KẾT LUẬN
Bệnh loãng xương gây cảm nhận xấu về
CLCS của người đó, đặc biệt xem xét về tương
lai, nguy cơ mất độc lập và chịu đựng đau.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy sự khác
biệt giữa bệnh nhân LX và nhóm chứng. Bệnh
nhân LX, ngay cả khi không có GX, có trầm cảm
nhiều hơn và giảm CLCS nhiều hơn.
LX là một bệnh dẫn đến khó chịu nặng nề,
mất khả năng, và ảnh hưởng các khía cạnh khác
của cuộc sống cá nhân với nhiều hậu quả khác
nhau, chẳng hạn, đau mạn tính, giảm khả năng
cơ thể, giảm hoạt động xã hội, chịu đựng kém,
trầm cảm, mất độc lập, tự chủ.
Chúng tôi nghĩ rằng CLCS của bệnh nhân
LX phải được điều tra trước khi GX để có biện
pháp can thiệp thích hợp (tư vấn, hỗ trợ, chăm
sóc) ở tất cả các giai đoạn khác nhau của bệnh.
Điều này sẽ giúp bệnh nhân có nhiều chiến lược
hữu hiệu để tiếp nhận bệnh và đối phó với nó.
Thông tin qua bộ câu hỏi có thể là một công cụ
mạnh mẽ đối với bác sĩ hoặc người chăm sóc
trong việc quản lý bệnh nhân loãng xương tại
Việt Nam.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 202 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân loãng xương sau mãn kinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 142
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
Ở BỆNH NHÂN LOÃNG XƯƠNG SAU MÃN KINH
Ngô Văn Quyền**, Nguyễn Thy Khuê**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá tác động của loãng xương (LX) trên chất lượng cuộc sống (CLCS) của phụ nữ sau
mãn kinh, đặc biệt ở bệnh nhân không có gãy xương cột sống (GXCS).
Phương pháp: 74 phụ nữ sau mãn kinh (55-82 tuổi) – 37 LX nguyên phát không biến chứng, 37 LX
nguyên phát bị gãy xương cột sống (GXCS). Dùng bộ câu hỏi Qualeffo-41 (đã được thẩm định giá trị) để đánh
giá CLCS ở phụ nữ LX. Dữ liệu được so sánh với 37 người đối chứng.
Kết quả: T-score cột sống thì tương tự ở 2 nhóm nhỏ phụ nữ LX. BMI, tuổi mãn kinh thì tương tự ở 2
nhóm nhỏ của phụ nữ LX và nhóm chứng. Bệnh nhân bị LX cảm nhận rằng bệnh ảnh hưởng đến cuộc sống cá
nhân với hậu quả rất khó chịu: đau kéo dài (84% phụ nữ GXCS, 59% phụ nữ không GXCS, suy giảm chức
năng cơ thể, giảm hoạt động xã hội, giảm chịu đựng (43% phụ nữ không bị GXCS). Nhìn chung, 76% phụ nữ
cho thấy giảm CLCS. Ngược lại, ở nhóm chứng chỉ 24% giảm CLCS.
Kết luận: CLCS ở bệnh nhân LX phải được điều tra trước khi GX, mục đích là tư vấn, hỗ trợ, can thiệp
thích hợp để giúp bệnh nhân có chiến lược hiệu quả để chấp nhận và đối phó với bệnh.
Từ khóa: Chất lượng cuộc sống, loãng xương sau mãn kinh.
ABSTRACT
EVALUATION OF QUALITY OF LIFE IN PATIENTS WITH POST-MENOPAUSAL OSTEOPOROSIS
Ngo Van Quyen, Nguyen Thy Khue
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 142 - 148
Background: To evaluate the impact of osteoporosis on the patients' quality of life, particularly in the
absence of fractures.
Methods: 74 post-menopausal women (age 55-82) - 37 with uncomplicated primary osteoporosis and
37with primary osteoporosis complicated by vertebral fractures; were studied using the validated questionnaires:
Qualeffo-41 for quality of life in osteoporosis. Data were compared to those of 37 controls.
