- Nghiên cứu thị trường, tiếp nhận yêu cầu khách hàng.
- Theo dõi phản hồi khách hàng, định kỳ đánh giá phản hồi của khách hàng.
- Trợ giúp giám đốc về việc lập và theo dõi hợp đồng mua, bán hàng.
- Theo dõi, thu mua, bán nguyên liệu chè khô.
- Kinh doanh chè nội tiêu, xuất nhập khẩu, bán xăng dầu, mỡ, gas.
- Vận tải chuyên chở hàng hoá.
- Tổ chức bộ máy của phòng làm tốt công việc kinh doanh của doanh nghiệp.
- Quan hệ với các bộ phận khác trong công ty để giải quyết cũng như hỗ trợ lẫn nhau trong công việc.
29 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1010 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá đúng tình hình, kế thừa truyền thống, từng bước khắc phục khó khăn để ổn định sản xuất và tiếp tục phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Công ty cổ phần chè Quân Chu là một đơn vị sản xuất và kinh doanh sản phẩm chè các loại. Bắt đầu hoạt động từ những năm thời kỳ kháng chiến, công ty đã có những đóng góp tích cực trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tuy nhiên, trải qua gần 42 năm trưởng thành và phát triển, quy mô hoạt động của công ty vẫn còn nhỏ, mức sống của cán bộ CNV còn thấp, sự phát triển chưa đáp ứng kịp thời trong điều kiện hội nhập. Hiện nay,với bộ máy lãnh đạo đầy kinh nghiệm và năng động, với đội ngũ công nhân nhiệt huyết và quyết tâm vì sự phát triển, công ty cổ phần chè Quân Chu đã, đang và có những thay đổi tích cực, từng bước đổi mới và đang dần khẳng định mình trong sự phát triển của đất nước và thế giới.
CHƯƠNG I
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Năm 1959 theo tiếng gọi của Đảng, hàng trăm thanh niên nam nữ từ Thái Bình, Nam Định, Hà Tây, và khắp mọi miền tổ quốc lên xây dựng nông trường quốc doanh Bắc Sơn. Nhiệm vụ chủ yếu là khai hoang xây dựng nông trường, trồng chè, trồng sả, chăn nuôi. Địa bàn nông trường trải rộng từ Phúc Thuận, Bắc Sơn đến Quân Chu, Đại từ. Năm 1961 bắt đầu trồng chè tại Quân Chu, nhiệm vụ ngày càng lớn, phạm vi rộng. Ngày 26 tháng 4 năm 1966, theo quyết định 119/QĐ - TC của Bộ Nông Trường, nông trường Quân Chu chính thức được thành lập, từ đó ngày 26 tháng 4 đã trở thành ngày truyền thống của chè Quân Chu.
Từ khi thành lập, Nông Trường Quốc Doanh Quân Chu với nhiệm vụ trồng, chăm sóc, chế biến chè, chăn nuôi trâu bò cày kéo và sinh sản đồng thời chi viện sức người, sức của cho đồng bào miền Nam đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Với diện tích 2035 ha và 6 đội sản xuất gồm: đội 1, đội 6B (sau là đội 3), đội 6A ( sau là đội 4), đội 5, đội 7, đội 8, đội cơ khí và đội công trình.
Sau khi thành lập thêm đội 2, tách đội 9 từ đội 4 và đội vật liệu từ đội công trình. Năm 1980, nông trường tiếp tục khai hoang mở rộng trồng chè tại đội 2, xây dựng các công trình phục vụ sản xuất và đời sống. Để sản xuất chế biến chè, ngay từ năm 1967, nông trường đã lập các xưởng thủ công để chế biến chè xanh tại từng đội sản xuất với những phương pháp chế biến hết sức thủ công, dùng trâu làm sức kéo vò chè. Khi sản lượng chè lớn lên, các xưởng không thể sản xuất hết được, nông trường đã thành lập xưởng chè xanh 1/5 tại đội 3 và xưởng 3/2 tại suối Liếng để chế biến chè, với công nghệ vẫn thủ công. Năm 1970, để đáp ứng nhu cầu nâng cao sản lượng chế biến, xưởng chè xanh được xây dựng tại khu vực nhà máy với công nghệ đồng bộ của Trung Quốc. Từ đó, nông trường đã chính thức chế biến công nghiệp đối với các sản phẩm chè xanh.
Trước tình hình diện tích, năng suất, sản lượng chè ngày một tăng, năm 1973 nhà máy chè đen Quân Chu được xây dựng và đi vào hoạt động. Từ đó nhiệm vụ của hai đơn vị đã thay đổi, Nông trường chăm sóc thu hái chè giao cho nhà máy theo kế hoạch, nhà máy chè đen chế biến giao cho nhà nước để xuất khẩu.
Để đáp ứng nhu cầu quản lý thống nhất và hiệu quả, ngày 18/4/1981 theo quyết định 288/CNTP - TCQL của BCNTP, xí nghiệp công nông nghiệp chè Quân Chu được thành lập trên cơ sở sát nhập Nông Trường và Nhà máy. Kể từ đó 1 xí nghiệp quản lý thống nhất từ trồng, chăm sóc tới chế biến chè đã tạo ra một điều kiện thế và lực mới để phát triển. Xí nghiệp đã tiếp tục mở rộng thành lập thêm một số đội gồm: Đội 6, đội 10, đội 11 (sau đổi tên là đội 6, đội 8 và đội 10).
Như vậy đến khi định hình ổn định, XNCNN chè Quân Chu đã có 12 đội sản xuất, một nhà máy, nhà trẻ mẫu giáo và bệnh xá, CBCNV thời điểm sát nhập có trên 1100 người, diện tích chè thời điểm 1989 là 474,8 ha, sản lượng chè búp tươi là 1100 tấn/năm, sản phẩm chè đen tụ sản xuất là 240 tấn. (Cao nhất năm 1985 là 320 tấn).
