V. KẾT LUẬN
CLCS của PN mang thai đến khám tại Khoa Sản,
Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế được đánh
giá ở mức trung bình (58,63 ± 10,02); trong đó lĩnh
vực sức khỏe thể chất có điểm chất lượng cuộc sống
cao nhất 60,69 ± 14,66 và lĩnh vực sức khỏe tâm thần
có điểm chất lượng cuộc sống được đánh giá thấp
nhất (56,76 ± 12,50); lĩnh vực các mối quan hệ xã hội
và môi trường có điểm chất lượng cuộc sống gần
tương đương nhau lần lượt là 59,42 ± 12,72 và
57,63 ± 12,45.
Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa
thống kê giữa chất lượng cuộc sống của PN mang
thai với các yếu tố sau: trình độ học vấn của thai phụ
(p < 0,001); nghề nghiệp của thai phụ (p = 0,002);
điều kiện kinh tế gia đình (p < 0,001); khu vực sinh
sống (p = 0,03); trình độ học vấn của chồng (p =
0,001); nghề nghiệp của chồng (p < 0,001); số lần
sinh con (p < 0,001); hài lòng về giới tính thai nhi (p
= 0,046) và mức độ stress của thai phụ (p = 0,004).
VI. KIẾN NGHỊ
- Cần tăng cường và đẩy mạnh các hoạt động
giáo dục sức khỏe, truyền thông dân số, SKSS/
KHHGĐ trên các phương tiện thông tin đại chúng,
trong các lĩnh vực của đời sống xã hội
- Xây dựng chính sách hỗ trợ thai sản cho những
PN làm nghề nông – lâm – ngư nghiệp; những thai
phụ sống ở nông thôn, vùng sâu vùng xa.
- Khuyến khích PN mang thai tham gia các
lớp học tiền sản, tuân thủ các chính sách dân số
KHHGD, không nên sinh quá nhiều con để nâng
cao CLCS; có chế độ nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý để
hạn chế stress trong thai kỳ.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 7 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá chất lượng cuộc sống của phụ nữ mang thai tại khoa sản bệnh viện trường Đại học Y dược Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bệnh viện Trung ương Huế
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 63/2020 45
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
CỦA PHỤ NỮ MANG THAI TẠI KHOA SẢN BỆNH VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ
Trần Thị Hằng1, Tôn Nữ Minh Đức1
DOI: 10.38103/jcmhch.2020.63.7
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Thời kỳ mang thai, người phụ nữ phải đối mặt với nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe
thể chất và tinh thần, từ đó có thể làm giảm chất lượng cuộc sống và gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe
của thai nhi. Tìm hiểu về chất lượng cuộc sống của phụ nữ mang thai và các yếu tố liên quan sẽ góp phần
cung cấp các thông tin hữu ích, giúp định hướng cho các can thiệp điều dưỡng thích hợp nhằm góp phần
nâng cao chất lượng cuộc sống của người phụ nữ, tăng cường sức khỏe cho bà mẹ và thai nhi.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 104 thai phụ đến khám
tại Khoa Sản, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế từ tháng 6/2018 đến tháng 2/2019. Bộ câu hỏi Chất
lượng cuộc sống WHOQOL-BREF của Tổ chức Y tế thế giới WHO được sử dụng để thu thập số liệu sau
khi đã hiệu chỉnh để phù hợp với người Việt Nam. Bộ công cụ gồm 26 câu hỏi được chia thành 4 lĩnh vực:
sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm thần, mối quan hệ xã hội và môi trường sống. Số liệu được xử lý và phân
tích bằng Phần mềm SPSS 20.0.
Kết quả: Điểm trung bình chất lượng cuộc sống của thai phụ là 58,63 ± 10,02; trong đó lĩnh vực sức
khỏe thể chất có điểm chất lượng cuộc sống cao nhất 60,69 ± 14,66 và lĩnh vực sức khỏe tâm thần có điểm
chất lượng cuộc sống được đánh giá thấp nhất (56,76 ± 12,50). Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan có ý
nghĩa thống kê giữa chất lượng cuộc sống của phụ nữ mang thai với các yếu tố: trình độ học vấn của thai
phụ (p < 0,001); nghề nghiệp của thai phụ (p = 0,002); điều kiện kinh tế gia đình (p < 0,001); khu vực sinh
sống (p = 0,03); trình độ học vấn của chồng (p = 0,001); nghề nghiệp của chồng (p < 0,001); số lần sinh
con (p < 0,001); hài lòng về giới tính thai nhi (p = 0,046); mức độ stress của thai phụ (p = 0,004).