Results: T-score of spine were similar in the two subgroups of osteoporotic women. Body mass index, age at
menopause were similar in the two subgroups of osteoporotic women and in the control group. The patients
affected by osteoporosis perceived it as a disease affecting their personal life with undesirable consequences:
chronic pain (84% of women with fractures and 59% of women without fractures), impaired physical ability,
reduced social activity, poor well-being (43% of women without fractures). Overall, 76% of the women showed a
reduced quality of life. On the contrary, in the control group only 24% reported a reduced quality of life.
Conclusion: The quality of life of osteoporotic patients should be investigated even before fractures, in order
to develop appropriate counselling, support and care interventions to help patients develop efficient strategies for
accepting the disease and coping with it.
∗ Bệnh viện đa khoa Bình Dương ∗∗ Bộ môn nội tiết ĐH Y Dược TP HCM
Tác giả liên lạc: BS.CKII Ngô Văn Quyền ĐT: 0983519340 Email: drquyenbd@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 143
Key words: quality of life, post-menopausal osteoporosis.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Loãng xương (LX) là một bệnh lý nghiêm
trọng ở phụ nữ sau mãn kinh, vì qui mô lớn và
hậu quả nặng nề của nó trong cộng đồng. Trên
thế giới, tỷ lệ phụ nữ trên 60 tuổi bị LX là 20%(13).
Ở Việt Nam, khoảng 20% phụ nữ trên 60 tuổi có
triệu chứng LX(16).
Hậu quả nặng nề nhất của LX là gãy xương
(GX). Ở Hoa Kỳ và châu Âu, cứ hai phụ nữ
sống đến tuổi 85 thì một phụ nữ bị GX(12). GX
là một trong những nguyên nhân làm giảm
tuổi thọ, phân nửa phụ nữ bị GX chết trong
vòng 7 năm(3).
Một hình thái kinh điển, phổ biến nhất của
bệnh lý LX ở phụ nữ sau mãn kinh là gãy xương
đốt sống (GXĐS)(4). GXĐS gây ra đau lưng kinh
niên(11), biến dạng cơ thể, mất thẩm mỹ, làm tăng
phụ thuộc vào người khác, giảm tự tin và hạnh
phúc, hao tốn tiền cho gia đình và xã hội.
Chúng tôi chưa ghi nhận nghiên cứu nào tại
Việt Nam đánh giá vấn đề LX cũng như GX do
LX tác động như thế nào trên chất lượng cuộc
sống (CLCS) của phụ nữ sau mãn kinh. Vì vậy,
chúng tôi thực hiện nghiên cứu này để đánh giá
tác động của LX - độc lập với GX - trên CLCS
sống ở phụ nữ LX sau mãn kinh.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang có nhóm đối chứng.
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân bị LX sau mãn kinh đến khám tại
trung tâm y tế quận Gò vấp từ 8/2008 đến
10/2008.
Cỡ mẫu
Theo nghiên cứu dò đường (Pilot study) trên
2 nhóm bệnh nhân LX không GXCS và LX có
GXCS, chúng tôi tính cỡ mẫu dựa trên 2 số trung
bình của 5 lãnh vực CLCS theo Qualeffo – 41 là
74 đối tượng (37cho mỗi nhóm); chúng tôi chọn
thêm một nhóm người khoẻ mạnh gồm 37 đối
tượng để làm nhóm chứng.
Kỹ thuật chọn mẫu
Thuận lợi.
Tiêu chí chọn mẫu
Nhóm bệnh
Tiêu chuẩn đưa vào: đồng ý tham gia nghiên
cứu; loãng xương.
Tiêu chuẩn loại trừ
LX thứ phát, bệnh ảnh hưởng đến CLCS:
Ung thư, suy thận mạn, bệnh hô hấp mạn, đái
tháo đường, bệnh tim mạch (tăng huyết áp
không kiểm soát được).
Nhóm bệnh được chia thành 2 nhóm: LX
không GXCS và LX có GXCS.
Tất cả GX có triệu chứng trên lâm sàng và
do xương dễ gãy, không do chấn thương
mạnh. Đối với bệnh nhân có tiền sử GXCS, lần
GXCS sau cùng phải xảy ra ít nhất 6 tháng
trước khi nghiên cứu.
Nhóm chứng
Là thân nhân bệnh nhân, có cùng độ tuổi với
các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu nhưng
không LX, không GXCS. Tiêu chuẩn nhận vào
và loại trừ giống nhóm bệnh.
