Du lịch Phú Thọ đang trên đà
phát triển để khẳng định thương
hiệu trong bức tranh du lịch của
cả nước. Để phát huy những
thế mạnh hiện có và khắc phục
những tồn tại, hạn chế, cần có sự
tham gia của toàn bộ các cơ quan
lãnh đạo, quản lý, các cấp các
ngành và toàn thể xã hội. Nguồn
nhân lực du lịch là một nhân tố
quan trọng quyết định sự phát
triển của ngành du lịch Việt Nam
nói chung, du lịch của tỉnh Phú
Thọ nói riêng. Xu hướng phát
triển du lịch đặt ra nhu cầu nhân
lực cả về số lượng và chất lượng
theo cơ cấu các ngành nghề và
loại hình lao động. Vấn đề đào
tạo, nâng cao chất lượng lao động
du lịch của tỉnh đã và đang được
quan tâm và đầu tư phát triển.
Từ những điểm mạnh và điểm
yếu hiện nay, có thể thấy vai trò
quan trọng của đường lối chính
sách về du lịch và các cơ sở đào
tạo nhân lực du lịch. Tập trung
thực hiện đường lối đúng đắn
và những chính sách thiết thực,
hiệu quả chính là bước đầu tiên
quan trọng, song kết quả cuối
cùng chính là từ sự nỗ lực đầu tư,
thay đổi và nâng cao chất lượng
của các cơ sở đào tạo lao động du
lịch trên địa bàn tỉnh.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 531 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu và đề xuất giải pháp đào tạo, nâng cao chất lượng lao động du lịch Phú Thọ thời kì 2011 - 2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ñaïi hoïc Huøng Vöông - Khoa hoïc Coâng ngheä 21
Khoa hoïc xaõ hoäi
1. Mở đầu
Để phát triển du lịch thành
một ngành kinh tế mũi nhọn
theo hướng chuyên nghiệp, hiện
đại thì vấn đề phát triển nguồn
nhân lực du lịch luôn là “mắt
xích” quan trọng cần được quan
tâm nghiên cứu. Đào tạo và nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực
du lịch được xác định là một
trong những nhiệm vụ trọng tâm
để tạo ra sự đột phá trong sự phát
triển của ngành du lịch Việt Nam
nói chung và của tỉnh Phú Thọ
nói riêng.
Du lịch Phú Thọ phát triển
dựa trên tài nguyên tự nhiên và
tài nguyên nhân văn đa dạng,
độc đáo của một tỉnh trung du
miền núi, một vùng đất cổ - nơi
phát tích của dân tộc Việt Nam
với truyền thống lịch sử và văn
hiến lâu đời. Để khai thác có hiệu
quả các tiềm năng trên, góp phần
nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội
từ hoạt động du lịch, tỉnh Phú
Thọ cần thực hiện đồng bộ nhiều
giải pháp. Trong đó, giải pháp đào
tạo, phát triển nguồn lao động du
lịch được xem là giải pháp mang
tính chất trọng tâm và bền vững.
Vì vậy, đánh giá những điểm
mạnh, điểm yếu của lao động du
lịch Phú Thọ là việc làm cần thiết,
là cơ sở để hoạch định chính sách
và đưa ra những giải pháp nhằm
phát triển nguồn nhân lực du lịch
của tỉnh.
2. Nội dung
2.1. Điểm mạnh của lao động
du lịch tỉnh Phú Thọ
Tính đến năm 2012, tỉnh Phú
Thọ có dân số trung bình năm
là 1.340,8 nghìn người, trong đó
tổng nguồn lao động xã hội là
864,4 nghìn người, chiếm 64,5%
dân số. Bình quân mỗi năm
nguồn lao động của tỉnh Phú
Thọ tăng thêm 13,1 nghìn người.
Cũng giống như cả nước, Phú
Thọ đang trong thời kỳ cơ cấu
“dân số vàng” với lực lượng lao
động đông, có khả năng tạo ra sự
đột phá trong phát triển kinh tế -
xã hội. Dân số đông cùng với đời
sống ngày càng nâng cao là một
trong những nhân tố quan trọng
thúc đẩy sự phát triển du lịch.
Đồng thời, dân số cũng là cơ sở
để tạo ra thị trường lao động du
lịch dồi dào.