Kể từ khi thành lập, đến năm 1986, Nông trường, nhà máy, xí nghiệp đều sản xuất theo chỉ tiêu kế hoạch, đời sống việc làm, chế độ chính sách do nhà nước lo, sản phẩm nhà nước bao tiêu. Mặc dù còn nhiều khó khăn xong xí nghiệp vẫn ổn định và có bước phát triển, năm 1985 được coi là thành công lớn nhất với sản lượng là 320 tấn, vượt mức chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Xí nghiệp đã đạt nhiều thành tích thi đua lao động sản xuất, văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao Năm 1986 đánh dấu một thời kì mới, chế độ bao cấp từng bước xoá bỏ đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế. XNCNN chè Quân Chu được đổi tên thành XNNCN, cũng bắt đầu một thời kì suy thoái, việc làm thiếu, đời sống gặp vô vàn khó khăn, cán bộ công nhân viên phải nghỉ tự túc, vườn chè giao khoán không được dầu tư chăm sóc tốt đã bắt đầu xuống cấp, năm 1990 Liên Xô sụp đổ sản phẩm chè càng trở nên khó bán, giá cả thấp, doanh nghiệp thiếu vốn và gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, nhiều người nghỉ việc, số lao động giảm sút liên tục. Mặc dù xí nghiệp có nhiều cố gắng trong tổ chức nhưng sản xuất vẫn không phát triển được. Nhiều doanh nghiệp trong ngành chè cũng gặp khó khăn. Năm 1995 - 1996 được coi là thời kì khó khăn nhất sản lượng chè đạt dưới 100 tấn/năm, vườn chè xuống cấp nghiêm trọng công nhân nghỉ việc, đời sống việc làm, tài chính hết sức gay gắt, công ty chè Quân Chu được đánh giá là một trong hai doanh nghiệp khó khăn nhất trong 27 đầu mối của Tổng công ty chè Việt Nam.
Năm 1996 đánh dấu sự khôi phục của ngành chè và năm 1997 cũng đánh dấu một sự trở lại hồi phục và phát triển của công ty chè Quân Chu. Sản lượng, doanh thu liên tục tăng, công nhân bắt đầu có việc làm nhiều hơn, thu nhập còn thấp song đã từng bước được cải thiện.
Năm 2000 công ty chuyển đổi sở hữu từ doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Từ đây công ty đã thực sự bước sang một thời kì mới, thời kỳ tự chủ hoàn toàn về mọi mặt, doanh nghiệp phải tồn tại và phát triển bằng chính nội lực của mình, không còn sự bao cấp của nhà nước, hàng loạt khó khăn mới đặt ra như: vốn, lợi nhuận, cổ tức, năng lực uy tín của HĐQT, ban kiểm soát
Trong hơn 8 năm sau cổ phần hoá, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã đạt được những thành quả nhất định. Tổng sản phẩm bán ra có tăng nhưng không ổn định, khách hàng từ chỗ chỉ bán cho Tổng công ty chè là chính, nay đã xuất khẩu trực tiếp và với nhiều khách hàng khác nhau.
Tuy nhiên do thị trường có nhiều biến động trong khi đó Công ty chưa có những chính sách phù hợp nhằm tạo sự ổn định bền vững trong SXKD, hậu quả trong 2 năm 2005 và 2006 SXKD không kiểm soát được tình hình và kết quả dẫn đến thua lỗ lớn. Từ năm 2007, nhờ áp dụng chính sách cải tổ lại toàn bộ từ việc sắp xếp tinh giảm bộ máy quản lý, cải tiến thiết bị máy móc, phương án tiền lương, quy trình công nghệ,...nên sản xuất kinh doanh đã trở nên ổn định và tiếp tục phát triển. Kết quả đã chấm dứt được tình trạng thua lỗ, lãi năm sau cao hơn năm trước và từng bước dần khẳng định lại vị thế của mình trên thị trường.
CHƯƠNG II
ĐÁNH GIÁ ĐÚNG TÌNH HÌNH, KẾ THỪA TRUYỀN THỐNG, TỪNG BƯỚC KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN ĐỂ ỔN ĐỊNH SẢN XUẤT VÀ TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN
2.1 Hiện trạng của Công ty
2.1.1 Thực trạng các mặt hoạt động
2.1.1.1 Sản xuất
a - Thu mua và vận chuyển nguyên liệu
Hiện nay, thị trường nguyên liệu đầu vào của công ty chủ yếu bao gồm cả nội vùng và ngoại vùng. Năm 2008, công ty đã thu mua được 497 tấn chè búp tươi trong đó thu mua nội vùng là 422 tấn, ngoại vùng 75 tấn. Thu mua vùng lân cận đạt 15% tổng sản lượng chè búp tươi mua ngoài nhưng quá trình vận chuyển với khoảng cách xa nên đã làm ảnh hưởng tới chất lượng bán thành phẩm.
b - Công nghiệp
Nhờ áp dụng hệ thống quản lý chât lượng ISO 9001 : 2000 nên hoạt động sản xuất công nghiệp đã đáp ứng được yêu cầu của thị trường, đảm bảo đáp ứng được số lượng, chủng loại, mặt hàngmà khách hàng yêu cầu.
Tuy nhiên, công nghiệp vẫn còn hạn chế, yếu kém, đó là máy móc thiết bị phục vụ sản xuất do đã cũ nên trong quá trình vận hành hỏng hóc nhiều và thường xuyên phải sửa chữa, nhiều lúc chưa kịp thời khắc phục để đáp ứng yêu cầu sản xuất.
