Tỉ lệ STTKT ở nhóm bệnh nhân có dấu hiệu
chẩn đoán bệnh lý co thắt cơ mu trực tràng của
chúng tôi là 64,2%, tương tự với tác giả
Siproudhis(16) và Johansson(7) là 62 - 71%. Sự co
thắt của cơ mu trực tràng gây tắc nghẽn đường
ra của phân, giảm khả năng tống phân và đại
tiện khó, tăng nguy cơ hình thành STTKT.
Thăm khám lâm sàng có thể chẩn đoán được
STTKT nhưng độ sâu và hình thái của túi cũng
như sự ứ đọng sau thì rặn tống phân và các bất
thường đi kèm khác của sàn chậu chỉ có thể thấy
được trên hình ảnh động. Đánh giá toàn diện và
xem xét thêm biểu hiện triệu chứng lâm sàng để
đưa đến quyết định điều trị phẫu thuật đúng
đắn. Kết quả của chúng tôi cho thấy được các túi
sa có độ sâu lớn > 2cm với hình thái cổ túi hẹp
hoặc có kèm lồng (Marti II và III) thì nguy cơ ứ
đọng trong túi tăng, tương tự với nhận định của
các nghiên cứu trước đây(3,18,19,20).
Hạn chế trong nghiên cứu này là không có
nhóm chứng không có biểu hiện các rối loạn sàn
chậu và chưa có sự kết hợp với bác sĩ lâm sàng
để so sánh.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 306 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá đặc điểm sa trực tràng kiểu túi ở bệnh nhân rối loạn chức năng sàn chậu bằng cộng hưởng từ động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 2 * 2014
30
ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM SA TRỰC TRÀNG KIỂU TÚI
Ở BỆNH NHÂN RỐI LOẠN CHỨC NĂNG SÀN CHẬU
BẰNG CỘNG HƯỞNG TỪ ĐỘNG
Võ Tấn Đức*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Sa trực tràng kiểu túi là sự phồng hoặc sa thành trước trực tràng vào thành sau âm đạo. Bệnh
thường phổ biến với biểu hiện lâm sàng đa dạng, không đặc hiệu và thăm khám lâm sàng dễ chẩn đoán nhầm lẫn
và / hoặc bỏ sót sa các tạng khác của vùng chậu. Hình ảnh học đánh giá chức năng động sàn chậu là một phương
tiện không thể thiếu trong chẩn đoán, đặc biệt là cộng hưởng từ.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Các bệnh nhân có biểu hiện rối loạn chức năng sàn chậu được
khám và chỉ định chụp cộng hưởng từ động tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM bởi những bác sĩ chuyên
khoa hậu môn trực tràng, tiết niệu và phụ khoa.
Kết quả: Có 1683 bệnh nhân trong nghiên cứu từ tháng 01/2008 đến tháng 06/2012. Chủ yếu là nữ tuổi
trung niên và đã từng sinh con. Tỉ lệ STTKT là 77,9% với độ sâu túi 2-4cm và kiểu hình thái dạng ngón tay
chiếm đa số, kích thước > 2cm và hình thái kiểu túi có nguy cơ ứ đọng cao. Yếu tố tuổi và đã từng sinh con có mối
liên hệ với STTKT có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Tỉ lệ STTKT trong nhóm bệnh lý co thắt cơ mu trực tràng là
64,2%. Sự kết hợp sa nhiều hơn một khoang chậu với STTKT là 74,4% (p<0,001).
Kết luận: Cộng hưởng từ động sàn chậu chẩn đoán chính xác cũng như đánh giá chi tiết đặc điểm của sa
trực tràng kiểu túi và sa các tạng chậu, giúp bác sĩ lâm sàng định hướng chọn lựa phương pháp điều trị thích
hợp.
Từ khóa: Cộng hưởng từ động sàn chậu, sa trực tràng kiểu túi, sa tạng vùng chậu, co thắt cơ mu-trực
tràng.
