Kết luận
Qua nghiên cứu đánh giá về cơ sở hạ tầng và vật
chất kĩ thuật phục vụ phát triển du lịch đường sông của
thành phố Đà Nẵng, chúng tôi có các kết luận sau:
Thứ nhất, thành phố Đà Nẵng đã xây dựng được
các cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật cho khai thác du
lịch đường sông của thành phố, tuy nhiên số lượng còn
thiếu và trung tâm chủ yếu ở dọc sông Hàn, các sông
khác số lượng có rất ít. Do đó, để phát triển du lịch
đường sông Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng cần
phải quy hoạch và đầu tư một cách bài bản và dài hạn.
Thứ hai, cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật còn rất
đơn điệu, chưa đầu tư hình ảnh và mang tính thẩm mĩ
chưa cao; đặc biệt là bến bãi và tàu thuyền chủ yếu
mang tính vận chuyển, vẫn chưa tạo ra được nét đặc thù
riêng của sản phẩm du lịch đường sông.
Thứ ba, việc quy hoạch, phân bố cơ sở hạ tầng và
vật chất kĩ thuật cần phải dựa trên việc đánh giá tài
nguyên du lịch để kết hợp khai thác hiệu quả và xây
dựng sản phẩm du lịch dường sông phù hợp
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 563 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật phục vụ phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UED Journal of Social Sciences, Humanities & Education – ISSN 1859 - 4603
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC
Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 8, số 2 (2018), 1-10 | 1
aTrường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng
bNCS Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
* Tác giả liên hệ
Nguyễn Thị Hồng
Email: nthong_kd@edu.udn.vn
Nhận bài:
07 – 02 – 2018
Chấp nhận đăng:
20 – 06 – 2018
ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ VẬT CHẤT KĨ THUẬT PHỤC VỤ
PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Nguyễn Thị Hồnga,b*, Trương Phước Minha, Đoàn Thị Thônga
Tóm tắt: Cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật là yếu tố bắt buộc để biến các tài nguyên thành sản phẩm
du lịch. Với tầm quan trọng đó, từ năm 2009 Đà Nẵng đã xây dựng mạng lưới cơ sở hạ tầng và vật
chất kĩ thuật phục vụ phát triển du lịch và du lịch đường sông của thành phố. Tuy nhiên, việc khai thác
phát triển du lịch đường sông chưa thực sự tương xứng so với tiềm năng du lịch. Từ thực tiễn nêu
trên, bài báo tập trung phân tích, đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật, đề xuất các
định hướng để khai thác, xây dựng cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch đường sông
của thành phố Đà Nẵng trong thời gian tiếp theo.
Từ khóa: cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật; sông ngòi; du lịch; du lịch đường sông; thành phố Đà Nẵng.
1. Đặt vấn đề
Du lịch đường sông đã được khai thác hiệu quả ở
rất nhiều quốc gia trên thế giới, trở thành sản phẩm du
lịch đặc trưng của nhiều thành phố như trường hợp sông
Senie của Pháp, sông Danue của Hungary, hệ thống
sông ngòi ở Venice. Tại đây, hệ thống cơ sở hạ tầng và
vật chất kĩ thuật của du lịch đường sông được xây dựng
hoàn thiện, mang phong cách đặc trưng sông nước và
văn hóa địa phương tạo nên sự hấp dẫn đối với du
khách. Từ thực tiễn đó, trong khai thác du lịch đường
sông, việc trang bị cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật có
vai trò rất quan trọng, không chỉ về số lượng, chất
lượng, kĩ thuật mà còn phải đảm bảo được nét đặc trưng
về văn hóa. Trong những năm gần đây, thành phố Đà
Nẵng đã đầu tư phát triển du lịch đường sông nhưng
chưa tạo được sản phẩm riêng, chưa khai thác hết tiềm
năng du lịch sông nước sẵn có. Vì vậy, việc đánh giá cơ
sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật để đưa ra các định hướng
xây dựng, khai thác và phát triển du lịch đường sông là
vấn đề quan trọng.
2. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Dữ liệu nghiên cứu
- Từ số liệu của các sở, ngành như: Sở Giao thông
Vận tải, Sở Du lịch, Ủy ban Nhân dân thành phố Đà
Nẵng và các công trình nghiên cứu khác.
- Từ khảo sát thực địa khu vực nghiên cứu, tổng
hợp, xử lí dữ liệu bằng phần mềm Excel 2010 và
Arcgis.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập và xử lí số liệu: Kế thừa có
chọn lọc các số liệu thứ cấp từ kết quả nghiên cứu về du
lịch đường sông được công bố bởi các sở, ngành và xử
lí theo mục đích nghiên cứu.
- Phương pháp khảo sát thực địa: Tiến hành khảo
sát khu vực nghiên cứu nhằm thu thập dữ liệu làm cơ sở
cho việc mô tả, đánh giá hiện trạng và định hướng khai
thác cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật phục vụ phát triển
du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng.
- Phương pháp bản đồ: Ứng dụng phầm mềm Arcgis
để vẽ các bản đồ chuyên đề nhằm phân tích, mô tả hiện
trạng, đánh giá cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật phục vụ
phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng.
3. Kết quả nghiên cứu
Nguyễn Thị Hồng, Trương Phước Minh, Đoàn Thị Thông
2
3.1. Khái niệm du lịch đường sông
Du lịch đường sông xuất phát từ khái niệm trong
tiếng Anh là river tourism hay tourism based on river,
river oriented - tourism. Hình thức du lịch này đã được
khai thác từ lâu trên thế giới, nhưng việc nghiên cứu về
loại hình du lịch này còn rất hạn chế. Tuy nhiên, một số
công trình nghiên cứu đã bước đầu đưa ra định nghĩa về
du lịch đường sông. E. Inskeep dựa trên quan điểm
truyền thống cho rằng: “Du lịch đường sông (thủy) là
việc đi lại bằng thuyền, chèo thuyền trên các dòng sông,
các kênh đào và du thuyền” [3, tr.20]. Theo định nghĩa
này, du lịch đường sông được được tiếp cận ở phương
diện hẹp, tức là chỉ bao gồm các hoạt động giải trí đi lại
trên sông như là chèo thuyền và du thuyền. Theo Irena
Bosníc: “Du lịch đường sông hàm ý các hoạt động du
lịch trên các con sông và khu vực dọc bờ sông, các hoạt
động riêng hoặc thuyền khác cho sự giải trí, nghỉ
dưỡng, thể thao trong khi các tàu nhổ neo hay đi lại
trên sông” [1, tr.217-218]. Trong khi đó, Mr. Cooper đã
định nghĩa: “Hoạt động du lịch định hướng đường sông
(River oriented - tourism) là loại hình du lịch dựa trên
dòng chảy (đường thủy) cũng như các cơ hội du lịch
được đưa đến bởi cảnh quan xung quanh bao gồm cả tự
nhiên và nhân tạo” [2, tr.10]. Định nghĩa của Irena Bosn
và Mr. Cooper đã nhìn nhận đa diện, phản ánh được bản
chất, đặc điểm của loại hình du lịch đường sông bao
gồm các hoạt động du lịch được diễn ra ở trên sông và ở
vùng phụ cận hai bên bờ sông phục vụ cho giải trí, nghỉ
dưỡng và thể thao.