Trong bối cảnh đó, lực lượng
lao động làm việc trong ngành
du lịch Phú Thọ cũng có những
chuyển biến tích cực cả về số
lượng và chất lượng.
Lao động ngành du lịch năm
2006 là 4.296 người (lao động
trực tiếp là 1.096 người, lao động
gián tiếp là 3.200 người); đến
năm 2012, số lượng lao động
trong ngành du lịch của tỉnh đã
tăng lên khá nhanh, đạt 9.161
người (lao động trực tiếp là 2.250
người, lao động gián tiếp là 6.911
người). Như vậy, qua sáu năm,
lao động du lịch tỉnh Phú Thọ
đã tăng thêm 4.865 người (2,13
lần). Giai đoạn 2006 - 2010, số
lao động tăng chậm nhưng từ
2010 - 2012, số lượng lao động du
lịch của tỉnh bắt đầu tăng nhanh
hơn. Sự phát triển này cho thấy
lao động du lịch Phú Thọ đã và
đang khẳng định được vai trò và
sức hút của mình trong hệ thống
các ngành nghề dịch vụ của tỉnh.
Người dân Phú Thọ có truyền
thống lao động chăm chỉ, khéo
léo, nhanh nhạy tiếp thu yếu tố
mới và rất nồng hậu, chân tình,
mến khách. Đây cũng là một lợi
thế mà nguồn lao động làm việc
ĐÁNH GIÁ ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
ĐÀO TẠO, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG DU LỊCH PHÚ THỌ
THỜI KÌ 2011 - 2020
Nguyễn Minh Lan
Khoa KHXH&NV, Trường Đại học Hùng Vương
TÓM TẮT
Lao động du lịch là nguồn lực quan trọng hàng đầu để phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ theo hướng
chuyên nghiệp, hiện đại và hiệu quả cao. Lao động trong ngành du lịch tỉnh Phú Thọ khá dồi dào, nhiệt
huyết, đang ngày càng được nâng cao về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, lực lượng lao động hiện nay vẫn
còn nhiều hạn chế: Tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và các kĩ năng nghề
nghiệp còn yếu, chưa đáp ứng được những yêu cầu về tính chuyên nghiệp, hiệu quả và khả năng hội nhập.
Vì vậy, các giải pháp về đào tạo, nâng cao chất lượng lao động du lịch Phú Thọ thời kì 2011 - 2020 cần được
xem xét và thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả.
Từ khóa: Du lịch, lao động, Phú Thọ, điểm mạnh, điểm yếu, giải pháp đào tạo.
Khoa hoïc xaõ hoäi
Ñaïi hoïc Huøng Vöông - Khoa hoïc Coâng ngheä22
trong ngành du lịch của tỉnh đã
và đang tích cực phát huy.
Chất lượng lao động du lịch
cũng được quan tâm đầu tư và
nâng cao. Hiện nay, trên địa bàn
tỉnh có một số trường đại học,
cao đẳng như Trường Đại học
Hùng Vương, Cao đẳng nghề
Phú Thọ có mở các mã ngành
đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh
vực du lịch. Ngoài ra, các trường
trung cấp nghề, trung tâm dạy
nghề cũng có những chương
trình liên kết đào tạo, tập huấn,
dạy nghề ngắn hạn nhằm
đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ
thường xuyên cho lực lượng lao
động du lịch. Theo số liệu của
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
tỉnh Phú Thọ, tỷ lệ lao động làm
việc trong ngành du lịch có trình
độ trên đại học là 0,2%, trình độ
đại học - cao đẳng chiếm 12,51%,
trình độ trung cấp và sơ cấp
nghề chiếm 17,35%, số còn lại
là qua đào tạo tại chỗ hoặc huấn
luyện nghiệp vụ ngắn hạn chiếm
69,94%. Lực lượng này đang góp
phần quan trọng vào sự phát
triển của du lịch Phú Thọ.
2.2. Điểm yếu của lao động
du lịch tỉnh Phú Thọ
Dù đã được quan tâm đầu tư
và có những chuyển biến tích
cực, nhưng so với yêu cầu chung
về lao động du lịch và so với mặt
bằng chung của cả nước, lực
lượng lao động trong ngành du
lịch Phú Thọ vẫn còn nhiều hạn
chế. Những yếu kém của đội ngũ
nhân lực đang là một rào cản rất
lớn để du lịch Phú Thọ có thể
vươn lên, trở thành một điểm
sáng trong bức tranh du lịch
vùng trung du miền núi Bắc Bộ
và của cả nước.
