Các biến chứng sau khi đặt gồm nghẹt
catheter, phù thoát dịch, tuột catheter, nhiễm
trùng huyết. Nghiên cứu tác giả Bulbul hầu như
không có biến chứng nghiêm trọng, chỉ gặp biến
chứng tắc nghẽn 12,7% trong 139 trường hợp(1).
Không có trường hợp nào nghẹt catheter được
ghi nhận trong nghiên cứu chúng tôi dù trong tất
cả trường hợp đều sử dụng catheter 1F. Chúng
tôi không sử dụng heparin khi lưu catheter mà
chỉ duy trì bằng truyền dịch liên tục, không ngắt
quãng và sử dụng nghiệm pháp “pop-up” khi có
tình trạng nghẹt tạm thời. Phù thoát dịch được
ghi nhận ở cả 3 vị trí. Trẻ có biểu hiện sưng phù
có thể hoặc không kết hợp với đỏ vùng nách, tay
(chích vị trí tay), vùng bẹn, bìu, chân (chích vị trí
chân), vùng vai, cổ (chích vị trí đầu). Tuột
catheter xảy ra 3 trường hợp ở tay và đầu, cần
lưu ý cố định catheter chắc và theo dõi vị trí
catheter.
Chúng tôi ghi nhận có 1 trường hợp cấy máu
rút qua catheter dương tính ở vị trí chân, đây
cũng là vị trí được ghi nhận khó giữ vệ sinh
nhất. Tỉ lệ nhiễm trùng huyết liên quan đến
catheter là 3,5/1000 ngày catheter. Tỉ lệ này giảm
so với năm 2006 tại khoa chúng tôi là 7,5/1000
ngày catheter. Nhiễm trùng huyết từ catheter
trung ương (Central line associated blood stream
infections, CLABSIS) là một nguyên nhân quan
trọng gây tăng tỷ lệ tử vong của bệnh nhân.
Nhiễm trùng này có thể phòng ngừa được, ngay
cả ở trẻ sơ sinh, là nhóm trẻ có nguy cơ nhiễm
trùng cao hơn ở trẻ lớn và người lớn(5). Phòng
ngừa tiên phát bao gồm hạn chế đặt catheter,
điều này thường không thể thực hiện ở trẻ sanh
non, và trẻ bệnh nặng. Trong khi đó, chiến lược
phòng ngừa thứ phát, nhấn mạnh đến cải thiện
kỹ thuật, và giáo dục lâm sàng về kỹ thuật đặt và
lưu đường truyền, thì có thể thực hiện được ở trẻ
sơ sinh. Cải thiện chất lượng đa vị trí (Multi-site
quality improvement, QI) là một phương thức
hiệu quả tăng thêm sự chú ý của nhân viên và
tập trung vào thực hiện lâm sàng được chứng
minh là “thực hành tốt nhất”(5). Từ năm 2010,
chúng tôi đã áp dụng bảng kiểm quản lý chất
lượng cho tất cả các trường hợp đặt catheter
trung ương trong đó việc rửa tay kỹ lưỡng, kỹ
thuật đưa catheter vào vô trùng, sát trùng ba
chia, chỗ nối catheter với dung dịch sát khuẩn và
chờ khô trước khi nối vào catheter trung ương,
hình thành nhóm nhân viên chuyên đặt catheter
là những yếu tố góp phần giảm thiểu nhiễm
trùng bệnh viện từ catheter(4,5).