Từ các định nghĩa nêu trên, chúng tôi cho rằng, “du
lịch đường sông là loại hình du lịch đặc biệt khai thác hoạt
động du lịch trên sông kết hợp với vùng phụ cận sông dựa
vào dòng chảy sông ngòi, tài nguyên du lịch và cơ sở hạ
tầng và vật chất kĩ thuật liên quan nhằm thỏa mãn nhu cầu
giải trí, nghỉ dưỡng, thể thao của khách du lịch”.
3.2. Khái quát về sông ngòi thành phố Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng có mạng lưới sông ngòi phong
phú bao trải khắp, có tổng chiều dài khoảng 155 km với
14 con sông chính được phân bố như bản đồ hệ thống
sông ngòi ở Hình 1. Các sông được bắt nguồn từ phía Tây,
Tây Bắc thành phố và tỉnh Quảng Nam đổ ra cửa biển Đà
Nẵng, chủ yếu thuộc hạ lưu hệ thống sông Vu Gia - Thu
Bồn. Trong khai thác du lịch đường sông, không phải
toàn bộ các tuyến sông ở thành phố Đà Nẵng đều có khả
năng phát triển du lịch, do đó trong bài viết này chúng
tôi lựa chọn 6 con sông để tiến hành khảo sát, bao gồm:
sông Hàn, Cẩm Lệ, Túy Loan, Vĩnh Điện, Cu Đê và Cổ
Cò. Các con sông này có đặc điểm về thủy văn bao
gồm: chiều dài, rộng và độ sâu rất khác nhau nhưng có
các thông số thích hợp để thiết lập luồng tàu chạy theo
tính toán của quy chuẩn TCCS 03:2014/CĐTNĐ về độ
sâu chạy tàu [4]. Riêng một số đoạn trên sông Cu Đê và
Cổ Cò vào mùa kiệt có mực nước thấp gây khó khăn
cho lưu thông tuyến nên cần đầu tư và cải tạo thêm.
Hình 1. Bản đồ hệ thống sông ngòi thành phố Đà Nẵng
Nguồn: Tác giả
Bảng 1. Thông tin về sông ngòi thành phố Đà Nẵng
STT Tên sông
Chiều dài (km) Chiều
rộng (m)
Độ sâu (m)
Cấp sông
Thực tế Khảo sát Mùa mưa Mùa kiệt
ISSN 1859 - 4603 - Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 8, số 2 (2018),1-10
3
1 Hàn 9,4 9,4 300÷700 5,5 4,5 I; III; IV
2 Cu Đê 39,7 14 40÷200 3,5 0,5 V
3 Vĩnh Điện 12 12 50÷600 3,0 2,5 V
4 Túy Loan 30 11 30÷400 5,0 3,0 VI
5 Cẩm Lệ 8,7 8,7 30÷400 - - V
6 Cổ Cò 27 7,6 18÷200 2,5 1,5
Nguồn: Sở Giao thông vận tải và khảo sát thực tế
Sông ngòi của thành phố Đà Nẵng có nhiều điều
kiện thuận lợi cho phát triển du lịch. Dọc ven sông có
nhiều tài nguyên du lịch hấp dẫn như: làng nghề truyền
thống, di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh
khác đã góp phần quan trọng để xây dựng sản phẩm du
lịch đường sông đa dạng, hấp dẫn. Việc tiếp cận, tổ
chức, phân luồng và xây dựng tuyến du lịch cũng rất
thuận lợi, ngoại trừ sông Cu Đê, các sông được hợp lưu
và phân lưu tại ngã ba sông Cái (sông Hàn - Vĩnh Điện -
Cẩm Lệ). Bên cạnh đó, việc liên kết vùng trong khai
thác du lịch đường sông cũng có nhiều tiềm năng. Sông
Cổ Cò nối giữa thành phố Đà Nẵng và thành phố Hội
An (Quảng Nam) là tuyến giao thông liên vùng quan
trọng, đồng thời dọc sông có nhiều điểm tài nguyên du
lịch và sự khác biệt về đời sống đô thị ven sông tạo nên
nhiều màu sắc hấp dẫn để phát triển du lịch.
3.3. Tình hình khai thác du lịch đường sông ở
thành phố Đà Nẵng
Hiện nay, hoạt động du lịch đường đông ở thành
phố Đà Nẵng chủ yếu đưa vào khai thác loại hình du
thuyền và du thuyền kết hợp với tham quan một số điểm
du lịch. Ủy ban Nhân dân thành phố quyết định đưa vào
khai thác 4 luồng tuyến vận tải du lịch từ năm 2009, bao
gồm: tuyến cảng sông Hàn - Cầu Trần Thị Lí; tuyến
sông Hàn - Cửa biển - Bán đảo Sơn Trà; tuyến cảng
sông Hàn - Hòn Chảo (đảo Ngọc); tuyến cảng sông Hàn
- Cù Lao Chàm.
- Tuyến cảng sông Hàn - Cầu Trần Thị Lí: chiều dài
4 km, lộ trình từ Cảng sông Hàn - cầu sông Hàn - cầu
Nguyễn Văn Trỗi - cầu Trần Thị Lí. Tuyến khai thác
dịch vụ cả ban ngày lẫn đêm, thị trường chủ yếu là
khách nội địa, khách quốc tế. Lượng khách trung bình
20-30 khách/đêm/tàu.
- Tuyến sông Hàn - Cửa biển - Bán đảo Sơn Trà:
Độ dài tuyến khoảng 8 km, lộ trình Cảng sông Hàn -
cầu Thuận Phước - bán đảo Sơn Trà. Lượng khách trung
bình mùa cao điểm là 2-3 đoàn/tàu/tuần, mỗi đoàn từ
15-30 khách.
- Tuyến cảng sông Hàn - Hòn Chảo (Đảo Ngọc): Độ
dài tuyến khoảng 15 km, có lộ trình Cảng Sông Hàn -
Cầu Thuận Phước - bãi Sũng Cò - Hòn Chảo. Lượng
khách khai thác mùa cao điểm trung bình 50 khách/ ngày.