2.1.1.2 Kinh doanh
a – Khai thác thị trường
Năm 2008 là năm có nhiều biến động lớn trên thị trường, tuy nhiên công ty đã nhạy bén trong việc dự báo, nắm bắt cơ hội và có những quyết sách đúng đắn, kịp thời, linh hoạt, nhất là việc khai thác sự biến động và thay đổi của thị trường đầu vào và thị trường đầu ra. Từ đó đã hạn chế bớt hậu quả do sự giảm giá của thị trường chè thế giới ( mức giảm giá 20% - 25% từ tháng 10/2008).
a – Khai thác nguyên liệu
Những năm qua là những năm khó khăn đối với thị trường nguyên liệu của sản xuất và kinh doanh chè ở Việt Nam nói chung, công ty cũng không phải là ngoại lệ. Do nguyên liệu tươi trong vùng không đáp ứng được yêu cầu của sản xuất (do giá mua nguyên liệu cao) nên công ty phải tìm kiếm và khai thác nguyên liệu khô ngoài vùng. Năm 2008, tuy cũng có nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện song công ty cũng đã thu mua trên 1000 tấn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh, từ đó tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động.
2.1.1.3 Các hoạt động kinh doanh khác
Ngoài hoạt động chính là sản xuất và kinh doanh các sản phẩm chè, công ty còn hoạt động thêm trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu và dịch vụ máy tách cẫng chè. Nhìn chung, những năm vừa qua doanh thu từ các hoạt động kinh doanh này không cao. Dịch vụ xăng dầu trong năm 2008 bị thua lỗ do chính sách giá cả của Nhà nước thay đổi liên tục. Hiệu quả hoạt động của máy tách cẫng giảm dần theo các năm từ 2006 – 2008 do đã có nhiều doanh nghiệp mua máy tách mới hoặc chuyển sang làm sản phẩm khác.
2.1.1.4 Hoạt động quản lý điều hành
Hoạt động quản lý điều hành luôn được công ty đánh giá cao trong mỗi phiên họp của Hội đồng quản trị và bộ máy điều hành. Chính vì vậy, công ty luôn kịp thời bám sát theo từng thời điểm diễn biến của thị trường, đã đề ra các biện pháp khéo léo, linh hoạt trong quan hệ mua bán, tính toán được hiệu quả của từng phương án, từ đó đạt được những kết quả tốt trong kinh doanh.
2.1.1.6 Các hoạt động của Đảng, các đoàn thể quần chúng
Công tác Đảng và mọi hoạt động Đoàn thể quần chúng vẫn được duy trì theo các năm và được coi là một trong những hoạt động chủ yếu của công ty. Vì vậy, Đảng bộ vẫn được đề nghị là Đảng bộ trong sạch vững mạnh, các hoạt động của Đoàn thể và quần chúng luôn được hưởng ứng nhiệt liệt.
2.1.2 Đặc điểm tình hình và những ưu, nhược điểm của công ty
2.1.2.1 Khó khăn và những nhược điểm
Thực tế hiện nay, Công ty cổ phần chè Quân Chu hiện tại là 1 doanh nghiệp nhỏ, điều kiện giao thông không thuận lợi, đất đai cằn cỗi, quỹ đất trồng chè không nhiều, tình hình tài chính có nhiều khó khăn, điều kiện kinh tế xã hội địa phương chưa phát triển. Trong khi nền kinh tế chung của đất nước đang chuyển dần theo cơ chế thị trường, đầu vào đầu ra đang cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp phải chịu rất nhiều áp lực từ nhiều phía. Về đầu ra thì sản phẩm chè chưa nổi tiếng, giá bán chưa cao, sản phẩm chè nội tiêu giá bán tốt nhưng sản lượng rất thấp và có xu thế bão hoà. Về đầu vào thì áp lực tăng giá vật tư, nhiên liệu, nhân công, BHXH, y tế,...ngày càng trở nên gay gắt, đặc biệt đối với chè Quân Chu giá nguyên liệu luôn cao hơn so với các tỉnh khác nhiều.
2.1.2.2 Thuận lợi và những ưu điểm
Công ty chè Quân chu cũng có một số lợi thế cơ bản đó là:
- Cơ sở vật chất cho sản xuất đã căn bản hoàn chỉnh. Có đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề tâm huyết được quản lí theo HTQLCL ISO 9001- 2000.
- Có các bài học trong quản lý, điều hành với những sự thành công và chưa thành công trong nhiều năm qua.
- Bộ máy quản lý đã được tinh giảm gọn nhẹ hơn, mặc dù còn nhiều hạn chế xong đã cho những kết quả ban đầu rất khả quan.
- Được sự giúp đỡ của chính quyền và nhân dân địa phương trong vùng, sự quan tâm của các thế hệ đi trước, đó chính là sự động viên lớn giúp doanh nghiệp phát triển đi lên.
2.2 – Hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, các phòng ban trực thuộc
2.2.1 Những thông tin chung về công ty cổ phần chè Quân Chu:
- Tên giao dịch:
+ Tên đầy đủ bằng tiếng Việt Nam: Công ty cổ phần chè Quân Chu.
+ Tên đối ngoại: Quan Chu Tea Joint Stock Company.
- Đơn vị quản lý: Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Thái Nguyên.
- Giám đốc công ty: Lê Xuân Tình.
- Tổng số cán bộ công nhân viên: 120 người.
- Trụ sở chính: Thị trấn Quân Chu, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
- Điện thoại: 0280 (626 003 - 626 006).
- Fax : 02803 626 010- Email: cqc@hn.vn.vn
- Lĩnh vực hoạt động:
Công ty cổ phần chè Quân Chu sản xuất - chế biến - kinh doanh các sản phẩm chè, nông sản thực phẩm và kinh doanh dịch vụ thương mại, xuất nhập khầu trong và ngoài nước theo giấy phép kinh doanh số 1700000001 do sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Thái Nguyên cấp ngày 24 tháng 3 năm 2000.