Kết luận: CLCS của phụ nữ mang thai đến khám tại Khoa Sản, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế
được đánh giá ở mức trung bình. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến CLCS và cải thiện nó sẽ góp phần
nâng cao CLCS cho phụ nữ mang thai
Từ khóa: Chất lượng cuộc sống, phụ nữ mang thai, WHOQOL-BREF
ABSTRACT
EVALUATING THE QUALITY OF LIFE OF PREGNANT WOMEN AT THE OBSTETRIC &
GYNAECOLOGY DEPARTMENT, HUE UNIVERSITY OF MEDICINE AND PHARMACY
Tran Thi Hang1, Ton Nu Minh Đuc1
Background: Pregnancy is a period in which pregnant women face various risks that can affect physical
and mental health as well as the quality of life (QOL) of pregnant women and a fetus’s health. Identifying
1. Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế - Ngày nhận bài (Received): 10/5/2020; Ngày phản biện (Revised): 30/5/2020;
- Ngày đăng bài (Accepted): 01/7/2020
- Người phản hồi (Corresponding author): Trần Thị Hằng
- Email: tthang@huemed-univ.edu.vn; SĐT: 0968603191
46 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 63/2020
Bệnh viện Trung ương Huế Đánh giá chất lượng cuộc sống...
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thời kỳ mang thai, người phụ nữ phải đối mặt
với nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc
sống. Sự thay đổi cả về trọng lượng, ngoại hình lẫn
giải phẫu, sinh lý, nội tiết và nguy cơ mắc thêm các
rối loạn liên quan đến thai kỳ như tiền sản giật, đái
đường thai kỳ[2], [3]. Theo Tổ chức Y tế thế giới
(WHO), năm 2015 có khoảng 303.000 phụ nữ bị tử
vong trong quá trình mang thai và sinh nở. Tại Việt
Nam, tỷ lệ tử vong mẹ được thống kê là 54/100.000
trẻ đẻ sống có nghĩa là có khoảng 860 trường hợp tử
vong mẹ trong năm 2015 [7]. Thai nghén không chỉ
ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của thai phụ, mà
còn gây biến đổi về mặt tinh thần và tâm lý xã hội.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trên thế giới có
khoảng 10% thai phụ bị trầm cảm trong quá trình
mang thai, phụ nữ có mức độ căng thẳng cao khi
mang thai có nguy cơ sinh non cao hơn 25-60% so
với phụ nữ có mức độ căng thẳng thấp [6]. Chính vì
vậy mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe
thể chất và tinh thần mà còn ảnh hưởng lớn đến chất
lượng cuộc sống của phụ nữ mang thai.
Tìm hiểu về chất lượng cuộc sống của phụ nữ
mang thai và các yếu tố liên quan sẽ góp phần cung
cấp các thông tin hữu ích, giúp hiểu rõ hơn các khó
khăn mà người phụ nữ gặp phải trong thai kỳ, cũng
như phát hiện các yếu tố làm giảm chất lượng cuộc
sống của thai phụ để từ đó có các can thiệp điều
dưỡng thích hợp nhằm góp phần nâng cao chất
lượng cuộc sống của người phụ nữ, tăng cường sức
khỏe cho bà mẹ và thai nhi. Trong phạm vi tìm hiểu
của nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy tại Việt
Nam chưa có nghiên cứu nào về Chất lượng cuộc
sống của phụ nữ mang thai. Chính vì những lý do
trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh giá chất
lượng cuộc sống của phụ nữ mang thai tại Khoa Sản
Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế” với các
mục tiêu sau:
1. Xác định điểm số chất lượng cuộc sống của phụ
nữ mang thai sử dụng bộ câu hỏi WHOQOL-BREF.
2. Xác định các yếu tố liên quan đến điểm số
chất lượng cuộc sống thấp của phụ nữ mang thai.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng : Các thai phụ từ 18 tuổi trở lên
đến khám tại Phòng khám Sản, Khoa Phụ sản, Bệnh
viện Trường Đại học Y Dược Huế.
