Results of investigation, survey and assessment of the status of conversion of Dipterocarpaceae forest into rubber
plantation in Dak Lak Province show that there are 31 rubber plantation projects in the province, of which 29 are planted on
Dipterocarpaceae forest land in the districts of Buon Don, Ea H'Leo and Ea Sup with a total area of 6,862.44 hectares. Status
of implementation of rubber plantation projects in Ea Sup district shows that there are 12 projects with a total area of 1,775
hectares of rubber trees, of which 03 projects with a total area of 469 hectares of rubber growing well; 05 projects with a total
area of 1,011 hectares of rubber growing moderately and 03 projects with a total area of 295 hectares of rubber growing poorly,
unsuccessful. Status of implementation of rubber plantations in Ea H'Leo district shows that there are 15 rubber plantation
projects with total area of 5,062.9 ha, including 08 projects with total area of 3,606.25 ha of rubber growing well, which have
collected latex, 03 projects with a total area of 1111.5 hectares of rubber growing rather well, which starting to collect latex;
02 projects with a total area of 105 hectares of rubber growing poorly or temporarily halted planting and 02 projects with a
total area of 231.34 hectares of rubber failed.
9 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 590 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiện trạng chuyển đổi rừng khộp sang trồng cao su tại tỉnh Đắk Lắk, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đại học Nguyễn Tất Thành
21 Tạp chí Khoa học & Công nghệ Số 2
Đánh giá hiện trạng chuyển đổi rừng khộp sang trồng cao su
tại tỉnh Đắk Lắk
Cao Thị Lý1, Phùng Chí Sỹ2
1Đại học Tây Nguyên, 2Đại học Nguyễn Tất Thành
entecvn@yahoo.com
Tóm tắt
Kết quả điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng chuyển đổi rừng khộp sang trồng cao su tại tỉnh
Đắk Lắk cho thấy hiện nay trên địa bàn tỉnh có 31 dự án trồng cao su, trong đó có 29 dự án trồng
trên đất rừng khộp thuộc các huyện Buôn Đôn, Ea H’Leo và Ea Súp với tổng diện tích 6.862,44
ha. Thực trạng triển khai các dự án trồng cao su ở huyện Ea Súp cho thấy có 12 dự án với tổng
diện tích cao su đã trồng là 1.775ha, trong đó có 03 dự án với tổng diện tích 469ha cao su sinh
trưởng tốt; 05 dự án với tổng diện tích 1.011ha cao su mức sinh trưởng trung bình và 03 dự án
với tổng diện tích 295ha cao su sinh trưởng kém, không thành công. Thực trạng triển khai các dự
án trồng cao su ở huyện Ea H’Leo cho thấy có 15 dự án với tổng diện cao su đã trồng là 5.062,9ha,
trong đó có 08 dự án với tổng diện tích 3.606,25ha cao su sinh trưởng tốt đã cho thu mủ, 03 dự
án với tổng diện tích 1.119,5ha cao su mức sinh trưởng khá tốt, bắt đầu cho mủ; 02 dự án với
tổng diện tích 105ha cao su sinh trưởng kém hoặc tạm ngưng việc trồng và 02 dự án với tổng diện
tích 231,34ha cao su trồng thất bại
® 2018 Journal of Science and Technology - NTTU
Nhận 16.01.2018
Được duyệt 06.05.2018
Công bố 19.06.2018
Từ khóa
Rừng khộp, chuyển đổi
rừng, cây cao su.
1. Đặt vấn đề
Thực hiện chủ trương của Chính phủ về chương trình phát
triển khoảng 95.000 - 100.000 ha cao su tại Tây Nguyên giai
đoạn 2010 - 2015 trên đất đang sản xuất nông nghiệp kém
hiệu quả, đất chưa sử dụng, chuyển đổi rừng tự nhiên thuộc
rừng sản xuất nghèo phù hợp trồng cao su [1]. Đắk Lắk là
một trong số các tỉnh Tây Nguyên quy hoạch phát triển cao
su với diện tích khá lớn khoảng 38.000 ha. Trong định hướng
phát triển hơn 26.000 ha cao su giai đoạn 2009-2020. Đắk
Lắk quy hoạch trồng 7.886 ha cao su trên đất chuyển đổi từ
rừng khộp. Đến năm 2014 toàn tỉnh đã trồng hơn 4.440 ha
cao su trên đất rừng khộp. Theo đề án quy hoạch phát triển
cây cao su giai đoạn 2014-2020, tổng diện tích cao su của
tỉnh dự kiến phát triển đến năm 2020 là 66.800 ha, trong đó
riêng các huyện có rừng khộp là Buôn Đôn, Ea Súp, Cư
M’Gar và Ea H’leo diện tích quy hoạch phát triển cao su là
29.829 ha [2]. Hầu hết diện tích vùng khảo sát để thực hiện
đề án của tỉnh là đất lâm nghiệp, trong đó diện tích đất có
rừng tự nhiên là 40.254 ha.
Để phát triển cây cao su theo quy hoạch, ngoài việc hỗ trợ
phát triển cao su tiểu điền quy mô hộ gia đình, tỉnh đã triển
khai các dự án trồng cao su kết hợp với quản lý bảo vệ và
phát triển rừng. Đến tháng 8 năm 2014 có 30 dự án đã triển
khai trồng được 7.615 ha cao su trên toàn tỉnh. Theo báo cáo
của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Lắk
đến tháng 5 năm 2017 toàn tỉnh hiện có 28 dự án được phép
triển khai, đã trồng được 7.462,92 ha cây cao su [3].
Trong quá trình phát triển cao su theo quy hoạch, đặc biệt là
việc triển khai các dự án chuyển đổi rừng nghèo sang trồng
cao su, cùng với diện tích cao su trồng được, cũng đã phát
sinh nhiều vấn đề rất đáng quan tâm. Thực tế đã có một số
doanh nghiệp không chăm sóc hoặc không thể tiếp tục đầu
tư cao su, một số diện tích cao su trồng đã bị chết, bị
cháyMột số hộ trồng cao su tiểu điền chặt bỏ cao su để
trồng tiêu hoặc một số loại cây trồng khácTất cả những
vấn đề đó đã ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh kinh tế, xã
hội, môi trường ở các địa phương, đòi hỏi phải có những kết
quả khảo sát, đánh giá đầy đủ nhằm cung cấp cơ sở thực tiễn
và khoa học cho việc khuyến cáo và tìm giải pháp cho vấn
đề này.