2.2.2 Sơ đồ tổ chức tổng thể của Công ty cổ phần chè Quân Chu:
Phòng tổng hợp
Xưởng chế biến
P. Kinh doanh
Phòng tài chính kế hoạch
Giám đốc
Đại diện lãnh đạo
Phó Giám đốc
Kế toán trưởng
Xưởng chè đen
Xưởng chè xanh
: Không thuộc HTQLCL
Phó Giám đốc
Qu¶n ®èc
:
2.2.2.1 Chức năng nhiệm vụ phòng tổng hợp
a - Sơ đồ tổ chức
P.Giám đốc
Tr. phòng
Trëng phßng
Lái xe
Nhân viên 1
Nhân viên 2
Bảo vệ
Tạp vụ
Thu mua
Thu mua
Thu mua
Thu mua
b - Chức năng nhiệm vụ
- Tổ chức, quản lý, chỉ đạo sản xuất nông nghiệp
- Chỉ đạo việc quản lý đất đai, rừng trồng, an ninh trật tự trong công ty.
- Quản lý toàn bộ hồ sơ cán bộ công nhân viên, đề xuất giải quyết các vấn đề liên quan đến chế độ chính sách, BHXH.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc trực tiếp giao.
* Phó phòng
- Chịu trách nhiệm về kỹ thuật sản xuất nông nghiệp. Soạn thảo quy trình, hướng dẫn, chăm sóc và thu hoạch chè...
- Dự báo tình hình sâu bệnh, đề xuất biện pháp phòng ngừa và khắc phục.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc hoặc trưởng phòng phân công.
* Nhân viên 1
- Phụ trách tiền lương:
+ Tham mưu xây dựng phương án tiền lương và theo dõi việc thực hiện phương án tiền lương khối gián tiếp cơ quan, lập bảng lương và BHXH.
+ Tổng hợp bảng lương hàng tháng và lương ốm đau, thai sản.
+ Theo dõi diễn biến bậc lương của CBCNV.
+ Cân nhận nguyên liệu chè búp tươi.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do trưởng phòng phân công.
* Nhân viên 2
- Tham mưu XD kế hoạch thu nghĩa vụ nương chè, theo dõi và đôn đốc tiến độ thực hiện kế hoạch thu nghĩa vụ nương chè.
- Quản lý, theo dõi việc thực hiện của các hợp đồng nhận tư liệu sản xuất.
- Theo dõi đôn đốc thu các khoản nợ trong nông nghiệp.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do trưởng phòng phân công.
* Lái xe
- Chức năng: Thực hiện nhiệm vụ đưa đón lãnh đạo đi công tác.
- Nhiệm vụ: Đảm bảo an toàn về người và tài sản trong quá trình đưa đón, lưu thông trên đường.
+ Quản lý, bảo quản, bảo dưỡng xe và các dụng cụ, phụ tùng của xe.
+ Kiểm tra, lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế và khám định kỳ theo đúng quy định.
+Thực hiện các nhiệm vụ khác do trưởng phòng phân công.
* Tổ bảo vệ
- Chức năng: Chịu trách nhiệm toàn bộ về công tác bảo vệ theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.
- Nhiệm vụ:
+ Đảm nhiệm công tác bảo vệ khu cơ quan, nhà máy 24/24h
+ Quản lý con dấu của công ty.
+ Nhận báo chí, công văn đi và đến. Vào sổ lưu trữ.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do trưởng phòng phân công.
* Tạp vụ
Thực hiện các nhiệm vụ do trưởng phòng phân công.
* Nhân viên thu mua
- Làm nhiệm vụ mua nguyên liệu chè búp tươi theo sự phân công.
- Thực hiện đúng các quy định về thu mua nguyên liệu chè tươi.
- Phối hợp với các bộ phận liên quan trong công việc thu nghĩa vụ và nợ vay (nếu có).
2.2.2.2 Chức năng nhiệm vụ xưởng chế biến
a - Sơ đồ xưởng chế biến
Quản đốc
Phó quản đốc
Trưởng KCS
Trưởng ca chè xanh
Nhân viên KCS
Trưởng ca BTP
Công nhân
Héo – Vò – Sấy
Đóng bao bì
Tổ sàng
Tổ trộn
Tổ cơ điện
Thủ kho kế toán
Vệ sinh CN
: :Không thuộc HTQLCL
b - Chức năng:
- Sản xuất chế biến sản phẩm chè cho công ty.
- Kiểm tra, kiểm soát quá trình sản xuất từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm cuối cùng.
- Quản lý và huy động nguồn nhân lực cho quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm.
- Quản lý bảo dưỡng, bảo trì các loại thiết bị, máy móc, nhà xưởng trong phạm vi xưởng chế biến.
- Kiểm soát các phương tiện theo dõi và đo lường.
c - Nhiệm vụ:
- Sản xuất sản phẩm chè các loại theo kế hoạch năm , quí, tháng và lệnh sản xuất của Giám đốc công ty.
- Sản xuất sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
-Thực hiện việc lập kế hoạch quản lý, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì hệ thống máy móc thiết bị, nhà xưởng nhằm duy trì tốt quá trình sản xuất.
-Bảo toàn sản phẩm: Trong việc lưu kho, xếp, dỡ, vận chuyển, nhập, xuất kho nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm.
-Thực hiện công tác vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ theo các quy trình, quy định của công ty và các văn bản hiện hành của nhà nước.
-Trao đổi thông tin với các bộ phận liên quan trong quá trình sản xuất sản phẩm.
* Quản đốc
- Quản lý chung và điều hành toàn bộ hoạt động của xưởng, kiêm phụ trách bộ phận cơ điện.
- Trực tiếp điều hành ngành BTP.
- Tổ chức sản xuất, điều hành và giám sát quá trình sản xuất chế biến sản phẩm chè cho công ty.
- Lập phương án cải tiến thiết bị, tìm kiếm khách hàng, mua sắm vật tư đáp ứng yêu cầu SX.
- Thực hiện các hợp đồng bên ngoài về chế tạo, sửa chữa thiết bị. Lập kế hoạch sửa chữa lớn máy móc thiết bị, tổ chức kiểm định các thiết bị theo dõi và đo lường.
