Đánh giá chất lượng nước uống qua chỉ số vi sinh vật vệ sinh tại một số cộng đồng dân tộc thiểu số huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk, năm 2007
BÀN LUẬN
Qua xét nghiệm cho thấy các mẫu nước uống nhiễm Coliforms và E.coli thường là các
mẫu nước không đun sôi. Tỷ lệ mẫu nước không đạt tiêu chuẩn theo chỉ tiêu vi sinh vật là
80%. Kết quả này là hợp lý do tất cả 45 mẫu được lấy từ các nguồn nước có chất lượng vệ
sinh không cao như là nước suối và nước giếng đào.
Tỷ lệ uống nước không đun sôi là 71.11% là rất đáng báo động. Các mẫu nước uống
không đun sôi 100% không đạt tiêu chuẩn vệ sinh về phương diện vi sinh vật. Tuy nhiên
vẫn còn có mẫu nước uống đã đun sôi nhưng vẫn nhiễm khuẩn Coliforms và cả E.coli có thể
do dụng cụ chứa nước uống của đồng bào không đảm bảo vệ sinh.
Do đồng bào các dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên phần lớn sử dụng nước suối và nước
giếng đào để sinh hoạt và ăn uống. Đây là các nguồn nước rất dễ bị ô nhiễm vào mùa mưa,
khi nước mưa rửa trôi nhiều rác thải và các chất ô nhiễm chảy vào các dòng sông, suối và cả
các miệng giếng không được xây thành bào quanh. Đây có thể là luận cứ để giải thích cho
kết quả là không có sự khác biệt giữa nước giếng đào và nước suối về mức độ ô nhiễm vi
sinh vật trong nghiên cứu của chúng tôi.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 151 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá chất lượng nước uống qua chỉ số vi sinh vật vệ sinh tại một số cộng đồng dân tộc thiểu số huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk, năm 2007, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 1
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC UỐNG QUA CHỈ SỐ VI SINH VẬT
VỆ SINH TẠI MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ
HUYỆN BUÔN ĐÔN, TỈNH ĐĂK LĂK, NĂM 2007
Nguyễn Lê Mạnh Hùng*, Mai Thị Hương Xuân*, Nguyễn Thị Chúc*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Đồng bào các dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên có thói quen uống nước lã. Vì vậy, nhằm đánh
giá chất lượng vệ sinh nước uống của đồng bào, chúng tôi tiến hành khảo sát trên địa bàn huyện Buôn Đôn, tỉnh
Đăk Lăk nơi có đến 18 các dân tộc thiểu số sinh sống. (4)
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ nước uống không đạt tiêu chuẩn về phương diện vi sinh vật.
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp mô tả cắt ngang, phân tích vi sinh mẫu nước uống theo phương
pháp MPN (Most Probable Number) theo tiêu chuẩn ISO 9308-2: 1990 (E). (3)
Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ mẫu nước uống không đạt tiêu chuẩn vi sinh vật tại xã Krông Na là 86,67%, tại
xã Ea Huar là 73,33%, và tại xã Ea Noul là 80%.
Kết luận: Tỷ lệ mẫu nước uống không đạt tiêu chuẩn theo chỉ tiêu vi sinh vật trong nghiên cứu tại ba xã
thuộc huyện Buôn Đôn, tháng 06 năm 2007 là 80%.
ABSTRACT
ASSESSMENT OF DRINKING WATER QUALITY THROUGH HYGIENIC MICROORGANISM
INDICATORS IN SOME ETHNIC MINORITY COMMUNITIES
IN BUON DON DISTRICT, DAK LAK PROVINCE, 2007
Nguyen Le Manh Hung, Mai Thi Huong Xuan, Nguyen Thi Chuc
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - Supplement of No 4 - 2008: 268 - 271
Background: The ethnic minorities are living in Highland have a habit that is they often drink water
without boiled. Therefore, to assess of their drinking water quality, we have carried out to survey in Buon
Don District, Dak Lak Province, where has eighteen ethnic minorities.
Objective: To determine the percentage of drinking water samples, which fails to reach the microorganic
standard.
Method: Descriptive and cross-sectional methods were used in the survey. The drinking water samples were
tested by MPN method (Most Probable Number) based on the ISO 9308-2: 1990 (E). (4)
Results: The percentage of drinking water samples fails to reach the microorganic standard in Krong Na
Commune of 86.67%, Ea Huar Commune of 77.33%, and Ea Noul Commune of 80%.