ABSTRACT
EVALUATION OF RECTOCELE IN PATIENTS WITH PELVIC FLOOR DYSFUNCTION BY DYNAMIC
MAGNETIC RESONANCE IMAGING
Vo Tan Duc * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - No 2 - 2014: 30 - 35
Background - Objectives: A rectocele present with a bulge or prolapse of the anterior rectal wall into the
posterior vaginal wall. Rectocele is relatively common with multiple and nonspecific symptoms, a digital rectal
vaginal examination is easily confused and / or omitted pelvic organ prolapse. Imaging is a useful test for
assessing pelvic floor disorders, especially dynamic MR.
Methods: Describing cross-study. Patients with pelvic floor dysfunction had gone clinical examinations and
they were indicated dynamic MR defecography at University Medical Center HCM City by urologist or
gynecologist and proctologist.
Results: MR defecography of 1863 patients were evaluated from 01/2008 to 6/2012. Most patient are
middle-aged and elderly parous women. 77.9% with rectocele. We found in 64.2% of the patients with rectocele is
the association with anismus. The combination of pelvic organ prolapses usually occur 77.4% (p<0,001).
Conclusions: Dynamic MR Defecography provides full details about the rectocele and pelvic organ
prolapse, helping clinicians choices appropriate treatments.
Key words: Dynamic MR defecography, rectocele, pelvic organ prolapse, anismus.
* Bộ môn chẩn đoán hình ảnh – Đại học Y dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: ThS. Võ Tấn Đức ĐT: 0903.633.186 Email: tanducvodhyd@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
31
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sa trực tràng kiểu túi được định nghĩa là tình
trạng thoát vị thành trước trực tràng vào thành
sau âm đạo. Bệnh rất phổ biến ở nữ giới với tần
suất bệnh thay đổi từ 20-80%(10,15). Tuy nhiên, chỉ
20-70% trong số này có biểu hiện triệu chứng
lâm sàng như cảm giác có khối phồng vùng
chậu, đau vùng chậu, đại tiện không hết phân,
phải dùng tay trợ giúp khi đại tiện,(5,18)
Nguyên nhân sinh bệnh đến nay vẫn chưa rõ
ràng, thường do sự kết hợp của đa yếu tố nguy
cơ như táo bón, bệnh co thắt cơ mu trực tràng,
tổn thương mạc âm đạo trực tràng bẩm sinh hay
mắc phải vì lớn tuổi, tiền căn có phẫu thuật vùng
chậu và do quá trình sanh đẻ.
Quyết định điều trị và lựa chọn phương
pháp phẫu thuật cho sa trực tràng kiểu túi dựa
cần vào bệnh sử, thăm khám lâm sàng và đánh
giá động học tống phân. Nếu chỉ dựa vào khám
nghiệm bằng tay thì dễ nhầm lẫn STTKT với sa
các cấu trúc như bàng quang, tử cung hay ruột
non, hoặc bỏ sót chẩn đoán trong các trường
hợp có sa đồng thời nhiều tạng vùng chậu.
Năm 1991, lần đầu tiên tác giả Yang và
Kruyt cùng các cộng sự(8,19) đã ứng dụng sự phát
triển các chuỗi xung nhanh trong cộng hưởng từ
để thực hiện khảo sát động học sàn chậu. Với
hình ảnh rõ đẹp, độ phân giải cao và bệnh nhân
không bị ảnh hưởng của tia xạ, phương tiện này
đã dần thay thế cho X quang động học tống
phân trong việc chẩn đoán các rối loạn sàn chậu
phức tạp.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi khảo sát
đặc điểm của STTKT trên bệnh nhân có các biểu
hiện rối loạn chức năng sàn chậu bằng kỹ thuật
chụp cộng hưởng từ động.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thực hiện nghiên cứu mô tả cắt ngang trong
khoảng thời gian 4,5 năm; từ tháng 01/2008 đến
tháng 06/2012 tại Bệnh viện Đại học Y Dược
Thành phố Hồ Chí Minh.