- Tham mưu giúp việc cho Giám đốc về lĩnh vực sản xuất công nghiệp.
- Phân công và giao nhiệm vụ cho các bộ phận trong xưởng, theo dõi, đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ đó.
- Chủ trì đánh giá và phân loại kết quả thực hiện nhiệm vụ hàng tháng của từng bộ phận và các thành viên trong xưởng.
- Cùng với các phòng chức năng xây dựng kế hoạch, phương án SXKD của công ty.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc phân công.
- Báo cáo Giám đốc công ty về kết quả hoạt động công tác.
* Trưởng KCS kiêm trưởng ngành hoàn thành phẩm, phụ trách công nghệ chế biến.
- Quản lý, kiểm tra chất lượng sản phẩm, kiểm soát chất lượng của quá trình sản xuất từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm cuối cùng.
- Thực hiện các nhiệm vụ được giám đốc giao về chất lượng sản phẩm, tiến độ sản xuất, tiến độ giao hàng.
- Chỉ đạo giám sát việc thực hiện các quy trình, quy định công nghệ, vận hành thiết bị, máy móc. Công tác an toàn lao động, vệ sinh công nghệ, phòng chống cháy nổ thuộc phạm vi phụ trách.
- Kiểm tra theo dõi và đề ra các biện pháp phòng ngừa, khắc phục những sản phẩm sai hỏng trong quá trình sản xuất của ngành.
- Kiểm tra bảng chấm công của của các tổ hoàn thành phẩm và chè xanh.
- Lập kế hoạch và xây dựng giáo án đào tạo công nhân (kể cả công nhân hợp đồng) hằng năm về các quy trình, quy định công nghệ trong SX, chế biến chè BTP,TP.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc và quản đốc phân công.
- Quản lý và điều hành các công việc của xưởng khi quản đốc đi vắng.
- Báo cáo quản đốc về các nhiệm vụ được giao.
* Trưởng ca BTP.
- Giúp việc cho quản đốc và trực tiếp phụ trách, quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động trong ca sản xuất kể cả tổ chức bố trí lao động.
- Chỉ đạo giám sát quy trình, quy định công nghệ, nguyên tắc vận hành máy móc thiết bị, an toàn lao động, VSCN, PCCN.
- Chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc theo dõi, kiểm tra, điều chỉnh các thông số kỹ thuật để tạo được sản phẩm đạt chất lượng cao nhất trong từng công đoạn thuộc ca phụ trách.
- Thực hiện việc ghi chép các loại sổ sách, biểu mẫu theo các quy định công nghệ.
- Nhận kết quả đánh giá của KCS về chất lượng sản phẩm SX của ca phụ trách.
- Thực hiện các công việc khác do quản đốc, phó quản đốc phân công.
- Báo cáo quản đốc, phó quản đốc về các nhiệm vụ được giao.
* Tổ trưởng sản xuất.
* Trưởng các nhóm sản xuất thuộc bộ phận BTP.
- Chịu trách nhiệm quản lý thiết bị, nhà xưởng, dụng cụ thuộc ca mình sản xuất. Thực hiện bàn giao ca cụ thể rõ ràng, đề xuất cải tiến kỹ thuật sáng kiến tiết kiệm trong quá trình sản xuất.
- Quản lý SX , phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong tổ.
- Tổng hợp số lượng BTP, cân và đóng bao trong ngày.
- Thực hiện các quy định về công nghệ và các quy định khác.
- Hướng dẫn công nhân mới trong quá trình SX.
- Trao đổi thông tin với các tổ khác trong ca SX.
- Báo cáo trưởng ca BTP vấn đề phát sinh trong khi thực hiện nhiệm vụ.
* Tổ trưởng các tổ thuộc bộ phận hoàn thành phẩm.
- Chịu trách nhiệm quản lý thiết bị, nhà xưởng, dụng cụ thuộc ca mình sản xuất. Thực hiện bàn giao ca cụ thể rõ ràng, đề xuất cải tiến kỹ thuật sáng kiến tiết kiệm trong quá trình sản xuất.
- Quản lý SX, Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong tổ.
- Thực hiện các quy định về công nghệ và các quy định khác.
- Hướng dẫn công nhân mới trong quá trình SX.
- Chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc theo dõi, kiểm tra, điều chỉnh các thông số kỹ thuật để tạo được sản phẩm đạt chất lượng cao nhất trong từng công đoạn thuộc tổ phụ trách.
- Thực hiện việc ghi chép các loại sổ sách, biểu mẫu theo các quy định công nghệ.
- Nhận kết quả đánh giá của KCS về chất lượng sản phẩm của tổ phụ trách.
- Thực hiện các công việc khác do Quản đốc và KCS phân công. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ đã được giao.
* Tổ trưởng tổ cơ điện.
- Giúp việc cho quản đốc, tổ chức điều hành bộ phận cơ điện thực hiện các nhiệm vụ được giao, quản lý hệ thống máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, tổ chức việc sửa chữa bảo dưỡng thường xuyên đảm bảo duy trì phục vụ tốt cho quá trình sản xuất. Phối hợp với các bộ phận trong xưởng thực hiện nghiệp vụ và trao đổi thông tin.
- Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên phụ trách ca sản xuất.
- Thực hiện chấm công. Hướng dẫn công nhân mới trong quá trình SX, đề xuất sáng kiến cải tiến tiết kiệm trong chi phí sản xuất.
- Quản lý nguồn nhân lực trong tổ. Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên phụ trách ca SX.
- Báo cáo quản đốc về các nhiệm vụ được giao.
Đối với công nhân cơ điện đi ca
- Ghi chép nội dung công việc thực hiện vào sổ bàn giao ca
- Thực hiện các quy định về vận hành, bảo trì thiết bị, máy móc và các quy định khác của công ty.
- Hướng dẫn công nhân mới trong quá trình sản xuất.
