ 61 68,5 76 85,4
Luôn giữ ấm cho trẻ 84 94,4 89 100
Giữ vệ sinh cho trẻ 21 23,6 82 92,1
Không cho trẻ tiếp xúc với các dị
nguyên: Khói bụi, lông súc vật. 20 22,5 47 52,8
Cách ly trẻ với người bị nhiễm khuẩn
đường hô hấp 50 56,2 78 87,6
Kiến thức phòng bệnh
Vào viện Ra viện
n (%) n (%)
Tiêm chủng đầy đủ 31 34,8 46 51,7
* Nhận xét: Lúc vào viện có 94,4% các gia
đình cho rằng giữ ấm cho trẻ sẽ phòng được ho
và khó thở, và khi ra viện tỷ lệ này là 100%.
Kết quả chăm sóc bệnh nhi ho và khó thở
của trẻ dưới 5 tuổi tại khoa Nhi Bệnh viện
Trung Ương Huế.
Đặc điểm lâm sàng
Bảng 5. Kết quả đánh giá triệu chứng khó thở của
bệnh nhi lúc vào viện và ra viện.
Tình trạng khó thở
Vào viện Ra viện
n (%) n (%)
Khó thở nhẹ 53 59,6 0 0,0
Khó thở nặng 36 40,4 0 0,0
Hết khó thở 0 0,0 89 100
Tổng 89 100 89 100
* Nhận xét: 40,4% trẻ vào viện khó thở nặng,
100% trẻ ra viện hết khó thở.
Bảng 6. Đánh giá tình trạng ho của bệnh nhi lúc vào
viện và ra viện.
Tình trạng ho
Vào viện Ra viện
n (%) n (%)
Hằng ngày 78 87,6 0 0,0
Liên tục 11 12,4 0 0,0
Hết ho 0 0,0 89 100
Tổng 89 100 89 100
* Nhận xét: 87,6% trẻ vào viện ho hằng
ngày, 92,1% trẻ ra viện hết ho.
Bảng 7. Kết quả đánh giá tình trạng khò khè của
bệnh nhi lúc vào viện và ra viện.
Tình trạng khò
khè
Vào viện Ra viện
n (%) n (%)
Không 63 70,8 89 100
Vừa 15 16,9 0 0
Rõ 11 12,3 0 0,0
Tổng 89 100 89 100
* Nhận xét: 70,8% trẻ vào viện không khò
khè, ra viện tỷ lệ này là 100%.
Bảng 8. Kết quả đánh giá cân nặng của trẻ lúc ra
viện so với lúc vào viện.
Tình trạng cân nặng lúc ra viện n (%)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 44
Không thay đổi 57 64,0
Giảm 17 19,1
Tăng 15 16,9
Tổng 89 100
* Nhận xét: 16,9% trẻ tăng cân, 64,0% trẻ
không thay đổi cân nặng, 19,1% trẻ giảm cân so
với khi vào viện.
Bảng 9. Đánh giá biến chứng của bệnh nhi khi vào
viện và ra viện.
Nội dung
Vào viện Ra viện
n (%) n (%)
Không biến chứng 48 53,9 85 95,5
Suy hô hấp 36 40,4 0 0,0
Suy dinh dưỡng 7 7,9 4 4,5
Tử vong 0 0,0 0 0,0
* Nhận xét: 53,9% trẻ vào viện không biến
chứng, ra viện không biến chứng là 95,5% trong
đó có 4,5% trẻ ra viện còn suy dinh dưỡng.
Kết quả công tác chăm sóc điều trị tại bệnh
viện
Bảng 10. Đánh giá chế độ hoạt động của trẻ lúc
vào viện và ra viện.
Hoạt động của trẻ
Vào viện Ra viện
n (%) n (%)
Hoạt động bình thường 0 0,0 83 93,3
Hạn chế tương đối hoạt động gắng
sức 51 57,3 6 6,7
Nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường 36 40,4 0 0,0
Nằm đầu cao 89 100 3 3,4
Vỗ rung phổi ở trẻ có khò khè,
ứ đờm giải, dịch tiết
74 83,1 3 3,4
* Nhận xét: Khi nhập viện không có trẻ nào
được hoạt động bình thường, ra viện có 93,3%
hoạt động bình thường.
40,4% trẻ vào viện phải nghỉ ngơi tuyệt đối
tại giường, ra viện không còn trẻ nào phải nghỉ
ngơi tuyệt đối tại giường.
Bảng 11. Đánh giá chế độ ăn của bệnh nhi khi vào
viện va ra viện.
Chế độ dinh dưỡng
Vào viện Ra viện
n (%) n (%)
Ăn nhiều thức ăn giàu đạm (thịt, cá, 61 68,5 76 85,4
Chế độ dinh dưỡng
Vào viện Ra viện
n (%) n (%)
trứng, sữa)
Ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu 89 100 4 4,5
Bổ sung thức ăn giàu sinh tố A, B, C
(rau, trái cây) 47 52,8 54 60,7
* Nhận xét: 100% bệnh nhi khi vào viện
cần được ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu, ra viện tỷ lệ
này là 4,5%. 68,5% trẻ khi vào viện được cho
ăn nhiều thức ăn giàu đạm; ra viện tỷ lệ này là
85,4%. 52,8% trẻ khi vào viện được bổ sung
thức ăn giàu sinh tố A, B, C, ra viện tỷ lệ này
chiếm 60,7%.