Bài báo “Đánh giá hiện trạng chuyển đổi đất rừng khộp sang
trồng cao su tại tỉnh Đắk Lắk” nhằm cung cấp thông tin, dữ
liệu thực tiễn của một số dự án chuyển đổi đất rừng khộp
sang trồng cao su tại một số địa phương trong tỉnh làm cơ sở
Đại học Nguyễn Tất Thành
Tạp chí Khoa học & Công nghệ Số 2
22
cho bước đánh giá tác động của việc trồng cao su trên đất
rừng khộp tại tỉnh Đắk Lắk.
2. Phương pháp thực hiện
Phương pháp tiếp cận nghiên cứu bắt đầu bằng việc trao đổi,
thảo luận chung với nhóm gồm lãnh đạo và cán bộ có liên
quan ở cấp huyện, xã; tiếp theo là phỏng vấn sâu các nhóm
đối tượng gồm cán bộ huyện, xã, thành viên các dự án trồng
cao su, người dân địa phương có liên quan đến các dự án
chuyển đổi rừng trồng cao su; đồng thời khảo sát thực địa và
ghi nhận tại hiện trường trồng cao su của các dự án, đặc biệt
ghi nhận hiện trạng tình hình cao su trồng ở những dự án
không thể gặp được lãnh đạo hoặc thành viên dự án. Cụ thể:
- Thu thập số liệu thứ cấp gồm: 1) cấp huyện, tỉnh như Niên
giám thống kê của huyện, các báo cáo tình hình triển khai
các dự án phát triển nông lâm nghiệp trên địa bàn huyện, tỉnh
; 2) Cấp xã như các báo cáo phát triển kinh tế xã hội, an ninh
quốc phòng năm 2016 và mẫu biểu thu thập số liệu thứ cấp
của 07 xã ; 3) Các dự án trồng cao su: Mẫu biểu thu thập số
liệu thứ cấp của 20 dự án;
- Thảo luận với 02 nhóm cán bộ huyện và 07 nhóm cán bộ
xã;
- Phỏng vấn chi tiết (theo mẫu): 78 người, trong đó có 35 cán
bộ huyện, xã ; 21 thành viên dự án cao su; 22 người dân địa
phương có liên quan đến các dự án chuyển đổi rừng trồng
cao su;
- Khảo sát kết hợp với phỏng vấn và ghi nhận hiện trạng cao
su trồng tại thực địa các diện tích cao su trồng trên đất rừng
chuyển đổi của 15 công ty, doanh nghiệp, chủ đầu tư của 20
dự án tại các địa phương nghiên cứu.
3. Kết quả và thảo luận
3.1 Kết quả điều tra tình hình triển khai thực hiện các dự án
chuyển đổi rừng khộp sang trồng cao su ở Đắk Lắk
Cùng với việc ban hành Quyết định số 3061/QĐ-UBND
ngày 03/11/2009 phê duyệt quy hoạch phát triển cao su trên
địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2009-2020 [4], UBND tỉnh
Đắk Lắk cũng đã cấp giấy phép cho các doanh nghiệp khảo
sát, lập dự án trồng cao su, trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng
Kết quả sau hơn 3 năm thực hiện tỉnh Đắk Lắk đã cấp phép
cho 90 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh vào khảo sát, lập
104 dự án đầu tư trồng rừng, trồng cao su và một số loại cây
nông lâm nghiệp khác. Trong quá trình triển khai nhiều dự
án không thực hiện đúng quy định nên tỉnh cũng đã ra văn
bản thu hồi. Tổng số dự án thu hồi tính đến tháng 5/2017 là
45 dự án với tổng diện tích là 32.190,77ha, trong đó có 28
dự án phát triển cao su với diện tích 21.928,90ha. Trong đó
chủ yếu các dự án bị thu hồi chủ trương từ năm 2010 - 2011;
năm 2014 thu hồi đất dự án trồng cao su của Công ty TNHH
Hữu Bích (huyện Buôn Đôn); năm 2016 thu hồi chủ trương
03 dự án trồng cao su của Tổng Công ty Nông nghiệp Sài
Gòn. Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ya lốp liên kết với
Công ty CP cao su Tấn Nghiệp (huyện Ea Súp) và Công ty
TNHH MTV Lâm nghiệp Buôn Wing liên kết với Công ty
CP Hồng Châu Hưng Yên (huyện Cư Mgar); năm 2017 thu
hồi đất của 03 dự án cao su của Công ty TNHH Anh Quốc,
Công ty CP cao su Phú Riềng Kratie (huyện Ea Súp) và
Công ty TNHH Hoàng Nguyễn (huyện Ea H’Leo). Tất cả
các dự án cao su có quyết định thu hồi đều là những dự án
triển khai trên đất rừng khộp chuyển đổi.
Theo số liệu tổng hợp trong báo cáo của Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn “Tình hình triển khai thực hiện các dự
án phát triển nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh” [3] đến
tháng 5 năm 2017 trên địa bàn tỉnh có 77 dự án phát triển
nông lâm nghiệp, trong đó có 38 dự án trồng rừng, cải tạo,
quản lý bảo vệ rừng, dự án nông lâm nghiệp khác, 31 dự án
trồng cao su và 08 dự án chăn nuôi bò. Đối với 31 dự án phát
triển cao su với tổng diện tích là 20696,3 ha có 28 dự án đã
được phép triển khai thực hiện. Trong số đó có 26 dự án có
quyết định cho thuê đất (17.030,8 ha), 02 dự án liên kết với
buôn, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp (1.501,8 ha), 02 dự
án đang thực hiện các bước xây dựng dự án, hoặc dự án đã
thẩm định đang hoàn thiện hồ sơ, 01 dự án đang lập thủ tục
thu hồi đất do vi phạm trong việc quản lý sử dụng đất đai.
Theo báo cáo này, có 28 dự án được phép triển khai với tổng
diện tích quy hoạch theo quyết định cho thuê đất và liên kết
là 18.532,60 ha, đã trồng mới được 7.110,10 ha cao su, nếu
tính luôn diện tích cao su của dự án liên kết giữa Công ty
TNHH MTV LN Phước An với Công ty CP Kỹ nghệ gỗ
Trường Thành và Công ty CP Đầu tư SX Tân Phú Hưng thì
diện tích cao su các dự án đã trồng được là 7.462,92 ha. Vốn
đầu tư đến thời điểm hiện tại của các dự án hơn 1.174 tỷ
đồng, chủ yếu là vốn tự có của doanh nghiệp, vốn vay và liên
doanh, liên kết. Số lao động được các dự án thu hút sử dụng
là 1.959 người, trong đó số lao động tại địa phương là 1.825
người gồm 962 người là dân tộc thiểu số tại chỗ và 863 người
Kinh, số lao động ngoài tỉnh là 134 người. Tỷ lệ lao động
thường xuyên chiếm 45.4% và lao động thời vụ là 54.6%.
