KẾT LUẬN
Khu vực phía Tây đường Hồ Chí Minh có nhiều tiềm năng cho phát triển nhiều loại
hình du lịch. Đây là nguồn lực quan trọng để phát triển du lịch của khu vực như một lĩnh vực ưu
tiên đi trước. Tuy nhiên, là địa bàn kinh tế – xã hội còn chậm phát triển, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật
chất kỹ thuật còn hạn chế, du lịch ở đây hầu như chưa có hướng khai thác chuyên nghiệp, đang
ở dạng tự phát.
Thông qua hai tiêu chí về giao thông đến điểm du lịch và cơ sở vật chất – kỹ thuật du
lịch; chúng tôi đã đánh giá khả năng tiếp cận và đáp ứng các hoạt động du lịch của 40 điểm du
lịch tại khu vực. Kết quả cho thấy chỉ có một tỉ lệ nhỏ số điểm du lịch ở đây có khả năng đón
khách hàng năm. Điều này khẳng định hoạt động du lịch trên địa bàn chưa thực sự phát triển.
Địa phương cần quan tâm, đầu tư hơn nữa vào cơ sở hạ tầng và vật chất – kỹ thuật để có thể đưa
vào khai thác các tiềm năng, phát triển du lịch như một mũi nhọn kinh tế trên lãnh thổ.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 332 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hệ thống giao thông vận tải, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch khu vực phía tây đường Hồ Chí Minh, tỉnh Thanh Hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 9. 2011
70
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG GIAO THÔNG VẬN TẢI, CƠ SỞ VẬT
CHẤT KỸ THUẬT PHỤC VỤ DU LỊCH KHU VỰC PHÍA TÂY
ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH, TỈNH THANH HÓA
Trịnh Thị Phan1, Lê Thị Thuý Hiên2
TÓM TẮT
Khu vực phía tây đường Hồ Chí Minh tỉnh Thanh Hóa bao gồm lãnh thổ 10 huyện miền
núi: Thạch Thành, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Lang Chánh, Như Xuân, Thường Xuân, Bá Thước,
Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát. Nơi đây đang sở hữu nguồn tài nguyên du lịch khá đa dạng
và hấp dẫn. Nhưng thực tế, hầu hết các điểm du lịch chưa được du khách biết đến. Thông qua
khảo sát về giao thông đến điểm du lịch và cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch của 40 điểm trên
địa bàn, chúng tôi đưa ra kết quả thể hiện sự thuận lợi hoặc tiện nghi của các điểm du lịch nói
trên. Mặc dù kết quả chỉ ở dạng định tính, song nghiên cứu cũng cho thấy sự cần thiết phải đầu
tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch để có thể phát triển du lịch ở
khu vực như một mũi nhọn kinh tế.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Khu vực phía Tây đường Hồ Chí Minh tỉnh Thanh Hóa có diện tích tự nhiên 6.817,51
km2, chiếm 61,0% diện tích của tỉnh và dân số 63 vạn người, chiếm 17,03% dân số của tỉnh.
Khu vực này đang sở hữu nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, song ngành du lịch ở
đây chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Điều này được lý giải một phần là do sự yếu kém
trong hệ thống giao thông và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch của khu vực. Nghiên cứu
của chúng tôi dưới đây nhằm đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật du
lịch khu vực này, xác định khả năng phục vụ du khách của một số điểm du lịch trên địa bàn.
2. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
Giao thông là yếu tố của cơ sở hạ tầng kinh tế, đóng vai trò quan trọng đối với việc đẩy
mạnh du lịch còn cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch lại giúp tạo ra sản phẩm du lịch, cũng như
quyết định mức độ khai thác các tiềm năng du lịch [5]. Để đánh giá về thực trạng hệ thống giao
thông và cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch của các điểm du lịch tại địa bàn phía Tây đường Hồ
Chí Minh tỉnh Thanh Hóa, chúng tôi lựa chọn 2 tiêu chí sau:
Tiêu chí 1: Hệ thống giao thông và phương tiện giao thông đến điểm du lịch. Giao
thông là cầu nối giữa du khách với điểm du lịch. Để xác định mức độ thuận lợi của giao thông
đến điểm du lịch có rất nhiều tiêu chí được xác định. Trong nghiên cứu này chúng tôi căn cứ
vào chất lượng hệ thống giao thông đến điểm du lịch (chất lượng đường); tính liên tục, tính chủ
động trong hoạt động của phương tiện giao thông đường bộ làm tiêu chí cơ bản để xác định và
phân thành 4 mức độ: [6]