- Đề xuất cải tiến, sáng kiến tiết kiệm trong chi phí sản xuất.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do quản đốc và tổ trưởng phân công.
- Báo cáo tổ trưởng về các nhiệm vụ được giao.
* Kế toán xưởng kiêm thủ kho.
- Tổng hợp làm lương cho cán bộ CNV thuộc xưởng.
- Tổng hợp số lao động thực tế trong tháng để thanh toán tiền lương.
- Hằng ngày cập nhật số lượng sản phẩm mua ngoài, sản phẩm sản xuất nội bộ, sản phẩm xuất kho báo cáo Giám đốc và Quản đốc.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Quản đốc phân công.
- Báo cáo Quản đốc về các nhiệm vụ được giao.
- Nhập, xuất kho các loại vật tư, sản phẩm theo QĐ-75-04 (nguyên tắc nhập, xuất kho vật tư sản phẩm).
- Hàng ngày cập nhật lượng chè BTP và sản phẩm nhập kho của các ca sản xuất.
- Báo cáo quản đốc về các nhiệm vụ được phân công.
* Chức năng, nhiệm vụ của nhân viên KCS và cân nhận nguyên liêu
- Kiểm tra đánh gía chất lượng nguyên liệu đầu vào. Phân lô, loại nguyên liệu và đánh dấu nhận biết.
- Bàn giao nguyên liệu cho các ca sản xuất.
- Kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm của các khâu trong quá trình sản xuất thông qua việc kiểm tra trực tiếp và phân tích mẫu sản phẩm.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do KCS trưởng và Quản đốc phân công.
- Báo cáo trưởng KCS và Quản đốc về các nhiệm vụ được phân công.
* Nhân viên vệ sinh công nghiệp.
- Quản lý trang thiết bị phục vụ cho quá trình vệ sinh công nghiệp.
- Vệ sinh sạch sẽ toàn bộ xung quanh xưởng, các công trình phụ và cơ quan.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Quản đốc phân công.
- Báo cáo Quản đốc về các nhiệm vụ được giao.
* Công nhân sản xuất.
- Trực tiếp SX, chế biến sản phẩm và các công việc khác dưới sự chỉ đạo, điều hành của trưởng ca và tổ trưởng.
- Thực hiện nhiệm vụ theo các quy định công nghệ, quy định vận hành, bảo trì thiết bị, máy móc và các quy trình, quy định khác của công ty.
- Đề xuất những sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong quá trình sản xuất - Báo cáo trưởng ca, tổ trưởng những vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất và những nhiệm vụ được giao.
2.2.2.3 Chức năng nhiệm vụ phòng kinh doanh
a - Sơ đồ tổ chức.
Trưởng phòng
NV phụ trách kinh doanh chè nội tiêu
NV phụ trách bán xăng dầu, mỡ, gas
NV kinh doanh chè xuất khẩu
Nhân viên lái xe tải
* Chú thích: Nhân viên phòng kinh doanh có thể một người làm nhiều việc hoặc nhiều người cùng làm một việc tuỳ theo số lượng và mức độ phức tạp từng công việc cụ thể, các công việc phát sinh hoặc theo yêu cầu của trưởng phòng.
b - Chức năng, nhiệm vụ của phòng Kinh doanh.
- Nghiên cứu thị trường, tiếp nhận yêu cầu khách hàng.
- Theo dõi phản hồi khách hàng, định kỳ đánh giá phản hồi của khách hàng.
- Trợ giúp giám đốc về việc lập và theo dõi hợp đồng mua, bán hàng.
- Theo dõi, thu mua, bán nguyên liệu chè khô.
- Kinh doanh chè nội tiêu, xuất nhập khẩu, bán xăng dầu, mỡ, gas.
- Vận tải chuyên chở hàng hoá.
- Tổ chức bộ máy của phòng làm tốt công việc kinh doanh của doanh nghiệp.
- Quan hệ với các bộ phận khác trong công ty để giải quyết cũng như hỗ trợ lẫn nhau trong công việc.
* Trưởng phòng:
- Quản lý, điều hành, chỉ đạo chung mọi công việc của phòng cũng như các thành viên trong phòng.
- Phân công nhiệm vụ tới các thành viên trong phòng, theo dõi, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ đó.
- Xây dựng chương trình, kế hoạch công việc nhằm thực hiện hiệu quả công việc kinh doanh của công ty.
- Chịu toàn bộ trách nhiệm về mọi công việc trong phòng trước Giám đốc công ty, báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ với Giám đốc.
* Nhân viên phụ trách công việc kinh doanh xuất khẩu:
- Phụ trách công việc kinh doanh xuất khẩu với khách hàng nước ngoài, quan hệ với các bộ phận, phòng ban trong và ngoài công ty nhằm giải quyết các vướng mắc và hỗ trợ cho công việc được phân công.
- Làm các công việc chung của phòng, hỗ trợ, giúp việc cho trưởng phòng và các thành viên trong phòng về các công việc liên quan, các công việc phát sinh theo yêu cầu của trưởng phòng.
- Thực hiện tốt công việc được phân công, tham mưu với trưởng phòng về các công việc liên quan đến nghiệp vụ, chịu trách nhiệm và báo cáo với trưởng phòng về các công việc được phân công.
* Nhân viên phụ trách công việc kinh doanh nội tiêu:
- Xây dựng, lập chương trình cho công việc kinh doanh nội tiêu, các sản phẩm hàng hoá trong nước khác khi được phân công.
- Tạo mối quan hệ với các bộ phận có liên quan trong và ngoài công ty nhằm hỗ trợ cho công việc.
- Làm các công việc chung của phòng, hỗ trợ giúp việc cho trưởng phòng và các thành viên trong phòng về các công việc liên quan, các công việc phát sinh và theo yêu cầu của trưởng phòng.