Conclusion: The percentage of drinking water samples fails to reach the micoorganic standard is 80% in the
survey, in Buon Don District, 2007.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 2
ĐẶT VẤN ĐỀ
Huyện Buôn Đôn có đến 18 cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống. Do điều kiện kinh tế
xã hội còn nhiều khó khăn, những vấn đề về tập tục, thói quen sinh hoạt có tác động rõ rệt
đến tỉ lệ mắc các bệnh đường ruột trong các cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống tại đây.
Đặc biệt là thói quen uống nước lã, điều đáng quan tâm hơn nữa là chất lượng vệ sinh của
các nguồn nước uống là rất đáng báo động. Đồng bào thường sử dụng nước sông, suối,
khe...để sinh hoạt và ăn uống. Trước những vấn đề cấp bách trên, chúng tôi tiến hành khảo
sát chất lượng nước uống qua chỉ số vi sinh vật vệ sinh tại một số cộng đồng dân tộc thiểu
số sinh sống trên địa bàn(4).
Mục tiêu nghiên cứu
1. Xác định tỷ lệ nước uống không đạt tiêu chuẩn vi sinh vật.
2. So sánh mức độ nhiễm khuẩn trong nước lã và nước sôi.
3. So sánh mức độ nhiễm khuẩn giữa các nguồn nước được sử dụng để uống.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Nước uống trực tiếp của các hộ gia đình được chọn điều tra.
Địa điểm và thời gian
Địa điểm: ba xã Krông Na, Ea Huar, Ea Noul, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk(4).
Thời gian thực địa: tháng 06 năm 2007.
Phương pháp thu thập mẫu(1)
Sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang.
Chọn mẫu ngẫu nhiên trong điều tra dịch tễ học thực địa.
Môi trường nuôi cấy và thuốc thử(5)
Môi trường Mac Conkey loãng có chứa đường Lactose và ống Durham.
Môi trường Lauryl Trytose Mannitol có Tryptophan.
Thuốc thử Kovac có phản ứng sinh Indol.
Phương pháp xét nghiệm và đánh giá
Xác định nhóm Coliforms và E.coli bằng phương pháp MPN (Most Probable Number)
theo tiêu chuẩn ISO 9308-2: 1990 (E)(3).
Đánh giá chất lượng vệ sinh của nước uống theo quyết định số 1329/2002/QĐBYT của
Bộ Y tế, năm 2002(2).
Phương pháp phân tích số liệu
Sử dụng phần mềm phân tích thống kê R Version 2.6.1(0).
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Thông tin chung về các điểm nghiên cứu
Bảng 1: Số hộ gia đình được điều tra phân bố theo dân tộc, xã
* Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 3
Stt Dân tộc Xã Số lượng
01 M’Nông Krông Na 15
02 Ja Rai Ea Huar 15
03 Ê đê Ea Noul 15
Tổng số 45
Bảng 2: Tỷ lệ uống nước lã
Stt Dân tộc Xã Số mẫu nước lã Tỷ lệ %
01 M’Nông Krông Na 11/15 73,33
02 Ja Rai Ea Huar 10/15 66,67
03 Ê đê Ea Noul 11/15 73,33
Tổng cộng 32/45 71,11
Nhận xét:
Tỷ lệ gia đình uống nước không đun sôi là 71,11%.
Cả ba cộng đồng dân dân tộc thiểu số tại ba xã được điều tra đều có thói quen uống
nước lã như nhau.
Kết quả xét nghiệm
Bảng 3: Kết quả xét nghiệm tại xã Krông Na
Stt Ký hiệu Nước
lã
Nước
sôi
Total coliforms
(MPN/100ml)
E.coli
(MPN/100ml)
01 KN 01 + 12 07
02 KN 02 + 09 03
03 KN 03 + 14 08
04 KN 04 + 63 22
05 KN 05 + 46 09
06 KN 06 + 220 140
07 KN 07 + 79 08
08 KN 08 + 180 70
09 KN 09 + 170 06
10 KN 10 + 0 0
11 KN 11 + 350 110
12 KN 12 + 70 34
13 KN 13 + 0 0
14 KN 14 + 33 04
15 KN 15 + 46 05
Nhận xét:
Cả 15 mẫu nước lấy từ xã Krông Na đều là nước suối.