- Tiêu chí loại trừ: Thai phụ đến khám trong
the quality of life and related factors will contribute to providing useful information, orienting for appropriate
nursing interventions to improve the quality of life of pregnant women, promote maternal and fetus health.
Methods: A cross-sectional study was conducted to directly interview 104 pregnant women, who were
examined at the Obstetric & Gynecology Department, Hue University of Medicine & Pharmacy Hospital,
applied convenience sampling. The WHOQOL-BREF questionnaire of WHO was used for data collection
in this study, after adjustment to suit the conditions in Vietnam. The WHOQOL-BREF contains a total of 26
questions divided into 4 domains: Physical health, Psychological, Social relationships, Environment. The
SPSS 20.0 software was used to analyze data.
Result: The average score of QOL of the pregnant woman was 58.63 ± 10.02; in which physical health
domain has the highest score (60.69 ± 14.66) and psychological domain has the lowest rated (56.76 ±
12.50). The study found a statistically significant relationship between the QOL and these following factors:
educational background of pregnant women (p <0.001); occupation of pregnant women (p = 0.002);
economic conditions (p <0.001); living area (p = 0.03); husband’s education level (p = 0.001); husband’s
occupation (p <0.001); number of pregnancies (p <0.001); baby’s gender satisfaction (p = 0,046); maternal
stress (p = 0.004).
Conclusion: QOL of pregnant women was examined at HUMP Hospital is average. Identify and improve
health-related factors affect the quality of life is a solution to improve the QOL of pregnant women.
Keywords: Quality of life, Pregnant women, WHOQOL-BREF.
Bệnh viện Trung ương Huế
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 63/2020 47
tình trạng bệnh lý nặng hoặc có thai chết lưu tại thời
điểm phỏng vấn; thai phụ có tiền sử rối loạn tâm
thần, không có khả năng giao tiếp hoặc có khiếm
khuyết ngôn ngữ bị điếc, bị mù.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu :
Phòng khám Sản, Khoa Phụ sản, Bệnh viện Trường
Đại học Y Dược Huế
2.2.2. Thời gian nghiên cứu : Từ tháng 6/2018
đến tháng 5/2019
2.3. Thiết kế nghiên cứu : Nghiên cứu mô tả
cắt ngang.
Cỡ mẫu: Cỡ mẫu được tính toán dựa theo
công thức:
Trong đó: n: Cỡ mẫu; S: Độ lệch chuẩn. Theo
Forough Mortazavi (2014), điểm số chất lượng cuộc
sống trung bình của phụ nữ mang thai ở Iran là 66,32 ±
13,70 [4]. Ước lượng S = 13,7.
e: Sai số chọn, chọn e = 2,63; α: Mức ý nghĩa
thống kê lựa chọn α = 0,05.
Z1-α/2: Giá trị Z thu được từ bảng Z ứng với giá trị
α = 0,05 là 1,96.
Thay vào công thức ta tính được: n=104.
2.4. Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận
tiện, đối tượng đủ tiêu chí chọn là đưa vào nghiên
cứu cho đến khi thu thập đủ cỡ mẫu.
2.5. Phương pháp thu thập số liệu
2.5.1. Công cụ thu thập số liệu: bộ câu hỏi
được thiết kế sẵn bao gồm 2 phần:
+ Phần A: Đặc điểm chung và đặc điểm sản khoa của
đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) gồm 26 câu hỏi.
+ Phần B: Thang đo lường Chất lượng cuộc sống
WHOQOL-BREF gồm 26 câu hỏi được chia thành 4
lĩnh vực: sức khỏe thể chất (7 câu), sức khỏe tâm thần
(6 câu), mối quan hệ xã hội (3 câu) và môi trường sống
(8 câu) và hai câu hỏi đánh giá riêng về tự đánh giá
chất lượng cuộc sống của bản thân và sự tự hài lòng về
sức khỏe của bản thân.
Độ tin cậy của thang đo được kiểm định bằng
hệ số tin cậy Cronbach’s alpha = 0,9; trong đó 4
thang đo về 4 lĩnh vực đều có độ thống nhất nội tại
cao với hệ số Cronbach’s alpha lần lượt là 0,8; 0,6;
0,6; và 0,8.
Điểm chất lượng cuộc sống được tính bằng điểm
trung bình cộng của 4 lĩnh vực: Thể chất, tâm thần,
mối quan hệ xã hội và môi trường sống.