- Thực hiện tốt các nhiệm vụ được phân công, tham mưu cho trưởng phòng về các công việc liên quan đến nghiệp vụ, chịu trách nhiệm và báo cáo trước trưởng phòng về các công việc được phân công.
* Nhân viên phụ trách công việc bán xăng dầu, mỡ, gas:
- Việc kinh doanh xăng dầu, mỡ gas sẽ được trực tiếp giám đốc công ty chỉ đạo về giá xuất, nhân viên bán hàng sẽ chịu trách nhiệm về việc hàng xuất ra, thu tiền về và kiểm tra số lượng hàng tồn. Nộp tiền bán hàng vào phòng TCKH của công ty, cuối tháng sẽ có báo cáo kiểm kê hàng xuất tồn gửi phòng TCKH.
* Nhân viên lái xe tải:
- Lái xe tải, thực hiện theo lệnh điều động của Giám đốc, thực hiện các công việc được phân công, chịu trách nhiệm và báo cáo công việc với trưởng phòng. Thực hiện tốt các công việc được phân công, làm các công việc chung của phòng, hỗ trợ giúp việc cho trưởng phòng và các thành viên trong phòng về các việc có liên quan.
2.2.2.4 Phòng Tài chính - Kế hoạch
a - Sơ đồ tổ chức
Kế toán trưởng
K.toán thanh toán
Thủ kho
b - Chức năng, nhiệm vụ phòng Tài chính kế hoạch.
Chức năng:
- Tổ chức bộ máy của phòng làm công tác tài chính - kế hoạch phục vụ cho nhu cầu sản xuất và kinh doanh của công ty.
- Tham mưu giúp việc cho Giám đốc công ty trong việc quản lý sử dụng vật tư, tiền vốn trong quá trình tổ chức và sản xuất kinh doanh. Chấp hành thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước.
- Quan hệ với các bộ phận trong công ty để giải quyết quan hệ công tác.
Nhiệm vụ:
1. Tổ chức ghi chép cập nhật, phản ánh đầy đủ, trung thực, chính xác, khách quan mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp. Lập đầy đủ và kịp thời các báo cáo tài chính theo đúng chế độ hiện hành của Nhà nước.
2. Giám sát và kiểm soát chặt chẽ sự vận động của vốn và nguồn vốn trong hoạt động SXKD của doanh nghiệp theo đúng luật kế toán thống kê và các quy định của Nhà nước về tài chính.
3. Tổ chức huy động mọi nguồn lực về vật tư tiền vốn đáp ứng cho nhu cầu về SXKD của công ty. Tham mưu cho lãnh đạo trong công tác quản lý tài chính và kinh doanh. Chịu trách nhiệm giao dịch với các cơ quan tín dụng ngân hàng và quản lý tài chính của nhà nước.
4. Tổ chức lập và giám sát việc thực hiện các kế hoạch và phương án trong SXKD và tài chính tại doanh nghiệp.
5. Tổng hợp và lập báo cáo thống kê theo theo quy định.
6. Chịu trách nhiệm công bố tài chính công khai của công ty tới các cổ đông và các cơ quan đơn vị ngoài doanh nghiệp.
* Kế toán trưởng.
- Chức năng
+ Quản lý chung và điều hành công việc của phòng TCKH nhằm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
+ Tham mưu giúp việc cho giám đốc trong công tác kế toán tài chính, kế hoạch và các công tác khác khi được phân công.
- Nhiệm vụ
+ Có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán và giám sát toàn bộ công tác hạch toán kế toán trong công ty. Kiểm soát tất cả mọi mặt hoạt động kinh SXKD của công ty thông qua công tác tài chính kế toán.
+ Lập kế hoạch về tài chính, huy động mọi nguồn vốn trong và ngoài doanh nghiệp đáp ứng đủ theo yêu cầu của SXKD và các nhu cầu vốn khác của công ty, lập các khế ước vay, theo dõi trả nợ đối với ngân hàng và các tổ chức kinh tế khác.
+ Trực tiếp ký duyệt tất cả các chứng từ thu chi thanh toán, séc lĩnh tiền, các chứng từ nhập xuất vật tư, sản phẩm, các báo cáo tài chính của công ty, các kế hoạch và phương án SXKD của công ty. Lập và chịu trách nhiệm công bố tài chính công khai của công ty tới các cổ đông và các cơ quan đơn vị ngoài doanh nghiệp.
+ Trực tiếp lập báo cáo thống kê theo quy định.
+ Giúp Giám đốc công ty soạn thảo các văn bản liên quan đến hoạt động SXKD của công ty trong lĩnh vực quản lý tài chính và hạch toán kế toán.
+ Giao dịch với các cơ quan quản lý như : ngân hàng, thuế và các cơ quan đơn vị khác trong việc giải quyết các mối quan hệ về tài chính.
+ Quan hệ trực tiếp với các bộ phận, phòng ban, nhà máy, ... để giải quyết các khó khăn vướng mắc về tài chính có ảnh hưởng tới SXKD và các mối quan hệ công tác khác.
+ Quản lý hoá đơn, chứng từ, và lập báo cáo về tình hình thực hiện thuế giá trị gia tăng (VAT) từng tháng trong năm.
+ Chịu trách nhiệm kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của các chứng từ gốc của nguyên liệu đầu vào và sản phẩm xuất kho tiêu thụ, viết các phiếu nhập xuất vật tư, sản phẩm, hoá đơn bán hàng. Theo dõi công nợ khách hàng.
+ Mở và ghi chép các loại sổ sách liên quan đến phần hành kế toán vật tư, tiêu thụ sản phẩm và doanh thu bán hàng. Lập các báo cáo bán hàng, các báo cáo chi tiết về nhập xuất tồn kho vật tư, sản phẩm.
- Trực tiếp báo cáo với Giám đốc công ty.
* Kế toán thanh toán - Thủ quỹ.
- Chức năng
+ Giúp việc cho kế toán trưởng.
+ Trực tiếp làm kế toán tổng hợp.