Hiện nay các doanh nghiệp đã triển khai phương án quản lý
bảo vệ rừng (QLBVR), phòng chống cháy rừng (PCCR) và
vườn cây cao su đã trồng [3].
Kết quả các dự án phân theo tiến độ và khả năng thực hiện,
được tổng hợp ở Bảng 1.
Trong 31 dự án có trồng cao su kể trên, ngoại trừ 02 dự án
của Công ty TNHH Phúc Nguyên với tổng diện tích dự án là
332,1 ha, đã trồng xong 268,0ha cao su ở Ea Kar và dự án
liên kết giữa Công ty TNHH MTV LN Phước An với Công
ty CP tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành, có tổng diện tích
dự án là 1.126,5ha, đã trồng được 332,48ha cao su, nhưng
chưa xây dựng dự án đầu tư; còn lại 29 dự án đều triển khai
trên đất rừng khộp thuộc các huyện Buôn Đôn (01 dự án),
huyện Ea H’Leo (15 dự án thuộc 12 doanh nghiệp đầu tư) và
huyện Ea Súp (13 dự án thuộc 12 doanh nghiệp đầu tư),
trong đó:
Đại học Nguyễn Tất Thành
23 Tạp chí Khoa học & Công nghệ Số 2
- Diện tích đất rừng khộp quy hoạch triển khai dự án là
19.237,68 ha, chiếm 93% so với tổng diện tích đất quy hoạch
cho các dự án cao su toàn tỉnh;
- Diện tích cao su các dự án đã trồng trên đất rừng khộp là
6.862,44 ha, chiếm 92% so với tổng diện tích cao su tất cả
các dự án đã trồng và chiếm 36% so với diện tích đất của các
dự án triển khai ở rừng khộp;
- Trong số nhóm 09 dự án trồng thí điểm, 02 dự án tạm
ngưng trồng, 01 dự án không còn khả năng trồng và nhóm
dự án đang chờ lập thủ tục thu hồi đất đều thuộc đất rừng
khộp;
- Trong khi đó các dự án triển khai trên đất rừng khộp vẫn
có 11 dự án đã trồng xong cao su, 04 dự án tiếp tục trồng và
01 dự án đã thẩm định đang chờ hoàn thiện hồ sơ.
Ở nhóm 16 dự án chưa hoàn thành việc trồng cao su theo
quy hoạch, có 12 dự án ở huyện Ea Súp và 04 dự án ở huyện
Ea H’Leo. Trong số 09 dự án thí điểm trồng 100 ha/1 dự án
có 05 dự án hoàn thành trồng thí điểm, 02 dự án trồng vượt
chỉ tiêu, 02 dự án đã trồng đủ diện tích thí điểm, nhưng cao
su bị úng và cháy chết trên 50% diện tích. Dự án của Công
ty TNHH Tân Nam Bảo liên kết với cộng đồng buôn Điết
(huyện Ea H’Leo) chậm tiến độ do đất rừng bị lấn chiếm,
chưa thu hồi được, 03 dự án khác đang tạm ngưng việc trồng
cao su hoặc không còn khả năng trồng
cao su cũng do diện tích đất khu vực dự án rừng bị chặt phá,
đất bị xâm canh lấn chiếm; hoặc cao su trồng sinh trưởng
kém, bị chết và chủ dự án tự ý chuyển đổi trồng các loài cây
khác
Hiện trạng và lý do chưa hoàn thành của các dự án trồng cao
su triển khai trên đất rừng khộp được mô tả ở Bảng 2.
Kết quả cũng cho thấy thực tế triển khai các dự án chuyển
đổi rừng khộp sang trồng cao su ở tỉnh Đắk Lắk, ngoài kết
quả về diện tích cao su đã trồng được, cũng đã phát sinh
nhưng vấn đề, cụ thể:
- Tình trạng phá rừng, khai thác cạn kiệt tài nguyên rừng
gây khó khăn cho địa phương và các ngành chức năng trong
quản lý;
- Một số khu vực cao su sinh trưởng kém, ngập úng chết;
- Khả năng phòng chống cháy cho cao su trồng trên đất rừng
khộp và quản lý bảo vệ rừng các diện tích rừng còn lại;
- Một số chủ đầu tư tự ý trồng cao su vượt mức thí điểm hoặc
quy hoạch hay chuyển đổi từ cao su sang các loại cây trồng
khác như cây ăn quả, cây nông nghiệp.nhưng không làm
thủ tục chuyển đổi mục đích;
- Đặc biệt xảy ra ở hầu hết các dự án là tình trạng xâm canh,
lấn chiếm đất rừng khu vực dự án, dẫn đến tranh chấp, khiếu
kiện kéo dài, khó thu hồi. Có nơi xảy ra tình trạng tụ tập.