Điểm yếu trước tiên của lao
động du lịch Phú Thọ chính là
số lượng lao động chưa đáp ứng
nhu cầu và chưa mang tính bền
vững. Số lượng này vừa ‘thừa”
vừa “thiếu”: Thừa lao động gián
tiếp, thiếu lao động trực tiếp;
thừa lao động phổ thông, thiếu
lao động chuyên nghiệp So
với các tỉnh trung du miền núi
Bắc Bộ, số lượng lao động du
lịch của tỉnh ở mức dưới trung
bình cả về lao động trực tiếp và
lao động gián tiếp. Dù lực lượng
còn mỏng, song cơ cấu lao động
theo lĩnh vực hoạt động cũng còn
những điểm chưa hợp lý, tỷ lệ lao
động gián tiếp khá cao so với lao
động trực tiếp (tỷ lệ năm 2012 là
3 lao động gián tiếp/1 lao động
trực tiếp, trong khi tỷ lệ chuẩn
của ngành là 2/1). Lao động gián
tiếp vẫn chiếm tỉ lệ chủ yếu trong
tổng số lao động của ngành du
lịch. Năm 2012, có đến 75,4%
thuộc nhóm lao động gián tiếp;
24,6% thuộc lao động trực tiếp.
Số lao động tại các cơ sở lưu
trú là 1.042 người, chiếm 46%
lao động trực tiếp trong ngành
du lịch. Xét theo tỷ lệ lao động/
số buồng thì số lượng này vẫn
còn rất thiếu. Hiện nay, tỷ lệ này
ở Phú Thọ là 0,4 lao động/buồng,
trong khi tỷ lệ chuẩn theo quy
định là 1,5 - 2 lao động/buồng.
Điều này cũng phản ánh thực
trạng nguồn khách du lịch tới
Phú Thọ chủ yếu là khách tham
quan trong ngày, tỷ lệ khách lưu
trú qua đêm còn hạn
chế. Lao động làm
việc trong các công
ty lữ hành, hướng
dẫn viên du lịch
chiếm tỷ lệ rất thấp,
khoảng 3,5% trong
cơ cấu lao động du
lịch của tỉnh.
Lao động quản
lý trong lĩnh vực du
lịch của tỉnh Phú Thọ cũng còn
thiếu về số lượng, lực lượng còn
mỏng và thiếu cán bộ chuyên
trách có chuyên môn sâu, được
đào tạo đúng chuyên ngành.
Ngoài các cán bộ quản lý trực
thuộc văn phòng Sở Văn hóa -
Thể thao và Du lịch, 13 huyện, thị
của tỉnh Phú Thọ chỉ có các cán
bộ văn hóa kiêm nhiệm về công
tác quản lý du lịch. Sự thiếu hụt
này đã gây ra những khó khăn
nhất định trong công tác quản lý
và phát triển hoạt động du lịch ở
các địa phương.
Tuy nhiên, số lượng lao động
du lịch hiện nay tại Phú Thọ cũng
phải đối mặt với những khó khăn
và sức ép nhất định. Khó khăn
lớn nhất xuất phát từ tính mùa
vụ trong hoạt động du lịch, các
lễ hội lớn (Lễ hội Đền Hùng, Lễ
hội Đền Mẫu Âu Cơ) chỉ diễn
ra trong một thời gian ngắn, thu
hút số lượng du khách rất lớn,
nhưng khi kết thúc lễ hội thì các
hoạt động du lịch diễn ra cầm
chừng theo các luồng khách lẻ.
Các cơ sở lưu trú có hiệu suất sử
dụng buồng thấp, nên lực lượng
lao động cũng chỉ duy trì ở mức
tối thiểu và thường tận dụng lao
động gia đình. Hệ thống các công
ty lữ hành còn ít, chủ yếu là các
chi nhánh, văn phòng đại diện
nên nhu cầu sử dụng lao động
trực tiếp cũng không lớn. Những
đặc điểm này đã gây khó khăn
trong việc phát triển nguồn lao
động du lịch của tỉnh.