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 194 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá chất lượng đặt Catheter tĩnh mạch trung ương từ các vị trí ngoại biên khác nhau, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 227
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐẶT CATHETER TĨNH MẠCH
TRUNG ƯƠNG TỪ CÁC VỊ TRÍ NGOẠI BIÊN KHÁC NHAU
Đặng Lê Ánh Châu*, Trần Ngọc Bích Tuyền*, Nguyễn Thị Ngọc Linh*, Cam Ngọc Phượng*,
Hồ Tấn Thanh Bình*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Đặt catheter tĩnh mạch trung ương từ ngoại biên được áp dụng tại khoa Hồi sức sơ sinh Nhi
Đồng I từ năm 2006, là một kỹ thuật cần thiết trong chăm sóc sơ sinh ở trẻ sanh non nhẹ cân, trẻ hậu phẫu dị tật
bẩm sinh đường tiêu hóa cần dinh dưỡng tĩnh mạch dài ngày. Từ năm 2010, chúng tôi áp dụng bảng kiểm để
quản lý chất lượng catheter trung ương đặt từ vị trí ngoại biên.
Mục tiêu: Đánh giá chất lượng đặt catheter tĩnh mạch trung ương từ các vị trí ngoại biên khác nhau.
Phương pháp: Mô tả cắt ngang, có phân tích tất cả trẻ sơ sinh được đặt catheter tĩnh mạch trung ương từ
tháng 3/2010 đến tháng 4/2011.
Kết quả: Nghiên cứu gồm 143 trẻ với tuổi thai trung bình 33,4 ± 3,4 tuần, cân nặng lúc sanh trung bình
2118 ± 888 gr, ngày tuổi trung bình lúc đặt catheter 13,2 ± 9,6 ngày. Tỉ lệ đặt thành công là 72,0% với 4 yếu tố
liên quan (p < 0,05) là cân nặng lúc sanh, ngày tuổi, ngày nằm viện và thời gian đặt. Thời gian lưu catheter
trung bình 19,1 ± 7,0 ngày với tổng số ngày sử dụng là 1963 ngày. Có 3 vị trí ngoại biên được sử dụng để đặt
catheter trung ương từ ngoại biên: tay (32,0%), chân (19,4%), tĩnh mạch thái dương ở đầu (49,5%). Không có sự
khác biệt về biến chứng trong và sau khi đặt catheter trung ương từ 3 vị trí này. Tỉ lệ nhiễm trùng huyết liên
quan đến catheter là 3,5/1000 ngày catheter.
Kết luận: Tỉ lệ đặt thành công catheter trung ương từ ngoại biên là 72% với 4 yếu tố liên quan là cân nặng,
ngày tuổi, ngày nằm viện và thời gian đặt. Vị trí tĩnh mạch thái dương là 1 vị trí tốt như ở tay và chân. Thời gian
lưu catheter trung bình là 19,1 ± 7,0 ngày. Tỉ lệ nhiễm trùng liên quan đến catheter giảm. Cần chỉ định đặt
catheter sớm và có kế hoạch dự phòng tĩnh mạch. Áp dụng bảng kiểm quản lý chất lượng catheter có thể giúp
giảm nguy cơ đặc biệt nhiễm trùng huyết liên quan catheter.
Từ khóa: Đặt catheter tĩnh mạch trung ương từ ngoại biên.
ABSTRACT
EVALUATION OF PERIPHERALLY INSERTED CENTRAL CATHETER
BASED ON DIFFERENT POSITIONS
Đang Le Anh Chau, Tran Ngoc Bich Tuyen, Nguyen Thi Ngoc Linh, Cam Ngoc Phuong,
Ho Tan Thanh Binh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 227 - 232
Introduction: The peripherally inserted central catheter (PICC) has applied in NICU of CH1 since 2006, an
integral part of routine practice in care of premature infants and neonates with congenital intestinal defects who
need long term parenteral nutrition. From 2010 we use the checklist to control the quality of PICC.
Objective: Access the quality of peripherally inserted central Catheter from dfferent position.
Methods: The cross_sectional study, analyse all neonates inserted central line catheter from 3.2010 to
4.2011.
