Đánh giá độ lọc cầu thận ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát bằng phương pháp chụp xạ hình với tc 99m-Dtpa

Có mối tương quan tuyến tính nghịch khá chặt chẽ giữa độ lọc cầu thận với nồng độ creatinin huyết thanh. Hệ số tương quan Pearson của quan hệ này là: r = -0,64 (với p<0,001) và nếu chỉ xem xét trong số những BN có độ lọc cầu thận dưới 60 ml/phút (n=89), thì quan hệ này còn chặt chẽ hơn, r = -0,74 (p<0,001). So sánh các chỉ số độ lọc cầu thận được xác định bằng 2 phương pháp xạ hình thận Tc99m-DTPA và phương pháp ước tính Cockroft-Gault ở nhóm đối tượng nghiên cứu Bảng.7, kết quả nghiên cứu cho thấy: độ lọc cầu thận Tc99m-DTPA cao hơn giá trị độ lọc cầu thận tương ứng theo cách ước tính Cockcroft-Gault (65,1  28,7 ml/phút so với 54,1  23,4 ml/phút), với p<0,05. Tuy nhiên, nếu chỉ xét riêng ở những BN có độ lọc cầu thận <60 ml/phút, thì phương pháp xạ hình thận Tc99m-DTPA cho kết quả tương đương với phương pháp ước tính Cockcroft-Gault về chỉ số độ lọc cầu thận (36,1  18,4 ml/phút so với 38,3  21,4 ml/phút), p>0,05. Cũng tương tự như vậy, nếu chỉ xem xét ở các bệnh nhân THA nhưng đã có suy giảm chức năng thận (dựa vào chỉ số creatinin máu trên ngưỡng bình thường, ở đây là >126 µmol/l), thì cả 2 phương pháp xạ hình thận Tc99m-DTPA và ước tính Cockcroft-Gault đều cho các chỉ số độ lọc cầu thận tương đương nhau, mức chênh lệch không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Verhave JC (2005), nghiên cứu trên 850 người có mức creatinin huyết thanh trong giới hạn bình thường và lấy giá trị độ lọc cầu thận bằng phương pháp xạ hình thận Tc99mDTPA làm tham chiếu, kết quả cho thấy độ lọc cầu thận ước tính theo phương pháp CG thấp hơn so với độ lọc cầu thận xạ hình từ 3,7 - 11,3 ml/phút, đặc biệt là ở các bệnh nhân lớn tuổi (≥60 tuổi). Theo nghiên cứu của Rodby RA (1992), độ lọc cầu thận theo phương pháp Tc99m-DTPA có mối tương quan rất chặt chẽ (r=0,95) với độ thanh thải creatinin với mẫu nước tiểu lấy trong 24 giờ, và có tương quan khá tốt với chỉ số độ lọc cầu thận được ước tính theo phương pháp Cockcroft-Gault (r=0,86). Nghiên cứu của Andreas Fotofoulos và cộng sự (2006), các tác giả lấy kết quả độ thanh thải inulin làm tiêu chuẩn vàng, so sánh với kết quả đánh giá ĐLCT bằng các phương pháp khác nhau ở 82 BN, đã nhận xét xạ hình với Tc99m-DTPA có tương quan rất chặt chẽ so với phương pháp đo độ thanh thải inulin trong đánh giá ĐLCT, r=0,996 với p<0,05(2). Theo kinh điển, creatinin được bài tiết thêm ở ống thận, nên ĐLCT tính toán dựa vào độ thanh thải creatinin thường cơ giá trị cao hơn ĐLCT thực tế. Nhưng nghiên cứu của tác giả Barroso lại cho kết luận trái ngược là phương pháp CG thường đánh giá thấp hơn về ĐLCT, còn phương pháp Tc99m-DTPA lại thường đánh giá cao hơn về ĐLCT thực tế. Kết quả của chúng tôi phù hợp với nhận định trong nghiên cứu của Barrsoro(1). Nhưng trái ngược với kết quả trong nghiên cứu của Piogio và