Bảng 12. Nhu cầu uống nước hàng ngày của trẻ khi
vào viện và ra viện.
Lượng nước trẻ uống hàng ngày
Vào viện Ra viện
n (%) n (%)
Như bình thường 0 0,0 85 95,5
Nhiều hơn bình thường 89 100 4 4,5
Tổng 89 100 89 100
* Nhận xét: 100% trẻ khi vào viện có nhu
cầu uống nước nhiều hơn bình thường, ra viện
tỷ lệ này là 4,5%.
Bảng 13. Hiểu biết của gia đình về các dấu hiệu nặng
lên của bệnh ở trẻ bị ho và khó thở.
Các dấu hiệu nặng lên của bệnh
Vào viện Ra viện
n (%) n (%)
Tím tái 74 83,1 87 97,8
Li bì hay kích thích 80 89,9 89 100
Co giật 85 95,5 89 100
Bỏ ăn, uống, bú 79 88,8 88 98,9
* Nhận xét: Lúc vào viện 89,9% gia đình biết
li bì hay kích thích là dấu hiệu nặng lên của
bệnh, 95,5% gia đình biết co giật là dấu hiệu
nặng lên của bệnh. 100% gia đình khi ra viện
biết li bì hay kích thích và co giật là các dấu hiệu
nặng lên của bệnh.
BÀN LUẬN
Qua nghiên cứu 89 bệnh nhi dưới 5 tuổi bị
ho và khó thở về quá trình chăm sóc điều
dưỡng, chúng tôi có một số nhận xét sau:
Kiến thức và thái độ của gia đình khi trẻ bị
ho và khó thở.
Đa số các gia đình có kiến thức liên quan
đến bệnh khá tốt: 93,3% các gia đình biết thời
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 45
tiết là yếu tố thuận lợi làm trẻ bị ho và khó thở.
Kết quả của chúng tôi cũng tương tự nghiên cứu
của Lê Văn Tỵ cho rằng đa số các gia đình quan
tâm đến yếu tố thời tiết là yếu tố thuận lợi làm
trẻ bị ho và khó thở (3).
88,8% bố (mẹ) hoặc người chăm sóc biết thở
nhanh là dấu hiệu của khó thở, 94,4% các gia
đình lúc vào viện nói luôn giữ ấm cho trẻ sẽ
phòng được ho và khó thở, ra viện tỷ lệ này là
100%.
84,3% gia đình cho rằng không tắm cho trẻ
khi trẻ bị bệnh, đây là quan niệm sai lầm. Khi trẻ
bị bệnh, điều dưỡng cần hướng dẫn cho bà mẹ
tắm nhanh cho trẻ bằng nước ấm, trong phòng
kín không có gió lùa, mặc quần áo sạch cho trẻ.
Kết quả của chăm sóc bệnh nhi ho và khó
thở của trẻ dưới 5 tuổi tại khoa Nhi Bệnh
viện Trung ương Huế.
Khi vào viện có 40,4% trẻ khó thở nặng,
59,6% trẻ khó thở vừa, 100% trẻ hết khó thở. Kết
quả này phản ánh công tác chăm sóc, điều trị tại
bệnh viện rất tốt, trong đó, điều dưỡng trực tiếp
chăm sóc và hướng dẫn gia đình chăm sóc trẻ
khó thở góp một phần không nhỏ trong thành
công của điều trị.
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, khi
nhập viện có: 87,6% trẻ ho hàng ngày, 10,1% trẻ
ho liên tục. Khi ra viện không có trẻ nào ho hàng
ngày và ho liên tục. Kết quả có được rất khả
quan, điều này chứng tỏ sự phối hợp của các
điều dưỡng và gia đình rất tốt, gia đình đã tiếp
thu và thực hiến tốt các kiến thức về chăm sóc
ho như không sử dụng thuốc giảm ho bừa bãi,
cho trẻ uống nhiều nước hơn, không hoạt động
gắng sức làm hụt hơi.
Khò khè là một tiếng thở bất thường xảy ra
khi trẻ bị tắc nghẽn đường hô hấp dưới. Khi trẻ
có khò khè cần báo cho bác sĩ thăm khám để
chẩn đoán nguyên nhân và điều trị phù hợp.
Không được tự ý cho trẻ dùng thuốc, kể cả các
loại thuốc kháng sinh, long đờm, kháng viêm vì
có thể không đạt kết quả tốt mà có khi còn làm
trẻ khò khè nhiều hơn, bệnh nặng hơn (1). Theo
nghiên cứu của chúng tôi, khi vào viện, có 12,3%
trẻ khò khè rõ, 16,9% trẻ khò khè vừa, 70,8% trẻ
không khò khè, khi ra viện không có trẻ nào khò
khè rõ, 3,4% trẻ khò khè vừa, 96,6% trẻ không
khò khè.