Đây cũng là vấn đề gây khó khăn về quản lý đối với chính
quyền địa phương các xã, huyện vùng dự án
Bảng 1. Hiện trạng các dự án trồng cao su và diện tích cao su đã trồng
Hiện trạng
Các dự án
đã
triển khai
trồng xong
Các dự án chưa trồng xong Các dự án
đang
xem xét
thu hồi
Tổng cộng
Trồng thí
điểm tại
Ea Súp
Đang tiếp
tục trồng
Tạm
ngưng
trồng
Không còn
khả năng
trồng
Số dự án
Chung 12 09 04 02 01 03 31
Trên đất
rừng khộp
11 09 04 02 01 02 29
Diện tích
dự án (ha)
Chung 8.002,90 5.933,09 3.120,89 777,70 698,00 2.163,70 20.696,28
Trên đất
rừng khộp
7.670,80 5.933,09 3.120,89 777,70 698,00 1.037.20 19.237,68
Diện tích cao
su đã trồng
(ha)
Chung 5.113,80 1.083,00 587,35 216,00 110,00 352,82 7.462,92
Trên đất
rừng khộp
4.845,75 1.083,00 587,35 216,00 110,00 20,34 6.862,44
Nguồn: [3]
Bảng 2. Hiện trạng và lý do chưa hoàn thành của một số dự án trên đất rừng khộp
Nhóm dự án Doanh nghiệp Huyện Thực trạng - Lý do
09 dự án thí điểm
Công ty TNHH Phước Thành Ea Súp
Đã hoàn thành trồng thí điểm 100 ha Công ty TNHH TM DV XNK Hoàng Gia Phát Ea Súp
Công ty TNHH SX TM DV Vinh Hoa Ea Súp
Công ty TNHH Minh Hằng Ea Súp Trồng 100 ha - 50% chết do úng
Công ty TNHH SX XD TM Đức Tâm Ea Súp Trồng 100 ha - cháy khoảng 65 ha
Công ty CP Hoàng Anh Đắk Lắk (02 dự án) Ea Súp Hoàn thành trồng thí điểm
DNTN Phát Đạt Ea Súp Vượt diện tích thí điểm; trồng trên diện
tích đất không có rừng Công ty CP cao su Trí Đức Ea Súp
Đại học Nguyễn Tất Thành
Tạp chí Khoa học & Công nghệ Số 2
24
04 dự án tiếp tục
trồng
Công ty CP cao su Phước Hòa Ea Súp
Triển khai đúng tiến độ
Công ty CP hỗ trợ XDTL và PTNT Ea Súp
Công ty TNHH MTV SX TM Hoàng Thiên
liên kết với Công ty TNHH MTV LN Thuận
Mẫn
Ea H'Leo
Công ty TNHH Tân Nam Bảo liên kết với
cộng đồng buôn Điết
Ea H'Leo
Chậm tiến độ so với kế hoạch do đất
đai vùng dự án bị lấn chiếm chưa thu
hồi được
02 dự án đang
tạm ngưng
Công ty TNHH SX Rừng Xanh Ea H'Leo
Một số diện tích đất dự án bị lấn chiếm
chưa thu hồi được để trồng cao su
Công ty CP XNK và ĐT Hải Hà Ea H'Leo
Cao su trồng sinh trưởng kém, cháy,
chết. Chủ dự án chuyển sang trồng một
số cây ăn quả xoài, bơ, mít, chanh
dây.
01 dự án không
còn khả năng
Công ty TNHH Gia Huy Ea Súp
Đất dự án bị lấn chiếm. Toàn bộ diện
tích rừng bị chặt phá
Nguồn: [3]
3.2 Kết quả điều tra hiện trạng các dự án trồng cao su trên
đất rừng khộp chuyển đổi ở Ea Súp
3.2.1 Tình hình triển khai các dự án trồng cao su
Theo nguồn số liệu thống kê của Hạt Kiểm lâm huyện Ea
Súp (2016) ở huyện có 13 doanh nghiệp lập dự án trồng cao
su kết hợp với QLBVR trên địa bàn huyện, với tổng diện tích
quy hoạch là 10.567,97 ha. Các dự án đều được triển khai
theo văn bản chủ trương của tỉnh từ năm 2007 đến 2010;
quyết định cho thuê đất, văn bản cho phép triển khai của
UBND tỉnh từ năm 2008 đến 2011. Các dự án bắt đầu trồng
cao su từ năm 2009 đến 2014.
Theo số liệu kèm báo cáo của Sở NN&PTNT Đắk Lắk (tháng
5/2017), sau khi bỏ dự án của Công ty TNHH Anh Quốc và
Công ty CP cao su Phú Riềng Kratie do đã bị thu hồi (tháng
2/2017); bổ sung thêm dự án của Công ty CP hỗ trợ xây dựng
thủy lợi và PTNT có trồng cao su và trồng keo lai. Theo
thống kê của huyện Ea Súp dự án này thuộc nhóm các dự án
cải tạo, trồng rừng và QLBVR, số dự án trồng cao su kết hợp
với QLBVR ở huyện Ea Súp là 12 dự án do 11 doanh nghiệp
đầu tư. Năm 2015 Công ty CP Hoàng Anh Đắk Lắk có quyết
định sát nhập 02 dự án của Công ty CP Tân Đại Thắng 1 và
2 và đổi tên, diện tích có thay đổi, tổng diện tích của 12 dự
án đến nay là 8.250,16 ha, trong đó diện tích cao su các dự
án đã trồng được là 1.680,35 ha.
Tất cả các dự án đều được quy hoạch triển khai trên đất
chuyển đổi từ rừng khộp ở các xã Cư Mlan, Ea Bung, Ea Lê,
Ia J’lơi và Ya Tờ Mốt. Tình trạng xâm canh, lấn chiếm đất
rừng xảy ra ở hầu hết các dự án và khá phức tạp. Trước tình
trạng đó, một số chủ doanh nghiệp đã tự thương lượng giải
quyết với dân và các đối tượng để thu hồi đất, trồng cao su,
nhưng cũng có nhiều dự án chưa thể giải quyết được nên phải
tạm ngưng việc trồng do không thu hồi được đất hoặc không
còn khả năng trồng do rừng bị phá và đất khu vực dự án bị
chiếm gần hết. Theo số liệu tổng hợp không đầy đủ tất cả các
dự án
(5/12 dự án), diện tích xâm canh lấn chiếm là 524,68 ha.
Trong số 12 dự án trồng cao su ở Ea Súp, ngoại trừ 03 dự án
thuộc Công ty TNHH Gia Huy, Công ty CP cao su Phước
Hòa và Công ty CP hỗ trợ XDTL và PTNT, 09 dự án còn lại
thuộc nhóm dự án tỉnh quyết định cho trồng thí điểm cao su
(100 ha/dự án). Hầu hết các dự án đã hoàn thành việc trồng
thí điểm, tuy nhiên có 02 dự án là Công ty Minh Hằng sau
khi trồng cao su bị úng chết 50%, Công ty Đức Tâm cao su
trồng bị cháy chết 65%.
3.2.2 Kết quả điều tra tình hình trồng và sinh trưởng của cao
su
Kết quả điều tra, khảo sát đã ghi nhận được tình hình sinh
trưởng của cao su trồng ở huyện Ea Súp:
- Tại trang trại cao su Đức An: Cao su sinh trưởng tốt, đã
thu mủ trên 100 ha cao su, chất lượng mủ đảm bảo. Trường
hợp này, chủ đầu tư chủ động tự mua đất, nên tập trung đầu
tư trồng chăm sóc cao su; có kinh nghiệm và đội ngũ kỹ thuật
về cây cao su; đầu tư công nghệ tưới nhỏ giọt tự động; chủ
động về kỹ thuật trồng, chăm sóc và đầu ra sản phẩm mủ cao
su. Ngoài ra Doanh nghiệp còn tổ chức tập huấn kỹ thuật cho
người dân và thu hút được lao động địa phương làm việc lâu
dài ở trang trại.