Trong phân tích mối liên hệ giữa CLCS và các
yếu tố liên quan, CLCS được chia thành 2 mức độ:
+ WHOQOL – BREF < 50 điểm: CLCS không tốt
+ WHOQOL – BREF ≥ 50 điểm: CLCS tốt
2.5.2. Kỹ thuật thu thập số liệu: phỏng vấn trực
tiếp đối tượng tham gia nghiên cứu
2.6. Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được
phân tích và xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0.
2.7. Đạo đức nghiên cứu
Đề cương nghiên cứu đã được Trường Đại học Y
Dược Huế phê duyệt. ĐTNC được giải thích rõ ràng
và tự nguyện tham gia nghiên cứu. Tất cả các thông
tin về ĐTNC đều được bảo mật và chỉ phục vụ cho
nghiên cứu.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của ĐTNC
Bảng 1: Đặc điểm chung của ĐTNC
Đặc điểm chung n %
Tuổi
Trung bình ± Độ
lệch chuẩn
27,41 ± 4,1
Trình độ học
vấn của thai
phụ
Dưới THPT 19 18,3
Từ THPT trở lên 85 81,7
Nghề nghiệp
của thai phụ
Nội trợ 28 26,9
Cán bộ/ nhân viên
văn phòng
28 26,9
Buôn bán/ kinh
doanh
21 20,2
Công nhân 20 19,2
Nông - lâm - ngư
nghiệp
7 6,7
Khu vực
sinh sống
Thành thị 39 37,5
Nông thôn 65 62,5
Điều kiện
kinh tế
Nghèo/Cận nghèo 13 12,5
Từ trung bình trở
lên
91 87,5
48 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 63/2020
Bệnh viện Trung ương Huế Đánh giá chất lượng cuộc sống...
Trình độ
học vấn của
chồng
Dưới THPT 24 23,1
Từ THPT trở lên 80 76,9
Nghề nghiệp
của chồng
Buôn bán/ kinh
doanh
40 38,5
Công nhân 28 26,9
Cán bộ/ nhân viên
văn phòng
17 16,3
Nông – lâm – ngư
nghiệp
15 14,4
Khác 4 3,8
Tuổi trung bình của ĐTNC là 27,41 ± 4,1, thai
phụ có trình độ học vấn từ THPT trở lên chiếm
tỷ lệ 81,7%; nghề nghiệp phổ biến nhất ở phụ nữ
mang thai (PNMT) là nội trợ và cán bộ/ nhân viên
văn phòng với tỷ lệ 26,9%. Tỷ lệ ĐTNC sống ở
khu vực nông thôn là 62,5%; tỷ lệ hộ nghèo/cận
nghèo chiếm 12,5%. Thai phụ có chồng có trình
độ học vấn từ THPT trở lên chiếm tỷ lệ 76,9%;
nghề nghiệp chủ yếu là buôn bán/kinh doanh
(38,5%)
Bảng 2: Đặc điểm sản khoa của
đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm sản khoa n %
Tuổi thai nhi
(Tuần)
Trung bình
± Độ lệch
chuẩn
27,32 ± 8,9
Số con hiện
có
Chưa sinh
lần nào
51 49
1 con 41 39,4
≥ 2 con 12 11,5
Sự hài lòng
của thai phụ
về giới tính
thai nhi
Hài lòng 71 75
Không hài
lòng
11 10,6
Chưa biết
giới tính trẻ
15 14,4
Tuổi thai trung bình của ĐTNC là 27,32 ± 8,9
tuần. Tỷ lệ thai phụ mang thai con so chiếm tỷ lệ cao
nhất 49%; có 10,6% thai phụ không hài lòng về giới
tính của thai nhi.
Biểu đồ 1: Mức độ stress của thai phụ
trong quá trình mang thai
74% thai phụ không bị ảnh hưởng bởi stress
trong thai kỳ. Tỷ lệ thai phụ bị stress trong quá trình
mang thai là 26%, trong đó có 9,6% thai phụ bị ảnh
hưởng bởi stress ở mức độ nhiều và rất nhiều.