* Khoa Hồi sức Sơ sinh, BV. Nhi Đồng 1
Tác giả liên lạc: CN Đặng Lê Ánh Châu ĐT: 0903318135 Email: anna1709@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 228
Result: There were 143 neonates with GA is 33.4 ± 3.4 ws, BW is 2118 ± 888gr, days-old inserted central
line is 13.2 ± 9.6 days. Successful rate is 72.0% with 4 concered factors are BW, days old, time of procedure and
length of stay. PICCs were left in 19 ± 7.0 days with total left days were 1963. Catheters were placed from 3
positions of peripheral vein: arm (32.0%), leg (19.4%), superficial temporal vein (49.5%). There is no difference of
complications between before and post procedure from those positions. Catheter associated bloodstream infection
occured in 3.5/1000.
Conclusion: Successful rate is 72.0%. There is a association among BW, days old, time of procedure and
length of stay. Temporal vein is a position for placing catheter as well as arms or legs. PICCs were left in 19 ± 7.0
days. Infections relate to catheter reduced. PICC should place soon. The checklist helps reducing risk of catheter
related infections.
Key words: The peripherally inserted central catheter (PICC).
ĐẶT VẤN ĐỀ
Kỹ thuật đặt catheter tĩnh mạch trung ương
từ ngoại biên đã được thực hiện tại Khoa Hồi
sức Sơ sinh từ năm 2006. Ngày càng có nhiều trẻ
sanh non nhẹ cân được cứu sống, và nhiều dị tật
bẩm sinh đường tiêu hóa có thể phẫu thuật, vì
vậy nhu cầu tiếp cận đường truyền tĩnh mạch
kéo dài càng tăng. Sau 4 năm áp dụng chúng tôi
nhận thấy sự thành công của kỹ thuật này phụ
thuộc vào nhiều yếu tố; có nhiều vị trí ngoại biên
đặt được catheter trung ương, từng vị trí có
những điểm thuận lợi và khó khăn khác nhau.
Cũng như những kỹ thuật xâm lấn khác, kỹ
thuật này cũng có nhiều nguy cơ như là sai vị trí,
nghẹt, xuất huyết và đặc biệt là nhiễm trùng
huyết liên quan đến catheter(3,4). Việc sử dụng
ngày càng nhiều catheter trung ương thì nguy cơ
xảy ra càng nhiều do đó việc quản lý chất lượng
để giảm thiểu các biến chứng cần được quan
tâm(5). Từ năm 2010, khoa Hồi sức sơ sinh chúng
tôi đã thiết lập một bảng kiểm quản lý chất
lượng catheter trung ương và bảng kiểm này
được áp dụng cho tất cả các trường hợp tiến
được tiến hành đặt catheter trung ương từ ngoại
biên. Chăm sóc điều dưỡng thích hợp, bao gồm
kiểm soát nhiễm trùng, cố định catheter chắc
chắn và thay băng khi cần thiết có thể giúp ngăn
ngừa biến chứng và duy trì catheter cho đến khi
quá trình điều trị được hoàn tất. Do đó chúng tôi
thực hiện đề tài này nhằm đánh giá lại chất
lượng đặt catheter tĩnh mạch trung ương từ
ngoại biên theo các vị trí khác nhau tại Khoa Hồi
sức sơ sinh từ tháng 3/2010 đến 4/2011.
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá chất lượng đặt catheter tĩnh mạch
trung ương từ các vị trí ngoại biên khác nhau tại
Khoa Hồi sức sơ sinh sau khi xây dựng và áp
dụng bảng kiểm (tỷ lệ đặt thành công catheter
tĩnh mạch trung ương từ ngoại biên và một số
yếu tố liên quan; thời gian lưu và tỉ lệ các biến
chứng trong và sau khi đặt catheter theo vị trí).
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu mô tả cắt ngang tất cả trẻ sơ sinh
nhập Khoa Hồi sức sơ sinh có chỉ định đặt
catheter tĩnh mạch trung ương từ ngoại biên
trong thời gian từ 3/2010 đến 4/2011. Trẻ được
đặt thành công nghĩa là đặt được catheter trung
ương từ chích tĩnh mạch đường ngoại biên, thất
bại nghĩa là không đặt được catheter trung ương
hoặc đặt được bằng phương pháp khác như là
bộc lộ tĩnh mạch hoặc chích tĩnh mạch lớn, tĩnh
mạch trung ương (tĩnh mạch cảnh, tĩnh mạch
dưới đòn).