- Tại các dự án trồng cao su trên đất rừng khộp chuyển đổi:
Về mức độ sinh trưởng của cao su liên quan đến đầu tư, chăm
sóc, quản lý bảo vệ rừng qua thực tế khảo sát có thể chia
thành các nhóm dự án theo kết quả và khả năng duy trì, phát
triển như sau: Nhóm 1 gồm có 03 dự án với diện tích cao su
là 469 ha; Nhóm 2 gồm 05 dự án với diện tích cao su là
1.011 ha ; Nhóm 3 gồm 04 dự án với diện tích cao su là 295
ha (Bảng 3).
Đại học Nguyễn Tất Thành
25 Tạp chí Khoa học & Công nghệ Số 2
3.2.3 Những trở ngại trong triển khai và phát triển dự án ở
Ea Súp
- Tình trạng xâm canh, lấn chiếm đất khu vực dự án;
- Đặc thù lập địa rừng khộp không đồng nhất, đòi hỏi khảo
sát lập địa kỹ khi trồng;
- Vốn đầu tư cao, khó khăn khi vay vốn (đối với một số
doanh nghiệp);
- Giá mủ cao su biến động, hiện ở mức thấp;
- Hiểu biết về kiến thức lâm sinh, sinh thái đặc thù của rừng
khộp (lửa rừng, tái sinh, nguồn nước, đất đai) để trồng và
phát triển cao su kết hợp với quản lý, phát triển rừng;
- Người dân tộc thiểu số tại chỗ thích lao động tự do, thiếu
tính kỹ luật nên khó thu hút làm việc cho dự án;
3.2.4 Những tác động và ảnh hưởng từ các dự án chuyển đổi
rừng khộp sang trồng cao su ở Ea Súp
- Rừng bị phá, bị khai thác kiệt, suy giảm và không còn khả
năng tái sinh, phục hồi; ảnh hưởng đến môi trường, tiểu khí
hậu, nguồn nước tự nhiên ở địa phương; mất sinh cảnh của
động vật hoang dã, đặc biệt một số khu vực rừng là hành lang
di chuyển của voi;
- Về quản lý ở địa phương : Nhiều chủ dự án ở địa phương
khác, không trực tiếp ở hiện trường nên khó khăn để liên hệ;
các chủ dự án triển khai không thành công thường thiếu hợp
tác; khiếu kiện về tranh chấp đất đai kéo dài, phức tạp; mua
bán, sang nhượng đất đai khó kiểm soát;
- Nhiều chủ dự án không quan tâm đến quản lý bảo vệ rừng,
thiếu nhân sự có chuyên môn, không nắm rõ thủ tục để phối
hợp trong quản lý bảo vệ rừng, nên nhiều dự án những diện
tích rừng không quy hoạch trồng cao su cũng bị phá không
kiểm soát được.
- Quá trình khai hoang bằng cơ giới, chăm sóc bằng thuốc
bảo vệ thực vật ảnh hưởng đến đất, nguồn nước khu vực.
3.3 Hiện trạng các dự án trồng cao su trên đất rừng khộp
chuyển đổi ở Ea H’Leo
3.3.1 Tình hình triển khai các dự án trồng cao su
Theo nguồn số liệu của UBND huyện Ea H’Leo (2017) được
mô tả ở Bảng 3, huyện có 12 doanh nghiệp lập dự án trồng
cao su; trồng cao su kết hợp với QLBVR; trồng cao su, trồng
rừng và QLBVR trên địa bàn huyện, với tổng diện tích quy
hoạch là 9.079,37 ha, diện tích quy hoạch trồng cao su là
6.311,16 ha.
Theo số liệu kèm báo cáo của Sở NN&PTNT Đắk Lắk (tháng
5/2017), sau khi bỏ dự án của Công ty TNHH Hoàng Nguyễn
do đã bị thu hồi (tháng 2/2017); giảm 01 dự án của Công ty
Kim Huỳnh; bổ sung thêm 02 dự án 3 và 4 của Công ty CP
Hoàng Anh Đắk Lắk và 01 dự án liên kết giữa Công ty
TNHH MTV LN Thuận Mẫn với Công ty TNHH MTV SX
TM Hoàng Thiên, trên địa bàn huyện Ea H’leo có 15 dự án
đầu tư thuê đất thuê rừng trồng cao su. Các dự án đều được
triển khai theo văn bản chủ trương của tỉnh từ năm 2007 đến
2010; quyết định cho thuê đất, văn bản cho phép triển khai
của UBND tỉnh từ năm 2008 đến 2011, Các dự án bắt đầu
trồng cao su tập trung chủ yếu từ năm 2010 đến 2011, trong
đó có Công ty TNHH Đắc Nguyên trồng năm 2009, Dự án 4
của Công ty CP Hoàng Anh Đắk Lắk trồng năm 2012, Công
ty Hải Hà trồng năm 2013. Tổng diện tích rừng khộp quy
hoạch triển khai dự án theo nguồn số liệu này là 10.077,7 ha,
diện tích cao su đã trồng được là 5.062,9 ha.
Tất cả các dự án đều được quy hoạch triển khai trên đất
chuyển đổi từ rừng khộp phần lớn ở xã Ea H’Leo (10 dự án),
xã Ea Tir (01 dự án), xã Ea Sol (04 dự án). Tình trạng xâm
canh, lấn chiếm đất rừng xảy ra ở hầu hết các dự án và khá
phức tạp. Trước tình trạng đó, một số chủ doanh nghiệp đã
tự thương lượng giải quyết đền bù cho các hộ dân và các đối
tượng để thu hồi đất, trồng cao su, nhưng cũng có nhiều dự
án chưa thể giải quyết được nên phải tạm ngưng việc trồng
do không thu hồi được đất (Công ty Tân Nam Bảo) hoặc
không còn khả năng trồng do cao su và rừng bị phá và đất
khu vực dự án bị chiếm gần hết (Công ty Tân Phú Hưng).
Trường hợp đất canh tác của người dân địa phương nằm xen
kẽ trong các diện tích cao su do dự án trồng là khá phổ biến.