Phương pháp
Phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân bằng bộ câu
hỏi QUALEFFO-41.vn đã thẩm định. Bộ câu hỏi
QUALEFFO-41 là bộ câu hỏi chuyên về LX,
dùng để đo lường CLCS ở bệnh nhân LX, do
Hội LX châu Âu phát triển (1997); gồm 41 câu,
trong 5 lãnh vực(9): đau, chức năng cơ thể, chức
năng xã hội, cảm nhận sức khỏe tổng quát, chức
năng tinh thần.
Đo mật độ xương bằng máy Achill Express
(siêu âm định lượng ở gót chân). Chẩn đoán
LX theo tổ chức y tế thế giới: bình thường: T-
score >-1; thiếu xương: -2.5< T-score<-1; LX: T-
score ≤ -2.5.
Mãn kinh sinh lý: tuổi 45–55; sớm: 40–45
tuổi; rất sớm: < 40 tuổi(1).
Chẩn đoán GXĐS: theo phương pháp bán
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 144
định lượng của Genant(6):
Gãy đĩa: chiều cao giữa thân đốt sống ngắn
hơn chiều cao trước và sau.
Gãy bờ: chiều cao của thân trước hoặc thân
sau bị khuyết, ngắn hơn chiều cao tương ứng
của đốt sống kế cận.
Gãy lún: cả đốt sống bị nén xuống làm cho
thân đốt sống bị thu ngắn lại.
BMI = cân nặng (kg)/(chiều cao (m))2: thiếu
cân: < 18,5; bình thường: 18,5- 22,9; thừa cân: 23-
24,9; Béo phì: ≥ 25(18).
Thống kê
Tất cả bộ câu hỏi được trả lời hoàn tất và
được phân tích theo thang điểm. Phân tích
thống kê được thực hiện bởi SPSS 11.5. Dữ kiện
trình bày là trung bình ± độ lệch chuẩn hoặc
phần trăm. T-test: biến số định lượng nếu có
phân phối bình thường. Mann-Whitney: biến số
định lượng nếu có phân phối không bình
thường, biến số định tính. Giá trị p < 0.05 được
xem như có ý nghĩa thống kê (test 2 đuôi).
KẾT QUẢ
Đặc điểm dân số nghiên cứu.
Bảng 1. Đặc điểm dân số nghiên cứu
Nhóm
chứng
LX không
GXCS
LX có
GXCS
Số lượng BN 37 37 37
Tuổi(năm) 66 ± 6 68 ±6 71 ±9*
BMI(kg/m2) 23,6
3 ±3 23,38 ±3 21,20 ±4 ª
Tuổi mãn kinh(năm) 50 ±5 49 ±4 49 ±5
BMD (T- score) -1,4 ±0,7 -2,7 ±0,1 -3,1 ±0,4§
Không
biết chữ 2 (5%) 7 (19%) 5 (14%)
Tiểu học 15 (41%) 13 (35%) 19 (51%)
Trung học
cơ sở 12 (32%) 6 (16%) 6 (16%)
Trung học
phổ thông 8 (22%) 10 (27%) 5 (14%)
Trình độ
văn hoá
Đại học 0 (0%) 1 (3%) 2 (5%)
Dữ kiện thể hiện dưới dạng trung bình ± độ
lệch chuẩn
* p< 0,007 khi so sánh với nhóm chứng
ª p < 0,005 khi so sánh với nhóm chứng và
nhóm LX không GXCS
§ p < 0,001 khi so sánh với nhóm chứng và so
sánh với nhóm LX không GXCS
Nhóm chứng và 2 nhóm phụ nữ LX không
có sự khác biệt về tuổi mãn kinh trung bình,
trình độ văn hóa.
Mật độ xương nhóm chứng bình thường, T-
score nhóm LX có GXCS thấp hơn nhóm LX
không GXCS.