Tất cả trẻ khi được tiến hành đặt catheter
trung ương từ ngoại biên đều phải tuân thủ theo
bảng kiểm quản lý chất lượng catheter trung
ương từ ngoại biên(4,5).
Đặt catheter
- Chọn vị trí TM lớn, dễ thấy.
- Sát trùng vị trí cần đặt catheter lần 1.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 229
- Rửa tay đúng kỹ thuật. Nhân viên mang
khẩu trang, đội nón, mặc áo vô trùng
- Trải khăn vô trùng che trẻ.
- Kỹ thuật đặt vô trùng: Sát trùng da lần 2
trước khi chích với dung dịch Chlorhexidine 2%
trong 30 giây, chờ khô.
Chăm sóc catheter
- Chỉ thay băng khi cần thiết (nếu ướt)
- Dùng dây nối có khóa. Không kẹp trực tiếp
trên catheter.
- Dùng ống chích 5 cc khi cần bơm dịch.
- Không truyền máu hoặc lấy máu thử xét
nghiệm thường quy qua catheter.
- Không quấn băng đo huyết áp, không lấy
máu tĩnh mạch từ chi có đặt PICC.
- Truyền dịch pha và thuốc trong môi trường
vô trùng.
- Thay dịch pha, dây truyền mỗi 24 giờ. Sử
dụng kỹ thuật vô trùng khi thay dây và dịch. Sát
trùng chỗ nối với dung dịch Chlorhexidine 2% ít
nhất 15 giây, và chờ khô khi thay dây.
- Mở PICC càng ít lần càng tốt.
- Rút PICC khi nuôi ăn qua đường tiêu hóa >
120ml/kg/ngày.
Đánh giá
- Kiểm tra vị trí tiêm (sưng, đỏ)
- Kiểm tra chi (phù, đỏ) mỗi 4 – 8 giờ.
- Kiểm tra băng mỗi 4 – 8 giờ.
Thủ thuật được tiến hành bởi điều dưỡng
khoa Hồi sức sơ sinh, catheter sử dụng là
catheter kích thước 1F.
Thu thập số liệu theo bảng thu thập số
liệu. Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm
thống kê SPSS.
KẾT QUẢ
Từ tháng 3/2010 đến tháng 4/2011, chúng
tôi nhận vào nghiên cứu tổng cộng 143 trẻ có
chỉ định đặt catheter tĩnh mạch trung ương.
Bảng 1: Đặc điểm dân số nghiên cứu
Tuổi thai (tuần) 33,4 ± 3,4 (25 – 42)
CNLS (gr) 2118 ± 888 (600 – 5700)
Ngày tuổi (lúc đặt catheter) 13,2 ± 9,6 (2 – 60)
Số ngày nằm viện (lúc đặt
catheter)
11,8 ± 9,4 (1 – 60)
Bảng 2: Tỉ lệ đặt catheter trung ương từ ngoại biên
thành công
Thành công Thất bại
Số ca (%) 103 (72,0%) 40 (28,0%)
Tay Chân Thái
dương
Không
chích
được TM
Không
tìm thấy
TM
33
(32,0%)
19
(18,4%)
51
(49,5%)
20
(50,0%)
20
(50,0%)
Bảng 3: Các yếu tố liên quan đến tỉ lệ đặt catheter
tĩnh mạch trung ương từ ngoại biên thành công
Thành
công
Thất bại t test
Tuổi thai (tuần) 33,0 ± 3,8 33,4 ± 4,0 p = 0,554
CNLS (gr) 1984 ± 815 2464 ±
980
p = 0,003
Ngày tuổi (lúc đặt
catheter)
11,0 ± 7,7 18,8 ±
11,8
p = 0,000
Số ngày nằm viện (lúc
đặt catheter)
10,2 ± 7,9 16,2 ±
11,5
p = 0,000
Thời gian đặt (phút) 27,2 ± 27,1 82,0 ±
50,0
p = 0,000
Tổng số ca 103 40
Bảng 4: Thời gian đặt catheter và tỉ lệ thành công
Thời gian đặt Thành công