pdf7 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 615 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá độ lọc cầu thận ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát bằng phương pháp chụp xạ hình với tc 99m-Dtpa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 321 ĐÁNH GIÁ ĐỘ LỌC CẦU THẬN Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP NGUYÊN PHÁT BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHỤP XẠ HÌNH VỚI Tc 99m-DTPA Đào Tiến Mạnh*, Lê Đình Thanh** TÓM TẮT Mở đầu: Độ lọc cầu thận là một thông số rất có giá trị trong việc đánh giá và theo dõi các bệnh nhân (BN) bệnh thận mạn. Mục tiêu: Đánh giá độ lọc cầu thậnbằng phương pháp chụp xạ hình với Tc99m-DTPA ở các bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát và tìm hiểu mối liên quan giữa độ lọc cầu thậnbằng xạ hình Tc99m-DTPA với một số yếu tố lâm sàng ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Độ lọc cầu thận bằng phương pháp này là 65,1  28,7 ml/phút; Độ lọc cầu thận của thận phải là 31,2  15,2 ml/phút tương đương với thận trái 31,8  14,8 ml/phút, p>0,05. Số BN có ĐLCT<60 ml/phút chiếm 36,9%. Bệnh nhân có độ lọc cầu thận giảm dần theo thời gian mắc bệnh THA và mức độ nặng của THA. Thời gian mắc bệnh THA càng dài, độ tăng huyết áp càng cao thì độ lọc cầu thậncàng thấp, với p<0,001. Kết luận: Có mối tương quan nghịch giữa độ lọc cầu thận với nồng độ creatinin huyết thanh, r = -0,64 (p<0,001) và quan hệ này chặt hơn ở nhóm BN có độ lọc cầu thận<60 ml/phút, r = -0,74 (p<0,001). Xạ hình thận Tc99m-DTPA cho kết quả về độ lọc cầu thận cao hơn giá trị tương ứng theo phương pháp ước tính độ lọc cầu thận của Cockroft-Gault (65,1  28,7 ml/phút so với 54,1  23,4 ml/phút), với p<0,05. Từ khóa: Độ lọc cầu thận, tăng huyết áp. ABSTRACT RENOSCINTIGRAPHY Tc99m-DTPA TO EVALUATE THE RENAL FUNCTION OF PATIENTS WITH ESSENTIAL HYPERTENSION Đao Tien Manh, Le Dinh Thanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 321 - 327 Background: Glomerular filtration rate is a very valuable parameter in assessing and according patients chronic kidney disease. Objectives: Assessing glomerular filtration rate with x-radiation image with Tc99m-DTPA in patients with primary hypertension. Study relationship between glomerular filtration rate with Tc99m-DTPA radiation image of a clinical factors in patients with primary hypertension. Methods: Cross-sectional descriptive study. Results: Glomerular filtration rate (GFR) measurement were 65.1  28.7 ml/min, the GFR of the right kidneys were 31.2  15.2 ml/min, equally with the left kidneys (31.8  14.8 ml/min), p>0.05). The patients with GFR < 60ml/min occupied 36.9%. The GFR decreased with the duration of hypertension and its severity. The longer hypertensive duration is, the higher degree of hypertension is, and the lower GFR is, p<0.001. * Bệnh viện 175, ** Bệnh viện Thống Nhất TPHCM Tác giả liên lạc: TS. Lê Đình Thanh ĐT: 9013634383, Email: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 322 Conclusion: There was an inverse correlation between GFR and the serum creatinine concentration (r = - 0,64; p<0.001). This correlation is more closely in patients with GFR < 60ml/min. The renoscintigraphy with