- Tuyến cảng sông Hàn - Cù Lao Chàm: Độ dài
tuyến 50 km, có lượng khách khai thác trung bình 1-2
đoàn/tàu/tháng, mỗi đoàn 5-10 khách [13, tr.4].
Hoạt động kinh doanh du lịch đường sông ở thành
phố Đà Nẵng đã đạt được kết quả tích cực. Theo thống
kê hàng năm của Cảng vụ đường thủy nội địa thành phố
Đà Nẵng, lượng khách du lịch đường sông không ngừng
tăng lên qua các năm. Năm 2010, số lượng khách du
lịch đạt 100.000 lượt, năm 2015 tăng lên 173.340 lượt
và năm 2016 tăng lên đến 197.287 lượt. Từ năm 2017,
lượng khách tăng nhanh, gấp hai lần so với năm 2016,
đạt 351.099 lượt; riêng trong tháng 9 đầu năm 2018
lượng khách du lịch đường sông đã đạt 405.437 lượt
khách [6]. Dự đoán khách du lịch đường sông sẽ tiếp tục
tăng nhanh trong thời gian đến. Về doanh thu du lịch,
mặc dù chưa có số liệu thống kê cụ thể, song doanh thu
của du lịch đường sông được tính từ việc bán vé tàu với
giá vé dao động từ 100÷500 nghìn đồng/vé. Ngoài ra,
doanh thu của du lịch đường sông còn bao gồm dịch vụ
ăn uống, giải trí, nghỉ ngơi ở trên tàu, trên sông và vùng
phụ cận hai bên bờ sông. Trên một số đoạn dọc sông Cu
Đê, Túy Loan và sông Hàn đã xuất hiện các hình thức
kinh doanh du lịch đường sông tự phát với dịch vụ cho
thuê thuyền chèo tay phục vụ tham quan, ngắm cảnh,
câu cá. Đây là một hình thức du lịch đường sông hấp
Nguyễn Thị Hồng, Trương Phước Minh, Đoàn Thị Thông
4
dẫn, nhưng cần phải được đăng kiểm và giám sát bởi
các cơ quan chuyên trách để đảm bảo quy hoạch chung,
hình ảnh, hiệu quả và sự an toàn khi khai thác.
3.4. Thực trạng cơ sở hạ tầng và vất chất kĩ
thuật phục vụ du lịch đường sông ở thành phố
Đà Nẵng
Trong khai thác du lịch đường sông yếu tố về cơ sở
hạ tầng và vật chất kĩ thuật bắt buộc gồm hệ thống tàu
thuyền và bến thuyền và các cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ
thuật liên quan khác [3, tr. 254]. Cơ sở hạ tầng và vật
chất kĩ thuật được chia làm hai nhóm là cơ sở hạ tầng và
cơ sở vật chất kĩ thuật. Cơ sở hạ tầng bao gồm: Bến tàu
thuyền, hệ thống cầu đường, báo hiệu, bờ kè bảo vệ bờ,
giao thông kết nối. Cơ sở kĩ thuật gồm: Hệ thống
phương tiện vận chuyển khách, cơ sở lưu trú, ăn uống,
giải trí, mua sắm trên thuyền, trên sông và trên bờ.
3.4.1. Cơ sở hạ tầng
a. Bến tàu thuyền
Bến tàu thuyền du lịch là bến thủy nội địa có đủ
điều kiện theo quy định, dùng để đón, trả khách du lịch
và thực hiện dịch vụ khác, bao gồm bến đậu trong đất
liền và tại các điểm tham quan du lịch. Hiện nay, trên
các sông của thành phố Đà Nẵng đã xây dựng được 23
bến tàu, trong đó có 14 bến phục vụ du lịch với 13 bến
trên sông Hàn và 1 bến trên sông Cẩm Lệ. Các bến còn
lại bao gồm: 3 bến phục vụ dân sinh trên sông Cu Đê,
Cổ Cò và 6 bến để khai thác cát trên sông Vĩnh Điện,
Túy Loan, Cẩm Lệ được thể hiện ở Hình 2. Số lượng
bến tàu du lịch rất ít, phân bố không đều, chủ yếu chỉ
tập trung ở trên tuyến từ sông Hàn cho tới ngã ba sông
Hàn - Vĩnh Điện - Cẩm Lệ. Trên sông Cu Đê, Cổ Cò,
Cẩm Lệ, Túy Loan, Vĩnh Điện chưa có các bến tàu phục
vụ du lịch, chỉ có bến phục vụ dân sinh và khai thác cát
nhưng số lượng cũng rất hạn chế.
Hình 2. Bản đồ phân bố bến tàu ở thành phố Đà Nẵng
Nguồn: Tác giả
Chất lượng bến tàu du lịch đảm bảo được khả năng đón
trả khách khá tốt, có bãi đậu xe rộng rãi. Nhưng chúng
đều có thiết kế rất đơn điệu, cảnh quan chưa đẹp, chưa
có dịch vụ đi kèm cũng như chưa có điểm nhấn trong
kiến trúc hay mang tính biểu tượng cho hình ảnh của
thành phố Đà Nẵng mà mang nặng tính vận chuyển.
Riêng bến DHC - Marina là bến du thuyền quốc tế được
trang bị hiện đại, có thiết kế và cảnh quan đẹp với biểu
tượng Cá Chép hóa Rồng và Cầu Tình yêu trở biểu
tượng của thành phố Đà Nẵng và là điểm du lịch hấp
dẫn. Các dịch vụ đi kèm cũng phát triển, trong đó du
thuyền DHC-Marina là tòa nhà nổi 5 tầng sang trọng
với nhiều dịch vụ ăn uống, giải trí nhằm phục vụ nhu
cầu du lịch.