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân nữ có các biểu hiện rối loạn chức
năng sàn chậu nói chung được chỉ định chụp
cộng hưởng từ bởi các bác sĩ chuyên khoa tiết
niệu, phụ khoa hoặc hậu môn trực tràng. Chúng
tôi loại bỏ các trường hợp không hợp tác tốt hoặc
phát hiện có khối u vùng chậu, u trực tràng,
bệnh Hirschprungs.
Cách thức tiến hành
Bơm gel siêu âm vào trực tràng tạo cảm giác
mắc đại tiện.
Sử dụng máy cộng hưởng từ kín AVENTO
1.5T, đặt bệnh nhân nằm tư thế FOWLER với
cuộn thu tín hiệu bụng quấn ngang vùng chậu.
Dùng các chuỗi xung T2 HASTE và TRUFISP
ghi hình sàn chậu ở mặt cắt ngang, dọc và dọc
giữa qua các thì nghỉ, thót, rặn tống phân và làm
nghiệm pháp Valsalva.
Tiêu chuẩn chẩn đoán sa các khoang chậu
vẫn còn nhiều tranh cãi do nghiên cứu đánh giá
động học trên người bình thường với cỡ mẫu
quá nhỏ, chưa đại diện được cho dân số Chúng
tôi chọn theo số đông tác giả sử dụng đường mu
cụt làm mốc(6,20).
Một số định nghĩa và tiêu chuẩn đánh giá sàn
chậu(1,2,3,9,14)
Chia sàn chậu thành các khoang: trước, giữa,
sau và túi cùng Douglas; lần lượt chứa các tạng
tương ứng là bàng quang, tử cung / tiền liệt
tuyến, hậu môn-trực tràng và túi cùng có thể
chứa ruột non, đại tràng chậu hông hay mỡ
phúc mạc.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 2 * 2014
32
Góc hậu môn-trực tràng: là góc tạo bởi trục
của ống hậu môn và đường tiếp tuyến với thành
sau đoạn xa của trực tràng. Giao điểm của hai
đường này chính là chỗ nối hậu môn-trực tràng.
Đường mu cụt: đường nối bờ dưới khớp mu
đến khớp hai xương cụt cuối cùng.
Sa các cơ quan sàn chậu: đánh giá khoảng
cách bằng đường vuông góc được nối từ chỗ
thấp nhất của các tạng chậu đến đường mu cụt.
Độ sa sàn chậu sau chia 4 mức: bình thường:
0 < 2cm; độ I: 2 < 4cm; độ II: 4 < 6cm; độ
III: ≥ 6cm.
Độ sa các cấu trúc khác chia 3 mức: độ I:
<3cm; độ II: 3<6cm; độ III: ≥6cm.
Sa trực tràng kiểu túi: sự phồng của thành
trực tràng ra phía trước > 0,5cm so với vị trí
bình thường. Túi này có thể được phân loại
theo độ sâu của túi (độ I: < 2cm; độ II: 24cm;
độ III: >4cm) hay xếp loại hình thái túi sa theo
tác giả Marti (loại I: kiểu hình ngón tay; loại II:
kiểu hình túi; loại III: túi sa kèm lồng hoặc sa
trực tràng).
Lồng trực tràng-hậu môn: là sự phát triển
nếp gấp > 0,3cm lõm vào thành trực tràng khi
rặn. Nếp gấp này có thể là niêm mạc hay toàn
thành trực tràng. Phân biệt lồng trực-trực tràng
khi khối lồng còn nằm trong trực tràng, lồng trực
tràng-hậu môn khi khối lồng nằm trong vùng
ống hậu môn và gọi là sa trực tràng khi khối
lồng sa hẳn ra ngoài.