Bảng 2: Đặc điểm liên quan GXCS của nhóm LX có
GXCS
Đặc điểm Số mô tả
Thời gian sau GXCS (tháng) 42 ± 6
Cột sống ngực 05 (14%) Vị trí gãy xương
Cột sống thắt lưng 32 (86%)
Một đốt 18 (48%)
Hai đốt 11 (30%)
Số lượng đốt sống
bị gãy
Từ ba đốt trở lên 8 (22%)
Gãy đĩa 11 (30%)
Gãy bờ 17 (46%)
Kiểu gãy xương đốt
sống
Gãy lún 09 (24%)
Dữ kiện thể hiện dưới dạng trung bình ± độ
lệch chuẩn hoặc tần xuất (%).
GXCS thắt lưng chiếm tỷ lệ cao hơn GXCS
ngực.
GXCS 1 đốt chiếm tỷ lệ cao hơn (48%) 2 đốt,
3 đốt.
Gãy bờ chiếm tỷ lệ cao hơn (46%) gãy đĩa,
gãy lún.
Trong các lãnh vực của Qualeffo:
Đau có trong 67,18% trường hợp, và 25,22%
có > 10 giờ/ngày.
31 phụ nữ trong 37 trường hợp bị LX có
GXCS (83,78%) và 22 phụ nữ trong 37 trường
hợp LX không GXCS (59,45%) được báo cáo
đau. GXCS làm tăng điểm của lãnh vực đau.
Nhóm chứng thì đau có 9 trường hợp (24,42%).
Trong lãnh vực chức năng cơ thể, 57,36%
phụ nữ ≤ 65 tuổi có cảm nhận thay đổi cơ thể,
trong khi 72% số đó > 65 tuổi. GXCS tăng cảm
nhận thay đổi cơ thể.
Trong lãnh vực cảm nhận sức khỏe tổng
quát 63,85% phụ nữ có cảm giác chịu đựng kém.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 145
16 phụ nữ không GXCS (43,24%) trong 37
trường hợp được báo cáo giảm cảm nhận sức
khỏe của họ. So sánh mức độ chịu đựng của họ
với 10 năm trước, 68,37% phụ nữ ≤ 65 tuổi cho
thấy xấu hơn, trong khi 87,67% trong số đó > 65
tuổi. Trong nhóm chứng, có 8 phụ nữ (21,62%),
tuổi 65 – 85, được báo cáo giảm cảm nhận sức
khỏe của họ.
Nhìn chung, 76,48% phụ nữ bị ảnh hưởng
bởi LX có giảm CLCS: 64,86% (24 cas) của phụ
nữ LX không biến chứng và 89,18% (33cas) LX
biến chứng GXCS. Ngược lại, giảm CLCS chỉ có
24,3% ở nhóm chứng.
Điểm số các lãnh vực sức khỏe của Qualeffo – 41, so sánh điểm số trung bình của 5 lãnh
vực sức khoẻ giữa nhóm
Bảng 3. Trung bình ± độ lệch chuẩn về điểm số của 5 lãnh vực sức khoẻ
P
Lãnh vực
Qualeffo-41
Nhóm chứng
(n=37)
LX không GXCS
(n=37)
LX có GXCS
(n=37) LX không GXCS
với LX có GXCS
LX không GXCS
với nhóm chứng
LX có GXCS với
nhóm chứng
Đau 22,16 ±19 39,46 ±27 65,81 ±19 0,000 0,003 0,000
CNCT 12,32 ±13 25,44 ±15 40,38 ±23 0,005 0,000 0,000
CNXH 58,79 ±23 73,58 ±16 80,93 ±13 0,090 0,006 0,000
CNSK 77,70 ±19 86,26 ±14 94,37 ±8 0,005 0,037 0,000
CNTT 36,49 ±18 54,50 ±26 67,04 ±20 0,042 0,003 0,000
ĐTB 29,22 ±12 43,39 ±16 56,98 ±17 0,001 0,000 0,000
Dữ kiện thể hiện dưới dạng trung bình ± độ
lệch chuẩn
Bảng 4. So sánh điểm số CLCS nhóm LX có GXCS
thắt lưng và ngực
Lãnh vực LX có GXCS TL
(n=32)
LX có GXCS
ngực (n=5)
p
Đau 70,00 ± 15,96 39,00 ± 21,03 0,000
CNCT 44,25 ± 20,95 22,00 ± 19,91 0,033
CNXH 83,09 ± 11,81 67,80 ± 13,06 0,012
CNSK 94,50 ± 8,43 93,20 ± 9,31 0,754
CNTT 72,46 ± 15,79 32,20 ± 9,65 0,000
ĐTB 67,56 ± 17,05 43,40 ± 15,38 0,031
Dữ kiện được thể hiện dưới dạng trung bình
(độ lệch chuẩn)
Chúng tôi nhận thấy các lãnh vực Qualeffo-
41 của nhóm loãng xương có GXCS thắt lưng và
nhóm loãng xương có GXCS ngực có sự khác
biệt và có ý nghĩa thống kê, ngoại trừ lãnh vực
cảm nhận sức khỏe.