1 ThS. Khoa Khoa học Xã hội, trường Đại học Hồng Đức.
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 9. 2011
71
- Rất thuận lợi: Hệ thống giao thông tốt; xe ô tô trên 45 ghế ra, vào thuận tiện quanh
năm
- Khá thuận lợi: Hệ thống giao thông khá tốt; xe ô tô trên 45 ghế ra, vào thuận tiện
nhưng bị gián đoạn trong mùa mưa
- Thuận lợi trung bình: Hệ thống giao thông trung bình; chỉ cho phép xe ô tô dưới 45
ghế ra, vào
- Chưa thuận lợi: Hệ thống giao thông có chất lượng kém; chỉ cho phép xe mô tô ra, vào
Tiêu chí 2: Cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ du lịch. Cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ
du lịch bao gồm hệ thống các cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ tham quan, hệ thống vui
chơi, giải trí, cơ sở y tế... Việc đánh giá hệ thống này chủ yếu dựa vào nghiên cứu trực tiếp trên
thực địa, đánh giá của người quản lí và nhất là của du khách. Cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ
du lịch tại điểm du lịch được chia thành 4 cấp độ: [6]
- Rất tốt: Cơ sở vật chất – kỹ thuật đồng bộ, đáp ứng hầu hết nhu cầu của du khách tại
điểm du lịch
- Khá tốt: Cơ sở vật chất – kỹ thuật tương đối đồng bộ, đáp ứng hầu hết nhu cầu cơ bản
của du khách tại điểm du lịch
- Trung bình: Cơ sở vật chất – kỹ thuật tương đối đồng bộ, đáp ứng được một số nhu
cầu cơ bản của du khách như: ăn, nghỉ, hướng dẫn.
- Kém: Cơ sở vật chất – kỹ thuật chưa đồng bộ, chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu cơ
bản của du khách.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Mạng lưới và phương tiện giao thông
Mạng lưới giao thông của khu vực phía Tây đường Hồ Chí Minh so với toàn tỉnh Thanh
Hóa, nhìn chung còn nghèo nàn, chủ yếu là đường bộ, đường sông kém phát triển và không có
đường sắt.
- Đường bộ do Trung ương quản lý:
+ Đường Hồ Chí Minh trên địa phận tỉnh Thanh Hoá dài 133km, là tuyến đường được
Nhà nước đầu tư thuộc trục xa lộ Bắc - Nam, đi qua các huyện miền Tây của tỉnh (Thạch Thành,
Cẩm Thuỷ, Ngọc Lặc, Thường Xuân và Như Xuân). Đây là tuyến đường quan trọng sau quốc lộ
1A, nối Thanh Hoá với vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, các tỉnh Bắc Trung bộ và nhiều vùng
khác nhau của tỉnh, có ý nghĩa lớn trong việc hình thành các tuyến du lịch liên vùng.
+ Quốc lộ 217: Dài 190,5km, điểm đầu nối quốc lộ 1A tại thị trấn Đò Lèn, huyện Hà Trung,
điểm cuối tại cửa khẩu quốc tế Na Mèo và sau đó đi Hủa Phăn (Lào). Hướng tuyến đi từ Đông
sang Tây, đây là tuyến quốc lộ nối Thanh Hoá với nước bạn Lào, có ý nghĩa quan trọng trong
việc giao lưu phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng khu vực miền Tây Thanh Hoá.
+ Quốc lộ 15A: Dài 148km trên địa phận tỉnh, từ km 28 thuộc địa phận huyện Quan Hoá
đến thị trần Ngọc Lặc. Đây là tuyến đường quan trọng có ý nghĩa lịch sử trong hai cuộc kháng
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 9. 2011
72
chiến của dân tộc và là tuyến đường nối liền các huyện phía Tây của tỉnh... Tuyến này đi qua
các thị trấn Hồi Xuân, Lang Chánh, Ngọc Lặc, Lam Sơn, Yên Cát. (Hiện nay đường này từ
Ngọc Lặc trở vào phía Nam cũng đã làm đường Hồ Chí Minh)
+ Quốc lộ 45: Trên địa phận Thanh Hoá là đoạn cuối tuyến dài 85km, đi vào Thanh Hoá
điểm đầu tại Thạch Thành (Dốc Giàng), điểm cuối tại Như Xuân (Yên Cát). Nối vùng trung du miền
núi phía Bắc (Thạch Thành, Vĩnh Lộc) với vùng trung du miền núi phía Nam (Như Thanh, Như
Xuân) của tỉnh Thanh Hoá. Có vai trò quan trọng, là trục chính nối các vùng nói trên với thanh phố
Thanh Hoá và nối liền Thanh Hoá với các tỉnh Hòa Bình và Nghệ An. Tuyến đường mở ra sự phát
triển du lịch nội vùng và ngoại vùng, nối giữa trung tâm gửi khách của tỉnh với vùng núi phía Tây.