Tc99m-DTPA has the higher value than the Cockroft-Gault method, p< 0.05. Keyword: Glomerular filtration rate, hypertension ĐẶT VẤN ĐỀ Độ lọc cầu thận là một thông số rất có giá trị trong việc đánh giá và theo dõi các bệnh nhân (BN) bệnh thận mạn nói chung(1,5). Ngay từ những năm 1970, những dược chất phóng xạ được hấp thu và lọc qua cầu thận đã được ứng dụng để nghiên cứu chức năng thận. Dược chất phóng xạ Tc99m-DTPA (Technetium99m_diethylene triamine pantaacetic acid) được sử dụng khá phổ biến ở các nước châu Âu, Mỹ trong nghiên cứu chức năng lọc của cầu thận. Tại Việt Nam, việc ứng dụng y học hạt nhân trong chuyên ngành thận tiết niệu nói chung cũng như nghiên cứu chức năng thận ở các nhóm đối tượng riêng biệt như tăng huyết áp (THA) nguyên phát còn chưa được đề cập nhiều. Giá trị của phương pháp này so với các phương pháp kinh điển khác trong đánh giá chức năng thận còn chưa thật sự được quan tâm đúng mức. Chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu này với các mục tiêu sau: Đánh giá độ lọc cầu thận bằng phương pháp chụp xạ hình với Tc99m-DTPA ở các bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát. Tìm hiểu mối liên quan giữa độ lọc cầu thận bằng xạ hình Tc99m-DTPA với một số yếu tố lâm sàng ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng Các BN bị THA nguyên phát điều trị tại Bệnh viện 175, trong thời gian từ tháng 01/2009 đến tháng 08/2011. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế Tiến cứu, mô tả cắt ngang. Loại trừ THA thứ phát, đái tháo đường, viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mạn, sỏi thận. Phương pháp tiến hành Các BN được khám lâm sàng, xét nghiệm creatinin huyết thanh, glucose máu,.. Liều DCPX cho mỗi BN là 10 mCi Technetium99m, hãng Samyoung (Hàn Quốc) được chuẩn liều bằng máy DoseCalibrator (Biodex, USA). DTPA dạng bột “cold kit” của hãng Radiopharmaceutical Egis Ltd (Hungary). Chụp xạ hình thận bằng máy gamma SPECT Millennium MG (USA), theo phương pháp Gate với qui trình thống nhất. Dữ liệu chụp xạ hình thận được phân tích bằng phần mềm chuyên dụng cài sẵn theo máy SPECT của hãng GE (USA). Các tiêu chuẩn chẩn đoán áp dụng Phân độ THA theo tiêu chuẩn của JNC VI Công thức ước tính độ lọc cầu thận theo Cockcroft - Gault Xử lí số liệu Theo các thuật toán thống kê y học, có sử dụng phần mềm SPSS 17.0. So sánh các biến định lượng bằng kiểm định t-students. Xác định mối tương quan giữa các biến bằng thuật toán hồi qui, với phép kiểm Pearson, hệ số tương quan r. Giá trị p <0,05 được coi là có ý nghĩa thống kê. KẾT QUẢ Đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứu 230 BN, 200 nam (87%) và 30 nữ (13%), tuổi trung bình 56,9  10,3 (từ 35 - 82 tuổi). Bảng 1: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu Chung (n=230) Nam (n=200) Nữ (n=30) p Tuổi 56,9  10,3 56,8  10,4 57,7  10,4 >0,05 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 323 Chung (n=230) Nam (n=200) Nữ (n=30) p Chiều cao (cm) 164,0  5,0 164,9  4,5 158,2  4,8 <0,01 Cân nặng (kg) 60,4  5,0 61,7  7,5 51,4  6,9 <0,01 BMI (kg/m2) 22,4  2,6 22,7  2,4 