Bệnh co thắt cơ mu trực tràng được chẩn
đoán dựa vào các yếu tố gợi ý sau:
Góc hậu môn-trực tràng giảm hoặc tăng ít
trong thì rặn so với thì nghỉ.
Có hình ảnh ấn lõm phía thành sau trực
tràng của cơ mu trực tràng hoặc cơ thắt hậu môn
trong thì rặn.
Tống gel ít hơn 2/3 lượng gel ban đầu trong
khoảng 60 giây.
Bề dày cơ mu trực tràng trong thì rặn lớn
hơn trong thì nghỉ.
Các triệu chứng lâm sàng chia 5 nhóm:
(1): Rối loạn đại tiện với đại tiện < 3 ngày /
lần hoặc đại tiện khó, rặn nhiều, thời gian đại
tiện lâu, không hết phân sau đại tiện, dùng tay
trợ giúp khi đại tiện.
(2): Rối loạn đi tiểu: tiểu són, tiểu không
kiểm soát
(3): Cảm giác đau / trằn nặng hoặc có khối
chèn ép ở vùng chậu / hậu môn
(4): Có khối sa sinh dục, sa trực tràng ra
bên ngoài
(5): Giao hợp đau.
Ghi nhận các yếu tố: triệu chứng lâm sàng,
số lần sanh con, tiền sử cắt tử cung ; đặc điểm
STTKT bao gồm độ sâu túi, hình thái, ứ đọng gel
trong túi sa sau tống phân; độ sa các tạng trong
các khoang chậu, và bệnh co thắt cơ mu trực
tràng.
Số liệu được xử lý với phần mềm STATA.
Dùng các phép thử so sánh giá trị trung bình,
đánh giá ảnh hưởng của yếu tố tuổi, sinh con
với STTKT; các kiểu phân độ của STTKT và
mức độ ứ gel; mối liên quan của STTKT với
bệnh lý co thắt cơ mu trực tràng; sự kết hợp
với sa các tạng chậu khác. Phép kiểm có ý
nghĩa thống kê khi p<0,05.
KẾT QUẢ
Nghiên cứu của chúng tôi có 1683 bệnh
nhân, độ tuổi từ 14 đến 91, tuổi trung bình là 48
± 15. Lứa tuổi 30-60 chiếm tỉ lệ khá cao, nhiều
nhất là nhóm 40-49 tuổi (25%).
Số bệnh nhân đã từng sinh con là 1456
(86,5%) với số con từ 1-14, nhóm có 2-3 con
chiếm tỉ lệ gần 60%. Có 50 trường hợp (3%) đã
cắt tử cung.
Triệu chứng lâm sàng với biểu hiện rối loạn
đại tiện chiếm nhiều nhất.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
33
Tỉ lệ sa trực tràng kiểu túi là 77,9%, kích
thước túi trung bình là 2,8cm, chiếm nhiều
nhất là loại STTKT có kích thước mức độ II và
hình thái Marti I. Tỉ lệ các túi sa có kích thước
nhỏ trong nhóm Marti I là cao nhất và túi sa có
kích thước lớn độ III trong nhóm Marti III là
cao nhất.
Kiểm định tính khuynh hướng cho thấy
kích thước túi càng lớn thì khả năng ứ đọng
gel trong túi càng tăng và nguy cơ ứ gel ở
STTKT loại hình thái Marti II là cao nhất, kế
đến là loại Marti III, nguy cơ thấp nhất là Marti
I (p<0,001) (bảng 1).
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa
STTKT với các yếu tố tuổi, số con với OR lần
lượt là 0,98 (p<0,001) và 0,92 (p<0,003). Tuy
nhiên, khi xem xét đồng thời tác động của hai
yếu tố này thì chỉ có yếu tố tuổi mới thực sự có
liên quan với STTKT (p<0,001).
Biểu đồ 1: Biểu đồ phân phối bệnh nhân theo tuổi
(đường đứt nét).