Điểm yếu thứ hai của lao
động du lịch tỉnh Phú Thọ là
Bảng 1: Số lượng lao động du lịch tỉnh Phú Thọ
(Đơn vị: người)
Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Lao động trực tiếp 1.096 1.209 1.568 1.540 1.700 1.880 2.250
Lao động gián tiếp 3.200 3.520 4.700 4.700 5.100 6.100 6.911
Tổng lao động 4.296 4.729 6.268 6.240 6.800 7.520 9.161
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ)
Ñaïi hoïc Huøng Vöông - Khoa hoïc Coâng ngheä 23
Khoa hoïc xaõ hoäi
những hạn chế mang tính chất
“kinh niên” về chất lượng nguồn
lao động: Tỷ lệ lao động qua đào
tạo thấp, trình độ chuyên môn
nghiệp vụ và các kỹ năng nghề
nghiệp còn yếu, chưa đáp ứng
được những yêu cầu về tính
chuyên nghiệp, hiệu quả và khả
năng hội nhập. Tại các doanh
nghiệp hoạt động trong ngành du
lịch, tỷ lệ lao động được đào tạo
về nghề du lịch chỉ đạt trên 30%,
tỷ lệ lao động phổ thông vẫn còn
lớn, thường “kiêm nhiệm” nhiều
công việc nghiệp vụ khác nhau.
Khả năng tin học và ngoại ngữ
ở lực lượng lao động trong các
doanh nghiệp cũng rất hạn chế,
tỷ lệ lao động biết và sử dụng
được ngoại ngữ rất thấp, chiếm
khoảng 10%.
Đối với đội ngũ cán bộ quản
lý nhà nước về du lịch và cán bộ
quản lý doanh nghiệp du lịch,
hạn chế chủ yếu là lao động được
đào tạo chính ngành du lịch
chiếm tỷ lệ thấp, đa số được đào
tạo từ những ngành khác chuyển
sang làm du lịch. Lực lượng này
có trình độ ngoại ngữ và tin học
khá (trên 80% có trình độ B, C
về ngoại ngữ), song khả năng
vận dụng trong công việc chuyên
môn còn hạn chế. Phú Thọ hiện
chưa có các chuyên viên giỏi
trong các nghiệp vụ marketing,
phát triển các sản phẩm du lịch,
xây dựng các chiến lược phát
triển doanh nghiệp
Bên cạnh những yêu cầu về
chuyên môn nghiệp vụ, lực lượng
lao động du lịch ở Phú Thọ hiện
nay còn thể hiện rõ những yếu
kém về tính tính cực, chủ động,
nhạy bén và sáng tạo trong công
việc; kiến thức về văn hóa, xã hội
và môi trường bản địa và của các
đối tượng du khách chính còn
hạn chế; thiếu kỹ năng làm việc
nhóm
Như vậy, lực lượng lao động
trong ngành du lịch của tỉnh Phú
Thọ hiện nay còn rất nhiều bất
cập về cả số lượng và chất lượng
lao động, đòi hỏi phải có những
định hướng, chiến lược và giải
pháp phát triển phù hợp nhằm
phát huy được vai trò và sức
mạnh của nguồn lực quan trọng
này.
2.3. Một số giải pháp đào tạo,
nâng cao chất lượng lao động du
lịch tỉnh Phú Thọ
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
tỉnh Phú Thọ lần thứ XVII xác
định ba khâu đột phá trong giai
đoạn 2011 - 2015 là: Xây dựng kết
cấu hạ tầng; đào tạo nguồn nhân
lực và phát triển du lịch. Như vậy,
đào tạo nguồn nhân lực du lịch
là vấn đề mang tính mấu chốt
để tạo ra sự đột phá của ngành
du lịch Phú Thọ. Trong giai đoạn
hiện nay và tầm nhìn 2020, có thể
đưa ra một số giải pháp đào tạo
Bảng 2. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của lao động trực tiếp làm việc trong
ngành du lịch tỉnh Phú Thọ năm 2012
Tiêu chí Tổng số
Chia theo loại hình tổ chức
Cơ quan
Quản
lý nhà
nước
Đơn vị sự
nghiệp công
lập (NS
100%)
Đơn vị sự
nghiệp
công lập có
thu
Doanh
nghiệp
khác
1. Phân loại theo trình độ đào tạo 2.250
Thạc sỹ 2 25
Đại học 22 21 41 61
Cao đẳng 25 643
Trung cấp chuyên nghiệp 22 377
Khác 1.011
2. Phân loại theo trình độ ngoại ngữ
Đại học 3
Chứng chỉ
- C 9 49 69
- B 13 21 64
- A 1.244
Chưa có bằng cấp/chứng chỉ 766
3. Phân loại theo trình độ tin học
Biết sử dụng máy tính vào công việc 24 21 113 1.329
Chưa biết sử dụng máy tính vào công việc 763
(Nguồn: Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ)
Khoa hoïc xaõ hoäi
Ñaïi hoïc Huøng Vöông - Khoa hoïc Coâng ngheä24
và nâng cao chất lượng lao động
du lịch của tỉnh như sau:
2.3.1. Nhóm giải pháp về
đường lối chính sách
Kinh nghiệm phát triển du
lịch của một số nước cho thấy,
chính sách phát triển du lịch là
một trong các yếu tố ảnh hưởng
quyết định đến toàn bộ hệ thống
du lịch. Trong đó chính sách
quản lý và sử dụng lao động có ý
nghĩa trực tiếp đối với hoạt động
của lao động du lịch.