20,5  2,6 <0,05 BSA (m2) 1,66  0,13 1,68  0,12 1,50  0,11 <0,01 HATT (mmHg) 138,2  21,6 139,4  20,3 129,3  28,0 >0,05 HATTr (mmHg) 83,0  12,2 83,9  11,2 77,0  16,9 >0,05 Glucose (mmol/l) 5,4  1,2 5,4  1,3 5,3  0,9 >0,05 Creatinin (µmol/l) 152,3  79,3 154,6  88,7 145,1  31,7 >0,05 A.uric máu (µmol/l) 414,8  122,7 421,2  116,4 402,3  132,8 >0,05 Chiều cao, cân nặng cơ thể, diện tích bề mặt da ở BN nam cao hơn nữ (p<0,05). HATT, HATTr, glucose, creatinin và acid uric máu không ghi nhận khác biệt giữa 2 giới. Bảng 2: Một số đặc điểm về tăng huyết áp nhóm nghiên cứu Đặc điểm Số BN (n=230) Tỷ lệ (%) Độ I 55 23,9 Độ II 100 43,5 Độ III 57 24,8 Phân độ THA Độ IV 18 7,8 < 2 năm 6 2,6 2 - <5 năm 161 70,0 5 - 10 năm 43 18,7 Thời gian bị THA > 10 năm 20 8,7 THA tâm thu đơn độc 24 10,4 THA tâm trương đơn độc 4 1,7 THA độ I và độ II chiếm đa số (67,4%). Thời gian THA từ 2 đến 5 năm chiếm 70%. 87,9% THA đồng thời cả HATT và HATTr. THA tâm thu đơn độc gặp 10,4%. Liên quan giữa kết quả xạ hình Tc99m- DTPA với một số yếu tố lâm sàng Bảng 3: Kết quả chụp xạ hình thận Tc99m-DTPA nhóm nghiên cứu Chỉ số xạ hình thận Thận phải (n=230) Thận trái (n=230) p Số đếm cao nhất (count) 458,6  176,9 517,8  201,2 >0,05 Diện tích thận (cm2) 50,3  11, 4 52,9  11,5 >0,05 Độ sâu thận (cm) 5,93  0,77 5,75  1,35 >0,05 Tỉ lệ tưới máu thận (%) 48,2  10,5 51,2  10,4 >0,05 Tỉ lệ hấp thu PX (%) 50,7  10,1 49,7  9,9 >0,05 Time to peak (phút) 3,58  1,95 3,84  1,79 >0,05 20 min/peak ratio 0,46  0,24 0,45  0,25 >0,05 Time to 1/2 peak (phút) 2,71  1,5 2,83  1,43 >0,05 ĐLCT (ml/phút) 31,2  15,2 31,8  14,8 >0,05 Không ghi nhận sự khác biệt đủ ý nghĩa thống kê ở tất cả các thông số chức năng giữa 2 bên thận phải và trái như diện tích thận, độ sâu thận, tỉ lệ hấp thu phóng xạ tương đối ở thận, thời gian đạt hấp thu đỉnh phóng xạ tại thận (p>0,05). Bảng 4: Liên quan giữa ĐLCT Tc99m-DTPA với độ tuổi Độ tuổi Số BN Độ lọc cầu thận p < 40 4 75,6  26,8 40-49 54 71,4  24,4 50-59 95 67,9  29,8 60-69 43 60,7  28,5 ≥70 34 51,7  28,2 F = 3,26 p = 0,013 ĐLCT giảm tuyến tính theo độ tuổi (p<0,05). Bảng 5: Liên quan giữa trị số độ lọc cầu thận với thời gian bị tăng huyết áp Thời gian bị THA Số BN (n=230) Độ lọc cầu thận(ml/phút) p Dưới 2 năm 6 73,0  19,9 Từ 2 - 5 năm 161 71,9  25,3 Trên 5 - 10 năm 43 51,9  31,7 Trên 10 năm 20 36,7  23,7 Toàn bộ nhóm NC 230 65,1  28,7 F =15,1 p<0,00 1 Thời gian bị THA càng dài, ĐLCT càng thấp, có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 324 Bảng 6: Liên quan giữa độ lọc cầu thậnTc99m- DTPA với mức độ tăng huyết áp Độ tăng huyết áp Số BN (n=230) Độ lọc cầu thận(ml/phút) p Độ I 55 84,4  18,4 Độ II 100 69,8  22,2 Độ III 57 53,2  28,8 Độ IV 18 18,1  15,4 Toàn bộ nhóm NC 230 65,1  28,7 F=45,1 p < 0,001 Độ THA càng cao, độ lọc cầu thậncàng thấp, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Biểu đồ 1: Tương quan giữa độ lọc cầu thận Tc99m- DTPA với nồng độ creatinin huyết thanh Có mối tương quan khá chặt giữa ĐLCT với nồng độ creatinin huyết thanh ở các BN THA, có dạng tương quan tuyến tính nghịch, hệ số tương