+ Quốc lộ 47: Dài 61km, từ kilômet 0 thuộc thị xã Sầm Sơn, qua thành phố Thanh Hoá
đến km 61 giao quốc lộ 15A tại thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, đi. Tuyến này chạy theo
hướng Đông - Tây, qua các vùng trung tâm kinh tế của tỉnh, là tuyến quốc lộ duy nhất nối vùng
biển với phía tây của tỉnh.
Bảng 1: Hiện trạng hệ thống đường quốc lộ trên địa bàn [4]
TT Tên đường Chiều dài (km) Cấp hiện tại Kết cấu mặt
1 Đường Hồ Chí Minh 130 III miền núi Nhựa
2 Quốc lộ 45 85
Kilômét 8 - Kilômét 61 và
Kilômét 76 - Kilômét 132,5
IV đồng bằng Nhựa
Kilômét 61 - Kilômét 76 III đồng bằng Nhựa
3 Quốc lộ 15 86 V miền núi Nhựa
4 Quốc lộ 217 190,5
Kilômét 0 - Kilômét 94 IV miền núi Nhựa
Kilômét 94 - Kilômét 190,5 V miền núi Nhựa
5 Quốc lộ 47 61 IV đồng bằng Nhựa
- Mạng lưới đường bộ do tỉnh quản lý:
Mạng lưới tỉnh lộ của khu vực đã cơ bản tạo mối liên kết chặt chẽ với các khu vực trong
tỉnh. Tuy nhiên, chất lượng đường chưa cao, chất lượng xấu, nên việc đi lại ở đây còn gặp nhiều
khó khăn.
- Mạng lưới đường bộ địa phương tính đến thời điểm này, trên địa bàn tất cả các xã đã có
đường giao thông đến trung tâm xã.
Nhìn chung, mạng lưới đường giao thông của khu vực phía Tây đường Hồ Chí Minh về
cơ bản đã có những tuyến quan trọng, tạo được mối liên kết nội vùng, ngoại vùng. Tuy nhiên,
giao thông khu vực còn gặp nhiều khó khăn so với vùng đồng bằng của tỉnh Thanh Hóa do chưa
được đầu tư đúng mức. Việc đi lại giữa các huyện, xã còn gặp nhiều khó khăn nhất là vào mùa
mưa. Để phát triển du lịch ở khu vực này, đòi hỏi mạng lưới giao thông ở đây phải được đầu tư
nâng cấp hơn nữa trong tương lai.
3.2. Cơ sở vật chất - kỹ thuật
3.2.1. Khách sạn và nhà nghỉ
Hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và hoạt động kinh doanh du lịch trong khu vực
phía Tây đường Hồ Chí Minh rất yếu.
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 9. 2011
73
Theo điều tra năm 2010 của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá, trên phạm vi
10 huyện chỉ có 15 cơ sở lưu trú chủ yếu là các phòng nghỉ của các cơ quan huyện. Phần lớn
những nhà nghỉ này có số lượng phòng khoảng 8 - 10 phòng với trên dưới 20 giường. Tại huyện
Quan Sơn và Thường Xuân có một số cơ sở lưu trú tư nhân nhưng số lượng khách rất hạn chế.
Toàn bộ 10 huyện phía Tây đường HCM có 15 cơ sở lưu trú với 160 phòng và 284 giường.
Thường Xuân là huyện có số lượng nhà nghỉ, phòng/giường tốt nhất địa bàn.