3.2. Chất lượng cuộc sống của PN mang thai
Bảng 3: Điểm chất lượng cuộc sống
của PN mang thai
Trung
bình
(Mean)
Độ lệch
chuẩn
(SD)
Các lĩnh
vực của
CLCS
Sức khỏe
thể chất
60,69 14,66
Sức khỏe
tâm thần
56,76 12,50
Các mối
quan hệ xã
hội
59,42 12,72
Môi trường 57,63 12,48
Điểm số
CLCS chung
58,63 10,02
Phân
loại chất
lượng
cuộc
sống
Tốt 81,7%
Không tốt 18,3%
Điểm trung bình CLCS chung là 58,63 ± 10,02.
Điểm trung bình cao nhất thuộc lĩnh vực sức khỏe
thể chất (60,69± 14,66), sau đó là điểm CLCS của
lĩnh vực các mối quan hệ xã hội và môi trường
(59,42 ± 12,72 và 57,63 ± 12,48) và thấp nhất là
lĩnh vực sức khỏe tâm thần (56,76 ± 12,50). Thai
Bệnh viện Trung ương Huế
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 63/2020 49
phụ có CLCS tốt chiếm tỷ lệ cao nhất 81,7%; có 18,3% ĐTNC có CLCS không tốt.
3.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của PN mang thai
3.3.1. Mối liên quan giữa đặc điểm chung của thai phụ và chất lượng cuộc sống
Bảng 4: Mối liên quan giữa đặc điểm chung của thai phụ và chất lượng cuộc sống
CLCS
Đặc điểm chung
Tốt Không tốt Hệ số
Cramer’s V
p
n (%) n (%)
Trình độ
học vấn của
thai phụ
Mù chữ 0 (0) 0 (0)
0,68 <0,001
TH 1 (33,3) 2 (66,7)
THCS 4 (25) 12 (75)
THPT 32 (91,4) 3 (8,6)
TC, CĐ 26 (92,9) 2 (7,1)
ĐH, sau ĐH 22 (100) 0 (0)
Nghề nghiệp
của thai phụ
Nội trợ 21 (75) 7 (25)
0,37 0,002
Nông-Lâm-Ngư nghiệp 3 (42,9) 4 (57,1)
Buôn bán/ Kinh doanh 17 (81) 4 (19)
Công nhân/ thợ thủ công 16 (80) 4 (20)
Cán bộ/ NVVP 28 (100) 0 (0)
Khu vực sinh
sống
Nông thôn 49 (75,4) 16 (24,6)
0,21 0,03
Thành thị 36 (92,3) 3 (7,7)
Điều kiện kinh
tế
Nghèo/cận nghèo 2 (15,4) 11 (84,6)
0,65 <0,001
Từ TB trở lên 83 (91,2) 8 (8,8)
Trình độ học
vấn của chồng
Mù chữ 0 (0) 0 (0)
0,4 0,001
TH 1 (33,3) 2 (66,7)
THCS 13 (61,9) 8 (38,1)
THPT 26 (81,2) 6 (18,8)
TC, CĐ 18 (85,7) 3 (14,3)
ĐH, sau ĐH 27 (100) 0 (0)
Nghề nghiệp
của chồng
Nông - Lâm - Ngư nghiệp 9 (60) 6 (40)
0,45 <0,001
Buôn bán/ Kinh doanh 17 (100) 0 (0)
Công nhân/ thợ thủ công 27 (67,5) 13 (32,5)
Cán bộ/ Nhân viên văn
phòng
28 (100) 0 (0)
Khác 4 (100) 0 (0)
50 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 63/2020
Bệnh viện Trung ương Huế Đánh giá chất lượng cuộc sống...
Kết quả nghiên cứu cho thấy, có mối liên quan có ý
nghĩa thống kê giữa CLCS và trình độ học vấn của thai
phụ (p< 0,001), độ mạnh của mối liên quan tương đối
chặt chẽ V = 0,68; nghề nghiệp cũng ảnh hưởng đến
CLCS của thai phụ, tỷ lệ CLCS không tốt ở nhóm thai
phụ làm các nghề nông - lâm - ngư nghiệp cao hơn so
với các thai phụ làm các ngành nghề khác (p = 0,002).