< 30 phút 87 (61%)
< 45 phút 94 (66%)
< 60 phút 100 (70%)
Bảng 5: Thời gian lưu catheter trung bình và tổng số
ngày sử dụng catheter theo vị trí đặt
Tay Chân Thái
dương
Chung
Tổng số ngày
lưu catheter
635 327 1001 1963
Thời gian lưu
catheter trung
bình (ngày)
19,2 ± 6,7 17,2 ± 6,3 19,6 ± 7,4 19,1 ± 7,0
Tổng số ca 33 19 51 103
t test p > 0,05
Bảng 6: Các khó khăn và biến chứng trong khi đặt
catheter theo vị trí
Tay Chân Thái
dương
Chung
Đau 5 (15,2%) 2 (10,5%) 9 (17,6%) 16 (15,5%)
Chảy máu 6 (18,2%) 4 (21,1%) 5 (9,8%) 15 (14,6%)
Khó luồn
catheter
9 (27,3%) 5 (26,3%) 9 (17,6%) 23 (22,3%)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 230
Tay Chân Thái
dương
Chung
Sai vị trí 1 (3,0%) 0 (0%) 2 (3,9%) 3 (2,9%)
Có biến
chứng
12 (36,4%) 8 (42,1%) 19 (37,2%) 39 (37,9%)
χ2 test p > 0,05
Bảng 7: Các biến chứng sau khi đặt catheter theo vị
trí
Tay Chân Thái
dương
Chung
Nghẹt catheter 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%)
Phù thoát dịch 3 (9,1%) 3 (15,8%) 3 (5,9%) 9 (8,7%)
Tuột catheter 1 (3,0%) 0 (0%) 2 (3,9%) 3 (2,9%)
Nhiễm trùng
huyết cấy máu
(+)
0 (0%) 1 (5,3%) 0 (0%) 1 (1,0%)
Nhiễm trùng
huyết
2 (6,1%) 3 (15,8%) 2 (3,9%) 7 (6,8%)
Có biến chứng 6 (18,2%) 6 (31,6%) 7 (13,7%) 20
(19,4%)
χ 2 test p > 0,05
BÀN LUẬN
Tỉ lệ đặt thành công catheter trung ương từ
ngoại biên trong nghiên cứu của chúng tôi là
72%, thấp so tác giả Bulbul (88,5%)(1). Phân tích
trong nhóm thất bại chiếm tỉ lệ 28%, chúng tôi
nhận thấy có 2 nhóm nguyên nhân chính là
không tìm thấy tĩnh mạch hoặc không chích
được tĩnh mạch. Đối với nhóm không tìm thấy
tĩnh mạch, hầu hết trẻ đã bị chích tất cả các tĩnh
mạch ngoại biên dẫn đến tình trạng các tĩnh
mạch ngoại biên đều hư hoặc bể không thể
chích và luồn catheter. Đây là nhóm nguyên
nhân có thể giải quyết được. Các trẻ tiên lượng
dinh dưỡng tĩnh mạch kéo dài cần được thảo
luận trong nhóm điều dưỡng chăm sóc để có kế
hoạch thực hiện catheter trung ương sớm và
nhất thiết phải dự phòng đường tĩnh mạch
ngoại biên để thực hiện thủ thuật. Nếu chúng ta
để dành các tĩnh mạch lớn như tĩnh mạch nền
hoặc tĩnh mạch hiển còn nguyên vẹn, khả năng
đặt thành công sẽ cao. Dự kiến sẽ đặt catheter
trung ương vào vài ngày tới thì điều dưỡng nên
tránh chích tĩnh mạch, tránh lấy máu ở những
vị trí này. Thực hiện tốt điều này có thể giúp cải
thiện tỉ lệ thành công. Đối với nhóm không
chích được tĩnh mạch, cần nâng cao kỹ năng
của điều dưỡng thực hiện. Ngoài ra chọn tĩnh
mạch đúng có thể cải thiện tỷ lệ thành công đặt
PICC. Đơn giản là chúng ta nên chọn tĩnh mạch
lớn nhất hoặc dễ thấy nhất sẽ giúp đặt catheter
thành công.