Bảng 3: Số lượng các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại các huyện
phía Tây đường HCM tỉnh Thanh Hoá tính đến năm 2010
TT Huyện Số lượng nhà nghỉ Phòng/giường
1 Thạch Thành 1 10/20
2 Cẩm Thuỷ 3 15/30
3 Ngọc Lặc 1 10/20
4 Lang Chánh 1 10/20
5 Như Xuân 1 17/30
6 Thuờng Xuân 3 37/79
7 Bá Thước 1 16/20
8 Quan Hoá 1 14/26
9 Quan Sơn 2 21/29
10 Mường Lát 1 10/20
Tổng số 15 160/284
Nguồn: (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, 2010)
Với hệ thống cơ sở vật chất như vậy, khu vực phía Tây đường Hồ Chí Minh rất hạn chế
trong việc sẵn sàng đón khách. Việc đẩy mạnh đầu tư hệ thống khách sạn, nhà nghỉ ở khu vực
đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển du lịch của lãnh thổ.
3.2.2. Hệ thống thương mại và dịch vụ ăn uống
Hệ thống thương mại và dịch vụ ăn uống ở khu vực còn rất thưa thớt và yếu kém. Các
nhà nghỉ của cơ quan huyện không có dịch vụ ăn uống kèm theo. Hệ thống thương mại chỉ tập
trung chủ yếu tại thị trấn của các huyện. Toàn khu vực có 12 trung tâm thương mại, trong đó 10
trung tâm thương mại cấp huyện tại các thị trấn huyện. Tại Ngọc Lặc có thêm trung tâm thương
mại khu vực, cụm xã: Nông trường Lam Sơn. Tại Thạch Thành có trung tâm thương mại - công
nghiệp Vân Du.
3.2.3.Các phương tiện thể thao vui chơi giải trí và công trình phục vụ hoạt động thông
tin văn hóa, y tế
- Cơ sở thể thao, vui chơi và hoạt động thông tin văn hóa
Các huyện thuộc khu vực đều có nhà văn hóa trung tâm huyện, có thư viện, song còn
nghèo nàn và lạc hậu. Theo số liệu thống kê năm 2009, khu vực đã có 100% số xã được phủ
sóng phát thanh và sóng truyền hình; có 43 trên tổng số 179 xã chưa có trạm truyền thanh,
chiếm tỉ lệ 24% số xã.
Hiện nay hoạt động sân khấu, biểu diễn ca nhạc, chiếu phim tại các huyện miền núi
phía Tây được quan tâm hơn và có xu hướng tăng. Tuy nhiên do điều kiện đi lại khó khăn, kinh
phí tổ chức ít ỏi, nên số lượng buổi phục vụ chưa nhiều.
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 9. 2011
74
- Cơ sở y tế:
Bảng 4: Tỉ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế năm 2009 (%)[7]
Huyện Tỉ lệ số xã đạt chuẩn Huyện Tỉ lệ số xã đạt chuẩn
Thạch Thành 89,3 Thuờng Xuân 41,2
Cẩm Thuỷ 70,0 Bá Thước 39,1
Ngọc Lặc 50,0 Quan Hoá 27,8
Lang Chánh 36,4 Quan Sơn 38,5
Như Xuân 66,7 Mường Lát 11,1
Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe được quan tâm, đầu tư, phát triển. Tất cả các huyện
đều có bệnh viện huyện và trung tâm y tế dự phòng, tuy điều kiện còn nhiều khó khăn, trang
thiết bị còn nhiều yếu kém. Tổng số cán bộ y tế của khu vực tính đến năm 2009 là 1965 cán bộ,
chiếm tỉ lệ 25,2 % và tổng số giường bệnh chiếm 22,8% tổng số toàn tỉnh . Số xã đạt chuẩn
quốc gia về y tế trung bình toàn khu vực chỉ đạt 53,1% trong khi trung bình toàn tỉnh là 71,1%.
Như vậy, vấn đề y tế cho người dân địa phương còn nhiều yếu kém so với mức chung
của tỉnh Thanh Hóa, tuy hệ thống này cũng đã phần nào đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của
người dân địa phương. Song, để phục vụ cho nhu cầu khai thác các điểm, tuyến du lịch trong
vùng đòi hỏi phải đầu tư hơn nữa, nâng cấp một số cơ sở y tế quan trọng, gần khu du lịch có khả
năng thu hút đông du khách.