Như vậy, bến tàu phục vụ du lịch đường sông ở
thành phố Đà Nẵng không chỉ thiếu về số lượng bến,
ISSN 1859 - 4603 - Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 8, số 2 (2018),1-10
5
phân bố chưa hợp lí mà chất lượng còn hạn chế trong cả
thiết kế kiến trúc, cảnh quan và dịch vụ kinh doanh du
lịch.
b. Hệ thống cầu đường, báo hiệu, bờ kè bảo vệ bờ
Trên các sông của thành phố Đà Nẵng có 25 cây
cầu bắc qua, có kích thước chiều rộng, khẩu độ khoang
thông thuyền và chiều cao tĩnh không khác nhau sẽ quy
định các luồng tàu chạy và kích cỡ của tàu thuyền hoạt
động. Trên sông Hàn có 6 cây cầu với chiều rộng
khoang thông thuyền rộng, dao động từ 50-100 m và
chiều cao tĩnh không lớn từ 5-27,5 m. Trong đó, từ cầu
Nguyễn Văn Trỗi chảy về cửa sông Hàn có độ cao tĩnh
không cao trên 7 m, khoang thông thuyền rộng trên 50
m phù hợp cho tàu kích cỡ lớn và trung bình lưu thông
tuyến. Còn từ cầu Nguyễn Văn Trỗi về ngã ba sông Hàn
- Cẩm Lệ - Túy Loan tĩnh không cầu từ 5-6 m, khoang
thông thuyền từ 30-50 m phù hợp tàu nhỏ và trung bình.
Các cây cầu còn lại trên sông Cu Đê, Cẩm Lệ, Túy
Loan, Vĩnh Điện và Cổ Cò có khoang thông thuyền cỡ
trung bình và nhỏ, dao động từ 13,5-50 m, chiều cao
tĩnh không thấp, trung bình từ 3,5-6 m. Do đó chỉ phù
hợp với tàu có kích thước trung bình và nhỏ. Ở một số
cầu có tĩnh không 3,5 m và khoang thông thuyền hẹp
khoảng 13,5 m cần phải nâng độ cao tĩnh không và mở
rộng khoang thông thuyền để lưu thông tuyến [12]. Bên
cạnh đó, cây cầu còn tạo vẻ đẹp cảnh quan trong khai
thác du lịch đường sông, cũng như có nhiều giá trị lịch
sử văn hóa, hoặc kiến trúc độc đáo tạo thành điểm du
lịch hấp dẫn như cầu Rồng phun lửa, nước, cầu Sông
Hàn quay, cầu Thuận Phước cầu võng treo, cầu Nguyễn
Văn Trỗi là cầu đi bộ.
Báo hiệu trên sông giúp đảm bảo an toàn giao thông
trong khai thác du lịch đường sông. Hiện nay, thành phố
Đà Nẵng đã trang bị 287 báo hiệu, trong đó có 141 biển
báo, 142 phao báo hiệu, riêng trên sông Hàn có thêm 4
đăng tiêu. Các báo hiệu trên sông có tình trạng sử dụng
tốt hoặc khá tốt. Số lượng báo hiệu khá nhiều nhưng vẫn
còn thiếu, đặc biệt trên sông Cổ Cò vẫn chưa có nhiều
báo hiệu. Dọc bờ sông đã được xây dựng bờ kè nhưng
còn ít, chỉ ở một số đoạn sông, nhiều đoạn đã sạt lở đất.
Riêng dọc bờ sông Hàn đều có bờ kè bảo vệ kiên cố, chỉ
có phần hạ lưu của sông đang xây dựng, mở rộng thêm.
c. Hệ thống giao thông kết nối
Thành phố Đà Nẵng phát triển đủ 4 loại hình giao
thông, gồm có đường hàng không, đường biển, đường
sắt và đường bộ được thể hiện ở Hình 3. Hệ thống giao
thông kết nối giúp dẫn khách du lịch đến trung tâm nhập
và phân phối khách đến vị trí của con sông, bến tàu
cũng như điểm du lịch trên sông và ven sông.
Hình 3. Bản đồ giao thông của thành phố Đà Nẵng
Nguồn: Tác giả
Đường hàng không và đường sắt có vai trò quan
trọng trong việc vận chuyển khách du lịch đến thành
phố Đà Nẵng. Sân bay quốc tế và nội địa Đà Nẵng là
cảng hàng không lớn nhất tại khu vực miền Trung - Tây
Nguyên có khả năng đón trả khách rất lớn với hơn 150
chuyến bay trong nước và quốc tế. Đường sắt Đà Nẵng
là trung tâm kinh doanh vận tải và dịch vụ tổng hợp; có
khả năng vận chuyển hành khách khối lượng lớn đi và
Nguyễn Thị Hồng, Trương Phước Minh, Đoàn Thị Thông
6
đến thành phố Đà Nẵng. Vị trí của đường hàng không
và đường sắt nằm ở những địa điểm thuận lợi cho việc
phân phối khách đến các điểm du lịch đường sông bằng
đường bộ.
Đường biển của thành phố Đà Nẵng không chỉ có
chức năng vận chuyển khách du lịch đến Đà Nẵng mà
còn liên kết với đường sông để tạo nên sản phẩm du lịch
hấp dẫn. Thành phố Đà Nẵng đang khai thác ba khu bến
là Tiên Sa, Sơn Trà (Thọ Quang) và Liên Chiểu. Trong
đó, nằm ở hạn lưu sông Hàn, Cảng Tiên Sa hằng năm
đón tiếp hành khách quốc tế với khoảng 300-370 nghìn
lượt khách/năm và ở hạ lưu sông Cu Đê cảng Liên
Chiểu có nhiều tiềm năng cho việc liên kết du lịch
đường sông và đường biển.
Giao thông đường bộ quan trọng trong phát triển du
lịch đường sông. Ngoài việc dẫn khách đến thành phố
Đà Nẵng và điểm du lịch đường sông thì còn có khả
năng liên kết để hình thành một số sản phẩm du lịch ven
sông như đạp xe đạp, đi bộ Mạng lưới giao thông
đường bộ khá hoàn thiện với đường nội thị 181,672 km
giúp kết nối rộng khắp các phần lãnh thổ và các sông của
thành phố Đà Nẵng thông qua các trục đường chính và
trục đường ngang. Hệ thống đường bộ thuận lợi cho việc
kết nối, di chuyển đến sông và bến thuyền. Tuy nhiên,
các chỉ tiêu về mật độ mạng lưới đường và mật độ diện
tích đường trong đô thị vẫn ở mức thấp, đường chưa đạt
chỉ tiêu quy chuẩn, chưa được phân cấp rõ ràng.
Theo số liệu thống kê số lượng khách du lịch đến với
thành phố Đà Nẵng ngày càng tăng; năm 2010 có 26,24
triệu người, đến năm 2015 tăng lên 35,96 triệu người
(trong đó: đường bộ giữ vai trò chủ yếu trong việc vận
chuyển khách du lịch, chiếm 80,48%, đường hàng không
chiếm 18,63%, các hình thức khác vẫn ở mức thấp và
tương đương nhau như đường sông đạt 0,473%, đường sắt
đạt 0,283%, và đường biển đạt 0,116%) .