Bảng 5. So sánh điểm số trung bình của 5 lãnh vực sức khoẻ theo số lượng đốt sống bị gãy
P Lãnh vực LX có GXCS 1 đốt
(n=18)
LX có GXCS 2 đốt
(n=11)
LX có GXCS 3 đốt
(n=8) LX có GXCS 1 đốt
và 2 đốt
LX có GXCS 2 đốt
và 3 đốt.
Đau 50,00 ± 13,93 76,36 ± 6,36 86,87 ± 10,99 0,000 0,017
CNCT 27,44 ± 20,61 50,63 ± 20,78 55,62 ± 13,70 0,007 0,563
CNXH 74,77 ± 12,89 83,54 ± 10,17 91,62 ± 8,34 0,066 0,084
CNSK 90,16 ± 9,69 97,72 ± 5,44 99,00 ± 2,82 0,026 0,555
CNTT 57,61 ± 22,14 73,27 ± 14,34 79,62 ± 14,28 0,047 0,353
ĐTB 46,61 ± 15,56 64,54 ± 11,82 70,00 ± 9,28 0,003 0,276
Dữ kiện được thể hiện dưới dạng trung bình
(độ lệch chuẩn)
Chúng tôi ghi nhận các lãnh vực Qualeffo-41
của nhóm LX có GXCS 1 đốt và 2 đốt đều có sự
khác biệt và có ý nghĩa thống kê, ngoại trừ lãnh
vực chức năng xã hội.
Các lãnh vực Qualeffo-41 của nhóm LX có
GXCS 2 đốt và 3 đốt chỉ khác khác biệt và có ý
nghĩa thống kê ở lãnh vực đau, còn các lĩnh vực
khác không có sự khác biệt.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 146
BÀN LUẬN
Đặc điểm dân số của nhóm nghiên cứu
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi trung
bình của nhóm LX có GXCS là 71, và nhóm LX
không GXCS là 68; tuổi mãn kinh trung bình của
2 nhóm là 49.
Trong nghiên cứu CLCS ở phụ nữ LX sau
mãn kinh: tương quan giữa Qualeffo-41 và SF-
36, có 220 phụ nữ tham gia (tuổi từ 55 – 80),
trong đó 110 phụ nữ LX và 110 phụ nữ không bị
LX. Tác giả ghi nhận tuổi trung bình của nhóm
LX là 64,4 và nhóm không bị LX 63,6; tuổi mãn
kinh của 2 nhóm là 46,1 và 49,6(5). Theo nghiên
cứu của Maria Luisa Bianchi và cộng sự thực
hiện trên 135 đối tượng người Ý, các đối tượng
được chia thành 2 nhóm: LX không GXCS và LX
có GXCS có tuổi trung bình là 64,5 và 70,3; tuổi
mãn kinh là 51,9 và 52(2).
Như vậy, thời gian từ lúc mãn kinh đến lúc
phát hiện ra LX của các bệnh nhân trong các
nghiên cứu của chúng tôi dài hơn so với các tác
giả khác. Điều này có thể phản ánh một khía
cạnh tại Việt Nam là việc tầm soát bệnh LX hiện
nay chưa được quan tâm đúng mức. Bên cạnh
đó, mạng lưới bác sỹ gia đình cũng như y tế địa
phương chưa được đầu tư đúng mức để giúp
bệnh nhân phát hiện sớm bệnh, vì vậy thời điểm
phát hiện LX thường trễ.
Một lý do khác người dân chưa có thói quen
khám sức khỏe định kỳ mà chỉ đến các cơ sở
khám, chữa bệnh khi có vấn đề sức khoẻ nên khi
phát hiện ra LX thì đã muộn.