Biểu đồ 2: Phân bố các loại triệu chứng lâm sàng
Hình 1: STTKT độ II Marti I Hình 2: STTKT độ II Marti III và sa bàng quang
Bảng 1: Phân độ theo kích thước và hình thái Marti
của sa trực tràng kiểu túi
Phân độ kích
thước Độ I Độ II Độ III
Phân độ hình thái Tần
số
Tỷ
lệ%
Tần
số
Tỷ
lệ%
Tần
số
Tỷ
lệ%
Marti I 288 36,5 462 58,6 39 4,9
Marti II 12 3,8 278 88,5 24 7,6
Marti III 24 11,5 162 77,9 22 10,6
Tương tự, khi xét tác động của yếu tố tuổi và
yếu tố đã từng sinh con (không xét tới số con)
với STTKT, chúng tôi nhận thấy cả hai yếu tố
này đều có mối liên quan có ý nghĩa thống kê.
Nguy cơ hình thành STTKT ở phụ nữ đã từng
0
.0
1
.0
2
.0
3
.0
4
D
e
n
s
it
y
20 40 60 80 100
Tuoi
1218
137
506
79
2
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
TC1 TC2 TC3 TC4 TC5
Ñöôøng mu - cuït
R
Ñöôøng mu - cuït
(1
(2 (3
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 2 * 2014
34
sinh con cao gấp 2,64 lần so với người chưa từng
sinh con (p<0,001).
Có 165/1683 (9,8%) trường hợp có dấu hiệu
gợi ý chẩn đoán bệnh co thắt cơ mu trực tràng.
Trong số này, có 64,2% trường hợp có STTKT.
Tỉ lệ có STTKT kèm bất thường từng khoang
chậu như sa bàng quang, tử cung, sàn chậu sau
và túi cùng Douglas lần lượt là 69,2%; 54%;
95,4% và 19,4%. Bảng 2 trình bày tỉ lệ có STTKT
kết hợp sa các khoang sàn chậu
Bảng 2:
Số lượng khoang chậu Tần số Tỷ lệ%
0 53 4
1 283 21,6
2 261 19,9
3 540 41,2
4 174 13,3
BÀN LUẬN
Ở nước ta, trước đây việc chẩn đoán và điều
trị các rối loạn chức năng vùng chậu được thực
hiện riêng biệt ở từng chuyên khoa. Trong đó,
STTKT chủ yếu được chẩn đoán dựa vào kỹ
thuật chụp X quang động tống phân với liều
chiếu tương đương và liều chiếu cơ quan sinh
dục cho một lần khảo sát khá cao(4). Tuy nhiên,
kỹ thuật này chỉ thực hiện đơn giản với thuốc
cản quang bơm vào trực tràng nên không khảo
sát được các khoang chậu ở phía trước, gây ảnh
hưởng đến kết quả điều trị. Từ khi chuyên khoa
sàn chậu học phát triển, việc ứng dụng cộng
hưởng từ động đã dần thay thế cho X quang. Vài
nghiên cứu nhỏ trong nước cũng đã cho thấy
được vai trò của cộng hưởng từ trong chẩn đoán
các bệnh lý sàn chậu(11,12,13).
Tương tự với các nghiên cứu trước đây, kết
quả của chúng tôi thực hiện trên bệnh nhân có
các biểu hiện rối loạn chức năng sàn chậu có tỉ lệ
STTKT khá cao, tập trung nhiều ở tuổi trung
niên và nguy cơ cao gấp 2,7 lần ở người đã từng
sinh con (không kể số lần sinh). Vì tuổi và số lần
sinh con có liên quan có ý nghĩa về mặt thống kê
nên khi xét đồng thời 2 yếu tố này với nguy cơ
hình thành STTKT thì kết quả cho thấy tuổi mới
có liên quan thực sự. Tuy nhiên, đây lại là tương
quan nghịch nhẹ và không đáng kể, với số tuổi
tăng thêm 1 thì nguy cơ có túi sa lại giảm đi 1,02
lần. Điều này có thể được giải thích bởi tính
không đồng nhất của mẫu nghiên cứu đã được
lấy trên nhóm dân số có nhiều biểu hiện rối loạn
sàn chậu nói chung.