Có 3 vị trí được dùng để đặt catheter trung
ương là tay, chân và đầu. Trong nghiên cứu
chúng tôi, vị trí tĩnh mạch thái dương ở đầu
chiếm tỉ lệ cao nhất (49,5%) trong khi vị trí chủ
yếu theo y văn là ở tay(1,2). Một trong những lý do
là do các trẻ nhập khoa chúng tôi phần lớn các
tĩnh mạch ở tay chân đều đã sử dụng, hư hoặc
bể, do đó chỉ còn vị trí tĩnh mạch ở đầu còn
nguyên vẹn. Đồng thời tỉ lệ này còn cho thấy vị
trí tĩnh mạch thái dương có thể sử dụng tốt để
đặt catheter vào trung ương.
Nghiên cứu chúng tôi đánh giá sự liên quan
giữa đặt thành công với 5 yếu tố: tuổi thai, cân
nặng lúc sanh, ngày tuổi, ngày nằm viện, và thời
gian đặt. Yếu tố tuổi thai không tìm thấy sự khác
biệt giữa 2 nhóm thành công và thất bại. 4 yếu tố
cân nặng, ngày nằm viện, ngày tuổi và thời gian
đặt liên quan có ý nghĩa thống kê với yếu tố thành
công. Nhóm đặt thành công có cân nặng lúc sanh
thấp hơn so với nhóm thất bại. Có thể giải thích
do 2 lý do là trẻ nhẹ cân có thể quan sát thấy tĩnh
mạch dễ dàng hơn, và những trẻ này thường
được chuyển đến chúng tôi sớm hơn.
Ngày tuổi và ngày nằm viện ở nhóm thành
công lần lượt là 11,0 ± 7,7 và 10,2 ± 7,9 ngắn hơn
so với nhóm thất bại (18,8 ± 11,8 và 16,2 ± 11,5)
(p=0,000). Thời gian điều trị càng dài trước thời
điểm đặt catheter trung ương, số tĩnh mạch đã
được sử dụng càng nhiều càng làm giảm khả
năng chích và luồn catheter từ ngoại biên thành
công. Thời điểm đặt của y văn đa phần trước 10
ngày(2). Do đó cần tiên lượng sớm ở trẻ cần dinh
dưỡng dài ngày, đặc biệt ở nhóm trẻ khó chích
và tiến hành đặt catheter sớm hơn.
Thời gian đặt được tính từ lúc bắt đầu tiến
hành chích tĩnh mạch (sau khi đã chuẩn bị bệnh
nhân, dụng cụ, sát trùng vùng thủ thuật) đến khi
thủ thuật kết thúc (có lưu hoặc không lưu được
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 231
catheter). Nhóm thành công có thời gian đặt
ngắn hơn nhóm thất bại (27,2 ± 27,1 so với 82,0 ±
50,0). Chúng tôi chọn 3 điểm cắt thời gian lúc 30,
45 và 60 phút và ghi nhận thấy tỉ lệ thành công
nếu ngưng thủ thuật thời điểm 30 phút là 61%
(87/143), 45 phút là 66%, 60 phút là 70%.