quan Pearson r = - 0,64 với p<0,001 được biểu diễn theo phương trình hồi qui sau: độ lọc cầu thận (ml/phút) = 90,2 - 0,17 x Creatinin (µmol/L). Ở những BN có ĐLCT <60 ml/phút (n=89), mối tương quan này còn chặt hơn, r = - 0,76 với p<0,001. Bảng 7: Độ lọc cầu thận xác định theo phương pháp xạ hình thận Tc99m-DTPA và phương pháp ước tính Cockcroft-Gault Nhóm bệnh nhân Số BN ĐLCT Tc99m- DTPA ĐLCT Cockroft- Gault p Creatinin ≤126 µmol/l 156 77,7  20,4 65,9  16,1 <0,05 Creatinin >126 µmol/l 74 38,8  25,5 29,0  14,9 >0,05 Chung nhóm THA 230 65,1  28,7 54,1  23,4 <0,05 Nhóm ĐLCT <60 ml/phút 89 36,1  18,4 38,3  21,4 >0,05 Phương pháp xạ hình thận Tc99m-DTPA cho kết quả về ĐLCT cao hơn cách ước tính Cockcroft-Gault, với p<0,05. Nhóm những BN có ĐLCT<60 ml/phút, 2 phương pháp này cho kết quả tương đương về chỉ số ĐLCT (36,1  18,4 so với 38,3  21,4 ml/phút), p>0,05. BÀN LUẬN Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng nhóm đối tượng nghiên cứu Độ tuổi trung bình nhóm đối tượng nghiên cứu là 56,9  10,3. Số BN ở lứa tuổi > 50 chiếm đến 74,8% (172/230 BN), tương đương với kết quả ở các nghiên cứu về tăng huyết áp của các tác trong và ngoài nước. Nghiên cứu của Jesus C (1999) ở 319 bệnh nhân THA cho thấy độ tuổi trung bình 57  8,6 tuổi. Nam giới chiếm 87% (200/230 BN), nữ 13%. Chủ yếu là hình thái tăng đồng thời cả HATT và HATTr. Tăng HATT đơn độc chiếm 10,4% và chỉ gặp 1,7% dạng THA tâm trương đơn độc. THA độ I và độ II chiếm tới 67,4%. Tương tự với kết quả thống kê trong nghiên cứu của Trịnh Xuân Tráng, tỉ lệ THA độ I chiếm 35,8%; THA độ II chiếm 40% còn lại là các bệnh nhân THA độ III. Đa số các trường hợp THA đều có thời gian mắc bệnh (đúng hơn là thời gian từ lúc bệnh nhân được chẩn đoán THA) trong khoảng từ 2 đến 5 năm. Đây là khoảng thời gian đủ dài để quá trình THA có ảnh hưởng và gây ra các tổn thương đáng kể đến các cơ quan đích (bao gồm cả tổn thương thận gây suy giảm dần chức năng lọc của thận)... Không ít trường hợp (10,4% số bệnh nhân) đã bị THA trên 10 năm thậm chí trên 20 năm. Số BN này thường có các tổn thương thận khá rõ, thậm chí là suy thận đã có triệu chứng biểu hiện trên lâm sàng. r = -0,64 p <0,001 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 325 Chỉ số HATT trung bình nhóm 138  21,6 mmHg và HATTr là 83  12,2 mmHg. Không khác biệt đủ ý nghĩa thông kê về giá trị chỉ số HATT và HATTr ở nam và nữ (139,4  20,3/ 83,9  11,2 mmHg so với 129,3  28/ 77  16,9 mmHg). Liên quan kết quả xạ hình thận Tc99m- DTPA với một số yếu tố lâm sàng ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát. Để thăm dò chức năng lọc của cầu thận, người ta dùng những chất được lọc qua cầu thận nhưng không bị tái hấp thu cũng như không được bài tiết qua ống thận, những chất này phải không bị kết hợp với các protein huyết tương và không bị chuyển hóa một cách quá nhanh chóng. Inulin là chất duy nhất đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của một chất lí tưởng để đo ĐLCT. Tuy vậy, không phải lúc nào cũng có thể thực hiện đo ĐLCT thông qua sự thanh thải inulin, mà người ta vẫn đi tìm