Tỷ lệ mẫu nước không đạt tiêu chuẩn theo chỉ tiêu vi sinh vật là 13/15.
Tỷ lệ hộ gia đình uống nước lã là 11/15.
Có 11/11 mẫu nước lã nhiễm Coliforms và E.coli.
Có 2/4 mẫu nước đun sôi nhiễm Coliforms và E.coli.
Bảng 4: Kết quả xét nghiệm tại xã Ea Huar
Stt Ký hiệu Nước
lã
Nước
sôi
Total coliforms
(MPN/100ml)
E.coli
(MPN/100ml)
01 EH 01 + 27 06
02 EH 02 + 14 02
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 4
03 EH 03 + 17 05
04 EH 04 + 0 0
05 EH 05 + 94 34
06 EH 06 + 0 0
07 EH 07 + 920 180
08 EH 08 + 220 70
09 EH 09 + 94 33
10 EH 10 + 46 09
11 EH 11 + 0 0
12 EH 12 + 23 06
13 EH 13 + 350 130
14 EH 14 + 0 0
15 EH 15 + 280 110
Nhận xét:
Cả 15 mẫu nước lấy từ xã Ea Huar đều là nước giếng đào.
Tỷ lệ mẫu nước không đạt tiêu chuẩn theo chỉ tiêu vi sinh vật là 11/15.
Tỷ lệ hộ gia đình uống nước lã là 10/15.
Có 10/10 mẫu nước lã nhiễm Coliforms và E.coli.
Có 1/5 mẫu nước đun sôi nhiễm Coliforms và E.coli.
Bảng 5: Kết quả xét nghiệm tại xã Ea Noul
Stt Ký hiệu Nước
lã
Nước
sôi
Total coliforms
(MPN/100ml)
E.coli
(MPN/100ml)
01 EN 01 + 33 05
02 EN 02 + 1600 920
03 EN 03 + 79 46
04 EN 04 + 240 110
05 EN 05 + 31 07
06 EN 06 + 540 170
07 EN 07 + 280 240
08 EN 08 + 0 0
09 EN 09 + 46 17
10 EN 10 + 0 0
11 EN 11 + 0 0
12 EN 12 + 23 02
13 EN 13 + 33 04
14 EN 14 + 27 08
15 EN 15 + 22 07
Nhận xét:
Cả 15 mẫu nước lấy từ xã Ea Noul đều là nước giếng đào.
Tỷ lệ mẫu nước không đạt tiêu chuẩn theo chỉ tiêu vi sinh vật là 12/15.
Tỷ lệ hộ gia đình uống nước lã là 11/15.
Có 11/11 mẫu nước lã nhiễm Coliforms và E.coli.
Có 1/4 mẫu nước đun sôi nhiễm Coliforms và E.coli.
Phân tích kết quả nghiên cứu
Bảng 6: Tỷ lệ nước uống không đạt tiêu chuẩn vi sinh vật
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 5
Stt Dân tộc Xã Số mẫu không đạt Tỷ lệ %
01 M’Nông Krông Na 13/15 86,67
02 Ja Rai Ea Huar 11/15 73,33
03 Ê đê Ea Noul 12/15 80,00
Tổng cộng 36/45 80,00
Nhận xét:
Tỷ lệ nước uống không đạt tiêu chuẩn vi sinh vật là 80%.
Bảng 7: Mối liên quan giữa ô nhiễm vi sinh vật và địa điểm nghiên cứu
Krông Na Ea Huar Ea Noul P
Coliforms 13.0/46.0/ 124.5
7.0/27.0/
157.0
22.5/33.0/15
9.5 P=0.964
E.coli 4.5/8.0/ 28.0 1.0/6.0/52.0 3.0/7.0/78.0 P=0.947
Nhận xét:
Không có sự khác biệt giữa ba xã được chọn điều tra về mức độ nhiễm Coliforms và E.coli
trong nước uống.