Thời gian đặt càng dài, nguy cơ có thể xảy ra
nhiều hơn đặc biệt điều kiện vô trùng không
đảm bảo. Đề nghị của chúng tôi là chỉ nên tiến
hành thủ thuật trong vòng 60 phút. Nếu thất bại
nên chọn 1 phương pháp tiếp cận khác. Tất cả
trường hợp thất bại trong nghiên cứu chúng tôi
đều đặt được catheter trung ương qua bộc lộ
tĩnh mạch hoặc chích tĩnh mạch lớn (cảnh hoặc
dưới đòn).
Thời gian lưu catheter trung bình của nghiên
cứu chúng tôi là 19,1 ± 7,0 ngày với tổng số ngày
sử dụng là 1963 ngày. Thời gian lưu này thấp so
với nghiên cứu của chúng tôi năm 2006 (21 ngày)
do chỉ định đặt catheter trung ương rộng rãi hơn
do hiệu quả đạt được. Tỉ lệ dùng catheter < 7
ngày chỉ là 7,8% (8/103), đây là tỉ lệ chấp nhận
được. Những trẻ có thời gian lưu ngắn do 1 trẻ
diễn tiến tốt, dinh dưỡng tiêu hóa hoàn toàn
sớm, 7 trẻ còn lại tử vong. Giữa 3 nhóm vị trí
tĩnh mạch ngoại biên, thời gian lưu trung bình là
không có sự khác biệt.
Khó khăn và biến chứng trong khi đặt gồm
đau (trẻ quấy khóc, bứt rứt, cần sử dụng giảm
đau), khó luồn, chảy máu và sai vị trí. Tính
chung trẻ có khó khăn hoặc biến chứng trong khi
đặt giữa 3 nhóm vị trí tay, chân, đầu thì không
tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tuy
nhiên chúng tôi nhận thấy chích ở vị trí đầu và
tay có tỉ lệ trẻ đau nhiều hơn (17,6% và 15,2%) so
với chân (10,5%). Vị trí ở tay, chân có chảy máu
(18,2% và 21,1%) và khó luồn (27,3% và 26,3%)
nhiều hơn vị trí ở đầu (9,8% và 17,6%) do tĩnh
mạch ở tay chân là tĩnh mạch lớn nhưng khi
luồn trung ương có thể vướng ở nách hoặc bẹn.
Luồn catheter từ chân không có trường hợp nào
sai vị trí. Theo tác giá Haase, đặt catheter trung
ương từ vị trí chân vào đúng vị trí trung ương
cao hơn so với từ vị trí tay (p < 0,01)(3).
Các biến chứng sau khi đặt gồm nghẹt
catheter, phù thoát dịch, tuột catheter, nhiễm
trùng huyết. Nghiên cứu tác giả Bulbul hầu như
không có biến chứng nghiêm trọng, chỉ gặp biến
chứng tắc nghẽn 12,7% trong 139 trường hợp(1).
Không có trường hợp nào nghẹt catheter được
ghi nhận trong nghiên cứu chúng tôi dù trong tất
cả trường hợp đều sử dụng catheter 1F. Chúng
tôi không sử dụng heparin khi lưu catheter mà
chỉ duy trì bằng truyền dịch liên tục, không ngắt
quãng và sử dụng nghiệm pháp “pop-up” khi có
tình trạng nghẹt tạm thời. Phù thoát dịch được
ghi nhận ở cả 3 vị trí. Trẻ có biểu hiện sưng phù
có thể hoặc không kết hợp với đỏ vùng nách, tay
(chích vị trí tay), vùng bẹn, bìu, chân (chích vị trí
chân), vùng vai, cổ (chích vị trí đầu). Tuột
catheter xảy ra 3 trường hợp ở tay và đầu, cần
lưu ý cố định catheter chắc và theo dõi vị trí
catheter.