3.3. Kết quả đánh giá
TT Tài nguyên du lịch Vị trí CSVCKTDL GT đến điểm DL
1 Thác Dần Long Lương Ngoại, Bá Thước Kém Chưa thuận lợi
(TL)
2 Suối cá Cẩm Lương Cẩm Lương, Cẩm Thủy Rất tốt Rất thuận lợi
3 Pù Mần Trung Thượng, Quan Sơn Kém Chưa thuận lợi
4 Cổng Trời Trung Lý, Mường Lát Kém Chưa thuận lợi
5 Thác Muốn Điền Quang, Bá Thước Trung bình Khá thuận lợi
6 Pù Luông Bá Thước, Quan Hóa Kém Chưa thuận lợi
7 Thác Bảy Tầng, Lũng Nhai Ngọc Phụng, Thường
Xuân
Kém TL trung bình
8 Thác Giao Thủy, làng Biện Thạch Lâm, Thạch Thành Trung bình Rất thuận lợi
9 Pù Hu Quan Hóa, Mường Lát Kém Chưa thuận lợi
10 Hang Pha Rua Sơn Thủy, Quan Sơn Kém Chưa thuận lợi
11 Cửa Hà – Cẩm Phong Cẩm Phong, Cẩm Thủy Rất tốt Rất thuận lợi
12 Bãi đá trắng Tam Thanh, Quan Hóa Kém Chưa thuận lợi
13 Chùa Mèo Quang Hiến, Lang Chánh Trung bình TL trung bình
14 Chùa Rồng, Thung Phổ Cẩm Thạch, Cẩm Thủy Khá tốt TL trung bình
15 Chùa Chặng, Núi Diệu
Sơn
Cẩm Sơn, Cẩm Thủy Khá tốt TL trung bình
16 Chùa Linh Xứng Tam Lư, Quan Hóa Kém TL trung bình
17 Chùa Vọng Cẩm Giang, Cẩm Thủy Trung bình TL trung bình
18 Di tích Đình Thi Yên Lễ, Thường Xuân Trung bình TL trung bình
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 9. 2011
75
19 Đồng Lương Đồng Lương, Lang Chánh Kém Chưa thuận lợi
20 Đền thờ Lê Lai (đền Tép) Kiên Thọ, Ngọc Lặc Khá tốt Rất thuận lợi
21 Đền Lê Lâm Phùng Giáo, Ngọc Lặc Trung bình Chưa thuận lợi
22 DT Khăm Ban, Đền
Ông, Động Bà
Hồi Xuân, Quan Hóa Kém TL trung bình
23 Bản Mông Pù Nhi Pù Nhi, Mường Lát Kém Chưa thuận lợi
24 Bản Lát Tén Tằn, Mường Lát Trung bình Chưa thuận lợi
25 Bản Păng Tam Lư, Quan Sơn Kém TL trung bình
26 Bản Hang Phú Lệ, Quan Hóa Kém Chưa thuận lợi
27 Hang làng Tráng Thiết Ống, Thạch Thành Kém Chưa thuận lợi
28 Hang Lãm Tân Thanh, Thường Xuân Kém TL trung bình
29 Hang Cố, Hang Dong Thiết Ống, Bá Thước Kém Chưa thuận lợi
30 Hang Lòn, Huổi Vớ,
Huổi Lán
Đồng Lương, Lang Chánh Kém Chưa thuận lợi
31 Cửa khẩu Na Mèo Na Mèo, Quan Sơn Rất tốt Rất thuận lợi
32 Cửa khẩu Tén Tằn Tén Tằn, Mường Lát Kém Chưa thuận lợi
33 Đập tràn Thanh Quân Thanh Quân, Như Xuân Kém TL trung bình
34 Hồ Vinh Quang, Mó Tôm Phú Nghiêm, Quan Hóa Kém TL trung bình
35 Hồ Cống Khê Ngọc Khê, Ngọc Lặc Khá tốt Khá thuận lợi
36 TT Quan Hóa Quan Hóa Khá tốt Rất thuận lợi
37 Hồ Thạch Minh Thạch Minh, Thạch Thành Kém Chưa thuận lợi
38 Đền và đập Bái Thượng Vạn Xuân, Thường Xuân Trung bình Rất thuận lợi
39 Km 7/ quốc lộ 217 Văn Nho, Bá Thước Kém Rất thuận lợi
40 Cửa Đặt Xuân Mỹ, Thường Xuân Rất tốt Khá thuận lợi
- Kết quả đánh giá theo tiêu chí giao thông đến điểm du lịch: 11/40 điểm ở mức độ rất
thuận lợi và khá thuận lợi (chiếm 27,5%), 29/40 điểm còn lại chỉ đạt mức độ trung bình và chưa
thuận lợi. Kết quả cho thấy sự yếu kém trong mạng lưới giao thông đến các điểm du lịch ở đây;
khả năng tiếp cận của du khách còn bị hạn chế rất lớn bởi hệ thống này.