Bên cạnh đó, sự phối hợp STTKT kèm sa
nhiều khoang chậu với tỉ lệ cao giống với các
nghiên cứu trước đây cũng được chứng tỏ(3,5,8,17).
Các kết quả là minh chứng rõ cho thuyết
toàn vẹn thống nhất của sàn chậu cũng như sự
ảnh hưởng của yếu tố tuổi tác và sang chấn
trong quá trình sinh đẻ gây tổn thương cấu trúc
liên kết nâng đỡ vùng chậu.
Tỉ lệ bệnh nhân STTKT có biểu hiện triệu
chứng lâm sàng thay đổi rất đa dạng 23-70% và
cũng có thể hoàn toàn không có triệu chứng.
Nghiên cứu chúng tôi có 56% bệnh nhân STTKT
có triệu chứng cảm giác có khối chèn ép vùng
chậu, bón, đại tiện khó hay đi không hết phân
phải dùng tay trợ giúp, tương đồng với kết quả
nghiên cứu của tác giả Yoshioka(21) và
Johansson(7) là 59 - 70,7%.
Tỉ lệ STTKT ở nhóm bệnh nhân có dấu hiệu
chẩn đoán bệnh lý co thắt cơ mu trực tràng của
chúng tôi là 64,2%, tương tự với tác giả
Siproudhis(16) và Johansson(7) là 62 - 71%. Sự co
thắt của cơ mu trực tràng gây tắc nghẽn đường
ra của phân, giảm khả năng tống phân và đại
tiện khó, tăng nguy cơ hình thành STTKT.
Thăm khám lâm sàng có thể chẩn đoán được
STTKT nhưng độ sâu và hình thái của túi cũng
như sự ứ đọng sau thì rặn tống phân và các bất
thường đi kèm khác của sàn chậu chỉ có thể thấy
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
35
được trên hình ảnh động. Đánh giá toàn diện và
xem xét thêm biểu hiện triệu chứng lâm sàng để
đưa đến quyết định điều trị phẫu thuật đúng
đắn. Kết quả của chúng tôi cho thấy được các túi
sa có độ sâu lớn > 2cm với hình thái cổ túi hẹp
hoặc có kèm lồng (Marti II và III) thì nguy cơ ứ
đọng trong túi tăng, tương tự với nhận định của
các nghiên cứu trước đây(3,18,19,20).
Hạn chế trong nghiên cứu này là không có
nhóm chứng không có biểu hiện các rối loạn sàn
chậu và chưa có sự kết hợp với bác sĩ lâm sàng
để so sánh.
KẾT LUẬN
STTKT là bệnh phổ biến với lâm sàng không
đặc hiệu và thường có kèm theo sa các tạng khác
của vùng chậu. Vì vậy chẩn đoán bệnh lý vùng
sàn chậu cần chính xác và toàn diện. Cộng
hưởng từ động sàn chậu thực sự là phương tiện
hiệu quả không thể thiếu để đánh giá toàn bộ
vùng chậu, từ đó vạch ra kế hoạch điều trị phù
hợp và hiệu quả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Barbaric ZL, Marumoto AK (2001). MRI of the Perineum and
Pelvic Floor. Topic in Magnetic Resonance Imaging 12:83-92.
2. Chu WC, Tam YH, Lam WW (2007). Dynamic MR
assessment of the anorectal angle and puborectalis muscle in
pediatric patients with anismus: Technique and feasibility. J
Magn Reson Imaging 25:1067-72.