Tỷ lệ CLCS không tốt của các thai phụ sống ở
nông thôn cao hơn so với các thai phụ ở thành thị
(24,6%) với p = 0,03; các thai phụ có điều kiện kinh
tế nghèo/cận nghèo có tỷ lệ CLCS không tốt cao
hơn rất nhiều so với các thai phụ có điều kiện kinh
tế từ TB trở lên (84,6% so với 8,8%). Sự khác biệt
này có ý nghĩa thống kê (p< 0,001) và độ mạnh của
mối liên quan tương đối chặt chẽ với V = 0,65. Bên
cạnh đó, nghề nghiệp và trình độ học vấn của chồng
cũng ảnh hưởng đến CLCS của PN mang thai (p<
0,001 và p = 0,001).
3.3.2. Mối liên quan giữa đặc điểm sản khoa và chất lượng cuộc sống của PN mang thai
Bảng 5: Mối liên quan giữa đặc điểm sản khoa và chất lượng cuộc sống của thai phụ
CLCS
Đặc điểm chung
Tốt Không tốt
Hệ số
Cramer’s V
p
n (%) n (%)
Số lần sinh con
Chưa sinh lần nào 48 (94,1) 3 (5,9)
0,48 <0,0011 con 33 (80,5) 8 (19,5)
≥ 2 con 4 (33,3) 8 (66,7)
Hài lòng về giới tính
thai nhi
Hài lòng 67 (85,9) 11 (14,1)
0,25 0,046Không hài lòng 6 (54,5) 5 (45,5)
Chưa biết giới tính 12 (80) 3 (20)
Các thai phụ sinh từ 2 con trở lên có tỷ lệ CLCS không tốt cao hơn so với các thai phụ chưa sinh con
lần nào và sinh 1 con với tỷ lệ 66,7%; sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p< 0,001). Những thai phụ
không hài lòng về giới tính thai nhi có tỷ lệ CLCS không tốt cao hơn so với nhóm còn lại, với tỷ lệ 45,5%
(p = 0,046).
3.3.3. Mối liên quan giữa mức độ stress và chất lượng cuộc sống
Bảng 6: Mối liên quan giữa mức độ stress trong thai kỳ và chất lượng cuộc sống
CLCS
Đặc điểm chung
Tốt Chưa tốt Hệ số Cramer’s
V pn (%) n (%)
Mức độ stress
Không 69 (89,6) 8 (10,4)
0,36 0,004
Ít 3 (75) 1 (25)
Vừa phải 7 (53,8) 6 (46,2)
Nhiều 5 (62,5) 3 (37,5)
Rất nhiều 1 (50) 1 (50)
Kết quả cho thấy những PN mang thai bị ảnh hưởng bởi stress ở mức độ nặng thì có tỷ lệ CLCS không
tốt (50%) cao hơn so với những thai phụ không bị stress hoặc bị stress ở mức độ nhẹ. Sự khác biệt này có
ý nghĩa thống kê (p< 0,004). Độ mạnh của mối liên quan Cramer’s V = 0,36.
Bệnh viện Trung ương Huế
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 63/2020 51
IV. BÀN LUẬN
4.1. Đánh giá chung về chất lượng cuộc sống
của PN mang thai
Theo kết quả nghiên cứu, điểm trung bình CLCS
chung của thai phụ là 58,63 ± 10,02; kết quả này
thấp hơn so với nghiên cứu của Forough Mortazavi,
Iran (2014) điểm số CLCS trung bình của PN mang
thai là 66,32 ± 13,70 [4]. Xét riêng từng lĩnh vực
của thang điểm WHOQOL-BREF, điểm CLCS ở
lĩnh vực sức khỏe thể chất (60,69 ± 14,66) là cao
nhất; trong khi đó lĩnh vực sức khỏe tâm thần là
thấp nhất (56,76 ± 12,50); lĩnh vực các mối quan
hệ xã hội và môi trường có điểm CLCS gần tương
đương nhau lần lượt là 59,42 ± 12,72 và 57,63 ±
12,45. Điều này có thể cho thấy PN mang thai hiện
nay rất chú trọng chăm sóc sức khỏe bản thân để
đảm bảo sức khỏe cho thai nhi; đồng thời với sự
phát triển của các dịch vụ chăm sóc SKSS và khả
năng tiếp cận các dịch vụ này làm cho điểm CLCS
ở lĩnh vực sức khỏe thể chất tương đối cao. Trong
khi đó lĩnh vực sức khỏe tâm thần vẫn chưa nhận
được sự quan tâm đúng mức, thêm vào đó các biến
đổi về sinh lý nội tiết trong quá trình mang thai dễ
dẫn đến các rối loạn sức khỏe tâm thần, làm ảnh
hưởng đến sức khỏe của người mẹ và cả thai nhi.