Trong số 15 dự án trồng cao su ở Ea H’Leo, có 10 dự án đã
hoàn thành việc trồng cao su theo diện tích quy hoạch; 02 dự
án tiếp tục trồng; 2 dự án tạm ngưng việc trồng cao su đó là
để diện tích cao su trồng bị chết, đất dự án bị lấn chiếm chưa
thu hồi được (Công ty Rừng Xanh), hoặc chủ dự án tự ý
chuyển đổi sang trồng các loài cây ăn quả (Công ty Hải Hà);
01 công ty đang chờ lập thủ tục thu hồi (Công ty Tân Phú
Hưng). Diện tích quy hoạch trồng cao su của tất cả các dự án
bị xâm canh, lấn chiếm mất 1.546,09 ha.
3.3.2 Kết quả trồng và tình hình sinh trưởng của cao su
Kết quả điều tra, khảo sát đã ghi nhận được tình hình sinh
trưởng của cao su trồng ở huyện Ea H’Leo:
Tại các dự án trồng cao su trên đất rừng khộp chuyển đổi: Về
mức độ sinh trưởng của cao su liên quan đến đầu tư, chăm
sóc, quản lý bảo vệ rừng; qua thực tế khảo sát có thể chia
thành các nhóm dự án theo kết quả và khả năng duy trì, phát
triển như sau: Nhóm 1 gồm có 08 dự án với tổng diện tích
3.606,25 ha cao su; Nhóm 2 gồm 03 dự án với tổng diện tích
1.119,5 ha cao su; Nhóm 3 gồm 04 dự án với diện tích cao
su là 336,34 ha (Bảng 4).
3.3.3 Những trở ngại trong triển khai và phát triển dự án ở
Ea H’Leo
So với ở huyện Ea Súp, lập địa đất rừng khộp chuyển đổi ở
nhiều khu vực có dự án trồng cao su ở huyện Ea H’Leo có
tầng đất dày, khá thích hợp để cao su sinh trưởng, phát triển
và cho sản phẩm mủ. Do vậy các dự án có mức đầu tư và
chăm sóc đều cao hơn ở Ea Súp. Nhiều diện tích cao su cũng
cho thu nhập. Tuy nhiên việc triển khai các dự án trồng cao
su trên đất rừng khộp chuyển đổi ở đây cũng gặp những trở
ngại giống như các dự án triển khai ở Ea Súp.
Đại học Nguyễn Tất Thành
Tạp chí Khoa học & Công nghệ Số 2
26
Bảng 3. Các nhóm dự án theo kết quả cao su trồng và khả năng phát triển tại huyện Ea Súp
Nhóm
Công ty/
Doanh nghiệp
Thực tế thực hiện và phát triển dự án
Khả năng sinh trưởng và
cho mủ
1
Phước Hòa,
Hoàng Anh Đắk Lắk 1,
Hoàng Anh Đắk Lắk 2
- Chỉ trồng cao su ở những khu vực có tầng đất dày>1m
- Trồng rừng keo và nghiên cứu thêm các loài cây lâm
nghiệp trồng ở những khu vực đất đã chuyển đổi có tầng
mỏng; cho dân địa phương trồng cây ngắn ngày 3 năm đầu
(Phước Hòa);
- Đề xuất trồng cỏ nuôi bò, trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế
ở những khu vực đất chuyển đổi có tầng mỏng (Hoàng Anh
Đắk Lắk)
- Có nhân lực chuyên bảo vệ rừng, kỹ sư có chuyên môn lâm
nghiệp;
- Đảm bảo vốn đầu tư
- Đầu tư trồng, chăm sóc theo hướng dẫn kỹ thuật;
- Quan tâm đến việc xây dựng cơ sở chế biến, cơ sở hạ tầng
phục vụ dự án;
- Đảm bảo đủ và đúng các thủ tục về hồ sơ theo quy định ;
- Có chiến lược thu hút lao động tại chỗ làm việc, góp phần
tạo thu nhập cho người dân địa phương;
Cao su sinh trưởng tốt, tỷ lệ
chết ít, có khả năng cho thu
mủ
2
Phát Đạt,
Xây dựng thủy lợi và
Phát triển nông thôn, Trí
Đức,
Phước Thành,
Vinh Hoa
- Trồng cao su theo kinh nghiệm sẵn có;
- Chưa quan tâm đến quản lý bảo vệ rừng, thiếu nhân sự có
chuyên môn lâm nghiệp;
- Chưa đảm bảo đúng một số quy định về thủ tục xin chuyển
đổi, tự sang nhượng ;
- Một số dự án gặp khó khăn khi vay vốn đầu tư;
- Có đầu tư chăm sóc và quan tâm đến chất lượng sản phẩm
mủ cao su;
- Chưa thu hút và tạo cơ hội việc làm cho người lao động tại
địa phương ;
Cao su sinh trưởng trung
bình, có nhiều chỗ cây sinh
trưởng kém, chết, nhưng
cao su vẫn có khả năng cho
thu mủ
3
Đức Tâm,
Gia Huy,
Hoàng Gia Phát,
Minh Hằng
- Trồng cao su theo xu hướng thị trường;
- Thiếu kinh nghiệm và kỹ thuật;
- Không đảm bảo đúng quy định về thủ tục;
- Không đảm bảo vốn đầu tư
- Thiếu quan tâm chăm sóc, hiện nay duy trì đầu tư tối thiểu
về để duy trì cao su;
- Chỉ thuê lao động địa phương theo thời vụ
Cao su sinh trưởng kém, bị
chết, bị cháy
Nguồn : [5]
3.4 Những bất cập từ thực tế triển khai các dự án chuyển đổi
rừng khộp sang trồng cao su
Nghiên cứu này đã ghi nhận và xác định một số điểm bất cập
từ thực tế triển khai các dự án chuyển đổi rừng khộp sang
trồng cao su ở hai huyện Ea Súp và Ea H’Leo :
- Thời gian từ khi khảo sát, có văn bản chủ trương đến khi có
quyết định cho thuê đất, cho phép triển khai từ 1-4 năm; thời
gian từ khi có văn bản cho phép triển khai đến khi bắt đầu
trồng cao su từ 1-2 năm, trong thời gian này, rừng bị tác động
khó kiểm soát ;
- Ngoại trừ một số hộ dân ở các địa phương có đất rẫy trước
quy hoạch dự án, hầu hết ở tất cả các dự án thuê đất, thuê
rừng trồng cao su đều bị xâm canh, lấn chiếm, vấn đề này
xảy ra chủ yếu ở giai đoạn đầu khi các dự án chờ thủ tục;
Đại học Nguyễn Tất Thành
27 Tạp chí Khoa học & Công nghệ Số 2
Bảng 4. Các nhóm dự án theo kết quả cao su trồng và khả năng phát triển tại huyện Ea H’Leo
Nhóm
Công ty/
Doanh nghiệp
Thực tế thực hiện và phát triển dự án
Khả năng sinh
trưởng và cho mủ
1
Hoàng Anh Đắk
Lắk (04 dự án),
Cao su Ban Mê,
Đắc Nguyên,
Đắc Nguyên Ea
H’leo,
Tân Tiến Ea
H’Leo
- Có khảo sát và trồng cao su ở những khu vực có tầng đất dày
- Bố trí nhân sự chuyên trách bảo vệ rừng, quan tâm giữ những diện tích
rừng còn lại (Đắc Nguyên);
- Đề xuất trồng cỏ nuôi bò, trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế ở những khu
vực đất trồng cao su không sinh trưởng được (Hoàng Anh Đắk Lắk)
- Có quản lý và kỹ sư có chuyên môn lâm nghiệp;
- Đảm bảo vốn đầu tư
- Đầu tư trồng, chăm sóc theo hướng dẫn kỹ thuật;
- Quan tâm đến việc xây dựng cơ sở chế biến, cơ sở hạ tầng phục vụ dự
án;
- Đảm bảo đủ và đúng các thủ tục về hồ sơ theo quy định ;
- Có chiến lược thu hút lao động tại chỗ làm việc, góp phần tạo thu nhập
cho người dân địa phương; thu hút lao động làm công nhân lâu dài cho
công ty.