những chất và các phương pháp thay thế tin cậy khác để tính ĐLCT. Tính độ thanh thải creatinin huyết thanh là một phương pháp gián tiếp đánh giá ĐLCT được áp dụng phổ biến. Phương pháp này đòi hỏi tốn nhiều thời gian, phải thu gom nước tiểu 24 giờ, quá trình bảo quản nước tiểu có thể ảnh hưởng tới độ chính xác của phép đo. Năm 1982, cùng với sự ra đời và ứng dụng của máy gamma camera, Gate đã đề nghị kĩ thuật đánh giá ĐLCT ngoài cơ thể. DTPA được lọc qua cầu thận 100%, có thể xem là đạt đủ các tiêu chuẩn của chât lí tưởng để nghiên cứu ĐLCT, ngoại trừ nhược điểm duy nhất là có 3-5% DTPA gắn kết với protein huyết tương. Nghiên cứu ĐLCT từ kết quả chụp xạ hình thận với Tc99m-DTPA ở 230 BN tăng huyết áp nguyên phát, cho thấy: ĐLCT 65,1  28,7 ml/phút. ĐLCT của thận phải là 31,2  15,2 ml/phút, tương đương với thận trái (31,8  14,8 ml/phút), p>0,05. Điều này cho thấy tổn thương trong thận trong bệnh THA nguyên phát là tổn thương toàn thể ở cả 2 thận, đây cũng là ưu điểm của phương pháp xạ hình, cho phép đánh giá chức năng từng thận riêng rẽ. Kết quả này có thể sẽ khác trong một số bệnh cảnh khác như sỏi thận hoặc hẹp động mạch thận chẳng hạn. Kết quả chụp xạ hình ở nhóm nghiên cứu cũng cho thấy số BN có ĐLCT từ 60-89 ml/phút là 45,2% và ĐLCT<60 ml/phút chiếm 36,9% các trường hợp. Liên quan với tuổi Quá trình tích tuổi, lão hóa các cơ quan sống của cơ thể có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình suy giảm chức năng của các cơ quan, trong đó có thận, làm suy giảm chức năng lọc của thận. Các tài liệu kinh điển đã khẳng định rõ điều này. Kết quả từ nhiều nghiên cứu khác nhau đều cho thấy độ lọc cầu thận giảm dần theo tuổi của đối tượng, tuổi càng cao độ lọc cầu thận càng thấp. Tác giả Jacoobien nghiên cứu mối liên quan giữa áp lực mạch ở các bệnh nhân THA tâm thu đơn độc với chức năng thận (Tc99m- DTPA) nhận thấy có mối liên quan và ảnh hưởng bất lợi giữa áp lực mạch với độ lọc cầu thận và đặc biệt nhấn mạnh ở các BN lớn tuổi (≥60 tuổi) vì còn có quá trình suy giảm chức năng thận do tuổi tác (age-related decline). Trong nghiên cứu của chúng tôi, độ lọc cầu thận giảm theo độ tuổi của BN, cụ thể là: 75,6  26,8 ml/phút; 71,4  24,4 ml/phút; 67,9  29,8 ml/phút; 60,7  28,5 ml/phút và 51,7  28,2 ml/phút với các độ tuổi tương ứng là: <40, 40- 49, 50-59, 60-69 và ≥70 tuổi. Khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,013. Độ lọc cầu thận với thời gian mắc bệnh và độ tăng huyết áp Đa số các trường hợp trong nghiên cứu của chúng tôi đều có thời gian mắc bệnh THA khoảng từ 2 đến 5 năm. Đây là khoảng thời gian đủ dài để quá trình THA tác động bất lợi và gây ra các tổn thương đáng kể đến các cơ quan đích (bao gồm cả tổn thương thận gây suy giảm dần chức năng lọc của thận). Có 10,4% số bệnh nhân Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 326 đã bị THA trên 10 năm thậm chí có một số bệnh nhân là trên 20 năm, số BN này thường có các tổn thương thận khá rõ, thậm chí là suy thận đã có triệu chứng biểu hiện trên lâm sàng. Nghiên cứu mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh THA với chỉ số độ lọc cầu thận, kết quả được ghi nhận trong Bảng 6 cho thấy độ lọc cầu thận giảm dần theo thời gian mắc bệnh THA, số năm mắc THA càng nhiều thì độ lọc cầu thận càng thấp, cụ thể: độ lọc cầu thận là 73,0  19,9; 71,9  25,3; 51,9  31,7 và 36,7  23,7 ml/phút lần lượt tương ứng với thời gian mắc bệnh THA là dưới 2 năm, từ 2-5 năm, trên 5-10 năm và trên 10 năm. Khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Tìm hiểu mối liên quan giữa mức độ THA với chỉ số độ lọc cầu thận ở bệnh nhân THA cũng cho kết quả tương tự như liên quan với thời gian bị THA. Chúng tôi thấy những bệnh nhân bị THA độ III, độ IV, có độ lọc cầu thận thấp hơn nhiều so với các bệnh nhân bị THA độ I hoặc độ II, Bảng 6 độ lọc cầu thận tương ứng với các mức độ THA từ I đến IV lần lượt là: 84,4  18,4; 69,8  22,2; 53,2  28,8 và 18,1  28,7 ml/phút, khác biệt với p<0,001. Có mối tương quan tuyến tính nghịch khá chặt chẽ giữa độ lọc cầu thận với nồng độ creatinin huyết thanh. Hệ số tương quan Pearson của quan hệ này là: r = -0,64 (với p<0,001) và nếu chỉ xem xét trong số những BN có độ lọc cầu thận dưới 60 ml/phút (n=89), thì quan hệ này còn chặt chẽ hơn, r = -0,74 (p<0,001). So sánh các chỉ số độ lọc cầu thận được xác định bằng 2 phương pháp xạ hình thận Tc99m-DTPA và phương pháp ước tính Cockroft-Gault ở nhóm đối tượng nghiên cứu Bảng.7, kết quả nghiên cứu cho thấy: độ lọc cầu thận Tc99m-DTPA cao hơn giá trị độ lọc cầu thận tương ứng theo cách ước tính Cockcroft-Gault (65,1  28,7 ml/phút so với 54,1  23,4 ml/phút), với p<0,05. Tuy nhiên, nếu chỉ xét riêng ở những BN có độ lọc cầu thận <60 ml/phút, thì phương pháp xạ hình thận Tc99m-DTPA cho kết quả tương đương với phương pháp ước tính Cockcroft-Gault về chỉ số độ lọc cầu thận (36,1  18,4 ml/phút so với 38,3  21,4 ml/phút), p>0,05. Cũng tương tự như vậy, nếu chỉ xem xét ở các bệnh nhân THA nhưng đã có suy giảm chức năng thận (dựa vào chỉ số creatinin máu trên ngưỡng bình thường, ở đây là >126 µmol/l), thì cả 2 phương pháp xạ hình thận Tc99m-DTPA và ước tính Cockcroft-Gault đều cho các chỉ số độ lọc cầu thận tương đương nhau, mức chênh lệch không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Verhave JC (2005), nghiên cứu trên 850 người có mức creatinin huyết thanh trong giới hạn bình thường và lấy giá trị độ lọc cầu thận bằng phương pháp xạ hình thận Tc99m- DTPA làm tham chiếu, kết quả cho thấy độ lọc cầu thận ước tính theo phương pháp CG thấp hơn so với độ lọc cầu thận xạ hình từ 3,7 - 11,3 ml/phút, đặc biệt là ở các bệnh nhân lớn tuổi (≥60 tuổi). Theo nghiên cứu của Rodby RA (1992), độ lọc cầu thận theo phương pháp Tc99m-DTPA có mối tương quan rất chặt chẽ (r=0,95) với độ thanh thải creatinin với mẫu nước tiểu lấy trong 24 giờ, và có tương quan khá tốt với chỉ số độ lọc cầu thận được ước tính theo phương pháp Cockcroft-Gault (r=0,86). Nghiên cứu của Andreas Fotofoulos và cộng sự (2006), các tác giả lấy kết quả độ thanh thải inulin làm tiêu chuẩn vàng, so sánh với kết quả đánh giá ĐLCT bằng các phương pháp khác nhau ở 82 BN, đã nhận xét xạ hình với