Để công tác đào tạo nguồn lao
động được phát huy và đạt hiệu
quả cao, trước tiên phải xuất phát
và căn cứ vào hệ thống đường lối
chính sách trong lĩnh vực du lịch
của tỉnh. Đây là cơ sở pháp lý, là
định hướng quan trọng để nguồn
lao động của tỉnh có điều kiện
được phát triển cả về số lượng và
chất lượng.
Trước hết, cần căn cứ vào Quy
hoạch phát triển nhân lực tỉnh
Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2020
để xác định chiến lược phát triển
nguồn nhân lực du lịch của tỉnh
trong thời gian tương ứng và phù
hợp với định hướng của nguồn
nhân lực tỉnh. Trên cơ sở đó, xây
dựng quy hoạch riêng, mang tính
cụ thể đối với nguồn lao động
trong lĩnh vực du lịch của tỉnh.
Cần có những chính sách sử
dụng lao động sau đào tạo để
người lao động có cơ hội phát
huy và vận dụng những kiến thức
đã học vào thực tế công việc,
góp phần vào sự phát triển của
ngành du lịch trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh đó là những chính sách
tuyển dụng, thu hút, đãi ngộ đối
với nguồn lao động du lịch như:
+ Tiếp nhận và tạo điều kiện
cho các cán bộ giỏi đang công tác
ở các nơi, sinh viên tốt nghiệp
xuất sắc của các trường đại học
về công tác tại tỉnh. Thu hút
chuyên gia giỏi, nguồn nhân lực
chất lượng cao từ bên ngoài vào
lĩnh vực hoạt động quản lý, kinh
doanh du lịch.
+ Có chính sách cử cán bộ
trẻ đi đào tạo, nâng cao trình độ
nghiệp vụ, tham gia các lớp bồi
dưỡng, đào tạo trong nước và tu
nghiệp ở nước ngoài. Thực hiện
tiêu chuẩn hóa đội ngũ quản lý
Nhà nước về du lịch.
2.3.2. Nhóm giải pháp về đào
tạo nguồn nhân lực
Để tạo nguồn nhân lực cho
du lịch, cần thực hiện đồng bộ và
hiệu quả các giải pháp sau:
Trước hết, cần có giải pháp
phát triển các cơ sở đào tạo: Mở
rộng và nâng cao chất lượng hệ
thống cơ sở đào tạo nguồn nhân
lực trên địa bàn tỉnh, mở các
mã ngành du lịch phù hợp với
nhu cầu nhân lực tại các cơ sở
đào tạo du lịch (Trường Đại học
Hùng Vương, Cao đẳng nghề
Phú Thọ). Chủ động hợp tác, liên
kết đào tạo với các viện nghiên
cứu, các trường đại học có uy tín
trong nước và quốc tế. Kêu gọi
các thành phần kinh tế đầu tư
xây dựng cơ sở đào tạo chuyên
ngành du lịch bậc đại học, cao
đẳng, trung cấp.
Tại các cơ sở đào tạo nhân lực
du lịch, cần đổi mới nội dung và
nâng cao chất lượng đào tạo. Phải
đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho
các cơ sở đào tạo du lịch có hiệu
quả, đầu tư trang thiết bị cho cơ
sở đảm bảo gắn kết giữa lý thuyết
với thực hành nghề nghiệp. Các
cơ sở đào tạo và doanh nghiệp
du lịch phải ứng dụng công nghệ
thông tin, phương tiện kỹ thuật
hiện đại về máy móc thiết bị,
phần mềm quản lý và con người
vận hành.