3. Fielding JR (2002). Practical MR Imaging of Female Pelvic
Floor Weakness. RadioGraphics 22:295-304.
4. Goei R, Kemerink G (1990). Radiation Dose in Defecography.
Radiology 176:137-39.
5. Halligan S, Bartram CI (1995). Is Barium trapping in rectoceles
significant? Dis Colon Rectum, 38:764-8.
6. Healy JC, Halligan S, Reznek RH (1997). Dynamic MR
Imaging Compared with Evacuation Proctography when
Evaluating Anorectal Configuration and Pelvic Floor
Movement. AJR, 169: 775-779.
7. Johansson C, Nilsson BY (1992). Association between
rectocele paradoxical sphincter response. Dis Colon Rectum,
35:503-9.
8. Kruyt RH, Delemarre JB, Doornbos J, Vogel HJ (1991).
Normal anorectum: dynamic MR imaging
anatomy. Radiology, 179:159–163.
9. Lamb GM, De Jode MG, Guold SW (2000). Upright dynamic
MR defeacating proctography in an open configuration MR
system. The British Journal of Radiology 73:152-155.
10. Mellgren A, Anz‚n B, Nilsson B-Y(1995). Results of rectocele
repair, a prospective study. Dis Colon Rectum, 38:764-8.
11. Nguyễn Thị Thùy Linh, Võ Tấn Đức, Phạm Ngọc Hoa (2008).
Vai trò của cộng hưởng từ động vùng sàn chậu trong chẩn
đoán rối loạn sự thoát phân. Y học Việt Nam, 349:85-89.
12. Nguyễn Thị Thùy Linh, Võ Tấn Đức, Phạm Ngọc Hoa (2009).
Cộng hưởng từ động trong đánh giá các bệnh lý vùng sàn
chậu. Y học TPHCM, 13:292-297.
13. Nguyễn Trung Vinh (2010). Nhận xét bước đầu phẫu thuật
phục hồi bản sau cơ nâng hậu môn trong điều trị hội chứng
sa sàn chậu. Y học TP. HCM, 14:263-268.
14. Roos FE, Weishaupt D, Wildermuth S (2002). Experience of 4
Years with Open MR Defecography: Pictorial Review of
Anorectal Anatomy and Disease. RadioGraphics, 22: 817-832.
15. Sarles JC, Arnaud A, Sielezneff I, Olivier S (1989). Endo-rectal
repair of rectocele. Int J Colorectal Dis, 4:167-71.
16. Siproudhis L, Dautrème S (1993). Dyschezia and rectocele-a
marriage of convenience? Physiologic evaluation of the
rectocele in a group of 52 women complaining of difficulty in
evacuation. Dis Colon Rectum, 36:1030-6.
17. Smith AR (1994). Role of connective tissue and muscle in
pelvic floor dysfunction. Curr Opin Obstet Gynecol, 6:317-19.
18. Van Dam JH, Ginai AZ, Gosselink MJ (1997). Role of
defecography in predicting clinical outcome of rectocele
repair. Dis Colon Rectum, 40:201-7.
19. Yang A, Mostwin JL, Rosenshein NB (1991). Pelvic Floor
Descent in Women: Dynamic Evaluation with Fast MR
Imaging and Cinematic Display. Radiology, 179(1): 25-33.
20. Yang A, Mostwin JL, Rosenshein NB, Zerhouni EA (1991).
Pelvic floor descent in women: dynamic evaluation with fast
MR imaging and cinematic display. Radiology,179:25–33.
21. Yoshioka K, Matsui Y, Yamada O (1991). Physiologic and
anatomic assessment of patients with rectocele. Dis Colon
Rectum, 34:704-8.
Ngày nhận bài báo: 24/02/2014
Ngày phản biện đánh giá bài báo: 07/03/2014
Ngày bài báo được đăng: 20/03/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_dac_diem_sa_truc_trang_kieu_tui_o_benh_nhan_roi_loa.pdf