Tc99m-DTPA có tương quan rất chặt chẽ so với phương pháp đo độ thanh thải inulin trong đánh giá ĐLCT, r=0,996 với p<0,05(2). Theo kinh điển, creatinin được bài tiết thêm ở ống thận, nên ĐLCT tính toán dựa vào độ thanh thải creatinin thường cơ giá trị cao hơn ĐLCT thực tế. Nhưng nghiên cứu của tác giả Barroso lại cho kết luận trái ngược là phương pháp CG thường đánh giá thấp hơn về ĐLCT, còn phương pháp Tc99m-DTPA lại thường đánh giá cao hơn về ĐLCT thực tế. Kết quả của chúng tôi phù hợp với nhận định trong nghiên cứu của Barrsoro(1). Nhưng trái ngược với kết quả trong nghiên cứu của Piogio và Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 327 cộng sự (2005), tác giả này đo ĐLCT bằng xạ hình với I-125-Thalamat và kết luận rằng phương pháp CG đánh giá ĐLCT cao hơn từ 21-23% so với phương pháp xạ hình(3). KẾT LUẬN Nghiên cứu chức năng thận ở 230 BN THA nguyên phát bằng chụp xạ hình thận với dược chất phóng xạ Tc99m-DTPA, chúng tôi có kết luận sau: Tuổi trung bình nhóm nghiên cứu: 57  8,6. Có 74,8% BN ở độ tuổi >50; giới nam chiếm 87%. Tỉ lệ THA độ I 35,8%; độ II 40%. Đa số bệnh nhân được phát hiện có THA từ 2-5 năm. ĐLCT chung 65,1  28,7 ml/phút. ĐLCT của thận phải là 31,2  15,2 ml/phút, tương đương với thận trái 31,8  14,8 ml/phút, p>0,05. Số BN có ĐLCT <60 ml/phút chiếm 36,9%. ĐLCT giảm dần theo thời gian mắc bệnh THA và mức độ nặng của THA. Thời gian mắc bệnh THA càng dài, độ tăng huyết áp càng cao thì ĐLCT càng thấp, với p<0,001. Có mối tương quan nghịch giữa ĐLCT với nồng độ creatinin huyết thanh, r = -0,64 (p<0,001). Ở BN có ĐLCT <60 ml/phút tương quan này rất chặt chẽ, r = -0,74 (p<0,001). Xạ hình thận Tc99m-DTPA cho kết quả về ĐLCT cao hơn giá trị tương ứng theo CG (65,1  28,7 ml/phút so với 54,1  23,4 ml/phút), với p<0,05. Ở BN có ĐLCT<60 ml/phút, thì 2 phương pháp này cho kết quả tương đương (36,1  18,4 ml/phút so với 38,3  21,4 ml/phút), p>0,05. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Barroso S, Martinez JM, Martin MV and F. Caravaca (2006), “Accuracy of indirect determinations of glomerular filtration in advanced renal failure”, Nephrology, Vol 26, No 3: 344-350. 2. Fotopoulos A et al (2006), “Comparison of six radionuclidic and non-radionuclidic methods for the assessment of glomerular filtration rate in patients with chronic renal failure”, Hell J Nucl Med 9 (2): 133-140. 3. Piogio ED, Wang X, Greene T, Van Lente F, Hall PM (2005), “Performance of Modification of Diet in Renal Disease and Cockcroft equations the estimation of GFR in health and in chronic kidney disease”, J Am Soc Nephrol 16: 459-466. 4. Trần Thị Bích Hương (2001), “Nghiên cứu đánh giá chức năng lọc của cầu thận bằng Technetium99m-DTPA”, Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Special of internal medicine, Vol 5, Supplement of No 2: 24-29. 5. Trần Thị Bích Hương, Đặng Vạn Phước (2008). Tăng huyết áp trong bệnh lý chủ mô thận. Tăng huyết áp trong thực hành lâm sàng, NXBYH: 212-255.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_do_loc_cau_than_o_benh_nhan_tang_huyet_ap_nguyen_ph.pdf