Bảng 2. Phương thức vận chuyển hành khách tại Đà Nẵng (triệu người) [4, tr.209]
Chú thích: (1): Số lượt vận chuyển (triệu người)
(2): So với tổng (%)
3.4.2. Cơ sở vật chất kĩ thuật
a. Phương tiện vận chuyển khách
Phương tiện vận chuyển khách phục vụ du lịch
đường sông là phương tiện vận tải hành khách đường
thủy nội địa, đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn, chất lượng
dịch vụ phục vụ du lịch đường sông, sức chở hàng, hoạt
động ăn uống, giải trí cho du khách trên tàu được sự cấp
phép hoạt động của Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng
và phù hợp với các tiêu chuẩn quốc gia. Tính đến tháng 4
năm 2018, Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng đã cấp phép
vận tải nội địa cho 14 tổ chức cá nhân có 20 tàu hoạt
động. Các phương tiện được cấp pháp đa dạng về kích
thước, bao gồm: các du thuyền, tàu nhà hàng có lượng
chở khách nhỏ, vừa hoặc lớn. Trong đó có 3 tàu lớn trên
100 khách là: tàu Rồng Sông Hàn (250 khách), tàu Minh
Trần 05 (168 khách), tàu MeryLand (144 khách) và 2 tàu
79 khách là tàu Bảo Anh 02 và Du thuyền Vinh Anh. Các
tàu còn lại dao động từ 20-50 khách [8]. Số lượng tàu du
lịch của thành phố Đà Nẵng hiện nay vẫn còn ít, phạm vi
khai thác hẹp, chỉ được cấp phép hoạt động ở trên tuyến
sông Hàn từ ngã ba sông Hàn - Vĩnh Điện - Cẩm Lệ đi ra
biển Đà Nẵng. Về chất lượng, các tàu đều đảm bảo an
toàn về trang thiết bị trên tàu, chất lượng thuyền viên,
người lái phương tiện và nhân viên phục vụ theo quy định
tại Quyết định số: 37/2014/QĐ-UBND quy định về quản
ISSN 1859 - 4603 - Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 8, số 2 (2018),1-10
7
lí hoạt động vận tải hành khách du lịch đường thủy nội
địa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng [13]. Nhưng trên
thực tế, nhiều tàu vẫn còn thiếu thẩm mỹ do xuất xứ từ
tàu đánh cá được hoán đổi công năng, chưa có quy định
về thiết kế cho hình ảnh của thành phố Đà Nẵng, hầu hết
đều do các tổ chức, cá nhân tự đặt hàng và thiết kế. Dịch
vụ du lịch trên tàu có sự phân hóa, đối với nhóm tàu lớn
trên 79 khách không chỉ có hoạt động tham quan du lịch,
ngắm cảnh mà bổ sung nhiều dịch vụ như: ăn uống, bar,
cà phê, đồ lưu niệm hay tổ chức sự kiện, hoạt động tập
thể... Đối với tàu dưới 50 khách, dịch vụ du lịch đường
sông còn nghèo nàn, chủ yếu là phục vụ cho việc du
ngoạn ngắm cảnh.
b. Cơ sở lưu trú
Hệ thống cơ sở lưu trú phục vụ phát triển du lịch
đường sông bao gồm cả dịch vụ lưu trú trên sông và trên
bờ. Cơ sở lưu trú trên sông là cơ sở phục vụ trực tiếp cho
hoạt động của du lịch đường sông, được xây dựng ở trên
sông hoặc trong các tàu lớn. Cơ sở lưu trú trên bờ là cơ sở
lưu trú hỗ trợ trong việc đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi và lưu
trú tại thành phố Đà Nẵng khi tham gia hoạt động du lịch
đường sông. Hiện nay, khai thác du lịch đường sông của
thành phố Đà Nẵng vẫn chưa đầu tư xây dựng được cơ sở
lưu trú trên sông và trên tàu. Trong khi đó, cơ sở lưu trú
trên bờ khác đã trang bị tốt cả về số lượng và chất lượng.
Theo công bố của Sở Du lịch năm 2018, thành phố Đà Nẵng
có 274 khách sạn được xếp hạng theo tiêu chuẩn sao với
16.457 phòng tương ứng. Trong đó, số lượng các khách sạn
đạt tiêu chuẩn 5 sao là 16 khách sạn với 4.768 phòng, 4 sao
là 12 khách sạn với 4.215 phòng, 3 sao có 37 khách sạn với
3.419 phòng, 2 sao có 61 khách sạn với 1.851 phòng và 1
sao có 141 khách sạn với 2.204 phòng [9]. Sự đa dạng về
xếp hạng cơ sở lưu trú cũng giúp đáp ứng cho nhu cầu của
nhiều đối tượng khách du lịch khác nhau. Tuy nhiên, các
cơ sở lưu trú không đồng đều, chủ yếu phân bố ở khu vực
trung tâm thành phố và dọc hai bên sông Hàn.
c. Cơ sở ăn uống
Trong khai thác du lịch đường sông, cơ sở ăn uống
được xây dựng trên sông như nhà hàng, dịch vụ ăn uống
phục vụ trên tàu và cơ sở ăn uống hỗ trợ cho du lịch
đường sông trên bờ đạt chuẩn được cấp phép hoạt động.
Tính đến tháng 3/2016, thành phố Đà Nẵng có 169 nhà
hàng, 479 cơ sở ăn uống đạt tiêu chuẩn. Cơ sở ăn uống có
sự phân bố không đồng đều giữa các quận, huyện. Đối
với nhà hàng, chủ yếu tập trung ở quận Hải Châu và
Thanh Khê chiếm hơn 67%, trong khi quận Cẩm Lệ và
Liên Chiểu thì rất ít chỉ có từ 3 đến 4 nhà hàng. Cơ sở ăn
uống đạt chuẩn có sự phân bố khá đồng đều, chiếm nhiều
nhất là quận Cẩm Lệ với 199 cơ sở, Thanh Khê là 69 cơ
sở, các quận khác dao động từ 22 đến 48 cơ sở [7]. Các
hạng mục ẩm thực phục vụ là đặc sản Đà Nẵng và đa
dạng ẩm thực nhiều quốc gia trên thế giới như Thái Lan,
Hàn Quốc, Nhật Bản, Italia cũng góp phần bổ trợ, đa
dạng trong lựa chọn dịch vụ ăn uống của du khách.