Đặc điểm liên quan đến GXCS trong nhóm
LX có GXCS
Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ GXCS
ngực là 5 người (14%) và GXCS thắt lưng là 32
người (86%).
Trong nghiên cứu đánh giá đa kết quả của
Raloxifen (MORE) thực hiện tại 7 nước châu Âu
(Bỉ, Pháp, Đức, Anh, Ý, Hà Lan, Thuỵ Điển)
đánh giá ở 751 phụ nữ LX sau mãn kinh (Tscore
≤ - 2,5) tuổi từ 55 đến 80, Oleksik, Paul và cộng
sự ghi nhận trên 282 bệnh nhân GXCS; số bệnh
nhân GXCS ngực là 203 người (72%), GXCS thắt
lưng là 79 người (28%)(14). Trong nghiên cứu
Rotterdam Study, tác giả phân tích 129 trường
hợp GXCS và nhận thấy tỷ lệ GXCS ngực và
GXCS thắt lưng tương ứng là 49,6% và 50,4%(16).
Như vậy, nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ
GXCS ngực ít hơn GXCS, điều này không tương
đồng với tác giả Oleksik và Van der Klift. Điều
đặc biệt ở đây là tỷ lệ GXCS ngang L1 nhiều.
Các lãnh vực Qualeffo: Đau, Chức năng cơ
thể, Cảm nhận sức khỏe trong nghiên cứu của
chúng tôi có tỉ lệ cao hơn nghiên cứu của Biachi
và cộng sự(2).
Tình huống này phản ánh khía cạnh rất
thực tế là:
Về phía bệnh nhân
Phần lớn bệnh nhân chưa nhận thức được
tầm quan trọng của bệnh LX, do không hiểu biết
về căn bệnh: cứ nghĩ rằng đó là quy luật tất yếu
của đời người cứ đến tuổi già thì sẽ bị đau lưng
nên không cần phải điều trị; Thông thường
người bệnh tự điều trị trước khi đến nhân viên y
tế, khi có đau lưng, giảm chiều cao thì mới đi
khám bệnh, chụp phim x - quang.
Phần lớn bệnh nhân trình độ văn hóa thấp,
không hiểu biết về biến chứng GX do LX, làm
việc tay chân, khiêng vác nặng, nên cột sống
thắt lưng bị ảnh hưởng nhiều; sống một mình,
điều này không thích hợp đối với người mắc
bệnh LX.
Ngoài ra do đời sống kinh tế chưa cao,
không có bảo hiểm y tế, việc đo mật độ xương
có chi phí cao nên bệnh nhân ít đi tầm soát bệnh.
Về phía bác sĩ
Nhân viên y tế cho rằng GX do LX rất khó
trị, không nỗ lực điều trị; phần lớn chưa được
huấn luyện, chưa ý thức được tầm quan trọng
và hậu quả của bệnh LX, chưa có chuyên khoa
riêng, chưa được đầu tư đúng mức máy móc,
phương tiện để đo LX nên chưa chú ý đến
bệnh nhiều.
Mạng lưới dịch vụ y tế: chính quyền chưa
nhận thức được ảnh hưởng xấu của gãy xương
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 147
do LX nên chưa tuyên truyền kiến thức cơ bản
về căn bệnh: nhận biết triệu chứng, cách điều trị,
biện pháp phòng ngừa. Điều này lý giải phần
nào các trường hợp GXCS thắt lưng đạt tỷ lệ cao
(86%) trong nghiên cứu của chúng tôi.
So sánh điểm số trung bình các lãnh vực
sức khoẻ của Qualeffo-41.vn
Chúng tôi thấy nhóm LX có GXCS giảm
CLCS nhiều hơn nhóm LX không GXCS ở tất cả
các lãnh vực sức khoẻ, có ý nghĩa thống kê,
ngoại trừ chức năng xã hội. Điều này có thể lý
giải là đa số bệnh nhân trong nhóm có GXCS do
có thời gian mắc bệnh dài hơn, không điều trị tốt
nên ảnh hưởng nhiều đến các lãnh vực hơn là
nhóm LX không GXCS. Điều này tương tự như
kết quả nghiên cứu của Bianchi và cộng sự(2).