Chính vì vậy, gia đình và hệ thống y tế cần quan
tâm hỗ trợ hơn nữa trên lĩnh vực sức khỏe tinh thần
của PN mang thai.
4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
cuộc sống của PN mang thai
Kết quả phân tích từ kiểm định Chi-square cho thấy,
có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa trình độ học
vấn của thai phụ và CLCS (p < 0,001). Nhiều nghiên
cứu trên thế giới cho thấy trình độ học vấn có liên quan
chặt chẽ đến CLCS của PN mang thai, học vấn càng
thấp thì CLCS càng thấp [5].
Những thai phụ sống ở nông thôn có CLCS
không tốt cao hơn so với những PN sống ở thành
thị (24,6% so với 7,7%) với p = 0,03. Thai phụ
sống ở nông thôn sẽ gặp khó khăn hơn trong việc
tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hơn,
đồng thời chủ yếu làm các công việc lao động chân
tay như nông - lâm - ngư nghiệp, nội trợ. Chính
những điều này ảnh hưởng không nhỏ đến CLCS
của PN mang thai.
Theo nghiên cứu của Abbaszadeh F và cộng
sự có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa
thu nhập với CLCS của thai phụ (p < 0,001) [1].
Chúng tôi cũng tìm thấy yếu tố điều kiện kinh
tế gia đình ảnh hưởng đến CLCS của PN mang
thai (p< 0,001) và độ mạnh của mối liên quan
khá chặt chẽ với V = 0,65. Điều kiện kinh tế khó
khăn gây cản trở quá trình tiếp cận với các dịch
vụ chăm sóc sức khỏe, gây ra những căng thẳng
trong quá trình mang thai, ảnh hưởng đến cả thai
phụ và sự phát triển của thai nhi.
Bên cạnh đó, nghiên cứu của chúng tôi tìm
thấy nghề nghiệp và trình độ học vấn của chồng
có ảnh hưởng đến CLCS của thai phụ (p = 0,001
và p < 0,001). Phân tích cho thấy, những thai phụ
có chồng có trình độ học vấn càng thấp thì CLCS
của thai phụ càng thấp. Và những PN mang thai
có chồng có công việc lao động chân tay như làm
nông-lâm-ngư nghiệp hay công nhân thì sẽ có
CLCS thấp hơn so với những thai phụ có chồng
làm công việc trí óc như kinh doanh, cán bộ,
nhân viên văn phòng,. Người chồng có một ảnh
hưởng nhất định đến sức khỏe và tâm lý của PN
mang thai, việc người chồng có trình độ học vấn
thấp hay có nghề nghiệp không ổn định sẽ làm tăng
các nguy cơ gây stress trong thai kỳ, ảnh hưởng đến
sức khỏe của thai phụ và làm giảm CLCS.
Theo Bảng 5, các thai phụ sinh từ 2 con trở lên
có tỷ lệ CLCS không tốt cao hơn so với các thai
phụ chưa sinh con lần nào hoặc sinh 1 con với tỷ lệ
66,7%; liên quan có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.
Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Abbaszadeh
F [1] và nghiên cứu của Kouko Hama [2]. Gia đình
đông con sẽ ảnh hưởng đến kinh tế gia đình đồng
thời làm cho người PN mất nhiều thời gian hơn
để chăm sóc con cái, giới hạn thời gian chăm sóc
sức khỏe bản thân từ đó ảnh hưởng đến chất lượng
cuộc sống của người PN. Bên cạnh đó, sự hài
lòng về giới tính của thai nhi có thể ảnh hưởng
đến CLCS của PN mang thai. Những thai phụ cảm
thấy không hài lòng về giới tính của thai nhi có tỷ
lệ CLCS không tốt cao hơn so với những thai phụ
khác (45,5% so với 14,1%). Việt Nam là quốc gia
chịu ảnh hưởng nặng nề của Nho giáo với nhiều
52 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 63/2020
Bệnh viện Trung ương Huế Đánh giá chất lượng cuộc sống...
phong tục, tập quán, trong đó có tư tưởng “trọng
nam, khinh nữ” gắn liền với thực hành thờ cúng tổ
tiên, nối dõi tông đường... dẫn đến việc thai phụ bị
trọng trách nặng nề đặt lên vai, nên khi giới tính
thai nhi không đúng như ý muốn của thai phụ sẽ
dẫn đến những áp lực, căng thẳng, làm giảm CLCS
của PN mang thai.