Đối với cơ sở ăn uống trên sông đã có nhà hàng nổi
và dịch vụ ăn uống trên các tàu. Hiện chỉ có 2 cơ sở trên
sông Hàn là Du thuyền DHC-Marina và Cafe Nhà hàng
Memory. Du thuyền DHC-Marina là tòa nhà nổi 5 tầng
sang trọng được xây dựng mô phỏng hình ảnh siêu du
thuyền đẳng cấp bao gồm: sảnh đón khách, khu triển lãm,
câu lạc bộ giải trí, nhà hàng, văn phòng, phòng tổ chức sự
kiện và Skybar trên tầng cao nhất của du thuyền nhằm
phục vụ nhu cầu du lịch. Cafe Nhà hàng Memory có kiến
trúc như là chiếc lá nổi trên sông Hàn, mang vẻ đẹp hiện
đại như một dấu ấn riêng của thành phố du lịch Đà Nẵng,
với sức chứa 350 chỗ đạt tiêu chuẩn 5 sao, gồm khu tầng
trệt và khoảng bờ sông được thiết kế dành cho không gian
cà phê, điểm tâm, tầng lầu là khu quầy bar và 3 phòng
VIP với không gian độc đáo trong lòng chiếc lá nổi trên
sông Hàn. Thực đơn của nhà hàng đa dạng và cao cấp
phù hợp với nhiều đối tượng du khách. Cơ sở ăn uống
khác của tàu trên 79 khách như: tàu Rồng sông Hàn, tàu
Minh Trần và tàu MeryLand với dịch vụ ăn uống đạt chất
lượng cao, có khả năng tổ chức các sự kiện ăn uống vừa
và nhỏ trên tàu, trong đó tàu MerryLand đạt tiêu chuẩn 3
sao về chất lượng phục vụ. Tàu có sức chứa dưới 50
khách không có dịch vụ ăn uống nhà hàng, hầu hết chỉ
phục vụ nước uống hoặc ăn nhẹ. Các nhà hàng trên tàu và
trên sông là đặc trưng riêng phục vụ cho nhu cầu ăn uống
của loại hình du lịch đường sông.
d. Cơ sở mua sắm, vui chơi, giải trí
Cơ sở mua sắm, vui chơi, giải trí của du lịch đường
sông bao gồm cơ sở ở trên tàu, trên sông phục vụ trực
tiếp và gián tiếp cho du lịch đường sông ở trên bờ. Đối
với cơ sở mua sắm, vui chơi, giải trí trên sông hiện còn
rất khiêm tốn, chỉ có một số quầy lưu niệm, dịch vụ vui
chơi giải trí ở trên nhà hàng nổi Du thuyền DHC-
Marina, Cafe Nhà Hàng Memory và tàu lớn có công
năng trên 50 khách. Hầu hết các cơ sở mua sắm, vui
chơi, giải trí hỗ trợ cho du lịch đường sông ở thành phố
Đà Nẵng đều được phân bố dọc sông Hàn. Mạng lưới cơ
sở mua sắm khá phong phú, với 15 cơ sở mua sắm hàng
hóa đạt chuẩn, 4 trung tâm thương mại và dịch vụ spa -
massage tạo thuận lợi cho phát triển du lịch ở thành phố
Nguyễn Thị Hồng, Trương Phước Minh, Đoàn Thị Thông
8
Đà Nẵng. Ngoài ra, có nhiều trung tâm thương mại, vui
chơi, mua sắm và trung tâm văn hóa, thể thao tạo nên sự
hấp dẫn về chất lượng và đa dạng về dịch vụ phục vụ.
Điều này có vai trò rất lớn trong việc kết hợp khai thác,
hỗ trợ cho du lịch đường sông của thành phố Đà Nẵng.
Từ những lợi thế trên, du lịch đường sông có thể tận
dụng khai thác được thế mạnh của cơ sở vật chất của
thành phố Đà Nẵng đồng thời bổ sung thêm dịch vụ
mua sắm, giải trí ở những tuyến du lịch khác.
3.5. Đánh giá chung cơ sở hạ tầng và vật chất
kĩ thuật phục vụ phát triển du lịch đường sông
ở thành phố Đà Nẵng
Qua kết quả khảo sát, phân tích hiện trạng cơ sở hạ
tầng và vật chất kĩ thuật phục vụ phát triển du lịch
đường sông ở thành phố Đà Nẵng chúng tôi có những
nhận xét sau:
- Ưu điểm:
Thành phố Đà Nẵng đã có sự quan tâm đầu tư cho
phát triển du lịch đường sông và trang bị được cơ sở hạ
tầng và vật chất kĩ thuật du lịch trên sông Hàn Thành
phố Đà Nẵng với những cây cầu tạo được điểm nhấn về
mặt cảnh quan và là điểm đến hấp dẫn khách du lịch.
Ngoài ra, cơ sở hạ tầng đường sông khác như báo hiệu
trên sông, kè bảo vệ bờ đã được trang bị phục vụ cho
hoạt động du lịch đường sông.
Hệ thống giao thông kết nối thuận lợi trong việc
vận chuyển khách đến thành phố Đà Nẵng cũng như
trong việc tiếp cận, di chuyển khách tới các bến thuyền,
con sông của thành phố Đà Nẵng. Đặc biệt đường biển
và đường bộ có tiềm năng trong việc liên kết với đường
sông để tạo nên các sản phẩm du lịch hấp dẫn.
Cơ sở lưu trú, ăn uống, khu vui chơi giải trí đã được
xây dựng ở cả trên sông, trên tàu và trên bờ đảm bảo các
tiêu chuẩn trong khai thác du lịch, số lượng cơ sở này
khá lớn và có chất lượng tốt, được đánh giá, kiểm
nghiệm trước khi đưa vào hoạt động.
Đánh giá tiềm năng vai trò của du lịch đường sông
đối với thành phố Đà Nẵng, Ủy ban Nhân dân thành phố
đã tiến hành quy hoạch phát triển và đưa ra nhiều chính
sách quản lí, hỗ trợ, khuyến khích đầu tư cho du lịch
đường sông mà trước hết là xây dựng cơ sở hạ tầng và
vật chất kĩ thuật phục vụ.
- Hạn chế:
Bên cạnh các thuận lợi cho phát triển du lịch, cơ sở hạ
tầng và vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch đường sông ở
thành phố Đà Nẵng cũng tồn tại một số nhược điểm sau:
Hiện nay thành phố Đà Nẵng chỉ mới khai thác hoạt
động du lịch đường sông trên sông Hàn, do đó các cơ sở
hạ tầng và vật chất kĩ thuật quan trọng trong phát triển
du lịch đường sông là tàu thuyền và bến bãi cũng chỉ
được quan tâm đầu tư xây dựng dọc tuyến sông này, còn
các tuyến khác chưa quan tâm đầu tư.