Từng bước chuẩn hóa chương
trình đào tạo, xây dựng khung
chương trình, mã ngành đào tạo
khoa học, hợp lý và nâng cao
năng lực, trình độ của đội ngũ
giảng viên, cán bộ quản lý. Đội
ngũ giảng viên không ngừng
được nâng cao trình độ, phát
triển chuyên sâu thông qua đào
tạo mới, bồi dưỡng, trau dồi kinh
nghiệm thực tế dưới mọi hình
thức trong nước cũng như ngoài
nước.
Trong quá trình đào tạo, các
cơ sở đào tạo cần mở rộng và
tăng cường liên kết giữa các cơ
quan quản lý nhà nước về du
lịch tại địa phương, Hiệp hội Du
lịch với các cơ sở đào tạo du lịch,
doanh nghiệp du lịch trong đào
tạo để sử dụng nhân lực du lịch
đúng hướng, đúng nhu cầu. Mở
rộng quan hệ hợp tác quốc tế
trong việc đào tạo, nghiên cứu
học tập trau dồi kinh nghiệm và
phối hợp đào tạo với các dự án
nước ngoài.
Có kế hoạch thống kê hàng
năm số liệu nhân lực du lịch và
đào tạo nhân lực du lịch để dự
báo nhu cầu lao động, định hướng
đào tạo, bồi dưỡng nghề cho lực
lượng lao động trên địa bàn.
Thứ hai, cần chú trọng phát
triển nguồn nhân lực trực tiếp
làm việc tại các doanh nghiệp
du lịch: Đào tạo đội ngũ cán bộ
quản lý, lao động kỹ thuật, hướng
dẫn viên du lịch, hình thành đội
ngũ doanh nhân du lịch chuyên
nghiệp. Tăng cường công tác
đào tạo lại để nâng cao trình độ
của đội ngũ lao động hiện có
của các doanh nghiệp. Khuyến
khích các doanh nghiệp có chính
sách ưu đãi tuyển dụng, sử dụng
những người có năng lực trình
độ chuyên môn giỏi. Đồng thời,
chủ động hoặc kết hợp, liên kết
đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên
đội ngũ cán bộ, công chức quản
lý nhà nước, viên chức đơn vị sự
nghiệp, cán bộ chính quyền địa
phương liên quan đến du lịch,
cán bộ quản lý doanh nghiệp du
lịch thuộc mọi thành phần kinh
tế, đặc biệt ưu tiên bồi dưỡng cán
bộ cấp huyện và cán bộ quản lý
doanh nghiệp.
Thứ ba, tăng cường liên kết
giữa các cơ sở đào tạo với các
doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực du lịch; phối hợp chặt
Ñaïi hoïc Huøng Vöông - Khoa hoïc Coâng ngheä 25
Khoa hoïc xaõ hoäi
chẽ giữa cơ sở đào tạo với các
doanh nghiệp để gắn liền đào tạo
với sử dụng, nâng cao năng lực và
trình độ của người lao động.
Các cơ sở đào tạo phải khảo
sát, điều tra nắm bắt nhu cầu
của doanh nghiệp về số lượng,
chất lượng và cơ cấu lao động mà
doanh nghiệp cần để có kế hoạch
đào tạo phù hợp. Các doanh
nghiệp có trách nhiệm cung cấp
các dịch vụ hỗ trợ phục vụ đào
tạo, tạo điều kiện thuận lợi cho
sinh viên thực tập, cử một số cán
bộ có đủ trình độ tham gia giảng
dạy và hướng dẫn thực tập
2.3.3. Nhóm giải pháp khác
Trước hết, để thực hiện được
các chương trình, mục tiêu phát
triển nguồn nhân lực du lịch thì
cần có sự đầu tư thích đáng và
hiệu quả về nguồn vốn. Hiện nay,
nguồn vốn đầu tư cho các cơ sở
đào tạo lao động du lịch chủ yếu
là từ ngân sách Nhà nước, song
ngân sách này còn phải đầu tư
cho phát triển cơ sở hạ tầng, bảo
tồn nâng cấp các di tích văn hóa
lịch sử, tuyên truyền quảng bá
du lịch và cho các cơ sở đào tạo
nghiệp vụ du lịch Vì vậy, bên
cạnh nguồn vốn từ Nhà nước,
cần kêu gọi đầu tư từ các dự án
phát triển du lịch, các tổ chức
quốc tế và chủ động về ngân
sách tại các cơ sở đào tạo.