Khi so sánh với nhóm đối chiếu (là người
khoẻ mạnh), chúng tôi thấy là CLCS của nhóm
LX có GXCS giảm nhiều hơn chứng. Nhóm LX
không GXCS có CLCS cũng giảm hơn nhóm
chứng. Do nhóm đối chiếu là người khoẻ mạnh,
là thân nhân của bệnh nhân LX nên có thể có
cùng hoàn cảnh sống, tình trạng kinh tế và do
vậy sự khác biệt CLCS ở đây nhiều khả năng
liên quan đến biến cố GX với tác động nặng nề
và toàn diện lên CLCS của các đối tượng LX.
Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của Hall
SE, et al trong đánh giá CLCS ở bệnh nhân LX
với bộ câu hỏi SF-36(7).
So sánh điểm số trung bình của các lãnh
vực sức khoẻ của Qualeffo-41.vn trong
nhóm LX có GXCS.
Tác động rõ ràng nhất của biến cố GXĐS
trên bệnh nhân LX là làm giảm CLCS của nhóm
GXCS thắt lưng so với nhóm GXCS ngực, sự
khác biệt này có ý nghĩa thống kê ở tất cả các
lĩnh vực trừ lãnh vực cảm nhận sức khỏe.
Điều này cũng phù hợp với kết quả của tác
giả Oleksik, Paul Lips và cộng sự trong nghiên
cứu MORE(14).
Các nghiên cứu trước trước đây rằng GXCS
đi kèm giảm CLCS mà chức năng tinh thần và
thể lực thì không bị ảnh hưởng(15). Sử dụng bộ
câu hỏi chuyên biệt cho thấy giảm CLCS phụ
thuộc số lượng đốt sống bị gãy với điểm số khác
biệt có ý nghĩa thống kê(14). Tương tự như thế,
kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy CLCS
của bệnh nhân LX GXCS phụ thuộc vào số
lượng đốt sống bị gãy, nhất là lãnh vực đau.
Tuy nhiên, các đối tượng LX đã trải qua
GXCS thường trải qua thời gian mắc bệnh kéo
dài nên thường đã có nhiều biến chứng khác của
bệnh LX và những trường hợp có GXCS thắt
lưng cũng có thể có nhiều biến chứng trước đây
hơn là nhóm có GXCS ngực.
LX được xem như là một bệnh yên lặng
trước khi GX. Đau mãn tính trong LX thì ít được
quan tâm ngay cả có GXĐS(8) và nó rõ ràng hơn
khi chúng ta đánh giá quá thấp nó. Hiện tại, có
nhiều đồng thuận rằng đau mãn tính không
điều trị có thể trở thành “bệnh trong bệnh“ và
thường là một nguyên nhân gây trầm cảm lâm
sàng hoặc dưới lâm sàng(10).
Do vậy, sự khiếm khuyết hoạt động chức
năng thể hiện rõ ở nhóm LX có GXCS thắt lưng
và số lượng đốt sống bị gãy. Tuy nhiên, chúng
tôi nghĩ rằng cần nhiều nghiên cứu để đánh giá
tác động đầy đủ của biến cố GXCS trên lãnh vực
sức khoẻ này.
KẾT LUẬN
Bệnh loãng xương gây cảm nhận xấu về
CLCS của người đó, đặc biệt xem xét về tương
lai, nguy cơ mất độc lập và chịu đựng đau.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy sự khác
biệt giữa bệnh nhân LX và nhóm chứng. Bệnh
nhân LX, ngay cả khi không có GX, có trầm cảm
nhiều hơn và giảm CLCS nhiều hơn.
LX là một bệnh dẫn đến khó chịu nặng nề,
mất khả năng, và ảnh hưởng các khía cạnh khác
của cuộc sống cá nhân với nhiều hậu quả khác
nhau, chẳng hạn, đau mạn tính, giảm khả năng
cơ thể, giảm hoạt động xã hội, chịu đựng kém,
trầm cảm, mất độc lập, tự chủ.
Chúng tôi nghĩ rằng CLCS của bệnh nhân
LX phải được điều tra trước khi GX để có biện
pháp can thiệp thích hợp (tư vấn, hỗ trợ, chăm
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 148
sóc) ở tất cả các giai đoạn khác nhau của bệnh.