Bến tàu, tàu thuyền phục vụ du lịch còn sơ sài, đơn
điệu trong kiến trúc và dịch vụ khai thác, hầu hết mang
tính chất vận chuyển đơn thuần, chưa tạo được hình ảnh
cho thành phố Đà Nẵng. Các tàu chưa có thiết kế đặc
trưng mang đậm văn hóa Đà Nẵng, chưa chú trọng khai
thác loại thuyền nhỏ, thuyền chèo tay. Sản phẩm du lịch
còn nghèo nàn, các dịch vụ trên tàu còn ít, hầu hết chủ
yếu phục vụ cho việc ngắm cảnh.
Cơ sở hạ tầng đường sông khác như báo hiệu trên
sông, kè bảo vệ bờ nhiều khu vực vẫn còn thiếu, một số
bị xuống cấp, trên sông Cổ Cò chưa có báo hiệu, đới bờ
sông bị sạt lở, chưa xây bờ kè bảo vệ đầy đủ.
Cơ sở lưu trú, cơ sở ăn uống, khu vui chơi giải trí ở
trên sông và trên thuyền mặc dù đã có nhưng còn thiếu
về số lượng và độ hấp dẫn. Cơ sở vật chất trên bờ chỉ
phân bố ở trung tâm thành phố dọc sông Hàn, trong khi
ở các sông khác mật độ rất ít hoặc không có.
3.6. Định hướng và giải pháp phát triển cơ sở
hạ tầng và vật chất kĩ thuật phục vụ phát triển
du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng
Hiện nay thành phố Đà Nẵng mới chỉ khai thác
được một phần tài nguyên sông nước cho phát triển du
lịch đường sông, để khai thác hiệu quả hơn cần phải có
sự đầu tư, tổ chức quy hoạch khai thác hợp lí, lâu dài
theo các giải pháp sau:
- Giải pháp đầu tư, phát triển
Trước hết, cần phải đầu tư vốn vào việc xây dựng
bến thuyền đảm bảo về số lượng và phải đặt ở vị trí gần
điểm du lịch. Chất lượng bến vừa phải đảm bảo an toàn,
công năng đón trả khách nhưng cũng phải thẩm mỹ và
tạo điểm nhấn về hình ảnh của thành phố Đà Nẵng. Tàu
thuyền cần phải đa dạng hóa để tạo nên sự phong phú cho
sản phẩm du lịch đường sông với các loại như thuyền
máy, du thuyền và thuyền chèo tay. Cơ cở vật chất khác
như giải trí, ăn uống cần mở rộng, trang bị hiện đại và đa
dạng hơn. Trong đó, cơ sở lưu trú cần nghiên cứu xây
dựng ở sát bờ sông hoặc trên sông để thu hút khách du
lịch. Đầu tư cải tạo, đặt báo hiệu để đảm bảo an toàn giao
thông đường thủy nội địa. Xây dựng các bờ kè bảo vệ,
đặc biệt các đoạn bờ đang bị sạt lở.
ISSN 1859 - 4603 - Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 8, số 2 (2018),1-10
9
Việc chỉnh trị, nạo vét các tuyến sông cần phải chú
trọng, đặc biệt tuyến sông Cổ Cò phải khơi thông nối
liền giữa thành phố Đà Nẵng và Hội An.
- Các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch, quảng bá
Để khai thác hiệu quả du lịch đường sông, thành
phố Đà Nẵng cần phải có sự quy hoạch và quảng bá
hiệu quả.
Đối với các bến bãi, tiếp tục giữ vị trí các bến tàu
du lịch trên sông Hàn, nhưng cần có sự cải tạo lại bến
hiện đại, đa năng mang hình ảnh đặc trưng của thành
phố Đà Nẵng. Các bến không chỉ có vai trò đón trả
khách mà còn có các dịch vụ du lịch. Hoán đổi công
năng bến khai thác cát và bến dân sinh thành bến tàu du
lịch hoặc bến tàu du lịch kết hợp dân sinh. Xây dựng
thêm bến mới phải dựa trên việc đánh giá tài nguyên du
lịch để tạo hiệu quả trong khai thác.
Tàu thuyền cần phải quy hoạch đa dạng về loại
hình, kích thước tàu. Đối với khu vực sông Hàn, ưu tiên
tàu có kích thước lớn và trung bình, đặc biệt là các tàu
có khả năng liên kết trong khai thác với đường biển.
Quy hoạch khu vực hoạt động của thuyền chèo tay như:
thuyền kayak, thuyền hơi, thuyền thúng để tạo sự đa
dạng, hấp dẫn và hiệu quả hơn.
Cơ sở hạ tầng khác cũng cần xây dựng thêm. Đối
với giao thông kết nối, cần đầu tư các tuyến đường bộ
chạy dọc bờ sông và đường bộ dẫn khách đến bến tàu,
điểm du lịch trên sông. Đối với cây cầu có tĩnh không
thấp, khoang thông thuyền hẹp cần phải nâng cao và nới
rộng như trên sông Cổ Cò và sông Vĩnh Điện. Cần quy
hoạch xây dựng mới báo hiệu, có kế hoạch xây dựng
các đoạn bờ sông bị sạt lỡ.
Đối với cơ sở vật chất khác phục vụ ăn uống, quầy
lưu niệm cũng cần quy hoạch. Cần xây dựng một số
công trình nhà hàng trên sông, nhưng số lượng nhà hàng
không quá nhiều, chú trọng các đặc sản của thành phố
Đà Nẵng. Cơ sở lưu niệm cần xây dựng thêm trên các
tàu, tại bến tàu hoặc tại khu vực bờ sông gần các điểm
du lịch, đa dạng hóa sản phẩm phục vụ.
Trong việc quảng bá du lịch đường sông, cần phải
tạo ra chiến lược quảng bá rộng rãi thông qua các
phương tiện truyền thông, công ty lữ hành du lịch và
phương tiện khác. Việc quảng bá phải tạo được thương
hiệu riêng bằng Logo biểu tượng cho du lịch đường
sông, Logo cần được đưa vào các sản phẩm du lịch
đường sông, tàu, thuyền, bến bãi, nhà hàng...
- Giải pháp đảm bảo an toàn đường sông
Trong khai thác du lịch đường song tính an toàn rất
quan trọng. Do đó, cần phải chú trọng tính an toàn bằng
việc đầu tư các trang bị cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ
thuật hiện đại. Tổ chức thẩm định nâng cấp, xây dựng
mới, tăng cường áp dụng công nghệ hỗ trợ và kiểm soát
giao thông tiên tiến như hệ thống giao thông thông minh
(lntelligent Transport System - ITS) cho cơ sở hạ tầng
và vật chất kĩ thuật trước khi đưa vào sử dụng. Thường
xuyên kiểm định, nâng cao chất lượng cán bộ quản lí,
người điều khiển phương tiện vận tải, chất lượng
phương tiện thủy nội địa.