Giải pháp đầu tư, ứng dụng
khoa học kỹ thuật trong đào tạo
cũng là một hướng quan trọng
để nâng cao chất lượng lao động
trong bối cảnh hội nhập ngày
càng mạnh mẽ. Lao động du lịch
cần có khả năng sử dụng và áp
dụng các ứng dụng khoa học kỹ
thuật phục vụ cho hoạt động du
lịch (mạng internet, các phần
mềm chuyên dụng để quản lý
dữ liệu, tính toán, quảng bá du
lịch, thực hiện các dịch vụ).
Đây là giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng và hiệu quả lao động
du lịch, chủ động hội nhập vào
môi trường làm việc ngày càng
rộng mở.
3. Kết luận
Du lịch Phú Thọ đang trên đà
phát triển để khẳng định thương
hiệu trong bức tranh du lịch của
cả nước. Để phát huy những
thế mạnh hiện có và khắc phục
những tồn tại, hạn chế, cần có sự
tham gia của toàn bộ các cơ quan
lãnh đạo, quản lý, các cấp các
ngành và toàn thể xã hội. Nguồn
nhân lực du lịch là một nhân tố
quan trọng quyết định sự phát
triển của ngành du lịch Việt Nam
nói chung, du lịch của tỉnh Phú
Thọ nói riêng. Xu hướng phát
triển du lịch đặt ra nhu cầu nhân
lực cả về số lượng và chất lượng
theo cơ cấu các ngành nghề và
loại hình lao động. Vấn đề đào
tạo, nâng cao chất lượng lao động
du lịch của tỉnh đã và đang được
quan tâm và đầu tư phát triển.
Từ những điểm mạnh và điểm
yếu hiện nay, có thể thấy vai trò
quan trọng của đường lối chính
sách về du lịch và các cơ sở đào
tạo nhân lực du lịch. Tập trung
thực hiện đường lối đúng đắn
và những chính sách thiết thực,
hiệu quả chính là bước đầu tiên
quan trọng, song kết quả cuối
cùng chính là từ sự nỗ lực đầu tư,
thay đổi và nâng cao chất lượng
của các cơ sở đào tạo lao động du
lịch trên địa bàn tỉnh.
Tài liệu tham khảo
1. Trần Đức Thanh (2005),
Nhập môn Khoa học du lịch, NXB
ĐHQG Hà Nội.
2. Nguyễn Minh Tuệ (chủ
biên) (2010), Địa lý du lịch Việt
Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.
3. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú
Thọ, Quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ
đến năm 2020.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú
Thọ, Quy hoạch phát triển nhân
lực tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-
2020.
5. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú
Thọ, Báo cáo quy hoạch phát triển
du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn
2011- 2020, định hướng đến năm
2030.
6. Niên giám thống kê tỉnh Phú
Thọ năm 2012.
SUMMARY
EVALUATE STRENGTH, WEAKNESSES AND SUGGEST TRAINING SOLUTIONS TO
IMPROVE TOURISM LABOR QUALITY IN PHU THO IN THE PERIOD OF 2011 - 2020
Nguyen Minh Lan
Faculty of Social Science and Humanities, Hung Vuong University
Tourism labor force is the primary resource for the development of tourism towards professional,
modern and efficient way in Phu Tho province. Labor force in Phu Tho’s tourism is rather abundant and
enthusiastic while it is increasing both in quantity and quality. However, there is a certain limitation, such
as the low rate of trained labor, weak qualifications in profession and occupational skills, far to meet the
requirements of professionalism, efficiency and integration capabilities, and so on. Therefore, it is necesssary
that solutions in training and improving the quality of Phu Tho’s tourism labor force in the period of 2011
- 2020 should be reviewed and implemented synchronously and effectively.
Key words: Tourism, labor force, Phu Tho, trength, weaknesses, training solutions.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_diem_manh_diem_yeu_va_de_xuat_giai_phap_dao_tao_nan.pdf