Chúng tôi ghi nhận có 1 trường hợp cấy máu
rút qua catheter dương tính ở vị trí chân, đây
cũng là vị trí được ghi nhận khó giữ vệ sinh
nhất. Tỉ lệ nhiễm trùng huyết liên quan đến
catheter là 3,5/1000 ngày catheter. Tỉ lệ này giảm
so với năm 2006 tại khoa chúng tôi là 7,5/1000
ngày catheter. Nhiễm trùng huyết từ catheter
trung ương (Central line associated blood stream
infections, CLABSIS) là một nguyên nhân quan
trọng gây tăng tỷ lệ tử vong của bệnh nhân.
Nhiễm trùng này có thể phòng ngừa được, ngay
cả ở trẻ sơ sinh, là nhóm trẻ có nguy cơ nhiễm
trùng cao hơn ở trẻ lớn và người lớn(5). Phòng
ngừa tiên phát bao gồm hạn chế đặt catheter,
điều này thường không thể thực hiện ở trẻ sanh
non, và trẻ bệnh nặng. Trong khi đó, chiến lược
phòng ngừa thứ phát, nhấn mạnh đến cải thiện
kỹ thuật, và giáo dục lâm sàng về kỹ thuật đặt và
lưu đường truyền, thì có thể thực hiện được ở trẻ
sơ sinh. Cải thiện chất lượng đa vị trí (Multi-site
quality improvement, QI) là một phương thức
hiệu quả tăng thêm sự chú ý của nhân viên và
tập trung vào thực hiện lâm sàng được chứng
minh là “thực hành tốt nhất”(5). Từ năm 2010,
chúng tôi đã áp dụng bảng kiểm quản lý chất
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 232
lượng cho tất cả các trường hợp đặt catheter
trung ương trong đó việc rửa tay kỹ lưỡng, kỹ
thuật đưa catheter vào vô trùng, sát trùng ba
chia, chỗ nối catheter với dung dịch sát khuẩn và
chờ khô trước khi nối vào catheter trung ương,
hình thành nhóm nhân viên chuyên đặt catheter
là những yếu tố góp phần giảm thiểu nhiễm
trùng bệnh viện từ catheter(4,5).
KẾT LUẬN
Tỉ lệ đặt thành công catheter trung ương từ
ngoại biên là 72% với 4 yếu tố liên quan là cân
nặng, ngày tuổi, ngày nằm viện và thời gian đặt.
Vị trí tĩnh mạch thái dương ở đầu là 1 vị trí tốt
như ở tay và chân. Thời gian lưu catheter trung
bình là 19,1 ± 7,0 ngày. Tỉ lệ nhiễm trùng liên
quan đến catheter thấp (3,5/1000 ngày catheter).
Cần chỉ định đặt catheter sớm và có kế hoạch dự
phòng tĩnh mạch. Áp dụng bảng kiểm quản lý
chất lượng catheter có thể giúp giảm nguy cơ
đặc biệt nhiễm trùng huyết.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bulbul A, Okan F, Nuhoglu A (2010), “Percutaneously
inserted central catheters in the newborns: a center's
experience in Turkey”, J Matern Fetal Neonatal Med, Vol 23 (6),
529 – 535.
2. Camargo PP, Kimura AF, Toma E, Tsunechiro MA (2008),
“Initial peripherally inserted central catheter tip position in
neonates”, Rev Esc Enferm USP, Vol 42(4): 719 – 724.
3. Haase R, Kunze C, Wludyka B, Thäle V, Merkel N (2010),”
Malpositioning in blindly inserted PICCs in neonates.
Experience in 174 catheters”, Archives of Perinatal Medicine, Vol
16(4), 187 – 193.
4. Paulson PR, Miller KM (2008), “Neonatal peripherally
inserted central catheters: recommendations for prevention of
insertion and postinsertion complications”, Neonatal Netw, Vol
27(4), 245 – 257.
5. Wirtschafter DD, Pettit J, Kurtin P et al (2010), “A statewide
quality improvement collaborative to reduce neonatal central
line-associated blood stream infections”, Journal of Perinatology,
Vol 3, 170 – 181.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_chat_luong_dat_catheter_tinh_mach_trung_uong_tu_cac.pdf