- Giải pháp xây dựng sản phẩm du lịch đường sông
đặc thù
Hiệu quả việc khai thác du lịch đường sông phụ
thuộc vào độ hấp dẫn của sản phẩm du lịch đường sông,
do đó cần phải xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng và vật
chất kĩ thuật tương ứng. Để tạo được đặc trưng cho du
lịch đường sông của thành phố Đà Nẵng, trước hết cần
xây dựng logo, hệ thống tàu, bến bãi mang hình ảnh
riêng cho sông nước Đà Nẵng, đồng thời đa dạng hóa
phương tiện và hình thức khai thác. Xây dựng được
chuỗi ẩm thực phong phú, đặc biệt ẩm thực dân gian
mang đậm chất văn hóa Đà thành kết hợp với cơ sở hạ
tầng và vật chất kĩ thuật để tạo được sản phẩm riêng,
hấp dẫn khách du lịch.
4. Kết luận
Qua nghiên cứu đánh giá về cơ sở hạ tầng và vật
chất kĩ thuật phục vụ phát triển du lịch đường sông của
thành phố Đà Nẵng, chúng tôi có các kết luận sau:
Thứ nhất, thành phố Đà Nẵng đã xây dựng được
các cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật cho khai thác du
lịch đường sông của thành phố, tuy nhiên số lượng còn
thiếu và trung tâm chủ yếu ở dọc sông Hàn, các sông
khác số lượng có rất ít. Do đó, để phát triển du lịch
đường sông Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng cần
phải quy hoạch và đầu tư một cách bài bản và dài hạn.
Thứ hai, cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật còn rất
đơn điệu, chưa đầu tư hình ảnh và mang tính thẩm mĩ
chưa cao; đặc biệt là bến bãi và tàu thuyền chủ yếu
Nguyễn Thị Hồng, Trương Phước Minh, Đoàn Thị Thông
10
mang tính vận chuyển, vẫn chưa tạo ra được nét đặc thù
riêng của sản phẩm du lịch đường sông.
Thứ ba, việc quy hoạch, phân bố cơ sở hạ tầng và
vật chất kĩ thuật cần phải dựa trên việc đánh giá tài
nguyên du lịch để kết hợp khai thác hiệu quả và xây
dựng sản phẩm du lịch dường sông phù hợp.
Tài liệu tham khảo
[1] Bosnić I. (2012). River Tourism in Eastern
Croatia: Perspectives for Development.
International Scientific: The Economy of Eastern
Croatia - yesterday, today, tomorrow, 216-222.
[2] Prideaux B. Cooper M. (2009). River Tourism,
Published by MPG Book Group. London.
[3] Inskeep. E (2012). National and Regional Tourism
Planning: Methodologies and Case Studies,
Routledge, London and New York.
[4] Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng công trình
Hàng hải (2017), Quy hoạch chi tiết phát triển giao
thông vận tải đường thủy nội địa thành phố Đà
Nẵng đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
[5] Cục đường thủy nội địa Việt Nam (2014). TCCS 03:
2014/CĐTNĐ: Luồng đường thủy nội địa - tiêu chuẩn
thiết kế. Nguồn: /12.pdf.
[6] Cảng vụ đường thủy nội địa thành phố Đà Nẵng
(2018). Báo cáo thường niên hằng năm.
[7] Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng (2018). Danh sách
cơ sở dịch vụ đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 2016, Nguồn:
danang. gov.vn/chi-tiet?idcat= 67786
&articleId=2181270.
[8] Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng (2018). Danh sách
tổ chức, cá nhân đã được cấp phép vận tải thủy nội
địa (đến ngày 26/4/2018). Nguồn:
.gov.vn/chi-
tiet?idcat=58400&articleId=2720610.
[9] Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng (10/2018). Danh
sách cơ sở lưu trú du lịch đã xếp hạng trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng. Nguồn: .danang.
gov.vn/chi-tiet?idcat = 65690&articleId=2908577.
[10] Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng (2014).
Quyết định ban hành Quy định chính sách khuyến
khích, hỗ trợ phát triển cầu tàu du lịch tại các điểm
đến và tàu du lịch trong các tuyến du lịch đường
thủy nội địa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Số
48/2014/QĐ-UBND, tháng 12 năm 2014.
[11] Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng (2016).
Quyết định về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát
triển giao thông vận tải đường thủy nội địa trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2025 và định
hướng đến năm 2030. Số: 6651/QĐ-UBND, ngày 30
tháng 9 năm 2018.
[12] Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng (2017).
Quyết định ban hành kế hoạch đầu tư phát triển vận
tải hành khách đường thủy nội địa trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng đến năm 2025. Số:384/QĐ-UBND,
ngày 13 tháng 7 năm 2017.
[13] Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng (2016).
Quyết định về việc ban hành Quy định về quản lí
hoạt động vận tải hành khách du lịch đường thủy
nội địa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Số:
37/2014/QĐ-UBND, ngày 21 tháng 10 năm 2014.
[14] Nguyễn Trung Nghĩa (2010). Nghiên cứu các giải
pháp đảm bảo an toàn giao thông đường sông trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng. Báo cáo đề tài Khoa
học cấp thành phố Đà Nẵng.
[15] Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) (2017). Địa lí du
lịch cơ sở lí luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam.
NXB Giáo dục, Hà Nội.
ASSESSMENT OF INFRASTRUCTURE AND TECHNICAL MATERIALS FOR THE
DEVELOPMENT OF RIVER TOURISM IN DANANG CITY
Abstract: Infrastructure and technical materials are mandatory factors to enable potentials of the resources to become tourism
products in the development of tourism as well as the development of river tourism. Since 2009, Danang city has exploited river
tourist routes - mainly on the Han River, it has also built the network of infrastructure and technical facilities. However, the potential of
river tourism in Danang is very large and in order to effectively exploit river resources for tourism, it is necessary to invest in
infrastructure and technical facilities. That’s why assessing the current status of infrastructure and technical material to provide
directions of exploitation and construction is very important. From the above, the article uses the methodology of geography to
analyze and assess the current state of infrastructure & technical facilities. In addition, it brings scientific issues into the discussion
and proposes directions for the exploitation and the construction of infrastructure and technical facilities for the river tourism of
Danang city in the next time.
Key words: infrastructure & technical materials; river; tourism; river tourism; Danang city.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_co_so_ha_tang_va_vat_chat_ki_thuat_phuc_vu_phat_tri.pdf