Có được kết quả tốt như vậy là do cán bộ
điều dưỡng đã làm tốt công tác tư vấn, hướng
dẫn chế độ điều trị và chăm sóc trẻ khò khè
cùng với sự hợp tác tích cực của các gia đình.
16,9% trẻ khi ra viện tăng cân so với khi
vào viện 64,0% trẻ không thay đổi cân nặng,
19,1% trẻ giảm cân so với khi vào viện. Kết quả
này phản ánh đa phần trình độ học vấn của bố
(mẹ) hoặc người chăm sóc trẻ có trình độ học
vấn cao họ không còn có quan niệm cổ hủ như
kiêng khem khi ốm đau. Tỉ lệ trẻ lúc ra viện
không biến chứng là 95,5% trong đó có 4,5%
trẻ ra viện còn suy dinh dưỡng. Với tỷ lệ suy
dinh dưỡng này vai trò của điều dưỡng rất
quan trọng trong việc giáo dục chế độ dinh
dưỡng cho trẻ khi bị ho và khó thở đang nằm
tại khoa Nhi và khi ra viện.
Ngoài ra, lúc vào viện có 89,9% gia đình biết
li bì hay kích thích là dấu hiệu nặng lên của
bệnh, 95,5% gia đình biết co giật là dấu hiệu
nặng lên của bệnh. Nhưng đến lúc ra viện, có
100% gia đình khi ra viện biết li bì hay kích thích
và co giật là các dấu hiệu nặng lên của bệnh.
Như vậy công tác giáo dục phòng bệnh cho gia
đình bệnh nhi đã có hiệu quả.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 89 bệnh nhi dưới 5 tuổi bị
ho và khó thở về quá trình chăm sóc điều
dưỡng, chúng tôi có một số kết luận sau:
Kiến thức và thái độ của gia đình khi trẻ bị
ho và khó thở.
93,3% các gia đình có kiến thức liên quan
đến bệnh khá tốt: Biết thời tiết là yếu tố thuận lợi
làm trẻ bị ho và khó thở.
88,8% bố (mẹ) hoặc người chăm sóc biết
thở nhanh là dấu hiệu của khó thở, 94,4% các
gia đình lúc vào viện nói luôn giữ ấm cho trẻ
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 46
sẽ phòng được ho và khó thở, ra viện tỷ lệ này
là 100%.
89,9% gia đình đưa trẻ đi bệnh viện khi trẻ
lên cơn ho và khó thở.
Kết quả công tác chăm sóc trẻ ho và khó
thở của trẻ dưới 5 tuổi tại khoa Nhi Bệnh
viện Trung Ương Huế.
Khi vào viện có 40,4% trẻ khó thở nặng,
59,6% trẻ khó thở vừa, ra viện không có trẻ nào
khó thở nặng, 96,6% trẻ hết khó thở.
87,6% trẻ khi vào viện ho hàng ngày, ra viện
có 92,1% trẻ hết ho.
Khi vào viện có 12,3% trẻ khò khè rõ, 16,9%
trẻ khò khè vừa, ra viện 96,6% trẻ không khò
khè.
16,9% trẻ khi ra viện tăng cân so với khi vào
viện.
40,4% trẻ khi vào viện có biến chứng suy hô
hấp, ra viện không có trẻ nào có biến chứng suy
hô hấp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Văn An, Nguyễn Thị Anh Phương (2011). Chăm sóc trẻ bị
bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, Điều dưỡng Nhi khoa, Nhà
xuất bản Đại học Huế, tr. 175 – 177.
2. Lê Văn Tỵ (2007). Đánh giá kiến thức, thực hành của bà mẹ có
con dưới 5 tuổi trong phòng và xử trí nhiễm khuẩn hô hấp cấp
tính tại xã Cẩm Sơn, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre năm 2007,
Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa cấp I, Chuyên ngành Y tế
công cộng, Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế.
3. Lê Viết Nhật Hưng (2010). Nghiên cứu mức độ kiểm soát và các
yếu tố liên quan trên các bệnh nhi hen điều trị tại khoa Nhi
Bệnh viện Trung Ương Huế, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ Y Khoa,
Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế.
4. Trần Thị Đoan Trang (2001). Nghiên cứu tỷ lệ trẻ em có thở khò
khè và các yếu tố liên quan, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại
học Y Khoa Huế.
5. World health organization (2005). Cough or difficult breathing,
Guidelines for the management of common illnesses with
limited resources, pp. 69, 86, 90, 100.
6. World Health Organization (2006). Mortality country fact sheet
2006,
Ngày nhận bài báo: 04‐10‐2013.
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 11‐11‐2013.
Ngày bài báo được đăng: 16‐12‐2013.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_cham_soc_ho_va_kho_tho_cua_tre_duoi_5_tuoi_tai_khoa.pdf