Bảng 8: Mối liên quan giữa ô nhiễm vi sinh vật đối với nước sôi và nước lã
Nước sôi Nước lã P
Coliforms 0.0/0.0/2.25 31.0/70.0/220.0 P<0.001
E.coli 0.0/0.0/0.75 7.0/17.0/110.0 P<0.001
Nhận xét:
Tuy có mẫu nước đã được đun sôi nhưng vẫn bị nhiễm khuẩn, nhưng trung bình nước
uống đã được đun sôi có mức độ nhiễm Coliforms và E.coli thấp hơn nước không được đun
sôi. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê.
Bảng 9: Mối liên quan giữa ô nhiễm vi sinh vật và nguồn nước
Nước giếng đào Nước suối P
Coliforms 14.75/32.0/188.5 13.0/46.0/124.5 P=0.962
E.coli 2.0/7.0/64.0 4.5/8.0/28.0 P=0.887
Nhận xét:
Không có sự khác biệt giữa nước giếng đào và nước suối về mức độ nhiễm Coliforms và
E.coli. Điều này chứng tỏ tiêu chuẩn vệ sinh của nước giếng không đạt.
BÀN LUẬN
Qua xét nghiệm cho thấy các mẫu nước uống nhiễm Coliforms và E.coli thường là các
mẫu nước không đun sôi. Tỷ lệ mẫu nước không đạt tiêu chuẩn theo chỉ tiêu vi sinh vật là
80%. Kết quả này là hợp lý do tất cả 45 mẫu được lấy từ các nguồn nước có chất lượng vệ
sinh không cao như là nước suối và nước giếng đào.
Tỷ lệ uống nước không đun sôi là 71.11% là rất đáng báo động. Các mẫu nước uống
không đun sôi 100% không đạt tiêu chuẩn vệ sinh về phương diện vi sinh vật. Tuy nhiên
vẫn còn có mẫu nước uống đã đun sôi nhưng vẫn nhiễm khuẩn Coliforms và cả E.coli có thể
do dụng cụ chứa nước uống của đồng bào không đảm bảo vệ sinh.
Do đồng bào các dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên phần lớn sử dụng nước suối và nước
giếng đào để sinh hoạt và ăn uống. Đây là các nguồn nước rất dễ bị ô nhiễm vào mùa mưa,
khi nước mưa rửa trôi nhiều rác thải và các chất ô nhiễm chảy vào các dòng sông, suối và cả
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 6
các miệng giếng không được xây thành bào quanh. Đây có thể là luận cứ để giải thích cho
kết quả là không có sự khác biệt giữa nước giếng đào và nước suối về mức độ ô nhiễm vi
sinh vật trong nghiên cứu của chúng tôi.
KẾT LUẬN
1. Tỷ lệ nước uống không đạt tiêu chuẩn theo chỉ tiêu vi sinh vật là 80%.
2. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nước đun sôi và nước lã về mức độ nhiễm
Coliforms và E.coli.
3. Không có sự khác biệt giữa nước giếng đào và nước suối về mức độ nhiễm Coliforms
và E.coli.
KHUYẾN NGHỊ
1. Tuyên truyền hơn nữa đến đồng bào các dân tộc thiểu số về tầm quan trọng của thói
quen ăn chín, uống sôi.
2. Cần quan tâm hơn nữa đến điều kiện vệ sinh môi trường sống, đặc biệt là nguồn cung
cấp nước sinh hoạt và ăn uống của đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng sâu,
vùng xa còn nhiều khó khăn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ môn Dịch tễ học, Trường đại học Y Hà Nội (2002), Dịch tễ học các bệnh truyền nhiễm, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 41 –
43.
2. Bộ Y Tế (2003), Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nước, tr. 59, 64.
3. International Standdard (1990), Standard Methods for Examination of Water & Waste Water, Switzerland, ISO 9308-2: 1990 (E),
p16 - 21.
4. Tổng cục thống kê (2007), Niên Giám Thống Kê Tỉnh Đăk Lăk 2006, Cục thống kê tỉnh Đăk Lăk, tr. 09, 202, 206.
5. WHO (1998), Hướng dẫn về chất lượng nước uống, Bản Tiếng Việt do Viện Pasteur Nha Trang dịch, Nhà xuất bản Y học, tr.
15 – 27.
www.r-project.org. (8:00 Am, Tuesday, July 22, 2008).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_chat_luong_nuoc_uong_qua_chi_so_vi_sinh_vat_ve_sinh.pdf