Cao su sinh trưởng
tốt, tỷ lệ chết ít, đã có
diện tích cao su cho
thu mủ
2
Thuận Thiên,
Kim Huỳnh,
Thuận Mẫn liên
kết với Hoàng
Thiên
- Trồng cao su theo kinh nghiệm, có áp dụng kỹ thuật;
- Chưa quan tâm đến quản lý bảo vệ rừng,
- Một số dự án gặp khó khăn khi vay vốn đầu tư;
- Có đầu tư chăm sóc và quan tâm đến chất lượng sản phẩm mủ cao su;
- Chưa thu hút và tạo cơ hội việc làm cho người lao động tại địa phương;
Cao su sinh trưởng
khá tốt, hiện đang
khảo sát và bắt đầu
thu mủ cao su
3
Hải Hà, Tân
Nam Bảo
(02 dự án
105 ha
cao su)
- Trồng cao su theo xu hướng thị trường;
- Quản lý kiểu gia đình, thiếu kinh nghiệm và cách tiếp cận khi triển khai;
- Không đảm bảo đúng quy định về thủ tục (Hải Hà);
- Không đảm bảo vốn đầu tư
- Thiếu quan tâm chăm sóc, hiện nay duy trì đầu tư tối thiểu về để duy trì
cao su;
- Chỉ thuê lao động địa phương theo thời vụ
Cao su sinh trưởng
kém, bị chết,
Tạm ngưng việc trồng
do không thu hồi
được đất
Rừng Xanh,
Tân Phú Hưng
(02 dự án
231,34 ha)
- Triển khai việc trồng chậm
- Thiếu sự đầu tư bảo vệ và chăm sóc cao su đã trồng- cao su bị chết, bị
cháy và bị phá
- Rừng bị chuyển đổi không thành công, bị phá mất nhiều diện tích.
Trồng cao su thất bại
Dự án thuộc diện tỉnh
quyết định tạm dừng
và thu hồi
Nguồn: [5]
- Ngoài tình trạng lấn chiếm đất rừng, tài nguyên rừng ở các
địa phương thuộc khu vực quy hoạch trồng cao su bị tác
động, khai thác hết cây gỗ lớn trở nên nghèo kiệt chỉ còn lại
cây gỗ nhỏ, tre le,trước khi các dự án chuyển đổi sang
trồng cao su. Rừng bị phá, bị khai thác kiệt, suy giảm và
không còn khả năng tái sinh, phục hồi; ảnh hưởng đến môi
trường, tiểu khí hậu, nguồn nước tự nhiên ở địa phương; mất
sinh cảnh của động vật hoang dã, đặc biệt là hành lang di
chuyển của voi;
- Trừ một số doanh nghiệp có năng lực đầu tư, đa số các
doanh nghiệp tư nhân đầu tư dự án chỉ tập trung quan tâm
đến việc chuyển đổi rừng sang trồng cao su, thiếu quan tâm
đúng mức đến quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng, thiếu
nhân sự có chuyên môn, không nắm rõ thủ tục để phối hợp
trong quản lý bảo vệ rừng, nên nhiều dự án rừng không quy
hoạch trồng cao su cũng bị phá không kiểm soát được,
- Nhiều chủ dự án là doanh nghiệp tư nhân còn có tình trạng
sang nhượng đất dự án rất khó kiểm soát;
- Các dự án trồng cao su không thành công, không còn đủ
khả năng đầu tư, không còn quan tâm đến bảo vệ vườn cây,
gây lãng phí tài nguyên và vốn đầu tư;
- Về quản lý ở địa phương: Nhiều chủ dự án ở địa phương
khác, không trực tiếp ở hiện trường nên khó khăn để liên hệ;
các chủ dự án triên khai không thành công thường thiếu hợp
tác; khiếu kiện về tranh chấp đất đai kéo dài, phức tạp; mua
bán, sang nhượng đất đai khó kiểm soát;
- Quá trình khai hoang bằng cơ giới, chăm sóc bằng thuốc
bảo vệ thực vật ảnh hưởng đến đất, nguồn nước khu vực
Đại học Nguyễn Tất Thành
Tạp chí Khoa học & Công nghệ Số 1
28
4. Kết luận - kiến nghị
4.1 Kết luận
Việc chuyển đổi rừng khộp sang trồng cao su ở Đắk Lắk
được triển khai theo chủ trương của Chính phủ và của UBND
tỉnh Đắk Lắk;
Toàn tỉnh hiện có 31 dự án trồng cao su, trong đó có 29 dự
án triển khai trên đất rừng khộp thuộc các huyện Buôn Đôn,
Ea H’Leo và Ea Súp; trong đó:
- Diện tích đất rừng khộp quy hoạch triển khai dự án là
19.237,68 ha, chiếm 93% so với tổng diện tích đất quy hoạch
cho các dự án cao su toàn tỉnh;
- Diện tích cao su các dự án đã trồng trên đất rừng khộp là
6.862,44 ha, chiếm 92% so với tổng diện tích cao su tất cả
các dự án đã trồng và chiếm 36% so với diện tích đất của các
dự án triển khai ở rừng khộp;
- Trong số nhóm 09 dự án trồng thí điểm có 02 dự án tạm
ngưng trồng, 01 dự án không còn khả năng trồng và nhóm
dự án đang chờ lập thủ tục thu hồi đất đều thuộc đất rừng
khộp;
- Trong khi đó các dự án triển khai trên đất rừng khộp vẫn có
11 dự án đã trồng xong cao su, 04 dự án tiếp tục trồng và 01
dự án đã thẩm định đang chờ hoàn thiện hồ sơ.