Điều này sẽ giúp bệnh nhân có nhiều chiến lược
hữu hiệu để tiếp nhận bệnh và đối phó với nó.
Thông tin qua bộ câu hỏi có thể là một công cụ
mạnh mẽ đối với bác sĩ hoặc người chăm sóc
trong việc quản lý bệnh nhân loãng xương tại
Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bianchi ML, Orsini MR, Saraifoger S et al (2005). Quality of
life in post-menopausal osteoporosis. Health Qual Life
Outcomes. Dec 1;3:78.
2. Center JR, Nguyen TV, Schneider D, et al (1999). Mortality
after all major types of osteoporotic fracture in men and
women: an observational study. Lancet ; 353: 878-882.
3. Cooper C, Atkinson EJ, O’Fallon WM et al (1992). Incidence of
clinically diagnosed vertebral fractures: a population-based
study in Rochester, Minnesota, 1985-1989. J Bone miner Res. 7:
221-227.
4. De Oliveira FN, Arthuso M, da Silva R, et al (2008). Quality of
life in women with postmenopausal osteoporosis: correlation
between QUALEFFO-41 and SF-36. Maturitas. 2009 Jan 20;
62(1): 85-90. Epub 2008 Dec 18
5. Genant HK, Wu CY, Van Kuijk C, Nevitt MC. (1993).
Verterbral fracture assessment using a semiquantitative
technique. J Bone Miner Res, 8: 1137-1148
6. Hall S. E., Criddle R. A., Comito T. L. and Prince R. L (1999).
A Case–Control Study of Quality of Life and Functional
Impairment in Women with Long–Standing Vertebral
Osteoporotic Fracture. Osteopor Int; 9: 508-15
7. Huang C, Ross PD, Wasnich RD. (1996). Vertebral fractures
and other predictors of back pain among older women. J
Bone Min Res, 11: 1026-1032.
8. Lips P, Cooper C, Agnusdei D. et al (1999). Quality of life in
patients with vertebral fractures: validation of the quality of
life questionnaire of the European Foundation for
Osteoporosis (QUALEFFO). Osteopor Int, 10: 150-160.
9. Mai Thế Trạch - Nguyễn Thy Khuê (2007). Mãn kinh. Nội tiết
học đại cương: 329- 330.
10. Mitchell C (2001). Assessment and management of chronic
pain in elderly people. Br J Nur, 10: 296-304.
11. Nevitt MC, Ettinger B, Black DM et al (1998). The association
of radiographically detected vertebral fractures with back
pain and function: a prospective study. Ann Intern Med, 128:
793-800
12. Nguyen ND, Ahlborg H, Center J et al (2005). Residual
lifetime risk of fracture in elderly men and women. Bone;
36:S131
13. Nguyen ND, Nguyen TV. Assessment of fracture risk. In
Marcus R, Feldman D, Nelson D, Rosen C, Eds. Osteopor 2006,
3 rd Edition. San Diegp CA: Elsevier Inc
14. Olesik A, Lips P, Dawson A. et al. (2000). Health-related
quality of life (HRQOL) in postmenopausal women with low
BMD with or without prevalent verterbral fractures. J Bone
Miner Res, 15: 1384-1392.
15. Silverman SL, Minshall ME, Shen W. et al. (2001). The
relationship of health-related quality of life to prevalent and
incident vertebral fractures in postmenopausal women with
osteoporosis: results from the multiple outcomes of
Raloxilene evaluation study. Arthritis Rheum, 44: 2611-2619.
16. Van der Klift M. et al (2002). The incidence of vertebral
fracture in men and women: the Rotterdam Study. J Bone
Miner Res; 17: 1051-1056.
17. Vu TTT, Tran TC, et al. (2003). Assessment of low bone mass
in Vietnamese: comparison of QUS calcaneal ultrasonometer
and data- derived T –score. J Bone Miner Metab; 21(2): 114-9.
18. WHO Expert Consultation (2004). Appropriate body-mass
index for Asian populations and its implications for policy
and intervention strategies. Lancet 2004 Jan; 363: 157-63.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_chat_luong_cuoc_song_o_benh_nhan_loang_xuong_sau_ma.pdf