- Kết quả đánh giá cơ sở vật chất – kỹ thuật: có 4/40 điểm đạt mức độ rất tốt, 5/40 điểm
đạt mức độ khá tốt, còn lại 31/40 điểm chỉ đạt mức trung bình và kém. Điều này chứng tỏ hoạt
động du lịch trên địa bàn còn khá nghèo nàn. Khả năng đáp ứng các hoạt động du lịch của du
khách còn hạn chế, nhiều điểm hầu như chưa thể đón khách.
Kết hợp hai yếu tố đánh giá, kết quả cho thấy các điểm du lịch: Suối cá Cẩm Lương,
thác Giao Thủy, đền thờ Lê Lai, cửa khẩu Na Mèo, đập Bái Thượng, TT Quan Hóa đều là
những điểm du lịch mang ý quốc gia; giao thông thuận lợi và liên tục, cơ sở vật chất – kỹ thuật
khá tốt, sẵn sàng đón khách. Thực tế, các điểm du lịch này hàng năm đón hàng vạn khách trong
và ngoài tỉnh khi có dịp lễ hội hoặc sự kiện lớn diễn ra.
Như vậy, cơ sở vật chất kỹ thuật của khu vực còn yếu kém và lạc hậu, cách xa mức
trung bình của tỉnh và của cả nước. Hệ thống giao thông kém phát triển, tiện nghi kém, chất
lượng phục vụ thấp kéo dài thời gian đi lại. Song, cơ sở hạ tầng bước đầu đảm bảo được nhu cầu
cơ bản về giao lưu, sinh hoạt của dân cư địa phương. Những năm gần đây, do được hưởng chính
sách đầu tư và một số đề án phát triển miền núi mà hệ thống cơ sở hạ tầng ở đây được cải thiện,
nâng cấp đáng kể.
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 9. 2011
76
3. 4. Một số giải pháp phát triển giao thông và cơ sở vật chất – kỹ thuật của khu
vực
Để khai thác tốt tiềm năng vốn có trên địa bàn, để đưa mục tiêu phát triển du lịch như mũi
nhọn kinh tế của lãnh thổ; vấn đề đặt ra sự cần thiết phải đầu tư. Thanh Hóa cần đầu tư hơn nữa cho
hệ thống giao thông, hệ thống cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch.
Trong báo cáo “Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa” (giai
đoạn đến 2020) đã xác định các lĩnh vực ưu tiên đầu tư cho du lịch bao gồm: đầu tư kết cấu hạ
tầng (chủ yếu là hệ thống giao thông), đầu tư tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành (chủ
yếu là khách sạn, các hình thức và phương tiện vui chơi giải trí...). [3]
Nhà nước đã xây dựng các kế hoạch và dự án phát triển giao thông khu vực phía Tây:
nâng cấp các tuyến quốc lộ 45, 47, quốc lộ 15A, 217, và đường Hồ Chí Minh lên cấp cao, mở
rộng nền đường. Mở thêm tuyến đường Tây Thanh Hóa với tuyến chính dài 183km và 7 tuyến
đường đang nối các địa phương trong khu vực. Ngoài ra, hệ thống đường liên tỉnh, giao thông
nông thôn, đường tuần tra biên giới đều được nâng cấp, nhựa hóa. [3]
Cùng với sự hoàn chỉnh của hệ thống giao thông, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
cũng cần được đầu tư xây dựng. Đầu tư xây dựng hệ thống nhà nghỉ, khách sạn chất lượng tốt hơn
tại các thị trấn, các điểm du lịch vốn đã thu hút du khách hàng năm.