+ Trực tiếp làm phần hành vốn bằng tiền và theo dõi công nợ.
+ Trực tiếp làm công tác thủ quỹ của công ty.
- Nhiệm vụ
+ Chịu trách nhiệm kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp các chứng từ gốc, viết các phiếu thu, chi, định khoản kế toán ...
+ Mở và ghi chép các loại sổ sách, nhật ký chứng từ liên quan đến phần hành kế toán vốn bằng tiền, công nợ phải thu, phải trả, phân bổ tiền lương, lên giá thành sản phẩm.
+ Cập nhật các số liệu phát sinh thuộc phần hành mình phụ trách, các chứng từ gốc này phải được lưu trữ theo chế độ hiện hành. Chịu trách nhiệm về tính hợp lý, hợp pháp của các chứng từ thu chi quỹ tiền mặt, tiền gửi, tiền vay ngân hàng, các chi phí SXKD và quản lý trong kỳ theo phần hành mình phụ trách.
+ Giúp việc cho kế toán trưởng, có trách nhiệm cùng kế toán trưởng kiểm tra việc thực hiện các nghiệp vụ về công tác kế toán tài chính theo đúng chế độ của nhà nước hiện hành.
+ Tổng hợp số liệu để lập các báo cáo tài chính theo chế độ hiện hành.
+ Thu chi quỹ tiền mặt theo các phiếu thu, chi đã được ký duyệt và chịu trách nhiệm về quản lý quỹ tiền mặt của công ty cũng như việc quản lý an toàn kho quỹ; thường xuyên cập nhật và báo cáo kế toán trưởng về tình hình tồn quỹ tiền mặt.
+ Làm các công việc khác khi được kế toán trưởng phân công.
2.3 - Phương hướng, mục tiêu, một số giải pháp chính năm 2009 và các năm tới
Đại hội cổ đông thường niên lần thứ 9 đã ra nghị quyết về các chỉ tiêu kế hoạch và các giải pháp chủ yếu trong năm 2009 của Công ty, trên cơ sở nghị quyết Ban điều hành đã xây dựng các biện pháp cụ thể để thực hiện, bước đầu đã cho những kết quả tích cực.
Trước tình hình khó khăn của Công ty, mục tiêu trước mắt là ổn định và giữ vững sản xuất, tận dụng mọi nguồn lực có thể để trả nợ và bù lỗ cho các năm trước, tiến tới làm lành mạnh hoá tình hình tài chính của Công ty. Tìm kiếm cơ hội để liên kết sản xuất nguyên liệu, mở rộng thị trường, tạo điều kiện để phát triển bền vững lâu dài.
Các biện pháp chủ yếu:
1/ Tiếp tục cải tiến bộ máy quản lý, điều hành cho phù hợp với sự thay đổi của thị trường và yêu cầu của SXKD.
2/Thường xuyên áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm; trong đó biện pháp tiết kiệm là chủ đạo, duy trì có hiệu quả hệ thống QLCL I SO 9001: 2000, khai thác nguồn nguyên nhiên liệu hợp lý ....
3/Trong nông nghiệp: Đầu tư hợp lý, tập trung chủ yếu vào diện tích chè của Công ty. Cải tiến công tác thu mua theo hướng tự quản, tiến tới xoá bỏ cơ chế quản lý bao cấp trong việc thu mua nguyên liệu tươi, khuyến khích mọi đối tượng không phải là CBCNV làm đại lý cung cấp nguyên liệu cho Công ty.
4/Công nghiệp:
-Tiếp tục xắp xếp hợp lý thiết bị chế biến cho phù hợp hơn.
-Khuyến khích phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật làm tăng năng suất lao động, rà soát lại các định mức kinh tế kỹ thuật cho phù hợp đảm bảo nâng cao thu nhập cho người lao động và hạ giá thành chế biến.
- Duy trì tốt hệ thống QLCL, hạn chế tối đa sự sai lỗi trong tổ chức điều hành và trong sản xuất nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
5/Hoạt động kinh doanh:
- Luôn bán sát thị trường, làm tốt công tác dự báo để đưa ra các quyết định hợp lý, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh. Tiếp tục đẩy mạnh tìm kiếm thị trường, tiến tới tạo dựng các bạn hàng ổn định lâu dài với Công ty.
- Chấn chỉnh lại hệ thống SX và tiêu thụ chè nội tiêu tiến tới KD có hiệu quả hơn.
- Duy trì việc kinh doanh xăng dầu và dịch vụ cơ khí với quy mô hợp lý đảm bảo KD có lãi và hỗ trợ tốt cho hoạt động SXKD chính của Công ty.
6/ Củng cố hoạt động của tổ chức Đảng và đoàn thể quẩn chúng, nâng cao quy chế tập chung dân chủ, hướng các hoạt động của các tổ chức vào các nhiệm vụ thiết thực như: Nâng cao vai trò trách nhiện của Đảng viên, đoàn viên trong việc thục hiện nhiệm vụ của mình; chăm lo đến đời sống văn hoá của CBCNV; thực hiện văn hoá doanh nghiệp của Công ty .... Tất cả nhằm đảm bảo quyền lợi về chính trị, văn hoá xã hội cho CBCNV và từ đó tạo sự thống nhất cao vì sự phát triển của doanh nghiệp.
Lịch sử 42 năm xây dựng và phát triển của Chè Quân Chu, đó là một chặng đường đầy khó khăn thử thách, có rất nhiều thành tựu xong cũng không ít những bài học không thành công. Là một doanh nghiệp nhỏ nhưng mô hình hoạt động sản xuất kinh doanh lại đầy đủ từ thu mua nguyên liệu đến sản xuât chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Doanh nghiệp muốn tiếp tục phát triển cần phải năng động, nhạy bén hơn nữa nhất là việc xây dựng chiến lược tiêu thụ sản phẩm trong cơ chế thị trường hiện nay.
MôC LôC
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5918.doc