Thực tế việc chuyển đổi rừng khộp sang trồng cao su ở 02
huyện Ea Súp và Ea H’leo chủ yếu thông qua triển khai các
dự án trồng cao su; trồng cao su kết hợp với quản lý bảo vệ
rừng; trồng cao su kết hợp với trồng rừng và quản lý bảo vệ
rừng;
Thực trạng triển khai các dự án trồng cao su ở huyện Ea
Súp:
- Có 12 dự án với tổng diện tích quy hoạch là 8.250,16 ha;
diện tích cao su đã trồng là 1.775 ha
- Có 03 dự án có khả năng duy trì và phát triển cao su với
469 ha cao su sinh trưởng tốt; 05 dự án với 1.011 ha cao su
mức sinh trưởng trung bình và 03 dự án với 295 ha cao su
sinh trưởng kém, không thành công;
Thực trạng triển khai các dự án trồng cao su ở huyện Ea
H’Leo:
- Có 15 dự án với tổng diện tích quy hoạch là 10.077,7 ha;
diện tích cao su đã trồng là 5.062,9 ha;
- Có 08 dự án với 3.606,25 ha cao su sinh trưởng tốt đã cho
thu mủ; 03 dự án với 1.119,5 ha cao su mức sinh trưởng khá
tốt, bắt đầu cho mủ; 02 dự án với 105 ha cao su sinh trưởng
kém hoặc tạm ngưng việc trồng và 02 dự án với 231,34 ha
cao su trồng thất bại, không đảm bảo sinh trưởng để cho sản
phẩm;
Trong bối cảnh Chính phủ chủ trương đóng cửa rừng,
không phát triển cao su ở các tỉnh Tây Nguyên, cùng với
những vấn đề bất cập và hệ lụy từ thực tế, khi xác định các
giải pháp cần quan tâm đến: Quản lý dự án; Phát triển cao su
kết hợp với phát triển rừng và đa dạng hóa sản phẩm trên
diện tích dự án; Quản lý bảo vệ kết hợp với phục hồi và làm
giàu rừng.
4.2 Kiến nghị
Trên cơ sở những phát hiện của nghiên cứu này về thực
trạng, cần rà soát và hoàn thiện hệ thống tiêu chí, chỉ số để
đánh giá tác động về kinh tế, xã hội, môi trường của các dự
án.
Tiếp tục đánh giá tác động về kinh tế, xã hội, môi trường
của các dự án theo hệ thống tiêu chí, chỉ số đã xác định, nhằm
phát triển công cụ giúp đánh giá tác động của các dự án;
Quan tâm đến những khuyến nghị khi để xuất giải pháp cụ
thể để giải quyết vấn đề bất cập và giảm thiểu những hệ lụy
của việc chuyển đổi rừng khộp sang trồng cao su.
Đại học Nguyễn Tất Thành
29 Tạp chí Khoa học & Công nghệ Số 2
Tài liệu tham khảo
1. Quyết định số 750/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ,ngày 03 tháng 06 năm 2009, Phê duyệt Quy hoạch phát triển cao su
đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020,
2. Quyết định số 2456/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đắk Lắk, ngày 20 tháng 10 năm 2014, Quyết định về việc phê duyệt quy
hoạch phát triển cây cao su tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2014 – 2020,
3. Sở Nông nghiệp và PTNT Đắk Lắk (tháng 5/2017), Báo cáo tình hình triển khai thực hiện các dự án phát triển nông lâm
nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk,
4. Quyết định số 3061/QĐ-UBND ngày 03 tháng 11 năm 2009 của UBND tỉnh Đắk Lắk, Phê duyệt quy hoạch phát triển cao
su trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2009-2020,
5. Phùng Chí Sỹ và CTV. Báo cáo tổng hợp đề tài “Nghiên cứu ứng dụng công cụ kinh tế môi trường để đánh giá tác động
của việc trồng cao su trên đất rừng Khộp tại tỉnh Đắk Lắk”, Tháng 2/2018.
Evaluation of the status of conversion of Dipterocarpaceae forest into rubber plantation
in Dak Lak province
Cao Thị Lý1, Phùng Chí Sỹ2
1Tay Nguyen University
2Nguyen Tat Thanh University
entecvn@yahoo.com
Abstract Results of investigation, survey and assessment of the status of conversion of Dipterocarpaceae forest into rubber
plantation in Dak Lak Province show that there are 31 rubber plantation projects in the province, of which 29 are planted on
Dipterocarpaceae forest land in the districts of Buon Don, Ea H'Leo and Ea Sup with a total area of 6,862.44 hectares. Status
of implementation of rubber plantation projects in Ea Sup district shows that there are 12 projects with a total area of 1,775
hectares of rubber trees, of which 03 projects with a total area of 469 hectares of rubber growing well; 05 projects with a total
area of 1,011 hectares of rubber growing moderately and 03 projects with a total area of 295 hectares of rubber growing poorly,
unsuccessful. Status of implementation of rubber plantations in Ea H'Leo district shows that there are 15 rubber plantation
projects with total area of 5,062.9 ha, including 08 projects with total area of 3,606.25 ha of rubber growing well, which have
collected latex, 03 projects with a total area of 1111.5 hectares of rubber growing rather well, which starting to collect latex;
02 projects with a total area of 105 hectares of rubber growing poorly or temporarily halted planting and 02 projects with a
total area of 231.34 hectares of rubber failed.
Keywords Dipterocarpaceae forest, forest conversion, rubber trees
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_hien_trang_chuyen_doi_rung_khop_sang_trong_cao_su_4391_2072295.pdf