Yếu tố stress trong thai kỳ cũng có tác động
lớn đến CLCS của thai phụ (p = 0,038). Kết quả
này phù hợp với nghiên cứu của Li J [3]. Căng
thẳng trước khi sinh có thể có tác động đáng kể
đến thai kỳ, sức khỏe của mẹ và sự phát triển của
con người trong suốt cuộc đời, làm tăng nguy cơ
dẫn đến các tình trạng bệnh lý như cao huyết áp,
bệnh tim, trầm cảm, đồng thời tác động đến chỉ
số, sự phát triển của thai nhi, gây ra nhiều vấn đề
sức khỏe nguy hiểm, tăng nguy cơ sinh non và
sinh con nhẹ cân.
V. KẾT LUẬN
CLCS của PN mang thai đến khám tại Khoa Sản,
Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế được đánh
giá ở mức trung bình (58,63 ± 10,02); trong đó lĩnh
vực sức khỏe thể chất có điểm chất lượng cuộc sống
cao nhất 60,69 ± 14,66 và lĩnh vực sức khỏe tâm thần
có điểm chất lượng cuộc sống được đánh giá thấp
nhất (56,76 ± 12,50); lĩnh vực các mối quan hệ xã hội
và môi trường có điểm chất lượng cuộc sống gần
tương đương nhau lần lượt là 59,42 ± 12,72 và
57,63 ± 12,45.
Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa
thống kê giữa chất lượng cuộc sống của PN mang
thai với các yếu tố sau: trình độ học vấn của thai phụ
(p < 0,001); nghề nghiệp của thai phụ (p = 0,002);
điều kiện kinh tế gia đình (p < 0,001); khu vực sinh
sống (p = 0,03); trình độ học vấn của chồng (p =
0,001); nghề nghiệp của chồng (p < 0,001); số lần
sinh con (p < 0,001); hài lòng về giới tính thai nhi (p
= 0,046) và mức độ stress của thai phụ (p = 0,004).
VI. KIẾN NGHỊ
- Cần tăng cường và đẩy mạnh các hoạt động
giáo dục sức khỏe, truyền thông dân số, SKSS/
KHHGĐ trên các phương tiện thông tin đại chúng,
trong các lĩnh vực của đời sống xã hội
- Xây dựng chính sách hỗ trợ thai sản cho những
PN làm nghề nông – lâm – ngư nghiệp; những thai
phụ sống ở nông thôn, vùng sâu vùng xa.
- Khuyến khích PN mang thai tham gia các
lớp học tiền sản, tuân thủ các chính sách dân số
KHHGD, không nên sinh quá nhiều con để nâng
cao CLCS; có chế độ nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý để
hạn chế stress trong thai kỳ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abbaszadeh F, Baghery A, Mehran N (2009),
“Quality of Life among Pregnant Women”,
Journal of Faculty of Nursing and Midwifery,
15 (1), p. 41 - 48.
2. Hama K, Takamura N, Honda S, Abe Y, Yagura C,
Miyamura T, et al (2008), “Evaluation of quality
of life in Japanese Normal pregnant women”,
Acta Med Nagasakiensa, 52(4), p. 95 - 99.
3. Li J., Mao J., Du Y., et al (2012), “Health-related
quality of life among pregnant women with and
without depression in Hubei, China”, Matern
Child Health J, 16(7), p. 1355 - 1363.
4. Mortazavi F et al (2014), “Maternal Quality of
Life During the Transition to Motherhood”, Iran
Red Crescent Med J., 16(5), p. 8443. 2 lần
5. Nolwenn Lagadec, et al (2018), “Factors
influencing the quality of life of pregnant
women: a systematic review”, BMC Pregnancy
and Childbirth, 18, p. 455.
6. Wadhwa PD, et al (2011), “The contribution
of maternal stress to preterm birth: issues
and considerations”, Clin Perinatol, 38(3), p.
351-384.
7. World Health Organization (2018), “World
health statistics 2018: monitoring health for the
SDGs, sustainable development goals”.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
danh_gia_chat_luong_cuoc_song_cua_phu_nu_mang_thai_tai_khoa.pdf