Nghiên cứu triển khai loại hình cơ sở lưu trú “home stay” (nhà dân có phòng cho khách
du lịch thuê); đây là loại hình đã khai thác tương đối thành công và được khách du lịch ưa thích
ở nhiều nơi. Loại hình này vừa tiết kiệm cho ngành Du lịch, vừa phù hợp với sản phẩm du lịch
cộng đồng trên địa bàn. Tuy nhiên, cần hướng dẫn và hỗ trợ người dân những kiến thức về du
lịch, đồng thời tăng cường công tác quản lý để đảm bảo chất lượng phục vụ và an ninh an toàn,
vệ sinh cho du khách. [3]
4. KẾT LUẬN
Khu vực phía Tây đường Hồ Chí Minh có nhiều tiềm năng cho phát triển nhiều loại
hình du lịch. Đây là nguồn lực quan trọng để phát triển du lịch của khu vực như một lĩnh vực ưu
tiên đi trước. Tuy nhiên, là địa bàn kinh tế – xã hội còn chậm phát triển, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật
chất kỹ thuật còn hạn chế, du lịch ở đây hầu như chưa có hướng khai thác chuyên nghiệp, đang
ở dạng tự phát.
Thông qua hai tiêu chí về giao thông đến điểm du lịch và cơ sở vật chất – kỹ thuật du
lịch; chúng tôi đã đánh giá khả năng tiếp cận và đáp ứng các hoạt động du lịch của 40 điểm du
lịch tại khu vực. Kết quả cho thấy chỉ có một tỉ lệ nhỏ số điểm du lịch ở đây có khả năng đón
khách hàng năm. Điều này khẳng định hoạt động du lịch trên địa bàn chưa thực sự phát triển.
Địa phương cần quan tâm, đầu tư hơn nữa vào cơ sở hạ tầng và vật chất – kỹ thuật để có thể đưa
vào khai thác các tiềm năng, phát triển du lịch như một mũi nhọn kinh tế trên lãnh thổ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thế Chinh, 1995. Cơ sở khoa học cho việc xây dựng các điểm, tuyến du lịch
Nghệ An. Luận án phó tiến sỹ khoa học Địa lý – Địa chất. Đại học Sư phạm Hà Nội
2. Trịnh Thị Phan, 2008. Cơ sở khoa học cho việc xác định các điểm, tuyến du lịch khu vực
phía Tây đường Hồ Chí Minh tỉnh Thanh Hóa. Luận văn thạc sỹ. Đại học Sư phạm Hà Nội.
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 9. 2011
77
3. UBND tỉnh Thanh Hóa, 2008. Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh
Thanh Hóa (Giai đoạn đến năm 2020)
4. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thanh Hóa, 2010. Địa chí Thanh Hóa, tập 3 (Bản in thử).
Nxb Chính trị Quốc Gia.
5. Nguyễn Minh Tuệ và NNK, 2010. Địa lí du lịch Việt Nam. NXB Giáo dục Việt Nam
6. Lê Văn Trưởng, 2009. Kết quả xác định, phân cấp và phân loại các điểm du lịch ở khu
vực phía tây đường Hồ Chí Minh tỉnh Thanh Hóa. Tạp chí khoa học, Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội. Số 7, 2009.
7. Cục thống kê tỉnh Thanh Hóa. Niên giám thống kê 2009. NXB Thống Kê, 2010
8. Lê Văn Trưởng (Chủ nhiệm), 2009. Nghiên cứu xác định các loại hình, điểm, khu và
tuyến du lịch khu vực phía tây đường Hồ Chí Minh, tỉnh Thanh Hóa. Đề tài KHCN cấp
tỉnh
EVALUATION SYSTEM TRANSPORT, FACILITIES
ENGINEERING SERVICE WESTERN REGIONAL TOURISM HO
CHI MINH ROAD, THANH HOA PROVINCE
ABTRACTS
The western area of Ho Chi Minh road in Thanh Hoa includes 10 mountainous
districts: Thach Thanh, Cam Thuy, Ngoc Lac, Lang Chanh, Nhu Xuan, Thuong Xuan, Ba Thuoc,
Quan Hoa, Quan Son, Muong Lat. It has attractive and various tourism resource. However
actually, most of the tourism places have not been known by tourists. By surveying
transportation to tourism places and tourism technical material facilities of 40 places in the
territory, we give out result which demonstrates advantages and convenience of the above
tourism places. Although the result is just qualitative, the study shows necessity to invest
infrastructure, tourism technical material facilities to be able to develop tourism in this area as
a key economic branch.
Key words: System transport, Ho Chi Minh road, various tourism resource
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_he_thong_giao_thong_van_tai_co_so_vat_chat_ky_thuat.pdf